Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (923.99 KB, 67 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>TUẦN1 TIẾT 1 ÔN TẬP MỘT SỐ BÀI HÁT ĐÃ HỌC Ngày dạy từ 5 -9/9/2017. I. MỤC TIÊU - HS trình bày các bài hát đã học: Quốc ca việt Nam, Em yêu hoà bình, Chúc mừng, Thiếu nhi thế giới liên hoan. - Hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp hoặc theo tiết tấu. Trình bày các bài hát theo tổ, nhóm, cá nhân ( hs năng klhiếu ) - Tạo không khí học tập vui tươi, sôi nổi từ tiết học đầu tiên trong chương trình âm nhạc lớp 5. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Nhạc cụ, bảng phụ. - Tập đệm đàn tốt một số bài hát đã học. - Tổ chức cho các tổ thi đua trình bày 3 bài hát III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 1. Khởi động - HS chào - hát - Nhắc nhở HS tư thế ngồi học 2. Kiểm tra bài cũ: Bỏ qua 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - GV giới thiệu bài Hoạt động: Ôn tập một số bài hát đã học. * Quốc ca Việt Nam - GV hỏi :Ai là tác giả bài Quốc Ca Việt Nam? nhạc sĩ Văn Cao. - GV đệm đàn, cả lớp đứng nghiêm hát Quốc ca Việt Nam. * Em yêu hoà bình - Gv hỏi: Ai là tác giả bài Em yêu hoà bình? nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn. - GV giới thiệu lời ca của bài hát. - GV hướng dẫn : Cả lớp hát bài Em yêu hoà bình kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp. - GV điều khiển: HS từng tổ trình bày. * Chúc mừng - GV hỏi: Bài Chúc mừng là nhạc nước nào? Đây là bài hát Nga lời Việt Hoàng Lân. Gv giới thiệu lời ca của bài hát. - GV hướng dẫn: Chia lớp ra thành hai nửa, một nửa hát một nửa gõ đệm theo phách. Phách mạnh gõ tay phải, hai phách nhẹ gõ tay trái. - GV điều khiển: Từng tổ trình bày bài Chúc mừng, Gv. HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH. - HS trả lời - Hs hát Quốc ca - HS trả lời - HS thực hiện - HS thực hiện - Các tổ thực hiện - HS trả lời - HS thực hiện - Các tổ thực hiện.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> đánh giá. * Thiếu nhi thếgiới liên hoan - GV hỏi : Ai là tác giả bài Thiếu nhi thế giới liên hoan? Nhạc sĩ Lê Hữu Phước. Hoạt động 2 - GV giới thiệu lời ca của bài hát. GV hướng dẫn : Cả lớp hát bài Thiếu nhi thế giới liên hoan kết hợp gõ đệm : Đoạn 1 gõ phách, đoạn 2 gõ theo tiết tấu lời ca. - Gv điều khiển : Từng tổ trình bày bài Thiếu nhi thế giới liên hoan, GV đánh giá.. - HS trả lời - HS thực hiện -Các tổ thực hiện. 4. Củng cố - dăn dò - Gv tổng kết: Đánh giá, khen ngợi và động viên HS cố gắng học tập môn âm nhạc. - GV đệm đàn : Cả lớp hát bài Em yêu hoà bình kết hợp gõ đệm theo phách. IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY. TUẦN2 TIẾT 2 : HỌC BÀI HÁT – REO VANG BÌNH MINH.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Ngày dạy từ 11-15/9/2017. I. MỤC TIÊU - HS hát đúng lời ca , hát theo giai điệu. Thể hiện đúng những tiếng hát luyến và ngân dài 3 phách ( hs năng khiếu ) - HS trình bày bài hát kết hợp gõ đệm . - Giáo dục các em niềm lạc quan, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Nhạc cụ máy nghe, băng nhạc - Tranh ảnh minh họa - Tập đệm đàn và hát . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 1. Khởi động - HS chào – hát -Nhắc nhở HS tư thế ngồi học 2. Kiểm tra bài cũ: Bỏ qua 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - GV giới thiệu bài Gv ghi nội dung: Học hát bài: Reo vang bình minh - GV hỏi: Các em đã học một số bài về phong cảnh thiên nói chung, em nào có thể kể tên những bài hát đó? Gà gáy, Bài ca đi học, Nắng sớm, Trơì đã sáng rồi … - GV giới thiệu tranh minh họa. - GV giới thiệu : Hôm nay các em sẽ học bài Reo vang bình minh. Bài hát diễn tả phong cảnh buổi sáng đầy màu sắc và âm thanh lôi cuốn. Tác giả bài hát là Lưu Hữu phước. * Đọc lời ca - GV chỉ định : HS đọc lời ca theo tiết tấu đoạn 1 và 3 giống nhau, tiết tấu câu 2 và 4 giống nhau. * Nghe hát mẫu - GV thực hiện: Đệm đàn, tự trình bày bài hát hoặc dùng băng đĩa nhạc. - HS nói cảm nhận ban đầu về bài hát. * Khởi động giọng * Tập hát từng câu - GV chia câu hát : Đoạn 1 chia làm 4 câu - Dạy hát từng câu - GV yêu cầu: HS lấy hơi ở đầu câu hát. - GV chỉ định: HS khá hát mẫu. HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH. - HS trả lời - HS theo dõi. - 2 HS thực hiện - HS nghe bài hát - 1 -2 HS nói cảm nhận. - HS lắng nghe - HS tập lấy hơi - 1 – 2 HS thực hiện - HS sửa chỗ sai - HS tập câu tiếp.