Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Nâng cao hiệu quả trong công tác phối hợp kê khai quản lý đất đai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.43 KB, 19 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Đất đai là tài sản quý giá, tài nguyên lớn nhất của mọi quốc gia, là tư liệu sản
xuất, hàng hóa đặc biệt, là điều kiện hàng đầu của môi trường sống, là nơi phân bố
dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng và an ninh của mọi
quốc gia. Đối với sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, đất đai là
tư liệu sản xuất quan trọng không thể thay thế. Đối với các ngành sản xuất công
nghiệp, xây dựng, vận tải …. Thì đất đai là mặt bằng , là cơ sở để tạo lập nên họat
động đó.
Biết được tầm quan trọng của đất nên từ hiến pháp cho đến các văn bản quy
phạm pháp luật về đất đai hiện hành đã khẳng định lại một cách nhất quán quan
điểm của Đảng và Nhà nước, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất
quản lý. Cùng với việc đổi mới trong quan điểm về quản lý sử dụng đất đai, Nhà
nước đã ban hành hệ thống các chính sách thuế và thu hồi đất đai bao gồm thuế sử
dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp, thu tiền sử dụng đất, …chính sách thuế và
thu đối với đất đai đã góp một phần ổn định cho ngân sách Nhà nước, đồng thời còn
là công cụ để Nhà nước để quản lý vĩ mô nền kinh tế.
Thuế là một trong những công cụ quan trọng của Nhà nước dùng để tạo nguồn
thu cho ngân sách Nhà nước, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo công bằng xã hội.
Trong chiến lược quản lý và điều tiết nền kinh tế của mỗi Quốc gia, là động lực có
thể thúc đẩy hoặc kìm hãm nền kinh tế của bất kỳ Nhà nước nào trên thế giới.
Bên cạnh đó, thuế còn thực hiện chức năng phân phối lại thu nhập xã hội đối
với những tầng lớp nhân dân có mức thu nhập thấp trong xã hội. Nó đóng góp một
phần không nhỏ trong quá trình thực hiện mục tiêu công bằng xã hội. Thuế là công
cụ luôn có tác động hỗ trợ, khuyến khích và bảo hộ nền kinh tế trong nước phát triển
ổn định có tính bền vững tương đối.
Chính sách thuế hiện nay ở nước ta, bên cạnh những thành quả to lớn đã đạt
được những năm hội nhập nền kinh tế Quốc tế vừa qua, còn bộc lộ một số nhược
điểm còn hạn chế. Một số điểm và một số chính sách pháp luật Thuế nói riêng còn
đi sau thực tế phát triển của mỗi nền kinh tế.



Vì vậy, chính sách, pháp luật cần phải liên tục có sự sửa đổi, bổ sung cho phù
hợp đối với từng giai đoạn phát triển của mỗi Nhà nước.
Ngành Thuế nước ta đã ban hành nhiều Quy trình, biện pháp thực hiện cơ bản
tốt những Luật Thuế nói riêng, hệ thống Pháp luật trong nước và Quốc tế nói chung.
Nhằm mục tiêu quản lý sát thực tế phát sinh, thực hiện thu đúng, thu đủ nguồn thu
vào Ngân sách Nhà nước.
Tuy nhiên, hệ thống Luật của nước ta hiện nay còn một số nhược điểm nên đã
tạo kẽ hở cho một số đối tượng lách Luật để trốn và tránh thuế.
Bên cạnh đó là sự phối hợp chưa được đồng bộ giữa các cơ quan chức năng
trong việc thực hiện Pháp luật.
Một ví dụ về sự chưa đồng bộ trong sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng
trong công tác quản lý đất đai .
Đây là một trong các nội dung đáng quan tâm đặt ra đối với ngành Thuế trong
công tác quản lý, mà trong thực tế sẽ nảy sinh nhiều tình huống cần nghiên cứu xử
lý. Từ những kết quả và tồn tại nêu trên tôi đã chọn tình huống “Nâng cao hiệu
quả trong công tác phối hợp kê khai quản lý đất đai ”.
Với kiến thức của bản thân còn nhiều hạn chế, nên bài Tiểu luận này sẽ không
tránh khỏi những thiếu sót cũng và có thể chưa sát xao, cụ thể và thấu tình, đạt lý.
Kính mong các Thầy, Cô giáo hết sức quan tâm đóng góp ý kiến để bài Tiểu
luận của tôi được hoàn thiện và có tính khả thi ./.

PHẦN I: MƠ TẢ TÌNH HUỐNG

2

2


Hội nghị tổng kết năm 2013, tại Chi cục thuế Thành phố U tỉnh Quảng Ninh,
đồng chí Phó Chi cục trưởng phụ trách mảng đã nêu ra tình trạng quản lý đất đai

