TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
QUY TRÌNH KHÔI PHỤC
HỆ THỐNG ĐIỆN VIỆT NAM
(Khởi động đen, tái lập hệ thống điện Việt Nam
khi tan rã từng phần hay toàn bộ)
Quy trình khôi phục HTĐ Việt Nam
MỤC LỤC
QUY TRÌNH KHÔI PHỤC 1
HỆ THỐNG ĐIỆN VIỆT NAM 1
PHẦN 1. QUY ĐỊNH CHUNG 3
CHƯƠNG 1. PHẠM VI ÁP DỤNG - GIẢI THÍCH TỪ NGỮ
4
CHƯƠNG 2. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ KHÔI PHỤC HỆ THỐNG ĐIỆN
6
Mục 1. Mục đích, khái niệm và thứ tự công việc 6
Mục 2. Quy định về khả năng khởi động đen của một nhà máy - một hệ thống 8
PHẦN 2. NHIỆM VỤ CỦA CÁC ĐƠN VỊ THAM GIA KHÔI PHỤC HỆ THỐNG 10
CHƯƠNG 3. PHÂN CẤP CÁC ĐƠN VỊ THAM GIA KHÔI PHỤC HỆ THỐNG
11
CHƯƠNG 4. NHIỆM VỤ CỦA TRUNG TÂM ĐIỀU ĐỘ HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA
13
CHƯƠNG 5. NHIỆM VỤ CỦA TRUNG TÂM ĐIỀU ĐỘ HỆ THỐNG ĐIỆN MIỀN
15
CHƯƠNG 6. NHIỆM VỤ CỦA CÁC ĐƠN VỊ TRUYỀN TẢI ĐIỆN
17
CHƯƠNG 7. NHIỆM VỤ CỦA CÁC ĐƠN VỊ PHÁT ĐIỆN
18
CHƯƠNG 8. NHIỆM VỤ CỦA CÁC CÔNG TY ĐIỆN LỰC
20
CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG TRONG KHÔI PHỤC HỆ THỐNG ĐIỆN VIỆT NAM 21
CHƯƠNG 9. NHỮNG YÊU CẦU - THAO TÁC CƠ BẢN
22
CÁC PHỤ LỤC 23
A: HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG ĐIỆN VIỆT NAM
24
Phụ lục 1. Sơ đồ kết dây cơ bản 24
Phụ lục 2. Hệ thống sa thải phụ tải đặc biệt 24
Phụ lục 3. Chất lượng điện năng 26
Phụ lục 4. Dải điều chỉnh tần số - Phân cấp điều chỉnh 27
Phụ lục 5. Hệ thống liên động trên hệ thống 500kV 28
Phụ lục 6. Danh sách ưu tiên các thiết bị điện 34
Phụ lục 7. Danh sách các nhà máy có khả năng khởi động đen - các nhà máy có khả năng tách lưới giữ
tự dùng 34
Phụ lục 8. Danh sách các nhà máy và trạm điện quan trọng 34
B: MỘT SỐ PHƯƠNG ÁN KHÔI PHỤC ĐIỂN HÌNH
36
Phụ lục 9. Phương án khôi phục hệ thống điện miền Bắc 36
Phụ lục 10. Phương án khôi phục hệ thống điện miền Nam 41
Phụ lục 11. Phương án khôi phục hệ thống điện miền Trung 46
Phụ lục 12. Phương án khôi phục hệ thống điện Quốc Gia 49
Trang 2/52
Quy trình khôi phục HTĐ Việt Nam
PHẦN 1. QUY ĐỊNH CHUNG
Trang 3/52
Quy trình khôi phục HTĐ Việt Nam
CHƯƠNG 1. PHẠM VI ÁP DỤNG - GIẢI THÍCH TỪ NGỮ
Điều 1. Quy trình này áp dụng trong trường hợp hệ thống điện Việt Nam bị tan rã từng
phần hay toàn bộ.
Các đơn vị cần nắm vững và phải tuân thủ theo Quy trình này bao gồm:
Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc Gia (A0),
Các Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền (A1, A2, A3),
Các đơn vị cần nắm vững Quy trình này bao gồm:
Các đơn vị phát điện có đấu nối với hệ thống điện Quốc Gia thuộc quyền điều
khiển của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc Gia,
Các đơn vị Truyền tải điện,
Các Công ty Điện lực.
Các vấn đề về xử lý sự cố không đề cập đến trong Quy trình này sẽ được xử lý
tuân theo Quy trình Điều độ Hệ thống điện và hệ thống các quy trình, quy phạm vận
hành thiết bị điện hiện hành.
Điều 2. Định nghĩa và giải thích từ ngữ
STT Từ ngữ Định nghĩa
1 Đơn vị phát
điện
Được hiểu là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động phát điện có
đấu nối với hệ thống điện Quốc Gia thuộc quyền điều khiển của
Trung tâm Điều độ HTĐ Quốc Gia và các Trung Tâm điều độ
HTĐ miền tương ứng.
2 Hệ thống điện
quốc gia
Hệ thống các trang thiết bị phát điện, lưới điện và các trang thiết
bị phụ trợ được liên kết với nhau và được chỉ huy thống nhất
trong cả nước bởi Trung tâm Điều độ HTĐ Quốc Gia.
3 Hệ thống điện
miền
Hệ thống các trang thiết bị phát điện, lưới điện và các trang thiết
bị phụ trợ được liên kết với nhau và được chỉ huy thống nhất bởi
các Trung tâm Điều độ HTĐ miền
4 Khởi động đen Khả năng của một nhà máy/hệ thống tự khởi động được sau khi
mất điện toàn bộ mà không cần nhận điện từ hệ thống bên ngoài
và đủ khả năng vận hành ổn định với một lượng phụ tải nhất định.
