Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Tiểu luận giải pháp nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng cháy, chữa cháy rừng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.4 KB, 16 trang )

DANH MỤC VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
BV&PTR
PCCCR
UBND
MTTQ
KLĐB
CCR
PBGDPL

Nguyên nghĩa
Bảo vệ và phát triển rừng
Phòng cháy, chữa cháy rừng
Ủy ban nhân dân
Mặt trận tổ quốc
Kiểm lâm địa bàn
Chữa cháy rừng
Phổ biến giáo dục pháp luật

1


MỤC LỤC
Trang
1
2
3
3
3
3
4


4
4
4

DANH MỤC VIẾT TẮT
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn tình huống
II. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
1. Mục đích nghiên cứu
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
B. NỘI DUNG
I. Mơ tả và phân tích tình huống
II. Cơ sở pháp lý giải quyết tình huống

4
4

III. Các bước giải quyết tình huống

5

IV. Phương án giải quyết tình huống

5

1. Một số vấn đề chung về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật về phòng cháy, chữa cháy rừng


5

2. Đánh giá thực trạng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
về phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn huyện Quan Hóa
3. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật về phòng cháy, chữa cháy rừng
C. PHẦN KẾT LUẬN

2

7
8
14


A. PHẦN MỞ ĐẦU

I. Lý do lựa chọn tình huống
Quan Hóa là huyện miền núi nằm ở phía tây tỉnh Thanh Hóa, cách thành
phố Thanh Hóa 134 km theo hướng quốc lộ 15A và quốc lộ 217. Có địa giới
hành chính như sau: Phía tây giáp huyện Mường Lát (tỉnh Thanh Hóa) và huyện
Viêng Xay, tỉnh Hủa Phăn (nước Cộng hịa dân chủ nhân dân Lào); phía bắc
giáp huyện Vân Hồ (tỉnh Sơn La) và huyện Mai Châu (tỉnh Hòa Bình); phía
đơng giáp huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa); phía nam giáp huyện Quan Sơn
(tỉnh Thanh Hóa).
Quan Hóa có diện tích tự nhiên 99.069,9 ha, trong đó diện tích rừng và
đất lâm nghiệp 91.455,9 ha (chiếm 92,3 %), độ che phủ rừng năm 2020 là 84,4
%; là huyện có địa hình tương đối phức tạp, nhiều đồi núi cao và dốc; khí hậu
mang đặc điểm của khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng, ẩm, có mùa đơng lạnh,

nhiệt độ trung bình trên 25 độ C.
Đời sống kinh tế của người dân cịn gặp nhiều khó khăn, dân cư phân bố
khơng đồng đều, lực lượng lao động chủ yếu vẫn là canh tác sản xuất nông - lâm
nghiệp, tập quán canh tác vẫn cịn lạc hậu, diện tích rừng trồng thuần loài tập
trung lớn với trên 32.671 ha. Việc ứng dụng cơng nghệ khoa học kỹ thuật cịn rất
hạn chế dẫn đến ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý bảo rừng, phát triển
rừng trên địa bàn, trong đó cơng tác phòng cháy chữa cháy rừng được coi là
nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu hiện nay, nó tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng từ ý thức
của ngươi dân, các hoạt động canh tác nông - lâm nghiệp, bẫy đốt ong là rất cao
dẫn đến gây thiệt hại lớn về môi trường, kinh tế...
Hiện nay, với chính sách (kinh phí) đầu tư cho công tác bảo vệ và phát triển
rừng (BV&PTR) nói chung và cơng tác Phịng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) nói
riêng của Nhà nước cịn rất thấp; biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, thời tiết
khắc nghiệt, trình độ dân trí, nhận thức về PCCCR của người dân trên địa bàn
đang cịn hạn chế, việc tìm hiểu, tiếp cậm, cũng như tuyên truyền phổ biến giáo
dục pháp luật về công tác PCCCR của các ban ngành, cấp ủy, chính quyền địa
phương chưa đạt kết quả cao nên vẫn tiềm ẩn nguy cơ không nhỏ đến công tác
PCCCR trên địa bàn. Thấy được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng
công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCCCR đến mọi tầng lớp
cán bộ, người dân cùng biết và thực hiện là việc hết sức quan trọng đối với cấp
ủy, chính quyền địa phương và cơ quan Kiểm lâm sở tại. Xuất phát từ những lý
do nêu trên tôi tiến hành lựa chọn, nghiên cứu tình huống: “Giải pháp nâng cao
chất lượng cơng tác tun truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng
cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa”.
II. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
1. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu một cách cơ bản về thực trạng
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công tác PCCCR trên địa bàn, trên
cơ sở đó rút ra những kết luận, đề xuất những giải pháp nhằm góp phần nâng
3



cao chất lượng và hiệu quả thực hiện công tác tun truyền tại địa phương. Góp
phần bảo vệ an tồn diện tích rừng hiện có, phấn đấu khơng khơng để xảy ra
cháy rừng, phát hiện sớm, chữa cháy kịp thời hiệu quả, hạn chế tới mức thấp
nhất thiệt hại về tài nguyên rừng. Nâng cao trách nhiệm của Chính quyền địa
phương cấp xã, các ngành, các thôn làng, chủ rừng và nhân dân đối với công tác
PCCCR.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Phân tích, đánh giá thực trạng kết quả thực
hiện các hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật, chỉ ra những mặt cịn hạn
chế, từ đó đề ra giải pháp nâng cao chất lượng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật về công tác PCCCR cho phù hợp với tình hình, đặc điểm ở địa
phương.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các hoạt động trong công tác tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCCCR trong những năm qua và đề xuất
các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật về PCCCR trên địa bàn huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các hoạt động trong công tác tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCCCR trên địa bàn huyện Quan Hóa,
tỉnh Thanh Hóa.
4. Phương pháp nghiên cứu: Để nghiên cứu đề tài này, tác giả sử dụng
nhiều phương pháp gồm thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh… và kết hợp với
kinh nghiệm tiếp xúc trực tiếp với công việc tại địa phương.
B. NỘI DUNG

