Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.68 KB, 15 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO HƯNG HÀ TRƯỜNG MẦM NON PHẠM KÍNH ÂN. BÁO CÁO SÁNG KIẾN Đề tài:. Một số giải pháp giúp trẻ mầm non làm quen với toán. Họ và tên : Trần Thị Thành Chức vụ. : Giáo viên. Đơn vị. : Trường mầm non Phạm Kính Ân. Hưng Nhân, tháng 10 năm 2017.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> BÁO CÁO SÁNG KIẾN I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến : “Một số giải pháp giúp trẻ mầm non học tốt môn làm quen với toán” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến : Lĩnh vực phát triển nhận thức 3. Tác giả: Họ và tên: Trần Thị Thành. Giới tính: Nữ. Ngày/tháng/năm sinh: Trình độ chuyên môn: Đại học Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Mầm non Phạm Kính Ân Điện thoại: Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến : 100% 4. Đơn vị áp dụng sáng kiến Tên đơn vị: Trường Mầm non Phạm Kính Ân Địa chỉ: Thị trấn Hưng Nhân, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình Điện thoại: 5. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Tháng 10 năm 2016. II. BÁO CÁO MÔ TẢ SÁNG KIẾN.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> 1. Tên sáng kiến: “Một số giải pháp giúp trẻ mầm non học tốt môn làm quen với toán” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực phát triển nhận thức 3. Mô tả bản chất của sáng kiến 3.1 Mô tả bản chất của sáng kiến "Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan" Trẻ ở lứa tuổi mầm non học ở đây là trẻ học những gì ? Học như thế nào để hình thành nhân cách toàn dịên cho một con người sau này của trẻ. Với tôi trẻ cần phải có tri thức từ lúc ban đầu. Vì vậy tôi thấy: "Làm quen với toán" ở lứa tuổi mầm non vô cùng quan trọng trong việc cung cấp những kiến thức ban đầu cho trẻ. Cho trẻ làm quen với những biểu tượng toán ngay từ tuổi mầm non là một việc rất cấn thiết vì đó chính là cơ hội tốt để giúp trẻ hình thành phẩm chất, năng lực hoạt động cho mình như: Tìm tòi quan sát, so sánh thông qua hoạt động với toán để giúp trẻ hình thành những biểu tượng ban đầu về toán như: Số lượng, kích thước, hình dạng, định hướng không gian để sau này trẻ vững vàng tự tin hơn khi tiếp nhận những kiến thức của môn toán những giai đoạn tiép theo. Thế nhưng trong quá trình dạy trẻ làm quen với toán để giúp trẻ nhận biết sâu sắc, có được những kiến thức mà mình mong muốn thì vấn đề không thể thiếu được ở đây đó là: Phải truyền thụ những kiến thức của giáo viên đến với trẻ. Giáo viên cấn phải tìm tòi, khám phá, nghiên cứu để tải những kiến thức nội dung cần mang đến cho trẻ, sao cho trẻ cảm thấy đơn giản, gần gũi mà lại dễ hiểu. Như vậy giờ học mới có hiệu quả. Nhưng để đạt được hiệu quả thì giáo viên phải tìm ra phương pháp mới sáng tạo giúp trẻ tiến thu một cách dẽ dàng hơn, qua đó để trẻ được hoạt động một cách hứng thú Đối với trẻ mầm non việc tiếp thu, lĩnh hội những kiến thức còn hạn chế, các quá trình phát triển và tư duy, trí tuệ, nhân cách đang từng bước hình thành, trẻ rất dễ nhớ nhưng cũng rất mau quên những kiến thức mà cô cung cấp; vì thế.