STT Từ ngữ Định nghĩa
Trang 4/52
Quy trình khôi phục HTĐ Việt Nam
5 Khôi phục hệ
thống
Các thao tác được thực hiện theo trình tự nhất định nhằm đưa một
hệ thống điện ở trạng thái tan rã từng phần hay toàn bộ về trạng
thái làm việc ổn định với lượng phụ tải bị gián đoạn cung cấp điện
nhỏ nhất.
6 Lưới điện Hệ thống đường dây tải điện, máy biến áp và trang thiết bị phụ trợ
để truyền dẫn điện. Lưới điện, theo mục đích sử dụng và quản lý
vận hành, được phân biệt thành lưới điện truyền tải và lưới điện
phân phối
7 Sự cố Là các sự kiện xảy ra do thiết bị hư hỏng hoặc thay đổi trạng thái
làm việc đến tình trạng không mong muốn.
8 Tách lưới giữ
tự dùng
Khả năng của một nhà máy tự động tách ra hoạt động ổn định với
lượng phụ tải được định trước khi mà các thông số của hệ thống
(tần số, điện áp, trạng thái lưới điện ) có kết nối với nhà máy
lệch ra khỏi giới hạn quy định của nhà máy đó.
9 Tan rã hệ
thống
Trạng thái toàn bộ hoặc phần lớn phụ tải của một hệ thống bị gián
đoạn cung cấp điện do sự cố một hay nhiều phần tử có liên quan
đến hệ thống đó (máy phát, máy biến áp, máy cắt, đường dây liên
kết, đường dây nội vùng )
10 Tan rã toàn bộ Trạng thái toàn bộ phụ tải của một hệ thống bao gồm cả tự dùng
của tất cả các nhà máy, trạm điện trong hệ thống bị gián đoạn
cung cấp điện.
11 Tan rã từng
phần
Trạng thái phần lớn phụ tải của một hệ thống bị gián đoạn cung
cấp điện, phần còn lại của phụ tải được cấp điện bởi hệ thống
nguồn và/hoặc lưới điện độc lập
Điều 3. Trong Quy trình này, các từ ngữ và ký hiệu viết tắt được hiểu như sau:
STT Cụm từ Ký hiệu
1. Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia ĐĐQG (A0)
2. Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền ĐĐM
STT Cụm từ Ký hiệu
3. Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền Bắc A1
4. Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền Nam A2
Trang 5/52
Quy trình khôi phục HTĐ Việt Nam
5. Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền Trung A3
6. Công ty Điện lực CTĐL
7. Công ty Truyền tải điện CTTTĐ
8. Kỹ sư điều hành KSĐH
9. Điều độ viên ĐĐV
10. Hệ thống điện HTĐ
11. Nhà máy điện NMĐ
12. Máy biến áp MBA
13. Máy cắt MC
14. Trạm điện 500kV, 220kV, 110kV T500kV,
T220kV,
T110kV,
15. Hệ thống giám sát điều khiển và thu thập số liệu
(Supervisory Control And Data Acquisition)
SCADA
16. Hệ thống quản lý năng lượng EMS
Điều 4. Quy định về phê duyệt, sửa đổi và bổ sung quy trình:
Quy trình này do Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (hoặc Phó
Tổng Giám đốc được Tổng Giám đốc uỷ quyền) phê duyệt và ban hành.
Quy trình này được cập nhật thường xuyên cho phù hợp với sự phát triển hệ
thống. Giám đốc Trung tâm Điều độ HTĐ Quốc Gia (hoặc Phó Giám đốc được Giám
đốc uỷ quyền) được quyền sửa đổi, bổ sung "Phần 4: Các Phụ Lục" trong Quy trình
này.
Khi có bất kỳ sự thay đổi nào, ĐĐQG có trách nhiệm thông báo bằng văn bản tới
các đơn vị đề cập trong Điều 1 của quy trình này.
CHƯƠNG 2. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ KHÔI PHỤC HỆ
THỐNG ĐIỆN
Mục 1.Mục đích, khái niệm và thứ tự công việc
Điều 5. Mục đích của việc khôi phục hệ thống:
Trang 6/52
Quy trình khôi phục HTĐ Việt Nam
Mục đích chính của việc khôi phục hệ thống điện Việt Nam là sau khi tan rã một
phần hoặc toàn bộ hệ thống, nhanh chóng thiết lập lại một hệ thống điện thống nhất
làm việc an toàn, ổn định, tin cậy thông qua việc khôi phục nguồn điện, lưới điện, phụ
tải điện.
Trong quá trình khôi phục hệ thống điện, cần tuân thủ chặt chẽ Quy trình xử lý sự
cố HTĐ để luôn đảm bảo các thông số tần số, điện áp của hệ thống mới được xác lập
phải được giữ trong giới hạn cho phép.
Điều 6. Các mức cảnh báo khả năng tan rã đối với một hệ thống:
Trạng thái hoạt động của một hệ thống điện được chia thành 3 cấp cảnh báo sắp
xếp theo độ nguy hiểm giảm dần như sau:
Cảnh báo Cấp 1 (trạng thái rất nguy hiểm): Một hệ thống điện được đặt trong
trạng thái này khi xuất hiện 1 phần tử (đường dây liên kết, đường dây nội vùng, máy
phát, máy biến áp, đường cấp nhiên liệu ) nếu sự cố sẽ gây tan rã hệ thống.
Cảnh báo Cấp 2 (trạng thái nguy hiểm): Một hệ thống điện được đặt trong trạng
thái này khi xuất hiện 1 phần tử (đường dây liên kết, đường dây nội vùng, máy phát,
máy biến áp, đường cấp nhiên liệu ) nếu sự cố sẽ gây tần số và/hoặc điện áp của hệ
thống đó vượt ra khỏi ngưỡng giá trị quy định.
