Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

De thi thu hay co dap an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.17 KB, 11 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA – MÔN HÓA ( ĐỀ SỐ 30) Câu 1. Este có công thức cấu tạo nào sau đây có mùi thơm của hoa nhài. A. CH3COOCH2C6H5. B. CH3COOCH2CH2CH(CH3)2 C. C3H7COOC2H5 D. CH3COOCH2CH(CH3)CH2CH3. Câu 2. Cacbohidrat nào sau đây không tác dụng được với H2/Ni, to. A. Mantozo. B. Glucozo. C. Fructozo D. Saccarozo. Câu 3. Cho amin có công thức cấu tạo như sau: CH3-NH-C2H5. Tên gọi theo danh pháp thay thế là: A. N-metyletanamin. B. metyletylamin. C. etylmetylamin. D. N,N-etylmetanamin. Câu 4. Một peptit E được cấu tạo bởi các -aminoaxit no có 1 nhóm –COOH và 1 nhóm NH2, trong phân tử có k gốc aminoaxit. Công thức phân tử tổng quát của peptit E là: A. CnH2n+2-kOk+1Nk ( k≥2); ( n≥4). B. CnH2n+2-kOk+1Nk ( k≥2); ( n≥3). C. CnH2n+1-kOk+1Nk ( k≥2); ( n≥4). D. CnH2n+1-kOk+1Nk ( k≥2); ( n≥3). Câu 5. Phân tử khối của một đoạn poime là 723140, hệ số polime hóa có giá trị gần đúng là 5694. Đoạn polime đó là: A. Tơ teflon. B. Tơ enang. C. Tơ lapsan. D. Tơ capron. Câu 6. Trường hợp nào sau đây kim loại bị ăn mòn điện hóa học và ăn mòn hóa học. A. Thép ngâm trong nước biển. B. Fe ngâm trong dung dịch HCl có sẵn vài giọt CuCl2. C. Cu ngâm trong dung dịch H2SO4 có lẫn vài giọt MgSO4. D. Hợp kim Fe-Al đốt cháy trong bầu khí quyển clo. Câu 7. Hỗn hợp nào sau đây tan hoàn toàn vào nước (dư) thu được dung dịch trong suốt, A. 1 mol Na và 2 mol Al. B. 1 mol Fe2(SO4)3 và 1 mol Cu. C. 1 mol Fe(NO3)2 và 1 mol AgNO3. D. 2 mol NaOH và 1 mol Cr2O3. Câu 8. Thuốc thử để nhận biết hai dung dịch: Fe(NO3)2 và FeCl2. A. dd HCl. B. dd NaOH. C. dd Ba(OH)2 D. dd Na2CO3 2+ Câu 9. Số electron lớp ngoài cùng của ion Cr . A. 12 B. 1 C. 2 D. 4 Câu 10. Tecmic là hỗn hợp dùng để hàn đường ray. Thành phần của tecmic gồm: A. Al và Fe3O4. B. Al và Cr2O3 C. Cr và Fe2O3 D. Cr và Al2O3. Câu 11. Cho 11g hỗn hợp Al, Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 đậm đặc nóng dư thì được 10,08 lít khí SO2 ( đktc). Nếu hòa tan cùng lượng hỗn hợp trên vào trong dung dịch HCl dư thì thu được x mol H2. giá trị của x. ( Al = 27, Fe = 56) A. 0,4 B. 0,3 C. 0,25 D. 0,45 Câu 12. Cho dung dịch chứa 15,13 gam alanin vào 160 ml dung dịch KOH 1M, cô cạn dung dịch sau khi kết thúc phản ứng, thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là: ( K = 39; C = 12, O = 16) A. 21,21 gam B. 20,32 gam C. 18,65 gam D. 17,76 gam Câu 13. Thủy phân hoàn toàn 0,03 mol phenyl axetat trong dung dịch chứa 0,08 mol NaOH thu được m gam muối. Giá trị m là: ( Na = 23) A. 2,64 gam B. 3,48gam C. 5,94gam D. 6,74gam Câu 14. Hỗn hợp X gồm 6,96 gam Fe3O4 và 2,43 gam Al. Nung nóng hỗn hợp X một thời gan ( hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm là 60%) được hỗn hợp rắn Y. Hòa tan hỗn hợp rắn Y trong NaOH đặc, dư thu được x mol H2. Giá trị của x là: ( Fe = 56, Al = 27) A. 0,054 B. 0,063 C. 0,042 D. 0,126 . Câu 15. Quặng manhetic là nguyên liệu được khai thác ở các hầm mỏ, có sẵn trong tự nhiên dùng để điều chế sắt. Nếu đem một mẫu quặng có khối lượng 250kg ( trong đó chứa 65% Fe3O4) để sản xuất gang chứa 2% Cacbon. Khối lượng Gang thu được là m kg ( biết hiệu suất toàn bộ quá trình điều chế đạt 85%). Giá trị của m? ( C = 12, Fe = 56) A. 34kg B. 102kg C. 100kg D. 120kg Câu 16. Để đốt cháy hoàn toàn 13,5 gam dimetylamin thì cần dùng vừa đủ V lít khí O 2 ( đktc). Giá trị của V là: ( N = 14) A. 25,2 lít B. 22,4 lít C. 50,4 lít D. 33,6 lít Câu 17. Chọn câu đúng. A. Khi đun nóng tinh bột trong kiềm loãng, dư thu được sản phẩm có khả năng tráng gương. B. Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> C. Khi thủy phân saccarozo thu được - Glucozo và  - Fructozo. D. Trong máu người có nồng độ Glucozo không đổi khoảng 2%. Câu 18. Cho các ý sau về aminoaxit. Chọn câu không đúng: A. Aminoaxit là hợp chất lưỡng tính. B. Aminoaxit là chất rắn màu trắng, tan nhiều trong nước. C. Aminoaxit tan nhiều trong nước tạo thành dung dịch trong suốt. D. Dung dịch aminoaxit có thể làm đổi màu quỳ tím. Câu 19. Sự so sánh về độ dẫn điện nào sau đây là không đúng: A. Au > Cu B. Ag > Au C. Al > Fe D. Cu > Fe Câu 20. Cho loại quặng ( không lẫn tạp chất ) nào sau đây khi tác dụng với HNO3 đặc nóng thu được hỗn hợp khí. A. Xideric. B. Xinvinit. C. Manhetic. D. Dolomit. Câu 21. Cho đồ thị sau đây.. Cho biết đồ thị trên biễu diễn thí nghiệm nào? A. Cho dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch chứa b mol ZnCl2 và a mol HCl. B. Cho dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch chứa a mol AlCl3 và b mol dung dịch HCl. C. Cho dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch chứa a mol ZnCl2 và dung dịch chứa b mol HCl. D. Cho dung dịch chứa NaOH tác dụng với dung dịch chứa a mol HCl và b mol AlCl3. Câu 22. Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4. (2) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3. (3) Cho kim loại Cu vào dung dịch FeCl3. (4) Cho kim loại Fe vào dung dịch CuCl2. (5) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch CuCl2. (6) Điện phân nóng chảy NaCl. - Sau khi kết thúc phản ứng, số thí nghiêm tạo ra đơn chất là: A. 3. Β. 6. C. 4. D. 5. Câu 23. Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng dư được dung dịch A. Dung dịch A tác dụng với dãy chất nào sau đây. A. KMnO4, HNO3, Cu, HCl, K2Cr2O7. B. Br2, KI, NaNO3, NH4Cl, Cu, BaCl2 C. K2Cr2O7, Fe, Cl2, KI, (NH4)2SO4, Cu. D. KMnO4, HNO3, Cu, KI, K2Cr2O7, KNO3 Câu 24. Cho các chất sau đây: Al, Na2CO3, NaHCO3, Cr2O3, Al(OH)3, NaCrO2, (NH4)2CO3. Số chất tác dụng được với dung dịch HCl loãng và dung dịch Ba(OH)2 loãng. A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 25. Có bao nhiêu cặp sau đây phản ứng với nhau mà thành phần chính của quặng phản ứng axit sinh ra khí. (1). Quặng dolimit + dd HCl dư (2). Quặng pirit + dung dịch HCl dư (3). Quặng Xinvinit + H2SO4 loãng dư (4). Quặng hematic nâu + H2SO4 loãng. (5). Quặng Boxit + H2SO4 đặc nóng. (6). Quặng Hematic + HNO3 đặc, nóng (7). Quặng Xideric + HCl loãng (8). Quặng manhetic + H2SO4 đặc nóng. A. 3 B.4 C. 5 D. 6 Câu 26. Cho 2,64 gam bột Mg vào dung dịch chứa 0,06 mol FeCl3 và 0,12 mol CuCl2. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là: ( Mg = 24, Fe = 56, Cu = 64) A. 4,64gam B. 5,12gam C. 6,56gam D. 7,04gam Câu 27. m kg triolein làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 1920gam Brom. Mặc khác nếu thủy phân hoàn toàn m kg triolein bằng dung dịch KOH thì thu được x kg xà phòng. Giá trị của x? ( K = 39, Br = 80) A. 3,840kg B. 3,648kg C. 3,392kg D. 3,864kg.