chịu Thuế sử dụng đất nông nghiệp của thành phố U chưa thống nhất và có sự phối
kết hợp và phối kết hợp chưa đồng bộ.
Đồng chí Phó Chi cục trưởng phụ trách mảng yêu cầu Đội Kê khai - Kế toán
thuế và tin học, Đội Quản lý thuế Thu nhập cá nhân - Lệ phí trước bạ và thu khác,
phối hợp với Đội thuế liên xã, thị trấn, cùng nhau rà soát, đối chiếu lại diện tích từ
năm 2003 đến nay đã đưa ra đấu giá và cấp đất ở xen cư theo các Quyết định của
cấp có thẩm quyền nhưng chưa có đủ cơ sở Pháp luật để trừ diện tích đất chịu Thuế
sử dụng đất nông nghiệp trên Sổ bộ thuế hàng năm.
Sau khi có kết quả cụ thể, Đội Kê khai phối hợp cùng Đội Nghiệp vụ - Tuyên
truyền có trách nhiệm tổng hợp số liệu và tham mưu phương án xử lý trình Ban lãnh
đạo Chi cục Thuế để thống nhất phương án trình Uỷ ban nhân dân thị xã phê duyệt,
triển khai thực hiện và báo cáo Cục Thuế biết để hỗ trợ.
Qua công tác rà soát, đối chiếu hồ sơ đã được Cấp quyền sử dụng đất từ năm
2003 đến ngày 30/6/2011. Đây là thời gian các hộ gia đình nông dân được miễn,
giảm Thuế sử dụng đất nông nghiệp theo Nghị quyết số 15/2003/QH 11 ngày
17/6/2003 của Quốc hội; Nghị định số 129/2003/NĐ-CP ngày 03/11/2003 của Chính
phủ và Thông tư số 112/2003/TT-BTC ngày 19/11/2003 của Bộ Tài chính. Nghị
Quyết số 55/2010/QH ngày 24/11/2010 của Quốc Hội về việc miễn giảm thuế sử
dụng đất nông nghiệp; Nghị định số 20/2011/NĐ-CP ngày 23/3/2011 của Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 55/2010/QH12 ngày
24/11/2010 của Quốc hội về miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp
Số liệu diện tích đất chịu Thuế sử dụng đất nông nghiệp đã được cấp có thẩm
quyền phê duyệt kết quả đấu giá, ban hành các Quyết định giao đất ở và cấp đất xen
cư của 19 xã phường, cụ thể như sau:
Số
TT
3

Năm


Số lượng các Quyết định
giao đất ở đô thị và nông

Diện tích chịu thuế Sử dụng đất
nông nghiệp chuyển sang đất ở
3


1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012

2013

thôn
09
14
17
21
35
41
44
41
5
0
5

(m2)
96.200
112.900
114.100
210.800
245.100
287.300
310.200
125.594
41.351
0
15.021

Cộng


232

1.558.566

Toàn bộ diện tích 1.558.566 m2 tuy đã có các Quyết định giao đất ở nhưng
vẫn chưa được trừ diện tích chịu Thuế sử dụng đất nông nghiệp từ năm 2003 đến
năm 2013 của 19 xã, phường.
Lý do không thể trừ được số diện tích này khỏi Sổ bộ Thuế sử dụng đất nông
nghiệp là vì hồ sơ giao đất ở, do chính quyền các xã, Phường phối hợp với Phòng tài
nguyên và Môi trường Thành Phố thiết lập lên để trình Uỷ ban nhân dân Thành Phố
ban hành các Quyết định giao đất ở, không chỉ rõ hạng đất tính thuế. Trên các Quyết
định này chỉ ghi số tờ Bản đồ, số thửa đất và diện tích đất nông nghiệp giao làm đất
ở.
Mặt khác, toàn bộ diện tích lập Bộ Thuế sử dụng đất nông nghiệp mà Chi cục
Thuế đang lưu giữ và quản lý được thiết lập trên cơ sở số liệu đo đạc của Bản đồ đo
đạc năm 1978 (Thường được gọi là Bản đồ 299) và những Tờ khai Thuế sử dụng đất
nông nghiệp của các hộ gia đình tự kê khai năm 1990. Năm 1990 là năm ngành
Thuế được tách khỏi ngành Tài chính và trở thành một ngành độc lập, hoạt động
theo hệ thống ngành dọc từ Trung ương đến địa phương.
Số diện tích: 1.558.566 m2 đã được chuyển mục đích sử dụng làm đất ở từ
năm 2003 đến 6 tháng đầu năm 2011, khi cấp quyền sử dụng đất ở tại nông thôn, đất

4

4


ở tại đô thị lại căn cứ vào Bản đồ đo đạc năm 1999 (Thường được gọi là Bản đồ
364).
Vì vậy, xảy ra tình trạng: Cùng số tờ Bản đồ, cùng số thửa đất, cùng địa chỉ

thửa đất nhưng lại khác nhau về diện tích !
Lý do có tình trạng này là vì:
- Thứ nhất là tình trạng dồn điền, đổi thửa để tiện cho việc tập trung thâm
canh, tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân đưa cơ giới hoá vào đồng ruộng
được dễ dàng. Đây là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước nhằm cơ giới hoá nông
nghiệp, đưa sản phẩm của sản xuất nông nghiệp trở thành hàng hoá, phù hợp với
tình hình hội nhập kinh tế Quốc tế mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra mục tiêu phấn
đấu trong thời kỳ đổi mới nền kinh tế đất nước.
- Thứ hai là Sự chưa kiên quyết của chính quyền Thành Phố khi có sự thay
đổi cơ bản cơ sở pháp luật về công tác quản lý đất đai tại địa bàn Thành Phố nói
chung và cơ sở quản lý Thuế sử dụng đất nông nghiệp nói riêng. Mặc dù cơ quan
Thuế đã có công văn đề xuất về việc cần phải tổ chức kê khai lại toàn bộ diện tích
đất chịu Thuế sử dụng đất nông nghiệp sau khi có bản đồ đo đạc năm 1999.
- Thứ ba là do Chi cục Thuế Thành Phố triển khai chưa mạnh công tác kê khai
lại diện tích chịu Thuế sử dụng đất nông nghiệp khi có sự thay đổi về cơ sở pháp
luật.
- Thứ tư khi triển khai kê khai lại diện tích liên quan đến kinh phí lên thành
phố chưa có kinh phí cho công tác kê khai lại diện tích chịu Thuế sử dụng đất nông
nghiệp lên phải chờ để xin ý kiến chỉ đạo cụ thể.
Đây là một vấn đề trong công tác quản lý đất đai nói chung, trong công tác
quản lý đất chịu Thuế sử dụng đất nông nghiệp nói riêng tại thành phố mà Chi cục
Thuế thành phố phải tìm ra lời giải và đường lối cụ thể .