Cảnh báo Cấp 3 (trạng thái bình thường): Một hệ thống điện được đặt trong trạng
thái này khi bất kỳ một phần tử nào ngừng hoạt động thì cũng không làm cho tần số
và/hoặc điện áp của hệ thống vượt khỏi ngưỡng giá trị quy định, hoặc nếu có thì hệ
thống cũng hoà toàn có khả năng tự động trở về trạng thái xác lập ban đầu mà không
gây ảnh hưởng tới chế độ làm việc của các thiết bị còn lại của hệ thống.
Lệnh đặt một hệ thống điện vào mức cảnh báo nào do Giám đốc Trung tâm Điều
độ HTĐ Quốc Gia quyết định và thông báo bằng văn bản tới các đơn vị được quy định
tại Điều 1 Quy trình này.
Điều 7. Thứ tự ưu tiên cấp điện các thiết bị điện khi tiến hành khôi phục hệ thống được
sắp xếp theo thứ tự như sau:
1. Thiết bị điện cấp 1: bao gồm tự dùng các nhà máy, trạm điện, các thiết bị điện khi
mất điện có khả năng ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, đe doạ đến môi trường và an
toàn tính mạng con người trên diện rộng.
2. Thiết bị điện cấp 2: bao gồm tự dùng các nhà máy, trạm điện, các thiết bị điện khi
mất điện có khả năng gây thiệt hại nghiêm trọng đến các ngành kinh tế khác, hoặc
có thể làm chậm, thậm chí không tiến hành được việc khôi phục hệ thống.
3. Thiết bị điện cấp 3: bao gồm các thiết bị điện còn lại của hệ thống.
Trang 7/52
Quy trình khôi phục HTĐ Việt Nam
Điều 8. Khi đã thiết lập được hệ thống điện thống nhất và ổn định, trên cơ sở tối thiểu
thời gian gián đoạn cung cấp điện, việc cấp điện lại cho phụ tải lưới phân phối được
xem xét tiến hành theo trình tự ưu tiên. Danh sách các phụ tải theo trình tự ưu tiên phải
do các ĐĐM và CTĐL lưới điện phân phối phối hợp với cơ quan có thẩm quyền của
địa phương lập ra. Thứ tự ưu tiên của phụ tải được khuyến cáo như sau:
1. Phụ tải điện loại 1: Các phụ tải phục vụ mục đích chính trị, các trung tâm hành
chính, trung tâm y tế, trung tâm thông tin liên lạc, các phụ tải phục vụ cho an ninh,
quốc phòng.v.v…
2. Phụ tải điện loại 2: Các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, các nhà máy,
xí nghiệp công nghiệp, các nhà máy sản xuất nước sinh hoạt, trạm bơm phục vụ
chống úng, hạn .v.v…
3. Phụ tải điện loại 3: Các phụ tải còn lại khác.
Điều 9. Các thứ tự công việc ưu tiên trong quá trình khôi phục như sau:
1. Khôi phục các nguồn cung cấp điện xoay chiều cho các thiết bị điện cấp 1. Danh
sách các thiết bị điện này được đề cập tại Phần 4. Các Phụ Lục - A. Hiện trạng
HTĐ Việt Nam.
2. Khôi phục các nguồn cung cấp điện xoay chiều cho các thiết bị điện cấp 2. Danh
sách các trạm và nhà máy này được đề cập tại Phần 4. Các Phụ Lục - A. Hiện trạng
HTĐ Việt Nam.
3. Khôi phục các nguồn cung cấp điện xoay chiều cho các thiết bị liên lạc thiết yếu
trên toàn khu vực.
4. Khôi phục các phụ tải của khách hàng trong phạm vi cần thiết để điều chỉnh điện áp
và để các tổ máy phát vận hành an toàn trong giai đoạn đầu của quá trình khôi phục
hệ thống.
5. Nhanh chóng hoà đồng bộ vùng ổn định và cân bằng giữa nguồn phát và phụ tải với
các phần khác của hệ thống điện hoặc với hệ thống điện liền kề để tạo ra một hệ
thống điện thống nhất và ổn định.
6. Cấp điện lại cho phụ tải lưới phân phối theo thứ tự ưu tiên. Thứ tự ưu tiên của phụ
tải được đề cập tại Phần 4. Phụ Lục - A. Hiện trạng HTĐ Việt Nam.
Mục 2.Quy định về khả năng khởi động đen của một nhà máy - một hệ
thống
Điều 10. Một nhà máy có khả năng khởi động đen khi các tổ máy có khả năng tự động
khởi động và cấp điện lên lưới sau khi đã mất toàn bộ điện tự dùng mà chỉ dựa vào khả
năng sẵn sàng của các thiết bị trong bản thân nhà máy đó.
Trang 8/52
Quy trình khôi phục HTĐ Việt Nam
Điều 11. Một hệ thống điện có khả năng khôi phục trong trường hợp tan rã từng phần
hay toàn bộ khi thoả mãn toàn bộ các điều kiện sau:
• Yêu cầu về nguồn điện:
- Cần có ít nhất một nhà máy có khả năng khởi động đen (thoả mãn các điều kiện
tại Điều 10 Quy trình này) hoặc nhà máy có mạch tách lưới giữ tự dùng (Sau đây gọi
chung là Nhà máy được chọn khởi động đen hệ thống).
- Công suất khả dụng của Nhà máy được chọn khởi động đen hệ thống phải đủ
lớn để đảm bảo cung cấp điện tự dùng các nhà máy điện và trạm điện quan trọng cũng
như cấp nguồn cho các thiết bị liên lạc phục vụ công tác khôi phục hệ thống.