I. Mô tả và phân tích tình huống
Thực hiện Kế hoạch số 26/KH-CCKL ngày 13/4/2021 về kế hoạch kiểm
tra công tác chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ chính trị tại các đơn vị cơ sở,
trong đó có nội dung kiểm tra công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật về phòng cháy chữa cháy rừng. Qua kiểm tra chất lượng và hiệu quả công

tác tuyên truyền về PCCCR tại huyện Quan Hóa cịn nhiều hạn chế, do đó Chi
cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa giao Phịng Quản lý bảo vệ rừng tham
mưu cho Lãnh đạo Chi cục chỉ đạo Hạt Kiểm lâm Quan Hóa tổ chức thực hiện
các giải pháp nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật về phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn huyện Quan Hóa nhằm
phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền, đảm bảo không để xảy ra cháy rừng, an
nin rừng được giữ vững ổn định.
II. Cơ sở pháp lý giải quyết tình huống
- Căn cứ Luật Lâm Nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;
- Căn cứ Luật Phòng cháy chữa cháy năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy rừng năm 2013;
- Căn cứ Luật phổ biến, giáo dục pháp luật ngày 20 tháng 6 năm 2012;
4


- Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
- Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của 37 luật có liên quan đến quy hoạch (quy hoạch bảo vệ môi trường);
- Căn cứ Chỉ thị số 13/CT-TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung
ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác quản lý, bảo vệ
rừng và phịng cháy chữa cháy rừng;
- Căn cứ Quyết định số 3230/QĐ-UBND ngày 29/8/2017 của Chủ tịch
UBND tỉnh Thanh Hóa về việc Phê duyệt Quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Thanh
Hóa giai đoạn 2016-2020;
- Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiêp;
- Căn cứ Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/ 02/2012 của Thủ
tướng Chính phủ, ban hành một số chính sách tăng cường cơng tác bảo vệ rừng;
- Căn cứ Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 16/6/2017 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triền Lâm nghiệp bền

vững, giai đoạn 2016-2020.
- Căn cứ Quyết định số 67/QĐ-UBND ngày 07/01/2021, về việc ban hành
Phương án phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn
2021-2025.
III. Các bước giải quyết tình huống
- Nêu một số vấn đề chung về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật về phòng cháy, chữa cháy rừng.
- Đánh giá thực trạng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
về phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn huyện Quan Hóa.
- Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật về phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn huyện Quan Hóa.
IV. Phương án giải quyết tình huống
1. Một số vấn đề chung về cơng tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật về phòng cháy, chữa cháy rừng
1.1. Khái niệm về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật: Là việc
đưa ra các thông tin (vấn đề) với mục đích đẩy thái độ, suy nghĩ, tâm lý và ý
kiến của quần chúng theo chiều hướng nào đấy mà người nêu thông tin mong
muốn. Tuyên truyền là phổ biến, giải thích một tư tưởng, một quan điểm nào đó
nhằm hình thành, cũng cố ở đối tượng tuyên truyền một thế giới quan, nhân sinh
quan, một lý tưởng, một lối sống. Theo Hồ Chí Minh, tuyên truyền là: “Đem
một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Nếu khơng đạt được
mục đích đó là tuyên truyền thất bại”.
1.2. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCCCR: Là quá trình
trao đổi, chia sẻ thông tin về công tác PCCCR làm cho mọi người hiểu, đồng
5


tình và thay đổi hành vi của mình theo hướng tích cực. Tuyên truyền để nâng
cao nhận thức, trách nhiệm của người dân và các cấp chính quyền về cơng tác
PCCCR. Đẩy mạnh xã hội hố cơng tác PCCCR, huy động mọi nguồn lực của

