Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

tet va mua xuan 2536

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.95 KB, 53 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>CHỦ ĐỀ "TẾT VÀ MÙA XUÂN" THỜI GIAN THỰC HIỆN: 2 TUẦN (Từ ngày 16/01/2017 - Ngày 10/02/2017) I. MỤC TIÊU: 1. Phát triển thể chất: *Phát triển vận động: - Bò trong đường hẹp. - Tung, bắt bóng cùng cô. * Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe: - Có một số thói quen tốt trong vệ sinh cá nhân: + Tự cầm thìa xúc cơm ăn, ăn hết suất. + Tự cầm cốc uống nước. + Biết đi vệ sinh đúng nơi quy định. + Ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau… - Biết tránh một số vật dụng, nơi nguy hiểm khi được nhắc nhở. 2. Phát triển nhận thức: - Nhận biết được tên gọi và một số đặc điểm nổi bật của hoa, quả, bánh kẹo ngày tết. - Tìm hiểu về những đặc điểm của mùa xuân… - Nhận biết phận biệt màu vàng, màu xanh - LQ với toán: Ôn hình tròn, hình vuông. 3. Phát triển ngôn ngữ: - Biết trò chuyện về những loại hoa, quả, trò chơi và đi chơi trong ngày tết. - Biết chào hỏi và biết những câu chúc Tết ông bà, cha mẹ. - Biết nói rõ lời, nói to, đủ nghe và lễ phép khi chào hỏi người lớn và chúc Tết ông bà, bố mẹ và người thân. - Nghe hiểu câu hỏi của cô và biết trả lời câu hỏi. 4. Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ - Biểu lộ thích giao tiếp với cô giáo và các bạn. - Thể hiện sự vui thích đón Tết. Thích được đi thăm ông bà , thích được đi chơi Tết - Biết hát và vận động đơn giản theo một vài bài hát, bản nhạc quen thuộc về ngày Tết, mùa xuân. - Thích nặn, xếp hình, xem tranh, hát, vận động theo nhạc, đọc thơ, kể chuyện. - Biết giúp cô một vài công việc phù hợp: Cất, lấy đồ dùng, đồ chơi, cất gối...

<span class='text_page_counter'>(2)</span> II. MẠNG NỘI DUNG: - Trẻ nhận biết được 1 vài đặc điểm nổi bật của mùa xuân: Thời tiết mùa xuân ấm áp hay có mưa phùn, cây cối đâm chồi, nảy lộc, ra hoa kết quả... - Biết được mùa xuân có nhiều hoa đẹp, được mặc quần áo đẹp, được đi chúc tết, đi chơi xuân...... Mùa xuân bé đến trường. TẾT VÀ MÙA XUÂN. Ngày tết vui vẻ. - Dọn dẹp nhà cửa. - Trang trí. - Mặc quần áo đẹp..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> III. MẠNG HOẠT ĐỘNG: PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT * Phát triển vận động + Vận động cơ bản : - Bò trong đường hẹp - Tung, bắt bóng cùng cô... + Trò chơi : - Chim và ô tô - Dung dăng dung dẻ * Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe: - Tập rửa tay, rửa quả trước khi ăn.. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC NHẬN BIẾT TẬP NÓI * KPKH: - Tìm hiểu về mùa xuân - Trò chuyện về hoa quả, bánh chưng ngày tết. NHẬN BIẾT PHÂN BIỆT - NBPB: Màu vàng, màu xanh - Ôn hình tròn, hình vuông. TẾT VÀ MÙA XUÂN. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ * Thơ: - Đi chợ tết - Mưa xuân - Tết đang vào nhà. * Kể chuyện: - Chiếc áo mùa xuân. PT THẨM MĨ TẠO HÌNH - Nặn quả cam, quả quất - Tô màu hoa mùa xuân ÂM NHẠC + Hát, vận động: - Sắp đến tết rồi - Con chim hót trên cành cây + Nghe hát: TC + Trò chơi: Ai nhanh hơn. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN I.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Nhánh 1: Ngày tết vui vẻ ( 1 tuần ) Từ ngày 16/01-20/01/2017 Lĩnh Vực Nội dung Thể dục - Tập các sáng động tác bài “Sắp đến tết rồi” - Hô hấp:“Thổi nơ bay” * ĐT tay: Tay đưa lên cao hạ tay xuống * ĐT chân: Ngồi khuỵu gối * ĐT bụng: Cúi gập người phía trước, tay chạm ngón chân * ĐT bật: Bật tại chỗ Hoạt 1. Góc thư động góc viện - Xem một số tranh ảnh về ngày tết 2. Góc tạo hình: - Nặn bánh , tô màu hoa quả ngày tết 3. Góc âm nhạc: - Học hát các bài hát về ngày tết. Mục tiêu - Trẻ biết xếp hàng nhanh theo tổ, không xô đẩy bạn - Trong khi tập chú ý tập theo cô các động tác bài “Sắp đến tết rồi”. - Trẻ biết nhận vai chơi - Biết phối hợp cùng bạn chơi, đoàn kết hứng thú tham gia chơi, biết thỏa thuân vai chơi - Biết thể hiện vai chơi của mình đăng ký, sử dụng đúng đồ dùng đồ chơi - Hứng thú. Phương Pháp, hình thức chung I. Chuẩn bi - Sân tập sạch se II. Cách tiến hành * Ổn định tổ chức: * Kiểm tra sức khỏe trẻ HĐ 1. Khởi động - Cho trẻ làm đoàn tàu kết hợp luyện các kiểu đi: đi thường, đi bằng mũi bàn chân, đi bằng gót chân, đi nhanh, đi chậm, chạy nhanh, chạy chậm ... về đội hình 2 hàng dọc tập bài đi đều dãn hàng theo tổ tập các động tác bài “Sắp đến tết rồi” HĐ 2. Trọng động - Cô cho trẻ thổi nơ bay - Cô cùng trẻ tập các động tác bên 2 lần x 4 nhịp - Cô chú ý sửa sai cho trẻ. HĐ 3. Hồi tĩnh - Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân tập 1-2 vòng. I. Chuẩn bi - Tranh ảnh về một số hoạt động trong ngày tết, đất nặn, bảng nặn, sáp màu một số bài hát về ngày tết II. Cách tiến hành 1. Ổn đinh tổ chức - Cho trẻ hát bài “Mùa xuân đến rồi”... - Cho 2-3 trẻ kể tên góc chơi - Hỏi trẻ: Góc đó có những đồ dùng đồ chơi gì? - Chơi như thế nào? - Con thích chơi ở góc nào? - Cho trẻ về góc chơi. - Cô quan sát điều chỉnh số trẻ ở các góc chơi sao cho phù hợp..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> tham gia vào hoạt động. * Giáo dục trẻ khi về các góc chơi nhẹ nhàng lấy đồ chơi ra chơi và thể hiện đúng vai chơi của mình. 2. Cho trẻ về góc chơi - Cô xuống từng góc hướng dẫn thêm cho trẻ nội dung chơi (chú ý đến góc tạo hình) gợi ý cho trẻ chơi sáng tạo hợp tác cùng bạn chơi trong nhóm, góc chơi của mình 3. Nhận xét sau khi chơi - Cô đến từng góc nhận xét trẻ chơi,khen chung nhóm chơi, tuyên dương trẻ chơi tốt, khuyến khích động viên những trẻ chưa hợp tác tốt với bạn để lần sau trẻ hoàn thành nhiệm vụ. 4. Kết thúc - Cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi để vào nơi quy định.. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Thứ hai, ngày16 tháng 01 năm 2017 GDPT thẩm mỹ Tạo hình: Nặn quả cam, quả quất I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Trẻ biết nặn quả cam, quả quất to, nhỏ khác nhau - Trẻ biết bóp đất, véo đất, xoay tròn, lăn dọc, ấn bẹt viên đất để tạo thành hình quả cam, quả quất to, nhỏ khác nhau. - Phát triển óc sáng tạo, tay khéo léo - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 2. Kỹ năng - Rèn cho trẻ kỹ năng bóp đất, xoay tròn, ấn bẹt, lăn dọc để tạo ra nhiều quả cam, quả quất to nhỏ khác nhau. - Rèn sự khéo léo của bàn tay, ngón tay, phát triển các vận động tinh cho trẻ. 3. Thái độ - Trẻ tích cực tham gia vào giờ học - Gd trẻ biết nâng niu, giữ gìn sp của mình, của bạn - Gd trẻ biết giữ gìn vệ sinh sạch se, không di đất lên sàn hay bôi ra quần áo. II. Chuẩn bi - Cô nặn sẵn mẫu quả cam, quả quất - Đất nặn, bảng con cho trẻ, hộp quà III. Tiến trình dạy học Hoạt động của cô 1. Ổn đinh tổ chức - Cho trẻ hát bài: “Sắp đến tết rồi” Hỏi trẻ: - Sắp đến tết rồi các con đến trường có vui không? - Mẹ đang làm gì chuẩn bị cho ngày tết? - Tết đến các con được đi đâu? - Các con thấy trong ngày tết có những hoa, quả gì? - Ngày tết có rất nhiều các loại hoa, quả, bánh kẹo, có nhiều màu sắc khác nhau nhìn rất đẹp. Các con có thích không? - Để chuẩn bị cho ngày tết phong phú hơn. Hôm nay cô cùng các con se nặn quả cam, quả quất nữa, để góp phần tô đậm thêm cho ngày tết, các con có đồng ý với cô không nào? 2. Nội dung HĐ 1. Cho trẻ chơi “Trời tối, trời sáng” * Cô đưa hộp quà ra hỏi trẻ: - Các con nhìn xem cô tặng lớp mình món quà gì nào?. Hoạt động của trẻ - Trẻ hát - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chơi - Trẻ trả lời.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Để biết được trong hộp quà có những gì các con cùng mở hộp quà ra với cô nhé? - Cô đếm 3-2-1 mở: + Các con nhìn xem đây là quả gì? (Quả cam). - Quả cam màu gì? - Qủa cam như thế nào? - Còn đây là cái gì? (Cuống và lá) - Cuống, lá cam màu gì? ... + Còn đây là quả gì? (Quả quất) - Quả quất màu gì? ... Quả cam, quả quất đều màu vàng và đều có dạng hình tròn, - Trẻ lắng nghe cuống quả cam, quả quất màu xanh, có dạng hình dài, lá dẹt. - Để nặn được qủa cam, quả quất, các con chú ý nhìn thật kỹ nhé: đây là quả cam, quả cam có dạng hình tròn. Còn đây là cuống quả cam, cuống cam có dạng hình dài, lá dẹt..... - Các con muốn nặn được quả cam, quả quất, bây giờ các con chú ý nhìn xem cô giáo nặn mẫu trước nhé. HĐ 2. Cô làm mẫu: - Vừa làm cô vừa giải thích cách làm cho trẻ xem: - Trẻ qs và lắng nghe - Để nặn được quả cam, quả quất, trước tiên cô phải bóp đất để cho đất thật mềm dẻo. - Vừa làm cô vừa nói “ bóp đất, bóp đất...”.