- Dải điều chỉnh công suất hữu công và công suất vô công của Nhà máy được
chọn khởi động đen hệ thống phải đủ rộng để đảm bảo giữ ổn định tần số và điện áp
trong quá trình khôi phục.
- Thời gian khởi động đen của Nhà máy được chọn khôi phục hệ thống phải
không quá lớn để đảm bảo thời gian tối thiểu cho việc cấp lại tự dùng cho các nhà máy
khác trong hệ thống.
Các Nhà máy được chọn khởi động đen hệ thống cho từng hệ thống được nêu tại
Phần 4. Phụ Lục - B. Một số phương án khôi phục tiêu biểu.
• Yêu cầu về lưới điện
- Phải có ít nhất một đường dây từ cấp 110kV trở lên nối nhà máy điện được
chọn khởi động đen cho hệ thống với các Nhà máy điện và Trạm biến áp quan trọng
khác ở trạng thái sẵn sàng mang điện.
- Các máy cắt phía cao áp của các Nhà máy điện và Trạm biến áp quan trọng phải
được trang bị mạch hoà ở trạng thái sẵn sàng hoạt động.
Các Nhà máy điện và Trạm biến áp quan trọng được nêu tại Phần 4. Phụ Lục - A.
Hiện trạng HTĐ Việt Nam.
Trang 9/52
Quy trình khôi phục HTĐ Việt Nam
PHẦN 2. NHIỆM VỤ CỦA CÁC ĐƠN
VỊ THAM GIA KHÔI PHỤC HỆ
THỐNG
Trang 10/52
Quy trình khôi phục HTĐ Việt Nam
CHƯƠNG 3. PHÂN CẤP CÁC ĐƠN VỊ THAM GIA KHÔI PHỤC
HỆ THỐNG
Điều 12. Các nhân viên vận hành của các đơn vị sau đây sẽ trực tiếp tham gia công tác
khôi phục hệ thống:
• Kỹ sư điều hành HTĐ Quốc Gia (KSĐH A0)
• Kỹ sư điều hành HTĐ miền (KSĐH A1, A2, A3).
• Điều độ viên lưới điện phân phối của các Công ty điện lực, Sở điện lực.
• Trưởng kíp các trạm biến áp thuộc phạm vi Điện lực quản lý
• Trưởng ca các nhà máy điện thuộc quyền điều khiển của Trung tâm Điều
độ HTĐ Quốc Gia hoặc các Trung tâm Điều độ HTĐ miền tương ứng.
• Trưởng kíp các trạm biến áp thuộc phạm vi các Đơn vị Truyền tải điện
quản lý.
Điều 13. Phân cấp chỉ huy quá trình khôi phục hệ thống như sau:
1. Kỹ sư điều hành HTĐ Quốc gia trực ban (sau đây gọi là KSĐH HTĐ QG)
là người chỉ huy cao nhất của toàn bộ quá trình khôi phục HTĐ Quốc gia.
2. Kỹ sư điều hành HTĐ miền trực ban (sau đây gọi là KSĐH HTĐ miền) là
người trực tiếp chỉ huy khôi phục HTĐ miền, chịu sự chỉ huy trực tiếp của
KSĐH HTĐ QG.
3. Điều độ viên lưới điện phân phối trực ban (sau đây gọi là ĐĐV) là người
trực tiếp chỉ huy khôi phục lưới điện phân phối, chịu sự chỉ huy trực tiếp
của KSĐH HTĐ miền tương ứng.
4. Trưởng ca các nhà máy điện trực ban (sau đây gọi là Trưởng ca NMĐ) là
người trực tiếp chỉ huy việc duy trì sự làm việc ổn định cho nhà máy của
mình theo khả năng của hệ thống và thiết bị, chịu sự chỉ huy trực tiếp của
KSĐH HTĐ QG (hoặc người được KSĐH HTĐ QG uỷ quyền) và KHĐH
HTĐ miền tương ứng.
5. Trưởng kíp các trạm biến áp trực ban (sau đây gọi là Trưởng kíp trạm) là
người trực tiếp thao tác hoặc chỉ huy thao tác các thiết bị thuộc quyền điều
Trang 11/52
Quy trình khôi phục HTĐ Việt Nam
khiển của mình, chịu sự chỉ huy của đơn vị điều độ có quyền điều khiển
tương ứng.
Điều 14. Phân cấp về quyền điều khiển và quyền kiểm tra các thiết bị trên hệ thống tuân
theo Quy trình Điều độ HTĐ Quốc Gia hiện hành.
Trang 12/52
Quy trình khôi phục HTĐ Việt Nam
CHƯƠNG 4. NHIỆM VỤ CỦA TRUNG TÂM ĐIỀU ĐỘ HỆ
THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA
Điều 15. Trung tâm Điều độ HTĐ Quốc Gia có những nhiệm vụ chính sau đây:
Trực tiếp chỉ huy việc khôi phục hệ thống 500kV và các NMĐ thuộc quyền điều
khiển khi hệ thống bị tan rã thông qua KSĐH HTĐ Quốc Gia trực ban.
Thiết lập, chỉnh định các hệ thống liên động trên hệ thống 500kV.
Lập danh sách các nhà máy thuộc quyền điều khiển có khả năng khởi động đen
và/hoặc có khả năng tách lưới giữ tự dùng.
Tổ chức diễn tập xử lý khôi phục HTĐ Quốc Gia, HTĐ miền cho các KSĐH HTĐ
Quốc Gia và KSĐH HTĐ miền ít nhất 1 năm một lần.
Tiến hành bảo dưỡng, nâng cấp các thiết bị trong hệ thống SCADA, hệ thống phục
vụ đào tạo xử lý sự cố, cập nhật dữ liệu và đảm bảo tính chính xác, độ sẵn sàng của
các hệ thống này.