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Câu 28. Hòa tan hoàn toàn 12,15 gam Al vào trong m gam dung dịch HNO3 loãng nồng nồng độ 20% sau phản ứng thu được khí NO ( khí duy nhất) thoát ra và m gam dung dịch A ( chỉ gồm muối nitrat). Giá trị gần đúng của m là: ( Al = 27, N = 14) A. 563 B. 565 C. 438 D. 435 Câu 29. Đốt cháy hoàn toàn 3,44 gam một este (E) đơn chức thì cần vừa đủ 4,032 lít O2 ( đktc) thu được 7,04 gam CO2. Thủy phân hoàn toàn 1,72 gam E, đem sản phẩm tráng gương thu được 8,64gam kim loại Ag. Số đồng phân cấu tạo của E thõa các điều kiện trên là: ( Ag = 108) A. 2 B. 3 C. 4 D. 1 Câu 30. Cho 1 mol chất X ( X là các chất A, B, C, D) phản ứng với dung dịch NaOH dư ( số mol NaOH phản ứng tối đa là a mol) thu được sản phẩm Y. Đem toàn bộ sản phẩm Y tráng gương với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được tối đa b mol Ag ta thu được được bảng như sau.( Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các điều kiện phản ứng là có đủ) chất X (a):số mol NaOH (b):số mol Ag A 1 mol 4 mol B 2 mol 2 mol C 1 mol 2 mol D 2 mol 4 mol Các chất A, B, C, D lần lượt là: A. (A): HCOOCH2CH=CH2, (B): C6H5COOCH=CH2, (C): C2H5COOCH3, (D): (HCOO)2C2H4 B. (A): HCOOCH=CHCH3 , (B): HCOOC6H5 ; (C): HCC-COO-CH=CH2, (D): OHC-CHO. C. (A): HCOOCH=CH2 , (B): HCOOC6H5 , (C): CH3COOCH=CH2; (D), (CH3COO)2CH2. D. (A): OHC-COOCH=CH2 , (B): HCOOCH3 , (C): HCC-COO-CH=CH2 ; (D): (COOCH=CH2)2. Câu 31. Hỗn hợp X chứa một anken và ba amin no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 4,55 gam X cần dùng vừa đủ V lít khí O2 (đktc). Sản phẩm cháy thu được có chứa 0,784 lít khí N2 (đktc). Giá trị của V là: A. 9,24 B. 8,96 C. 11,2 D. 6,72 Câu 32. Cho 30,1 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, đun nóng và khuấy đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch 1,68 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc), dung dịch Y và còn dư 0,7 gam kim loại. Cô cạn dung dịch Y, khối lượng muối khan thu được là: A. 75,75 gam B. 89,7 gam C. 54,45 gam D. 68,55 gam Câu 33: Điện phân dung dịch chứa 0,15 mol Fe(NO3)3; 0,25 mol Cu(NO3)2 với điện cực trơ cường độ dòng điện 2,68A trong 8 giờ thu được dung dịch X. Lấy dung dịch X ra khỏi bình điện phân và để yên cho đến khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và có khí NO thoát ra. Dung dịch Y có thể hòa tan tối đa bao nhiêu gam Cu? (biết NO là sản phẩm khử duy nhất của các phản ứng trên). A. 19,20 B. 16,40 C. 17,20 D. 17,60 Câu 34: Cho các thí nghiệm sau: (1) Nung hỗn hợp Cu + Cu(NO3)2 trong bình kín. (2) Cho Cu vào dung dịch AgNO3. (3) Cho Cu vào dung dịch Fe(NO3)3. (4) Cho Cu vào dung dịch Cu(NO3)2 + HCl. (5) Cho Cu vào dung dịch AlCl3. (6) Cho Cu vào dung dịch H2SO4 đặc nguội. Số trường hợp Cu bị oxy hóa là: A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. Câu 35. Cho các phát biểu sau: (a). Tơ lapsan được điều chế bằng phương pháp trùng ngưng. (b). Thủy phân benzylaxetat trong kiềm loãng dư thu được hỗn hợp muối. (c). Zn nhúng vào dung dịch HCl, có sẵn vài giọt MgSO4. Zn chỉ bị ăn mòn hóa học. (d). Glucozo và Fructozo khi tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường thu được 1 sản phẩm giống nhau. (e). Trong phân tử axit glutamic có tông số nguyên tử là 19. (f). Số đồng phân aminoaxit có công thức phân tử C3H7O2N là 4. (g). Các chất béo đều là chất lỏng ở điều kiện thường. Số phát biểu không đúng: A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 36. Cho sơ đồ phản ứng hóa học sau (theo đúng hệ số tỷ lượng) t0 t0 (1) X + 2NaOH   Y + CH3CHO + H2O; (2) Yrắn + 2NaOHrắn   C2H6 + 2Na2CO3..