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> việc hình thành cho trẻ những hiểu biết sơ đẳng về hoạt động làm quen với Toán là rất cần thiết. Nhưng làm thế nào để trẻ học tốt môn toán một cách hiệu quả nhất, lôi cuốn trẻ nhất. Qua thực tế giảng dạy tôi thấy thực trạng các phương pháp học Toán khi dạy trẻ gặp những thuận lợi và khó khăn sau: Thuận lợi: Được sự chỉ đạo của phòng Giáo dục và sự quan tâm của Ban Giám hiệu nhà trường về cơ sở vật chất cũng như đứng lớp đối với bản thân. Trẻ ở cùng một độ tuổi nên mức độ nhận thức tương đối đồng đều. Chính vì vậy việc dạy trẻ ở lớp cũng gặp nhiều thuận lợi. Bản thân đã trải qua nhiều năm được trải nghiệm thực tế trên lớp với trẻ, đồng thời được tham gia học hỏi kinh nghiệm qua bạn bè đồng nghiệp nên cũng đã học được một số kinh nghiệm trong phương pháp giảng dạy. Nhà trường tổ chức thao giảng, học bồi dưỡng, họp chuyên môn để tôi nắm được về chuyên đề Toán. Trẻ lớp tôi mạnh dạn, tự tin, thích tham gia khám phá, đặc biệt là môn Toán. Bản thân tôi cũng nắm chắc về môn Toán. Phụ huynh nhiệt tình quan tâm, ủng hộ các nguyên vật liệu cho trẻ. Khó khăn: Lớp đông, một số cháu chưa mạnh dạn như Huy, Hà, Dũng chưa thể hiện hết khả năng của mình. Bản thân cũng còn hạn chế về làm đồ dùng. Từ những lý do trên mà tôi đã tìm ra một số phương pháp sáng tạo cho trẻ làm quen với toán dựa vào đó để giúp trẻ hoạt động với toán một cách hứng thú, đồng thời tôi mong từ những sáng kiến nhỏ này có thể góp phần vào việc hướng dẫn trẻ hoạt động một cách tích cực hơn và đạt được hiệu quả hơn. Biện pháp1: Cho trẻ làm quen với các thuật ngữ toán học ở mọi lúc, mọi nơi. Ở lứa tuổi này tuy vốn từ của trẻ có phát triển nhưng vẫn còn hạn chế, nhất là vào thời điểm đầu năm nhiều trẻ muốn diễn đạt suy nghĩ của mình nhưng.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> không thể mạch lạc và chưa chính xác, vì thế muốn cung cấp cho trẻ những kiến thức chung nhất là về toán học thì phải giúp trẻ hiểu được những thuật ngữ toán học như: cao, thấp, phải, trái, trên, dưới, trước, sau, to, nhỏ, bằng nhau, thêm, bớt, nhiều, ít,... trẻ biết và hiểu được những thuật ngữ này thì trẻ mới thực hiện tốt yêu cầu do cô đề ra, việc cung cấp kiến thức trong các tiết học chưa đủ để nhớ lâu vì đặc điểm tâm sinh lý. Ở lứa tuổi này là dễ nhớ, mau quên. Vì vậy cô cần phải cung cấp kiến thức cho trẻ mọi lúc, mọi nơi để mỗi ngày một ít, từng ít, từng ít một trẻ sẽ nhớ và nhận thức đúng từ, đúng nghĩa. Ví dụ: Khi cho trẻ xếp hàng vào lớp cô nói: Tổ 1 đứng bên tay phải cô, tổ 2 đứng bên tay trái cô. Khi dạy múa tôi nói nữ đứng vòng trong, nam đứng vòng ngoài hay khi tổ chức trò chơi tôi nói: Lớp chia ra làm 3 đội. Đội 1, 3 đứng lên phía trên thực hiện, đội 2 đứng phía dưới cổ vũ cho các bạn. Hay khi dạy hát tôi nói bạn nam hát to câu 1, 2 các bạn nữ hát nhỏ câu 3, 4... Cứ như thế qua những hoạt động diễn ra hằng ngày, dưới nhiều hình thức tôi luôn cung cấp các thuật ngữ toán học cho trẻ. Ngoài ra khi dạo chơi ngoài trời tôi cho trẻ nhặt và đếm xếp theo yêu cầu của cô. Ví dụ:. Tổ 1: Nhặt 10 chiếc lá xếp thành hình vuông Tổ 2: Nhặt 12 chiếc lá xếp thành hình tròn Tổ 3: Nhặt 14 chiếc lá xếp thành hình chữ nhậ Độ tuổi này vốn từ của trẻ phát triển nhiều hơn nhưng vẫn còn không ít. cháu vào thời điểm đầu năm học diễn đạt suy nghĩ của mình chưa mạch lạc, thiếu chính xác, muốn cho trẻ hiểu và diễn đạt một số từ ngữ dung trong bộ môn toán ở trường mầm non như cao, thấp, phải, trái, trên, dưới, trước, sau, to, nhỏ, bằng nhau, thêm, bớt, nhiều, ít ….thì cô giáo cần thường xuyên cung cấp cho trẻ nắm được các thuật ngữ toán học trẻ mới thực hiện tốt các yêu cầu trong các hoạt động môn toán, đặt điểm tâm sinh lý của trẻ MN là dễ nhớ mau quên, việc cung cấp kiến thức trong các tiết học chưa đủ để trẻ nhớ lâu, khắc ghi kiến thức mà giáo.