5

5


PHẦN II: MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
Thực tế trên đã làm cho công tác quản lý Thuế sử dụng đất nông nghiệp của

cơ quan Thuế nói riêng, trong công tác quản lý đất đai của thành phố cơ sở nói
chung từ năm 2003 cho đến nay chưa được xát sao .
Việc quản lý Thuế sử dụng đất nông nghiệp của Chi cục Thuế thành phố trên
cơ sở số liệu, hồ sơ đã lỗi thời trên cơ sở hồ sơ pháp luật cũ không còn phù hợp với
thực tế phát sinh tại địa bàn quản lý.
Mặt khác, Thuế sử dụng đất nông nghiệp của các hộ gia đình được miễn, giảm
cũng là một tác động ngược chiều dẫn đến tình trạng nêu trên. Vì chưa phải nộp thuế
thì các hộ gia đình cũng không quan tâm đến diện tích chịu thuế của chính họ có
đúng thực tế sử dụng hay không chỉ cần ban hành Quyết định miễn chung cho từng
đơn vị xã, phường là được. Và không có hộ gia đình, cá nhân nào đòi hỏi sự chính
xác đến từng thửa đất chịu thuế của từng hộ gia đình nông dân !
Bên cạnh đó còn tồn tại sự chưa hợp lý và thống nhất trong công tác phối hợp
quản lý đất chịu Thuế sử dụng đất nông nghiệp giữa cơ quan Thuế với các cơ quan
chức năng, chính quyền các xã, phường tại thành phố U.
Để giải quyết dứt điểm hiện trạng này, đúng với các quy định của pháp luật
thuế hiện hành và cần phải có sự phối hợp đồng bộ, nhất quán, quyết liệt và dứt
khoát giữa cơ quan Thuế với chính quyền các xã, phường và các cơ quan chức năng
quản lý về đất đai của thành phố.

6

6


PHẦN III: NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ
Nguyên nhân dẫn đến công tác quản lý đất chịu Thuế sử dụng đất nông
nghiệp chưa xát sao và đúng chế độ chính sách tại thành phố U là:
1. Về nguyên nhân khách quan:

Mặc dù chính sách miễn, giảm Thuế sử dụng đất nông nghiệp là một chính

sách lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm khoan sức dân, tạo điều kiện cho nông dân
và nông thôn phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng: Sản phẩm từ sản xuất
nông nghiệp phải trở thành hàng hoá có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường trong
Nước và Quốc tế. Từng bước thực hiện mục tiêu lý tưởng mà Đảng và Nhà nước đã
định ra: Dân giàu, Nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh.
Nhưng mặt trái của nó lại tạo kẽ hở để người nông dân có tính ỷ nại và các cơ
quan chức năng, chính quyền cơ sở chưa quản lý chặt chẽ.
Việc Thuế sử dụng đất nông nghiệp của các hộ gia đình được miễn, giảm
cũng là một tác động ngược chiều dẫn đến tình trạng nêu trên. Vì chưa phải nộp thuế
nên các hộ gia đình cũng không quan tâm đến diện tích chịu thuế của họ có đúng
thực tế họ sử dụng hay không.
2. Về nguyên nhân chủ quan:

Công tác tuyên truyền về pháp luật Thuế chưa thực sự đi vào cuộc sống của
người dân. Nước ta đi lên Chủ nghĩa xã hội từ một Nước thuần nông, có xuất phát
điểm thấp so với nhiều Nước trong khu vực. Trình độ dân trí còn hạn chế. Trong khi
thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế Quốc tế nhanh và sâu rộng. Công tác
tuyên truyền chính sách, pháp luật chưa phổ biến rộng thì tất yếu sẽ xảy ra tình trạng
quản lý không sát thực tế phát sinh.
Tình trạng dồn điền, đổi thửa để tiện cho việc tập trung thâm canh, tạo điều
kiện thuận lợi cho người nông dân đưa cơ giới hoá vào đồng ruộng được dễ dàng.
Đây là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước nhằm cơ giới hoá nông nghiệp, nông
thôn, đưa sản phẩm của sản xuất nông nghiệp trở thành hàng hoá, phù hợp với tình