Đến khi đất mềm dẻo, cô chia đất ra làm nhiều phần to, nhỏ khác nhau, phần to cô làm quả, còn phần nhỏ cô nặn cuống và lá. - Để nặn quả, cô đặt viên đất vào lòng bàn tay trái xong cô dùng bàn tay phải đặt úp lên miếng đất và làm động tác xoay tròn viên đất, xoay đi, xoay lại nhiều lần, đến khi viên đất tròn thì cô dừng lại. Vậy là cô đã nặn được quả cam rồi. Muốn quả cam đẹp hơn, bây giờ cô se nặn cuống và lá cam , cô lấy 1 phần đất nhỏ, cô lăn dài tạo thành cuống quả cam, còn lá cam cô lăn dài và ấn dẹt. Sau đó cô gắn các phần lại với nhau. Thế là cô đã nặn xong quả cam rồi đấy. (Với quả quất cô cũng nặn tương tự) Bây giờ các con có muốn nặn quả cam, quả quất giống như cô giáo không? HĐ 3. Trẻ thực hiện - Cô quan sát, hướng dẫn, khuyến khích trẻ nặn - Cô động viên trẻ nặn nhiều quả to, nhỏ khác nhau - Trẻ thực hiện - Cô chú ý đến những trẻ yếu (Nếu trẻ không nặn được thì cô hướng dẫn lại cách nặn cho trẻ.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> HĐ 4. Nhận xét sp: - Cho trẻ mang sp lên trưng bày - Cô nhận xét, tuyên dương, khen ngợi trẻ Hỏi trẻ: - Con thích sp nào nhất? - Sp nào đẹp nhất? Giống nhất?... - Gd trẻ biết nâng niu, giữ gìn sp. - Trẻ mang sp lên trưng bày - Trẻ lắng nghe - Trẻ bình chọn. CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. Quan sát có mục đích - Quan sát tranh “ Ngày tết nguyên đán” 2. Trò chơi - VĐ “Bóng tròn to” ( Mới) - DG “Dung dăng dung dẻ” 3. Chơi tự do I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Trẻ chú ý quan sát và biết trả lời 1 số câu hỏi của cô -Trẻ biết tên trò chơi, cách chơi - Phát triển cơ bắp, tạo cảm giác vui sướng thích thú. 2. Kỹ năng - Rèn cách phát âm và diễn đạt đủ câu cho trẻ - Rèn cho trẻ trả lời 1 số câu hỏi rõ ràng, lưu loát 3. Thái độ -Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động - Đoàn kết trong khi chơi II. Chuẩn bi - Tranh ngày tết nguyên đán - 1 số đồ dùng đồ chơi. III. Tiến trình dạy học Hoạt động của cô 1. Ổn đinh tổ chức 2. Nội dung * HĐ 1 Cho trẻ qs tranh “Ngày tết nguyên đán” + Cô cho trẻ chơi “ Trời tối, trời sáng” - Cô đưa tranh ra hỏi trẻ - Tranh ve về ngày gì? - Bức tranh ve về những ai đây?. Hoạt động của trẻ. - Trẻ chơi - Trẻ qs và trả lời.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Các bạn nhỏ đang làm gì? - Trong bức tranh còn có những gì đây các con?... ( Cô đàm thoại với trẻ theo nội dung bức tranh) - Gd trẻ * HĐ 2. Trò chơi *Cô gt tên trò chơi “ Bóng tròn to” - Cách chơi: Cô và trẻ nắm tay nhau đứng thành vòng tròn, vừa hát vừa làm động tác ứng với câu hát: + “ Bóng tròn to.....tròn to”. Trẻ nắm tay nhau, đứng dãn căng vòng tròn thật to ( giống như quả bóng), chân dậm theo nhịp + “ Bóng xì.....xì hơi” Trẻ nắm tay nhau, cùng bước hướng vào tâm vòng tròn ( làm cho vòng tròn nhỏ lại, giống như quả bóng bị xì hơi) chân dậm theo nhịp. + “Nào bạn ơi......to tròn nào”. Hai tay vỗ vào nhau (Hoặc vung tay nhẹ nhàng) theo nhịp câu hát. - Cô và vài trẻ chơi mẫu - Cho trẻ chơi 3-4 lần * Trò chơi “ Dung dăng dung dẻ”. - Cô nói tên trò chơi, cách chơi - Cho trẻ chơi 2-3 lần * HĐ 3. Chơi tự do - Cô giới thiệu 1 số trò chơi, đồ dùng đồ chơi cho trẻ chơi - Cô quan sát trẻ chơi.. - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe và qs. - Trẻ chơi 3-4 lần - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi - Trẻ tự chơi. CHƠI, HOẠT ĐỘNG CHIỀU 1. Cho trẻ đọc bài thơ “Đi chợ tết” 2. Trò chơi: - TCVĐ “ Bóng tròn to” - TCDG “ Dung dăng dung dẻ” 3. Đánh giá trẻ I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Trẻ biết tên bài thơ và nắm được nội dung của bài thơ - Trẻ biết tên trò chơi, luật, cách chơi và hứng thú chơi - Phát triển ngôn ngữ, vận động. - Phát triển cơ bắp cho trẻ 2. Kỹ năng. ( sưu tầm).

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Rèn cho trẻ đọc rõ ràng, đủ câu - Rèn cho trẻ sự mạnh dạn,tự tin khi tham gia các hoạt động 3.Thái độ - Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động - Biết đoàn kết với các bạn II. Chuẩn bi - 1 số đồ dùng đồ chơi III. Tiến trình dạy học Hoạt động của cô 1. Ổn đinh tổ chức. 2. Nội dung * HĐ 1. Cho trẻ đọc bài thơ “Đi chợ tết” - Cô dẫn dắt gt vào bài thơ “ Đi chợ tết” - Cô đọc cho trẻ nghe lần 1. Nói lại tên bài, tên tg - Cô đọc cho trẻ nghe lần 2 - Giảng nội dung - Đàm thoại với trẻ về nội dung bài thơ - Cô cho trẻ đọc bài thơ 4-5 lần - Gd trẻ * HĐ 2. Trò chơi - Cô gt tên trò chơi, luật cách chơi - Cô cho trẻ chơi 2-3 lần * HĐ 3. đánh giá trẻ - Cô gợi ý cho trẻ nêu 3 tiêu chuẩn bé ngoan - Cô nhận xét, tuyên dương những trẻ ngoan - Động viên, khuyến khíchnhững trẻ chưa ngoan để trẻ cố gắng trong các hoạt động ngày mai -Vệ sinh trả trẻ. Thứ ba, ngày 17 tháng 01 năm 2017. Hoạt động của trẻ. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ trả lời - Trẻ đọc bài thơ 4-5 lần - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi - Trẻ lắng nghe.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> GDPT Nhận thức NBpb Màu vàng, màu xanh I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Trẻ nhận biết, gọi tên và phân biệt được màu vàng, màu xanh qua 1 số loại hoa, quả - Nhận biết phân biệt được màu xanh, màu vàng - Phát triển kĩ năng quan sát, phát tiển tư duy cho trẻ. - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 2. Kỹ năng - Trẻ phân biệt được màu vàng, màu xanh - Rèn cho trẻ nói rõ ràng, đủ câu 3. Thái độ - Trẻ hứng thú tham gia vào giờ học - GD trẻ giữ gìn bảo vệ đồ dùng. II. Chuẩn bi - Giỏ hoa màu đỏ. Hộp quà, 2 khu vườn: 1 khu vườn cây xanh, 1 khu vườn có nhiều quả chín vàng - 1 số đồ dùng đồ chơi : 1 bông hoa màu vàng, 1 cây xanh, 2 quả,...có màu vàng, màu xanh khác nhau - Mỗi trẻ 1 rổ nhựa đựng 1 bông hoa màu vàng, 1 cây xanh, 2 quả có màu sắc khác nhau III. Tiến trình dạy học Hoạt động của cô 1. Ổn đinh tổ chức - Cho trẻ chơi: “ Trời tối, trời sáng” 2. Nội dung * HĐ 1. Ôn nhận biết màu đỏ. - Cô đưa giỏ quà ra hỏi trẻ: - Các con nhìn xem đây là giỏ gì? ( Giỏ hoa) - Giỏ hoa màu gì? - Các loại hoa này màu gì? ( Màu đỏ) - Cô cho lớp, cá nhân trẻ nói.... * HĐ 2. Nhận biết phân biệt màu xanh, màu vàng - Cho trẻ chơi “Trời tối, trời sáng” - Cô đưa hộp quà ra hỏi trẻ: Trên bàn cô có gì? - Để biết được trong hộp quà có gì các con cùng mở hộp quà ra với cô nào? - Cô đếm 3-2-1 mở. + Cô lấy ra từng món quà hỏi trẻ: - Các con nhìn xem trên tay cô có gì nào? ( bông hoa). Hoạt động của trẻ - Trẻ chơi. - Trẻ trả lời. - Trẻ chơi - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe. - Trẻ trả lời.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Bông hoa màu gì? ( Màu vàng) - Cô nói từ “ Bông hoa màu vàng” - Cho cả lớp nói - Tổ nhóm, cá nhân trẻ nói (Với các món quà khác cô lấy ra và hướng dẫn tương tự) * Bây giờ các con nhìn trong rổ của mình xem có những gì nào? - Con hãy lấy cho cô bông hoa màu vàng nào? - Trẻ cầm giơ lên và nói : “ Bông hoa màu vàng” - Cô cho tổ, nhóm, cá nhân trẻ nói. ( Với các đ d khác cô hướng dẫn tương tự) * HĐ 3. Luyện tập: * Cho trẻ chơi trò chơi “ Thi nói nhanh” - Cô nói tên trò chơi, cách chơi: Cô chỉ vào đ d màu nào thì trẻ nói màu đó - Cho trẻ chơi 2-3 lần * Cô gt trò chơi “ Về đúng khu vườn của mình” - Cách chơi: Các con vừa đi vừa hát, khi nào nghe thấy hiệu lệnh của cô thì những bạn nào có cây xanh chạy về khu vườn có cây xanh, còn những bạn nào có quả màu vàng thì chạy về khu vườn quả chín vàng. Các con nghe rõ chưa nào? Các con đã chuẩn bị sẵn sàng chưa ?... - Cô cho trẻ chơi 2-3 lần. * Kết thúc : - Cô nhận xét tiết học - Cho trẻ hát bài “ Màu hoa” ra chơi. - Trẻ lắng nghe - Trẻ pâ - Tổ, nhóm, cá nhân trẻ pâ - Trẻ cầm giơ lên và trả lời - Tổ, nhóm, cá nhân trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chơi - Trẻ hát. CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. Quan sát có mục đích - Quan sát .Tranh gói bánh chưng ngày tết. 2. Trò chơi - TCVĐ “ Bóng tròn to” - TCDG “ Dung dăng dung dẻ” 3. Chơi tự do I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Trẻ chú ý quan sát, và biết trả lời 1 số câu hỏi của cô. - Trẻ biết được tên gọi và ý nghĩa của việc gói bánh chưng ngày tết - Trẻ biết tên trò chơi, cách chơi và hứng thú chơi - Phát triển ngôn ngữ, vận động cho trẻ.