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Phát biểu nào sau đây sai: A. X là hợp chất tạp chức. B. X có khả năng cộng Br2 theo tỷ lệ 1 : 1. C. X có 8 nguyên tử H trong phân tử. D. X có thể được diều chế từ axit và ancol tương ứng. Câu 37. Khi cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch X chứa HCl và Al2(SO4)3 , kết quả đồ thị như sau:. Nếu rót vào dung dịch X ở trên 500ml dung dịch Ba(OH)2 2M. Khối lượng kết tủa thu được là: A. 208,55g B. 229,35gam C. 226,75gam D. 215.6gam Câu 38. Cho m gam hỗn hợp X gồm sắt và các oxit sắt vào dung dịch HCl loãng dư thu được a mol H2 và dung dịch có chứa 41,91 gam FeCl2. Mặt khác, hòa tan hết m gam X trên trong dung dịch chứa 1,6 mol ΗΝO3 thu được dung dịch Y (không chứa ion NH4+ ) và hỗn hợp khí Z gồm 0,15 mol NO và 0,08 mol NO2. Cho từ từ 440 ml dung dịch NaOH 1M vào Y thu được 10,7 gam một kết tủa duy nhất. Giá trị của a là: A. 0,10 B. 0,08 C. 0,12 D. 0,14 Câu 39: Hỗn hợp X chứa hai este mạch hở (thuần chức, no). Thủy phân hoàn toàn 18,72 gam X bằng NaOH (vừa đủ) thu được m gam hỗn hợp hai muối của hai axit đồng đẳng liên tiếp và a mol hỗn hợp hai ancol ( hỗn hợp 2 ancol Y). Đốt cháy hoàn toàn a mol ancol trên cần vừa đủ 0,34 mol O2, sản phẩm cháy thu được chứa 0,28 mol CO2. Mặt khác, cho toàn bộ Y vào bình đựng Na dư thu được 14,8 gam muối. Giá trị của m: A. 19,06 gam B. 23,25 gam C. 18,08 gam D. 21,28 gam Câu 40. X là tripeptit, Y là tetrapeptit và Z là hợp chất có CTPT là C4H9NO4 (đều mạch hở). Cho 0,19 mol hỗn hợp E chứa X, Y, Z tác dụng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,56 mol NaOH (vừa đủ). Sau phản ứng thu được 0,08 mol ancol đơn chức; dung dịch T chứa 3 muối trong đó có muối của Ala và muối của một axit hữu cơ no, đơn chức, mạch hở với tổng khối lượng là 54,1 gam. Phần trăm khối lượng của X trong E là: A. 23,04% B. 21,72% C. 28,07% D. 25,72%. 1A 2D 3A 4A. 6B 7B 8A 9A. ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ - Đề số 30 11A 16A 21C 26B 12A 17B 22C 27A 13C 18B 23D 28A 14B 19A 24D 29D. 31A 32A 33A 34C. 36D 37A 38A 39D.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 5B. 10A. 15B. 20A. 25B. 30C. 35B. 40A. Câu 1. Chọn A. Este : Benzylaxetat (CH3COOCH2C6H5) có mùi hoa nhài. Các em chú ý một số este có mùi thơm có trong sách giáo khoa: + Etyl butyrat: (C3H7COOC2H5) có mùi dứa. + isoamylaxetat: (CH3COOCH2CH2CH(CH3)2) có mùi chuối chín. + etyl isovalerat : (CH3)2CH2CH2COOC2H5 : có mùi táo. + Geranyl axetat : có mùi hoa hồng. Câu 2. Chọn D. Glucozo, Fructozo cộng hidro cho sản phẩm giống nhau là sobitol. Mantozo còn 1 nhóm CHO ( ở dạng mạch hở) nên cộng được H2. Saccarozo không có dạng mạch hở, không có nhóm CHO nên không cộng được H 2. Câu 5. Chọn B. M mắc xích = 723140 : 5694 = 127 A. Tơ teflon : (F2C-CF2)n . Mmắc xích = 100 B. Tơ enang : ( HN-(CH2)6CO-)n Mmắc xích = 127 C. Tơ lapsan: ( -O-C2H4-OOC-C6H4-CO-)n Mmắc xích = 192 D. Tơ capron: ( HN-(CH2)5CO-)n Mmắc xích = 113 Câu 6. Chọn B. Khi cho Fe vào trong dung dịch HCl có sẵn vào giọt CuCl2 Phản ứng đầu tiên xảy ra là: Fe + CuCl2  FeCl2 + Cu . Quá trình này là quá trình ăn mòn hóa học. electron chuyển trực tiếp từ Fe sang Cu2+. Cu bám vào thanh Fe tạo hai điện cực Fe, Cu và cùng đặt trong môi trường điện li là muối FeCl 2, HCl nên Fe tiếp tục bị ăn mòn theo kiểu điện hóa học. A. Thép ngâm trong nước biển: chỉ có quá trình ăn mòn điện hóa học. C. Cu khi ngâm trong trong dung dịch H2SO4 có vài giọt MgSO4. Cu không bị ăn mòn. D. Fe, Al cháy trong bầu khí quyển clo chỉ là ăn mòn hóa học. Câu 7. Chọn B. A. Na + H2O  NaOH + ½ H2. NaOH + Al + H2O  NaAlO2 + 3/2H2. 