xã hội, các thành phần kinh tế cho công tác PCCCR. Những năm qua Nhà nước
ngày càng quan tâm chỉ đạo và đầu tư cho công tác PCCCR ; hệ thống các
văn bản quy phạm pháp luật về PCCCR từng bước được hoàn thiện.
1.3. Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật về về phòng cháy, chữa cháy rừng:
- Củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức các Ban chỉ đạo PCCCR từ huyện
đến xã để chỉ đạo công tác tuyên truyền PCCCR trên địa bàn. Phân công nhiệm
vụ cụ thể. Kiện toàn các tổ đội tuyên truyền của khối dân vận từ xã đến thôn, tổ
chức tập huấn, bồi dưỡng, diễn tập CCR.
- Công tác tuyên truyền phải được triển khai với nhiều hình thức đa dạng,
phong phú. Đưa các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước,
của tỉnh, huyện mới được ban hành, điều chỉnh đi vào cuộc sống, nhận được sự
đồng tình cao của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.
- Nâng cao nhận thức tuyên truyền công tác PCCCR là một trong những
giải pháp quan trọng hàng đầu nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các hành vi gây
thiệt hại về kinh tế, môi trường, các giá trị đa dạng sinh học do cháy rừng gây ra.
1.4. Chủ thể tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCCCR:
Chủ thể tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công tác PCCCR trên địa
bàn tập trung vào cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân, cộng đồng dân cư,
trường học trên địa bàn huyện.
1.5. Nội dung công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về
PCCCR
- Các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các
văn bản liên quan đến công tác lâm nghiệp nói chung và cơng tác PCCCR.
- Các quy định về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các cấp chính quyền,
các cơ quan chức năng và của chủ rừng, người dân trong công tác quản lý BVR,
PTR, PCCCR.
- Vận động nhân dân tham gia các hoạt động BVR, PTR, PCCCR, phát
triển kinh tế lâm nghiệp, xây dựng mơ hình trình diễn, mơ hình thâm canh, tự
nguyện tham gia liên kết BV&PTR, PCCCR; vận động nhân dân không khai

thác, phá rừng trái phép, không sử dụng bừa bãi lửa trong sản xuất nơng nghiệp,
trong sinh hoạt để phịng ngừa cháy rừng.
1.6. Hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng
cháy, chữa cháy rừng: Tuyên truyền trực tiếp (tuyên truyền miệng), thơng qua
các loại hình báo chí, loa truyền thanh cơ sở, biên soạn tài liệu tuyên truyền, thi
tìm hiểu pháp luật, thông qua tủ sách pháp luật, thông qua các loại hình văn hố,
văn nghệ, tiểu phẩm, thơng qua việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong
lĩnh vực lâm nghiệp…
6


2. Đánh giá thực trạng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật về phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn huyện Quan Hóa.
2.1. Đặc điểm tài nguyên rừng trên địa bàn
Theo số liệu công bố hiện trạng rừng năm 2020 tại Quyết định số
648/QĐ-UBND ngày 26/02/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh, Quan Hóa có diện
tích tự nhiên 99.069,9 ha, trong đó diện tích rừng và đất quy hoạch lâm nghiệp
là 91.455,9 ha, chiếm 92,3 % diện tích tự nhiên. Trong đó:
+ Diện tích có rừng là 85.402,9 ha, gồm: Rừng tự nhiên 52.731,7 ha và
rừng trồng 32.671,2 ha. Phân theo mục đích sử dụng diện tích rừng trên địa bàn
huyện Quan Hóa gồm có: Rừng đặc dụng 23.869,0 ha, rừng phòng hộ 13.999,0
ha, rừng sản xuất 47.534,87 ha). Độ che phủ rừng năm 2020 là 84,4 %;
+ Diện tích đất khơng có rừng là 6.053,0 ha với thảm thực bì chủ yếu là
cỏ tranh, lau lách, cây bụi và các loại cây tiên phong, phân bố giáp các khu dân
cư và các khu nương rẫy cũ xen kẽ trong diện tích có rừng, giáp các đường mịn;
với đặc thù như vậy rất dễ xảy ra cháy rừng.
2.2. Kết quả thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật về phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn huyện Quan Hóa
Hàng năm căn cứ vào định hướng của ngành và tình hình thực tế cơng tác
PCCCR trên địa bàn, Hạt Kiểm lâm Quan Hóa đã xác định công tác tuyên

truyền PCCCR là một nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, đơn vị đã tham mưu cho
thường trực huyện ủy, HĐND, UBND ban hành và chỉ đạo triển khai thực hiện
các văn bản, phương án, kế hoạch về cơng tác PCCCR trên địa bàn; phối hợp
với khối đồn thể cấp huyện thực hiện các kế hoạch phối hợp tuyên tuyền công
tác PCCCR; tham mưu tổ chức kiểm tra cơng tác PCCCR trên địa bàn, kiện
tồn, duy trì tổ đội BVR&PCCCR, tổ đội tuyên truyền, tổ chức ký cam kết trách
nhiệm thực hiện công tác BVR, PCCCR... vv. Hàng năm đều tham mưu cho
UBND huyện tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả công tác tuyên
truyền PCCCR, qua đó đã góp phần giữ vững an ninh rừng ổn định theo hướng
bền vững, nhận thức của người dân về công tác PCCCR cũng như thu nhập từ
nghề rừng khơng ngừng được nâng lên, góp phần phát triển kinh tế, xã hội; quốc
phòng, an ninh trên địa bàn. Đặc biệt trong những năm qua tình trạng vi phạm
các quy định về PCCCR giảm dần; địa bàn huyện khơng để xảy ra cháy rừng.
2.3. Những thuận lợi, khó khăn trong công tác tuyên ruyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật trên địa bàn
- Về thuận lợi: Được cấp ủy, chính quyền và các ban ngành từ huyện đến
xã quan tâm, do đó cơng tác tun ruyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa
bàn về PCCCR được tăng cường, nhận thức của cán bộ, nhân dân, chủ rừng
ngày cầng được nâng lên. Trong những năm qua Đảng, Nhà nước có nhiều chính
sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, phủ xanh đất trống đồi núi trọc như dự án
661, 147; hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mơ hình
giảm nghèo trên địa bàn huyện, xã khó khăn được hỗ trợ thơng qua khốn bảo
7