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> 2. Kỹ năng - Rèn cho trẻ nói đủ câu và trả lời câu hỏi rõ ràng, lưu loát. - Luyện các nhóm cơ tay, chân cho trẻ 3. Thái độ - Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động - Biết đoàn kết với các bạn - Giáo dục trẻ biết tôn trọng phong tục, tập quán của ông cha ta. II. Chuẩn bi - Tranh gói bánh chưng ngày tết - 1 số đồ dùng đồ chơi III. Tiến trình dạy học Hoạt động của cô 1. Ổn đinh tổ chức - Cho trẻ hát bài “ Sắp đến tết rồi” ... - Cho trẻ chơi trò chơi “ Trời tối, trời sáng” 2. Nội dung * HĐ 1. Quan sát tranh gói bánh chưng ngày tết + Cô đưa tranh ra hỏi trẻ : - Bức tranh ve về những ai? (Bố ạ) - Cô phát âm - Cả lớp phát âm - Tổ,nhóm,cá nhân trẻ phát âm - Bố đang làm gì? (Gói bánh) - Còn đây là ai? (mẹ) - Mẹ đang làm gì? (Mẹ đang lau lá bánh) - Lá bánh màu gì? - Còn ai đây? (Chị) - Chị đang làm gì? (Chị đang xếp bánh) - Đây là bánh gì? - Bánh chưng tượng trưng cho ngày gì? - Tết đến nhà các con có gói bánh chưng không? ( Sau mỗi câu hỏi, cô cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm ) => Vào ngày tết bố mẹ các con thường gói bánh chưng... để tế trời đất và dâng lên ông bà tổ tiên nhà mình nữa đấy. ... - Giáo dục trẻ biết tôn trọng những phong tục tập quán của dân tộc ta. * HĐ 2. Trò chơi - Cô gt tên trò chơi, luật cách chơi. Hoạt động của trẻ - Trẻ hát - Trẻ chơi - Trẻ qs và trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ phát âm - Tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> - Cho trẻ chơi 2-3 lần - Trẻ chơi * HĐ 3. Chơi tự do - Cô gt 1 số trò chơi, đồ dùng đồ chơi - Trẻ lắng nghe và chơi - Cho trẻ chơi. Cô quan sát bao quát trẻ để đảm bảo an toàn cho trẻ.. CHƠI, HOẠT ĐỘNG CHIỀU 1. Cho trẻ làm quen với vận động “ Bò trong đường hẹp” 2. Trò chơi - TCVĐ “Bóng tròn to” - TCDG “Dung dăng dung dẻ” 3. Đánh giá trẻ I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Trẻ biết tên vận động,biết bò trong đường hẹp theo sự hướng dẫn của cô. - Biết tên trò chơi, cách chơi và hứng thú chơi các trò chơi - Phát triển ngôn ngữ, vận động 2. Kỹ năng - Rèn cho trẻ nói to, rõ ràng, đủ câu. - Luyện các cơ chân, tay cho trẻ 3. Thái độ - Trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động - Biết đoàn kết với các bạn II. Chuẩn bi - Ve 2 đường thẳng song song khoảng cm III. Tiến trình dạy học Hoạt động của cô 1. Ổn đinh tổ chức - Cô rủ trẻ lại gần, cô dẫn dắt gt vận động “ Bò trong đường hẹp” – Cô bò mẫu lần 1 cho trẻ qs - Lần 2 . Cô vừa bò vừa ptvđ - Cô cho 2 trẻ lần lượt lên tập đến hết lớp ( Tập 3-4 lần) - Cô chú ý sửa sai cho trẻ 2. Trò chơi - Cô gt tên trò chơi, cách chơi. Hoạt động của trẻ - Trẻ làm theo y/c của cô - Trẻ chú ý q/s và lắng nghe - Trẻ thực hiện.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> - Cho trẻ chơi 2-3 lần - Trẻ lắng nghe 3. Đánh giá trẻ - Trẻ chơi - Cô cho trẻ nêu các tiêu chuẩn bé ngoan - Cô nhận xét, tuyên dương những trẻ ngoan - Trẻ lắng nghe - Động viên, khuyến khích những trẻ chưa ngoan để trẻ cố gắng trong các hoạt động ngày mai * Vệ sinh trả trẻ Thứ tư, ngày 18 tháng 01 năm 2017 GDPT thể chất - Vận động cơ bản: Bò trong đường hẹp - BTPTC: Tự chọn - Trò chơi “ Chim và ô tô” I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Biết tập lần lượt các đt ptc cùng cô - Trẻ biết tên vận động, biết bò liên tục trong đường hẹp - Khi bò biết phối hợp tay nọ, chân kia nhịp nhàng, tay, chân không chạm vào đường kẻ, mắt nhìn thẳng phía trước - Phát triển cơ tay, cơ chân - Phát triển ngôn ngữ, vận động cho trẻ 2. Kỹ năng - Rèn cho trẻ sự khéo léo khi bò biết phối hợp tay, chân nhịp nhàng - Rèn luyện phản xạ nhanh, khả năng chạy nhanh của trẻ. - Rèn tính tập trung và sự mạnh dạn tự tin cho trẻ . 3. Thái độ - Trẻ hứng thú khi tham gia hoạt động cùng cô và các bạn. - Biết đoàn kết với các bạn II. Chuẩn bi - Sân tập sạch se, rổ hoa, rổ đựng hoa - Ve 2 con đường hẹp dài khoảng 3m, rộng khoảng 30-35cm III. Tiến trình dạy học Hoạt động của cô * Ổn đinh tổ chức - Kiểm tra sức khỏe 1. Khởi động. - Cô cho trẻ đi vòng tròn luyện các kiểu đi:Đi thường,đi bằng. Hoạt động của trẻ. - Trẻ đi vòng tròn.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> mũi chân, gót chân, đi nhanh, đi chậm, chạy nhanh, chạy chậm dần... về 2 hàng dọc tập bài đi đều dãn hàng ngang theo tổ tập bài tập ptc 2. Trọng động. a. BTPTC . Cô cùng trẻ tập các động tác ptc 2 lần x 4 nhịp ( nhấn mạnh đt tay, chân 3 lần x4 nhịp) * ĐT 1 Tay: 2 tay đưa trước, lên cao. ( Tập 3 lần) - TTCB: Đứng tự nhiên 2 tay thả xuôi - Nhịp 1: Đưa 2 tay ra trước - Nhịp 2: Đưa 2 tay lên cao - Nhịp 3: về nhịp 1 - Nhịp 4: Về TTCB * ĐT 2 Chân: Ngồi xổm, đứng lên ( Tập 3 lần) - TTCB: đứng tự nhiên, 2 tay chống hông - Nhịp 1: Ngồi xuống - Nhịp 2: Đứng lên - Nhịp 3: Nhịp 3 về nhịp 1 - Nhịp 4: về TTCB * ĐT 3 Bụng: Đứng cúi người về trước ( Tập 2 lần) - TTCB: Đứng tự nhiên tay thả xuôi - Nhịp 1: Đưa 2 tay lên cao, lòng bàn tay hướng vào nhau - Nhịp 2: Cúi gập người về trước, tay chạm ngón chân - Nhịp 3: Về nhịp 1 - Nhịp 4: Về TTCB * ĐT 4 Bật : Bật tại chỗ ( Trẻ bật theo cô 2 lần) ( Cô chú ý sửa sai cho trẻ) b. Vận động cơ bản: “ Bò trong đường hẹp”. - Cô gt tên vận động - Cô vận động mẫu 2 lần + Lần 1 Cô không phân tích vận động + Lần 2 Cô kết hợp ptvđ: - TTCB: Cô cúi người xuống 2 tay đặt sát vạch chuẩn, khi có hiệu lệnh, cô bò phối hợp bằng bàn tay, cẳng chân nhịp nhàng theo đường hẹp, mắt nhìn thẳng về phía trước,bò thật cẩn thận để tay, chân không chạm vào đường hẹp. Khi bò tới đích cô đứng lên và cầm 1 bông hoa đi về bỏ vào rổ của mình. Sau đó đi về chỗ của mình đứng. Các con nghe rõ chưa nào? - Cô cho 2 trẻ lên làm mẫu - Cô cho 2-4 trẻ lần lượt lên tập đến hết lớp 2-3 lần ( Cô chú ý sửa sai cho trẻ). - Trẻ đi các kiểu chân, đi theo hiệu lệnh của cô - Trẻ tập theo hiệu lệnh của cô - Trẻ tập 3 lần. - Trẻ tập 3 lần. - Trẻ tập 2 lần. - Trẻ tập 2 lần - Trẻ lắng nghe. - Trẻ qs. - 2 trẻ làm mẫu - Trẻ thực hiện.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> - Củng cố: - Cô hỏi trẻ tên vđ - Trẻ trả lời và qs - Cô vận động lại 1 lần c. Trò chơi: “ Chim và ô tô” - Cô nói tên trò chơi, cách chơi: Một cô làm ô tô ( Cầm vòng giả - Trẻ lắng nghe làm tay lái), 1 cô khác và trẻ làm chim đang dạo chơi và ăn trên sàn. Bỗng ô tô đi đến kêu “ pim...pim...”. Chim chạy tránh ô tô, ô tô đi khỏi,chim trở lại ăn. Sau đó trẻ tự chơi dưới sự hướng dẫn của cô. - Cho trẻ chơi 2-3 lần - Trẻ chơi 2-3 lần 3. Kết thúc - Cô nhận xét tiết học - Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân tập 1-2 vòng CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. Quan sát có mục đích - Cho trẻ quan sát tranh cái bánh chưng hoặc bánh chưng thật 2. Trò chơi - TCHT “ Cái gì trong túi” - TCDG “ Chi chi chành chành” 3. Chơi tự do I. Mục tiêu 1. Kiến thức . - Trẻ chú ý qs và trả lời được 1 số câu hỏi của cô - Trẻ biết được ruột bánh được làm bằng gạo nếp, đỗ xanh và thịt mỡ được gói bằng lá rong xanh - Trẻ biết bánh chưng là lễ vật đặc trưng cho ngày tết cổ truyền của dân tộc ta - Trẻ biết tên trò chơi, cách chơi - Trẻ nhận biết và nói đúng tên 1 số đồ vật, đồ chơi, bánh, hoa, quả quen thuộc - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 2. Kỹ năng - Rèn cách pâ và diễn đạt đủ câu cho trẻ - Rèn cho trẻ kỹ năng qs, ghi nhớ có chủ định - Củng cố sự hiểu biết và rèn luyện ngôn ngữ cho trẻ 3. Thái độ - Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động - Biết đoàn kết với các bạn II. Chuẩn bi - Tranh hoặc bánh chưng thật - 1 số đồ dùng đồ chơi: Hoa, quả, bánh, con vật, bóng.....

<span class='text_page_counter'>(18)</span> III. Tiến trình dạy học Hoạt động của cô 1. Ổn đinh tổ chức - Cô rủ trẻ lại gần, cô đố trẻ: “ Lá rong xanh đặt dưới Nếp hoa vàng trải ra Cho đỗ rồi cho thịt Lạt mền buộc chéo hoa” (Là bánh gì?) 2. Nội dung * HĐ 1. Quan sát tranh hoặc cái bánh chưng thật. + Cô đưa tranh (bánh chưng) ra hỏi trẻ: - Đây là bánh gì? - Bánh chưng màu gì? - Bánh chưng có dạng hình gì? - Vào ngày gì thường có bánh chưng? - Các con được ăn bánh chưng chưa? - Ăn bánh chưng có ngon không? - Trong bánh có những gì? ... - Giáo dục trẻ * HĐ 2. Trò chơi + Cô gt tên trò chơi “ Cái gì trong túi” - Cô nói cách chơi: Cô cho trẻ xem lần lượt từng thứ đựng ở trong túi: cho trẻ gọi tên và nói 1 vài đặc điểm của nó. Sau đó cô đố trẻ trong túi có những đồ chơi gì? Cô lần lượt gọi từng trẻ lên, cho trẻ thò tay vào trong túi, sờ và đoán xem đó là cái gì. Mỗi khi trẻ đoán đúng đồ chơi nào thì lấy đồ chơi đó ra khỏi túi. - Cô chơi mẫu - Cho trẻ chơi 3-4 lần + Trò chơi “ Chi chi chành chành” - Cô nói tên trò chơi, cách chơi - Cho trẻ chơi 2-3 lần * HĐ 3. Chơi tự do - Cô gt 1 số trò chơi, đồ dùng đồ chơi - Cho trẻ chơi - Cô quan sát trẻ chơi CHƠI, HOẠT ĐỘNG CHIỀU. Hoạt động của trẻ - Trẻ lắng nghe và trả lời. - Trẻ quan sát - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe. - Trẻ quan sát - Trẻ chơi 3-4 lần - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi 2-3 lần - Trẻ lắng nghe và chơi.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> 1. GDPT ngôn ngữ - Dạy thơ “ Đi chợ tết” (Sưu tầm) 2. Trò chơi - TCVĐ “Bóng tròn to” - TCDG “ Chi chi chành chành” 3. Đánh giá trẻ I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Trẻ hiểu nội dung bài thơ. - Nhớ tên bài thơ - Trẻ biết trả lời 1 số câu hỏi của cô - Biết tên trò chơi, cách chơi - Phát triển ngôn ngữ, vận động cho trẻ 2. Kỹ năng - Rèn khả năng nghe hiểu lời nói, mạnh dạn, tự tin - Rèn cho trẻ trả lời 1 số câu hỏi rõ ràng, đủ câu 3. Thái độ - Trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động - Đoàn kết trong khi chơi II. Chuẩn bi - Tranh thơ ( nếu có) - 1 số đ d đ c III. Tiến trình dạy học Hoạt động của cô I. Ổn đinh tổ chức - Cô dẫn dắt gt vào bài thơ: ‘Đi chợ tết’ II. Nội dung 1. Dạy thơ: ‘Đi chợ tết’ * HĐ 1. Đọc thơ cho trẻ nghe - Cô gt tên bài, tên tg - Cô đọc mẫu cho trẻ nghe 2 lần: + Cô đọc mẫu lần 1. Nói lại tên bài, tên tg + Cô đọc mẫu lần 2.Kèm tranh minh họa + Giảng nội dung : Bố mới mua về cho bé, chiếc xe ba bánh. Bé chở búp bê, đi chơi chợ tết, bé khuyên búp bê đừng sợ, yên tâm chị đèo. Búp bê nghe thấy vậy rất yên tâm và vui sướng cùng đi chợ tết với bé. * HĐ 2. Đàm thoại về nội dung bài thơ - Cô vừa đọc bài thơ gì ?. Hoạt động của trẻ - Trẻ lắng nghe. - Trẻ trả lời.