Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Tuan 25

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.24 KB, 31 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần 25 Ngày soạn: 26 / 02 / 2016 Ngày giảng: Thứ hai 29 / 02 / 2016 Toán. Phép nhân phân số A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp học sinh: Nhận biết ý nghĩa của phép nhân phân số (qua tính diện tích hình chữ nhật). 2. Kỹ năng: Biết thực hiện phép nhân hai phân số. 3. Thái độ: Chăm chỉ tự giác trong học tập. B. Đồ dùng dạy - học: - GV: Bảng phụ, BGĐT. - HS: Bảng con C. Các hoạt động dạy - học: I. Ổn định lớp. II. Kiểm tra bài cũ. 2 7 6 35 41 11 4 33 20 13 - Gọi 2 HS lên bảng chữa bài, lớp     ;     ; 5 3 15 15 15 5 3 15 15 15 làm bài vào nháp, nhận xét. - GV nhận xét. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2. Nội dung. - Cho HS quan sát trên màn hình + Tính diện tích hình chữ nhật có Diện tích hình chữ nhật là: chiều dài 5m; chiều rộng 2m? 5  2 = 10(m2) + Tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài. 4 m 5. và chiều rộng. 2 m . 3. + Để tính diện tích hình chữ nhật trên ta phải làm gì?. - HS quan sát trên hình vẽ trả lời:. + Hình vuông có diện tích bằng bao nhiêu? + Hình vuông gồm bao nhiêu ô vuông và mỗi ô có diện tích bằng bao nhiêu phần ô vuông? + Hình chữ nhật phần tô màu chiếm bao nhiêu ô? + Diện tích hình chữ nhật bằng bao nhiêu phần m2.. +1m2.. 4 2 × =? 5 3. + Nhận xét 8 và 15 là tích của những số nào? + Thực hiện phép nhân:. + Thực hiện phép nhân:. 4 2 × 5 3. +Hình vuông gồm 15 ô vuông và mỗi ô có 1. diện tích bằng 15 m2. + 8 ô.. 8. + Diện tích hình chữ nhật bằng 15 m2. 4 2 8 × = (m2) 5 3 15 8 = 4  2; 15 = 5  3. 4 2 4 ×2 8 × = = 5 3 5× 3 15.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> + Quy tắc nhân hai phân số? - Lấy ví dụ và thực hiện? c. Luyện tập. - Gọi HS lên bảng làm bài. - GV cùng hs nhận xét chữa bài và trao đổi cách làm bài. - Đọc yêu cầu của bài. Nêu cách làm. - Lớp làm bài vào nháp, 2 HS lên bảng chữa bài, lớp đổi chéo nháp kiểm tra bài bạn. - GV cùng HS nhận xét chữa bài. - Cho HS đọc yêu cầu bài, phân tích bài toán, trao đổi cách làm bài. - Yêu cầu lớp làm bài vào vở, 1 HS làm vào bảng phụ, chữa bài. - GV thu chấm Đ-S, nhận xét. - Cho HS đổi vở kiểm tra. * Muốn nhân 2 phân số ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số. - lớp nhận xét, chữa. Bài 1 - Lớp làm bảng con: 4. 6. 4 × 6 24. 2. 7. 1. a. 5 × 7 = 5 ×7 =35 ( Bài còn lại làm tương tự). Bài 2. - Thực hiện theo yêu cầu, chữa bài, nhận xét, bổ sung. 7. 7. a. 6 × 5 = 3 × 5 = 15 b.. 11 5 11 1 11 × = × = 9 10 9 2 18. ( Bài còn lại làm tương tự). Bài 3 - Thưc hiện vào vở, 1 em làm vào PHT, chữa bài, nhận xét, bổ sung. Bài giải Diện tích hình chữ nhật là: 6 3 18 × = (m2) 7 5 35. 18. Đáp số: 35 m ❑2. IV. Củng cố, dặn dò. - GV, HS hệ thống nội dung bài. - Nhận xét tiết học. Tập đọc. Khuất phục tên cướp biển A. Mục tiêu: 1.Kiến thức: Hiểu các từ ngữ ngữ mới trong bài. Hiểu nội dung bài: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp hung hãn. Ca ngợi sức mạnh chính nghĩa chiến thắng sự hung ác, bạo ngược. 2.Kĩ năng: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài văn - giọng kể khoan thai dõng dạc, phù hợp với diễn biến câu chuyện. Đọc phân biệt lời các nhân vật: Lời tên cướp biển cục cằn, hung dữ, lời bác sĩ Ly điềm tĩnh nhưng kiên quyết, đầy sức mạnh. 3.Thái độ: Giáo dục HS luôn hướng về chính nghĩa. B. Đồ dùng dạy- học. - GV: BGĐT, bảng phụ nội dung bài - HS: SGK C. Hoạt động dạy - học. I.Tổ chức: II.Kiểm tra bài cũ: - Đọc bài : Đoàn thuyền đánh cá và - 2 HS đọc nối tiếp nhau..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> trả lời câu hỏi nội dung? - GV nhận xét, đánh giá III. Bài mới. 1. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc. Giới thiệu chủ điểm: (BGĐT) + Em nhận ra những ai trong tranh?. - Lớp nhận xét,. - Chủ điểm : Những người quả cảm + Nguyễn Văn Trỗi, Võ Thị Sáu; Kim Đồng; Nguyễn Bá Ngọc.. - Giới thiệu bài đọc: bằng tranh... 2. HD luyện đọc và tìm hiểu bài. a. Luyện đọc: - Yêu cầu HS đọc toàn bài. - 1 HS khá đọc bài. - Tóm tắt nội dung bài và định hướng cách đọc toàn bài. - Chia đoạn: - 3 đoạn: + Đ1: từ đầu ...man rợ. + Đ2: Tiếp ...trong phiên toà sắp tới. + Đ3: Còn lại. - Yêu cầu HS đọc nối tiếp: 2 lần - 3 HS đọc /1 lần + Lần 1: Đọc nối tiếp kết hợp sửa lỗi - 3 HS đọc. phát âm. + Lần 2: Đọc kết hợp giải nghĩa từ: - 3 HS khác đọc. - Gọi HS đọc cả bài: - 1 HS đọc. - GV đọc mẫu toàn bài. - HS nghe. b. Tìm hiểu bài: - Y/c HS đọc đoạn 1 - Đọc lướt đoạn 1 và trả lời: + Những từ ngữ nào cho thấy tên + Trên má có vết sẹo chém dọc xuống cướp rất dữ tợn? trắng bệch, uống rượu nhiều, lên cơn loạn óc, hát những bài ca man rợ. + Nêu ý đoạn 1? + Ý đoạn 1: Hình ảnh dữ tợn của tên cướp biển. - Cho HS quan sát hình ảnh tên chúa - HS quan sát tranh. tàu (BGĐT) - Y/c HS đọc thần đoạn 2, thảo luận - Đọc thầm đoạn 2, trao đổi nhóm 2 và trả nhóm 2 lời: + Tính hung hãn của tên cướp biển + Tên chúa tàu đập tay xuống bàn quát thể hiện qua những chi tiết nào? mọi người im; thô bạo quát bác sĩ Ly "có câm mồm không?"; rút soạt dao ra, lăm lăm chực đâm bác sỹ Ly. + Thấy tên cướp như vậy bác sĩ Ly đã + Bác sĩ Ly vẫn ôn tồn giảng giải cho ông làm gì? chủ quán cách trị bệnh, điềm tĩnh khi hỏi lại hắn: "Anh bảo tôi có phải không?", bác sĩ Ly dõng dạc và quả quyết: nếu hắn không cất dao sẽ đưa hắn ra toà. + Những lời nói và cử chỉ ấy của bác + Ông là người nhân từ, điềm đạm nhưng sĩ Ly cho thấy ông là người như thế cũng rất cứng rắn, dũng cảm, dám đối nào? đầu với cái xấu, cái ác, bất chấp nguy.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> hiểm. + Cho biết ý đoạn 2? + Ý đoạn 2: Cuộc đối đầu giữa bác sỹ Ly với tên cướp biển. - Cho HS đọc đoạn 3 - Đọc thầm đoạn 3, trao đổi, trả lời: + Cặp câu nào trong bài khắc hoạ 2 + Một đằng thì đức độ, hiền từ mà hình ảnh đối nghịch nhau của bá sĩ Ly nghiêm nghị. Một đằng thì nanh ác, hung và tên cướp biển? hăng như con thú dữ nhốt chuồng. - HS đọc câu hỏi 4: - Thảo luận nhóm 2 chọn ý đúng: + Vì sao bác sĩ Ly khuất phục được + Vì bác sĩ bình tĩnh và cương quyết bảo tên cướp biển hung hãn ? vệ lẽ phải. + Đoạn 3 kể lại tình tiết nào? + Ý đoạn 3: Tên cướp biển bị khuất phục. + Nêu nội dung của bài: * Nội dung: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp hung hãn. Ca ngợi sức mạnh chính nghĩa chiến thắng sự hung ác, bạo ngược. - Gắn bảng phụ nội dung bài. - 2 HS đọc nội dung. c. Đọc diễn cảm: - Đọc bài theo 3 vai: - 3 HS đọc bài: Người dẫn chuyện, tên cướp, bác sĩ Ly. - Nhận xét và rút ra giọng đọc của - Đọc diễn cảm bài văn - giọng kể khoan bài? thai dõng dạc, phù hợp với diễn biến câu chuyện. Đọc phân biệt lời các nhân vật: Lời tên cướp biển cục cằn, hung dữ, Lời bác sĩ Ly điềm tĩnh nhưng kiên quyết, đầy sức mạnh. Nhấn giọng: Cao lớn, vạm vớ, sạm như gạch nung, chém dọc, trắng bệch, loạn óc, man rợ, nổi tiếng nhân từ, ê a, đập tay, quát, nín thít, trừng mắt, câm mồm, điềm tĩnh, phải, tống anh, dữ dội, đứng phắt, rút soạt dao ra, ... - Luyện đọc diễn cảm đoạn: Chúa tao trừng mắt nhìn bác sĩ quát:...phiên toà sắp tới BGĐT) - GV đọc mẫu: - HS nêu cách đọc đối với từng vai nhân vật. - Luyện đọc: - Luyện đọc theo nhóm 3. - Thi đọc: - Cá nhân đọc – nhận xét cách đọc của bạn. - GV cùng HS nhận xét, tuyên dương cá nhân đọc tốt. IV. Củng cố - dặn dò: - Truyện đọc trên giúp em hiểu ra điều gì?Vai bác Ly đọc thế nào?Vai tên cướp biển đọc với giọng như thế nào? - Nhận xét tiết học..