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> - GV hướng dẫn: Cả lớp hát, GV lắng nghe để phát - HS thực hiện hiện chỗ sai rồi hướng dẫn HS sửa lại. GV hát mẫu những chỗ cần thiết. - HS tập đoạn 2 - GV hướng dẫn: HS tập các câu tiếp theo tương tự. - GV yêu cầu: HS hát nối các câu hát, lưu ý thể hiện - HS hát cả bài đúng những tiếng ngân dài 3 phách. - HS sửa chỗ sai - GV hướng dẫn: Tập đoạn 2 tương tự đoạn 1. * Hát cả bài - GV đàn: HS hát cả bài - HS hát gõ đệm - GV hướng dẫn: HS tiếp tục sửa những chỗ hát còn chưa đạt, thực hiện đúng những tiếng hát luyến và - HS thực hiện tiếng ngân dài 3 phách. - GV viên yêu cầu: HS trình bày bài hát kết hợp go đệm theo nhịp, theo phách. - HS trả lời -GV hướng dẫn : HS tập hát đúng nhịp độ. Thể hiện - 4 – 5 HS xung phong sắc thái tình cảm vui tươi, thathiết, hồn nhiên của bài hát. 4. Củng cố – dặn dò - Gv hỏi: Bài hát có hình ảnh nào em thấy quen thuộc? - GV chỉ định đánh giá: Trình bày bài hát theo nhóm, hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, theo phách. - GV dặn dò: HS học thuộc bài hát - Gv đàn : Cả lớp trình bày bài hát kết hợp gõ đệm. - Nhận xét giờ học - Dặn dò HS về nhà học thuộc bài hát. IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY. TUẦN 3 TIẾT 3: ÔN TẬP BÀI HÁT – REO VANG BÌNH MINH TẬP ĐỌC NHẠC TĐN SỐ 1 Ngày dạy từ 18-22/9/2017.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> I. MỤC TIÊU - HS thuộc lời ca, thể hiện tình cảm hồn nhiên, trong sáng của bài Reo vang bình minh ( hs năng khiếu ). - HS tập hát kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc. Trình bày bài hát theo nhóm cá nhân. - HS đọc đúng giai điệu, ghép lời kết hợp gõ phách bài TĐN số 1( hs năng khiếu ) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Nhạc cụ - Tập hát bài Reo vang bình minh kết hợp gõ đệm, vận động theo nhạc. - Đọc nhạc và đàn giai điệu bài TĐN số 1. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Khởi động - HS chao - hat - Nhắc nhở HS tư thế ngồi học. 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra nhóm, nhận xét 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - GV giới thiệu bài Hoạt động 1: Ôn tập bài hát: Reo vang bình minh - GV đệm đàn: HS hát bài Reo vang bình minh kết hợp gõ đệm. Sửa lại nhũng chỗ hát sai, thể hiện tình cảm hồn nhiên, trong sáng của bài hát. - GV hướng dẫn : Trình bày bài hát bằng cách hát có lĩnh xướng, đồng ca kết hợp gõ đệm. - GV chỉ định: Trình bày theo nhóm - GV hướng dẫn: Trình bày bài hát bằng cách hát có đối đáp, đồng ca kết hợp gõ đệm - GV chỉ định: HS hát kết hợp theo nhạc. - GV hướng dẫn: + HS xung phong trình bày bài hát kết hợp vận động theo nhạc. Em nào thể hiện động tác vận động đẹp và phù hợp sẽ hướng dẫn cả lớp tập theo. + Cả lớp tập hát kết hợp vận động. - GV chỉ định: Trình bày bài hát theo nhóm, hát kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc Hoạt động 1: Tập đọc nhạc: TĐN số 1: cùng vui chơi. * Giới thiệu bài TĐN - GV treo bài TĐN số1 lên bảng. GV giới thiệu: - Các em sẽ học bài TĐN số 1 mang tên cùng vui chơi. - GV hỏi: Bài TĐN viết ở loại nhịp gì? có mấy nhip? Bài TĐN viết ở nhịp 2/4 gồm có 8 nhịp.. HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - HS hát, gõ đệm - HS thực hiện - HS trình bày - HS thực hiện - HS trình bày - HS hát, vận động. - 5-6 HS trình bày. - HS theo dõi - HS trả lời - HS nhắc lại - 1-2 HS xung phong.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> - GV hướng dẫn: Bài TĐN chia làm 2 câu, mỗi câu có 4 nhịp. * Tập nói tên nốt nhạc GV chỉ định: HS nói tên nốt ở khuông thứ nhất. - Gv chỉ từng nốt ở khuông 2, cả lớp đồng thanh nói tên nốt nhạc. * Luyện tập cao độ - GV chỉ định: HS nói tên nốt trong bài từ thấp lên cao. - GV viết lên bảng khuông nhạc có 4 nốt: Đồ – Rê – Mi – Sol. - GV hướng dẫn và đàn cao độ * Luyện tập tiết tấu: GV viết lên bảng - GV gõ tiết tấu làm mẫu. - GV chỉ định HS xung phong gõ lại. - GV hướng dẫn: GV làm mẫu cách đọc tiết tấu kết hợp gõ phách. - GV bắt nhịp (1-2), cả lớp cùng đọc tiết tấu kết hợp gõ phách. * Tập đọc từng câu: - GV đàn giai điệu cả bài - GV dạy từng câu * Tập đọc cả bài GV đàn giai điệu cả bài, HS đọc nhạc hoà theo, vừa đọc vừa gõ tiết tấu. GV bắt nhịp - GV chỉ định HS xung phong đọc. - GV nghe sửa sai. * Ghép lời ca - GV đàn giai điệu, nửa lớp đọc nhạc đồng thời nửa kia ghép lời, tất cả kết hợp gõ phách. GV bắt nhịp. - GV chỉ định HS trình bày. - Cả lớp hát lại bài hát và nhúng nhịp nhàng.. - Cả lớp thực hiện - 1-2 HS xung phong - HS theo dõi. - HS theo dõi - HS lắng nghe - 1-2 HS thực hiện - HS theo dõi - Cả lớp luyện tập tiêt tấu - HS lắng nghe - HS ghi nhớ - HS thực hiện - 1-2 HS thực hiện - HS đọc nhạc sửa sai - HS thực hiện - 2 HS xung phong - Cả lớp thực hiện Hs nghe nhận xét. 4. củng cố - dặn dò - Nhận xét giờ học - Dặn dò HS về nhà ôn lại bài IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY. TUẦN 4 TIẾT 4: HỌC BÀI HÁT – HÃY GIỮ CHO EM BẦU TRỜI XANH Ngày dạy từ 26-30/9/2016.