vệ rừng; đầu tư BVR, trồng mới và chăm sóc rừng trồng, phục tráng rừng
Luồng. Đến nay, các chương trình, dự án đầu tư đang từng bước phát huy tác
dụng, là điều kiện tốt để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn đã góp
phần nâng cao nhận thức của người dân về công tác PCCCR.
- Về khó khăn: Chính sách, xuất đầu tư cho PCCCR của nhà nước trong

lĩnh vực lâm nghiệp còn thấp, chưa đáp ứng u cầu, do đó kinh phí đầu tư cho
công tác tuyên ruyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCCCR hạn chế; hình
thức tuyên truyền chưa phong phú, đa dạng, các hoạt động canh tác nơng lâm
nghiệp cịn lạc hậu, chủ quan tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng cao; trình độ dân trí của
người dân cịn hạn chế và không đồng đều nên ảnh hưởng đến công tác tuyên
truyền.
3. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật về phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn huyện.
3.1. Rà soát xác định vùng trọng điểm cháy, nguyên nhân cháy, mùa
cháy trên địa bàn huyện
3.1.1. Mục tiêu của giải pháp:
Phòng cháy rừng là chủ đạo, chữa cháy rừng phải kịp thời, khẩn trương,
có hiệu quả. Hiện nay kinh phí đầu tư cho công tác PCCCR rất hạn chế, lực
lượng KLĐB, cán bộ hợp đồng làm PCCCR ít, việc xác định trọng điểm cháy,
nguyên cháy chính, mùa cháy để ưu tiên đầu tư, tập trung kinh phí và nhân lực
làm tốt theo phương châm bốn tại chỗ: “chỉ huy, lực lượng, phương tiện, hậu
cần tại chố”. Địa phương chủ động nguồn lực và chỉ huy chữa cháy rừng.
3.1.2. Nội dung của giải pháp:
- Tổ chức rà soát, kiểm tra hiện trường để xác định khu vực trọng điểm
có nguy cơ cháy rừng, xác định nguyên nhân có thể gây cháy từ đó có phương
án PCCCR vùng trọng điểm. Cụ thể:
+ Rà sốt, xác định các khu vực trọng điểm có nguy cơ cháy cao để tập
trung tuyên truyền.
+ Xác định nguyên nhân chính gây cháy rừng.
+ Xác định mùa cháy rừng (thời điểm hay xảy ra cháy rừng).
3.1.3.Cách thức và điều kiện thực hiện:
- Sử dụng máy định vị GPS, máy tính, bản đồ quy hoạch 3 loại rừng...xác
định cụ thể khu vực trọng điểm có nguy cơ cháy rừng cao dựa vào hiện trạng,
trạng thái, lịch sử, diện tích tập trung....việc xác định khu vực trọng điểm cháy
phải được xác định đến lơ, khoảnh, diện tích, vị trí, trạng thái, ngun nhân có

thể gây cháy từ đó có phương án PCCCR cụ thể cho từng khu vực từ đó làm cơ
sở chỉ đạo, điều hành công tác PCCCR từ huyện đến xã, thôn trọng điểm.

8


- Hạt kiểm lâm huyện chủ trì tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo để
phối hợp với Ban Chỉ huy quân sự huyện, UBND xã bố trí cán bộ, máy định vị,
máy vi tính, các loại bản đồ cần thiết và kinh phí tổ chức thực hiện.
3.2. Tăng cường cơng tác chỉ đạo, điều hành đối với cơng tác phịng
chấy chữa cháy rừng
3.2.1. Mục tiêu của giải pháp: Nhằm thống nhất chỉ đạo từ huyện, đến xã,
thôn trong công tác tuyên truyền về PCCCR trên địa bàn để đạt hiệu quả cao
theo cơ chế Đảng lãnh đạo, chính quyền điều hành, cơ quan chuyên môn tham
mưu nghiệp vụ. Áp dụng cơ chế chính sách để nâng cao thu nhập từ nghề rừng
góp phần nâng cao nhận thức và giảm thiểu các nguy cơ cháy rừng trên địa bàn.
3.2.2. Nội dung của giải pháp:
- Xác định công tác tuyên truyền PCCCR là trách nhiệm của cả hệ thống
chính trị và tồn xã hội. Các cấp, các ngành và chính quyền địa phương cần
quan tâm, chỉ đạo tốt công tác PCCCR. Tiếp tục quán triệt, chỉ đạo thực hiện
Luật Phòng cháy, chữa cháy; Luật Lâm nghiệp, các phướng án, kế hoạch, văn
bản chỉ đạo liên quan đến công tác PCCCR…
- Thường xuyên cũng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo các cấp, thiết lập hệ thống
tổ chức thực hiện công tác PCCCR đồng bộ từ huyện đến xã, thôn và chủ rừng
nhà nước, cần bổ sung Hiệu trưởng các trường học trên địa bàn xã tham gia
BCĐ cấp xã, lãnh đạo Phòng giáo dục tham gia BCĐ cấp huyện; trong đó Kiểm
lâm là lực lượng nịng cốt hướng dẫn chỉ đạo đơn đốc, nhằm thống nhất tổ chức
thực hiện công tác PCCCR một cách có hiệu quả. Ban hành kịp thời, đầy đủ các
văn bản chỉ đạo, điều hành công tác PCCCR, Tập chung đổi mới phương pháp
lãnh đạo, kiểm tra, thực hiện nghiêm trách nhiệm người đứng đầu, phát huy dân