Cập nhật - sửa đổi Phần 4. Phụ Lục Quy trình Khôi phục Hệ thống cho phù hợp với
hiện trạng hệ thống điện. Kiến nghị Tổng Công ty sửa đổi các phần còn lại của Quy
trình này. Chậm nhất 7 ngày sau khi Quy trình sửa đổi được phê duyệt, Trung tâm
Điều độ HTĐ Quốc Gia cần thông báo bằng văn bản cho các đơn vị liên quan được
đề cập trong Điều 1 của quy trình này.
Khi một hệ thống được đặt trong trạng thái Cảnh báo cấp 1, Trung tâm Điều độ
HTĐ Quốc Gia cần phối hợp với các ĐĐM tương ứng thiết lập Phương án xử lý sự
cố tạm thời cho hệ thống đó.
Điều 16. Khi xảy ra sự cố tan rã toàn bộ hoặc một phần HTĐ Quốc Gia, các Kỹ sư điều
hành HTĐ Quốc Gia trực ban có những nhiệm vụ chính sau đây:
a) Giữ ổn định phần còn lại của hệ thống điện Quốc gia, tránh sự cố lan rộng ảnh
hưởng đến các vùng khác của hệ thống điện.
b) Nhanh chóng xác định điểm sự cố, cô lập phần tử sự cố (nếu có) thuộc quyền điều
khiển, đưa HTĐ 500kV về trạng thái sẵn sàng làm việc.
c) Nhanh chóng nắm bắt tình hình các phần tử trong hệ thống bị tan rã (tình trạng các
NMĐ, trạm điện, lưới truyền tải ). Đánh giá sơ bộ khả năng sẵn sàng làm việc các
phần tử đó.
Trang 13/52
Quy trình khôi phục HTĐ Việt Nam
d) Lựa chọn nhà máy khởi động đen cho hệ thống, xác định các Nhà máy điện và
Trạm điện quan trọng cho việc khôi phục hệ thống hiện tại.
e) Cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết và yêu cầu KSĐH HTĐ miền chủ động lập
Phương án khôi phục hệ thống điện miền tương ứng. Thống nhất với KSĐH HTĐ
miền đưa ra Phương án khôi phục hệ thống điện miền tương ứng. Khi đã đồng ý
với Phương án này, cần tạo điều kiện để KSĐH HTĐ miền hoàn thành Phương án
khôi phục hệ thống đã thống nhất
f) Sẵn sàng hoà điện hệ thống đang khôi phục với các hệ thống lân cận ngay khi có
khả năng.
Trang 14/52
Quy trình khôi phục HTĐ Việt Nam
CHƯƠNG 5. NHIỆM VỤ CỦA TRUNG TÂM ĐIỀU ĐỘ HỆ
THỐNG ĐIỆN MIỀN
Điều 17. Các Trung tâm Điều độ HTĐ miền có những nhiệm vụ chính sau đây:
Trực tiếp chỉ huy việc khôi phục HTĐ miền tương ứng khi hệ thống này bị tan rã
thông qua KSĐH HTĐ miền trực ban.
Thiết lập, chỉnh định các hệ thống liên động, hệ thống tự động sa thải phụ tải theo
tần số thấp (F81), hệ thống sa thải phụ tải đặc biệt (STĐB) trên hệ thống điện miền
tương ứng theo yêu cầu của ĐĐQG.
Lập danh sách các nhà máy thuộc quyền điều khiển có khả năng khởi động đen
và/hoặc có khả năng tách lưới giữ tự dùng.
Tổ chức diễn tập xử lý khôi phục HTĐ miền cho các KSĐH HTĐ miền ít nhất 1
năm một lần.
Tiến hành bảo dưỡng, nâng cấp các thiết bị trong hệ thống SCADA, hệ thống phục
vụ đào tạo xử lý sự cố, cập nhật dữ liệu và đảm bảo tính chính xác, độ sẵn sàng của
các hệ thống này.
Kiến nghị ĐĐQG sửa đổi, bổ xung Phần 4. Phụ Lục trong Quy trình Khôi phục Hệ
thống cho phù hợp với hiện trạng hệ thống thuộc quyền quản lý.
Thiết lập Phương án xử lý sự cố tạm thời khi HTĐ miền được đặt trong trạng thái
Cảnh báo cấp 1.
Điều 18. Khi xảy ra sự cố tan rã một HTĐ miền, KSĐH HTĐ miền tương ứng có những
nhiệm vụ sau:
a) Nhanh chóng xác định điểm sự cố trên hệ thống, cô lập phần tử sự cố (nếu có)
thuộc quyền điều khiển.
g) Nhanh chóng nắm bắt tình hình các phần tử trong hệ thống bị tan rã (tình trạng các
NMĐ, trạm điện, lưới truyền tải ). Đánh giá sơ bộ khả năng sẵn sàng làm việc các
phần tử đó và đưa ra phương án khôi phục hệ thống điện miền tương ứng. Thông
báo sơ bộ phương án khôi phục hệ thống điện bằng điện thoại (hoặc các thiết bị
thông tin hữu hiệu khác) cho KSĐH HTĐ Quốc Gia. Tiến hành theo phương án này
khi đã có sự thống nhất của KSĐH HTĐ Quốc Gia.
