Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.75 KB, 7 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Chương II: KIM LOẠI I. Mục tiêu 1.Về kiến thức: Sau khi học xong chương này HS biết được: - Tính chất vật lí của kim loại - Tính chất hóa học của kim loại: tác dụng với phi kim, dd axit, dd muối. - Dãy hoạt động hóa học của kim loại. Ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim loại. - Tính chất hóa học của nhôm, sắt. - Thành phần, tính chất, ứng ựng của hợp kim sắt. - Phương pháp sản xuất nhôm, sơ lược về phương pháp luyện gang và thép. - Khái niệm về sự ăn mòn kim loại và một số yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại. - Cách bảo vệ kim loại không bị ăn mòn. 2. Năng lực Năng lực chung Năng lực chuyên biệt - Năng lực tự chủ và tự học - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học: - Năng lực giao tiếp và hợp tác Sử dụng thuật ngữ, ký hiệu hóa học, - năng lực giải quyết vấn đề và đọc tên các chất … sáng tạo. - Năng lực tính toán hóa học: Vận dụng công thức chuyển đổi giữa lượng chất, khối lượng, thể tích khí. - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học: Phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề, lựa chọn sắp xếp thông tin theo mục tiêu mong muốn. - Năng lực tự học: Thông qua việc ôn tập, tìm hiểu về chất phát triển năng lực xác định nhiệm vụ, lập kế hoạch và tiến hành kế hoạch thực hiện, rút ra kết luận. - Năng lực thực hành hóa học: Sử dụng dụng cụ - hóa chất, tiến hành thí nghiệm, mô tả hiện tượng ... 3. Phẩm chất - Giáo dục cho học sinh những đức tính: + Tự tin, trung thực, đoàn kết, có ý thức trách nhiệm ... khi thực hiện nhiệm vụ học tập, đặc biệt là khi tham gia hoạt động nhóm. + Chăm học, ham học. Ngày soạn: Ngày giảng:. Tiết 20.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> BÀI 15, 16, 17: TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI. DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI I. Mục tiêu 1. Kiến thức HS biết: - Một số tính chất vật lí của kim loại như: tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt và ánh kim. - Một số ứng dụng của KL trong đời sống, sản xuất có liên quan đến tính chất vật lí như: chế tạo máy móc, dụng cụ sản xuất, dụng cụ gia đình, vật liệu xây dựng........ - Tính chất hoá học của kim loại nói chung : tác dụng của KL với phi kim, với dung dịch axit, với dung dịch muối. 2. Năng lực * Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, năng lực tự học, năng lực hợp tác. *Năng lực riêng: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực thực hành hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống. 3. Phẩm chất - Giáo dục cho học sinh những đức tính: + Tự tin, trung thực, đoàn kết, có ý thức trách nhiệm ... khi thực hiện nhiệm vụ học tập, đặc biệt là khi tham gia hoạt động nhóm. + Chăm học, ham học. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên: Một số mẫu kim loại trong phòng thí nghiệm, giấy gói bánh kẹo bằng kim loại nhôm, ống nghiệm, đèn cồn, diêm, dây Cu và dd AlCl 3, dây Zn, Fe và dd CuSO4, video đốt sắt trong oxi, đốt Na trong bình đựng khí Clo. 2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà III. Tiến trình dạy học. A. Hoạt động mở đầu: ( 6p) - Mục tiêu: Huy động các kiến thức đã được học của HS và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới của HS. - Nội dung: HS kể các tên các đồ dùng bằng kim loại - kim loại tạo thành nó. - Sản phẩm: Bảng nhóm ghi tên các đồ dùng bằng kim loại - kim loại tạo thành nó. - Tổ chức thực hiện: - GV chia lớp thành 2 đội chơi trò chơi “Tiếp sức”. Yêu cầu: Em hãy kể các tên các đồ dùng bằng kim loại - kim loại tạo thành nó. Luật chơi: Các thành viên của mội đội lần lượt lên bảng, ghi vào bảng nhóm các tên đồ dùng bằng kim loại - kim loại tạo thành nó. Mỗi thành viên lên bảng chỉ được ghi tên một đồ dùng bằng kim loại - kim loại tạo thành nó. Thời gian của mỗi đội là 4 phút. Đội ghi được nhiều vật đồ dùng bằng kim loại - kim loại tạo thành nó nhất là đội chiến thắng. - GV đặt vấn đề:.