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Đạo đức. Thực hành kĩ năng giữa kì II A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Củng cố cho học sinh: Vai trò quan trọng của người lao động. Hiểu thế nào là lịch sự với mọi người. Biết giữ gìn và có trách nhiệm với các công trình công cộng. 2. Kỹ năng: Biết bày tỏ và biết ơn đối với người lao động. Biết cư xử lịch sự với những người xung quanh. Biết tôn trọng và giữ gìn những công trình công cộng. 3. Thái độ: Thực hiện các điều học vào cuộc sống hàng ngày. B. Đồ dùng dạy- học - GV & HS : Phiếu học tập. C. Các hoạt động dạy - học. I. Tổ chức. II. Bài cũ: - Nêu ghi nhớ của bài 9; 10. - Nhận xét, đánh giá III. Bài mới. 1. Giới thiệu bài ôn tập. 2. Nội dung a. Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức bài 9,10,11. * Mục tiêu: Củng cố về: Vai trò quan trọng của người lao động. Hiểu thế nào là lịch sự với mọi người. Biết giữ gìn và có trách nhiệm với các công trình công cộng. * Cách tiến hành: - Tổ chức HS học theo cặp nội dung - Từng cặp trao đổi, thảo luận, học thuộc phần ghi nhớ của bài 9,10,11? ghi nhớ của 3 bài. - Gọi HS trình bày: - Lần lượt HS nối tiếp nhau nêu nội dung từng bài. - Lớp nhận xét trao đổi. - GV nhận xét chung, đánh giá. b. Hoạt động 2: Thực hành kĩ năng của 3 bài 9,10,11. * Mục tiêu: Biết bày tỏ và biết ơn đối với người lao động. Biết cữ xử lịch sự với những người xung quanh. Biết tôn trọng và giữ gìn những công trình công cộng. * Cách tiến hành: - GV phát phiếu học tập cho HS: - Cả lớp làm phiếu. - GV thu phiếu đánh giá, nhận xét chung: Phiếu học tập Bài 1: Đánh dấu x vào trước những việc cần làm để tỏ lòng kính trọng và biết ơn người lao động. a. Chào hỏi lễ phép đối với những người lao động. b. Nói trống không với người lao động. c. Tiết kiệm sách vở, đồ dùng, đồ chơi. d. Quý trọng sản phẩm, thành quả lao động. đ. Giúp đỡ người lao động những việc phù hợp với khả năng. e. Chế giễu người lao động nghèo, người lao động chân tay..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Bài 2. hãy tỏ thái độ của mình bằng cách đánh dấu + vào ý kiến tương ứng. a. Lịch sự là thể hiện tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình. Tán thành Phân vân Không tán thành b. Chỉ cần lịch sự với khách lạ. Tán thành Phân vân Không tán thành c. Người lớn cũng cần phải cư xử lịch sự với trẻ em. Tán thành Phân vân Không tán thành Bài 3. Điền các từ ngữ: trách nhiệm, tài sản, lợi ích, vào chỗ trống trong các câu sau: Công trình công cộng là............................chung của xã hội. Các công trình đó phục vụ cho................................của mọi người. Mọi người đều phải có ............................. bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng. IV. Củng cố, dặn dò. - Hệ thống nội dung bài. Nhận xét giờ học. Kể chuyện. Những chú bé không chết A. Mục tiêu: 1.Kiến thức: Hiểu nội dung truyện, trao đổi với các bạn về ý nghĩa truyện: Ca ngợi tinh thần dũng cảm, sự hi sinh cao cả của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ Tổ quốc; Biết đặt tên khác cho truyện. 2.Kĩ năng: Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS kể lại được câu chuyện, kết hợp lời kể cử chỉ, điệu bộ, nét mặt. Chăm chú nghe thầy cô kể chuyện, nhớ chuyện. Nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn. 3.Thái độ: Giáo dục HS biết tôn trong tinh thần hi sinh vì nước của những chú bé nhỏ tuổi. B. Đồ dùng dạy- học. - GV: Tranh minh hoạ SGK - HS: SGK C. Các hoạt động dạy - học. I.Tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: + Kể lại việc em đã là để giúp xóm - 2,3 HS kể, lớp nhận xét. làng, đường, trường học xanh, sạch đẹp? - GV nhận xét, đánh giá. III. Bài mới. 1. Giới thiệu bài: 2. GV kể chuyện: Những chú bé không chết. 2 lần: - GV kể lần 1: - HS nghe. - GV kể lần 2: kết hợp chỉ tranh. - HS nghe, theo dõi tranh và đọc phần lời dưới mỗi tranh. 3. HS kể và trao đổi ý nghĩa câu chuyện..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Đọc nhiệm vụ của bài kể chuyện: - Kể chuyện theo nhóm 4:. - 1 HS đọc. - HS kể chuyên trong nhóm 4, kể từng đoạn và kể toàn bộ câu chuyện, trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện, đặt tên khác cho truyện. - Tổ chức thi kể theo nhóm, cá nhân: - Các nhóm thi kể, - Lớp nhận xét, trao đổi với nhóm bạn về nội dung câu chuyện. - Một số cá nhân thi kể. - GV cùng HS nhận xét, bình chọn - Nhận xét theo tiêu chí: Nội dung; cách nhóm, bạn kể hay, hấp dẫn nhất. kể; cách dùng từ; ngữ điệu. + Câu chuyện ca ngợi phẩm chất gì? - HS nêu: MĐ,YC. + Tại sao truyện có tên là : Những chú - HS phát biểu theo ý. bé không chết. + Đặt tên khác cho truyện: VD: Những thiếu niên dũng cảm; Những thiếu niên bất tử;... IV. Củng cố, dặn dò: - Câu chuỵện ca ngợi ai? - Nhận xét tiết học. Khoa häc. Ánh sáng và việc bảo vệ đôi mắt A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Sau bài học, HS biết: Vận dụng kiến thức về sự tạo thành bóng tối, về vật cho ánh sáng truyền qua một phần, vật cản sáng, ...để bảo vệ đôi mắt. 2. Kỹ năng: Nhận biết và biết phòng tránh những trường hợp ánh sáng quá mạnh có hại cho mắt. 3. Thái độ: Biết tránh không đọc, viết ở nơi ánh sáng quá yếu. B. Đồ dùng dạy- học: - GV: Bảng phụ kết luận - HS: VBT. C. Các hoạt động dạy - học: I. Ổn định lớp. II. Kiểm tra bài cũ: - Nêu vai trò của ánh sáng đối với đời sống con người? Nêu vai trò của ánh sáng đối với đời sống động vật? - Nhận xét, đánh giá III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2. Nội dung. a. Hoạt động 1: Những trường hợp ánh sáng quá mạnh không được nhìn trực tiếp vào nguồn sáng. * Mục tiêu: Nhận biết và biết phòng tránh những trường hợp ánh sáng quá mạnh có hại cho mắt. * Cách tiến hành: - Tổ chức cho HS thảo luận theo - HS thảo luận nhóm 2 nhóm 2..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> + Dựa vào các hình trong sgk, kết hợp hiểu biết, nêu những trường hợp ánh sáng quá mạnh có hại cho mắt. - Trình bày: - GV nhận xét chung và giải thích:. + Chiếu đèn thẳng vào mắt; mặt trời chiếu thẳng vào mắt; hàn,xì...không có kính bảo hiểm; bóng điện chiếu thẳng vào mắt.... - Đại diện nhóm trình bày * Mắt có 1 bộ phân tương tự như kính lúp. Khi nhìn trực tiếp vào mặt trời, ánh sáng tập trung lại ở đáy mắt có thể làm tổn thương mắt. b. Hoạt động 2: Một số việc nên không nên làm để đảm bảo đủ ánh sáng khi đọc, viết. * Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về sự tạo thành …. Biết tránh không đọc, viết ở nơi ánh sáng quá yếu. * Cách tiến hành: - Cho HS quan sát tranh, ảnh, hình - HS quan sát tranh, thảo luận nhóm (sgk- 98,99) và thảo luận nhóm 3, trả + Hình 5, 6 nên ngồi học như bạn đúng tư lời: thế đủ ánh sáng. + Hình 6, 7: không nên vì đọc sách quá gần hỏng mắt xem màm hình gần đều có thể làm hỏng mắt. + Nêu trường hợp cần tránh để không + Trường hợp cần tránh: học đọc sách ở gây hại cho mắt? nới ánh sáng quá mạnh hay quá yếu; nhìn lâu vào tivi; máy tính; + Tại sao khi viết bằng tay phải không + Tay che ánh sáng từ đèn phát ra làm nên đặt đèn chiếu sáng ở phía tay ảnh hưởng tới độ ánh sáng cho việc học. phải? + Em có đọc viết dưới ánh sáng quá - HS phát biểu, liên hệ bản thân yếu bao giờ không? + Em đọc viết dưới ánh sáng quá yếu khi nào? + Em làm gì để tránh việc đọc, viết dưới ánh sáng quá yếu? * Kết luận: Mục bạn cần biết sgk- 99. - 1 vài HS đọc IV. Củng cố, dặn dò. - HS liên hệ. GV, HS hệ thống nội dung bài. - Nhận xét giờ học. Ngày soạn: 26 / 02 / 2016 Ngày giảng: Thứ ba 01 / 03 / 2016 Luyện từ và câu. Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì? A. Mục tiêu. 1.Kiến thức: HS nắm được ý nghĩa và cấu tạo của chủ ngữ trong câu kể Ai là gì? 2.Kĩ năng: Xác định được chủ ngữ trong câu kể Ai là gì? tạo được câu kể Ai là gì? từ những chủ ngữ đã cho. 3.Thái độ: Yêu thích môn học. B. Đồ dùng dạy- học..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - GV: Bảng phụ, thẻ từ - HS : SGK. C. Các hoạt động dạy học. I.Tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ. - Lấy ví dụ về câu kể Ai là gì? Xác định vị ngữ trong câu em vừa tìm? - GV nhận xét, đánh giá III Bài mới. 1. Giới thiệu bài. 2. Phần nhận xét. - Gắn bảng phụ - Y/c HS thảo luận nhóm 2, tìm các câu có dạng Ai là gì? - GV cùng lớp nhận xét chốt ý đúng:. - 2,3 HS lên bảng làm, lớp làm bài vào nháp. - Lớp nêu miệng và nx bài trên bảng.. Bài 1: - 2 HS đọc - HS thảo luận nhóm 2, đại diện nhóm nêu miệng a. Ruộng rẫy là chiến trường Cuốc cày là vũ khí. Nhà nông là chiến sĩ. b. Kim Đồng và các bạn anh là những đội viên đầu tiên của Đội ta Bài 2, 3: - Gọi 2 HS lên bảng xác định chủ ngữ - Lớp làm SGK, 2 HS chữa bài trên bảng trong các câu trên a. Ruộng rẫy // là chiến trường - Nhận xét, kết luận Cuốc cày // là vũ khí. Nhà nông // là chiến sĩ. b. Kim Đồng và các bạn anh // là những đội viên đầu tiên của Đội ta - Chủ ngữ trong các câu trên do từ - Chủ ngữ trong các câu trên do danh từ, ngữ nào tạo thành? cụm danh từ tạo thành 3. Phần ghi nhớ: - 3,4 HS đọc. - Y/c HS đặt câu, tìm CN trong câu - HS đặt câu, lớp nhận xét 4. Phần luyện tập: Bài 1. - Gắn bảng phụ, gọi HS đọc nội dung - HS đọc yêu cầu, nội dung bài tập. - Tổ chức HS trao đổi theo cặp: - Từng cặp trao đổi và làm bài vào VBT, 1 nhóm làm bảng phụ - Gọi HS trình bày: - Lần lượt đại diện các nhóm nêu từng câu và xác định chủ ngữ của câu. - Lớp nhận xét, trao đổi. - Gv nhẫnets thống nhất ý đúng: Văn hoá nghệ thuật// cũng là một mặt trận. Anh chị em//là chiến sĩ... Vừa buồn mà lại vừa vui // mới thực ... Hoa phượng// là hoa học trò. Bài 2. - Y/c HS thảo luận nhóm 2, nối vào - HS thảo luận, làm bài vào SGK SGK - Tổ chức thi ghép từ ở cột A với các - HS thi.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> từ ngữ ở cột B - GV nhận xét chung, tổng kết và + Trẻ em là tương lai của đất nước. khen nhóm thắng cuộc: + Cô giáo là người mẹ thứ hai của em. + Bạn Lan là người Hà Nội. + Người là vốn quý nhất. Bài 3. - Gọi HS đọc yêu cầu bài - HS đọc yêu cầu bài tập. - Làm bài vào vở. - Lớp làm bài, 3 HS lên bảng viết câu. - Gọi HS trình bày: - Nêu miệng, lớp nhận xét chữa bài bạn. - GV nhận xét một số bài. + Bạn Bích Vân là học sinh giỏi của lớp em. + Hà Nội là thủ đô của nước ta. + Dân tộc ta là một dân tộc anh hùng. IV. Củng cố, dặn dò: - Bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai là gì? do từ ngữ nào tạo thành? - Nhận xét tiết học. Toán. Luyện tập A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp học sinh: Biết cách nhân phân số với số tự nhiên và cách nhân số tự nhiên với phân số. 2. Kỹ năng: Biết thêm một ý nghĩa của phép nhân phân số với số tự nhiên. Củng cố quy tắc nhân phân số và biết nhận xét để rút gọn phân số. 3. Thái độ: Chú ý tự giác trong học tập. B. Đồ dùng dạy- học: - GV: Bảng phụ bài 4 - HS: Bảng con C. Các hoạt động dạy - học. I. Ổn định lớp. II. Kiểm tra bài cũ: - Muốn nhân hai phân số ta làm như thế nào? Lấy ví dụ minh hoạ? - GV nhận xét chung, tuyên dương, khích lệ HS. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2. Nội dung. - Cho HS đọc yêu cầu bài tập. Bài 1.Tính (Theo mẫu). - Gọi HS thực hiện phép tính mẫu - Thực hiện theo yêu cầu, nhận xét, bổ sung. - Có thể viết rút gọn lại: + Muốn nhân 1 phân số với số tự nhiên ta làm như thế nào? - Cho HS làm bảng con. Mỗi phần 1 HS lên bảng chữa bài.. 2 2 5 10 ×5= × = . 9 9 1 9 2 2×5 10 ×5= = 9 9 9. + Ta chỉ việc nhân tử số của phân số với số tự nhiên đó và giữ nguyên mẫu số. - Thực hiện theo yêu cầu chữa bài, nhận xét, bổ sung..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> a,. - GV nhận xét chữa bài chốt kq đúng. - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - GV hướng dẫn mẫu. 9 9 8 72 8   11 11 11. 5 5 7 35 b, 7   6 6 6. ( Phần còn lại làm tương tự). Bài 2: Tính (theo mẫu). - 1 HS thực hiện 3 2 3 6 2   7 7 7. + Muốn nhân một số tự nhiên với một phân số ta làm như thế nào? - Mỗi tổ làm một phần vào nháp. 3 HS lên bảng chữa bài, lớp đổi chéo nháp kiểm tra. - GV chốt kết quả đúng.. - Gọi HS đọc yêu cầu bài. - Yêu cầu lớp làm bài vào nháp. Một số HS trình bày miệng và lên bảng chữa bài. Lớp trao đổi, nhận xét.. + Ta nhân số tự nhiên với tử số của phân số và giữ nguyên mẫu số. - Thực hiện theo yêu cầu. Nhận xét. 6 4 6 24 a, 4    7 7 7. 4 3 4 12 b,3    11 11 11. + Khi nhân 1 với phân số nào thì cũng bằng phân số đó. + Khi nhân 0 với phân số nào thì cũng bằng 0. Bài 3 - Thực hiện theo yêu cầu, chữa bài, nhận xét, bổ sung. 2 2 2 2 ×3= + + 5 5 5 5. + Em có nhận xét gì trong phép nhân trên?. 2 3 5 bằng tổng của 3 phân số bằng nhau, 2 mỗi phân số bằng 5. - Cho HS đọc yêu cầu bài. - Cho HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ, chữa bài. Bài 4: Tính rồi rút gọn - Thực hiện vào vở, 1 HS làm bảng phụ, chữa bài, nhận xét.. - GV nhận xét chữa bài.. 5 4 20 4 a,    3 5 15 3. - Gọi HS đọc đề toán, phân tích, tóm tắt – Yêu cầu lớp làm bài vào vở, 1 HS lên bảng chữa bài. - Tổ chức cho HS trao đổi cách giải bài toán. - GV chấm Đ-S, nhận xét một số bài. - GV chốt kq đúng.. 2 3 6 2 b,    3 7 21 7. - Đổi chéo nháp kiểm tra đúng, sai, báo cáo kết quả. Bài 5 - Thực hiện vào vở, chữa bài, nhận xét, bổ sung. Bài giải Chu vi hình vuông là: 5 20 4  7 7 (m). Diện tích hình vuông là: 5 5 25   7 7 49 (m2) 20 25 Đáp số: chu vi: 7 m; diện tích: 49 m2. - Đổi vở kiểm tra. IV. Củng cố, dặn dò..