chủ, tính chủ động sáng tạo, phát huy vai trò gương mẫu của lãnh đạo.
- Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách để tạo điều kiện và khuyến
khích sự tham gia của các thành phần kinh tế; các cá nhân, tổ chức xã hội
trong và ngồi nước tăng cường cho cơng tác PCCCR.
- Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017
của Ban Bí thư Trung ương Đảng nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, sâu rộng
hơn nữa trong nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân
dân đối với công tác PCCCR. Trong đó, trọng tâm là nêu cao vai trị, trách
nhiệm của người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền trong cơng tác lãnh đạo,
chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
- Xây dựng mạng lưới thơng tin chính xác, kịp thời từ cơ sở đến cấp
huyện. Ban hành quy định xử lý thực bì vào mùa khơ hanh, tăng cường tuần tra,
kiểm tra các khu dân cư sống trong và ven rừng, các khu vực dễ cháy rừng để chủ
động ứng phó khi xảy ra cháy rừng.
3.2.3.Cách thức và điều kiện thực hiện:
- Hàng năm, tổ chức kiện toàn Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu phát
triển lâm nghiệp bền vững, tổ giúp việc cho BCĐ từ huyện đến xã, có quy chế
9


và phân cơng cơng nhiệm vụ cụ thể, kiện tồn các tổ tuyên truyền của khối dân
vận, tổ BVR&PCCCR từ xã đến thơn...; rà sốt xây dựng phương án PCCCR
vùng trọng điểm theo phương châm 4 tại chổ; xây dựng kế hoạch huy động lực
lượng, phương tiện, hậu cần và kế hoạch PCCCR hàng năm theo phương án.
BCĐ huyện đã xây dựng kế hoạch kiểm tra và trực tiếp kiểm tra công tác
PCCCR trên địa bàn huyện, đặc biệt là tại các xã là vùng trọng điểm về cháy
rừng đã xác định. Chỉ đạo ngành chức năng thường xuyên phối hợp tổ chức tuần
tra, kiểm tra rừng vào những ngày nắng nóng khi dự báo Cấp cháy rừng từ cấp
III trở lên, kiểm tra phương tiện, dụng cụ chữa cháy rừng, thực hiện tốt việc
Thường trực chỉ huy PCCCR tại Thường trực BCĐ huyện và tại Văn phòng

UBND các xã trong những ngày khơ hanh, nắng nóng.
3.3. Đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật về công tác PCCCR
3.3.1. Mục tiêu của giải pháp: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cấp
ủy, chính quyền, ban ngành, nhân dân và chủ rừng; từ đó nâng cao chất lượng
công tác PCCCR trên địa bàn, không để cháy rừng xảy ra, với phương châm
phịng là chính, chữa phải nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả.
3.3.2. Nội dung của giải pháp:
- Đổi mới nội dung tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật PCCCR cho
phù hợp với từng đối tượng như cán bộ, dân quân, tổ đội quần chúng, chủ
rừng… Tăng cường công tác tuyền truyền, PBGDPL về PCCCR khơng tách rời
với việc nâng cao trình độ dân trí và cải thiện đời sống cho nhân dân. Nghiên
cứu chọn lọc những nội dung cần thiết, phù hợp.. tạo sự chuyển biến mạnh mẽ
về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và
mọi người dân, chủ rừng đối với công tác PCCCR; đồng thời khẳng định
PCCCR là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình
và chủ rừng.
- Xây dựng và sửa chữa các bảng nội quy PCCCR, biển cấm lửa, biển báo
hiệu cấp dự báo cháy rừng; treo băng rôn, khẩu hiệu; tuyên truyền trên hệ thống
loa phát thanh của thôn, xã, tổ chức ký cam kết thực hiện quy định về PCCCR,
phối hợp với các trường học để tổ chức tuyên truyền cho đối tượng là học sinh
thông qua các buổi sinh hoạt ngoại khố, cổ động, phối hợp Đồn thanh niên tổ
chức các cuộc thi tìm hiểu về cơng tác bảo vệ rừng và PCCCR. Tăng cường thời
lượng đưa tin, phát sóng về công tác PCCCR trong thời điểm mùa khô, khi cấp dự
báo cháy rừng cấp IV, V trên các phương tiện thơng tin đại chúng.
- Đổi mới các hình thức, phương pháp tuyên truyền phổ biến, giáo dục
pháp luật PCCCR cho từng nhóm đối tượng trên địa bàn. Tăng cường giới thiệu,
tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về Luật PCCCR năm 2012;
Luật Lâm nghiệp 2017… các pháp luật khác liên quan tới quyền và nghĩa vụ của
chủ rừng, người dân bằng các hình thức truyền thống đã và đang được áp dụng

có hiệu quả như tờ gấp, sách hỏi đáp pháp luật bỏ túi, tủ sách pháp luật, ngày
10


pháp luật lao động, hình thức tun truyền miệng thơng qua họp lồng nghép tại
xã, thôn, tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh nội bộ v.v…
3.2.3. Cách thức và điều kiện thực hiện:

