Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.78 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần: 13 Tiết: 13. Ngày soạn : 13/ 11/ 2017 Ngày dạy : 16/ 11/ 2017. Chương IV: QUAN HỆ QUỐC TẾ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY BÀI 11: TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau khi hoàn thành bài học, HS cần nắm được: - Biết được sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai – Trật tự hai cực I-an-ta - Biết được sự hình thành, mục đích, vai trò của tổ chức Liên hợp quốc - Trình bày được những biểu hiện của cuộc Chiến tranh lạnh và hậu quả của nó - Biết được đặc điểm quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh 2. Thái độ Qua những kiến thức lịch sử trong bài, giúp học sinh thấy được một cách khái quát toàn cảnh của thế giới trong nửa sau thế kỉ XX với những diễn biến phức tạp và đấu tranh gay gắt vì những mục tiêu: Hòa bình thế giới, độc lập dân tộc và hợp tác phát triển 3. Kĩ năng Rèn luyện kĩ năng khái quát các sự kiện, phân tích, tư duy và khái quát, HS có thói quen quan sát sử dụng bản đồ II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên Bản đồ thế giới từ sau chiến tranh thế giới đến năm 1989 2. Học sinh - Sách giáo khoa.Vở bài soạn, vở bài học III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Ổn định: 9A1…………….9A2………………..9A3………………9A4…………….. 1. Kiểm tra bài cũ Trình bày tình hình chung của các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai? Quá trình liên kết khu vực ở Tây Âu diễn ra như thế nào? Hiện nay liên minh châu Âu (EU) có bao nhiêu thành viên? 2.Giới thiệu bài mới Để xem xét mối quan hệ giữa các quốc gia, nhất là các cường trong phạm vi toàn cầu chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT Họat động 1: Tìm hiểu về sự hình thành trật tự I. SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ thế giới mới sau chiến tranh GIỚI MỚI - GV: Để hình thành một trật tự thế giới mới, - 11/2/1945, nguyên thủ ba nước Liên xô, nguyên thủ của 3 nước Liên Xô, Mĩ, Anh đã họp Mĩ, Anh, có cuộc gặp gỡ tại I-an-ta hội nghị I-an-ta, vào tháng 2/1945 - Hội nghị đã thông qua những quyết ? Hội nghị I-an –ta diễn ra trong bối cảnh nào? định quan trọng về phân chia khu vực HS: Dựa vào SGK, kiến thức đã học, trình ảnh hưởng ở châu Âu, Á giữa hai cường bày(chiến tranh thứ hai bước vào kết thúc quốc Liên Xô và Mĩ GV: chuẩn kiến thức - Trật tự hai cực I-an – ta (trật tự thế giới ? Nội dung của hội nghị?. mới) hình thành HS: Dựa vào SGK, trả lời GV: chuẩn kiến thức. Đó là những thỏa thuận quan trọng về phân chia phạm vi ảnh hưởng của hai nước Xô- Mĩ.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> ? Kết quả của hội nghị? HS: Dựa vào SGK, trả lời GV: Chốt. Hình thành trật tự thế giới mới trật tự hai cực I-an-ta ? Tại sao gọi là trật tự hai cực I-an-ta? HS: Suy nghĩ, trả lời GV: Vì những thỏa thuận ở hội nghị I-an-ta về phạm vi ảnh hưởng của hai nước (2 cực) Xô –Mĩ, một bên là đại diện cho chế độ xã hội chủ nghĩa (Xô- Liên Xô), một bên là đại diện cho cực tư bản chủ nghĩa(Mĩ) Họat động 2: Tìm hiểu về tổ chức Liên hợp quốc Trong xu thế hợp tác để giải quyết những vấn đề chung của toàn cầu tổ chức Liên hợp quốc được thành lập GV: Chốt ? Mục đích (nhiệm vụ) của tổ chức Liên hợp quốc là gì? HS(yếu): Dựa vào SGK, trả lời GV: Chốt, chuẩn kiến thức ? Trong hơn nửa thế kỉ qua tổ chức Liên hợp quốc đã có vai trò như thế nào? HS(yếu ): Dựa vào SGK, trả lời GV: Liên hợp quốc có vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới cũng như giúp đỡ các nước khó khăn trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các nước. ? Nêu ví dụ minh họa cho vai trò của tổ chức Liên hợp quốc trong việc duy trì hòa bình, an ninh thế giới? HS: Dựa