1 mol Na tạo ta 1 mol NaOH, 1 mol NaOH chỉ hòa tan tối đa 1 mol Al  còn 1 mol Al không tan. B. Fe2(SO4)3 + Cu  2FeSO4 + Cu Phản ứng trên xảy ra với tỉ lệ mol 1:1 nên Cu bị tan hoàn toàn với dd chứa 1 mol Fe 2(SO4)3 C. Fe(NO3)2 + AgNO3  Fe(NO3)3 + Ag Phản ứng tạo ra kim loại Ag không tan. D. NaOH tan trong nước tạo thành dung dịch NaOH. Cr2O3 không tan trong NaOH khi không đun nóng. Câu 8. Chọn A. A. Dùng dung dịch HCl. Sẽ nhận biết được muối Fe(NO3)2 ( dung dịch chuyển sang màu đỏ nâu và thoát ra khí không màu hóa nâu ngoài không khí). 3Fe2+ + 4H+ + NO3-  3Fe3+ + NO + 2H2O 2NO + O2  2NO2 B, C: tạo tủa Fe(OH)2 ở hai dung dịch. D. Tạo tủa FeCO3 ở hai dung dịch. Câu 9. Chọn A. Cấu hình electron của Cr : 1s22s22p63s23p63d54s1. Cấu hình electron của Cr2+ : 1s22s22p6 3s23p63d4. 12e Câu 10. Chọn A. Tecmic là hỗn hợp của Al và các oxit sắt. Từ ứng dụng của phản ứng nhiệt nhôm. 8Al + 3Fe3O4  4Al2O3 + 9Fe Sắt tạo ra ở dạng nóng chảy sẽ tạo mối nối ở các đường ray. Vì vậy hh tecmic dùng để hàn đường ray. Câu 11. Chọn A. Gọi a, b là mol Al và Fe. Khi cho tác dụng với H2SO4 đặc nóng thu được khí SO2 27a + 56b = 11 a = 0,2 3a + 3b = 2.0,45 b = 0,1 Khi cho tác dụng với H2SO4 loãng dư. 3a + 2b = 2nH2  nH2 = 0,4 Câu 12. Chọn A. mol alanin = 0,17 mol ; mol KOH = 0,16 mol CH3 – CH – COOH + KOH  CH3 – CH – COOK + H2O.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> NH2 NH2 0,17 mol 0,16 mol 0.16 mol Lưu ý: Khi cô cạn chất rắn gồm muối và aminoaxit còn dư. mrắn = 15,13 + 0,16.56 – 0,16.18 = 21,21g Câu 13. Chọn C. CH3COOC6H5 + 2NaOH  CH3COONa + C6H5ONa + H2O 0,03 0,06 0,03 mmuối = 136.0,03 + 0,06.40 – 0.03.18 = 5,94g Câu 14. Chọn B. mol Fe3O4 = 6,96/232 = 0,03 ; nAl = 0,09 mol Ta thấy (0,03:3) < (0,09: 8) nên hiệu suất tính theo Fe3O4 nFe3O4 pứ = 0,03.0,6 = 0,018 3Fe3O4 + 8Al  4Al2O3 + 9Fe 0,03 0,09 0,018 0,048 0,024 0,064 0,012 0,042 0,024 0,064 Khi cho hỗn hợp rắn sau tác dụng với NaOH dư thì Al phản ứng sinh ra H2. Al + NaOH + H2O  NaAlO2 + 3/2H2 0,042  0,063 Câu 15. Chọn B. mFe3O4 nguyên chất = 250.0,65 = 162,5 kg  mFe = (162,5/232).3.56 = 117,672 kg  mgang = 117,672.(100/98).0,85 = 102 kg Câu 16. Chọn A. Công thức phân tử của dimetylamin : C2H7N ; mol amin = 0,3 C2H7N + 3,75O2  2CO2 + 3,5 H2O + 0,5N2 0,3 1,125  VO2 = 1,125.22,4 = 25,2 lít Câu 17. Chọn B. A. Sai vì tinh bột không bị thủy phân trong kiềm ( chỉ bị thủy phân trong môi trường axit hoặc enzim) C. Thủy phân saccarozo thu được - Glucozo và  - Fructozo. D. Sai trong máu người có nồng độ Glucozo không đổi 0,1% Câu 18. Chọn B. B sai vì aminoaxit là chất rắn không màu. Câu 19. Chọn A. Nhớ thứ tự độ dẫn điện giảm dần ( theo sách giáo khoa) : Ag > Cu > Au > Al > Fe Câu 20. Chọn A. Ghi nhớ: Quặng xideric FeCO3 ; quặng xinvinit: NaCl, KCl ; Quặng Manhetic : Fe3O4; Quặng dolomit: MgCO3, CaCO3 A. Sinh ta hỗn hợp khí là NO2 và CO2. B. Sinh ra 1 khí HCl C. Sinh