- Hàng năm bám sát chỉ đao cấp trên, Ban Dân vận chủ trì phối hợp với
Ban Tun giáo, Văn phịng, Ủy ban MTTQ, Huyện đồn và Hạt kiểm lâm
huyện xây dựng kế hoạch phối hợp tuyên truyền, PBGDPL về BV&PTR trọng
tâm là công tác tuyên truyền PCCCR, trong đó thống nhất phân cơng trách
nhiệm phối hợp thực hiện cụ thể, hàng năm tổ chức kiểm tra, sơ kết, tổng kết
đánh giá kết quả.
- Hàng năm, Hạt Kiểm lâm huyện tham mưu cho thường trực Huyện ủy
chỉ đạo tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số13/CT-TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí
thư Trung ương Đảng. Tham mưu cho Hội đồng tuyên truyền PBGDPL của
huyện tuyên truyền về công tác PCCCR.
- Hạt kiểm lâm huyện đấu mối với cơ quan cấp trên bố trí kinh phí phục
vụ cơng tác PCCCR hàng năm từ dự án nâng cao năng lực PCCCR của tỉnh từ
nguồn ngân sách Nhà nước; từ các nguồn xã hội hóa; UBND huyện đến xã có
trách nhiệm bố trí một phần kinh khí phục vụ cơng tác PCCCR, nhất là tại các
xã có vùng trọng điểm cháy rừng.
3. 4. Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cho người làm
công tác tuyên truyền PCCCR
3.4.1. Mục tiêu của giải pháp: Góp phần nâng cao năng lực cho đội ngũ
Kiểm lâm, cán bộ và báo cáo viên, tuyên truyền viên làm công tác tuyên truyền
PCCCR trên địa bàn để đáp ứng nhu cầu hiện nay.
3.4.2. Nội dung của giải pháp:
- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lực lượng bảo vệ rừng (Kiểm

lâm, tổ đội truyên truyền, tổ đội quần chúng BVR ở cơ sở...) thơng qua tổ chức
tập huấn nghiệp vụ ... Rà sốt, bổ sung và biên tập bộ tài liệu đào tạo, tập huấn
nghiệp vụ về PCCCR hoàn chỉnh để sử dụng thống nhất trên địa bàn.
- Xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ và báo cáo viên, tuyên truyền viên
giỏi về nghiệp vụ, cần chọn những người có phẩm chất, năng lực, trình độ, có
khả năng tun truyền, giáo dục hoặc hịa giải tốt, có lịng nhiệt tình ; huy động
các lực lượng cộng tác viên khác cùng tham gia. Củng cố, kiện tồn đội ngũ cán
bộ làm cơng tác tuyên truyền ở cấp xã, thôn (Tổ tuyên truyền của khối dân vận).
- Ứng dụng công nghệ thông tin: Cử cán bộ thường xuyên tham gia các
lớp tập huấn ứng dụng công nghệ thông tin như xây dựng bản đồ phân vùng
trọng điểm nguy cơ cháy rừng; dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng; phát hiện
sớm điểm cháy rừng; truyền tin, xử lý thông tin và chỉ huy CCR; huy động lực
lượng và tổ chức chữa cháy rừng.
- Chuẩn hóa và quy hoạch đội ngũ cán bộ của Hạt Kiểm lâm, đặc biệt là
KLĐB để đáp ứng tình hình nhiệm vụ mới. Củng cố hệ thống khuyến lâm và
11


cán bộ khuyến lâm chuyên trách ở các xã. Khuyến khích các tổ chức đào tạo
nâng cao năng lực trong nước, các tổ chức phi chính phủ và dự án quốc tế tham
gia hỗ trợ các hoạt động đào tạo nâng cao năng lực tuyên truyền PCCCR và
khuyến lâm.
3.4.3.Cách thức và điều kiện thực hiện:
- Tùy theo nhóm đối tượng đào tạo (như các cán bộ quản lý, cán bộ
chuyên ngành về PCCCR; chủ rừng; Tổ đội tuyên truyền, tổ đội quần chúng bảo
vệ rừng và các tình nguyện viên....) mà xây dựng, đề xuất nội dung đào tạo phù
hợp, nghiệp vụ tuyên truyền PCCCR…
- Hạt kiểm lâm tham mưu cho UBND Huyện tổ chức các chương trình
đào tạo ngắn hạn nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý cấp xã, các chủ
rừng, cộng đồng thông qua đào tạo tại chỗ, ngắn hạn và khuyến lâm từ đó để họ