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> I. MỤC TIÊU - HS hát đúng giai điệu bài Hãy giữ cho em bầu trời xanh. Thể hiện đúng chỗ đảo phách và trường độ móc đơn, chấm dôi, móc kép ( hs năng khiếu ). - HS trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo lời ca của bài . - Góp phần giáo dục HS yêu cuộc sống hoà bình, lên án chiến tranh bạo lực. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Nhạc cu, máy nghe, băng đĩa. - Tranh ảnh minh họa - Tập đệm đàn và hát. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 1. Khởi động - HS chao - hát - Nhắc nhở HS tư thế ngồi học 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 1 nhóm hát, 1 nhóm đọc TĐN 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1 Nội dung học hát: bài Hãy giữ cho em bài bầu trời xanh Hs nghe gv giới thiệu bài * Giới thiệu bài hát - GV giới thiệu tranh minh họa. - GV hỏi các em đã học một số bài hát về chủ đề hoà bình. Em nào có thể kể tên một số bài hát đó? - GV giới thiệu: Hôm nay các em sẽ học bài Hãy giữ cho em bầu trời xanh, bài hát nói lên ước mơ của tuổi thiếu nhi, đó là được sống trong thế giới yên vui hạnh phúc, không bạo lực, có chiến tranh. Hs đọc lời ca theo hướng dẫn Tác giả bài hát là nhạc sĩ Huy Trân. Luyện thanh * Đọc lời ca theo tiết tấu * Nghe GV hát mẫu Hs học hát từng câu - GV hỏi HS cảm nhận ban đầu về bài hát * Khởi động giọng * Tập hát từng câu - GV chia câu hát: Lời 1 gồm 2 đoạn, đoạn 1 có 4 câu. Hoạt động 2 - Dạy hát từng câu - GV yêu cầu HS lấy hơi ở đầu câu hát Hs hát toàn bài theo hướng dẫn của - GV chỉ định HS khá hát mẫu - GV hướng dẫn cả lớp hát, phát hiện chỗ sai rồi gv hướng dẫn HS sửa lại. - GV yêu cầu HS hát nối các câu hát, thể hiện đúng những nốt ngân dai và trường độ móc đơn chấm dội, Gv kiểm tra nhận xét . móc kép..
<span class='text_page_counter'>(8)</span> * Hát cả bài - GV đàn Hs hát mẫu Hs nhắc lại tên bài học - GV hướng dẫn HS tiếp tục sửa những chỗ còn chưa đạt, thể hiện đúng chỗ đảo phách và trường độ Hs hát ôn bài móc đơn chấm dôi, móc kép. - GV yêu cầu HS tập hát đúng nhịp , thể hiện sắc thái mạnh mẻ của bài hát 4. Củng cố- dặn dò - GV hướng dẫn HS tập trình bày bài hát với cách hát đối đáp. Gv chia lớp thành 2 nửa, một nửa hát đối đáp nhau, đoạn 2 tất cả cùng hát. - GV dặn dò HS học thuộc bài - GV đàn , cả lớp trình bày bày hát kết hợp gõ đệm - Nhận xét giờ học - Dặn dò HS về nhà ôn lại bài IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY. TUẦN 5 TIẾT 5: ÔN TẬP BÀI HÁT – HÃY GIỮ CHO EM BẦU TRỜI XANH TẬP ĐỌC NHẠC TĐN SỐ 2 Ngày dạy từ 3-7/10/2016.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> I. MỤC TIÊU - HS hát thuộc lời ca, hát đúng giai điẹu của bài hát. - HS trình bày bài hát bằng cách hát đối đáp, đồng ca kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc ( hs năng khiếu ). - HS đọc đúng giai điệu, ghép lời ca kết hợp gõ phách bài TĐN số 2( hs năng khiếu ) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Nhạc cụ - Tập bài hát Hãy giữ cho em bầu trời xanh kết hợp vận động theo nhạc. - Đọc nhạc và đàn giai điệu bài TĐN số 2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 1. Khởi động - HS chào – hát - Nhắc nhở HS tư thế ngồi học 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra nhóm nhận xét 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - GV giới thiệu bài Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Hãy giữ cho em bầu Hs hát ôn theo sự hướng dẫn của giáo viên trời xanh. - GV hướng dẫn HS hát bài hát đối đáp, đồng ca kết Hs hát kết hợp vỗ đệm theo bài hát hợp gõ đệm. sửa lại những chỗ hát sai. - GV chỉ định trình bày bài theo nhóm - GV hướng dẫn HS hát kết hợp vận động theo Hs hát và vận động phụ hoạ nhạc. + HS xung phong trình bày bài hát kết hợp vận động theo nhạc. Em nào có động tác vận động đẹp, phù hợp sẽ hướng