7

7


hình hội nhập kinh tế Quốc tế mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra mục tiêu phấn đấu

trong thời kỳ đổi mới nền kinh tế đất nước.
Chính quyền thành phố chưa kiên quyết khi có sự thay đổi cơ bản cơ sở pháp
luật về công tác quản lý đất đai tại địa bàn thành phố nói chung và cơ sở quản lý
Thuế sử dụng đất nông nghiệp nói riêng. Mặc dù cơ quan Thuế đã có công văn đề
xuất về việc cần phải tổ chức kê khai lại toàn bộ diện tích đất chịu Thuế sử dụng đất
nông nghiệp sau khi có Bản đồ đo đạc năm 1999.
Cuối cùng là do việc triển khai việc kê khai lại diện tích chịu Thuế sử dụng
đất nông nghiệp khi có sự thay đổi về cơ sở pháp luật.
3. Hậu quả để lại là:

Việc quản lý thuế Sử dụng đất nông nghiệp của Chi cục Thuế thành phố trên
cơ sở số liệu, hồ sơ không cập nhật kịp thời chế độ chính sách cập nhập còn chậm.
Sau đây có hai bảng số liệu để so sánh, cụ thể như sau:
1. Số lượng đất sản xuất nông nghiệp từ năm 2003 đến 2013 chuyển thành đất
ở:

8

Số
TT

Năm

Số lượng các Quyết định
giao đất ở đô thị và nông
thôn

1
2
3

4
5
6
7
8
9
10
11

2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013

09
14
17
21
35
41
44
41
5

0
5

Diện tích chịu thuế Sử
dụng đất nông nghiệp
chuyển sang đất ở
(m2)
96.200
112.900
114.100
210.800
245.100
287.300
310.200
125.594
41.351
0
15.021

Cộng

232

1.558.566

8


2. Trong khi đó diện tích lập Bộ Thuế sử dụng đất nông nghiệp từ năm 2003
đến năm 2013 vẫn là:

TỔNG HỢP BỘ THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CÂY HÀNG NĂM,
RỪNG TRỒNG PHÂN HẠNG NĂM 2013
Đơn vị tính: DT = m2; thuế = Kg
ĐẤT TRỒNG CÂY HÀNG NĂM
Số
TT

ĐƠN VỊ
Tổng số

CỘNG

21.390

54.294.4
23

1

P.QY

721

1.257.842

2

Xã A

464


1.175.473

Hạng 2

12.042.5
42
129.
135
444.8
57
335.9
69
54.4
03
460.7
93

3

Xã B

2.126

4.086.289

4

Xã C


1.336

2.857.379

5

Xã D

1.564

4.103.683

6

Xã E

1.587

2.589.318

7

P. F

320

807.060

8.8
45


8

P. G

442

1.116.605

116200

9

P.H

967

2.715.459

10

Xã.M

947

3.142.251

16

Xã N


828

1.839.939

17

Xã L

1.431

3.590.530

18

P. I

1.748

4.973.693

19

Thuế
ghi thu

DIỆN TÍCH CHỊU THUẾ
SỐ HỘ

P.Q

Rừng
trồng
phân hạng

1

P. I

2

P. Q
TỔNG
CỘNG

9

301
18
15
3
21.408

284.5
52
1.651.8
17
2.032.8
78

1.066.556

326.00
0
250.0
00
76.0
00
54.620.4
23

12.042.5
42

Hạng 3

Hạng 4

19.281.5
30
597.
620
424.6
89
1.368.5
82
1.012.2
05
1.343.9
36
705.8
58

130.2
64
328.3
91
730.7
20
771.2
90
1.333.1
49
947.7
14
2.065.6
61
7.3
43

12.021.7
10
236.
796
273.6
59
1.605.2
44
609.4
21
1.024.0
79
1.118.1

03
208.8
57
413.0
61
861.4
96
800.9
43
222.2
38
953.2
00
812.0
72
358.4
81

19.281.5
30

326.00
0
250.0
00
76.0
00
12.347.7
10


Hạng 5

6.054.
510
151.
327
32.
268
635.
902
193.
304
605.
986
538.
172
297.
937
137.
469
463.
417
462.
179
37.
799
63.
082
291.
580


6.054.
510

Hạng 6

4.893.
931
142
.964

409.
152

1.737.781,
8
38.12
0,6
44.421,
0
123.188,
1
65.436,
8
113.845,
0
68.245,
4
17.241,
5

32.144,
1
63.154,
3
64.818,
8
68.637,
7
138.418,
0
193.814,
8
17.602,
5

4.893.
931

6.520,
0
5.000,
0
1.520,
0
1.744.301,
8

140.
592
988.

046
668.
889
227.
185
161.
157
121.
484
659.
626
1.107.
839

9


Từ thực trạng trên, đặt ra một đòi hỏi cấp thiết cần phải xử lý dứt điểm tồn tại
đó trên để sử lý kịp thời hồ sơ số liệu cho đúng và phù hợp với hiện tại.
Hiện trạng này phải được giải quyết triệt để không dẫn đến thất thu hay thu
không đúng cho ngân sách nhà nước.
Từ đó giúp cho công tác quản lý và sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả đúng
chế độ chính sách, kịp thời thay đổi hồ sơ liên quan để công tác lập bộ được chính
sác đúng chuẩn mực mà nhà nước quy định không có sai sót sẩy ra.

