Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

TÁCH CHẤT RA KHỎI HỖN HỢP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (878.23 KB, 12 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TRƯỜNG …………………… TỔ: KHOA HỌC TỰ NHIÊN NHÓM : HÓA- SINH – ĐỊA:. HỌ VÀ TÊN GIÁO VIÊN. TÁCH CHẤT RA KHỎI HỖN HỢP Môn học: KHTN - Lớp: 6 Thời gian thực hiện: 3 tiết 1. Mục tiêu Kiến thức: - Trình bày được một số cách đơn giản để tách chất ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các cách tách đó. - Sử dụng được một số dụng cụ, thiết bị cơ bản để tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng cách lọc, cô cạn, chiết. - Chỉ ra được mối liên hệ giữa tính chất vật lí của một số chất thông thường với phương pháp tách chúng ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các chất trong thực tiễn. 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về một số cách đơn giản để tách chất ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các cách tách đó. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm được một số cách đơn giản để tách chất ra khỏi hỗn hợp, ứng dụng của các cách tách đó và sử dụng được một số dụng cụ, thiết bị cơ bản để tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng cách lọc, cô cạn, chiết. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong việc chỉ ra được mối liên hệ giữa tính chất khác nhau của một số chất thông thường với phương pháp tách chúng ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các chất trong thực tiễn. 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên - Trình bày được tính chất của từng chất trong hỗn hợp - Nêu được nguyên tắc tách chất. - Trình bày được một số cách tách chất: cô cạn, lọc chiết . - Đề xuất được cách tách chất ra khỏi hỗn hợp. - Thực hiện được thí nghiệm tách chất ra khỏi hỗn hợp: cô cạn, lọc, chiết. 3. Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh: - Yêu nước. - Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về thời gian..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm, thảo luận về dụng cụ, cách làm và thao tác làm thí nghiệm. - Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm tách chất ra khỏi hỗn hợp. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Chuẩn bị của giáo viên - Hình ảnh về một số hiện tượng tách chất ra khỏi hỗn hợp. -Đoạn video sản xuất muối ăn từ nướ biển YouTube - Chế tạo máy lọc nước từ chai Coca - Phiếu học tập - Máy chiếu - Giáo viên chuẩn bị (mỗi nhóm học sinh): + Dụng cụ: bát sứ (1), đèn cồn (1), giấy lọc (1), cốc thuỷ tinh (1), phễu chiết (1), giá sắt (1), nam châm (1). + Hoá chất: cát, muối, nước, dầu ăn, sắt. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Đọc bài trước ở nhà. Tự tìm hiểu về các tài liệu trên internet có liên quan đến nội dung của bài học. - Tìm hiểu (theo nhóm) về các phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp. III. Tiến trình dạy học TIẾT 1 Hoạt động 1. Khởi động: Xác định vấn đề học tập là tìm hiểu về các phương pháp tách chất a) Mục tiêu: - Giúp học sinh huy động vốn kiến thức, kĩ năng đã học để tìm hiểu vấn đề được học trong chủ hỗn hợp nhằm kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu nội dung mới. - Góp phần hình thành, phát triển biểu hiện của năng lực tự chủ và tự học. - Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập là tìm hiểu về các phương pháp tách chất, tại sao phải tách chất. b) Nội dung: YouTube + Câu 1: Em hãy cho biết các hình ảnh trên nói về hoạt động nào của người dân vùng biển? + Câu 2: Dựa vào tính chất nào người ta tách được muối ra khỏi nước muối biển?.