vào SGK và kiến thức đã học, trả lời GV: Chuẩn kiến thức ? Việt Nam đã gia nhập tổ chức Liên hợp quốc từ khi nào? Em hãy nêu những việc làm của Liên hợp quốc giúp đỡ nhân dân Việt Nam mà em biết? HS: Dựa vào SGK và kiến thức xã hôi trả lời GV: Nhận xét, bổ sung, chốt, nước ta đã nhận được sự giúp đỡ của Liên hợp quốc trên tất cả các lĩnh vực: Kinh tế, giáo dục, môi trường, nhân đạo GV: Cho học sinh quan sát hình 23, SGK, phân tích ? Nhận xét về vai trò của Liên hợp quốc đối với các vấn đề quốc tế hiện nay? HS: Suy nghĩ, trả lời GV: Hiện nay tổ chức Liên hợp quốc vẫn giữ được vai trò của mình, góp phần quan trọng trong giải quyết các vấn đề toàn cầu hiện nay Họat động 3: Tìm hiểu về cuộc chiến tranh lạnh và thế giới sau chiến tranh lạnh ? Theo em chiến tranh lạnh là gì?. II- SỰ THÀNH LẬP LIÊN HỢP QUỐC - Thành lập: 10/1945 - Mục đích: Duy trì hòa bình, an ninh thế giới - Vai trò: có vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình, an ninh thế giới. + Đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc + Giúp đỡ các nước phát triển kinh tế, xã hội - Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc tháng 9/1977, là thành viên thứ 149. III. CHIẾN TRANH LẠNH - Khái niệm: là chính sách thù địch của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên xô và các nước xã hội chủ nghĩa - Nguyên nhân: đối đầu giữa hai siêu cường Xô- Mĩ và hai phe tư bản và xã hội chủ nghĩa.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> - HS: Suy nghĩ, trả lời GV: là chính sách thù địch của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên xô và các nước xã hội chủ nghĩa ? Vì sao lại có chiến tranh lạnh? HS: Suy nghĩ, trả lời GV: Giải thích rõ khái niệm chiến tranh lạnh, không trực tiếp gây ra chiến tranh cho Liên Xô, Mĩ sẽ tiến hành chiến tranh xâm lược các nước xã hội chủ nghĩa được Liên xô ủng hộ nhằm hạn chế ảnh hưởng của Liên xô, Liên xô giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa 1.? Hãy nêu những biểu hiện của chiến tranh lạnh và hậu quả của nó? 2. ? Nêu khái quát các xu thế của thế giới sau chiến tranh lạnh?Xu thế chung của thế giới hiện nay là gì? HS: thảo luận nhóm (4 nhóm), vào phiếu học tập GV: Tổ chức cho các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung hoàn thiện; nhận xét, bổ sung, chốt Biểu hiện của chiến tranh: GV có thể nêu thêm, Mĩ gây chiến tranh xâm lược Việt Nam, chia cắt Triều Tiên một bên theo chế độ xã hội chủ nghĩa (giúp đỡ của Liên xô), một bên theo tư bản chủ nghĩa (hậu thuẫn của Mĩ), nước Đức Hậu quả: thế giới luôn căng thẳng giữa hai cực XôMĩ, chi phí cho chiến tranh tốn kém, làm kinh tế Mĩ suy giảm, gây đau khổ cho các dân tộc bị xâm lược. - Biểu hiện: Mĩ và các nước đế quốc ráo riết chạy đua vũ trang, thành lập các khối, các căn cứ quân sự, tiến hành các cuộc chiến tranh cục bộ - Hậu quả: thế giới căng thẳng, chi phí khổng lồ, tốn kém cho chạy đua vũ trang và chiến tranh,... IV. THẾ GIỚI SAU CHIẾN TRANH LẠNH - Xu hướng hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế - Một trật tự thế giới mới đang hình thành theo hướng đa cực, đa trung tâm - Các nước lấy kinh tế làm trọng điểm trong chiến lược phát triển - Ở nhiều khu vực vẫn xảy ra xung đột, nội chiến đẫm máu Xu hướng chung là hòa bình ổn định và hợp tác phát triển. Thế giới sau chiến tranh lạnh: Chiến tranh lạnh chấm dứt vào 12/1989, thế giới nhiều xu hướng mới đã xuất hiện GV: minh họa bốn xu thế này bằng hình ảnh, báo chí, phát thanh 4. Củng cố: GV khái quát toàn bộ nội dung kiến bài học 5. Hướng dẫn học tập ở nhà:. - Làm bài tập trang 47 - Chuẩn bị bài 12 IV. RÚT KINH NGHIỆM: ……………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………........................
<span class='text_page_counter'>(4)</span>