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> viên cần cung cấp mọi lúc, mọi nơi để mỗi ngày mỗi ít trẻ nhớ nhiều hơn, nhận thức đúng hơn về các thuật ngữ toán học và các chữ số mà cô giáo đã dạy.. Ví dụ : vào đầu năm học khi cho trẻ tập xếp và di chuyển đội hình tôi kết hợp cho trẻ làm quen và ôn lại các thuật ngữ toán học đã được học ở lớp nhỡ như trước, sau, phải trái, trên dưới, cao thấp…. tôi yêu cầu : Lớp xếp cho cô 4 hàng : 2 hàng nữ đứng bên tay phải của cô, 2 hàng nam đứng bên tay trái của cô. Hay tôi có thể thay đổi khẩu lệnh tập họp mục đích để trẻ làm quen với các thuậtngữ trước, sau nhanh hơn, chính xác hơn tôi yêu cầu : 4 tổ một hang dọc trước thẳng, tổ trưởng đúng trước tổ mình, tổ phó đứng sau tổ mình.. Hay qua tập bài hát ở mọi lúc mọi nơi để chuẩn bị cho bài dạy sắp đến cô nói : Đội nam hát to câu 1,2, đội nữ hát nhỏ câu 3,4…. Qua từng hoạt động trong ngày, qua nhiều hình thức dạy trẻ, qua bài thơ, bài hát, câu chuyện, câu đố, trò chơi, những hoạt động khác … tôi cung cấp các thuật ngữ toán học đến với trẻ để kiến thức nầy sẽ giúp cho trẻ phát triển nhận thức một cách tốt hơn. Bên cạnh việc ôn luyện kiến thức về thuật ngữ toán học ở khối nhỡ thì việc cung cấp cho trẻ các chữ số từ 1-10 rất quan trọng vì đây là kiến thức cơ bản để cháu mẫu giáo lớn thực hiện các phép tính cộng, trừ ( Thêm, bớt) và cũng là tiền đề cho cháu bước vào lớp 1, cũng tương tự như hình thức trên khi trẻ đã nhuần nhuyễn các thuật ngữ trên dưới, trước sau, phải trái, to nhỏ… thì tôi tiếp tục cúng cấp kiến thức về các chữ số cho trẻ nắm. Ví dụ : Giờ hoạt động ngoài trời : Để tổ chức trò chơi tôi yêu cầu trẻ : Lớp mình chia cho cô 5 đôi , mỗi đội 5 bạn. Hoặc mỗi lượt tham gia trò chơi tôi yêu cầu mỗi tổ tham gia với số lượng 4,5,6 tuỳ theo mức độ hứng thú của trẻ, tôi cố ý nhắc đi nhắc lại số lượng, cho trẻ đếm và cùng cô kiểm tra đội nào xếp đủ số lượng cô giáo yêu cầu, mục đích là cung cấp kiến thức về chữ số cho trẻ nắm bắt. Sau thời gian hơn 1 tháng dưới hình thức mọi lúc mọi nơi kết hợp với các hoạt động trọng tâm tôi đã cung cấp gần 90% trẻ trong lớp hiểu và thực hiện đúng những thuật ngữ toán học và nhận biết các chữ số từ 1-7 một cách nhanh chóng.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> mà vào đầu năm tôi nghĩ rằng khó có thể thực hiện bởi phát triển nhận thức mỗi trẻ không đều nhau và đa số còn yếu, bản thân rất vui mừng khi thấy biện pháp đầu tiên đưa vào áp dụng dạy trẻ học tốt môn toán bước đầu đã có thành công nhất định Biện pháp 2: Đầu tư trang trí lớp và làm đồ dùng phục vụ môn toán. Theo chương trình giáo dục mầm non mới, trẻ mẫu giáo lớn không chỉ học từ số 6 đến số 10 mà còn cung cấp thêm số lượng hơn phạm vi 10 tuỳ theo nhận biết và hiểu biết tiếp thu của trẻ, mà muốn trẻ học tốt đòi hỏi cô giáo phải có đồ dùng dạy học đầy đủ để trẻ được thao tác, được thực hành, được trải nghiệm, mà đồ dùng cần phải có đủ cho mỗi trẻ thì việc luyện