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> - Bố mua cho bé cái gì ? - Bé chở búp bê đi đâu ? - Bé khuyên búp bê điều gì ? * HĐ 3. Dạy trẻ đọc thơ - Cô cùng trẻ đọc bài thơ 3-4 lần - Cho tổ, nhóm, cá nhân trẻ đọc xen ke ( Cô chú ý sửa sai cho trẻ) - Cho trẻ đọc to - nhỏ *HĐ 4. Kết thúc - Giáo dục trẻ - Cô nhận xét tiết học 2. Trò chơi - Cô nói tên trò chơi, luật, cách chơi - Cho trẻ chơi 2-3 lần 3. Đánh giá trẻ - Cô và trẻ nêu 3 tiêu chuẩn bé ngoan - Cô nhận xét tuyên dương những trẻ ngoan - Động viên khuyến khích những trẻ chưa ngoan * Vệ sinh trả trẻ.. - Cả lớp đọc - Tổ, nhóm, cá nhân trẻ đọc - Trẻ đọc to - nhỏ - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi 2-3 lần - Trẻ lắng nghe. Thứ năm, ngày 19 tháng 01 năm 2017 * GDPT Nhận thức - NBTN Trò chuyện về hoa, quả, bánh chưng ngày tết I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Trẻ hứng thú tham gia trò chuyện cùng cô, biết trả lời 1 số câu hỏi của cô - Trẻ biết gọi tên bánh chưng, hoa, quả đặc trưng trong ngày tết không thể thiếu - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 2. Kỹ năng - Rèn cho trẻ kỹ năng qs, ghi nhớ có chủ định - Rèn cho trẻ trả lời câu hỏi rõ ràng, đủ câu 3. Thái độ - Trẻ hứng thú tham gia vào giờ học II. Chuẩn bi - Tranh về hoa,quả, bánh chưng ngày tết - 1 số đồ dùng đồ chơi, lô tô về hoa, quả III. Tiến trình dạy học.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Hoạt động của cô 1. Ổn đinh tổ chức - Cô rủ trẻ lại gần, cô cùng trẻ đàm thoại về nội dung trong bức tranh... Cho trẻ hát bài “ Sắp đến tết rồi” đi về chỗ ngồi 2. Nội dung HĐ 1. Trò chuyện với trẻ về hoa, quả, bánh chưng ngày tết - Cô hỏi trẻ: - Trong ngày tết có những hoa, quả gì? - Hoa nào đặc trưng cho ngày tết? - Những hoa, quả đó dùng để làm gì? - Bánh gì đặc trưng cho ngày tết? * Cho trẻ nhận biết và phát âm * Cô đưa tranh hoa đào, quả chuối, bánh chưng (vật thật) ra hỏi trẻ: + Đây là quả gì? ( Quả chuối) - Cô phát âm - Cả lớp phát âm - Tổ,nhóm, cá nhân trẻ phát âm - Quả chuối màu gì? Quả chuối này như thế nào? - Ăn chuối có vị gì? + Còn đây là quả gì? ( Quả bưởi) - Quả bưởi màu gì? Có dạng hình gì? + Trong ngày tết có rất nhiều hoa đẹp, nhưng hoa nào đặc trung cho ngày tết đây các con? ( hoa đào...) - Hoa đào màu gì? Cánh hoa đào to hay nhỏ? - Các con phát âm cho cô từ “ Hoa đào” nào - Cô cho cả lớp phát âm từ “ hoa đào” - Cô cho tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm từ “ Hoa đào” + Cô đưa tranh bánh trưng (Bánh thật) ra hỏi trẻ và hướng dẫn tương tự. - Ở nhà các con có bày những hoa quả này trong ngày tết không? - Ngoài hoa đào, quả bưởi, quả chuối, bánh chưng ra nhà chúng mình còn bày rất nhiều các loại hoa, quả, bánh, kẹo khác nữa đấy. Các con có thích tết đến không? - Tết đến các con được đi đâu? => Mỗi khi tết đến, mùa xuân về các con được thêm 1 tuổi mới, được ăn mặc đẹp, được đi chúc tết ông, bà và những người thân yêu của mình. Các con thấy ngày tết có vui không? Có thích không? * Cô khái quát lại các hoạt động và việc làm của ngày tết và giáo. Hoạt động của trẻ - Trẻ lại gần cô và trả lời - Trẻ hát - Trẻ trò chuyện cùng cô - Trẻ trả lời - Trẻ quan sát - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ phát âm - Tổ,nhóm,cá nhân trẻ phát âm - Trẻ trả lời. - Trẻ phát âm. - Trẻ lắng nghe và trả lời.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> dục trẻ biết trân trọng những phong tục tập quán của từng địa phương. HĐ 2. Trò chơi * Cho trẻ chơi trò chơi “ Thi xem ai nói đúng” - Cô nói tên trò chơi, cách chơi: Khi cô đưa hoa, quả, bánh nào ra thì các con nói đúng tên hoa, quả, bánh đó cho cô. - Cho trẻ chơi 2-3 lần *Kết thúc: - Cô nhận xét tiết học - Cô và trẻ cùng hát bài “Sắp đến tết rồi” ra chơi.. - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi - Trẻ hát. CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. Hoạt động có mục đích - Quan sát tranh “ Hoa đào” 2. Trò chơi - TCVĐ “ Bóng tròn to” - TCHT “ Cái gì trong túi” - TCDG “ Dung dăng dung dẻ” 3. Chơi tự do I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Trẻ nhận biết tên gọi và 1 số đặc điểm nổi bật của hoa đào - Biết trả lời 1 số câu hỏi của cô - Trẻ biết tên trò chơi, cách chơi, hứng thú chơi các trò chơi - Phát triển ngôn ngữ vận động. 2. Kỹ năng - Trẻ nói đúng từ, câu: hoa đào,cánh hoa tròn nhỏ - Phát triển khả năng qs, chú ý, ghi nhớ có chủ định 3. Thái độ - Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động - Giáo dục trẻ biết chăm sóc, bảo vệ hoa II. Chuẩn bi - Tranh hoa đào - 1 số loại hoa, quả, bánh... - 1 số đồ dùng đồ chơi III. Tiến trình dạy học Hoạt động của cô 1. Ổn đinh tổ chức - Cho trẻ đọc bài thơ “Tết đang vào nhà”. Hoạt động của trẻ - Trẻ đọc bài thơ.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> - Các con vừa đọc bài thơ gì? - Bài thơ nói về hoa gì? ... 2. Nội dung HĐ 1. Cho trẻ quan sát tranh hoa đào + Cô đưa tranh hoa đào ra hỏi trẻ: - Đây là hoa gì? - Hoa đào màu gì? (hoa đào màu đỏ) - Đây là gì của hoa? - Cánh hoa đào như thế nào? (cánh hoa tròn nhỏ) - Hoa đào nở vào dịp nào? Mùa nào? - Ở nhà các con có trồng cây đào không? - Trồng đào để làm gì? - Giáo dục trẻ chăm sóc, bảo vệ cây, không bứt lá, bẻ cành hoa => Hoa đào là loại hoa đặc trưng cho miền bắc, cứ mỗi khi tết đến mùa xuân về hoa đào nở rộ rất đẹp và dùng để trưng bày vào ngày tết HĐ 2. Trò chơi - Cô nói tên trò chơi,luật, cách chơi - Cho trẻ chơi 2-3 lần HĐ 3. Chơi tự do - Cô nói tên 1 số trò chơi, đ d đ c - Hỏi trẻ thích chơi với đồ chơi gì? trò chơi gì? cho trẻ chơi. Trẻ chơi cô quan sát bảo quát để đảm bảo an toàn cho trẻ. CHƠI, HOẠT ĐỘNG CHIỀU 1. Cho trẻ hát bài “ Sắp đến tết rồi” 2. Trò chơi - TCVĐ “ Bóng tròn to” - TCDG “Dung dăng dung dẻ” 3. Đánh giá trẻ I. Mục tiêu 1 Kiến thức - Trẻ biết tên bài hát, hứng thú học hát - Biết tên trò chơi, cách chơi - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 2. Kỹ năng - Rèn cho trẻ hát theo nhịp bài hát, hát đủ câu 3. Thái độ. - Trẻ trả lời. - Trẻ quan sát và trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi 2-3 lần.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> - Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động - Biết đoàn kết với bạn II. Chuẩn bi - 1 số đ d đ c III. Tiến trình dạy học Hoạt động của cô 1. Ổn đinh tổ chức - Cô gt thiệu tên bài, tên tg - Cô hát cho trẻ nghe 2 lần... - Cô cho trẻ hát 3-4 lần - Cho tổ, nhóm, cá nhân trẻ hát xen ke. - Cho trẻ hát to- nhỏ - Giáo dục trẻ 2. Trò chơi - Cô nói tên trò chơi, cách chơi - Cho trẻ chơi 2-3 lần 3. Đánh giá trẻ - Cô và trẻ nêu các tiêu chuẩn bé ngoan - Cô nhận xét ưu khuyết điểm của trẻ trong ngày - Cô nhận xét tuyên dương, khen ngợi những trẻ ngoan - Động viên, khuyến khích những trẻ chưa ngoan để trẻ cố gắng trong các hoạt động ngày mai -Vệ sinh trả trẻ. Hoạt động của trẻ - Trẻ lắng nghe - Cả lớp hát - Tổ, nhóm, cá nhân trẻ hát - Cả lớp hát to-nhỏ - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi - Trẻ nêu các tiêu chuẩn bé ngoan cùng cô - Trẻ lắng nghe. Thứ sáu, ngày 20 tháng 01 năm 2017 GDPT Thẩm mĩ - Hát + vđ bài “Sắp đến tết rồi” ( Hoàng Vân) - Nghe hát “ Mùa xuân” ( Hoàng Văn Yến) - Trò chơi : Ai nhanh hơn I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Trẻ nhớ tên bài hát, hiểu được nội dung bài hát - Trẻ thuộc bài hát và hát theo giai điệu bài hát - Biết hát và vận động nhịp nhàng theo nhịp bài hát - Chăm chú nghe cô hát - Phát triển ngôn ngữ và năng khiếu âm nhạc.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> 2. Kỹ năng - Rèn cho trẻ hát và vận động nhịp nhàng theo giai điệu bài hát - Rèn cho trẻ mạnh dạn, tự tin ,hứng thú tham gia vào giờ học 3. Thái độ - Trẻ yêu thích ca hát - Trẻ có ý thức tích cực tham gia vào giờ học II. Chuẩn bi - Dụng cụ âm nhạc III. Tiến trình dạy học Hoạt động của cô. Hoạt động của trẻ. 1. Ổn đinh tổ chức - Sắp đến tết rồi, mọi người đều háo hức chuẩn bị mua sắm, trang - Trẻ lắng nghe trí nhà cửa để đón chào 1 mùa xuân mới. Mỗi khi tết đến mùa xuân về, chim đua ca, hoa đua nở, vậy chúng mình hãy cùng nhau múa hát để đón tết mừng xuân nào. - Cô gt tên bài hát, tên tg - Cô cùng trẻ hát bài “ Sắp đến tết rồi” lần 1 - Trẻ hát - Hỏi trẻ tên bài, tên tg - Trẻ trả lời - Cho trẻ hát lần 2 2. Nội dung Hoạt động 1: Dạy vận động - Để bài hát hay hơn, hấp dẫn hơn khi cô kết hợp với vận động vỗ tay theo nhịp bài hát. Muốn vận động giỏi các con chú ý nhìn xem cô giáo vận động trước nhé. - Cô hát + vđ mẫu lần 1. Tay không - Cô hát + vđ mẫu lần 2 bằng dụng cụ âm nhạc, kết hợp phân tích vận động. - Cô cho cả lớp vận động 2 lần tay không - Cho trẻ vận động kết hợp với thanh gõ, sắc xô 2-3 lần - Cho tổ, nhóm,cá nhân trẻ vận động xen ke (Cô chú ý sửa sai cho trẻ) HĐ 2. Nghe hát bài: “ Mùa xuân” ( Hoàng văn Yến) - Cô gt tên bài hát, tên tg - Cô hát cho trẻ nghe lần 1. Nói lại tên bài, tên tg - Giảng nội dung - Cô hát cho trẻ nghe lần 2. Kèm vận động minh họa - Cô hát lần 3 cô khuyến khích trẻ hát cùng cô HĐ 3. Trò chơi “ Ai nhanh hơn” - Cô gt tên trò chơi, luật, cách chơi.