dẫn cả lớp thực hiện theo. + Cả lớp tập hát kết hợp vận động theo nhạc - GV chỉ định trình bày bài hát theo nhóm, hát kết Hs đọc nhạc theo sự chỉ dẫn của gv hợ gõ đệm và vận động theo nhạc. Hoạt động 2: Tập đọc nhạc số 2 : Mặt trời lên - GV giới thiệu - GV hỏi bài TĐN viết ở loại nhịp gì? Có mấy nhịp? Hs đọc nốt nhạc theo sơ đồ Bài TĐN viết ở nhịp ¾, có 8 nhịp. - GV hướng dẫn bài TĐN chia làm 2 câu mỗi câu có 4 nhịp. Hs đọc tên nốt trên khuông nhạc * Tập nói tên nốt nhạc - GV chỉ định HS nói tên nốt ở khuông thứ nhất. - GV chỉ từng nốtở khuông 2, cả lớp đồng thanh nói Hs đọc theo gv hướng dẫn tên nốt nhạc. * Luyện tập cao độ - GV chỉ định HS nói tên nốt trong bài từ thấp lên.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> cao. Gv đệm từng câu cho hs nghe sau - GV viết lên bảng khuông nhạc có 5 nốt Đồ-Rê-Mi- đó đọc Sol-la. * Luuyện tập tiết tấu - GV viết lên bảng Hs đọc cả bài theo giai điệu - GV làm mẫu gõ tiết tấu - GV chỉ định HS gõ lại - GV làm mẫu cách đọc tiết tấu kết hợp gõ phách. * Tập đọc từng câu Hs đọc và ghép lời ca kết hợp vỗ - GV đàn giai điệu cả bài tay - Dạy từng câu * Tập đọc cả bài - GV quy định : GV đàn giai điệu, HS đọc nhạc hoà theo, vừa đọc vừa gõ tiết tấu. Hs hát ôn bài và vỗ tay - GV chỉ định HS đọc. Nghe nhận xét tiết học - HS đọc cả bài , GV nghe sửa sai cho HS. * Ghép lời ca GV đàn giai điệu, nửa lớp đọc nhạc đồng thời nửa kia ghép lời, tất cả thực hiện kết hợp gõ phách. - GV đàn , cả lớp hát bài và gõ phách. . 4. Củng cố- dặn dò - Gv đàn giai điệu, cả lớp cùng đọc nhạc rồi hát lời kết hợp gõ phách - Nhận xét giờ học - Về nhà ôn lại bài hát và TĐN. -giáo dục hs lòng yêu thiên nhiên , đất nước IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> TUẦN 6 TIẾT 6: HỌC HÁT BÀI- CON CHIM HAY HÓT Ngày dạy từ 10-14/10/2016. I. MỤC TIÊU - HS hát đúng lời ca , hát theo giai điệu bài Con chim hay hót. Thể hiện đúng những tiếng hát luyến. - HS trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo bài hát . - Góp phần giáo dục HS thêm gắn bó với thiên nhiên. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Nhạc cụ, máy nghe, băng nhạc. - Tranh ảnh minh họa - Tập đệm đàn III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 1. Khởi động - HS chào- hát - Nhắc nhở HS tư thế ngồi học 2. Kiểm ta bài cũ: Kiểm tra 1 nhóm hát, 1 nhóm đọc TĐN 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HỌAT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1 Học hát bài Con chim hay hót * Giới thiệu bài hát: - Gv thuyết trình: Đồng dao là những câu văn được - HS theo dõi truyền miệng trong sinh hoạt của trẻ em từ xa xư. Khi hát đồng dao, trẻ em thường kết hợp với nhiều trò chơi thú vị. Dựa trên một bài đông dao, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đã sáng tác bài hát Con chim hay hát. Bài hát có giai điệu vui tươi, ngộ nghĩnh, sinh động. - GV giới thiệu tranh minh họa - HS thực hiện * Đọc lời ca - GV làm mẫu, HS đọc lời ca theo tiết tấu câu 1, câu - 1-2 HS nói cảm nhận 2. Hoạt động 2 * Nghe hát mẫu: - GV hỏi HS nói cảm nhận ban đầu về bài hát. * Khởi động giọng - Dịch giọng (-2). * Tập hát từng câu - GV chỉ định HS khá hát mẫu - GV hướng dẫn cả lớp hát, GV lắng nghe để phát hiện chỗ sai rồi hướng dẫn HS sửa lại. GV hát mẫu. - 1-2 HS thực hiện - HS sửa chỗ sai - HS tập câu tiếp - HS thực hiện.
<span class='text_page_counter'>(12)</span> nhữngchỗ cần thiết. - GV điều khiển HS tập các câu tiếp theo tương tự. - GV yêu cầu HS hát nối các câu hát. * Hát cả bài - GV đàn HS hát cả bài - GV hướng dẫn HS sửa tiếp tục sửa những chỗ hát còn chưa đạt , thể hiện đúng những tiếng hát luyến, tiếng hát ngân dài và cao độ chuyển quảng 7, quãng 8 trong bài hát. - GV hướng dẫn HS trình bày bài hát kết hợp gõ đệm , nửa lớp gõ phách, nửa lớp gõ nhịp. - GV hướng dẫn HS tập hát đúng nhịp độ. Thể hiện sắc thái nhí nhảnh, ngộ nghĩnh củabài hát.. - HS hát hoà tiếng đàn - HS thực hiện - HS hát, gõ đệm -. HS thực hiện. Hs nhắc lại bài. 4. Củng cố- dặn dò - Trong bài hát có tiếng hót le te, chúng ta học bài hát nào cũng có tiếng le te? Bài Gà gáy. - Em thích câu hát nào, nét nhạc nào, hình ảnh nào trong bài hát? - Góp phần giáo dục HS thêm gắn bó với thiên nhiên. - Cả lớp trình bày bài hát kết hợp gõ đệm. - Nhận xét giờ học - Về nhà học thuộc bài hát IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY. TUẦN 7 TIẾT7: ÔN TẬP BÀI HÁT – CON CHIM HAY HÓT.