tập mới có hiệu quả. Chính vì thế cô phải chịu khó, kiên trì, nhẫn nại, tìm đồ dùng phù hợp cho từng chủ điểm. Tôi đưa ra một số ý trao đổi với chị em trong tổ mẫu giáo lớn, sưu tầm tờ lịch, hoạ báo, các sách cũ của chương trình tiểu học, nhờ một số chị em trong cụm có hoa tay vẽ như cô Mai vẽ giúp tranh sau đó tôi cất có đủ số lượng đồ dùng cho trẻ trong một hoạt động. Tôi còn có sáng kiến giữ cho đồ dùng bền lâu bằng cách dùng giấy ni lông kít lại để dành cho những môn học sau dùng để đỡ tốn tiền, tốn công mà đồ dùng vẫn đẹp. Tôi thấy biện pháp này rất có hiệu quả, có nhiều người làm sẽ vui và cắt sẽ nhanh hơn, mỗi người sưu tầm một mẫu đồ dùng sẽ phong phú phù hợp với nhiều chủ điểm, cắt từ tranh lịch, hoạ báo màu sắc đẹp, đỡ tốn màu, tốn công tô, mà lại xây dựng được tinh thần đoàn kết, cô không có năng khiếu về hội hoạ vẫn có đồ dùng, người vẽ không được thì cắt dán. Đến nay gần 4 tháng trôi qua tất cả các giáo viên của tổ tôi đều có những bộ đồ dùng dạy toán cho cả cô và trẻ trong giờ luyện tập hàng ngày, tôi nghĩ đây có thể không phải là biện pháp mới ở các trường trong huyện nhưng tôi thấy đây là biện pháp đem lại hiệu quả cao cho việc chuẩn bị đồ dùng dạy học phục vụ hoạt động toán và đem lại kết quả. Việc dạy trẻ tiếp thu những kiến thức mà cô cung cấp ở lớp tôi, việc đầu tư vào trang trí lớp tôi cũng đặc biệt quan tâm, hàng ngày trẻ đến lớp được nhìn trực tiếp những hình ảnh đẹp, màu sắc sẽ kích thích trẻ đến xem nhiều hơn, qua hình ảnh trẻ sẽ nhớ lâu những kiến thức mà cô cung.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> cấp, ở lớp tôi có góc “Bé vui học toán” tôi dùng những mảng tường để dán các hình ảnh, kết hợp các chỉ số để trẻ hiểu ngay đó là nhóm đồ dùng có số lượng bao nhiêu. Ví dụ: Ở chủ điểm thế giới động vật, tôi trang trí những con vật thành một mảng để cháu đếm số lượng và dán các con số vào ô trống kế bên, hay hàng trên có 6 con gà, hàng dưới 8 con vịt, yêu cầu trẻ gắn số thích hợp và có thể yêu cầu một số trẻ khá lên gộp 2 nhóm điều số thích hợp. - Ở góc bé ngoan tôi trang trí cho đẹp lớn 1 vừa làm ô cắm cờ lại vừa có tác dụng dạy trẻ ở hoạt động toán. Ví dụ:. Tổ 1: Là ô cờ từ 1 đến 10 (hình con bướm) Tổ 2: Là ô cờ từ 1 đến 10 (hình con chim xanh) Tổ 3: Là ô cờ từ 1 đến 10 (hình thỏ nâu). Những ô cờ này tôi thường xuyên thay đổi theo chủ điểm để nâng cao nhận thức của trẻ, để trẻ cảm thấy ham thích điều mới lạ, việc đầu tư vào trang trí lớp, cách trang trí như thế nào cho phù hợp, tôi thấy có nhiều tác dụng không những ở bộ môn Toán mà còn nhiều tác dụng ở bộ môn khác. Tôi thấy chất lượng ở lớp tôi có rất nhiều tiến bộ nên tôi càng yên tâm đầu tư vào biện pháp 3. Việc sưu tầm hình ảnh là việc làm thường xuyên của tôi từ khi bước vào nghề dạy trẻ, đến đâu, đi chổ nào, gặp ai tôi đều quan sát, để ý ai có hình hoạ báo cũ, tờ rơi quảng cáo, lịch cũ…. Tôi đều xin và cất giữ, tôi biết rằng những cái bỏ đi của người khác lại là những đồ dung dạy học thật bổ ích cho các cô, các cháu ở trường mầm non, qua bàn tay khéo léo, cách bày trí trong phòng, ở các góc trong lớp học mà thực tế tôi đã thực hiện, xuất phát từ thiện ý như vậy nên trong nhiều năm qua tôi đã sưu tầm được rất nhiều hình ảnh về các chủ điểm dạy trẻ .Nhân dịp người ta quảng cáo về các loại xe máy, ô tô…. Tôi đến cửa hàng xe máy tham quan, tìm hiểu…. thế là nhận được 1 tập tranh xe máy, ô tô để phục vụ chủ điểm phương tiện giao thông. Tôi vào Mêtrô, siêu thị thấy có quảng cáo tờ rơi về các loại quần áo, các loại động vật, đồ dung trong gia đình, các loại hoa quả… tôi nhanh tay xin lấy, những tờ rơi nầy vừa có màu sắc đẹp, hấp dẫn trẻ, hình ảnh lại.