Trang 15/52
Quy trình khôi phục HTĐ Việt Nam
b) Dựa trên tình trạng hệ thống lúc sự cố, dựa trên các thông tin và yêu cầu của KSĐH
HTĐ Quốc Gia, chủ động đưa ra Phương án khôi phục các thiết bị thuộc quyền
điều khiển trong hệ thống điện miền.
c) Trong quá trình khôi phục, đối với những thao tác không ảnh hưởng đến các hệ
thống điện khác, KSĐH HTĐ miền được toàn quyền quyết định và chỉ phải báo lại
cho KSĐH HTĐ Quốc Gia sau khi đã khôi phục xong hoặc khi có yêu cầu.
d) Đối với những thao tác sau đây KSĐH HTĐ miền cần phải được sự nhất trí của
KSĐH HTĐ Quốc Gia trước khi tiến hành thao tác:
- Đóng điện đường dây liên kết với HTĐ lân cận.
- Khởi động, hoà lưới hoặc ngừng các tổ máy phát điện nằm trong hệ thống
điện miền nhưng không thuộc quyền điều khiển.
- Khôi phục những phụ tải làm ảnh hưởng lớn đến chế độ làm việc của nhà
máy điều tần của hệ thống khi mà việc thiết lập liên kết với các HTĐ lân
cận đã và đang thực hiện.
e) Trong trường hợp mất liên lạc với KSĐH HTĐ QG thì KSĐH HTĐ miền được
phép chủ động thực hiện khôi phục HTĐ miền và phải báo lại cho KSĐH HTĐ QG
ngay khi nối lại được liên lạc.
Trang 16/52
Quy trình khôi phục HTĐ Việt Nam
CHƯƠNG 6. NHIỆM VỤ CỦA CÁC ĐƠN VỊ TRUYỀN TẢI ĐIỆN
Điều 19. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và diễn tập xử lý sự cố cho Trưởng kíp trạm và
nhân viên vận hành các trạm biến áp thuộc phạm vi mỗi Đơn vị Truyền tải điện quản
lý.
Điều 20. Lập lịch sửa chữa, bảo dưỡng và kiểm tra định kỳ các hệ thống SCADA, các
thiết bị thông tin liên lạc, các thiết bị cảnh báo sự cố, các hệ thống đèn chiếu sáng sự
cố, các máy phát diesel cấp điện tự dùng trạm, các thiết bị của hệ thống bảo vệ liên
động và sa thải đặc biệt trên các thiết bị thuộc quyền quản lý.
Điều 21. Lập danh sách theo thứ tự ưu tiên cần được cấp lại điện cho các thiết bị điện tự
dùng xoay chiều chính ở các trạm biến áp và các trạm cắt thuộc quyền quản lý.
Điều 22. Lập danh sách các trạm điện có diesel cấp điện tự dùng, các trạm điện có các
yêu cầu đặc biệt cần phải cấp điện tự dùng lại sớm nếu không sẽ ảnh hưởng đến tính
mạng con người và thiết bị thuộc mình quản lý và gửi về cấp điều độ có quyền điều
khiển.
Điều 23. Khi hệ thống thuộc quyền quản lý được đặt vào trạng thái Cảnh báo cấp 1, hạn
chế tiến hành sửa chữa (trừ trường hợp sự cố) các đường dây truyền tải liên kết với các
Nhà máy phát điện được lựa chọn khởi động đen cho hệ thống.
Điều 24. Khi xảy ra sự cố tan rã hệ thống, Trưởng kíp các trạm biến áp cần tuân thủ chặt
chẽ theo các Quy trình Điều độ HTĐ Quốc Gia, Quy trình thao tác các thiết bị điện
trong HTĐ Quốc Gia, Quy trình xử lý sự cố HTĐ Quốc Gia và các quy trình, quy
phạm hiện hành đối với thiết bị tại trạm mình.
Trang 17/52
Quy trình khôi phục HTĐ Việt Nam
CHƯƠNG 7. NHIỆM VỤ CỦA CÁC ĐƠN VỊ PHÁT ĐIỆN
Điều 25. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và diễn tập xử lý sự cố cho Trưởng ca và nhân
viên vận hành các nhà máy điện thuộc phạm vi Đơn vị Phát điện quản lý.
Điều 26. Lập lịch sửa chữa, bảo dưỡng và kiểm tra định kỳ các thiết bị SCADA, các
thiết bị thông tin liên lạc, các thiết bị cảnh báo sự cố , các hệ thống đèn chiếu sáng sự
cố, các máy phát diesel cấp điện tự dùng, các thiết bị của hệ thống bảo vệ liên động và
tự động của các tổ máy.
Điều 27. Lập danh sách các thiết bị điện tự dùng xoay chiều chính của nhà máy theo thứ
tự ưu tiên cần phải cấp điện lại khi mất điện.
Điều 28. Tính toán thời gian tối thiểu cần phải cấp điện tự dùng lại cho nhà máy khi có
sự cố mất điện toàn nhà máy và gửi về cấp điều độ có quyền điều khiển.
Điều 29. Đối với các nhà máy có khả năng khởi động đen, lập các phương án khởi động
đen của nhà máy, gửi về cấp điều độ có quyền điều khiển khi có thay đổi hoặc khi được
yêu cầu. Định kỳ 3 tháng một lần phải kiểm tra khả năng khởi động đen của nhà máy.
Điều 30. Đối với các nhà máy có khả năng tách lưới giữ tự dùng, phối hợp với cấp điều
độ nắm quyền điều khiển lập các phương án tách lưới giữ tự dùng của nhà máy. Định
kỳ 3 tháng một lần phải kiểm tra khả năng tách lưới giữ tự dùng của nhà máy.
Điều 31. Với các nhà máy có khả năng khởi động đen hoặc có khả năng tách lưới giữ tự
dùng, trong trường hợp do sửa chữa thiết bị hoặc sự cố nào đó dẫn đến mất khả năng
khởi động đen, mất khả năng tách lưới giữ tự dùng hoặc thay đổi phương án tách lưới
giữ tự dùng thì phải báo ngay ĐĐQG và ĐĐM.