\
10

10



PHẦN IV: XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT
A. Phương án thứ nhất:

Căn cứ vào các quy định về Thuế sử dụng đất nông nghiệp cũng như các quy
định về pháp luật về Thuế hiện hành, Chi cục Thuế thành phố U kiên quyết đề nghị
Uỷ ban nhân dân thành phố và Cục Thuế tỉnh cấp kinh phí để thực hiện kê khai lại
toàn bộ diện tích đất chịu Thuế sử dụng đất nông nghiệp theo thực trạng từng hộ gia
đình đang sử dụng.
Để giảm bớt sai sót mà người sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tự kê khai với
chính quyền các cấp để chuyển giao số liệu cho cơ quan Thuế nhập chương trình
quản lý Thuế sử dụng đất nông nghiệp. Cơ quan Thuế cần phải đối chiếu số liệu trên
từng Tờ khai thuế Sử dụng đất nông nghiệp của từng hộ gia đình tự khai với số liệu
trên Bản đồ đo đạc mới nhất mà Cơ quan Tài nguyên – Môi trường thị xã cung cấp.
Đồng thời cơ quan Thuế phải phối hợp chặt chẽ với chính quyền các xã, thị trấn
cũng như cơ quan quản lý đất đai của thị xã để kịp thời xử lý những sai sót hoặc
chưa thống nhất giữa công dân với các cơ quan chức năng quản lý Thuế và đất đai
của thị xã.
* Về ưu điểm:

Khi triển khai phương án này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho chính người sử
dụng đất sản xuất nông nghiệp phát huy tính tự chủ trong việc tự nhận thức rõ trách
nhiệm của bản thân và gia đình, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Nhà
nước.
Chính quyền cơ sở và các cơ quan chức năng quản lý về đất đai, quản lý về
Thuế sử dụng đất nông nghiệp của thành phố gắn kết, đồng lòng thực hiện nhiệm vụ
chung dưới sự lãnh đạo của Uỷ ban nhân dân thành phố.
Số liệu các hộ gia đình tự kê khai được chính quyền cơ sở đối chiếu, rà soát
trước khi chuyển giao cho cơ quan chức năng kiểm tra và chấp nhận kết quả tự kê
khai của các hộ gia đình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.


11

11


* Về nhược điểm:

Những công chức được giao nhiệm vụ nếu thiếu tinh thần trách nhiệm, hoặc
thiếu thận trọng sẽ dẫn đến tình trạng quản lý đất chịu Thuế sử dụng đất nông nghiệp
không đúng thực tế.
Mặt khác, do trình độ nhận thức của một số cán bộ được giao nhiệm vụ tinh
thần trách nhiệm chưa cao, hoặc do một số người dân kê sai, cố ý kê khai sai diện
tích thực tế mà gia đình đang sử dụng trong sản xuất nông nghiệp.
Một trở ngại không nhỏ đối với chính quyền cơ sở và các cơ quan chức năng
quản lý đất chịu Thuế sử dụng đất nông nghiệp là:
Sau nhiều năm liên tục thực hiện chính sách “Dồn điền, đổi thửa” theo chỉ đạo
của các chính quyền cơ sở và do tự phát của một số hộ gia đình ở một vài địa bàn
các xã, phường. Hồ sơ theo dõi di biến động về đất đai chính quyền cơ sở cập nhật,
lưu giữ không đầy đủ sẽ không quản lý được số diện tích thực mà các hộ gia đình
đang sử dụng.
Việc “Dồn điền đổi thửa” theo chỉ đạo hay do tự phát nếu Phòng Tài nguyên
và Môi trường, chính quyền cơ sở bỏ qua khâu hoàn thiện thủ tục cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất hoặc chưa thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất thì xẽ dẫn đến kết quả là quản lý treo. Vì thế, cơ quan Thuế cũng không có
cơ sở để chấp nhận hay bác bỏ kết quả tự kê khai của người dân và cơ quan Thuế
cũng quản lý Thuế treo không đúng thực tế.
Cơ quan Thuế chấp nhận kết quả tự kê khai diện tích đất chịu Thuế sử dụng
đất nông nghiệp chỉ khi thống nhất được số liệu về diện tích đất chịu Thuế sử dụng
đất nông nghiệp đã mất đi (kể từ năm 2003 đến thời điểm tổng kê khai) do cấp có

thẩm quyền ra Quyết định thu hồi đất nông nghiệp và ban hành các Quyết định cấp
đất, giao đất ở tại nông thôn, tại đô thị với chính quyền cơ sở cũng như Phòng Tài
nguyên và Môi trường thành phố.
Phương án này thiếu chủ động, không khoa học và thiếu định hướng và
không hỗ trợ pháp lý kịp thời cho người sử dụng đất.

12

12


B. Phương án thứ hai:

Gần giống phương án thứ nhất, Chính quyền cơ sở in Thông báo thống nhất
thời gian và địa điểm kê khai đối với từng địa bàn thôn, xóm và khu phố. Những nơi
có trang bị hệ thống loa phát thanh thì định kỳ thời gian trong ngày phát thanh thông
báo trên hệ thống phát thanh cho người dân được biết để thực hiện.
Phương án này cũng giao quyền tự kê khai cho người sử dụng đất tự kê khai
nhưng người sử dụng đất sản xuất nông nghiệp phải tập trung đến nhà trưởng thôn,
xóm hay khu phố để đối chiếu số liệu trước khi tự kê khai.
Muốn làm tốt mục tiêu này thì trước khi triển khai đợt tổng kê khai lại diện
tích đất chịu Thuế Sử dụng đất nông nghiệp, Cơ quan Thuế nhất thiết phải trình
phương án triển khai chi tiết, cụ thể trước cuộc họp gồm:
Lãnh đạo chính quyền các xã, phường; trưởng thôn, xóm và khu phố;
Lãnh đạo và Công chức trực tiếp thực tham gia đợt kê khai của Phòng Tài
nguyên - Môi trường thị xã;
Lãnh đạo và Công chức trực tiếp thực tham gia đợt kê khai của Chi cục Thuế;
Dưới sự chủ trì của Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân thị xã.
Chi cục Thuế thành phố U phải mở một lớp tập huấn cho cán bộ Chi cục Thuế
quản lý địa bàn, uỷ nhiệm thu và các trưởng thôn, xóm về cách kê khai và có mẫu tờ