<span class='text_page_counter'>(13)</span> ÔN TẬP TĐN SỐ 1, SỐ 2 Ngày dạy từ 17-21/10/2016. I. MỤC TIÊU - HS trình bày bài Con chim hay hót với cách hát có lĩnh xướng và hoà giọng. Thể hiện hồn nhiên và nhí nhảnh của bài. - HS đọc nhạc, hát lời bài TĐN số1 kết tập đánh nhịp 2/4. HS đọcnhạc hát lời bài TĐN số2 kết hợp tập đánh nhịp ¾.( hs năng khiếu ) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Nhạc cụ - Tập hát bài Con chim hay hót kết hợp vận động theo nhạc - Đọc nhạc, hát lời kết hợp đánh nhịp bài TĐN số1, số 2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Khởi động - HS chào – hát - Nhắc nhở HS tư thế ngồi học. 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình ôn hát bài hát. 3. Bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - GV giới thiệu bài Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Con chim hay hót - GV yêu cầu HS hát bài hát kết hợp gõ đệm với 2 âm sắc. Sửa lại những chỗ hát sai. Nhận xét. - GV hướng dẫn HS trình bày bài hát bằng cách hát có lĩnh xướng, đồng ca kết hợp gõ đệm: Cách thứ nhất + Đồng ca: từ Con chim đến cành tre. + Lĩnh xướng: từ Nó hót le te đến vô nhà. + Đồng ca: từ Ấy nó ra đến ơi chim ơi. - Hát kết hợp vận động theo nhạc - GV hướng dẫn: + HS xung phong trình bày bài hát kết hợp vận động theo nhạc. Em nào có động tác vận động đẹp, phù hợp sẽ hướng dẫn cả lớp tập theo. + Cả lớp tập hát kết hợp vận động. - GV chỉ định trình bày hát theo nhóm, hát kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc. Hoạt động 2: Ôn tập TĐN số 1. - Luyện cao độ - GV thực hiện: + GV quy định đọc các nốt Đô-Rê-Mi-Son, rồi đàn để HS đọc hoà theo. + GV quy định đọc các nốt Son-Mi-Rê-Đô, rồi đàn. HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH. - HS thực hiện. - HS hát vận động. - 4-5 HS trình bày. - HS luyện cao độ.
<span class='text_page_counter'>(14)</span> để HS đọc hoà theo. - GV đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ phách, đánh nhịp. -+ GV làm mẫu. - GV chỉ định HS khá thực hiện - GV điều khiển: Cả lớp đọc nhạc, hát lời kết hợp đánh nhịp. Hoạt động 3: Ôn tập TĐN số 2 - Luyện tập cao độ - GV thực hiện đọc các nốt Đô-Rê-Mi-Rê-Đô, MiSon-La-Son-Mi rồi đàn để HS đọc hoà theo. - GV yêu cầu HS đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ phách. - GV hướng dẫn đọc nhạc, hát lời kết hợp đánh nhịp ¾. + GV làm mẫu - GV chỉ định HS học khá thực hiện - GV điều khiển cả lớp thực hiện.. - HS đọc nhạc,đánh nhịp - 1-2 HS thực hiện - Cả lớp thực hiện. - HS luyện cao độ - Đọc nhạc gõ phách - Đọc nhạc, đánh nhịp - 1-2 HS thực hiện - Cả lớp thực hiện. 4 . củng cố - dăn dò - Nhận xét giờ học *Giáo dục hs yêu quê hương đất nước theo lời bác Hồ dạy . - Dặn dò về nhà ôn lại bài IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY. TUẦN 8 TIẾT 8: ÔN TẬP 2 BÀI HÁT REO VANG BÌNH MINH, HÃY GIỮ CHO EM BẦU TRỜI XANH.
<span class='text_page_counter'>(15)</span> NGHE NHẠC Ngày dạy từ 24-28/10/2016. I. MỤC TIÊU - HS hát bài Reo vang bình minh, Hãy giữ cho em bầu trời xanh kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc. Trình bày 2 bài hát theo nhóm, cá nhân. - HS nghe bài hát Cho con, sáng tác của nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Nhạc cụ quen dùng - Đàn giai điệu, đệm đàn và hát bài Cho con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Khởi động - HS chào - hát - Nhắc nhở HS tư thế ngồi học 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 1 nhóm hát, 1 nhóm đọc TĐN 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - GV giới thiệu bài Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Reo vang bình minh. - GV yêu cầu HS hát bài hát kết hợp gõ đệm: Đọan 1 hát và gõ đệm theo nhịp, đoạn 2 hát và gõ đệm với 2 âm sắc. Thể hiện tình cảm hồn nhiên trong sáng. - GV hỏi HS cảm nhận về bài hát. - Gv hỏi HS kể tên một số bài hát của nhạc sĩ Lê hữu Phước? Múa vui, Thiếu nhi thế giới liên hoan, Lên đàng … - GV hướng dẫn HS trình bày bài hát có lĩnh xướng, đồng ca kết hợp gõ đệm: - GV chỉ định trình bày theo nhóm. - GV hướng dẫn trình bày bài hát bằng cách hát có đối đáp, đồng ca kết hợp gõ đệm. - GV chỉ định trình bày bài hát theo nhóm, hát kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc. Hoạt động 2: Ôn tập bài hát: Hãy giữ cho em bầu trời xanh - GV hướng dẫn HS hát bài hát bằng cách hát đối đáp, đồng ca kết hợp gõ đệm. Đoạn 1 hát và gõ đệm theo nhịp, đoạn 2 hát và gõ đệm theo phách. - GV chỉ định trình bày bài hát theo nhóm. - GV hỏi trong bài hát , hình ảnh nào tượng trưng cho hoà bình?. HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH. - HS trả lời - HS thực hiện - 4- 5 HS trình bày - HS thực hiện - 4- 5 HS trình bày - HS thực hiện - 4- 5 HS trình bày - HS trả lời.
<span class='text_page_counter'>(16)</span> - GV hỏi HS kể tên một vài bài hát về chủ đề hoà bình Hoà bình cho bé, Bầu trời xanh, Tiếng hát bạn bè mình, Em yêu hoà bình … - GV yêu cầu hãy hát một câu hoặc một đoạn trong những bài hát trên. Nội dung 3: Nghe nhạc: Cho con - GV thực hiện đàn giai điệu bài Cho con - Em nào biết tên bài , tác giả, nội dung của bài hát? Nếu HS không biết, GV giới thiệu tên bài, tác giả, nội dung bài hát. - GV thực hiện , tự trình bày bài hát hoặc mở băng đĩa nhạc.. - HS trả lời - HS xung phong - HS lắng nghe - HS trả lời - HS nghe hát hoà theo. 4. Củng cố - dặn dò * Giáo dục HS yêu âm nhạc yêu cuộc sóng như lời Bác Hồ dạy . - Nhận xét giờ học - Dặn dò HS về nhà ôn lại bài IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY. TUẦN 9 TIẾT 9: HỌC HÁT BÀI- NHỮNG BÔNG HOA NHỮNG BÀI CA Ngày dạy từ 31- 4/11/2016.
