Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.02 KB, 5 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần 01 Tiết 01 CHƯƠNG I:. Ngày soạn: 12/08/2016 Ngày dạy: …./…./…… LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ Bài 1. THÔNG TIN VÀ TIN HỌC. I. Mục đích yêu cầu - Học sinh biết được khái niệm thông tin và hoạt động thông tin của con người. - Biết máy tính là công cụ hỗ trợ con người trong các hoạt động thông tin. - Có khái niệm ban đầu về tin học và nhiệm vụ chính của tin học. II. Chuẩn bị - Giáo viên: sách, phấn màu, giáo án, máy tính và màn chiếu (nếu có). - Học sinh: sách, vở ghi. III. Hoạt động dạy học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới * HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu Hãy cho biết làm cách nào các em biết được buổi tập trung đầu tiên vào năm học mới? - HS trả lời: Nghe thông tin từ loa phát thanh của Thị Trấn, qua bạn bè nói… - GV: Làm sao biết được mình học ở lớp nào? Phòng nào? Buổi sáng hay buổi chiều? - HS trả lời: Xem thông báo của trường. - GV: Làm thế nào biết được buổi nào học những môn gì? - HS trả lời: Dựa vào thời khoá biểu để biết. - GV: Tất cả những điều các em nghe, nhìn thấy, đọc được đều là thông tin, còn việc các em chuẩn bị và thực hiện công việc đó, chính là quá trình xử lí thông tin. Khi các em thực hiện xong công việc đó cho ra kết quả, thì kết quả đó chính lại là thông tin mới. Để hiểu rõ vấn đề này ta tìm hiểu bài mới. * HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu thông tin là gì? Hoạt động GV và HS Nội dung - Hằng ngày em tiếp nhận được nhiều thông tin từ nhiều nguốn khác nhau: - HS tham khảo ví dụ trong sách GK và thực tế. GV: Các bài báo, bản tin trên truyền hình hay đài 1. THÔNG TIN LÀ GÌ? phát thanh cho em biết thêm được điều gì? - HS: Trả lời. - GV: Hướng dẫn và cho thêm các ví dụ về thông Thông tin là tất cả những gì tin. đem lại sự hiểu biết về thế Từ các ví dụ trên em hãy cho một ví dụ về thông giới xung quanh (sự vật, sự tin? kiện…) và về chính con - HS tìm hiểu thông tin thực tế và trả lời. người. - GV: Đọc sách, báo, nghe đài, xem ti vi… để nhận biết được thông tin trên khắp thế giới và biết.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> được nhiều lĩnh vực khác nhau như: kinh tế, thời sự, giáo dục, y tế, khoa học, giá cả thị trường… - GV: Vậy em có thể kết luận thông tin là gì? - HS: Trả lời. - GV: Đi đến ngã ba, ngã tư ta nhìn thấy tín hiệu đèn giao thông, em hiểu được những qui định gì? - HS: Trả lời. - GV: Tín hiệu đèn màu vàng đi chậm lại và chuẩn bị dừng, đèn màu đỏ dừng lại, đèn màu xanh được phép đi. - GV: Hãy tìm hiểu ví dụ về thông tin mà hằng ngày em thường gặp phải? - HS: Dựa vào thực tế để tìm ví dụ các thông tin. - GV: Chiếu các tình huống về thông tin. - HS: Quan sát. HOẠT ĐỘNG NHÓM: - Gồm 10 em trong đó 4 em cầm biển báo chỉ đường, 6 em còn lại tuỳ ý đi theo sự phán đoán của mình. - Cả lớp quan sát. - GV: Từ hoạt động trên hãy rút ra bài học? - HS: Trả lời. - GV: - Ta có thể hiểu: Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật, sự kiện…) và về chính con người. - Các em vừa được tìm hiểu thông tin đem lại sự hiểu biết. Vậy hoạt động thông tin của con người như thế nào? HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu hoạt động thông tin của con người - GV: Theo em người ta có thể truyền đạt thông tin với nhau bằng những hình thức nào? 2. HOẠT ĐỘNG THÔNG - Học sinh phát biểu. TIN CỦA CON NGƯỜI - Thông tin trước xử lí được gọi là thông tin vào, còn thông tin nhận được sau xử lí đựơc gọi là Hoạt động của thông tin TT vào TT ra thông tin ra. Mô hình quá trình xử lí thông tin - GV: Gọi HS đặt ra tình huống - Hoạt động thông tin bao - GV: Đưa ra tình huống về dự báo thời tiết “ngày gồm việc tiếp nhận, xử lí, mai trời có mưa to từ Quảng Bình đến Thừa Thiên lưu trữ và truyền thông tin. Huế” - Xử lí thông tin đóng vai Nhận được thông tin này các em phải làm gì trò quan trọng vì nó đem lại khi đi ra ngoài? sự hiểu biết cho con người. - HS: Cả lớp suy nghĩ tìm ra giải đáp . - Đem áo mưa theo..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> * Dành cho lớp chọn GV: Đặt câu hỏi. * Dành cho lớp chọn HS: suy nghĩ trả lời. Bài 1.9 Sách bài tập trang 6. 4. Củng cố - Hãy cho biết thông tin là gì? - Hãy cho biết hoạt động thông tin bao gồm những việc gì? Công việc nào là quan trọng nhất? - Hoạt động thông tin của con người như thế nào? 5. Dặn dò - Về nhà học bài, cho thêm các ví dụ khác để minh hoạ, xem tiếp bài 1 “Thông tin và tin học” (tt) - Giải các bài tập 1, 2 (SGK trang 5). IV. Rút kinh nghiệm GV: ........................................................................................................................... ................................................................................................................................... HS: ........................................................................................................................... ................................................................................................................................... Tuần 01 Tiết 02. Ngày soạn: 13/08/ 2016 Ngày dạy: ..../…./ ….