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> c) Sản phẩm: - HS liên hệ thực tế, thảo luận nhóm và trả lời được các câu hỏi. d) Tổ chức thực hiện - Chuyển giao nhiệm vụ + Giáo viên chiếu video quy trình sản xuất muối ăn từ nước biển + Nhóm đôi thực hiện nhiệm vụ học tập theo nhóm 2 HS, trả lời câu hỏi 1,2 trong thời gian 03 phút viêt đáp án trả lời câu hỏi ra giấy. - Báo cáo thảo luận: GV yêu cầu 1- 2 nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung. - Kết luận: Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức + CH1: Video nói về cách thu muối từ nước biển. Bằng cách phơi nước biển dưới ánh nắng, nước bay hơi, muối bị tách ra ở trạng thái rắn. + CH2: Dựa vào nhiệt độ sôi khác nhau, nước có nhiệt độ sôi 100 0C thấp hơn muối nhiều nên bay hơi trước, muối bị tách ở trạng thái rắn. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới: Tìm hiểu về các phương pháp tách chất HĐ 2. 1. Cô cạn a) Mục tiêu: - Trình bày được cách đơn giản để tách chất rắn tan được trong nước ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các cách tách đó. - Sử dụng được một số dụng cụ, thiết bị cơ bản để tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng cách cô cạn. - Chỉ ra được mối liên hệ giữa tính chất vật lí của một số chất thông thường với phương pháp tách chúng ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các chất trong thực tiễn. b) Nội dung: - HS đọc nội dung mục I SGK/61 và kết hợp hoạt động nhóm để hoàn thiện Phiếu học tập theo các bước hướng dẫn của GV.  GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và thư kí Mỗi nhóm HS có 1 bộ dung cụ và hóa chất STT Dụng cụ - Hóa chất. Số lượng. 1. Muối ăn. 2. Nước. 3. Bát sứ. 1. 4. Đèn cồn. 1. 5. Giá thí nghiệm. 1.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Yêu vầu các nhóm làm thí nghiệm và hoàn thành phiếu học tập. TN 1: Tách muối ra khỏi hỗn hợp PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Câu hỏi. Trả lời. Thí nghiệm 1: Tách muối ra khỏi hỗn hợp 1) Khi nước bay hơi hết, trong bát sứ còn chất gì. 2) Dựa vào sự khác nhau nào về tính chất vật lí của muối ăn và nước để tách chúng khỏi nhau. 3) Có thể tách đường khỏi dung dịch nước đường bằng cách cô cạn được không? Vì sao? c) Sản phẩm: - Kết quả thí nghiệm HS đã thực hiện. - Kết quả của PHT PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Câu hỏi. Trả lời. Thí nghiệm 1: Tách muối ra khỏi hỗn hợp 1) Khi nước bay hơi hết, trong bát sứ Muối còn chất gì. 2) Dựa vào sự khác nhau nào về tính - Dựa và khả năng bay hơi, tách nước, chất vật lí của muối ăn và nước để thu được muối. tách chúng khỏi nhau. 3) Có thể tách đường khỏi dung dịch Có vì đường tan trong nước nước đường bằng cách cô cạn được không? Vì sao? d) Tổ chức thực hiện: * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Chuyển giao nhiệm vụ như phần nội dung * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Cá Hs trong nhóm đọc nội dung mục I SGK/61.