<span class='text_page_counter'>(17)</span> I. MỤC TIÊU - HS hát đúng giai điệu bài Những bông hoa những bài ca. Thể hiện đúng những chỗ cao độ chuyển quãng 6, quãng 7 trong bài hát( hs năng khiếu ) - HS trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp và theo phách ( hs năng khiếu ) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Nhạc cụ, máy nghe, băng nhạc - Tranh ảnh minh họa - Tập đệm đàn III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Khởi động - HS chào – hát - Nhắc nhở HS tư thế ngồi học 2. KiỂM tra bài cũ: Kiểm tra nhóm 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - GV giới thiệu bài Hoạt động 1: Học hát bài : Những bông hoa những bài ca - GV giới thiệu bài hát: Các em đã học một số bài hát về chủ đề maid trường và thầy cô giáo. Em nào nhớ và có thể kể tên một số bài hát đó? - GV giới thiệu tranh minh họa. - GV thuyết minh: Hôm nay các em học bài hát Những bông hoa những bài ca, bài hát nói về Ngày nhà giáo Việt Nam 20 – 11. Bài hát có giai điệu tươi vui, náo nức, thể hiện tình cảm biết ơn của các em HS trong ngày hội tưng bừng của các thầy cô. Tác giả bài hát là nhạc sĩ Hoàng Long, ông cũng là chủ biên cuốn SGK âm nhạc 5, mà chúng ta đang học. Hoạt động 2 * Đọc lời ca: - GV chỉ định đọc lời 1 - GV hướng dẫn lời 1 chia làm 6 câu hát * Nghe hát mẫu: - GV hỏi HS cảm nhận ban đầu về bài hát * Tập hát từng câu Tập hát lời 1 - GV chỉ định HS khá hát mẫu - GV hướng dẫn cả lớp hát, GV lắng nghe để phát hiện chỗ sai rồi hướng dẫn HS sửa lại. GV hát mẫu những chỗ cần thiết. - GV hướng dẫn HS tập hát các câu tiếp theo tương tự. HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - HS theo dõi. - 1- 2 HS xung phong - HS ghi nhớ - 1-2 HS nói cảm nhận - 1-2 HS thực hiện - HS sửa chỗ sai - HS tập câu tiếp. - HS thực hiện - HS hát cả bài - HS sửa chỗ sai - HS hát gõ đệm.
<span class='text_page_counter'>(18)</span> - GV yêu cầu HS hát nối các câu hát Tập hát lời 2 tương tự lời 1 * Hát cả bài - GV đàn , HS hát cả bài - GV hướng dẫn HS tiếp tục sửa những chỗ hát còn chưa đạt, thể hiện đúng chỗ cao độ chuyển quảng 6, quảng 7 và tiếng hát ngân dài 3 phách trong bài hát. - GV yêu cầu HS trình bày bài hát kết hợp gõ đệm, nửa lớp gõ phách, nửa lớp gõ nhịp. - GV hướng dẫn HS hát đúng nhịp độ và thể biện sắc thái tươi vui, náo nức của bài hát.. - HS thực hiện. - 4- 5 HS xung phong - HS ghi nhớ - HS hát gõ đệm. 4. Củng cố - dặn dò - GV hỏi bài hát có hình hảnh nào em thấy quen thuộc? - Em tích câu hát nào, nét nhạc nào, hình ảnh nào trong bài hát? - GV chỉ định trình bày bài hát theo nhóm, hát kết hợp gõ đệm. - Giáo dục lòng yêu quý ,kính trọng và biết ơn thầy cô giáo theo thuyền thống tôn sư trọng đạo của cha ông, xứng đáng là con ngoan , trị giỏi theo lời Bc dạy - GV dặn dò HS học thuộc bài IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY. TUẦN 10 TIẾT 10: ÔN TẬP BÀI HÁT – NHỮNG BÔNG HOA NHỮNG BÀI CA GIỚI THIỆU MỘT VÀI NHẠC CỤ NƯỚC NGOÀI Ngày dạy từ 7-11/11/2016.
<span class='text_page_counter'>(19)</span> I. MỤC TIÊU - HS thuộc lời ca, thể hiện tình cảm vui tươi, hồn nhiên của bài hát Những bông hoa những bài ca. - HS tập hát kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc. Trình bày bài hát theo nhóm, cá nhân. - HS nhận biết hình dáng, biết đọc tên và nghe âm sắc 4 nhạc cụ nước ngoài: Sắc-sô-phôn, Tờ-rôm-pét, Phơ-luýt, Cờ-la-ri-nét. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Nhạc cụ - Tập hát bài Những bông hoa những bài ca kết hợp gõ đệm với 2 âm sắc và kết hợp vận động theo nhạc. - Tranh ảnh và băng nhạc để giới thiêụ một số nhạc cụ nước ngoài. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Khởi động - HS chào – hát - Nhắc nhở HS tư thế ngồi học 2. Kiểm ta bài cũ : Kiểm tra trong quá trình ôn bài hát 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - GV giới thiệu bài Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Những bông hoa những bài ca - Gv hướng dẫn: HS hát bài Những bông hoa những bài ca bằng cách hát đối đáp, đông ca kết hợp gõ đệm theo phách - GV hướng dẫn HS hát kết hợp vận động theo nhạc. + 2- 3 HS xung phong trình bày bài hát kết hợp vận động theo nhạc. Em nào thể hiện động tác đẹp và phù hợp sẽ hướng dẫn cả lớp tập theo. + Cả lớp tập hát kết hợp vận động theo nhạc. - GV chỉ định trình bày bài hát theo nhóm, hát kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc. Hoạt động 2: Giới thiệu một số nhạc cụ nước ngoài - Giới thiệu tên, hình dáng, đặc điểm của nhạc cụ. - GV hướng dẫn HS tập đọc tên nhạc cụ. - GV thực hiện, sử dụng tranh ảnh để giới thiệu tên, hình dáng, đặc điểm của từng nhạc cụ. + Giới tiệu về tư thế biểu diễn nhạc cụ. - GV thực hiện: Nghe âm sắc: Gv dùng đàn phím điện tử giới thiệu âm sắc từng nhạc cụ. GV đàn giai điệu 12 câu trong bài Những bông hoa những bài ca. - Củng cố - GV yêu cầu HS giới thiệu từng nhạc cụ theo tranh ảnh. - GV điều khiển : Trò chơi nghe âm sắc đoán tên nhạc. HOẠT ĐỘNGCỦA HỌC SINH. - HS thực hiện hát ôn kết hợp vỗ tay. - HS hát, vận động. - 5- 6 HS trình bày. - HS đọc tên - HS theo dõi - HS theo dõi - HS nghe âm sắc.