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Kim loại đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, vậy kim loại có những tính chất vật lí, tính chất hóa học và có những ứng dụng gì trong đời sống sản xuất. Bài học hôm nay sẽ trả lời câu hỏi đó: B. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất vật lí của kim loại: 10’ - Mục tiêu: HS biết: Một số tính chất vật lí của kim loại như: tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt và ánh kim. Ứng dụng của KL trong đời sống, sản xuất. - Nội dung: HS làm thí nghiệm tìm hiểu tính chất vật lý của kim loại - Sản phẩm: Kết luận của HS về tính chất vật lý của kim loại. - Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV-HS GV: Hướng dẫn các nhóm làm thí nghiệm: Dùng búa đập vào dây nhôm, đập vào than → quan sát, nhận xét? Giải thích? HS: → Dây nhôm bị dát mỏng, than vỡ vụn → Nhôm có tính dẻo, than thì không Tại sao có thể dát mỏng được lá vàng, lá nhôm, lá đồng rất mỏng, các loại sắt trong xây dựng (tròn, vuông...) với những kích thước khác nhau.? HS: Kết luận - Trong thực tế dây dẫn thường được dùng bằng kim loại nào? HS: → Đồng nhôm... - Các KL khác có tính dẫn điện? → Có những khả năng dẫn điện khác nhau Dẫn điện tốt nhất là Ag, Cu, Al, Fe... - Ứng dụng của KL trong đời sống và sản xuất? → Làm dây dẫn điện: Cu, Al... - Khi dùng đồ điện cần chú ý điều gì? → HS trả lời Kể tên một số dụng cụ nấu ăn và cho biết chúng được làm từ những vật liệu nào? - Các KL khác cũng có hiện tượng tương tự - KL dẫn điện tốt thì dẫn nhiệt tốt. - Ứng dụng của tính dẫn nhiệt trong đời sống ? → HS trả lời. Nội dung ghi bảng A. Tính chất vật lí của kim loại: I. Tính dẻo. → KL có tính dẻo → rèn, kéo sợi, dát mỏng tạo nên các đồ vật khác nhau. II. Tính dẫn điện. - Kim loại có tính dẫn điện III. Tính dẫn nhiệt - Kim loại có tính dẫn nhiệt. - Hướng dẫn HS quan sát vẻ sáng của bề mặt KL: IV. Tính ánh kim đồ trang sức, vỏ hộp sữa mới... nhận xét? → Vẻ sáng lấp lánh.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Vẻ sáng lấp lánh được gọi là tính ánh kim. - Ứng dụng của ánh kim của KL trong thực tế → HS trả lời. - Kim loại có tính ánh kim. Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất hóa học của kim loại ( 15’) - Mục tiêu: Biết tính chất hóa học của kim loại nói chung: tác dụng của KL với phi kim, dung dịch axit, dd muối. - Nội dung: Tính chất hóa học của kim loại - Sản phẩm: Kết luận của HS về tính chất hóa học của kim loại. - Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV-HS GV: Chiếu video sắt cháy trong oxi Nêu hiện tượng và viết PTHH? HS: Khi đốt nóng đỏ, sắt cháy trong oxi → nhiều hạt nhỏ màu nâu đen (Fe3O4) GV: Zn, Al, Cu... phản ứng với oxi → các oxit. Viết PTHH? GV: Chiếu video đốt Na trong bình đựng khí Clo ? Nêu hiện tượng quan sát được HS: Na cháy sáng trong khí Cl2 tạo khói trắng đó là tinh thể NaCl GV: Viết PTHH? - Ở nhiệt độ cao Kl tác dụng với PK khác? → Sắt + S → Muối Mg, Al, Fe, Zn... - Rút ra kết luận về phản ứng của KL với PK? GV: Nhắc lại tính chất của axit? Tính chất của muối? Kim