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - GV, HS: chốt nội dung bài. - Nhận xét tiết học. Chính tả. Khuất phục tên cướp biển A. Mục tiêu. 1.Kiến thức: Nghe- viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn truyện Khuất phục tên cướp biển. 2.Kĩ năng: Viết đúng những tiếng có âm đầu và vần dễ lẫn: r/d/gi. 3.Thái độ: Có ý thức rèn chữ viết trong giờ học. B. Đồ dùng dạy- học. - GV: Bảng phụ - HS: VBT C. Các hoạt động dạy - học. I.Tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: - GV đọc một số từ có âm đầu là ch/tr, - HS viết bảng con: cả lớp viết nháp. VD: kể chuyện, câu chuyện, đọc truyện, trong truyện,.. - GV, HS nhận xét, đánh giá III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn học sinh nghe- viết. - Đọc đoạn : Cơn tức giận...thú dữ nhốt - 1 HS đọc to. chuồng. + Những từ ngữ nào cho thấy tên cướp + Đứng phắt dây, rút soạt dao ra, lăm biển rất hung dữ? lăm chực đâm, hung hăng. + Hình ảnh nào cho thấy bác sĩ Ly và + Hiền lành, đức độ, hiền từ mà nghiêm tên cướp biển trái ngược nhau? nghị. Tên cướp nanh ác, hung hăng như con thú dữ nhốt chuồng. - Đọc thầm đoạn viết và tìm từ khó - Lớp đọc thầm và HS đọc từ khó viết . viết? - Lớp viết bảng và nháp. - GV cùng HS nhận xét, chốt từ viết - VD: đứng phắt, rút soạt, quả quyết, đúng: nghiêm nghị,... - GV nhắc HS trước khi viết bài:... - GV đọc: - HS viết bài. - GV đọc: - HS soát lỗi bài mình. - GV thu một số bài, ghi lời nhận xét: - HS đổi chéo vở soát lỗi bài bạn. - GV cùng HS nhận xét bài viết chính tả. 3. Bài tập: - Gắn bảng phụ Bài 2: - Y/c HS làm bài vào VBT, 1 HS làm - 1 HS đọc yêu cầu bài. bảng phụ, chữa bài - HS làm bài vào VBT. 1 HS làm bảng phụ, chữa bài - Lớp nhận xét..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - GV nhận xét chốt ý đúng:. Thứ tự điền đúng: không gian, bao giờ, bãi dâu, đứng gió, rõ ràng, khu rừng.. IV. Củng cố - dặn dò. - Hãy nêu cách trình bày bài viết của em? Nhận xét tiết học. Kĩ thuật. Chăm sóc rau, hoa A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết mục đích, tác dụng, cách tiến hành một số công việc chăm sóc rau, hoa. Biết cách tiến hành một số công việc chăm sóc rau, hoa . 2. Kĩ năng: Làm được một số công việc chăm sóc rau, hoa . 3. Thái độ: Có ý thức chăm sóc cây rau, hoa, yêu thích lao động. B. Đồ dùng dạy - học: - GV, HS: Các dụng cụ: Cây hồng trong chậu, dầm xới, rỗ đựng cỏ, dụng cụ tưới cây C. Các hoạt động dạy - học: I. Tổ chức: II, Kiểm tra bài cũ: + Vun xới đát cho rau, hoa có tác dụng gì? + Tại sao phải tưới nước cho cây?. - GV nhận xét chung, đánh giá. III, Bài mới. 1. Giới thiệu bài: 2. Nội dung a. Thực hành - Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ lao động của học sinh. - Cho học sinh thực hiện chăm sóc rau hoa. - Phân công và giao nhiệm vụ cho từng nhóm thực hành. - GV quan sát, hướng dẫn các nhóm thực hiện - Gọi từng nhóm nêu lại các công việc chăm sóc rau, hoa. b. Đánh giá kết quả học tập - Chuẩn bị dụng cụ đầy đủ. - Thực hiện đúng thao tác kỹ thuật. - Đảm bảo thời gian và an toàn lao động. - GV nhận xét chung. - Gọi HS nhắc lại ghi nhớ IV. Củng cố, dặn dò.. - 2,3 HS nêu.. - Chia lớp thành 4 nhóm chăm sóc 4 bồn hoa. - 4 nhóm thực hành - Nhóm 1, 2 nhận xét với nhau nhóm nào thực hiện tốt. - Nhóm 3,4 nhận xét với nhau nhóm nào thực hiện tốt. - Đại diện các nhóm nêu - HS thu dọn dung cụ , cỏ dại và vệ sinh dụng cụ lao động , chân tay sau khi hoàn thành công việc - HS tự đánh giá. - 1 HS nêu lại ghi nhớ..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> - Hệ thống nội dung bài. Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ và kết quả học tập của HS Luyện toán. Luyện tập: Phép cộng phân số (tiếp) A. Mục tiêu. 1. Kiến thức: Củng cố về phép cộng hai phân số có mẫu số khác nhau. 2. Kỹ năng: Vận dụng làm bài tập thành thạo. 3. Thái độ: Chú ý tự giác trong giờ ôn luyện. B. Đồ dùng dạy- học. - GV: Bảng phụ - HS: PHT C. Đồ dùng dạy- học. I. Ổn định lớp. II. Bài cũ: - Nêu quy tắc cộng hai phân số khác mẫu số? - Nhận xét, đánh giá III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2. Nội dung. - Cho HS đọc yêu cầu bài tập. Bài 198(SBT-30) - Gọi HS thực hiện bảng con. 3 em - Thực hiện bảng con, chữa bài, nhận xét. 1 5 6 20 26 13 lên bảng làm bài. a,      4 6 24 24 24 12 - Nhận xét chốt kết quả đúng. + Củng cố cách cộng hai phân số khác mẫu số.. 2 1 12 9 21 7 b,      9 6 54 54 54 18 7 1 14 3 17 c,     12 8 24 24 24. - Cho HS đọc yêu cầu của bài, cho Bài 199(SBT- 34) biết bài yêu cầu gì. - Thực hiện theo yêu cầu, chữa bài, nhận - Yêu cầu HS thảo luận làm vào PHT xét. theo nhóm 2. Đại diện nhóm chữa bài, 3  1 15  4 19 ; 1  5  1  15 16  4 4 5 20 20 20 36 12 36 36 36 9 nhận xét. - Chốt kết quả đúng. - Gọi HS nêu yêu cầu của bài. - Gọi HS làm mẫu ý a. - Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS làm vào bảng phụ, chữa bài, nhận xét chốt kết quả đúng.. 1 5 6 40 46 23      8 6 48 48 48 24. - Đổi phiếu kiểm tra Bài 200(SBT) - Thực hiện vào vở, chữa bài, nhận xét, bổ sung. 2 5 1 5 6 20 26 13 a,        8 6 4 6 24 24 24 12 1 12 1 3 1 6 7 b,       8 16 8 4 8 8 8 1 6 1 1 5 4 9 c,       4 30 4 5 20 20 20.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> d,. 12 12 2 2 14 6 20       18 42 3 7 21 21 21. IV. Củng cố - dặn dò. - GV, HS hệ thống nội dung bài. - Nhận xét giờ học. Ngày soạn: 26 / 02 / 2016 Ngày giảng: Thứ tư 02 / 03 / 2016 Toán. Luyện tập A. Mục tiêu. 1. Kiến thức: Giúp học sinh: Bước đầu nhận biết một số tính chất của phép nhân phân số; tính chất giao hoán, … tính chất nhân một tổng hai phân số với một phân số. 2. Kỹ năng: Bước đầu biết vận dụng các tính chất trên trong trường hợp đơn giản. 3. Thái độ: Chú ý tự giác nghe giảng trong giờ học. B. Đồ dùng dạy- học. - GV: Bảng phụ - HS: SGK C. Các hoạt động dạy - học. I. Ổn định lớp. II. Kiểm tra bài cũ - 2 HS lên bảng làm bài 4 b, c (133), lớp đổi chéo vở kiểm tra bài bạn. - GV cùng HS nhận xét chữa bài. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2. Nội dung. a. Giới thiệu tính chất giao hoán. 2 4 4 2 + Tính và so sánh kết quả: × và × 3. 5. 5. 3. - Yêu cầu HS tự tính và so sánh hai kết quả rút ra kết luận: + Nhận xét về các thức số của hai tích. Từ đó rút ra kết luận về tính chất giao hoán của phép nhân phân số. b. Giới thiệu tính chất kết hợp. ( Làm tương tự như phần a) + Nêu tính chất kết hợp của phép nhân phân số. c. Giới thiệu tính chất nhân một tổng hai phân số với một phân số. ( Làm tương tự như phần trên) + Nêu tính chất nhân một tổng hai phân số với một phân số.. 2 4 4 2 × = × 3 5 5 3. + Khi đổi chỗ các phân số trong một tích thì tích của chúng không thay đổi. VD:. ( 13 × 25 ) × 34 = 13 × ( 52 × 34 ). + Khi nhân một tích hai phân số với phân số thứ ba, ta có thể nhân phân số thứ nhất với tích của phân số thứ hai và phân số thứ ba. VD:. ( 15 + 25 ) × 34 = 51 × 34 + 25 × 34. - HS nêu..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> 2. Thực hành. Bài 1. - Gọi HS đọc yêu cầu bài. - Thực hiện theo yêu cầu, chữa bài, nhận - Yêu cầu lớp làm bài vào nháp, 3 HS xét. 3 3 9 198 9 lên bảng chữa bài. × ×22= ×22= = 22 11 242 242 11 - GV cho HS nhận xét trao đổi cách làm từng phần. Chốt kq đúng. - (Phần còn lại làm tương tự) - Gọi HS đọc yêu cầu bài, phân tích, Bài 2 tóm tắt bài. - Thực hiện theo yêu cầu, chữa bài, nhận xét, bổ sung. - Cho HS trao đổi cách làm bài, lớp Bài giải làm bài vào vở, 1 HS lên bảng chữa Chu vi hình chữ nhật là: 4 2 44 bài. + ×2= (m) 5 3 15 - GV chấm Đ-S một số bài.. ( ). Đáp số: - Gọi HS đọc bài toán, tóm tắt bài - Cho HS làm bảng vào vở, 1 HS làm bảng phụ. - GV nhận xét chốt kq đúng.. 44 15. m. - Đổi vở kiểm tra. Bài 3. - HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ Bài giải May 3 chiếc túi hết số mét vải là: 2 ×3=2 (m). 