ra 1 khí là NO2. D. Sinh ra 1 khí CO2 Câu 22. Chọn C. Thí nghiệm tạo ra đơn chất là: (1). Tạo ra H2 ( Na + H2O  NaOH + 1/2H2) (2). Tạo ra Ag (Fe(NO3)2 + AgNO3  Fe(NO3)3 + Ag) (4). Tạo ra Cu ( Fe + CuCl2  FeCl2 + Cu). (6). Tạo ra Na, Cl2 ( 2NaCl  2Na + Cl2) Câu 23. Chọn D. Fe3O4 + 4H2SO4 dư  FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O Dung dịch A lúc sau gồm: FeSO4, Fe2(SO4)3, H2SO4 dư. A. HCl không tác dụng với dung dịch A. B. NH4Cl không tác dụng với dung dịch A. C. (NH4)2SO4 không tác dụng với dung dịch A. Các phản ứng có trong câu 23. (1). KMnO4. 5Fe2+ + MnO4- + 8H+  5Fe3+ + Mn2+ + 4H2O (2). HNO3 3Fe2+ + 4H+ + NO3-  3Fe3+ + NO + 2H2O (3). Cu 2Fe3+ + Cu  2Fe2+ + Cu2+ (4). K2Cr2O7 6Fe2+ + Cr2O7- + 14H+  6Fe3+ + 2Cr3+ + 7H2O.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> (5). Br2 (6). KI (7). NaNO3 (8). BaCl2 (9). Fe. 2Fe2+ + Br2  2Fe3+ + 2Br2Fe3+ + 2I-  2Fe2+ + I2 3Fe2+ + 4H+ + NO3-  3Fe3+ + NO + 2H2O Ba2+ + SO42-  BaSO4 2Fe3+ + Fe  3Fe2+ Fe + 2H+  Fe2+ + H2 2Fe2+ + Cl2  2Fe3+ + 2Cl-. (10). Cl2 Câu 24. Chọn D. Các chất vửa tác dụng với dung dịch HCl loãng và Ba(OH)2 loãng là: Al, Na2CO3, NaHCO3, Al(OH)3, (NH4)2CO3. 2Al + 6HCl  2AlCl3 + 3H2 2Al + Ba(OH)2 + 3H2O  Ba(AlO2)2 + 3H2 Na2CO3 + 2HCl  2NaCl + CO2 + H2O Na2CO3 + Ba(OH)2  BaCO3 + 2NaOH NaHCO3 + HCl  NaCl + CO2 + H2O 2NaHCO3 + Ba(OH)2  BaCO3 + Na2CO3 + 2H2O Al(OH)3 + 3HCl  AlCl3 + 3H2O 2Al(OH)3 + Ba(OH)2  Ba(AlO2)2 + 4H2O (NH4)2CO3 + 2HCl  2NH4Cl + CO2 + H2O (NH4)2CO3 + Ba(OH)2  BaCO3 + 2NH3 + 2H2O Câu 25. Chọn B. (1). Quặng dolomit MgCO3.CaCO3 + 4HCl  MgCl2 + CaCl2 + 2CO2 + 2H2O (2). Quặng pirit FeS2 + 2HCl  FeCl2 + S + H2S (7). Quặng xideric FeCO3 + 2HCl  FeCl2 + CO2 + H2O (8). Quặng manhetic 2Fe3O4 + 10H2SO4 đặc, nóng  3Fe2(SO4)3 + SO2 + 10H2O (3). Quặng xinvinit NaCl, KCl ( không phản ứng với H2SO4 loãng) (4). Quặng hematic nâu Fe2O3.nH2O có phản ứng với H2SO4 loãng nhưng không sinh ra khí. (5). Quặng boxit Al2O3 có phản ứng với H2SO4 đặc nóng, nhưng không sinh ra khí. (6). Quặng hematic Fe2O3 có phản ứng với HNO3 đặc nóng nhưng không sinh ra khí. Câu 26. Chọn B. mol Mg = 0,11 mol Mg + 2FeCl3  MgCl2 + 2FeCl2 0,03 0,06 Mg + CuCl2  MgCl2 + Cu 0,08 0,08 0,08 Vậy: mrắn = mCu = 5,12g Câu 27. Chọn A. (C17H33COO)3C3H5 + 3Br2  (C17H33Br2COO)3C3H5 4 mol 12mol (C17H33COO)3C3H5 + 3KOH  3C17H33COOK + C3H5(OH)3 4 mol 12 mol mxà phòng = 320.12 = 3840gam = 3,840 kg Câu 28. Chọn A. Ta nhận thấy : Khối lượng dung dịch HNO3 ban đầu là m gam khi cho Al vào khối lượng dung dịch sau phản ứng cũng là m gam.  khối lượng dung dịch không đổi trong suốt quá trình phản ứng. Vậy khối lương chất cho vào (Al) = khối lượng chất tách ra khỏi dung dịch (NO)  mAl = mNO = 12,15g ; nAl = 0,45 mol ; nNO = 0,405 mol Bảo toàn e : 3nAl = 3nNO + 8nNH4NO3  nNH4NO3 = 0,016875  nHNO3 pứ = 4NO + 10nNH4NO3 = 1,7875 (mol)  mHNO3 = 1,7875.63 = 112,6125g  mdd HNO3 = 563g Câu 29. Chọn D. 3,44g Este đơn chức + 0,18 mol O2  0,16 mol CO2 + H2O * BTKL : mH2O = 2,16g  nH2O = 0,12 mol * Btmol O : mol este = 0,04 mol  Meste = 86  CTPT của este: C4H6O2 Mặc khác: neste = 0,02 ; nAg = 0,08 Tỉ lệ nAg : neste = 4:1  Khi thủy phân este cả hai sản phẩm đều tham gia phản ứng tráng gương..