<span class='text_page_counter'>(20)</span> cụ. - HS xung phong + Trò chơi nghe âm sắc, mô phỏng tư thế biểu diễn - HS tham gia nhạc cụ. 4. Củng cố - dăn dò - Cho hs nhắc lại tên bài học . - Gv cho lớp hát ôn bài hát vài lần theo nhạc và mời HS lên trình bày trước lớp . - Nhận xét giờ học - Dặn dò HS về nhà ôn lại bài IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY. TUẦN 11 TIẾT 11: TẬP ĐỌC NHẠC TĐN SỐ 3 NGHE NHẠC Ngày dạy từ 14-18/11 /2016. I. MỤC TIÊU - HS hát theo giai điệu và lời ca một số bài hát đã học . - HS đọc đúng giai điệu, ghép lời kết hợp gõ phách bài TĐN số 3( hs năng khiếu ).
<span class='text_page_counter'>(21)</span> - HS nghe bài hát đi học, nhạc Bùi Đình Thảo, lời thơ Minh Chánh – Bùi Đình Thảo. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Nhạc cụ - Đọc nhạc và đàn giai điệu bài TĐN số 3. - Đàn giai điệu và đệm đàn hát bài Đi học. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Khởi động - HS chào – hát - Nhắc nhở HS tư thế ngồi học 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra nhóm 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - GV giới thiệu bài Hoạt động 1: hát ôn các bài hát đã học Gv cho HS hát ôn bài : Hãy giữ cho em bầu trời xanh Gv đệm đàn và bất nhịp cho học sinh hát ôn Gv cho HS hát theo tổ , nhóm và nhận xét Gv cho học sinh lên biểu diễn trước lớp và nhận xét . Gv cho HS hát ôn bài : Những bơng hoa những bài ca . Gv đệm nhạc hoặc mở đĩa cho HS hát ôn theo . Gv gọi một nhóm lên biểu diễn trước lớp Gv nhận xét tuyên dương HS. Hoạt động 2 : Tập đọc nhạc - GV gọi học sinh nói tên nốt nhạc trong bài nhạc . Gv nói lại cho HS nghe . * Luyện tập cao độ - GV chỉ định HS nói tên nốt trong bài TĐN từ thấp đến cao ( Đô-Rê-Mi-Sol-La). - GV viết lên bảng khuông nhạc có 5 nốt Đô-Rê-MiSol-La. * Luyện tập tiết tấu - GV viết lên bảng - GV gõ tiết tấu làm mẫu - GV chỉ định HS xung phong gõ lại. - GV hướng dẫn cách đọc tiết tấu kết hợp gõ phách. * Tập đọc từng câu - Gv đàn giai điệu cả bài - Dạy từng câu * Tập đọc cả bài: - GV quy định: Gv đàn cả bài, HS đọc nhạc hoà. HOẠT ĐỘNGCỦA HỌC SINH - HS hát ôn theo hướng dẫn của gv - HS hát theo tổ , nhóm HS biểu diễn - HS hát ôn theo dãy lớp - HS biểu diễn. - 1 HS nói tên nốt nhạc trong bài - 1- 2 HS xung phong - 1- 2- HS xung phong - HS theo dõi - HS theo dõi - HS đọc theo gv hướng dẫn - HS lắng nghe - HS thực hiện từng câu - Cả lớp thực hiện - 1- 2 HS thực hiện - Tổ, nhóm trình bày.
<span class='text_page_counter'>(22)</span> theo, vừa đọc vừa gõ tiết tấu. GV bắt nhịp. - Gv chỉ định HS xung phong đọc - GV nghe sửa sai: HS đọc cả bài, GV lắng nghe để sửa chỗ sai cho HS . Hoạt động 3: Nghe nhạc: bài Đi học - GV giới thiệu bài hát : Đi học là bài hát miêu tả chân thực cảm xúc của em bé lần đầu tiên đi tới trường, bài hát có giao hưởng dân ca miền núi phía Bắc, với giai diệu rất đẹp và sinh động. Tác giả là nhạc sĩ Bùi Đình Thảo, lời thơ Minh Chính – Bùi Đình Thảo. - Đây là một số trong 50 ca khúc hay nhất thế kỹ 20 - GV trao đổi về bài hát: + HS nói cảm nhận về bài hát, về những hình ảnh đẹp xúc động trong bài hát. - GV yêu cầu nghe lần thư hai: HS có thể nghe nhạc kết hợp với các hoạt động: hát hoà theo.. - HS nghe nhạc - HS nếu cảm nhận về bài nhạc. - HS nghe giảng. - HS nghe. 4. Củng cố - dặn dò - Gv cho lớp hát ôn bài hát đã học một lần kết hợp vỗ tay - GV đàn giai điệu, cả lớp cùng đọc nhạc rồi hát lời kết hợp gõ phách.GV bắt nhịp. - GV chỉ định HS xung phong trình bày. - GV cho lớp đọc lại bài nhạc - GV nhận xét giờ học IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY. TUẦN 12 TIẾT 12: HỌC HÁT BÀI- ƯỚC MƠ Ngày dạy 21-25/11/2016 I. MỤC TIÊU - HS hát theo giai điệu bài Ước mơ. Thể hiện đúng những tiếng hát luyến và ngân dài 2 phách, 4 phách. - HS trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp ( hs năng khiếu ) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