… Bài 1. THÔNG TIN VÀ TIN HỌC (tt). I. Mục đích, yêu cầu - Học sinh biết được khái niệm thông tin và hoạt động thông tin của con người. - Biết máy tính là công cụ hỗ trợ con người trong các hoạt động thông tin. - Có khái niệm ban đầu về tin học và nhiệm vụ chính của tin học. II. Chuẩn bị - Giáo viên: sách, phấn màu, giáo án, máy tính và màn chiếu (nếu có). - Học sinh: sách, vở ghi. III. Hoạt động dạy học 1. ổn định lớp - Kiểm tra sỉ số lớp - Kiểm tra vệ sinh lớp 2. Kiểm tra bài cũ 1. Thông tin là gì ? 2. Em hãy nêu một số ví dụ cụ thể về thông tin và cách thức mà con người thu nhận thông tin đó? 3. Những ví dụ nêu trong bài học đều là những thông tin mà em có thể tiếp nhận được bằng tai (thính giác), bằng mắt (thị giác). Em hãy thử nêu ví dụ về những thông tin mà con người có thể thu nhận được bằng các giác quan khác? 3. Dạy học bài mới - Giới thiệu: Trong xu thế phát triển của xã hội ngày nay, con người cần tiếp thu thông tin một cách nhanh chóng, có cách nào giúp con người trong việc tiếp nhận thông tin..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Máy tính và mạng máy tính đã giúp con người không những chỉ có trao đổi thông tin mà máy tính còn giúp con người trong nhiều lĩnh vực như tính toán, y học, khoa học, … HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu hoạt động thông tin và tin học. Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV: Cho HS nghe: một đoạn nhạc, tiếng 3. HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN chim kêu. VÀ TIN HỌC. - HS nghe. - Cho HS xem sách, vở, ngửi mùi hương - Hoạt động thông tin của con hoa… người nhờ các giác quan và bộ - GV: Con người nhận biết thông tin nhờ não. vào những giác quan nào? - HS trả lời: - GV: Cho ví dụ về một dạng thông tin? - HS: Cho ví dụ: Tiếng gà gáy sáng - GV: Làm thế nào mà em nhận biết được thông tin này? - HS: Cách thức mà con người thu nhận thông tin là: nghe được bằng tai (thính giác) … - Nhiệm vụ chính của tin học: - GV: Con người nhận biết thông tin qua 5 Một trong các nhiệm vụ chính của giác quan đó là: Thính giác, thị giác, vị giác, tin học là nghiên cứu việc thực khứu giác, xúc giác và bộ não. hiện các hoạt động thông tin một - GV: Cho HS thể hiện hành động nhận biết cách tự động nhờ sự trợ giúp của thông tin qua da (tay), ngửi (mũi), nhìn máy tính điện tử. (mắt), nghe (tai). - Cả lớp thực hiện các thao tác cảm nhận thông tin qua 5 giác quan. - GV: Chiếu chữ nhỏ. - GV: Các em ở xa có nhìn thấy không? - HS: Nhìn xa không thấy rõ, quá nhỏ cũng không nhìn thấy… - GV: Con người đã làm gì để khắc phục những hạn chế? - HS: Con người đã chế tạo ra kính thiên văn, kính hiển vi. - GV: Với những hạn chế của con người máy tính ra đời là một công cụ giúp con người trong nhiều lĩnh vực. GV: Hãy cho biết máy tính điện tử giúp con người như thế nào? - Học sinh trả lời. - GV: Lưu trữ thông tin, tính toán, xử lí thông tin, học tập, giải trí… GV: Vậy nhiệm vụ chính của tin học là gì?.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> - HS: Trả lời. * Dành cho lớp chọn * Dành cho lớp chọn GV: Đặt câu hỏi. Bài 1.19 Sách bài tập trang 9. HS: suy nghĩ trả lời. HOẠT ĐỘNG 3: CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Bài tập 3 (sgk - trang 5): Những ví dụ nêu trong bài học đều là những thông tin mà em có thể tiếp nhận được bằng tai, mắt, mũi, tay. {Thông qua mùi thơm, hôi (mũi), vị ngọt, đắng, cay (lưỡi), tiếng động, mắt nhìn, tay sờ, nóng, lạnh… Bài tập 5 (sgk - trang 5): La bàn hướng dẫn, bản đồ, nhiết kế để đo nhiệt, gió, nhìn bầu trời về đêm ta sẽ đoán được khí hậu thời tiết ngày hôm sau… 4. Củng cố: HS cần nắm và hiểu được hoạt động thông tin của tin học 5. Dặn dò -Về nhà học bài, tìm thêm các ví dụ khác để minh hoạ. - Chuẩn bị bài mới, bài 2 : Thông tin và biểu diễn thông tin + Tìm hình ảnh, sách báo có ảnh đẹp, truyện tranh để tiết sau học. IV. Rút kinh nghiệm GV: ........................................................................................................................... ................................................................................................................................... HS: ........................................................................................................................... .................................................................................................................................... Ký duyệt.
<span class='text_page_counter'>(6)</span>