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> chính xác làm đồ dùng dạy học, trang trí lớp thật “tuyệt vời”. Ngoài ra tôi còn sưu tầm xin lịch cũ, cứ vào gần cuối tháng 12 hàng năm tôi vận động mỗi phụ huynh cho từ 1-2-3 tập lịch cũ, hình ảnh nào tôi cũng nhận để dung không được lúc nầy thì lúc khác dung đến, tôi còn đến các cơ quan, ban ngành ở gần trường để xin những tập lịch đẹp như phong cảnh quê hương, các di tích lịch sử, các cây cầu nổi tiếng ở Việt Nam…. Ví dụ : Ở chủ điển PTGT tôi dạy số 8, tôi cắt những chiếc xe máy nhỏ thành nhóm có số lượng 8 và đính keo 2 mặt lên tường men, đến giờ hoạt động góc, hoạt động tự do…. Tôi ôn luyện kiến thức phân chia, thêm bớt, cung cấp kỷ năng đếm, so sánh nhận biết các chữ số…. để cháu nhớ lại, khắc sâu kiến thức, trẻ sẽ nhớ lâu hơn bài học của mình, ( tương tự như vậy với các chủ điểm về động vật, thực vật, gia đình….) Từ những hình ảnh sưu tầm được tôi bắt tay vào làm đồ dung dạy học và trang trí lớp, thật ra lúc nào việc trang trí theo chủ điểm của lớp tôi cũng hoàn thành đầu tiên trước chủ điểm mới và đẹp nhất trường, được ban giám hiệu đánh giá cao, khen thưởng….nhưng lúc đầu không ai nghĩ ra, sau đó tôi đem kinh nghiệm nầy nói ra toàn tổ thế là chị em cùng nhau thực hiện, lớp vừa đẹp, trang trí vừa nhanh vì hình ảnh sẳn có chỉ cắt ra là dán thôi, hình ảnh bắt mắt, cháu thích thú cùng cô trang trí cho lớp mình thêm đẹp mà lại ít tốn tiền, ít tốn thời gian. Ví dụ : làm đồ dùng về chữ số học toán. Tôi cắt các chữ số ở ở lịch lốc (nhỏ) từ số 1-10 dán vào giấy bìa làm thẻ số cho 100% số cháu trong lớp học toán, kinh phí đở tốn kém, đồ dung chữ số có nhiều màu sắc đẹp hấp dẫn trẻ khi học. Còn thẻ chữ của cô là cắt từ lịch lốc (lớn) Ví dụ : Đồ dung thẻ bài, lô tô bằng hình ảnh để dạy toán . Ở chủ điểm thế giới thực vật tôi sưu tầm được từ tập quảng cáo sản phẩm của nhà nông có rất nhiều hình ảnh về các loại quả, tôi cắt ra với số lượng 7 va làm thẻ bài cho mỗi trẻ, hoặc tôi cắt rời hình ảnh đó để yêu cầu trẻ xếp theo nhóm số lượng được học….Dùng hình ảnh rời, đẹp mắt, phù hợp chủ điểm tôi gắn lên các.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> bảng bé thử tài, bé ghép số, bé đoán giỏi, thử làm phép tính… để trẻ được luyện tập ở hoạt động góc, hoạt động tự do nhằm cũng cố, ôn luyện kiến thức toán vừa học. Ngoài ra tôi còn dùng những hình ảnh sưu tầm được trang trí lớp rất đẹp: Trên mảng tường men tôi cắt dán bìa lịch có hồ nước, một số hình con cá được cắt rời, kít lại, dính keo 2 mặt bỏ vào rổ, cho cháu tự do thực hành theo ý thích hoặc theo yêu cầu cô, bạn ( VD :gắn nhóm cá vàng có số lượng 8, gắn nhóm cá đỏ có số lượng 7, so sánh, them, bớt, tạo nhóm …..hoặc gắn 8 con cá lên bảng và gắn chữ số tương ứng…. ) Thực hiện biện pháp này tôi thấy không những đô dùng dạy toán của lớp tôi đầy đủ mà các môn học khác cũng có nhiều, vì tận dụng được tranh ảnh sưu tầm nhiều loại, nhiều dạng, dung không được việc dạy thì để