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> - Cho trẻ chơi 2-3 lần * kết thúc - Cô nhận xét tiết học. CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. Quan sát tranh ngày tết Nguyên Đán 2. Trò chơi: - TCVĐ “ Bóng tròn to” - TCHT “ Cái gì trong túi” - TCDG “Dung dăng dung dẻ” 3. Chơi tự do I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Trẻ chú ý quan sát và biết trả lời 1 số câu hỏi của cô - Biết ý nghĩa của ngày tết và các loại bánh, kẹo, hoa quả trong ngày tết - Biết tên các trò chơi, luật, cách chơi và hứng thú chơi các trò chơi - Phát triển cơ bắp và ngôn ngữ vận động 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng qs, chú ý, ghi nhớ có chủ định - Rèn phát âm và diễn đạt đủ câu cho trẻ 3. Thái độ - Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động - Biết đoàn kết trong khi chơi II. Chuẩn bi - Tranh ngày tết nguyên đán - 1 số đồ dùng đồ chơi để chơi các trò chơi III. Tiến trình dạy học Hoạt động của cô 1. Ổn đinh tổ chức - Cho trẻ hát bài “ Sắp đến tết rồi” - Các con vừa hát bài gì? - Bài hát nói về điều gì? - Mẹ đang làm gì? - Mọi người như thế nào? - Mùa xuân nay bé đi đâu? 2. Nội dung HĐ 1.Quan sát tranh “ Ngày tết nguyên đán”. Hoạt động của trẻ - Trẻ hát - Trẻ trả lời.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> + Cô đưa tranh ra hỏi trẻ: - Bức tranh ve về ngày gì? - Trong bức tranh ve những ai? - Ai đây? (Ông, bà) - Bà đang làm gì? -Các cháu nhỏ đang làm gì? - Gia đình bạn nhỏ về thăm ai? (Ông, bà) - Các bạn nhỏ đang làm gì? - Trong không khí ngày tết còn có gì đây?... - Gd cho trẻ biết yêu thương, kính trọng ông, bà, bố, mẹ... và biết được phong tục tập quán của dân tộc HĐ 2. Trò chơi - Cô nói tên trò chơi, hỏi trẻ luật, cách chơi - Cho trẻ chơi 2-3 lần HĐ 3. Chơi tự do - Cô gt 1 số trò chơi, đồ dùng đồ chơi - Cho trẻ chơi. Cô chú ý quan sát hướng dẫn trẻ chơi CHƠI, HOẠT ĐỘNG CHIỀU 1. Ôn bài hát “ Sắp đến tết rồi” 2. Trò chơi - TCVĐ “ Bóng tròn to” - TCDG “ Dung dăng dung dẻ” 3. Đánh giá trẻ I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Trẻ thuộc bài hát, nhớ tên bài,tên tg - Biết được tên trò chơi, luật,cách chơi - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 2. Kỹ năng - Rèn cho trẻ hát rõ ràng, đủ câu - Rèn cho trẻ tính mạnh dạn,tự tin khi tham gia vào các hoạt động 3. Thái độ - Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động - Biết đoàn kết với các bạn II. Chuẩn bi - 1 số đồ dùng đồ chơi III. Tiến trình dạy học. - Trẻ quan sát - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> Hoạt động của cô 1.Ôn bài hát “ Sắp đến tết rồi” - Hỏi trẻ tên bài hát, tên tg - Cho trẻ hát 2-3 lần - Cho tổ, nhóm, cá nhân hát xen ke (Cô chú ý sửa sai cho trẻ) 2. Trò chơi - Cô nói tên trò chơi,hỏi trẻ luật, cách chơi - Cho trẻ chơi 2-3 lần 3, Đánh giá trẻ - Cho trẻ hát bài “ hoa bé ngoan” - Cô cho trẻ nêu 3 tiêu chuẩn bé ngoan - Cô nhận xét ưu khuyết điểm của trẻ trong tuần - Cô và trẻ cùng bình xét theo tổ - Cô thưởng phiếu bé ngoan cho những trẻ ngoan trong tuần - Động viên khuyến khích những trẻ chưa ngoan để trẻ cố gắng trong tuần sau * Vệ sinh trả trẻ. Hoạt động của trẻ - Trẻ trả lời - Trẻ hát - Tổ, nhóm, cá nhân trẻ hát - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi - Trẻ hát - Trẻ nêu 3 tiêu chuẩn bé ngoan - Trẻ nhận xét - Trẻ lắng nghe. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN II Nhánh 2. Mùa xuân bé đến trường.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> Từ ngày 06 tháng 02 ->10 tháng 02 năm 2017 Thể dục sáng ------@-----Tập bài “ Sắp đến tết rồi” I. Mục đích - Trẻ biết xếp hàng theo tổ, không xô đẩy nhau - Chú ý tập theo cô cả bài II. Chuẩn bi - Sân tập sạch se III. Cách tiến hành - Ổn định tổ chức - Kiểm tra sức khỏe 1. Khởi động - Cho trẻ đi thành vòng tròn, kết hợp với các kiểu đi: Đi thường, đi bằng mũi bàn chân, gót bàn chân, chạy nhanh, chạy chậm… về 2 hàng dọc tập bài đi đều,dãn hàng ngang theo tổ. 2. Trọng động - Hô hấp: hít vào thở ra. - Cô cùng trẻ tập kết hợp với lời ca bài “ Sắp đến tết rồi” 2-3 lần - Cô chú ý sửa sai cho trẻ) 3. Hồi tĩnh - Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng xung quang sân tập. Hoạt động góc ------@------.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> I. Nội dung * Góc phân vai : Chơi bán hàng * Góc xây dựng : Xếp nhà cao tầng * Góc học tập : Đọc thơ, xem tranh, nhận biết hình tròn, hình vuông * Góc nghệ thuật : Hát, nghe nhạc, tô màu, xé dán II. Mục đích -Trẻ nhận biết được các góc chơi, vai chơi, biết thể hiện hành động của vai chơi. - Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, quan sát, tô màu… - Tích cực, hứng thú tham gia vào các góc chơi, vai chơi, đoàn kết trong khi chơi. III. Chuẩn bi - Cây xanh, khối gỗ, tranh, 1 số đồ dùng, đồ chơi về các loại cây, hoa, đồ bán hàng, 1 số dụng cụ âm nhạc, sáp màu, sách vở… IV. Cách tiến hành * Ổn đinh tổ chức : Cho trẻ hát bài: « Sắp đến tết rồi »... 1. Hoạt động 1 - Hỏi trẻ :- Các con đang khám phá chủ đề gì? - Có mấy góc chơi? Là những góc nào? - Góc đó có những đ d đ c gì ? Chơi như thế nào ? - Con thích chơi ở góc nào ? 2. Hoạt động 2. Quá trình chơi - Cho trẻ về góc chơi trẻ đã đăng ký. - Cô đi quan sát, điều chỉnh các góc, nhóm chơi, vai chơi cho phù hợp. - Cô đến từng góc, nhóm chơi động viên khuyến khích trẻ chơi và hỏi trẻ : Con đang chơi gì ? Chơi như thế nào ? - Cô chú ý giúp đỡ những trẻ chưa biết chơi. 3. Hoạt động 3. Nhận xét sau khi chơi.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> - Cô đến từng góc nhóm chơi nhận xét và hỏi trẻ : - Con đang là gì ? Con làm được những gì ? Làm như thế nào ? - Cô động viên, khuyến khích trẻ và giao nhiệm vụ cho trẻ. - Cho trẻ cất đồ dùng đồ chơi vào nơi quy định.. Một số trò chơi :- TCVĐ « Bóng tròn to » - TCHT « cái gì trong túi » - TCDG « Dung dăng dung dẻ ». KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY Từ ngày 06/02-10/02/2017.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> Thứ hai, ngày 06 tháng 02 năm 2017 GDPT nhận thức: Tìm hiểu về mùa xuân I.Mục tiêu 1. Kiến thức - Trẻ biết đặc điểm của mùa xuân: Cây cối đâm chồi, này lộc,ra hoa kết quả, thời tiết có mưa xuân, mưa phùn., - Trẻ biết mùa xuân là khởi đầu của năm mới. - Phát triển ngôn ngữ, vận động cho trẻ. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát,chú ý, ghi nhớ có chủ định. - Rèn cho trẻ trả lời câu hỏi rõ ràng, đủ câu - Rèn kĩ năng phát âm 1 số từ và câu ngắn. 3. Thái độ - Trẻ hứng thú tham gia vào giờ học. - Giáo dục trẻ mặc quần, áo phù hợp với thời tiết II. Chuẩn bi - Tranh ảnh về mùa xuân. - Một số lô tô về các loại hoa quả… III. Tiến trình dạy học Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1.Ổn định tổ chức - Cô cho trẻ hát bài: “Màu hoa” - Trẻ hát - Các con vừa hát bài gì? - Trẻ trả lời các câu - Bài hát nói về những màu hoa nào? hỏi của cô * Cô cùng trẻ trò chuyện về mùa xuân + Cô hỏi trẻ: - Các con thấy thời tiết mùa xuân như thế nào? - Hay có mưa gì? - Cây cối phát triển như thế nào? - Những loại hoa nào thường nở rộ vào mùa xuân, báo hiệu mùa xuân đã về? - Mùa xuân có ngày gì đặc biệt? - Ngày tết các con được đi đâu? * Cô đưa tranh về mùa xuân cho trẻ quan sát và hỏi: - Trẻ quan sát và - Trong tranh có những gì? trả lời - Cô cho cả lớp phát âm - Cả lớp phát âm -Tổ ,nhóm, cá nhân trẻ phát âm - Tổ, nhóm, cá - Cây cối trong bức tranh như thế nào? nhân phát âm - Các con thấy thời tiết mùa xuân như thế nào?.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> (Trẻ không nói được thì cô gợi ý cho trẻ) => Mùa xuân là khởi đầu của một năm mới, mỗi khi mùa xuân về thời tiết ấm áp, hay có mưa phùn: Cây cối xanh tươi, đâm chồi nảy lộc ra hoa kết quả, con người, vạn vật đều phát triển và lớn lên… 2. Trò chơi: “Bé chọn đúng” - Cô giới thiệu tên trò chơi, luật cách chơi. - Cô cho trẻ chơi 2-3 lần. 3. Kết thúc - Cô nhận xét tiết học - Cho trẻ hát bài: “Mùa xuân đến rồi”ra chơi. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi 2-3 lần - Trẻ hát. CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. Quan sát tranh hoa hồng 2. Trò chơi - TCVĐ “ bong bóng xà phòng” ( mới) - TCDG: Dung dăng dung dẻ 3. Chơi tự do I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Trẻ biết tên gọi, đặc điểm của hoa hồng. - Trẻ biết tên trò chơi, luật, cách chơi. - Phát triển ngôn ngữ, vận động cho trẻ 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng nghe, nhìn, quan sát, ghi nhớ có chủ đích. - Rèn cho trẻ trả lời câu hỏi rõ ràng, đủ câu - Rèn luyện vận động nhón cơ chân,nhảy bật 3. Thái độ - Hứng thú tham gia giờ học. II. Chuẩn bi -Tranh hoa hồng (hoa nhựa) - Lọ đựng nước xà phòng, ống hút - Một số đồ dùng đồ chơi… III. Tiến trình dạy học Hoạt động của cô *Ổn đinh tổ chức - Cho trẻ chơi “ Trời tối, trời sáng”. Hoạt động của trẻ - Trẻ hát.