loại tác dụng với dd axit → H2 Kim loại tác dụng với dd muối GV: Yêu cầu - Viết PTHH? GV: Lưu ý cho HS: * Kl phản ứng với dd axit đặc nóng không giải phóng khí H2 * KL tác dd axit HNO3 không giải phóng khí H2 GV: - Nêu hiện tượng và viết PTHH khi cho Cu tác dung với dd AgNO3? -HS: Cu đẩy Ag ra khỏi dd muối AgNO3 → Cu. Nội dung ghi bảng B. Tính chất hóa học của kim loại: I. Phản ứng của kim loại với phi kim: 1. Tác dụng với oxi 3Fe + 2O2 ⃗t o Fe3O4 Kim loại + O2 ⃗t o Oxit 2. Tác dụng với PK khác 2Na + Cl2 ⃗t o 2NaCl (vàng lục) (Trắng) Fe + S ⃗t o FeS Kim loại + phi kim ⃗t o Muối II. Phản ứng của Kl với dd axit Zn + 2HCl → ZnCl2+ H2 Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2 Một số KL + dd Axit → Muối + H2 III. Phản ứng của Kl với dung dịch muối 1. Phản ứng với dung dịch AgNO3.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> hoạt động hóa học mạnh hơn Ag - Nêu hiên tượng Zn tác dụng với dd CuSO4? Viết PTHH? - Hướng dẫn các nhóm làm TN: Cho dây Zn vào dd CuSO4 → nhận xét HS: - Có chất màu đỏ bám lên Zn - Màu CuSO4 nhạt dần, kẽm tan dần Cho dây Cu vào dd AlCl3 → nhận xét? HS: → không có hiện tượng gì - Rút ra kết luận? - Nêu một số Kl tác dụng với dd muối. HS: → Zn hoạt động hóa học > Cu → Cu hoạt động hóa học < Al. Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3) + 2Ag (Fe+ CuSO4 → FeSO4 + Cu → Cu hoạt động hóa học mạnh hơn Ag 2. Phản ứng của Zn với dd CuSO4 Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu → Zn hoạt động hóa học mạnh hơn Cu Cu + AlCl3 → không có phản ứng KL + dd muối → KL mới + Muối mới (KL mạnh hơn KL trong muối trừ Na, Ba, Ca, K). C. Hoạt động luyện tập(7p) - Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện kiến thức vừa lĩnh hội được. Giúp HS vận dụng được các kiến thức, kỹ năng trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Nội dung: Hoàn thành PHT và vẽ sơ đồ tư duy về tính chất hóa học của kim loại - Sản phẩm: + Sơ đồ tư duy tính chất hóa học của kim loại. + PHT Bài tập về tính chất hóa học của kim loại. - Tổ chức thực hiện: - Nhắc lại tính chất hóa học chung của kim loại? GV chốt lại bằng sơ đồ tư duy. - Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> Zn + S → ? + Cl2 → AlCl3. ? + HCl → FeCl2 + ? + Mg → ? + Ag ? + ? → MgO ? Al + CuSO4 → ? + ? + CuSO4 → Al + AgNO3 → ? + ? FeSO4 + ? ? D. Hoạt động vận dụng (7p) - Mục tiêu: Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Nội dung: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi liên hệ thực tế - Sản phẩm: Câu trả lời của HS - Tổ chức thực hiện: GV chiếu những ứng dụng của kim loại Vonfram. -GV: Kim loại có độ nóng chảy cao nhất là Vonfram (W). Khi đốt nóng đến 3410oC thì nó mới nóng chảy. Vào năm 1910 con người sử dụng tính chất quí báu này để làm sợi tóc cho bóng đèn. Nó còn được dùng để chế tạo thành hợp kim thép Vonfram làm dao cắt để cắt với tốc độ GV: trong đời sống, người thường dùng dây bạc để đánh cảm vậy tại sao có thể đánh cảm bằng dây bạc và khi đó dây bạc bị hoá đen? Để dây bạc trắng sáng trở lại, người ta sẽ ngâm vào nước tiểu? -GV chiếu hình ảnh, thông tin sau: kem phủ vàng 24k. Mặt nạ vàng 24k.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> GV: tại sao người ta nói vàng là quán quân về khả năng dát mỏng * Hướng dẫn học sinh học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau - Làm bài tập 1-6 trang 51 SGK - Nắm được tính chất hóa học của kim loại. * Đối với tiết học sau - Đọc trước nội dung bài mới: Dãy hoạt động hóa học của kim loại..
<span class='text_page_counter'>(8)</span>