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - HS hợp tác với nhau thực hiện nhiệm vụ học tập (làm thí nghiệm và hoàn thành PHT - GV đến quan sát các nhóm, ghi nhận lại các hỗn hợp, phát hiện các khó khăn và có biện pháp hỗ trợ. * Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi đại diện 1 nhóm trình bày kết quả ghi được của nhóm. - Đại diện 1 – 2 nhóm trình bày nội dung của phiếu học tập * Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Các nhóm đổi chéo phiếu để chấm bài đồng đẳng dựa trên đáp án mà GV đưa ra. - GV nhận xét và chốt kiến thức TIẾT 2 HĐ 2. 2. Lọc b) Mục tiêu: - Trình bày được cách đơn giản để tách chất rắn không tan trong nước ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các cách tách đó. - Sử dụng được một số dụng cụ, thiết bị cơ bản để tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng cách lọc. - Chỉ ra được mối liên hệ giữa tính chất vật lí của một số chất thông thường với phương pháp tách chúng ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các chất trong thực tiễn. b) Nội dung: - HS đọc nội dung mục II SGK/62 và kết hợp hoạt động nhóm để hoàn thiện Phiếu học tập theo các bước hướng dẫn của GV.  GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và thư kí Mỗi nhóm HS có 1 bộ dung cụ và hóa chất STT Dụng cụ - Hóa chất. Số lượng. 1. Cát. 2. Nước. 3. Cốc thủy tinh. 2. 4. Giấy lọc. 1. 5. Giá thí nghiệm. 1. 6. Phễu lọc. 1. Yêu vầu các nhóm làm thí nghiệm và hoàn thành phiếu học tập.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> TN 2: Tách cát từ hỗn hợp nước và cát. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Câu hỏi. Trả lời. Thí nghiệm 2: Tách cát từ hỗn hợp nước và cát 1) Hãy cho biết dựa vào tính chất vật lí nào của cát để tách nó ra khỏi nước. 2)Em hãy lấy một số ví dụ trong cuộc sống có sử dụng cách lọc để tách chất khỏi hỗn hợp. c) Sản phẩm: - Kết quả thí nghiệm HS đã thực hiện. - Kết quả của PHT PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Câu hỏi. Trả lời. Thí nghiệm 2: Tách cát từ hỗn hợp nước và cát 1) Hãy cho biết dựa vào tính chất vật - Dựa vào tính tan, cát không tan trong lí nào của cát để tách nó ra khỏi nước. nước, tách cát ra 2) Em hãy lấy một số ví dụ trong cuộc sống có sử dụng cách lọc để tách chất khỏi hỗn hợp.. - Pha cà phê bao gồm việc cho nước nóng qua cà phê xay và bộ lọc. Cà phê lỏng là dịch lọc. Việc ngâm trà cũng giống nhau, cho dù bạn sử dụng trà túi lọc (giấy lọc) hay trà bóng (thông thường, một bộ lọc kim loại). - Thận là một ví dụ về một bộ lọc sinh học. Máu được lọc bởi cầu thận. Các phân tử thiết yếu được tái hấp thu trở lại máu. - Máy điều hòa không khí và nhiều máy hút bụi sử dụng bộ lọc HEPA để loại bỏ bụi và phấn hoa trong không khí. - Nhiều bể cá sử dụng bộ lọc có chứa các sợi có chức năng thu giữ các hạt. - Bộ lọc vành đai thu hồi kim loại quý trong quá trình khai thác. - Nước trong tầng chứa nước tương đối tinh khiết vì nó đã được lọc qua cát và đá thấm.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> trong lòng đất. - Máy lọc nước với các lõi lọc để tách tạp chất. d) Tổ chức thực hiện: * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Chuyển giao nhiệm vụ như phần nội dung * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Cá Hs trong nhóm đọc nội dung mục II SGK/62 - HS hợp tác với nhau thực hiện nhiệm vụ học tập (làm thí nghiệm và hoàn thành PHT - GV đến quan sát các nhóm, ghi nhận lại các hỗn hợp, phát hiện các khó khăn và có biện pháp hỗ trợ. * Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi đại diện 1 nhóm trình bày kết quả ghi được của nhóm. - Đại diện 1 – 2 nhóm trình bày nội dung của phiếu học tập * Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Các nhóm đổi chéo phiếu để chấm bài đồng đẳng dựa trên đáp án mà GV đưa ra. - GV nhận xét và chốt kiến thức HĐ 2. 