khai, hướng dẫn kê khai từng cột mục ở mặt sau của các tờ khai để tránh kê khai
nhầm lẫn làm đi làm lại nhiều lần. Đồng thời có cơ chế bồi dưỡng cho các trưởng
thôn hướng dẫn kê khai, chi tiền theo số lượng tờ khai đúng để khuyến khích người
làm việc năng suất và hiệu quả.
Sau khi các trưởng thôn, xóm đã được tập huấn phải chịu trách nhiệm về việc
hướng dẫn người sử dụng đất kê khai cũng như phải chịu trách nhiệm trước pháp
luật về số liệu mà mình hướng dẫn cho người sử dụng đất kê khai.
Cơ quan Tài nguyên - Môi trường phối hợp cùng chính quyền cơ sở và cơ
quan Thuế thống nhất cơ sở số liệu pháp lý ở từng xứ đồng, ở từng thôn, xóm, khu
phố trước khi chuyển giao số liệu cho các ông, bà trưởng thôn, xóm, khu phố làm
căn cứ pháp luật để đối chiếu và hướng dẫn người sử dụng đất kê khai tập trung tại
13

13


Nhà văn hoá của thôn, xóm hay khu phố. sử dụng đất đang thực sử dụng và đúng
quy định của pháp luật hiện hành.
Bước tiếp theo, cơ quan Thuế phải cử một số Công chức Thuế có tinh thần
trách nhiệm, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phải thông hiểu về tình hình
nông nghiệp, nông thôn của thị xã nhà để liên tục bám sát cơ sở và kịp thời uốn nắn
những sai sót trong quá trình tiển khai thực hiện cụ thể ở từng thôn, xóm, khu phố
trên địa bàn thị xã.
* Về ưu điểm:

Các cơ quan chức năng của thị xã cùng nhập cuộc, chủ động khẳng định số
liệu pháp lý, chủ động cung cấp mẫu biểu và chịu trách nhiệm về hướng dẫn nghiệp
vụ cho đội ngũ trưởng thôn, xóm và khu phố trước khi người sử dụng đất tập trung
đến một địa điểm cố định để tự kê khai theo hướng dẫn của những người có trách
nhiệm trước pháp luật.

Giảm bớt những phiền hà cho người sử dụng đất, cũng như tránh được việc
người sử dụng đất cố tình kê khai sai diện tích chịu Thuế sử dụng đất nông nghiệp
thực tế đang quản lý, sử dụng.
Hạn chế tối đa hậu quả của việc công chức thực hiện nhiệm vụ thiếu tinh thần
trách nhiệm. Nêu cao được tính giám sát đối chứng giữa các cán bộ trực tiếp tham
gia thực hiện đợt tổng kê khai.
* Về nhược điểm:

Phụ thuộc rất lớn vào mối quan hệ giữa cơ quan Thuế với cơ quan Tài
nguyên và Môi trường. Nếu mối quan giữa các cơ quan không đồng bộ hoặc công
tác phối hợp không chặt chẽ thì kết quả của đợt tổng kê khai sẽ không đạt được như
mong muốn của cơ quan Thuế.
Nếu kinh phí chi cho các trưởng thôn, xóm và khu phố không thoả đáng thì
cũng không thể mong muốn họ thực hiện nhiệm vụ được giao với hết trách nhiệm
của mình được. Hơn nữa nếu họ thực hiện nhiệm vụ được giao không vô tư, không
công minh thì kết quả đạt được cũng không thể đúng thực tế phát sinh, không thể
thấu tình đạt lý được.
14

14


PHẦN V: KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Để thực hiện thành công phương án hai phương án có tính khả thi nhất, theo
Tôi cần phải tiến hành lập kế hoạch tổ chức thực hiện các bước như sau:
Đội Kê khai - Kế toán thuế và tin học chủ trì và phối hợp với Đội Nghiệp vụ Tuyên truyền lập kế hoạch chi tiết, các bước triển khai, phương pháp giám sát, thời
gian, nhân lực để thực hiện và kinh phí dự kiến cho đợt tổng kê khai này để trình
Ban lãnh đạo Chi cục Thuế phê duyệt.
Đội Kê khai chủ động đề xuất việc chọn lựa những Công chức được tham gia
đợt tổng kê khai này trình Ban lãnh đạo Chi cục thông qua. Đồng thời đề xuất