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> 1. Quan sát tranh hoa hồng * Cô đưa tranh bông hoa hồng ra cho trẻ quan sát và hỏi: - Đây là hoa gì? - Cô phát âm - Cho cả lớp phát âm - Tổ, nhóm, cá nhân phát âm - Bông hoa hồng này màu gì? - Lá màu gì? - Thân màu gì? - Trên thân, cành còn có gì? => GD trẻ phải biết chăm sóc cây, không được, bứt lá, bẻ cành ngắt hoa… 2. Trò chơi * Cô giới thiệu tên trò chơi VĐ “ Bong bóng xà phòng”. Cô nói luật, cách chơi - Cách chơi: Cô nhúng ống hút vào lọ đựng nước xà phòng rồi thổi ra từ từ để bong bóng xà phòng bay ra. Cô khuyến khích trẻ nhảy bật lên cao để với lấy các quả bong bóng. ( Giọng nói của cô phải vui vẻ, hào hứng để thu hút trẻ tham gia tích cực vào trò chơi.) Ví dụ: Cô nói: A ! Quả bóng kia to quá ! Minh lấy cho cô nhanh lên... Kẻo nó rơi xuống rồi. Đây quả này, quả này này ...Ôi thích quá !... - Cô và 2-3 trẻ chơi mẫu - Cô cho trẻ chơi 2-3 lần * Trò chơi dân gian “ Dung dăng dung dẻ” - Cô nói tên trò chơi, cách chơi . - Cho trẻ chơi 2-3 lần 3. Chơi tự do - Cô giới thiệu một số trò chơi, đ d đ c cho trẻ chơi cô quan sát.. CHƠI, HOẠT ĐỘNG CHIỀU 1.Cho trẻ tập tung bắt bóng cùng cô. - Trẻ trả lời. - Trẻ quan sát và trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ phát âm - Tổ, nhóm, cá nhân phát âm - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe. - Trẻ quan sát - Trẻ chơi 2-3 lần - Trẻ lắng nghe và chơi.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> 2. Trò chơi - TCVĐ “ bong bóng xà phòng” - TCDG “Dung dăng dung dẻ” 3. Đánh giá trẻ I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Trẻ biết tung bắt bóng bằng 2 tay cùng cô - Biết tên trò chơi, cách chơi và hứng thú chơi các trò chơi 2. Kĩ năng .- Rèn cho trẻ kỹ năng tung bắt bóng bằng 2 tay - Rèn luyện vận động, nhóm cơ chân , nhảy bật 3.Thái độ - Hứng thú tham gia giờ học. II. Chuẩn bi - Quả bóng - Lọ đựng nước xà phòng, ống hút III. Tiến trình dạy học Hoạt động của cô * Ổn đinh tổ chức 1. HĐ 1 Trẻ tập tung bắt bóng cùng cô - Cô gt tên vận động - Cô cho trẻ đứng thành vòng tròn, cô đứng ở giữa, cô hướng dẫn cho trẻ cách tung bắt bóng bằng 2 tay cùng cô - Cho trẻ thực hiện 3-4 lần 2. HĐ 2 Trò chơi - Cô giới thiệu tên trò chơi, luật cách chơi - Cô cho trẻ chơi 2-3 lần 3. HĐ 3 Đánh giá trẻ - Cô nêu ra 3 tiêu chuẩn: bé chăm, bé ngoan, bé sạch - Cô nhận xét từng trẻ, tuyên dương những trẻ ngoan - Động viên khuyến khích những trẻ chưa ngoan. * Vệ sinh trả trẻ. Hoạt động của trẻ - Trẻ lắng nghe - Trẻ thực hiện cùng cô - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi - Trẻ lắng nghe. Thứ ba, ngày 07 tháng 02 năm 2017 GDPTTC -VĐCB: Tung bắt bóng cùng cô.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> - BTPTC: TC - TCVĐ: Chim và ô tô I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Trẻ biết tên vận động - Biết tung bắt bóng cùng cô - Phát triển sự phối hợp vận động và các giác quan trong vận động - trẻ biết tên trò chơi, cách chơi và hứng thú chơi các trò chơi. - Trẻ tập kĩ năng tung bóng và bắt bóng 2. Kỹ năng - Trẻ biết thực hiện đúng kỹ năng “ Tung bắt bóng cùng cô” - Rèn cho trẻ kỹ năng xếp hàng - Rèn kỹ năng khéo léo, tính tập trung và sự mạnh dạn cho trẻ - Rèn luyện phản xạ nhanh, khả năng chạy nhanh của trẻ - Giúp cơ thể trẻ khỏe mạnh. 3. Thái độ - Trẻ mạnh dạn, tự tin, hứng thú tham gia vào giờ học - Biết đoàn kết trong khi tập II. Chuẩn bi - Sân tập sạch se. - Bóng, vòng thể dục III. Tiến trình dạy học Hoạt động của cô * Ổn đinh tổ chức - Kiểm tra sức khỏe 1. Khởi động. - Bây giờ cô mời các con lên xe đi ... Cô cho trẻ luyện các kiểu đi, cô cho trẻ đi thành vòng tròn, cho trẻ đi bằng mũi bàn chân, đi thường, đi bằng gót chân, chạy chậm, chạy nhanh,đi thường, cho trẻ về 2 hàng dọc tập bài đi đều dãn hàng theo tổ để tập bài tập phát triển chung. 2. Trọng động. a. BTPTC . Cô cùng trẻ tập các động tác ptc 2 lần x 4 nhịp. Nhấn mạnh động tác tay * Động tác 1: + Tay: 2 tay đưa trước, lên cao - TTCB: Đứng tự nhiên 2 tay thả xuôi. - Nhịp 1: 2 tay đưa ra trước (lòng bàn tay sấp) - Nhịp 2: Đưa 2 tay lên cao (lòng bàn tay hướng vào nhau) - Nhip 3: Như nhịp 1. Hoạt động của trẻ. - Trẻ lắng nghe và đi các kiểu chân theo hiệu lệnh của cô. - Trẻ tập theo hiệu lệnh của cô - Tập 3 lần.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> - Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị .....(tập 3 lần) * Động tác 2: Chân: Ngồi xổm,đứng lên - TTCB: Đứng tự nhiên 2 tay trống hông - Nhịp 1: Ngồi xuống - Nhịp 2: Đứng lên - Nhịp 3: Như nhịp 1 - Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị (Tập 2 lần) * Động tác 3: Đứng cúi người về trước - TTCB: Đứng tự nhiên tay thả xuôi - Nhịp 1: 2tay đưa cao ,lòng bàn tay hướng vào nhau - Nhịp 2: Cúi gập người về trước,tay chạm ngón chân - Nhịp 3 : Như nhịp 1 - Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị (Tập 2 lần) * Động tác 4: Bật tại chỗ(trẻ bật theo cô 2lần ) (Cô chú ý sửa sai cho trẻ) b. Vận động cơ bản: “ Tung bắt bóng cùng cô” - Cô giới thiệu tên vận động - Cô vận động mẫu 2 lần: + Lần 1. Cô không phân tích vận động + Lần 2. Cô kết hợp phân tích vận động. TTCB: Cô đứng tự nhiên, 2 tay cô cầm bóng. Khi có hiệu lệnh, cô tung bóng về phía bạn nào thì bạn đó dùng 2 tay bắt lấy bóng sao cho bóng không rơi xuống đất. Sau đó dùng sức mạnh của đôi bàn tay, tung hất mạnh bóng về phía cô. Cứ như vậy lần lượt từng bạn được tung bắt bóng cùng cô. - Cô mời 2-3 trẻ lên vận động mẫu cùng cô - Cô cùng trẻ thực hiện vận động 2-3 lần - Cô chú ý sửa sai cho trẻ, động viên khuyến khích trẻ vận động - Cô hỏi lại trẻ tên vận động - Cô vận động lại 1 lần c. Trò chơi “Chim và ô tô”. - Cô nói tên trò chơi, cách chơi - Cho trẻ chơi 2-3 lần * Kết thúc : Cô nhận xét tiết học. - Tập 2 lần. - Tập 2 lần. - Trẻ lắng nghe và quan sát. - Trẻ lên vận động mẫu cùng cô - Trẻ cùng cô thực hiện. - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. Quan sát bông hoa cúc 2. Trò chơi - TCVĐ “Bong bóng xà phòng” - TCDG: Dung dăng dung dẻ 3. Chơi tự do I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Trẻ biết tên gọi, đặc điểm của hoa cúc. - Trẻ biết tên trò chơi, luật cách chơi. - Phát triển ngôn ngữ, vận động 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định. - Rèn luyện vận động nhóm cơ chân ( nhảy bật ). 3. Thái độ - Hứng thú tham gia giờ học. II. Chuẩn bi -Tranh ảnh hoa cúc - Một số đồ dùng đồ chơi III. Tiến trình dạy học Hoạt động của cô *Ổn đinh tổ chức: - Cô đố trẻ “ Hoa gì tươi thắm sắc vàng Cánh dài thường nở muộn màng vào thu” (Là hoa gì) 1. Quan sát tranh hoa cúc * Cô đưa tranh bông hoa cúc ra cho trẻ quan sát và hỏi: - Đây là hoa gì? (Hoa cúc) - Cô phát âm từ “ Hoa cúc” - Cho cả lớp phát âm - Tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm - Bông hoa cúc này màu gì? - Lá màu gì? - Thân màu gì? - Trên thân có đặc điểm gì? => GD trẻ phải biết chăm sóc cây, không được bứt lá, bẻ cành, ngắt hoa. Hoạt động của trẻ - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ quan sát và trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ phát âm - Tổ,nhóm,cá nhân phát âm - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> 2. Trò chơi - Cô giới thiệu tên trò chơi, luật cách chơi - Cô cho trẻ chơi 2-3 lần 3. Chơi tự do - Cô giới thiệu một số trò chơi, cho trẻ chơi cô quan sát.. - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi. CHƠI, HOẠT ĐỘNG CHIỀU 1. Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện “ Chiếc áo mùa xuân” ( Phương Anh) 2. Trò chơi - TCVĐ “ Bong bóng xà phòng” - TCDG “Dung dăng dung dẻ” 3. Đánh giá trẻ I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Trẻ chú ý lắng nghe cô kể chuyện - Biết trả lời 1 số câu hỏi của cô . - Biết tên trò chơi, cách chơi, hứng thú chơi - Phát triển vận động nhón cơ chân 2. Kỹ năng - Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định - Rèn luyện vận động cho trẻ - Rèn cho trẻ nói rõ ràng, đủ câu 3. Thái độ - Trẻ có ý thức tích cực tham gia vào các hoạt động II. Chuẩn bi - Tranh chuyện - Lọ đựng nước xà phòng, ống hút III. Tiến trình dạy học Hoạt động của cô 1. Ổn đinh tổ chức... 2. Nội dung HĐ 1. Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện “ Chiếc áo mùa xuân” - Cô gt tên bài, tên tg - Cô kể cho trẻ nghe 2 lần - Đàm thoại với trẻ về nội dung câu chuyện + Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? + Trong câu chuyện có những nhân vật nào?...... Hoạt động của trẻ. - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> - Cô kể cho trẻ nghe lần 3 - Giáo dục trẻ HĐ 2. Trò chơi - Cô gt tên trò chơi, luật, cách chơi - Cho trẻ chơi 2-3 lần HĐ 3. Đánh giá trẻ - Cô và trẻ nêu 3 tiêu chuẩn bé ngoan - Cô nhận xét tuyên dương những trẻ ngoan - Cô động viên khuyến khích những trẻ chưa ngoan - Vệ sinh trả trẻ. - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe và chơi - Trẻ nêu tiêu chuẩn bé ngoan cùng cô - Trẻ lắng nghe. Thứ tư, ngày 08 tháng 02 năm 2017 GDPT ngôn ngữ Kể chuyện: “ Chiếc áo mùa xuân” ( phương Anh) I.Mục tiêu 1. Kiến thức - Trẻ biết tên chuyện, tên tác giả - Hiểu nội dung câu chuyện - Biết được các nhân vật trong chuyện - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 2. Kỹ năng - Trẻ trả lời được 1 số câu hỏi của cô rõ ràng ,mạch lạc - Rèn phát âm và diễn đạt đủ câu cho trẻ. 3. Thái độ - Trẻ hứng thú tham gia vào tiết học. - Giáo dục trẻ biết yêu quý các con vật và biết được mùa xuân tươi đẹp II. Chuẩn bi - Tranh truyện minh họa.... III. Tiến trình dạy học Hoạt động của cô 1. Ổn đinh tổ chức - Cho trẻ chơi trò chơi: “Trời tối, trời sáng” - Cô đưa tranh ra và hỏi trẻ: Tranh gì?... - Bức tranh này ở trong câu chuyện nào? - Cô dẫn dắt vào bài.... Hoạt động của trẻ - Trẻ chơi - Trẻ trả lời.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> 2. Nội dung * HĐ 1. Kể chuyện - Cô giới thiệu tên bài, tên tác giả. - Cô kể lần 1 nói lại tên bài, tên tác giả. - Cô kể lần 2 kèm tranh minh họa + Giảng nội dung: Vào những ngày mùa đông lạnh cóng, thỏ mẹ, thỏ con và những con vật khác đều khoác trên mình chiếc áo trắng tinh, nhưng khi mùa xuân đến cánh đồng nở đầy ắp hoa đẹp, những con vật cũng thay cho mình 1 bộ áo mùa xuân mới rất đẹp. * HĐ 2. Đàm thoại - Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? - Trong câu chuyện có những nhân vật nào? - Thỏ mẹ và thỏ con khoác trên mình chiếc áo màu gì? - Gà gô, nhái bén, châu chấu đã thay áo mùa xuân chưa? - Ai đã chế giễu thỏ con? - Thỏ con chạy về nhà bảo thỏ mẹ như thế nào? - Thỏ mẹ nói gì với thỏ con? - Cuối cùng 2 mẹ con thỏ có mặc bộ quần áo mùa xuân mới không? ( Cô cho lớp, cá nhân trẻ trả lời). => Các con ạ! Mỗi khi mùa xuân về thời tiết ấm áp, có mưa phùn nhẹ bay, chim đua ca, trăm hoa đua nở báo hiệu mùa xuân mới đã về. Con người và vạn vật đều thay đổi màu sắc trông rất là đẹp. - Giáo dục trẻ mặc quần áo phù hợp với thời tiết... - Cô kể lần 3 cho trẻ nghe. * HĐ 3. Kết thúc - Cô nhận xét tiết học - Cho trẻ hát bài “ Ra chơi vườn hoa” đi ra ngoài.. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ trả lời, theo lớp, cá nhân. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ hát. CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. Quan sát có mục đích - Quan sát bông hoa hồng 2. Trò chơi - TCVĐ “ Bong bóng xà phòng” - TCHT “ Xé giấy, xé lá ” ( Mới) 3.Chơi tự do I. Mục tiêu.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> 1. Kiến thức - Trẻ chú ý quan sát và trả lời được 1 số câu hỏi của cô - Trẻ biết được tên gọi và 1 số đặc điểm của bông hoa - Trẻ biết tên trò chơi, cách chơi, hứng thú tham gia vào các trò chơi - Phát triển ngôn ngữ vận động - Phát triển vận động tinh khéo của bàn tay 2. Kỹ năng - Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định - Rèn cho trẻ trả lời câu hỏi rõ ràng, đủ câu - Rèn cho trẻ kỹ năng xé bằng 2 đầu ngón tay 3. Thái độ - Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động - Biết đoàn kết trong khi chơi II. Chuẩn bi - Bông hoa hồng, rổ nhựa đựng giấy hoặc cái lá - 1 số đ d đ c III. Tiến trình dạy học Hoạt động của cô 1. Ổn đinh tổ chức - Cô đố trẻ “ Thân cành có nhiều gai Hương thơm tỏa sớm mai Trắng, hồng, nhung nhiều loại Tên gọi là hoa chi” ( Là hoa gì?) 2. Nội dung * HĐ 1. Quan sát bông hoa hồng. + Cô đưa bông hoa hồng ra hỏi trẻ: - Đây là hoa gì? ( Nếu trẻ không nói được thì cô nói cho trẻ biết) - Cô phát âm từ “ Hoa hồng” - Cho cả lớp phát âm - Tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm - Các con nhìn xem bông hoa hồng màu gì? - Cánh hoa như thế nào? -Lá hoa hồng màu gì? - Đây là gì của hoa hồng? ( Cành) - Cành hoa hồng màu gì?... - Hoa hồng có mùi gì? - Giáo dục trẻ biết chăm sóc,bảo vệ cây,không được bứt lá, bẻ. Hoạt động của trẻ - Trẻ lắng nghe. - Trẻ trả lời - Trẻ qs và trả lời - Trẻ lắng nghe - Cả lớp phát âm - Tổ, nhóm,cá nhân phát âm - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> cành, ngắt hoa... * HĐ 2. Trò chơi + TCVĐ:- Cô nói tên trò chơi, luật, cách chơi - Cho trẻ chơi 2-3 lần + TCHT:- Cô giới thiệu tên trò chơi. - Cách chơi: Tay trái cô dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ cô cầm mảnh giấy, còn tay phải cô cũng dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ cầm vào mép mảnh giấy, cô xé từ trên xuống dưới thành từng dải giấy 1, cứ như vậy cô xé lùi dần sang bên trái, xé đến khi hết mảnh giấy thì cô dừng lại... -Cô làm mẫu cho trẻ xem - Cô cho trẻ xé giấy - Cô chú ý quan sát và giúp đỡ trẻ kịp thời. * HĐ 3. Chơi tự do - Cô nói tên 1 số trò chơi, đ d đ c,Cho trẻ chơi - Cô chú ý quan sát trẻ chơi. - Trẻ chơi 2-3 lần - Trẻ lắng nghe. - Trẻ quan sát - Trẻ chơi 3-4 lần - Trẻ lắng nghe và chơi. CHƠI, HOẠT ĐỘNG CHIỀU 1. Âm nhạc: - Dạy hát “Con chim hót trên cành cây” ( Trọng Bằng) - Nghe hát “ Vì sao chim hay hót” ( Hà Hải) - TC: Ai nhanh hơn 2. Trò chơi - TCDG “ Dung dăng dung dẻ” 3. Đánh giá trẻ I.Mục tiêu 1. Kiến thức - Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả. - Trẻ hát và vận động vỗ đệm theo lời bài hát - Trẻ lắng nghe cô hát và hưởng ứng hát cùng cô - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ - Trẻ biết tên trò chơi, cách chơi 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng vận động vỗ đệm theo lời bài hát cùng cô. - Rèn luyện phản ứng ngôn ngữ, vận động cho trẻ. 3. Thái độ - Trẻ hứng thú tham gia vào giờ học. - Chăm chú nghe cô hát và hưởng ứng cùng cô II. Chuẩn bi.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> - Vòng, đồ dùng đồ chơi… III. Tiến trình hoạt động Hoạt động của cô 1. Ổn đinh tổ chức - Cho trẻ chơi “ Trời tối,trời sáng” - Cô đưa tranh ra hỏi trẻ: - Tranh ve về con gì? - Con chim nó đậu ở đâu? Nó làm gì? Để biết được con chim nó hót như thế nào.hôm nay cô se dạy các con hát bài “Con chim hót trên cành cây”, do nhạc sĩ Trọng Bằng sáng tác. Bây giờ các con chú ý lắng nghe cô giáo hát nhé. Hoạt động 1: Dạy hát - Cô hát lần 1 nói lại tên bài tên tác giả - Cô hát lần 2 - Giảng nội dung :Bài hát nói về con chim đậu trên cành cây vui hót, chào chúng mình tới trường và những con bướm cũng vui lây, bay về đây đùa với hoa lá tung bay. - Cô cho cả lớp hát 3-4 lần - Cô cho tổ, nhóm, cá nhân, hát đan xen ( Cô chú ý sửa sai cho trẻ) - Cho trẻ hát to-nhỏ Hoạt động 2: Nghe hát “ Vì sao chim hay hót ” ( Hà Hải) - Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả - Cô hát cho trẻ nghe lần 1. Cô nói lại tên bài hát, tên tác giả - Giảng nội dung bài hát. - Cô hát cho trẻ nghe lần 2 kết hợp động tác minh họa - Cô hát lần 3,khuyến khích trẻ hát cùng cô Hoạt động 3: Trò chơi “Ai nhanh hơn” - Cô giới thiệu tên trò chơi, luật, cách chơi. - Cô cho trẻ chơi 2-3 lần * Kết thúc - Cô nhận xét tiết học 2. Trò chơi - Cô nói tên trò chơi, cách chơi - Cho trẻ chơi 2-3 lần 3. Đánh giá trẻ - Cô và trẻ nêu 3 tiêu chuẩn bé ngoan - Cô nhận xét tuyên dương những trẻ ngoan. Hoạt động của trẻ - Trẻ chơi - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe. - Trẻ hát - Tổ,nhóm, cá nhân trẻ hát - Trẻ hát to – nhỏ - Trẻ lắng nghe. - Trẻ hát cùng cô - trẻ lắng nghe - Trẻ chơi. - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi - Trẻ lắng nghe.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> - Động viên khuyến khích những trẻ chưa ngoan * Vệ sinh trả trẻ Thứ năm ngày 09 tháng 02 năm 2017 GDPT nhận thức LQ với toán: Ôn hình tròn – hình vuông I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Trẻ nhận biết và gọi đúng tên hình tròn, hình vuông - Trẻ pb được hình tròn, hình vuông. 2. Kỹ năng - Rèn luyện kỹ năng tri giác, quan sát bằng mắt - Rèn kĩ năng phát âm và nói đủ câu cho trẻ. 3. Thái độ - Trẻ hứng thú tham gia vào giờ học - Trẻ biết yêu quý giữ gìn đồ dùng, đồ chơi trong lớp - Trẻ biết cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định II. Chuẩn bi - Đồ dùng của cô: Hình tròn, hình vuông có màu sắc khác nhau - Mỗi trẻ một rổ nhựa đựng hình vuông, hình tròn có màu sắc khác nhau - Hộp quà đựng: Quả bóng, hộp bánh,hình tròn, hình vuông. III. Tiến trình dạy học Hoạt động của cô 1.Ổn đinh tổ chức - Cô cùng trẻ hát bài “ Con chim hót trên cành cây” Hỏi trẻ:- Các con vừa hát về con gì? - Con chim nó hót ở đâu? - Đến với lớp mình hôm nay,cô có một món quà tặng lớp mình nữa đấy.Để biết được đó là món quà gì chúng mình cùng chơi với cô trò chơi “Trời tối, trời sáng” nhé! 2.Nội dung HĐ 1. Cho trẻ ôn hình tròn,hình vuông. * Cho trẻ chơi “trời tối, trời sáng” - Cô đưa lần lượt từng món quà ra hỏi trẻ: - Trên tay cô có gì ? ( Quả bóng) - Quả bóng màu gì? - Quả bóng có dạng hình gì? - Cô cho trẻ nói: “Hình tròn”. Hoạt động của trẻ -Trẻ hát - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chơi cùng cô - Trẻ trả lời - Cả lớp nói “ Hình tròn”.