3. Chiết c) Mục tiêu: - Trình bày được cách đơn giản để tách chất lỏng không tan trong nước ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các cách tách đó. - Sử dụng được một số dụng cụ, thiết bị cơ bản để tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng cách chiết. - Chỉ ra được mối liên hệ giữa tính chất vật lí của một số chất thông thường với phương pháp tách chúng ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các chất trong thực tiễn. b) Nội dung: - HS đọc nội dung mục III SGK/63 và kết hợp hoạt động nhóm để hoàn thiện Phiếu học tập theo các bước hướng dẫn của GV.  GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và thư kí Mỗi nhóm HS có 1 bộ dung cụ và hóa chất STT Dụng cụ - Hóa chất. Số lượng. 1. Dầu ăn. 2. Nước. 3. Cốc thủy tinh. 2. 4. Phễu chiết. 1. 5. Giá thí nghiệm. 1.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Yêu vầu các nhóm làm thí nghiệm và hoàn thành phiếu học tập. TN 3: Tách dầu ăn ra khỏi nước. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Câu hỏi. Trả lời. TN 3: Tách dầu ăn ra khỏi nước 1) Nước và dầu ăn chất nào nặng hơn 2) tại sao phải mở khóa từ từ, các chất lỏng thu được có bị lẫn vào nhau không? 3) Hãy cho biết dựa vào tính chất vật lí nào của dầu ăn để tách nó ra khỏi nước c) Sản phẩm: - Kết quả thí nghiệm HS đã thực hiện. - Kết quả của PHT PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Câu hỏi. Trả lời TN 3: Tách dầu ăn ra khỏi nước. 1) Nước và dầu ăn chất nào nặng hơn. Nước chìm xuống dưới dầu ăn, nước nặng hơn.. 2) tại sao phải mở khóa từ từ, các chất + Mở khóa từ từ để 2 lớp chất lỏng lỏng thu được có bị lẫn vào nhau không bị xáo trộn khi chảy. không? + Các chất lỏng thu được có thể coi là nguyên chất. 3) Hãy cho biết dựa vào tính chất vật Dầu ăn không tan trong nước, nổi trên bề lí nào của dầu ăn để tách nó ra khỏi mặt nước phân tách làm 2 lớp nước d) Tổ chức thực hiện:.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Chuyển giao nhiệm vụ như phần nội dung * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Cá Hs trong nhóm đọc nội dung mục III SGK/63 - HS hợp tác với nhau thực hiện nhiệm vụ học tập (làm thí nghiệm và hoàn thành PHT - GV đến quan sát các nhóm, ghi nhận lại các hỗn hợp, phát hiện các khó khăn và có biện pháp hỗ trợ. * Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi đại diện 1 nhóm trình bày kết quả ghi được của nhóm. - Đại diện 1 – 2 nhóm trình bày nội dung của phiếu học tập * Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Các nhóm đổi chéo phiếu để chấm bài đồng đẳng dựa trên đáp án mà GV đưa ra. - GV nhận xét và chốt kiến thức * Ngoài 3 phương pháp trên, người ta có thể sử dụng nhiều cách khác để tách chất ra khỏi hỗn hợp. VD: Dùng nam châm để tách sắt ra khỏi hỗn hợp bột sắt và gỗ ….. Kết luận - Dựa trên sự khác nhau về tính chất vật lí của các chất để tách chất khỏi hỗn hợp. - Tách chất rắn không bay hơi, bền với nhiệt khỏi dung dịch của nó bằng cách cô cạn. - Tách chất rắn không tan ra khỏi chất lỏng bằng cách lọc. - Tách các chất lỏng không hòa tan trong nhau và tách lớp bằng cách chiết TIẾT 3 Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: Hệ thống được một số kiến thức đã học. b) Nội dung: - Các nhóm trả lời các câu hỏi phiếu học tập Câu 1. Hỗn hợp nào dưới đây có thể tách riêng các chất thành phần bằng cách cho hỗn hợp vào nước, sau đó khuấy kĩ và lọc? A. Bột đá vôi và muối ăn. B. Bột than và bột sắt. C. Đường và muối. D. Giấm và rượu. Câu 2. Phương pháp để tách muối từ nước biển là A. chưng cất..