trang trí lớp, để cho cháu tự chơi, tự cắt, tự vẽ theo, tự dán Biện pháp 3: Phối hợp với phụ huynh để dạy trẻ học tốt hoạt động Toán. Đặc điểm tâm sinh lý trẻ ở lứa tuổi này là dễ nhớ, mau quên, cần thường xuyên ôn luyện nên tôi rất xem trọng mối quan hệ với phụ huynh, đây chính là cầu nối vững chắc trong việc giáo dục trẻ, bởi ngoài thời gian ở trường trẻ về nhà với bố mẹ, nơi đây cháu mới bộc lộ hết tình cảm, khả năng và những kiến thức mà cô giáo cung cấp ở trường, vì thế cần phối hợp với phụ huynh đó củng cố những gì trẻ tiếp thu được ở lớp. Mỗi tuần ở góc phụ huynh tôi đều đề cập thông tin mới về chương trình dạy từng đề tài, tranh thủ thời giờ đón trả trẻ để tâm sự với phụ huynh, hướng dẫn phụ huynh cùng giúp cô giáo thực hiện mỗi năm họp phụ huynh 3 lần để thông tin cá nhân trẻ, thường xuyên giữ mối liên hệ mật thiết để phụ huynh giúp đỡ cô. Giáo viên bằng cách cho mượn những đồ dùng, con vật có thể làm vật thật trong giờ dạy, sách báo, lịch cũ để tận dụng làm đồ dùng dạy học. Tôi rất xem trọng mối quan hệ giữa cô giáo và phụ huynh bởi đây là cầu nối vững chắc trong việc giáo dục trẻ.Ngoài thời gian ở trường trẻ về nhà với bố.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> mẹ, nơi đây cháu cháu bộc lộ hết tình cảm của mình cũng như những kiến thức cô giáo cung cấp ở trường, đây là lúc cần phối hợp với phụ huynh để cũng cố những gì cháu đã tiếp thu ở trường, đặc điểm tâm sinh lý của trẻ MN là dễ nhớ mau quên nên cần thường xuyên ôn luyện, tuy đó là những vấn đề hết sức đơn giản. Mỗi tuần ở góc phụ huynh tôi đều cập nhật thông tin mới về chương trình dạy trẻ của lớp qua từng bộ môn, tên đề tài để những lúc đón trả trẻ phụ huynh đọc và cùng giáo viên thực hiện. Thực hiện sự chỉ đạo của nhà trường mỗi năm tôi tổ chức họp phụ huynh 3 lần để trao đổi những thông tin mỗi trẻ về tình hình sức khoẻ, sinh hoạt ăn ngủ, chơi, học của cháu tại trường, ngoài ra giờ đón trả trẻ tôi thường xuyên liên hệ với phụ huynh tình hình trong ngày để cùng có sự phối hợp kịp thời trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ. Đối với trẻ MG lớn bắt đầu vào học kỳ 2 tôi thường ra bài tập cho cháu về nhà thực hiện như cộng, trừ, so sánh…. rất cần sự phối hợp với phụ huynh, vì thời gian ở trường ngoài hoạt động giáo dục còn bao việc khác, thời gian không đủ để cô rèn them kỷ năng cho cháu mà phụ huynh lại làm tốt việc nầy nên biện pháp phối hợp nầy cũng đem lại hiệu quả rất cao giúp cho lớp tôi thực hiện chuyên đề Toán trong năm đạt hiệu quả. Ngoài ra còn phối hợp phụ huynh hổ trợ về công sức như cắt đồ dung, xin lịch, tờ rơi, các biểu bảng quảng cáo để làm ĐDDH và trang trí lớp. Biện pháp 4: Lồng ghép tích hợp các hoạt động vào giờ học Muốn tổ chức tiết học có tính sáng tạo phong phú và lô gíc đồng thời trẻ tích cực hoạt động thì bản thân tôi phải tìm ra cách tích hợp các môn học sao cho hợp lý. Cô cần biết phối hợp khéo léo các phương pháp dạy học khác nhau như: Kể chuyện, chơi trò chơi, bài hát để dẫn dắt trẻ vào tiết học một cách nhẹ nhàng mà không thụ động. Ví dụ 1: Cho trẻ chơi trò chơi "Tôi là hình học" để dẫn dắt trẻ vào đề tài nhận biết phân biệt hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật..