<span class='text_page_counter'>(46)</span> - Tổ, nhóm, cá nhân trẻ nói ( Với món quà khác cô hướng dẫn tương tự * Cho trẻ nhận biết hình tròn, hình vuông + Cho trẻ chọn hình theo mẫu, chọn hình theo tên gọi - Cô giơ hình nào lên thì trẻ tìm chọn hình đó giơ lên và nói tên hình: Vd: Cô giơ hình tròn lên => trẻ tìm chọn đúng hình tròn giống cô giơ lên. - Cô hỏi trẻ: đây là hình gì? - Cô và trẻ cùng nhắc lại tên hình - Hình tròn màu gì?... ( Với hình vuông cô hướng dẫn tương tự) + Cho trẻ chọn hình theo tên gọi: - Cô nói tên hình nào thì trẻ tìm chọn hình đó giơ lên và gọi tên hình... * Cho trẻ phân biệt hình tròn, hình vuông. + Cô cầm hình tròn giơ lên và hỏi trẻ: đây là hình gì? - Các con cầm hình tròn giơ lên cho cô nào? - Cô cho trẻ sờ vào hình tròn - Bây giờ các con lăn hình tròn cho cô xem nào - Các con có lăn được không? - Cô cho trẻ lăn hình tròn 2- 3 lần => Hình tròn lăn được vì đường bao quanh của nó tròn nên ta có thể lăn được về mọi phía. + Cô cầm hình vuông giơ lên và hướng dẫn tương tự * Cô khái quát lại: hình vuông không lăn được vì hình vuông có các góc cạnh, còn hình tròn lăn được vì nó tròn... Mở rộng: Ngoài những đồ dùng này ra, xq chúng mình có rất nhiều đ d đ c có dạng hình tròn như: đồng hồ, cái đĩa, cái vòng... - Đd có dạng hình vuông: khăn mặt, viên gạch nát nền.... HĐ 2. Củng cố. * Cho trẻ chơi trò chơi: “nhanh mắt,nhanh tay” - Cô gt tên trò chơi,cách chơi: Khi cô nói đến hình nào thì các con chọn hình đó giơ lên và nói tên hình. - Cô cho trẻ chơi 2-3 lần. - Cô nhận xét, khen ngợi trẻ. * Trò chơi: “ Về đúng cây của mình”. + Cô gt tên trò chơi, luật, cách chơi + Luật chơi: Ai về không đúng cây của mình phải nhảy lò cò. - Tổ, nhóm,cá nhân trẻ nói - Trẻ chọn hình giơ lên và nói tên hình. - Trẻ trả lời. - Trẻ chọn hình giơ lên và nói tên hình. - Trẻ sờ và lăn hình tròn.... - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi - Trẻ lắng nghe.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> + Cách chơi: Cô có 2 cây một cây mang ký hiệu hình tròn, một cây mang ký hiệu hình vuông.Khi chơi các con vừa đi vừa hát, khi nào nghe thấy cô nói “Về đúng cây của mình”, thì những bạn nào cầm hình tròn chạy về cây có ký hiệu hình tròn. Những bạn cầm hình vuông chạy về cây có ký hiệu hình vuông. Các con nắm được cách chơi chưa nào? - Cô cho mỗi trẻ cầm 1 hình lên chơi - Cô cho trẻ chơi 2-3 lần. - Trẻ chơi - Giáo dục trẻ - Trẻ lắng nghe * Kết thúc: Nhận xét tiết học - Cho trẻ hát bài “ Con chim hót trên cành cây” ra chơi. -Trẻ hát CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. Quan sát cây cảnh 2. Trò chơi - TCHT “ Xé giấy, xé lá” - TCDG “ Dung dăng dung dẻ” 3. Chơi tự do I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Trẻ chú ý quan sát và trả lời được 1 số câu hỏi của cô. - Trẻ nhận biết tên gọi và 1 số đặc điểm của cây cảnh - Trẻ biết tên trò chơi, luật, cách chơi. Hứng thú chơi các trò chơi - Phát triển vận động tinh khéo của bàn tay 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ đích - Rèn cách phát âm và diễn đạt đủ câu cho trẻ - Luyện cho trẻ cách xé giấy,xé lá 3. Thái độ - Trẻ hứng thú tham gia vào giờ học. II. Chuẩn bi - Chậu cây cảnh, Rổ nhựa đựng giấy ( lá) - Một số đồ dùng đồ chơi… III. Tiến trình dạy học Hoạt động của cô 1.Ổn đinh tổ chức... 2. Nội dung HĐ 1. Quan sát cây cảnh * Cô rủ trẻ lại gần cây cảnh cho trẻ quan sát và hỏi:. Hoạt động của trẻ - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> - Đây là cây gì?................. - Lá màu gì? - Thân cây màu gì? - Đây là gì của cây?... => GD trẻ phải biết chăm sóc, bảo vệ cây, không được ngắt hoa, - Trẻ lắng nghe lá, bẻ cành… HĐ 2. Trò chơi - Cô giới thiệu tên trò chơi, luật, cách chơi - Trẻ lắng nghe - Cô cho trẻ chơi 2-3 lần - Trẻ chơi HĐ 3. Chơi tự do - Cô giới thiệu một số trò chơi, cho trẻ chơi cô quan sát. CHƠI, HOẠT ĐỘNG CHIỀU 1.Cho trẻ chơi HĐ góc 2. Trò chơi: Dung dăng dung dẻ 3. Đánh giá trẻ I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Trẻ biết tên các góc chơi, đ d đ c - Biết thể hiện 1 số hành động của vai chơi… - Trẻ biết tên trò chơi, cách chơi,hứng thú chơi. - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 2. Kĩ năng - Rèn cho trẻ nói rõ ràng, đủ câu 3.Thái độ - Trẻ hứng thú tham gia vào giờ học. II. Chuẩn bi - 1 số đ d đ c ở các góc chơi III. Tiến trình dạy học Hoạt động của cô * Ổn định tổ chức - Cho trẻ hát bài: “ Lý cây xanh” 1. HĐ 1: Cho trẻ hoạt động góc - Cô hỏi trẻ có những góc chơi nào? - Góc đó có những đồ dùng đồ chơi gì? - Con thích chơi ở góc nào? - Cho trẻ về góc chơi mà trẻ đã nhận - Cô quan sát điều chỉnh các góc chơi cho phù hợp - Cô đi đến từng góc chơi, hỏi trẻ:. Hoạt động của trẻ - Trẻ hát - Trẻ trả lời - Trẻ về góc chơi của mình.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> + Con chơi góc nào đây? + Chơi như thế nào? (Cô đi quan sát, điều chỉnh giúp đỡ trẻ chơi) 2. HĐ 2: Trò chơi - Cô giới thiệu tên trò chơi, luật cách chơi - Cô cho trẻ chơi 2-3 lần 3. HĐ 3: Đánh giá trẻ - Cô nêu ra 3 tiêu chuẩn: bé chăm, bé ngoan, bé sạch. - Cô nhận xét từng trẻ, tuyên dương những trẻ ngoan và khuyến khích những trẻ chưa ngoan. - Vệ sinh trả trẻ. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi - Trẻ lắng nghe. Thứ sáu, ngày 10 tháng 02 năm 2017 GDPT thẩm mỹ Tạo hình: Tô màu hoa mùa xuân I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Trẻ biết cầm bút tô màu bông hoa - Trẻ biết được ích lợi của hoa 2. Kĩ năng - Rèn cho trẻ cách ngồi, cách cầm bút khi tô màu - Rèn kỹ năng tô màu cẩn thận khéo léo . - Rèn sự khéo léo của bàn tay, ngón tay, phát triển các vận động tinh cho trẻ. - Rèn khả năng phát âm cho trẻ khi trả lời các câu hỏi của cô. 3. Thái độ - Trẻ yêu thích, hứng thú tham gia hoạt động II. Chuẩn bi - Vở tạo hình, sáp màu - Tranh mẫu của cô III. Tiến trình dạy học Hoạt động của cô 1. Ổn đinh tổ chức - Cho trẻ hát bài “ Màu hoa” - Các con vừa hát bài gì? - Bài hát nói về những hoa màu gì? - Hoa dùng để làm gì?.... Hoạt động của trẻ -Trẻ hát - Trẻ trả lời.

<span class='text_page_counter'>(50)</span> - Cô dẫn dắt giới thiệu vào bài.... 2. Quan sát,đàm thoại mẫu * Cô đưa tranh ra cho trẻ quan sát và hỏi: - Cô có tranh gì đây? ( Bông hoa) - Bông hoa này màu gì? - Lá màu gì? *Còn bông hoa này màu gì? - Muốn bông hoa này đẹp hơn con phải làm gì? - Con tô màu gì? 3. Hướng dẫn trẻ tô - Muốn tô đẹp các con phải ngồi ngay ngắn, đầu hơi cúi và cầm bút bằng tay phải, cầm bằng 3 đầu ngón tay. Bây giờ các con chú ý nhìn xem cô tô mẫu trước nhé. Cô vừa làm, vừa hỏi trẻ: - Tay phải cô cầm gì đây? Cô cầm bút màu gì? Cô cầm bút bằng 3 đầu ngón tay, còn tay trái cô giữ vở,cô tô nhị hoa trước, xong cô tô đến cánh hoa, cô tô lần lượt từ trên xuống dưới, từ trái sang phải, cô tô đến đâu hết đến đó, tô sao cho khéo không chờm ra ngoài, cứ như vậy cô tô đến hết bông hoa. Còn lá hoa cô dùng bút màu xanh, cô cũng tô như vậy. Các con nhìn xem cô tô được bông hoa màu gì? Lá màu gì? - Bây giờ các con có muốn tô màu bông hoa giống như cô giáo không? 4.Trẻ thực hiện - Cô đi quan sát, gợi ý nhỏ với những trẻ gặp khó khăn. Khuyến khích trẻ tô màu cẩn thận và hoàn thành sản phẩm của mình. 5.Nhận xét sản phẩm - Cô cho trẻ mang sản phẩm lên trưng bày - Cô nhận xét, tuyên dương khen ngợi trẻ - Mời 3-4 trẻ lên bình chọn sản phẩm mình thích - Con thích bức tranh nào nhất? - Bức tranh nào đẹp nhất? Giống nhất? - Cô bổ xung nhận xét, sáng tạo, tuyên dương - Khuyến khích những sản phẩm chưa đẹp *Kết thúc: Cô nhận xét tiết học: - Giáo dục trẻ biết nâng niu, giữ gìn sản phẩm. - Trẻ quan sát - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ trả lời - Trẻ thực hiện - Trẻ mang sản phẩm lên trưng bày - Trẻ lắng nghe - Trẻ bình chọn tranh đẹp. - Trẻ lắng nghe. CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. Quan sát cây hoa bỏng 2. Trò chơi - TCHT “ Xé giấy, xé lá”.

<span class='text_page_counter'>(51)</span> - TCDG “ Dung dăng dung dẻ” 3. Chơi tự do I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Trẻ biết tên gọi của các cây hoa bỏng - Trẻ biết tên trò chơi, luật, cách chơi và biết chơi các trò chơi - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát và trả lời 1 số câu hỏi rõ ràng,đủ câu - Rèn cho trẻ cách cầm giấy và xé 3. Thái độ - Trẻ hứng thú tham gia vào giờ học. II. Chuẩn bi - Cây hoa bỏng - Rổ nhựa đựng giấy, lá - Một số đồ dùng đồ chơi… III. Tiến trình dạy học Hoạt động của cô 1. Ổn đinh tổ chức - Cho trẻ hát bài: “Lý cây xanh” - Các con vừa hát bài gì? - Bài hát nói về cái gì? 2. Nội dung Quan sát cây hoa bỏng * Cô đưa cây hoa bỏng ra cho trẻ quan sát và hỏi: - Đây là cây gì? - Lá màu gì? - Thân cây màu gì? - Cây hoa bỏng có đặc điểm gì? => GD trẻ phải biết chăm sóc,bảo vệ cây, không được ngắt hoa, lá, bẻ cành… 2. Trò chơi - Cô giới thiệu tên trò chơi, luật cách chơi - Cô cho trẻ chơi 2-3 lần 3. Chơi tự do - Cô giới thiệu một số trò chơi, cho trẻ chơi cô quan sát. CHƠI, HOẠT ĐỘNG CHIỀU * Cho trẻ thực hiện trong vở HĐG * TCDG “ Dung dăng dung dẻ”. Hoạt động của trẻ - Trẻ hát - Trẻ trả lời - Trẻ quan sát và trả lời. - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe và chơi.

<span class='text_page_counter'>(52)</span> * Đánh giá trẻ I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Trẻ biết cách ngồi, cách cầm bút khi tô màu - Trẻ biết thực hiện theo yêu cầu của cô - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 2. Kĩ năng - Rèn cho trẻ nói rõ ràng ,đủ câu - Rèn cho trẻ cách ngồi, cách cầm bút 3. Thái độ - Trẻ hứng thú tham gia vào giờ học. II. Chuẩn bi ……. III. Tiến trình dạy học Hoạt động của cô *Ổn đinh tổ chức - Cho trẻ hát bài: “Con chim hót trên cành cây” - Các con vừa hát bài gì? - Bài hát nói về con gì? - Con chim hót ở đâu? * Nội dung HĐ 1. Cho trẻ thực hiện trong vở HĐG - Cô gợi ý hướng dẫn cho trẻ thực hiện - Cô chú ý đến những trẻ gặp khó khăn HĐ 2. Trò chơi - Cô nói tên trò chơi, cách chơi - Cho trẻ chơi 2-3 lần HĐ 3. Cô giới thiệu về chủ đề mới cho trẻ biết HĐ 4. Đánh giá trẻ ( Nêu gương cuối tuần) - Cho trẻ hát bài “ Hoa bé ngoan” - Cô cho trẻ nêu 3 tiêu chuẩn bé ngoan - Cho trẻ nhận xét bình bầu - Cô nhận xét chung và phát phiếu bé ngoan cho trẻ - Cô động viên khuyến khích những trẻ chưa ngoan * Vệ sinh trả trẻ. Hoạt động của trẻ - Trẻ hát - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe - Trẻ thực hiện - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi - Trẻ lắng nghe - Trẻ hát - Trẻ nêu 3 tiêu chuẩn bé ngoan - Trẻ nhận xét và bình bầu - Trẻ lắng nghe.

<span class='text_page_counter'>(53)</span>

<span class='text_page_counter'>(54)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×