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Suy ra công thức cấu tạo của este : HCOO-CH=CH-CH 2. Trong đề bài này thì số đồng phân cấu tạo là 1. Lưu ý: Đề bài yêu cầu xác định đồng phân cấu tạo nên ta không tính đồng phân hình học . Nếu đề bài yêu cầu xác định số đồng phân, ( hoặc là số chất) thì nhớ là tính cả đồng phân hình học. Khi đó số đồng phân là 2. Câu 30. Chọn C. Loại phương án A: + Chất A không thỏa vì sản phẩm sau thủy phân đem tráng gương chỉ tạo 2Ag. + Chất B không thỏa mãn vì thủy phân chỉ cần 1 mol NaOH, sp đem tráng gương chỉ tạo ra 2Ag. + Chất C không thõa vì sản phẩm thủy phân không có khả năng tráng gương. Loại phương án B. + Chất D không tác dụng với NaOH. Loại phương án D. + Chất B chỉ tác dụng với 1 mol NaOH. Chọn đáp Án B. Chất A: HCOOCH=CH2 + NaOH  HCOONa + CH3CHO. HCOONa  2Ag CH3CHO  2Ag Chất B: HCOOC6H5 + 2NaOH  HCOONa + C6H5ONa + H2O HCOONa  2Ag Chất C: CH3COOCH=CH2 + NaOH  CH3COONa + CH3CHO. CH3CHO  2Ag Chất D. (CH3COO)2CH2 + 2NaOH  2CH3COONa + HCHO + H2O HCHO  4Ag Câu 31. Chọn A. Ta có mol N2 = 0,035  mol amin no đơn chức : 0.07 mol Amin: CnH2n+3N : 0,07 mol NH3 : 0,07 NH3 : 0,07 mol NH3 : 0,07 mol CnH2n : 0,07 Aken : CmH2m CmH2m (CH2)x : a mol CH2 : xa mol mhh = 4,55 g  17.0,07 + 14.xa = 4,55  xa = 0,24 2NH3 + 1,5O2  3H2O + N2 0,07 0,0525 CH2 + 1,5O2  CO2 + H2O 0,24 0,36 VO2 = 0,4125.22,4 = 9,24 lít Câu 32. Chọn A. Kim loại còn dư là Cu. mhhpứ = 30,1 – 0,7 = 29,4 g Quy đổi hỗn hợp thành Cu, Fe, O với số mol a, b, c Sau phản ứng còn kim loại dư nên muối tạo thành là Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2 64a + 56b + 16c = 29,4 a = 0,1875 b/c = ¾  4b – 3c = 0 b = 0,225 2a + 2b – 2c = 3.0,075 = 0,225 c = 0,3 mmuối = 0,1875.188 + 0.225. 180 = 75,75gam Câu 33. Chọn A.. I.t ne = F = 0,8 mol 2Fe(NO3)3 + H2O  2Fe(NO3)2 + 2HNO3 + 1/2O2 0,15 0,15 0,15 0,0375. ne1 = 0,15 mol. Cu(NO3)2 + H2O  Cu + 2HNO3 + 1/2O2 0,25 0,25 0,5 0,125. ne2 = 0,5. Fe(NO3)2 + H2O  Fe + 2HNO3 + 1/2 O2 0,075 0,075 0,15 0,0375 Dung dịch X sẽ gồm: Fe(NO3)2: 0,075 mol; HNO3 : 0,8 mol Để yên dung dịch cho phản ứng xảy ra: 3Fe2+ + 4H+ + NO3-  3Fe3+ + NO + 2H2O 0,075 0,1 0,025 0,075. ne3 = 0,15.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Vậy dung dịch Y sẽ gồm: Fe3+: 0,075 ; H+ : 0,7 ; NO3-: 0,925 Hòa tan Cu 2Fe3+ + Cu  2Fe2+ + Cu2+ 0,075 0,0375 3Cu + 8H+ + 2NO3-  3Cu2+ + 2NO + 4H2O 0,2625 0,7 Vậy mCu = 0,3.64 = 19,2g Câu 34. Chọn C. (1). Khi nung Cu(NO3)2 tạo ra O2, O2 sẽ oxi hóa Cu thành CuO. (2). Cu + 2Ag+  Cu2+ + 2Ag (3). Cu + 2Fe3+  Cu2+ + 2Fe3+ (4). 3Cu + 2NO3- + 8H+ 3Cu2+ + 2NO + 4H2O (6). Cu + 2H2SO4 đặc nguội  CuSO4 + SO2 + 2H2O. Câu 35. Chọn B. (a). Đúng. (b). Sai vì chỉ cho 1 muối CH3COONa và ancol C6H5OH. (c). Đúng vì chỉ xảy ra phản ứng giữa Zn và axit HCl. (d). sai (e). Đúng. (f). Sai. Số đồng phân a.a chỉ là 2. (g). Sai. Câu 36. Chọn D. Các phản ứng: CH2COOCH=CH2 CH2 -COONa + 2NaOH  + CH3CHO + H2O CH2COOH CH2 –COONa CH2-COONa o. + NaOH. t  CaO  ,. C2H6 + 2Na2CO3. CH2COONa Vậy chất X: không thể tạo ra từ axit và ancol tương ứng. Câu 37. Chọn A. Số mol Al(OH)3. 0,3 O. 1,6. Số mol NaOH. 2,4. Nhìn vào đồ thị ta thấy: n  = 0,3 ; nOH- min = 1,6 ; nOH- max = 2,4 mol ADCT: nOH- min = 3n + nH+  nH+ = 1,6 – 0,9 = 0,7 nOH- max = 4nAl3+ - n + nH+  nAl3+ = (2,4 + 0,3 – 0,7)/4 = 0,5 mol Vậy trong dung dịch X gồm: nH+ = 0,7 ; nAl3+ = 0,5 mol ; nSO42- = 0,75 mol  Cho dung dịch X tác dụng với 1,0 mol Ba(OH)2 ( nBa2+ = 1,0 mol ; nOH- = 2,0 mol) nBaSO4 = 0,75  mBaSO4 = 174,75g H+ + OH-  H2O 0,7 0,7 3+ Al + 3OH-  Al(OH)3 1,3 1,3/3 mAl(OH)3 = 1,3/3.78 = 33,8g Tổng m tủa = 174,75 + 33,8 = 208,55g Câu 38. Chọn A. Fe, FexOy + HCl dư . FeCl2 + 0,33 mol. FeCl3. +. H2 + a mol. H2O. Tính mol H2 ?.