<span class='text_page_counter'>(12)</span> Ví dụ 2: Cho trẻ thăm quan vườn trường quan sát cây xanh và vào giờ học cô cho trẻ so sánh chiều cao của ba đối tượng Như vậy cô vừa lồng ghép môn tìm hiểu môi trường xung quanh lại được kết hợp giáo dục trẻ bết dữ gìn bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp. Dựa trên những kinh nghiệm trẻ đã có để dẫn dắt trẻ thu nhận kiến thức mới và để làm được đều đó thì giáo viên phải là chiếc cầu nối biến các hoạt động giữa trẻ và cô thành các hoạt động giữa trẻ với trẻ để trẻ tự kiển tra lẫn nhau, bày cho nhau cách độc, cách đếm, cách chơi. Ví dụ 3: Con hãy dùng sợi dây này xếp thành hình vuông Con có dùng dây này làm hình gì nữa ngoài hình vuông ? Nghệ thuật của người giáo viên là phải biết sử dụng hợp lý các biệp pháp, biết giải quyết tình huống một cách mền dẻo, biết tận dụng các thời cơ tình huống dễ dạy. Biện pháp 5: Xây dựng giờ dạy trên lớp . Xây dựng tổ chức cho trẻ hoạt động tuỳ thuộc vào điều kiện của lớp, đối tượng trẻ vào không gian hoạt động. Ví dụ: Đối với giờ định hướng không gian gió viên có thể tổ chức cho trẻ hoạt động ở ngoài trời (dựa vào chủ đề luật lệ phương tiên giao thông) Để trẻ có thể thấy được các phương tiện giao thông đi lại, thấy được người tham gia thông để trẻ đễ xác định và khi cho trẻ chơi trò chơi ngoài trời thì trẻ cảm nhận được thực tế hơn, sáng tạo hơn và trẻ được hoạt động tích cực dễ nhận biết mà nội dung vẫn không thay đổi. Biện pháp 6: Tạo không khí sôi nổi trong giờ học. Trong một giờ hoạt động giáo hoạt động giáo viên nên linh hoạt tổ chức cho trẻ được hoạt động một cách lo gíc sôi động, không ngắt quản thời gian hoạt động phải luân chuyển làm sao cho giờ học khôn bị nhàm chán khong khí giờ học luân sôi nổi, trẻ hứng thú hoạt động và giờ học lại đạt hiệu quả Lựa chon các thủ thuật cho phù hợp đê tổ chức hoạt động cho trẻ. Biện pháp 7: Cho trẻ tự khám phá hoạt động:.
<span class='text_page_counter'>(13)</span> Cô nên chỉ là người gợi ý hướng dẫn và cho trẻ tìm tòi khám phá bằng cách cô chỉ đặt ra câu hỏi gợi mở cho trẻ, trợ gúp cho trẻ không nên làm thay trẻ hoặc nói hộ cho trẻ có như vậy trẻ được khám phá hoạt động, trẻ sẽ nhớ lâu hơn và gúp trẻ có được kiến thức sâu rộng hơn. "Làm quen với toán " là môn học rất khó vì thế việc dạy trẻ trong giờ học thôi vẫn chưa đủ mà cần phải được cho trẻ hoạt động ở mọi lúc mọi nơi đồng thời giáo viên cần phải tu dưỡng học hỏi để tìm ra những sáng kiên hay gúp ích trong việc truyền thụ kiến thức cho trẻ . a. Khả năng áp dụng của giải pháp Sau gần một năm miệt mài nghiên cứu một số biện pháp để áp dụng dạy trẻ học tốt môn toán ở lớp bản thân thấy đa số học sinh có nhiều chuyển biến tốt, các cháu biết phân biệt cao, thấp, phải trái, to nhỏ, dài ngắn, biết thêm bớt, tạo nhóm, cộng trừ trong phạm vi từ 1-10-20-30….. 3.4 Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp . Sau khi tiến hành các biện pháp trên, qua khảo sát đã thu được kết quả như sau: Tổng số học sinh. 1 2. Đầu năm Đạt Tập chung chú ý 11 = 52% Kỹ năng sử dụng 11 = 52%. Chưa đạt 10 = 48% 10 = 48%. Cuối năm Đạt 21 = 100% 21 = 100%. Chưa đạt 0 0. 3 4. đồ dùng Kỹ năng so sánh 10 = 48% Kỹ năng phân tích 9 = 43%. 11 = 52% 12 = 57%. 21 = 100% 21 = 100%. 0 0. 5. tổng hợp Kỹ năng. 11 = 52%. 21 = 100%. 0. STT. Nội dung khảo sát. chia 10 = 48%. nhóm * Trẻ: Trẻ có nhiều hứng thú, tích cực, mạnh dạn tham gia vào các hoạt làm quen với Toán. Trẻ còn tự tạo ra đồ dùng để nộp cho cô.. động.