phương án, địa điểm, thời gian phối hợp thực hiện việc rà soát, đối chiếu, thống nhất
số liệu giữa công chức của cơ quan Thuế với cơ quan Tài nguyên và Môi trường thị
xã, trưởng thôn, xóm, khu phố; cán bộ các xã, thị trấn phụ trách công tác Địa chính
Xây dựng trước khi triển khai thực hiện cụ thể ở từng địa bàn thôn, xóm, khu phố.
Sau khi hoàn tất các bước trên, Đội Kê khai rà soát lại kế hoạch lần cuối và dự
thảo tờ trình của Chi cục trình Ban lãnh đạo Uỷ ban nhân dân thành phố phê duyệt
phương án và kinh phí thực hiện.
Khi phương án được cấp có thẩm quyền thông qua và chấp nhận phê duyệt,
Đội Kê khai chủ động đề xuất với Ban lãnh đạo Chi cục cho tổ chức tại Chi cục một
buổi Tập huấn nhằm mục đích vừa trao đổi, thảo luận vừa có tính bổ sung thông tin
hữu ích lần cuối cùng cho tất cả cán bộ thuộc các cơ quan chức năng của thị xã và
các trưởng thôn, xóm, khu phố tham gia thực hiện nhiệm vụ đợt tổng kê khai này.
Trong quá trình triển khai thực hiện tại địa bàn thôn, xóm, khu phố, từng
Công chức thuế tham gia chiến dịch cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động
sáng tạo trong thực thi công vụ. Định kỳ hàng ngày báo cáo tình hình thực hiện cho
Ban lãnh đạo Chi cục được biết để kịp thời chỉ đạo, uốn nắn những sai sót.
Công chức thuế được giao nhiệm vụ đi cơ sở phải chủ động tiếp nhận hồ sơ
khai thuế của người sử dụng đất kê khai nộp cho trưởng thôn, xóm, khu phố bàn
giao cho mình vào cuối hàng ngày, đến đầu giờ làm việc của ngày hôm sau phải bàn
giao lại cho Đội Kê khai để triển khai việc cập nhật số liệu vào chương trình quản lý
Thuế tại Chi cục Thuế.
15

15


PHẦN VI: KIẾN NGHỊ
Để phương án đã được lựa chọn được triển khai, thực hiện, thực sự đi vào
cuộc sống và đạt đựoc hiệu quả tối ưu, giảm thiểu tới mức thấp nhất những nhược
điểm, những mặt trái mang tính quy luật biện chứng, Tôi xin đề xuất một số kiến

nghị cụ thể như sau:
Các cấp, các ngành phải chủ động đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục
chính sách pháp luật nói chung và chính sách pháp luật Thuế nói riêng. Để mọi công
dân nâng cao sự hiểu biết về pháp luật. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi
pháp luật và phải thực hiện bằng được khẩu hiệu để pháp luật thực sự đi vào cuộc
sống đời thường của xã hội.
Các cấp, các ngành phải coi đây là nhiệm vụ chính trị, phải vận dụng mọi biện
pháp, phương tiện có thể sử dụng để lồng ghép vào nhiệm vụ chuyên môn của cấp
mình, ngành mình.
Việc này có được thực hiện đạt kết quả tốt hay không, phụ thuộc rất lớn vào
vai trò người lãnh đạo cơ quan, đơn vị, hay còn gọi là vai trò người đứng đầu cơ
quan đơn vị theo quan điểm mới nhất của Đảng là: Tập trung, thống nhất quyền lực
vào một mối, tránh tình trạng : “Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” giữa người đứng
đầu của tổ chức Đảng với ngưòi đứng đầu về chính quyền trong từng cơ quan, đơn
vị .
Lâu nay, các cơ quan tuyên truyền, các cấp chính quyền từ trung ương đến địa
phương không ngừng hô to khẩu hiệu về công bằng dân chủ văn minh chế độ xã hội
hiện nay ở nước ta là của dân, do dân và vì dân ... cùng với các quy định pháp luật
về Quy chế dân chủ, Quy chế công khai ... nhưng thực tế ở địa bàn dân cư sinh sống
thì vẫn sống trong thực tại không để ý hay không quan tâm đến. Các thông tin cốt
yếu đáng lẽ người dân phải biết thì hầu như không quan tâm và cũng ít được biết và
ít được công khai cho biết, đặc biệt là về lĩnh vực đất đai.
Từ hiện trạng thực tế trên, vấn đề công khai diện tích thực tế sử dụng của từng
hộ gia đình, nghĩa vụ và số thuế từng người sử dụng đất phải nộp hàng năm, số thuế
theo chính sách, pháp luật từng hộ được miễn, giảm nhất thiết phải được công khai
16

16



trong các danh sách tại trụ sở UBND xã và tại Nhà văn hoá thôn, xóm, khu phố hay
nhà riêng của trưởng thôn, xóm, khu phố (nếu nơi đó chưa có Nhà văn hoá). Toàn bộ
số liệu về quyền lợi và nghĩa vụ tài chính của người dân phải được đọc công khai
nhiều lần trên các phương tiện thông tin đại chúng hiện có của từng địa phương.
Không ngừng nâng cao công tác tư tưởng, nâng cao nhận thức của đội ngũ
Công chức trong hệ thống Quản lý Nhà nước để thực sự là công bộc, là đầy tớ của
nhân dân ! ?
Lãnh đạo các cấp, các ngành phải thực sự công tâm trong việc sử dụng và
đánh giá công chức trong đơn vị mình quản lý.
Nhà nước phải có chính sách tiền lương xứng đáng, và sát thực tế cho những
người làm công, ăn lương.
Bằng mọi biện pháp thông qua những quy định pháp luật để vừa răn đe, vừa
ngăn chặn tư tưởng địa phương cục bộ, quan điểm ê kíp hiện đang tồn tại trong các
cơ quan, đơn vị từ trung ương đến địa phương.
Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa, quyền lực tập trung
trong tay Nhà nước dưới sự lãnh đạo của một Đảng duy nhất. Việc tập trung quyền
lực vào một mối trong các cơ quan, đơn vị theo quan điểm chỉ đạo mới, ngoài những
mặt tích cực thì bộc lộ mặt trái của chính sách này là dễ tạo điều kiện cho tư tưởng
cục bộ địa phương chủ nghĩa, tư tưởng gia trưởng độc đoán và dẫn đến tình trạng
lạm dụng quyền lực. Hiện tượng này sẽ làm thui chột tính tích cực, tính công tâm
của Công chức cấp dưới khi thực hiện nhiệm vụ. Và dễ dẫn đến tình trạng đánh giá
phẩm chất, năng lực thực tế của đội ngũ công chức không theo hiệu quả công tác mà
chỉ theo bằng cấp trên giấy, theo tình cảm cá nhân.