truyền đạt, hướng dẫn lại cho người dân và chủ rừng khác trên địa bàn.
- Phối hợp với trường đại học Hồng Đức, cao đẳng kỹ thuật trong tỉnh để
đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ và báo cáo viên, tuyên truyền ...
- UBND huyện xây dựng quy chế quy định chế độ hỗ trợ cho đội ngũ báo
cáo viên, tuyên truyền viên làm công tác tuyên truyền PBGDPL về PCCCR.
3.5. Thực hiện tốt cơ chế chính sách, thu hút đầu tư, ứng dụng khoa
học công nghệ đối với cơng tác phịng chống chữa cháy rừng
3.5.1. Mục tiêu của giải pháp: Có cơ chế chính sách, thu hút đầu tư để
thúc đẩy phát triển kinh tế lâm nghiệp, nâng cao đời sống của người dân trên địa
bàn góp phần giảm áp lực vào các hoạt động tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng cao.
3.5.2. Nội dung của giải pháp:
- Ứng dụng ứng dụng khoa học - công nghệ trong việc trồng, chăm sóc,
khai thác, chế biến, bảo quản sản phẩm chế biến. công nghệ mới vào chế biến
lâm sản để nâng cao hiệu quả kinh tế và tiết kiệm nguyên liệu, như chế biến gỗ
ván nhân tạo, ván Luồng ép thanh và bột giấy mà tiềm năng của huyện sẵn có.
- Tập trung xây dựng các mơ hình thử nghiệm trong sản xuất lâm nghiệp
và nhân rộng các mô hình quản lý rừng cộng đồng, cơng ty cổ phần và hợp tác
xã. Cụ thể các mô trồng rừng công nghiệp, mơ hình trồng rừng theo cơ chế sạch,
mơ hình trồng xen cây lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng. Cần chọn ra một số đối
tượng (chủ rừng) tiến hành thử nghiệm để cấp chứng chỉ rừng (FSC) từng bước
đối với các đối tượng chủ rừng và chứng chỉ rừng theo nhóm đối với doanh
nghiệp nhỏ, hộ gia đình và cộng đồng, tổng kết và nhân rộng mơ hình thành
cơng đối với cả rừng trồng và rừng tự nhiên. Tham gia các dự án liên quan đến
Cacbon của rừng để có biện pháp chi trả thích đáng cho các cộng đồng tham gia
quản lý bảo vệ rừng, góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu.
- Tiếp tục vận động nhân dân tích cực trồng rừng có năng suất cao, tập
trung nguồn lực và các giải pháp, cơ chế khuyến khích để nhân dân tự bỏ vốn
đầu tư trồng rừng, hỗ trợ khuyến khích các doanh nghiệp liên doanh, liên kết với
12



các chủ rừng để đầu tư trồng rừng thâm canh gỗ lớn nâng cao giá trị, chất lượng
rừng trồng đảm bảo về công tác PCCCR, đảm bảo thu nhập và làm giầu cho
người dân tham gia trồng rừng.
- Khuyến khích các hình thức liên doanh, liên kết (đầu tư, bảo hộ, bao tiêu
sản phẩm) giữa doanh nghiệp, cơ sở chế biến ... với hộ trồng rừng: Các doanh
nghiệp, cơ sở chế biến hợp đồng với chủ hộ được giao đất, theo cơ chế cùng đầu
tư, cùng hưởng lợi với tỷ lệ ăn chia hợp lý, cần có sự ưu tiên cho người trồng
rừng. Thu hút đầu tư nước ngoài qua các dự án tài trợ quốc tế… khuyến khích
các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trồng rừng nguyên liệu, và liên doanh liên kết
trong chế biến lâm sản.
- Động viên khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân có kinh nghiệm sản
xuất nghề rừng giỏi phổ biến nhân rộng những bài học kinh nghiệm đó cho mọi
người dân cùng áp dụng.
- Thực hiện chính sách ưu đãi về thuế trong việc đầu tư vào trồng rừng,
bảo vệ rừng và chế biến lâm sản trên địa bàn huyện. Tạo cơ chế thuận lợi và hấp
dẫn để thu hút khuyến khích các tổ chức kinh tế Nhà nước, các tổ chức đồn thể,
hộ gia đình, cá nhân tham gia đầu tư phát triển lâm nghiệp.
1.3. Cách thức và điều kiện thực hiện:
- Cần phối hợp lồng ghép với các chương trình dự án trên địa bàn như
chương trình phát triển giao thơng nơng thơn, điện nơng thơn, chương trình định
canh định cư,.. để hỗ trợ cho nhau phát triển. Chuẩn bị nội dung để kêu gọi các
dự án đầu tư trong nước và quốc tế. Củng cố phát triển mối quan hệ của các dự
án đã đầu tư vào lâm nghiệp như dự án dự án dự án 147, dự án WB3... và kêu
gọi các dự án mới như dự án "Rừng và đồng bằng" do USAID tài trợ…
- Cần chọn ra một số đối tượng (chủ rừng) tiến hành thử nghiệm để cấp
chứng chỉ rừng (FSC) từng bước đối với các đối tượng chủ rừng và chứng chỉ
rừng theo nhóm đối với doanh nghiệp nhỏ, hộ gia đình và cộng đồng, tổng kết
và nhân rộng mơ hình thành cơng đối với cả rừng trồng và rừng tự nhiên.
- Xây dựng trên địa bàn mỗi xã một mơ hình trồng rừng thâm canh, mơ hình

nơng lâm kết hợp, mơ hình trồng cây lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng, để tuyên
truyền vận động các hộ gia đình nhân rộng mơ hình.
- UBND Huyện chủ trì xây dựng chính sách khuyến khích mọi thành phần
kinh tế, đặc biệt là tư nhân trong tỉnh và tỉnh ngoài đầu tư vào kinh doanh rừng
và chế biến lâm sản, miễn giảm thuế cho doanh nghiệp…
- Nhà nước đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách cho công tác quản lý bảo vệ
và phát triển rừng như Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ
Tướng Chính phủ và Quyết định số 1467/QĐ-UBND ngày 11/05/2011 của chủ
tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.
- Nhà nước hỗ trợ một phần vốn cho hộ gia đình trồng rừng sản xuất trên
diện tích đất chưa có rừng thơng qua cung cấp vật tư cây giống theo Quyết định
13


số 4170/QĐ-UBND ngày 27/10/2016 về phê duyệt đề án phát triển rừng trồng
rừng kinh doanh gỗ lớp tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020.