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Fe, FexOy + HNO3  Fe(NO3)3 , HNO3 dư. +. NO,. 1, 6. NO2. 0,15. + H2O. 0,08. +0,44 mol NaOH  Fe(OH)3 0,1 Tính kết quả : Phải tính được mol Fe, O trong hỗn hợp ban đầu.. + NaNO3. + Fe(NO3)3 dư 0,44. * Ta có: nNaOH = 3nFe(OH)3 + nHNO3 dư = 0,44  nHNO3 dư = 0,14 mol * Bảo toàn mol N: nHNO3 dư = 3nFe(NO3)3 + nHNO3 dư + nNO + nNO2 1,6 = 3nFe(NO3)3 + 0,14 + 0,15 + 0,08  nFe(NO3)3 = 0,41 mol * Quy đổi hỗn hợp: Bảo toàn electron: 3nFe = 3.nNO + 1.nNO2 + 2nO  nO = (3.0,41 – 3.0,15 – 0,08)/2 = 0,35 mol Fe, FexOy + HCl dư . FeCl2 + FeCl3 + H2 + H2O 0,33 mol  0,08 a mol 0,35 Ta có: nHCl = nCl- = 2.nFeCl2 + 3.nFeCl3 = 2.0,33 + 3. 0,08 = 0,9 mol Bào toàn mol H: 0,9 = 2.nH2 + 2.nH2O = 2.n2 + 2.0,35  nH2 = 0,1 Câu 39. Chọn D. Este A (no, mạch hở, thuần chức) Este B ( no, mạch hở, thuần chức) + NaOH vừa đủ 18,72 gam a mol hỗn hợp 2 ancol no. +. 0,34 mol O2 ( vừa đủ). m gam hỗn hợp 2 muối. Tìm m?. a mol hỗn hợp 2 ancol no  CO2 + 0,28mol. H 2O ( 0,28 + a) mol. + Na (dư)  14,8 gam muối Bước 1. Tính được m ancol. Bước 2: Bảo toàn khối lượng tính m muối.  Đề: este no  ancol tạo ra no.  nancol = nH2O – nCO2  nH2O = 0,28 + a  Gọi x là mol nhóm OH trong ancol. Bào toàn mol O: x + 2.0,34 = 0,28.2 + 0,28 + a x = 0,16 + a Khi cho tác dụng với Na: Bảo toàn khối lượng: m ancol + m Na = m muối + mH2. [0,12.12 + 2.(0,28+a) + 16 (0,16 +a)] + 23.( 0,16+a) = 14,8 + 1. (0,16+a)  a = 0,12  mancol = mC + mH + mO = 0,12.12 + 2.(0,28+a) + 16 (0,16 +a) = 8,64 g Lại có: nnhóm OH = n nhóm COO = nNaOH = (0,16+a) = 0,28 mol Bảo toàn khối lượng: meste + mNaOH = mmuối + mancol.  mmuối = 18,72 + 0,28.40 – 8,64 = 21,28g Câu 40:Chọn A. Theo đề: Sau phản ứng tạo ra được 1 ancol đơn chức , 1muối axit cacboxilic no đơn chức và các muối khác ( các peptit không thể tạo ancol và muối của axit cacboxilic)  ancol và muối của axit cacboxilic chỉ có thể tạo ra từ X: C4H9NO4. Giả sử ancol có số cacbon ít nhất: CH3OH Và muối của axit cacboxilic có số cacbon ít nhất là: HCOONa.  Từ đó ta có thể suy ra công thức cấu tạo: CH2-COOCH3 HCOONH3 ( Nếu chỉ cần tăng số cacbon của axit hoặc ancol lên 1 thì sẽ không có cấu tạo phù hợp)..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> HCOONH3CH2-COOCH3 + 2NaOH  HCOONa + H2N-CH2COONa + CH3OH 0,08. 0,16. 0,08. 0,08. 0,08. Vậy hỗn hợp muối : HCOONa, GlyNa , AlaNa Gọi x, y là mol của tripeptit: X3 và tetrapeptit Y4 Mol hh = x + y + 0,08 = 0,19 mNaOH = 3X3 + 4Y4 + 2Z  X  3 : x  x  y 0,19  0, 08  x 0, 04       3 x  4 y 0,56  0, 08.2  y 0, 07  Y  4 : y - Khối lượng muối GlyNa , AlaNa do peptit X3 và Y4 sinh ra là: 54,1 - 0,08.68 - 0,08.97 = 40,9 (gam) - Quy đổi muối về C2H4O2NNa và CH2: Bảo toàn mol Na  n C2H4O2NNa = 0,4 Giả sử trong X3 có k1 gốc alanin và Y4 có k2 gốc alanin: Ta suy ra: nCH2 : 0,04k2 + 0,07k2 mmuối = 97.0,4 + 14 ( 0,04k1 + 0,07k2) = 40,9  0,04k1 + 0,07k2 = 15  k1 = 2, k2 = 1. Suy ra công thức của hai peptit ban đầu là: GlaAla2 : 0, 04 0, 04.217     %GlaAla2  23, 04% 26,88  10,8 Gly3 Ala : 0, 07.

<span class='text_page_counter'>(12)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×