<span class='text_page_counter'>(14)</span> Tinh thần trẻ hưng phấn khi tiết học có nhiều hình ảnh đẹp. * Giáo viên: Kiến thức về môn Toán được mở rộng. Bản thân thêm linh hoạt hơn khi tổ chức các trò chơi cho trẻ. 100% trẻ luôn sẵn sàng, hứng thú tham gia vào tiết học Toán. 100% trẻ được mở rộng kiến thức, phát triển tríthông minh về môn Toán. Mạnh dạn tự tin trong học tập, trả lời câu hỏi của cô. Tinh thần tập thể của trẻ cũng được nâng cao, biết đoàn kết quan tâm chia sẻ cùng nhau. Biện pháp mà bản thân đưa ra đây không phải là biện pháp mới, có lẽ nhiều đồng nghiệp cũng đã thực hiện song trong quá trình thực hiện dạy ở lớp đã đúc kết ra một số kết luận sau Cần cho trẻ làm quen với các thuật ngữ toán học như to nhỏ, phải trái, trên dưới, trước sau, tạo nhóm, biết số lượng, so sánh, thêm bớt…. để trẻ hiểu và nắm bắt kịp thời kiến thức mà cô cung cấp. Sưu tầm tranh ảnh, làm đồ dung dạy học, trang trí lớp để phục vụ môn Toán Cần chuẩn bị đồ dùng đầy đủ cho mỗi cháu khi thực hiện luyện tập, vì đối với trẻ MN phương pháp trực quan và luyện tập đóng vai trò chủ đạo, hơn nữa việc trang trí lớp, tạo môi trường cho trẻ được nhìn, được trực tiếp luyện tập qua mọi lúc, mọi nơi sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. 3.5 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến Giáo viên thường xuyên tổ chức mọi lúc mọi nơi, xen vào hoạt động góc, hoạt động ngày của trẻ. Giúp trẻ có thêm vốn kiến thức về các hoạt động làm quen với Toán. Khảo sát trẻ để nắm chắc tình hình và tâm sinh lý của trẻ. Giáo viên cần nghiên cứu các phương pháp theo bộ môn và theo giờ hoạt động, cần phải nâng cao kiến thức. Dạy trẻ ở mọi lúc, mọi nơi trong các hoạt.
<span class='text_page_counter'>(15)</span> động, giúp đỡ những trẻ yếu tiếp thu bài chậm, khen ngợi kịp thời với trẻ học khá hơn để trẻ cố gắng phát huy những khả năng của mình. Xây dựng môi trường học tập cho phù hợp. Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. 4. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền Tôi xin cam đoan sáng kiến : “Một số giải pháp giúp trẻ học tốt môn Làm quen với toán” là do tôi nghiên cứu qua thực tế giảng dạy và nhờ vào đồng nghiệp Ban Giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện thời gian giúp tôi học hỏi, suy nghĩ và tìm ra những sáng kiến mới để giúp cho bản thân tôi đạt được hiệu quả trong quá trình truyền thụ kiến thức đến với trẻ. Nếu xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu với những nội dung của sáng kiến tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo sở GD&ĐT Thái Bình Trên đây là báo cáo mô tả kinh nghiệm của tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu, giảng dạy ở lớp, ở trường mà tôi đã áp dụng vào trong thực tế trong suốt thời gian qua. Từ những sáng kiến này rất mong có được nhưng ý kiến đóng góp chân thành của Ban Giám hiệu nhà trường, các bạn đồng nghiệp cùng tất cả các cấp lãnh đạo có liên quan giúp tôi hoàn thiện hơn, vững vàng hơn trên con đường truyền thụ kiến thức của mình đến với trẻ. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Cơ quan đơn vị áp dụng sáng kiến. Hưng Nhân, ngày 10 tháng 10 năm 2017 Tác giả sáng kiến. Trần Thị Thành.
<span class='text_page_counter'>(16)</span>