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> B. chiết. C. bay hơi. D. để cho muối lắng xuống rồi gạn nước đi. Câu 3. Chất A là chất lỏng không tan trong nước và nhẹ hơn nước. Nếu có 2 lít hỗn hợp chất A và dung dịch muối ăn trong nước, nên dùng phương pháp nào dưới đây để tách hỗn hợp? A. Lọc. B. Bay hơi. C. Chưng cất. D. Dùng phễu chiết. Câu 4. Hãy cho biết các hỗn hợp sau là dung dịch, huyền phù hay nhũ tương bằng cách đánh dấu “x” vào các cột tương ứng.. STT. Hỗn hợp. 1.. Nước muối. 2.. Nước sông có phù sa. 3.. Bột mì khuấy đều trong nước. 4.. Hỗn hợp nước ép cà chua. 5.. Hỗn hợp dầu ăn được lắc đều với giấm.. 6.. Hỗn hợp tương ớt. Dung dịch. Huyền phù. Nhũ tương. Câu 5: Một hỗn hợp gồm bột sắt và đồng, có thể tách riêng hai chất bằng cách nào sau đây? A. Hòa tan vào nước. B. Lắng, lọc. C. Dùng nam châm để hút. D. Tất cả đều đúng. Câu 6: Rượu etylic là một chất lỏng, có nhiệt độ sôi là 78,3 oC và tan nhiều trong nước. Phương pháp tách riêng được rượu etylic từ hỗn hợp rượu etylic và nước là A. lọc. B. chiết. C. cô cạn. D. chưng cất. c) Sản phẩm: - Các nhóm đưa ra đáp án trả lời câu hỏi phiếu họ tập. Câu 1. A Câu 2. C.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Câu 3. D Câu 4. STT. Hỗn hợp. Dung dịch. Huyền phù. Nhũ tương. 1. 2. 3. 4.. Nước muối x Nước sông có phù sa x Bột mì khuấy đều trong nước x Hỗn hợp nước ép cà chua x Hỗn hợp dầu ăn được lắc đều 5. x với giấm. 6. Hỗn hợp tương ớt x Câu 5: C Câu 6: D d) Tổ chức thực hiện: - Giao nhiệm vụ học tập: yêu cầu HS thảo luận nhómhoàn thiện phiếu học tập. GV chiếu lên màn hình - Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. - Báo cáo: GV chiếu két quả chuẩn. Các nhóm chám chéo bài cho nhau. - Kết luận: Nhận xét- tuyên dương nhóm làm bài tốt 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống. b) Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: - Khi có sự cố tràn dầu trên biển, người ta làm thế nào để thu hồi được dầu thô? - Hiện nay dịch bệnh covid19 đang có diễn biến rất phức tạp ở nước ta, chúng ta cần làm gì để hạn chế sự lây lan của virut tác động đến sức khỏe ? - Quá trình biến nước biển thành nước ngọt tại nhà máy Sorek (Isarel) được thực hiện như thế nào?. - GV cho HS xem vi deo Tìm hiểu các làm máy lọc nước đơn giản từ chai coca. c) Sản phẩm:.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Khi có sự cố tràn dầu trên biển, người ta sử dụng phao quây để ngăn dầu trên mặt nước và dùng các loại máy hút dầu (hoặc máng hót dầu) để thu hồi phần dầu nổi và lơ lửng sát mặt nước. - Chúng ta cần tạo thói quen thực hiện đầy đủ 5k trong công tác phòng và chống dich covid 19. - HS đọc mục Em có biết để biết quá trình chế biến nước biển thành nước ngọt tại nhà máy Sorek. - HS xem video làm máy lọc nước đơn giản d) Tổ chức thực hiện: - GV giao nhiệm vụ học tập cá nhân, HS trả lời 2 câu hỏi ban đầu. - Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộp sản phẩm vào tiết - làm máy lọc nước đơn giản hs ứng dụng làm tại nhà..

<span class='text_page_counter'>(13)</span>

×