3. Đáp số: 2m vải. IV. Củng cố, dặn dò. - GV, HS hệ thống nội dung bài. - Nhận xét tiết học. Tập đọc. Bài thơ về tiểu đội xe không kính A. Mục tiêu. 1.Kiến thức: Hiểu ý nghĩa bài thơ: Qua hình ảnh độc đáo những chiếc xe không kính vì bom giật bom rung, tác giả ca ngợi tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe trong những năm tháng chống Mĩ cứu nước. 2.Kĩ năng: Đọc lưu loát toàn bài. Đọc đúng nhịp thơ. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng đọc vui, hóm hỉnh, thể hiện tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe. Học thuộc lòng bài thơ. 3.Thái độ: Tự hào về các anh bộ đội Cụ Hồ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. B. Đồ dùng dạy- học. - GV: Tranh SGK, bảng phụ - HS: SGK C. Các hoạt động dạy - học. I.Tổ chức: II.Kiểm tra bài cũ: - Đọc truyện : Khuất phục tên cướp - 3 HS đọc, lớp trao đổi nội dung bài. biển theo cách phân vai? - Lớp nhận xét, - Nhận xét, đánh giá.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> III.Bài mới. 1. Giới thiệu bài: 2. HD luyện đọc và tìm hiểu bài. a. Luyện đọc. - Gọi HS đọc toàn bài. - Tóm tắt nội dung bài và định hướng cách đọc toàn bài cho HS. - HD HS chia đoạn: - Yêu cầu HS đọc nối tiếp : 2 lần + Lần 1: Đọc kết hợp sửa phát âm. + Lần 2: Đọc kết hợp giải nghĩa từ: - Gọi HS đọc toàn bài. - GV nhận xét đọc đúng và đọc mẫu bài b. Tìm hiểu bài: - Y/c HS đọc thầm bài thơ + Những hình ảnh nào trong bài nói lên tinh thần dũng cảm và lòng hăng hái của các chiến sĩ lái xe? + Tình đồng chí đồng đội của các chiến sĩ được thể hiện trong những câu thơ nào? + Hình ảnh những chiếc xe không có kính vẫn băng băng ra trận giữa bom đạn của kẻ thù gợi cho em cảm nghĩ gì? + Nêu nội dung bài thơ:. - Gắn bảng phụ nội dung bài c. Đọc diễn cảm và HTL bài thơ. - Yêu cầu HS đọc tiếp nối toàn bài thơ: + Tìm giọng đọc từng khổ thơ:. - 1 HS đọc. - 4 đoạn: Mỗi khổ thơ là 1 đoạn. - 4 HS đọc /1 lần - 4 HS đọc. - 4 HS khác đọc. - 1 HS đọc. - HS nghe. - Đọc thầm bài thơ, trả lời: + Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi, ung dung buồng lái ta ngồi, nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng; Không có kính, ừ thì ướt áo, mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời, chưa cần thay, lái trăm cây số nữa... + Gặp bạn bè ...vỡ đi rồi. Thể hiện tình đồng chí đồng đội thắm thiết giữa những người chiến sĩ lái xe ở chiến trường đầy khói lửa bom đạn. + Các chú bộ đội lái xe dũng cảm, tuy vất vả nhưng các chú vẫn lạc quan yêu đời, coi thường khó khăn bất chấp kẻ thù. * Nội dung: Tác giả ca ngợi tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe trong những năm tháng chống Mĩ cứu nước. - 2 HS đọc - 4 Hs đọc. - Đọc diễn cảm toàn bài; nhập vai đọc với giọng của những chiến sĩ lái xe nói về bản thân mình: +Khổ 1: 2 dòng đầu giọng kể bình thản, 2 dòng sau giọng ung dung. + Khổ 2: Nhấn giọng: gió vào xoa mắt đắng, con đường chạy thẳng vào tim, sao trời, cánh chim như sa, như ùa vào buồng lái. + Khổ 3: Giọng vui, nhấn giọng: ừ thì ướt áo, mưa tuôn, mưa xối, chưa cần.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> thay mau khô thôi. + Khổ 4: giọng nhẹ nhàng tình cảm. - HS nêu cách đọc khổ 1,3.. - Luyện đọc diễn cảm khổ thơ 1,3: - GV đọc mẫu: - Luyện đọc: - HS luyện đọc theo cặp. - Thi đọc diễn cảm: - Cá nhân, cặp đọc. - GV cùng HS nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt, - HTL bài thơ: - Cả lớp đọc nhẩm bài thơ. - Thi đọc TL từng khổ và cả bài thơ: - HS thi đọc, lớp nhận xét. - GV nhận xét. IV. Củng cố - dặn dò: - Qua bài em thích nhất hình ảnh nào? – Nêu cách đọc bài thơ? - Nhận xét tiết học. Tập làm văn. Luyện tập: Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối A. Mục tiêu. 1.Kiến thức: Nắm được đặc điểm nội dung và hình thức của đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối. 2.Kĩ năng: Nhận biết và bước đầu biết cách xây dựng các đoạn văn nói về lợi ích của một loại cây mà em biết. 3. Thái độ: Biết chăm sóc và bảo vệ cây cối. B. Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng phụ ghi nhớ. - HS: SGK C. Các hoạt động dạy- học. I. Tổ chức II. Kiểm tra bài cũ: + Đọc đoạn văn tả loài hoa hay thứ quả mà em thích? - 2,3 HS đọc, lớp nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, đánh giá. III.Bài mới. 1. Giới thiệu bài. 2. Phần nhận xét. Bài tập 1,2,3. - Đọc yêu cầu 3 bài. - Y/c HS đọc thầm bài Cây gạo: - 1 HS đọc, lớp đọc thầm - Trao đổi theo cặp yêu cầu bài 2,3: - HS trao đổi. - Gọi HS trình bày: - Lần lượt đại diện các nhóm nêu. - Lớp nhận xét bổ sung, trao đổi. - GV nhận xét chốt ý đúng. + Bài Cây gạo có 3 đoạn, mỗi đoạn mở đầu ở chỗ lùi vào 1 chữ đầu dòng và kết thúc ở chỗ chấm xuống dòng. - Mỗi đoạn tả một thời kì phát triển của cây gạo:.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> 3. Phần ghi nhớ. Gắn bảng phụ 4. Phần luyện tập. - Đọc thầm bài : Cây trám đen. - Trao đổi theo cặp xác định các đoạn và nội dung chính từng đoạn. - Gọi HS trình bày: - GV cùng HS nhận xét chốt lời giải đúng:. Đoạn 1: Thời kì ra hoa. Đoạn 2: Lúc hết mùa hoa. Đoạn 3: Thời kì ra quả. - 4,5 HS đọc. Bài 1 - 1 HS đọc nội dung bài tập. - Cả lớp đọc thầm. - Cả lớp trao đổi. - Các nhóm phát biểu ý kiến. - Bài có 4 đoạn; mỗi đoạn mở đầu ở chỗ lùi vào 1 chữ đầu dòng và kết thúc ở chỗ chấm xuống dòng. + Đ1: Tả bao quát thân, cành, lá cây. + Đ2: Hai loại trám đen tẻ và nếp. + Đ3: Ích lợi của quả trám đen. + Đ4: Tình cảm của dân bản và tác giả với cây trám đen. Bài 2. - HS đọc yêu cầu.. - Gọi HS đọc yêu cầu bài - GV gợi ý: + Xác định viết về cây gì, suy nghĩ về lợi ích mà cây đó - HS viết đoạn văn vào vở. mang lại. - Đọc đoạn văn: - Một số HS khá giỏi đọc, lớp trao đổi nhận xét bổ sung. - GV nhận xét một số bài viết. IV. Củng cố, dặn dò. - Hệ thống nội dung bài. Nhận xét tiết học. Luyện viết. Bè xuôi sông La A. Mục tiêu: 1.Kiến thức: Nghe viết đúng trình, bày đẹp bài thơ “Bè xuôi sông La” 2.Kĩ năng: Làm đúng các bài tập chính tả. 3.Thái độ: HS cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, thêm yêu quý môi trường thiên nhiên, có ý thức BVMT. B. Đồ dùng dạy- học: - GV: Bảng phụ viết bài tập - HS: Bảng con. C. Hoạt động dạy - học: I. Tổ chức: HS hát II. Bài cũ: - HS viết bảng con: rực rỡ, mong manh - Nhận xét, đánh giá. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài lên bảng..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> 2. Hướng dẫn HS viết bài. - Gọi HS đọc bài thơ + Sông La đẹp như thế nào?. + Chiếc bè gỗ được ví với cái gì? Cách nói ấy có cái gì hay? + Vì sao đi trên bè, tác giả lại nghĩ đến mùi vôi xây, mùi lán cưa và những mái ngói hồng? + Hình ảnh Trong đạn bom đổ nát, bừng tươi nụ ngói hồng nói lên điều gì? - Y/c HS tự tìm từ khó, dễ viết sai trong bài. - Y/c HS luyện viết từ khó vào bảng con. - Nhận xét, uốn nắn - GV đọc bài cho HS viết. - GV thu một số bài. Nhận xét 3. Bài tập. - Y/c HS làm bài tập vào VBT, 1 HS làm bảng phụ - Chữa bài - GV nhận xét, tuyên dương HS tìm được nhiều từ hay.. - 1 HS đọc bài + Nước sông La trong veo như ánh mắt, bờ tre xanh mướt như đôi hàng mi, sóng được nắng chiếu long lanh như vẩy cá, tiếng chim hót trên bờ đê. + Ví với đàn trâu đằm mình thong thả trôi theo dòng sông; Cách so sánh như thế làm cho cảnh bè gỗ trôi trên song hiện lên cụ thể, sống động. + Vì tác giả mơ tưởng đến ngày mai, những chiếc bè gỗ chở về xuôi góp phần vào công việc xây dựng quê hương đang bị chiến tranh tàn phá. + Hình ảnh đó nói lên tài trí và sức mạnh của nhân dân trong công cuộc xây dựng đất nước, bất chấp bom đạn của kẻ thù. VD. Mươn mướt, long lanh, táu mật, muồng đen. - HS viết bảng con, nhận xét - HS đọc các từ vừa tìm được. - HS viết bài vào vở, đổi chéo vở soát lỗi. - HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập (bảng phụ) - HS làm bài vào vở BT . + Viết 3 từ láy có âm đầu là x: xào xạc, xao xuyến, xôn xao + Viết 3 từ láy có âm đầu là s: sung sướng, sóng sánh, sinh sôi, sơ sài - HS nêu ý kiến nhận xét, bổ xung.. IV. Củng cố, dặn dò: - Hệ thống nội dung bài. GV nhận xét tiết học. Ngày soạn: 26 / 02 / 2016 Ngày giảng: Thứ năm 03 / 03 / 2016 Toán. Tìm phân số của một số A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp học sinh biết cách giải bài toán dạng: Tìm phân số của một số. 2. Kỹ năng: Rèn cho HS làm bài tập thành thạo. 3. Thái độ: Tự giác tích cực trong học tập. B. Đồ dùng dạy -học. - GV Bảng phụ quy tắc..