17

17


KẾT LUẬN

Đất đai đóng vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của sinh vật và loài
người trên trái đất. Đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động kinh tế xã hội, đất đai
là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế trong nông nghiệp, là yếu tố quan
trọng nhất cấu thành bất động sản và thị trường bất động sản. Đất đai còn là một
trong những bộ phận lãnh thổ của mỗi quốc gia.
Đất nông nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng nó vừa là tư liệu sản xuất
đặc biệt vừa là tư liệu lao động

Đất nông nghiệp là sản phẩm tự nhiên có trước lao động và cùng với sự
phát triển của xã hội, là điều kiện chung của lao động. Đất nông nghiệp quyết
định đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
Đất đai được coi là nguyên nhân, yếu tố vật chất chứa đựng các sự kiện tranh
chấp quyết liệt giữa các chủ thể. Hiện tượng vi phạm Luật đất đai đang diễn ra khá
phổ biến ở nhiều nơi, tạo lên dư luận xấu và bức xúc trong xã hội. Biểu hiện chủ yếu
là lấn chiếm đất công từ ít đến nhiều, từ cá nhân đơn lẻ đến có tổ chức, các hình thức
chuyển đổi, chuyển nhượng đất đai sai qui định, các hiện tượng lợi dụng chức quyền
làm sai trong việc di dời, đền bù giải phóng mặt bằng và nhiều hiện tượng khác
Tuy nhiên, cũng phải khẳng định rằng, hiện nay việc quản lý đất đai đang là
một vấn đề phức tạp, nhất là ở các trung tâm đô thị, vùng ven đô, vùng dự án và
ngay cả ở những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa cũng phát sinh những vấn đề
liên quan đến đất đai, có nơi trở thành bức xúc.
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý. Cùng với
việc đổi mới trong quan điểm về quản lý sử dụng đất đai, Nhà nước đã ban hành hệ
thống các chính sách thuế và thu hồi đất đai bao gồm thuế sử dụng đất nông nghiệp,
phi nông nghiệp, thu tiền sử dụng đất, …chính sách thuế và thu đối với đất đai đã
góp một phần ổn định cho ngân sách Nhà nước, đồng thời còn là công cụ để Nhà
nước để quản lý vĩ mô nền kinh tế.

18


18


Thuế sử dụng đất nông nghiệp có lịch sử lâu đời và luôn gắn liền với đời sống
của đại đa số người dân Việt Nam. Nó đã được lịch sử dựng Nước và giữ Nước của
dân tộc ta khẳng định vai trò cực kỳ to lớn và có ý nghĩa quyết định trong suốt quá
trình lịch sử, đặc biệt là trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống Thực dân Pháp
và chống Đế quốc Mỹ của dân tộc ta.
Trong quá trình giải quyết những vụ việc tương tự nêu trên đòi hỏi phải hết
sức thận trọng, khách quan, dân chủ, vừa đảm bảo đúng qui định của pháp luật,
nhưng cũng phải cân nhắc đến những yếu tố khách quan để giải quyết có tình, có lý
để tạo sự đồng thuận của nhân dân
Phải có sự phối hợp thống nhất giữa các ban ngành, các cơ quan với nhau
cùng nhìn về một hướng, một phía cạnh để giải quyết và phân chia công việc cho
đúng thẩm quyền đúng chính sách, đúng chức năng nhiệm vụ quyền hạn, đúng pháp
luật.
Xuất phát từ đặc thù này nên phải liên tục, thường xuyên, không ngừng:
“Nâng cao hiệu quả trong công tác phối hợp kê khai quản lý đất đai ” nói riêng và

nâng cao hiệu quả trong mọi lĩnh vực công tác nói chung phải luôn được các cấp các
ngành đặt lên là nhiệm vụ hàng đầu, phải được coi là nhiệm vụ số một của dân tộc.
Trong thời gian được học Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch kiểm tra viên thuế ,
bản thân tôi đã tiếp thu được rất nhiều điều bổ ích rất nhiều kiến thức mới, kỹ năng
mới rất bổ ích cho công việc của mình.
Vì nhận thức của bản thân có mặt còn hạn chế, kính mong các Thầy, Cô giáo
của Trường nghiệp vụ thuế hết sức quan tâm đóng góp ý kiến phê bình để bài Tiểu
luận của Tôi được hoàn thiện và có tính khả thi với thực tế hiện nay./.
Tôi xin trân trọng cảm ơn !

19


19



×