Điều 32. Với các nhà máy có khả năng khởi động đen hoặc có khả năng tách lưới giữ tự
dùng, khi hệ thống được đặt chế độ Cảnh báo cấp 1 thì việc hành sửa chữa các thiết bị
phục vụ khởi động đen và/hoặc các thiết bị phục vụ tách lưới giữ tự dùng cần phải
được sự đồng ý của ĐĐQG.
Điều 33. Khi xảy ra tan rã hệ thống, Trưởng Ca các nhà máy có những nhiệm vụ sau:
Trang 18/52
Quy trình khôi phục HTĐ Việt Nam
a) Đối với những tổ máy đang nối lưới, nhanh chóng giữ ổn định tổ máy trong khả
năng có thể.
b) Đối với những tổ máy đã tách lưới sự cố cần ghi nhận các thông tin sự cố (rơ le tác
động, thời điểm sự cố ), nhanh chóng đưa tổ máy về chế độ sẵn sàng hoà lưới.
c) Đối với các tổ máy đang ngừng dự phòng nóng cần nhanh chóng lên phương án
đưa vào vận hành, hoà lưới ngay khi có yêu cầu.
Trang 19/52
Quy trình khôi phục HTĐ Việt Nam
CHƯƠNG 8. NHIỆM VỤ CỦA CÁC CÔNG TY ĐIỆN LỰC
Điều 34. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và diễn tập xử lý sự cố cho Điều độ viên lưới điện
phân phối, Trưởng kíp các trạm biến áp thuộc phạm vi Điện lực quản lý.
Điều 35. Lập lịch sửa chữa, bảo dưỡng và kiểm tra định kỳ các thiết bị thuộc quyền điều
khiển như: hệ thống sa thải phụ tải theo tần số (F81), hệ thống sa thải đặc biệt, các thiết
bị cảnh báo sự cố, hệ thống đèn chiếu sáng sự cố.v.v…
Điều 36. Phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương lập danh sách các trạm
điện và các phụ tải điện thuộc quyền quản lý theo thứ tự ưu tiên cấp điện khi tiến hành
khôi phục.
Điều 37. Kiểm tra và nắm vững danh sách các phụ tải tham gia vào mạch tách lưới giữ
tự dùng của các nhà máy có liên quan. Khi có sự thay đổi phụ tải làm ảnh hưởng lớn
đến việc tách lưới giữ tự dùng của các nhà máy này cần báo lại ngay cho cấp điều độ
nắm quyền điều khiển.
Trang 20/52
Quy trình khôi phục HTĐ Việt Nam
CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG
TRONG KHÔI PHỤC HỆ THỐNG
ĐIỆN VIỆT NAM
Trang 21/52
Quy trình khôi phục HTĐ Việt Nam
CHƯƠNG 9. NHỮNG YÊU CẦU - THAO TÁC CƠ BẢN
Điều 38. Trong trường hợp toàn HTĐ Quốc Gia bị tan rã trình tự khôi phục sẽ như sau:
- Bước 1: Tiến hành đồng thời khôi phục các HTĐ miền Bắc và Nam theo các điều
kiện đã nêu tại Điều 11. Chương 2 . Phần 1. Việc khôi phục HTĐ từng miền có thể
tham khảo tại Phần 4. Phụ lục - B. Một số phương án khôi phục điển hình.
- Bước 2: Sau khi các HTĐ miền Bắc và Nam đã xác lập được chế độ ổn định thì
thực hiện khôi phục liên kết các HTĐ miền thông qua các đường dây 500kV và
220kV.
- Bước 3: Trong trường hợp hệ thống không thoả mãn các điều kiện đã nêu tại Điều
11. Chương 2. Phần 1 thì HTĐ miền Trung sẽ được khôi phục thông qua các MBA
500kV hoặc các ĐD 220kV liên kết.
Việc khôi phục phụ tải trong qúa trình khôi phục HTĐ thì cần tuân thủ theo thứ
tự ưu tiên được trình bày tại Chương 2. N hững quy định chung.
Trong bước 2 và 3, tiến hành hoà đồng bộ HTĐ 500kV ngay khi đủ các điều kiện
kỹ thuật, nhằm nhanh chóng tạo thành một HTĐ thống nhất.
Điều 39. Ngay khi hệ thống tan rã, các cấp điều độ cần nhanh chóng thiết lập liên kết
lưới và phụ tải phù hợp đến nhà máy phát điện trong HTĐ để các nhà máy, tổ máy giữ
được chế độ phát độc lập nhằm duy trì tự dùng tổ máy, giảm thiểu thời gian khôi phục.
Điều 40. Khi tiến hành hoà điện các phần của hệ thống, cần đảm bảo điều kiện thông tin
liên lạc giữa các phần đó với cấp điều độ tương ứng phải thông suốt. Tuyệt đối không
hoà điện khi không liên lạc được với các nhà máy điều tần của từng khu vực và trạm
biến áp nơi chọn làm điểm hoà.
Điều 41. Đối với các thao tác khép vòng trong quá trình khôi phục nên chọn điểm khép
vòng bằng các máy cắt có trang bị rơle kiểm tra đồng bộ (F25).
Điều 42. Khi tạo liên kết giữa hai trạm điện được kết nối bởi hai hoặc nhiều đường dây
truyền tải, nếu điều kiện về khả năng điều chỉnh điện áp của hệ thống cho phép, cần
đóng điện tất cả các đường dây này.
Trang 22/52
Quy trình khôi phục HTĐ Việt Nam
CÁC PHỤ LỤC
Trang 23/52
Quy trình khôi phục HTĐ Việt Nam
A: HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG ĐIỆN VIỆT NAM
Trong phần này chỉ đề cập đến hệ thống những thiết bị ảnh hưởng đến quá trình
khôi phục HTĐ Việt Nam.