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> - HS: PHT bài 3 C. Các hoạt động dạy - học. I. Ổn định lớp. II. Kiểm tra bài cũ: - Nêu tính chất giao hoán, kết hợp, phân phối của phép nhân với phép cộng phân số? Ví dụ minh hoạ? - GV cùng HS nhận xét, đánh giá. III. Bài mới. 1. Giới thiệu bài. 2. Nội dung. a. Cách tìm phân số của một số. - GV nêu bài toán(sgk- 135). - 1 HS đọc bài toán 1. + Tìm 3 số cam trong rổ? 2. + Tìm 3 số cam trong rổ?. 1 3 2 3. số cam trong rổ là: 12 : 3 = 4 (quả). số cam trong rổ là: 4  2 = 8 (quả).. 2. + Vậy 3 của 12 quả cam là mấy quả cam? + Nêu cách giải bài toán:. -....8 quả cam. 2 3. Bài giải số cam trong rổ là:. 2 12  3 = 8(quả) Đáp số: 8 quả cam. 2 + Muốn tìm 3 của 12 ta làm như thế. nào? - Gắn bảng phụ quy tắc b. Thực hành - Gọi HS đọc yêu cầu bài, phân tích bài toán. - Cho HS trao đổi cách làm bài, làm bài vào nháp, 1 HS chữa bài. - GV chốt kq đúng.. - Đọc yêu cầu của bài, phân tích, tóm tắt nội dung bài. - Cho HS làm bài vào vào vở, 1em làm vào PHT chữa bài, nhận xét. - Nhận xét chốt kết quả đúng.. 2 - Muốn tìm 3 của số 12 ta lấy số 12 nhân 2 với 3 .. - 2 HS đọc Bài 1. - Thực hiện theo yêu cầu, chữa bài, nhận xét. Bài giải Số học sinh xếp loại khá của lớp đó là:. 3 35  5 = 21 (học sinh) Đáp số: 21 học sinh khá. - Lớp đổi chéo nháp kiểm tra bài cho bạn. Bài 2. - Thực hiện theo yêu cầu, chữa bài, nhận xét. Bài giải Chiều rộng của sân trường là: 120 : 6 5 = 100 (m) Đáp số: 100m. - Đổi vở kiểm tra Bài 3..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> - Cho HS làm bài vào vở. 1em chữa bài, nhận xét. - GV thu chấm Đ-S, ghi lời nhận xét một số bài. - GV nhận xét chốt kết quả đúng.. - Thực hiện theo yêu cầu, chữa bài, nhận xét. Bài giải Số học sinh nữ của lớp 4A là: 9 16  8 =18 (học sinh) Đáp số: 18 học sinh nữ. - Đổi vở kiểm tra. IV. Củng cố, dặn dò. - GV, HS hệ thống nội dung bài. Nhận xét tiết học Luyện từ và câu. Mở rộng vốn từ: Dũng cảm A. Mục tiêu. 1.Kiến thức: Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ điểm Dũng cảm. 2.Kĩ năng: Biết sử dụng các từ đã học để tạo thành những cụm từ có nghĩa, hoàn chỉnh câu văn hoặc đoạn văn. 3.Thái độ: Ham thích học môn Tiếng Việt B. Đồ dùng dạy- học. - GV: Bảng phụ, thẻ từ - HS: SGK C. Các hoạt động dạy - học. I.Tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS đặt câu kể Ai là gì? và phân - 2 HS nêu. tích chủ ngữ trong câu? - HTL ghi nhớ : CN trong câu kể Ai - 2 HS nêu. là gì? - Lớp nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, đánh giá III. Bài mới. 1. Giới thiệu bài. 2. Bài tập: - Gọi HS đọc yêu cầu bài. Bài 1: Tìm từ cùng nghĩa với từ dũng cảm - Tổ chức cho HS trao đổi theo cặp: - HS thảo luận nhóm 2, làm SGK - Gọi HS phát biểu, GV ghi nhanh - HS nêu miệng các từ lên bảng - Gv nhận xét chốt ý đúng: + Các từ cùng nghĩa với dũng cảm: gan dạ, anh hùng, anh dũng, can đảm, can trường, gan góc, gan lì, bạo gan, quả cảm. - Cho HS đặt câu với từ dũng cảm - HS đặt câu Bài 2. - Gọi HS đọc yêu cầu bài - HS đọc yêu cầu bài. Làm bài vào VBT, 2 HS làm trên bảng - GV nhận xét và thống nhất ý kiến: + Ghép từ dũng cảm vào trước các từ sau: nhận khuyết điểm, cứu bạn, chống lại cường quyền; trước kẻ thù; nói lên sự thật..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> + Ghép từ dũng cảm vào sau các từ còn lại. - Gắn bảng phụ. Gọi HS đọc yêu cầu Bài 3. bài. - Y/c HS nối vào SGK - HS làm SGK - GV tổ chức HS ghép các thẻ từ ở - 2 HS thi ghép cột A phù hợp với cột B. - GV cùng HS nhận xét, tuyên Giải nghĩa từ đúng: dương + Gan góc: (chống chọi) kiên cường, không lùi bước. + Gan lì: gan đến mức trơ ra, không còn biết sợ là gì. + Gan dạ: Không sợ nguy hiểm. - HS đọc yêu cầu bài. Bài 4. - GV nêu rõ yêu cầu bài. - HS tự làm bài vào vở. - GV nhận xét một số bài: - HS trình bày miệng từng câu. - Lớp nhận xét trao đổi - GV nhận xét chốt bài làm đúng: - Thứ tự điền: người liên lạc, can đảm; mặt trận; hiểm nghèo; tấm gương. IV. Củng cố, dặn dò: - Hãy kể lại tên một vài tấm gương dũng cảm mà em biết? - Nhận xét tiết học. Hướng dẫn tự học Luyện Toán. Luyện tập chung A. Mục tiêu. 1. Kiến thức: Củng cố cách thực hiện phép trừ phân số. 2. Kỹ năng: Bước đầu biết cách tìm thành phần chưa biết của phép tính dưới dạng phân số. 3. Thái độ: Tự giác tích cực trong học tập. B. Đồ dùng học -tập. - GV: Bảng phụ - HS: PHT C. Hoạt động dạy- học. I. Ổn định lớp. II. Bài cũ: - Nêu cách trừ hai phân số khác mẫu số. - Nhận xét, đánh giá III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2. Nội dung. - Cho HS đọc yêu cầu bài tập. Bài 2(40) - Yêu cầu HS làm bảng con, gọi HS - Thực hiện vào bảng con, chữa bài, nhận nối tiếp chữa bài trên bảng lớp. xét, bổ sung. - Nhận xét chốt kết quả đúng.. 8 1 8 3 5     ; 9 3 9 9 9. 4 5 28 5 23     3 21 21 21 21.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. Tóm tắt nêu cách giải, HS làm bài vào PHT theo nhóm 2, đại diện các nhóm chữa bài, nhận xét, bổ sung.. Bài 3(40) - Thực hiện theo yêu cầu, chữa bài, nhận xét. Bài giải Trại chăn nuôi đó còn lại số thức ăn là: 9 4 1   11 5 55 (tấn) 1 Đáp số: 55 tấn. - GV, HS nhận xét.. - Gọi hs đọc bài toán, nêu cách làm. Làm bài vào vở. 2 HS chữa bài - GV chốt kết quả đúng.. - Đổi vở kiểm tra. Bài 4(41) - Thực hiện theo yêu cầu, chữa bài, nhận xét. a. Diện tích trồng rau cải và su hào là: 2 3 29   5 7 35 (diện tích). b. Diện tích trồng su hào nhiều hơn diện tích trồng bắp cải là: 3 2 1   7 5 35 ( diện tích) 29 1 Đáp số: a. 35 ; b. 35. - Nêu yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS làm bài vào vở, 2 em làm bảng lớp. - GV nhận xét chốt kết quả đúng. + Củng cố cách tìm thành phần chưa biết. - Đổi vở kiểm tra. Bài 1(42): Tìm y - HS làm bài vào vở, 2 HS chữa bài trên bảng 3 4  ; 4 5 4 3 y  ; 5 4 1 y 20. y. y. 3 9  11 22 9 3 y  22 11 15 y 22. - Cho HS đọc bài toán, nêu cách làm Bài 217 (SNC- 82) bài, thực hiện vào vở, chữa bài, nhận - Thực hiện theo yêu cầu chữa bài nhận xét xét. bổ sung. 3. 3×3. 9. 3 3 × 4 12 = = 7 7 × 4 28 9 12 ; - Vậy 2 ps phải tìm là: 21 28 12 12 : 2 6 12 12 : 4 3   ;   ; 36 36 : 2 18 36 36 : 4 9 12 12 :12 1   b. 36 36 :12 3 6 3 1 ; ; - Vậy: Các ps phải tìm là: 18 9 3. a. 7 = 7 × 3 =21 ;. IV. Củng cố, dặn dò..