14


C. PHẦN KẾT LUẬN

1. Từ kết quả nghiên cứu, đánh giá về công tác tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật về PCCCR tại huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa, có thể rút ra
một số kết luận chủ yếu sau:
2.1. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công tác
PCCCR trên địa bàn là khâu đầu tiên của q trình thi hành pháp luật và có vai
trị hết sức quan trọng, là cầu nối để chuyển tải các chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với mọi người dân nên đòi hỏi cấp ủy, chính
quyền địa phương, các cơ quan, đơn vị có liên quan trên địa bàn huyện phải

thường xuyên, luôn nâng cao chất lượng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật về công tác PCCCR, đặc biệt tại các khu vực trọng điểm có nguy cơ gây
cháy rừng.
2.2. Phải đổi mới nội dung tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật
PCCCR cho phù hợp với từng đối tượng như cán bộ, nhân dân, tổ đội quần
chúng BVR, chủ rừng… Nghiên cứu chọn lọc những nội dung cần thiết, phù
hợp tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ,
cộng đồng dân cư, hộ gia đình và mọi người dân, chủ rừng đối với công tác
PCCCR; đồng thời khẳng định PCCCR là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị,
cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, nhân dân và chủ rừng.
2.3. Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về
công tác PCCCR thông qua các hoạt động như: In ấn, treo trang cổ động, panơ,
áp phích; cấp phát tài liệu phơtơ chuyên ngành phục vụ tuyên truyền PCCCR;
đưa công tác PBGDPL về PCCCR vào sinh hoạt định kỳ; coi đây là nhiệm vụ
thường xuyên của các tổ chức, đoàn thể và là một trong những tiêu chí bình xét
thi đua giữa các đơn vị, giữa các cụm dân cư.
2.4. Nâng cao chất lượng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về
PCCCR như không sử dụng bừa bãi lửa trong sản xuất nơng nghiệp, trong sinh
hoạt để phịng ngừa cháy rừng là các hoạt động thiết thực, ý nghĩa góp phần vào
thúc đẩy phát triển kinh tế lâm nghiệp, bảo vệ môi trường, nâng cao giá trị về đa
dạng sinh học, chống biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính.
2.5. Tập trung xây dựng các mơ hình thử nghiệm trong sản xuất lâm
nghiệp và nhân rộng các mơ hình quản lý rừng cộng đồng, công ty cổ phần và
hợp tác xã. Cụ thể các mơ trồng rừng cơng nghiệp, mơ hình trồng rừng theo cơ
chế sạch, mơ hình trồng xen cây lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng. Cần chọn ra
một số đối tượng (chủ rừng) tiến hành thử nghiệm để cấp chứng chỉ rừng (FSC)
từng bước đối với các đối tượng chủ rừng và chứng chỉ rừng theo nhóm đối với
doanh nghiệp nhỏ, hộ gia đình và cộng đồng, tổng kết và nhân rộng mơ hình
thành cơng đối với cả rừng trồng và rừng tự nhiên. Tham gia các dự án liên quan
đến Cacbon của rừng để có biện pháp chi trả thích đáng cho các cộng đồng tham

gia quản lý bảo vệ rừng, góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu.

15


2.6. Xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ và báo cáo viên, tuyên truyền
viên giỏi về nghiệp vụ, cần chọn những người có phẩm chất, năng lực, trình độ,
có khả năng tuyên truyền, giáo dục hoặc hòa giải tốt, có lịng nhiệt tình; huy
động các lực lượng cộng tác viên khác cùng tham gia. Củng cố, kiện toàn đội
ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền ở cấp xã, thôn (Tổ tuyên truyền của khối
dân vận). Củng cố hệ thống khuyến lâm và cán bộ khuyến lâm chuyên trách ở
các xã. Chuẩn hóa và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ của Hạt Kiểm lâm
Quan Hóa, đặc biệt là KLĐB để đáp ứng tình hình nhiệm vụ mới trong cơng tác
BVR, PCCCR trên địa bàn.
2. Q trình học tập bản thân nhận thấy việc bồi dưỡng công chức quản
lý, lãnh đạo cấp phòng trong giai đoạn hiên nay là rất cần thiết, nhằm nâng cao
kỹ năng tham mưu, kỹ năng lãnh đạo, chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ của
lãnh đạo cấp phòng trong các cơ quan Nhà nước. Qua việc thực hiện nghiên cứu
tình huống “Giải pháp nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật về phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn huyện Quan
Hóa, tỉnh Thanh Hóa”, về cơ bản đã hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ nghiên
cứu cả về lý luận và thực tiễn công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật về PCCCR trên địa bàn huyện, đồng thời có những đóng góp nhất định
trong việc đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật về phòng cháy, chữa cháy rừng tại địa phương.
Tuy nhiên quá trình thực hiện trong thời gian ngắn nên khơng tránh khỏi
những hạn chế và thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của
các thầy cơ giáo để tiểu luận được hoàn chỉnh hơn./.

16




×