Phụ lục 1. Sơ đồ kết dây cơ bản
Hệ thống điện Miền Bắc: Thể hiện trong sơ đồ. Điểm ranh giới nắm quyền điều
khiển giữa Trung tâm Điều độ HTĐ miền Bắc và Trung tâm Điều độ HTĐ miền
Trung là MC 274 T500kV HT.
Hệ thống điện Miền Trung: Thể hiện trong sơ đồ. Điểm ranh giới nắm quyền điều
khiển giữa Trung tâm Điều độ HTĐ miền Trung và Trung tâm Điều độ HTĐ miền
Bắc là MC 274 T500kV HT. Điểm ranh giới nắm quyền điều khiển giữa Trung tâm
Điều độ HTĐ miền Trung và Trung tâm Điều độ HTĐ miền Nam là: máy cắt 272
NMĐ Đa Nhim, máy cắt 175 NMĐ Đa Nhim, máy cắt 172 T110kV Ninh Hải.
Hệ thống điện Miền Nam: Thể hiện trong sơ đồ. Điểm ranh giới nắm quyền điều
khiển giữa Trung tâm Điều độ HTĐ miền Nam và Trung tâm Điều độ HTĐ miền
Trung là: máy cắt 272 NMĐ Đa Nhim, máy cắt 175 NMĐ Đa Nhim, máy cắt 172
T110kV Ninh Hải.
Phụ lục 2. Hệ thống sa thải phụ tải đặc biệt
1.1 Mạch sa thải đặc biệt HTĐ Miền Bắc được chỉnh định như sau:
a. Trường hợp công suất qua trạm 500 kV Hoà Bình (theo chiều từ Nam ra Bắc) lớn hơn
400 MW và đột ngột giảm 1 lượng công suất trên 350 MW, đồng thời tần số của HTĐ Bắc
giảm với tốc độ lớn hơn 0.5 Hz/s:
• Khi máy cắt 274 Thanh Hoá đóng, các trạm 220 kV Vinh, Đồng Hới, nhận điện từ
Hoà Bình, mạch sa thải đặc sẽ ra lệnh cắt các MC:
o MC 173 Hoà Bình
o MC 274, 173, 175 Thanh Hoá.
• Khi máy cắt 274 Thanh Hoá hoặc MC 271, 272 Vinh mở, các trạm 220 kV Vinh ,
Đồng Hới nhận điện từ T500HT, mạch sa thải đặc sẽ ra lệnh cắt các MC:
o MC 173 Hoà Bình
o MC173, 175 Thanh Hoá.
o MC131,132, 173 Hà Đông
Trang 24/52
Quy trình khôi phục HTĐ Việt Nam
o Cắt ĐD 110kV Xuân Mai - Sơn Tây.
b. Mạch sa thải đặc biệt lắp đặt bổ xung trên hệ thống điện miền Bắc: chia thành 3 nhóm
với các mức tác động như sau:
• Nhóm 1: tác động khi tần số f < 49,5Hz, tốc độ giảm tần số hơn 0,4Hz/s.
• Nhóm 2: tác động khi tần số f < 49,2Hz, tốc độ giảm tần số hơn 0,3Hz/s.
• Nhóm 3: tác động khi tần số f <48Hz.
STT Các trạm đặt STĐB Các MC cắt P max
(MW)
P min
(MW)
Thông số
chỉnh định
1 Trạm 220kV Hải Phòng MC 131, MC 132 200 140 Nhóm 2,3
2 Trạm 220kV Ninh Bình MC 273 275 210 Nhóm 1,3
3 Trạm 110kV Đông Anh MC 173 100 50 Nhóm 1,3
4 Trạm 220kV Việt Trì MC 176 100 50 Nhóm 1,3
5 Trạm 220kV Phố Nối MC 131, MC 132 130 100 Nhóm 2,3
6 Trạm 220kV Thái Nguyên MC 133, MC 134 60 60 Nhóm 1,3
7 Trạm 220kV Hà Đông MC 171 60 60 Nhóm 1,3
8 Trạm 220kV Mai Động MC 131,MC 132 70 50 Nhóm 2,3
Tổng công suất 995 720
1.2 Mạch sa thải đặc biệt HTĐ Miền Nam được chỉnh định như sau:
a. Khi HTĐ Miền Nam bị tách khỏi HTĐ QG đồng thời công suất thiếu hụt do tách lưới
lớn hơn 400 MW và tốc độ giảm tần số HTĐ Miền Nam lớn hơn 0.5Hz/giây thì mạch sa
thải đặc biệt HTĐ Nam sẽ lệnh cắt các MC131,132,732 Trạm 220 kV Cai Lậy và 176
(hoặc MC100B),935,936 tại T500 Phú Lâm.
b. Qui định về đặt khoá trong mạch STĐB Miền Nam:
• Trạm T500kV Phú Lâm: có đặt 1 khoá SA1 STĐB tại tủ B04 AB2, khoá có 2 vị trí
ON và OFF. Khi mạch sa thải đặc biệt HTĐ miền Nam đưa vào làm việc khoá này
đặt vị trí ON.
• Trạm T220kV Cai Lậy có đặt 2 khoá: SA1 STĐB và SA2 STĐB tại tủ E06 + R06.
Khi mạch sa thải đặc biệt HTĐ miền Nam đưa vào làm việc 2 khoá này được đặt vị
trí ON. Trong trường hợp lưới 110kV khu vực Phú Lâm - Cai Lậy hoặc Nhà Bè -
Cai Lậy khép vòng với thời gian trên 08 giờ thì cần phải chuyển khoá SA1 và SA2
STĐB tại T220kV Cai Lậy sang vị trí OFF.
Trang 25/52