<span class='text_page_counter'>(25)</span> - GV, HS hệ thống nội dung bài. - Nhận xét giờ học. Ôn Luyện từ và câu. Mở rộng vốn từ: Dũng cảm A. Mục tiêu. 1.Kiến thức: Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ điểm Dũng cảm. 2.Kĩ năng: Biết sử dụng các từ đã học để tạo thành những cụm từ có nghĩa, hoàn chỉnh câu văn hoặc đoạn văn. 3.Thái độ: Ham thích học môn Tiếng Việt B. Đồ dùng dạy- học. - GV: Bảng phụ - HS: VBT C. Các hoạt động dạy - học. I.Tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS đặt câu kể Ai là gì? và phân - 2 HS nêu. tích chủ ngữ trong câu? - GV nhận xét, đánh giá III. Bài mới. 1. Giới thiệu bài. 2. Bài tập: - Gọi HS đọc yêu cầu bài. Bài 1: Tìm từ cùng nghĩa với từ dũng cảm - Tổ chức cho HS trao đổi theo cặp: - HS thảo luận nhóm 2, làm VBT - Gọi HS phát biểu, GV ghi nhanh - HS nêu miệng các từ lên bảng - Gv nhận xét chốt ý đúng: + Các từ cùng nghĩa với dũng cảm: gan dạ, anh hùng, anh dũng, can đảm, can trường, gan góc, gan lì, bạo gan, quả cảm. - Gọi HS đọc yêu cầu bài Bài 2: Ghép từ dũng cảm vào trước hoặc sau các tư ngữ để tạo thành nhóm các từ ngữ thường dùng - Y/c HS làm VBT, 1 HS làm bảng - HS đọc yêu cầu bài. Làm bài vào VBT, 1 phụ HS làm bảng phụ - GV nhận xét và thống nhất ý kiến: a.tinh thần dũng cảm b.dũng cảm bảo vệ tổ quốc c.dũng cảm nhận khuyết điểm d.đội quân dũng cảm - Gọi HS đọc yêu cầu bài. Bài 3: Em hãy viết đoạn văn từ 5-7 câu nói về tấm gương chống giặc của nhân dân ta, trong đó dùng tư gần nghĩa với tư dũng cảm - Y/C HS làm bài vào vở, 2 HS làm VD: Chị Võ Thị Sáu là người con gái anh bài vào PHT hùng của miền đất đỏ. Chị tham gia công - Nhận xét bài trên PHT tác trong vùng địch chiếm đóng. Khi bị - Gọi HS đọc bài của mình. bắt, chị đã gan góc chịu mọi đòn tra tấn - GV nhận xét, chữa bài của kẻ thù, quyết không khai báo nửa lời..

<span class='text_page_counter'>(26)</span> Chị đã anh dũng hi sinh khi mới tròn 16 tuổi. IV. Củng cố, dặn dò: - Hệ thống nội dung bài. Nhận xét tiết học. Ngày soạn: 26 / 02 / 2016 Ngày giảng: Thứ sáu 04 / 03 / 2016 Toán. Phép chia phân số A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp học sinh biết thực hiện phép chia phân số (lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược). 2. Kỹ năng: Rèn cho HS làm các bài tập thành thao, có kỹ năng. 3. Thái độ: Tự giác trong giờ ôn luyện. B. Đồ dùng dạy- học: - GV: Bảng phụ - HS: Bảng con C. Các hoạt động dạy- học: I. Ổn định lớp. II. Kiểm tra bài cũ - Nêu cách tìm phân số của một số? Nêu ví dụ minh hoạ? - GV cùng HS nhận xét, chữa bài. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2. Nội dung. a. Ví dụ: Giáo viên nêu ví dụ và vẽ hình lên bảng sgk- 135. + Để tính chiều dài của hình chữ nhật + Lấy diện tích chia cho chiều rộng: 7 2 ta làm như thế nào? : 15 3. + Để thực hiện phép chia hai phân số ta làm như thế nào? - Thực hiện phép chia hai phân số trên. - GV cùng HS nhận xét, trao đổi và nhắc lại kết luận. - HS lấy ví dụ minh hoạ. b. Luyện tập - Gọi HS đọc yêu cầu bài. Nêu cách làm. Thực hiện bảng con. - Một số HS lên bảng. - GV gọi HS nhận xét chữa bài. - Yêu cầu lớp làm bài vào nháp, 3 HS lên bảng chữa bài, lớp đổi chéo nháp kiểm tra. - GV chốt kq đúng. - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.. + Lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược. 7 2 7 3 21 7 : = × = = 15 3 15 2 30 10. Bài 1. - Thực hiện bảng con, chữa bài, nhận xét, bổ sung. - Phân số đảo ngược của. 2 3. 3. là 2 .. Bài 2 - Thực hiện theo yêu cầu, chữa bài, nhận xét, bổ sung. 3 5. 3. 8 24. a. 7 : 8 = 7 × 5 =35 ( Các ý còn lại làm tương tự) Bài 3.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> - Yêu cầu lớp làm phần a vào nháp, đổi chéo nháp - Ý b làm tương tự vào vở, chữa bài, nhận xét. - Nhận xét chốt ý đúng. - Cho HS đọc đề toán, phân tích, tóm tắt. - Yêu cầu làm bài vào vở, 1 HS làm vào bảng phụ lên bảng chữa bài.. - Thực hiện theo yêu cầu, chữa bài, nhận xét, bổ sung. 2 5 10 × = 3 7 21. (ý còn lại làm tương tự). Bài 4 - Thực hiện vào vở, 1 em làm vào PHT, chữa bài, nhận xét, bổ sung. Bài giải Chiều dài của hình chữ nhật là: 2 3 8 : = (m) 3 4 9. - GV thu vở chấm Đ - S, ghi lời nhận xét - GV nhận xét chung, chữa bài.. 8. Đáp số: 9 m. - Đổi vở kiểm tra. IV. Củng cố, dặn dò. - GV, HS hệ thống nội dung bài. Nhận tiết học. Tập làm văn. Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả cây cối A. Mục tiêu. 1.Kiến thức: HS nắm được 2 cách mở bài trực tiếp, gián tiếp trong bài văn miêu tả cây cối. 2.Kĩ năng: Vận dụng viết được 2 kiểu mở bài trên khi làm bài văn tả cây cối. 3.Thái độ: GDBVMT: HS có thái độ gần gũi, yêu quý các loài cây trong môi trường thiên nhiên. B. Đồ dùng dạy- học. - GV: Bảng phụ - HS: Vở C. Các hoạt động dạy - học. I.Tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: - Đọc bài văn viết về ích lợi của cây? - 2,3 HS đọc, lớp nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá III. Bài mới. 1. Giới thiệu bài. 2. Bài tập. - Gắn bảng phụ Bài 1. - Gọi HS đọc yêu cầu của bài - HS đọc yêu cầu bài và suy nghĩ trả lời: + Điểm khác nhau của 2 cách mở bài: + Cách 1: Mở bài trực tiếp- giới thiệu ngay cây hoa cần tả. + Cách 2: Mở bài gián tiếp- nói về mùa xuân, các loài hoa trong vườn, rồi mới giới thiệu cây hoa cần tả..

