Thành công với nấm kim châm
Thành công với nấm kim châm Nấm kim châm không chỉ giúp chị Ngô Thị
Thái đoạt giải thưởng Sao Vàng Đất Việt, mà còn tạo việc làm ổn định cho nhiều lao
độngMỗi lần vào siêu thị, tôi hay tìm đến gian hàng thực phẩm để mua bằng được
những bịch nấm kim châm thân dài, trắng nõn, được đóng gói cẩn thận. Tôi thích, vì
đây là loài nấm có khả năng làm giảm cholesterol và khi nấu có mùi thơm, vị ngọt,
mềm.
Đặc biệt, nấm kim châm có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như
xào, nấu lẩu, nấu canh, làm gỏi, chả Nhưng ít ai ngờ rằng để cho ra đời những cọng
nấm mềm mại ấy là quá trình dày công nghiên cứu của một người phụ nữ rất yêu nghề:
Chị Ngô Thị Thái, chủ trại nấm ở xã Tây Hòa, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
Bí quyết trồng nấm
Tôi đến trại khi chị Thái đang cùng với nhân công thu hoạch nấm. Những bụi
nấm có trọng lượng từ 300 gr - 500 gr trắng xóa được chị cắt gốc, loại bỏ những cọng
nhỏ trước khi đưa lên bàn cân đóng gói để đưa vào các siêu thị. Khi nấm vừa chuyển
đi cũng là lúc chị bắt tay vào trộn xác mía, cám mì và vỏ hạt bông làm nguyên liệu cho
nấm mới. Dẫn tôi vào phòng lạnh nơi có hàng ngàn bịch nấm đang chờ ngày thu
hoạch, chị cho biết nấm kim châm nhìn mềm mại, đáng yêu nhưng lại rất khó trồng.
Để có được bụi nấm thế này, phải mất từ 4-5 tháng. Ở người phụ nữ 48 tuổi rất linh
hoạt này lúc nào cũng nghĩ tới nấm mà theo chị, nếu không yêu nghề thì không thể dày
công nghiên cứu để có được thành quả như ngày nay.
Chị chia sẻ với tôi kinh nghiệm trồng nấm mà chị có được hơn 5 năm gắn bó.
Nấm kim châm khi trồng cần có kệ treo để nấm thông thoáng phát triển. Dụng cụ trồng
nấm phải được xử lý ở nhiệt độ từ 100oC-130oC. Khi cấy meo xong phải đặt vào
phòng lạnh. Khi meo nổi trắng cũng là lúc rạch bịch cho nấm lên. Nhưng đặc biệt
nhiệt độ trong phòng mới là yếu tố quyết định sự sống còn của nấm. Chị nói: “Nhiệt
độ thích hợp cho nấm phát triển từ 10oC-15oC. Chỉ cần một khâu sơ suất nhỏ trong xử
lý nguyên liệu, nhiệt độ nấm sẽ bị hư thối”.
Hai năm thử nghiệm mới thành công
Qua một thời gian chứng kiến người chủ bỏ không biết bao nhiêu tiền để đầu tư
sản xuất loài nấm kim châm này nhưng không thành công. Ý định đi tìm bí quyết trồng
nấm kim châm luôn thôi thúc chị. Năm 2005, chị quyết tâm đi tìm bí quyết trồng nấm.
Thế nhưng, với những thông tin tìm được, chị chỉ biết đây là loài nấm có xuất xứ từ
Nhật, Trung Quốc, sống trong môi trường lạnh. Ngoài thông tin sơ sài ấy, chị không
hề có được tài liệu cũng như kinh nghiệm thực tiễn nào. Sau nhiều ngày lặn lội ở các
trại nấm trong và ngoài tỉnh, nhưng chẳng ở đâu trồng nấm trong môi trường lạnh như
nấm kim châm mà chị chỉ biết trên giấy. Và chị mạnh dạn làm phòng lạnh thử
nghiệm trồng nấm.
Cuộc thử nghiệm đầu tiên thất bại khi tất cả những bịch meo đều hư thối.
Không nản chí, chị lại thử nghiệm lần 2, lần 3. Không dưới 10 lần thử nghiệm, chị rút
ra kinh nghiệm: Muốn nấm sinh trưởng và phát triển tốt phải bảo đảm tất cả nguyên
liệu đầu vào sạch. Đặc biệt, để nấm phát triển tốt, nhiệt độ trong phòng trồng phải luôn
bảo đảm từ 10oC-15oC. Cuối năm 2007, những bụi nấm trắng muốt đầu tiên mọc lên
trong phòng lạnh cùng với niềm vui khôn cùng của chị. Với sản phẩm nấm kim châm
này, chị đoạt giải thưởng Sao Vàng Đất Việt.
Biết quan tâm đến người làm công
Chị Ngô Thị Thái cho biết: “Tôi luôn muốn loài nấm này được nhân rộng để
đáp ứng thị trường, tạo công ăn việc làm cho nhiều người. Sắp tới, tôi sẽ mở rộng quy
mô sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của người dân”.
Hiện trung bình mỗi ngày trại nấm của chị cung cấp khoảng 300 kg nấm kim
châm cho các siêu thị như Metro, Big C, Co.opMart với giá 60.000 đồng/kg. Không
những thế, trại của chị còn giải quyết việc làm cho hơn 10 lao động với thu nhập từ 1,2
triệu - 2 triệu đồng/người/tháng.
Tại trại, chị không chỉ là người chủ mà còn là người chị, người ơn của những
công nhân nơi đây. Chỉ chiếc xe mới của mình, anh Huỳnh Tấn Mẫn, phụ trách kỹ
thuật trang trại, nói: “Nhờ chị Thái cho vay tiền, tôi mới có phương tiện đi làm như
hiện nay.
Mỗi khi lễ, Tết chị Thái đều gởi quà cho gia đình tôi”. Còn với Lý Ngọc Linh,
nhà tại xã Tây Hòa, huyện Trảng Bom, Đồng Nai, hiện là nhân viên đóng gói, tâm sự:
“Mỗi khi gia đình tôi gặp khó khăn, con đau ốm tôi liền được sự động viên giúp đỡ từ
tinh thần đến vật chất của chị. Điều đó càng khiến tôi gắn bó với trang trại này bởi cái
tình của chị chủ”.
Không chỉ dừng lại với việc trồng nấm, chị còn tham gia tích cực vào CLB nấm
của tỉnh Đồng Nai. Những buổi sinh hoạt để chia sẻ kinh nghiệm cũng như bí quyết
trồng nấm đều được chị thông tin đến với mọi người.