<span class='text_page_counter'>(28)</span> - Gọi HS đọc yêu cầu bài. Bài 2: - GV nhắc HS : chọn viết 1 kiểu mở bài gián tiếp cho bài văn miêu tả 1 trong 3 cây: - HS viết vào vở: - Gọi HS trình bày: - Nối tiếp nhau nêu: - Lớp nhận xét, bổ sung, trao đổi. - GV nhận xét chung. Bài 3: - HS đọc yêu cầu bài: - GV đàm thoại cùng HS trả lời các câu - HS lần lượt trả lời các câu hỏi , lớp hỏi sgk/75. nhận xét bổ sung. Bài 4: - Dựa vào phần trả lời bài 3, viết đoạn mở bài, giới thiệu chung về cây em định tả: - Cho HS quan sát một số cây - HS suy nghĩ viết bài vào vở. - Gọi HS trình bày: - Lần lượt học sinh nêu bài làm của mình: Lớp nhận xét - GV nhận xét một số bài làm bài tốt: VD: Mở bài gián tiếp: Tết năm nay bố mẹ tôi bàn nhau không mua quất, hoa đào hoa mai mà đổi màu hoa khá để trang trí phòng khách. Nhưng mua hoa gì thì bố mẹ chưa nghĩ ra. Thế rồi một hôm, tôi thấy mẹ chở về một cây trạng nguyên xinh xắn, có bao nhiêu là lá đỏ rực rỡ. Vừa thấy cây hoa, tôi thích quá, reo lên: “Ôi, cây hoa đẹp quá!” + GDBVMT: Cây xanh làm cho môi - HS lắng nghe, liên hệ trường thiên nhiên thêm đẹp và có nhiều ích lợi, chúng ta phải gần gũi và có ý thức bảo vệ cây xanh. IV. Củng cố - dặn dò: - Trong bài văn có mấy cách mở bài? Nhận xét tiết học. Khoa học. Nóng, lạnh và nhiệt độ A. Mục tiêu. 1. Kiến thức: Sau bài học, HS có thể: Nêu được ví dụ về các vật có nhiệt độ cao, thấp. Nêu đựơc nhiệt độ bình thường của cơ thể người; nhiệt độ của hơi nước đang sôi; nhiệt độ của nước đá đang tan. 2. Kỹ năng: Biết sử dụng từ "nhiệt độ" trong diễn tả sự nóng, lạnh. Biết cách đọc nhiệt kế và sử dụng nhiệt kế. 3. Thái độ: Yêu thích môn học. B. Đồ dùng dạy - học. - GV: Bảng phụ - HS: PHT.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> C. Các hoạt động dạy - học. I. Ổn định lớp. II. Kiểm tra bài cũ - Tại sao chúng ta không nên nhìn trực tiếp vào mặt trời hoặc lửa hàn? Để tránh tác hại do ánh sáng quá mạnh gây ra, ta nên và không nên làm gì? - Nhận xét, đánh giá III. Bài mới. 1. Giới thiệu bài. 2. Nội dung. a. Hoạt động 1: Sự truyền nhiệt. * Mục tiêu: Nêu được ví dụ về các vật có nhiệt độ cao, thấp. Biết sử dụng từ "nhiệt độ"…. nóng, lạnh. * Cách tiến hành: - Cho HS thực hiện cá nhân. - Thực hiện theo yêu cầu. + Kể tên một số vật nóng và vật lạnh +Vật nóng: Nước đun sôi, bóng đèn, nồi thường gặp hàng ngày? đang nấu cơm. +Vật lạnh: Nước đá, đồ trong tủ lạnh... - Cho HS quan sát H1 và trả lời: Cốc - HS trả lời. Nhận xét. nước nào có nhiệt độ cao nhất, cốc - Cốc C có nhiệt độ thấp nhất; Cốc B có nước nào có nhiệt độ thấp nhất? nhiệt độ cao nhất. - Nêu các ví dụ về các vật có nhiệt độ - HS tự nêu, nhận xét. bằng nhau, cao hơn, thấp hơn... * Kết luận: GV chốt ý trên. * Người ta dùng nhiệt độ để để diễn tả mức độ nóng, lạnh của các vật. b. Hoạt động 2: Thực hành sử dụng nhiệt kế. * Mục tiêu: HS biết sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ trong những trường hợp đơn giản. * Cách tiến hành: - GV giới thiệu 2 nhiệt kế: nhiệt kế đo nhiệt độ cơ thể và nhiệt kế đo nhiệt độ không khí. - Đọc nhiệt kế: - Cần nhìn mức chất lỏng trong ống theo phương vuông góc với ống nhiệt kế. - Tổ chức HS làm thí nghiệm : lấy 4 cốc nước như nhau: Đổ ít nước sôi vào cốc1, ít nước đá vào chậu 4. - HS thực hành, nêu kết quả, nhận xét, bổ Nhúng hai tay vào cốc1, 4 chuyển sung. nhanh sang cốc 2, 3. + Ta cảm thấy thế nào? + Tay ở cốc 2 có cảm giác lạnh còn tay ở cốc 3 ấm hơn. + Giải thích tại sao? + Vì ở cốc 1 nước ấm hơn cốc 2. Nước ban đầu ở cốc 4 nước lạnh hơn cốc 3. + Nhận xét gì về kết luận trên của tay + Cốc 3 nước ấm hơn cốc 2 là sai lầm. ta? - Tổ chức HS thực hành đo nhiệt độ. - Thực hiện nhóm 4: Sử dụng nhiệt kế thí nghiệm đo nhiệt độ của nước. - Trình bày: Đại diện một vài HS lên - Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét, bổ.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> trình bày và báo cáo kết quả. sung. * Kết luận: Nhiệt độ cơ thể cao hơn hoặc thấp hốn với 37 độ là dấu hiệu cơ thể bị bệnh cần phải đi khám. IV. Củng cố, dặn dò. - GV, HS hệ thống nội dung bài. Nhận xét giờ học. Luyện Toán. Phép trừ phân số A. Mục tiêu. 1. Kiến thức: Củng cố cách thực hiện phép trừ phân số cùng mẫu số và khác mẫu số. 2. Kỹ năng: Vận dụng làm đúng các bài tập. 3. Thái độ: Tự gác trong giờ ôn luyện. B. Đồ dùng dạy- học. - GV: Bảng phụ - HS: PHT C. Hoạt động dạy- học. I. Ổn định lớp II. Bài cũ: 3 2 12 10 1     - HS làm bảng con 5 4 20 20 10. - Nhận xét, đánh giá III. Bài mới. 1. Giới thiệu bài. 2. Nội dung. - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS thực hiện bảng con. - Nhận xét chốt kết quả đúng. - Củng cố phép trừ hai phân số cùng mẫu số - Cho hs đọc yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS làm PHT nhóm 2. Đại diện các nhóm chữa bài. - Củng cố phép trừ phân số khác mẫu số. Bài 209(SBT- 38) - Thực hiện theo yêu cầu, chữa bài, nhận xét bổ sung. 15 3 12 3    ; 16 16 16 4. 57 17 40 2    100 100 100 5. Bài 210(SBT) - Thực hiện vào PHT theo nhóm 2, chữa bài, nhận xét. 1 1 4 1 3     ; 2 8 8 8 8. 17 5 17 15 2 1      18 6 18 18 18 9. - Đổi phiếu kiểm tra - Gọi HS nêu yêu cầu của bài, HS làm Bài 212(SBT) bài vào vở. 1 HS chữa bài trên bảng. - Thực hiện theo yêu cầu, chữa bài, nhận xét. 1 2 5 4 1 2 3 16 9 7 - Nhận xét chốt kết quả đúng.     ;     2. - Cho HS đọc yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ, chữa bài. - GV nhận xét, chữa bài. - Củng cố số tự nhiên trừ phân số.. 5. 10 10. 10. 3. 8. 24. 24. 24. - Đổi vở kiểm tra chéo. Bài 213(SBT) - Thực hiện vào vở, chữa bài, nhận xét, bổ sung..

<span class='text_page_counter'>(31)</span> 1 2 1 1 3 10 3 7    ; 1    2 2 2 2 10 10 10 10 2 24 2 22 8    3 3 3 3. 1. - Đổi vở kiểm tra chéo. IV. Củng cố- dặn dò - GV, HS hệ thống nội dung bài. Nhận xét giờ học. Giáo dục tập thể. Sinh hoạt lớp A.Mục tiêu: - Qua giờ sinh hoạt lớp học sinh thấy rõ ưu, khuyết điểm trong tuần. - Có ý thức phê và tự phê, tu dưỡng rèn luyện tốt hơn. - Nêu phương hướng tuần 26 - Giáo dục HS có ý thức tự giác, tích cực thực hiện tốt nề, thực hiện tốt. ATGT. - HS có kĩ năng Tìm kiếm sự hỗ trợ khi khó khăn. B. Nội dung sinh hoạt + Các tổ họp tự nhận xét báo cáo + Tổ trưởng chuẩn bị báo cáo + Các tổ tự nhận xét báo cáo các hoạt động của tổ trước lớp + Lớp góp ý bổ sung + Lớp trưởng sơ kết báo cáo cho GV + GV nhận xét đánh giá * Ưu điểm : - Giữ vững nề nếp học tập cũng như nề nếp ra vào lớp. - Đi học chuyên cần đạt tỉ lệ cao. - Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân ,vệ sinh môi trường. - Thực hiện tốt an toàn giao thông. - Nghỉ tết Nguyên đán an toàn, tiết kiệm * Phương hướng tuần 26 : - Duy trì nề nếp học tập. - Tiếp tục duy trì phong trào đôi bạn hợp tác trong học tập. - Tiếp tục giữ gìn vệ sinh môi trường – vệ sinh cá nhân. - Chú ý bảo vệ sức khoẻ. - Thực hiện tốt ATGT. * Hướng dẫn HS làm bài tập rèn luyện kĩ năng sống.

<span class='text_page_counter'>(32)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×