<span class='text_page_counter'>(23)</span> + Giáo viên - Nhạc cụ, máy nghe, băng nhạc. - Tranh ảnh minh họa - Tập hát bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp chia đôi. + Học sinh - Tập bài hát lớp 5 - Các đồ dùng học tập khác III. CÁC HOẠT ĐỘNG – DẠY HỌC 1. Khởi động - HS chào – hát - Nhắc nhở HS tư thế ngồi học 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài cũ từ1-3 HS 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN Hoạt động 1 : Học hát bài Ước mơ * Giới thiệu bài hát : - Bài hát nước ngoài duy nhất trong trương trình âm nhạc lớp 5 là bài Ước mơ, nhạc Trung Quốc, lời việt của tác giả An Hòa. Bài hát có giai điệu du dương, tha thiết diễn tả ước mơ của các bạn nhỏ, đó là mong muốn nhiều điều tốt đẹp đến với mọi người. Hoạt động 2 * Đọc lời ca * Nghe hát mẫu - GV hỏi HS nói cảm nhận ban đầu về bài hát. * Khởi động giọng * Tập hát từng câu - GV hướng dẫn chia bài thành 8 câu hát, mỗi câu hai nhịp. - Dạy hát từng câu - GV yêu cầu HS lấy hơi câu hát. - GVchỉ định HS khá hát mẫu - GV hướng dẫn cả lớp hát, GV lắng nghe để phát hiện chỗ sai rồi hướng dẫn HS để sửa lại. GV hát mẫu những chỗ cần thiết. - GV yếu cầu HS hát nối các câu hát, thể hiện đúng những tiếng ngân dài 2 phách hoặc 4 phách. * Hát cả bài - GV đàn HS hát cả bài - GV hướng dẫn HS tiếp tục sửa những chỗ sai, thểhiệnđúng những tiếng hát luyến và tiếng hát ngân dài 4 phách. - GV yêu cầu HS trình bày bài hát kết hợp gõ đệm. HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - 2 HS xung phong - HS nghe bài hát - 1- 2 HS nói cảm nhận - HS khởi động giọng - HS nhắc lại. - HS tập lấy hơi - 1-2 HS thực hiện - HS sửa chỗ sai - HS thực hiện - HS hát cả bài - HS sửa chỗ sai - HS hát, gõ đệm - HS thực hiện - HS trả lời.
<span class='text_page_counter'>(24)</span> theo nhịp chia đôi. - GV hướng dẫn HS hát đúng nhịp độ. Thể hiện sắc - 4 -5 HS xung phong thái thiết tha, trìu mến của bài hát. 4. Củng cố – dặn dò - Gv hỏi bài hát có hình ảnh nào em thấy quen thuộc? - Em thích câu hát nào, hình ảnh nào trong bài hát? - Gv chỉ định trình bày bài hát theo nhóm, hát kết hợp gõ đệm theo nhịp chia đôi. - Gv giáo dục HS thông qua nội dung bài hát . - GV dặn dò HS học thuộc bài hát. - GV đàn, cả lớp trình bày bài hát kết hợp gõ đệm. - Nhận xét dặn dò - Dặn dò HS về nhà ôn lại bài IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY. TUẦN 13 TIẾT 13: ÔN TẬP BÀI HÁT- ƯỚC MƠ TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 4 Ngày dạy từ 29/11- 2/12/2016. I. MỤC TIÊU - HS thuộc lời ca, thể hiện sắc thái tha thiết của bài Ước mơ. - HS tập hát kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc. Trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca. - HS đọc đúng giai điệu, ghép lời kết hợp gõ phách bài TĐN số 4..
<span class='text_page_counter'>(25)</span> II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Nhạc cụ quen dùng. - Tập hát bài Ước mơ kết hợp vận động theo nhạc. - Đọc nhạc và đàn giai điệu bài Nhớ ơn Bác, có đoạn trích là bài TĐN số 4 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1.Khởi động - HS chào – hát - Nhắc nhở HS tư thế ngồi học 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài hát theo nhóm 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - GV giới thiệu bài Hoạt động 1 Ôn tập bài hát: Ước mơ - GV hướng dẫn HS hát bài Ước mơ kết hợp gõ đệm theo nhịp chia đôi. Sửa lại những chỗ hát sai, thể hiện tính chất thiết tha, trìu mến của bài hát. - GV chỉ định trình bày theo hình thức đơn ca, song ca kết hợp gõ đệm. - GV hướng dẫn HS trình bày bài hát bằng cách hát có lĩnh xướng, đồng ca kết hợp gõ đệm: - GV hướng dẫn HS hát kết hợp vận động theo nhạc. - GV chỉ định HS xung phong trình bày bài hát kết hợp vận động theo nhạc. Em nào thể hiện động tác vận động đẹp và phù hợp sẽ được hướng dẫn cả lớp tập theo. - GV điều khiển cả lớp tập hát kết hợp vận động Hoạt động 2 Tập đọc nhạc: TĐN số 4 – Nhớ ơn Bác - GV treo bài TĐN số 4 lên bảng - GV giới thiệu các em sẽ học bài TĐN số 4 mang tên Nhớ ơn Bác của nhạc sĩ Phn Huỳnh Điểu. - GV hỏi bài TĐN viết ở loại nhịp gì, có mấy nhịp? Bài TĐN viết ở nhịp 2/4, gồm có 4 nhịp. - GV hướng dẫn bài TĐN chia làm 2 câu, mỗi câu có 4 nhịp. * Tập nói tên nốt nhạc - GV chỉ định HS mói tên nốt ở khuông thứ nhất. * Luyện tập cao độ - GV chỉ định HS nói tên nốt trong bài từ thấp lên cao. - GV viết lên bảng khuông nhạc có các nốt nhạc ĐôRê-Mi-Sol-La-Đô. * Tập đọc từng câu - GV đàn giai điệu cả bài, dạy từng câu. HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - HS xung phong hát cá nhân - HS thực hiện cá nhân , nhóm - HS hát vận động cá nhân, nhóm đôi - 2-3 HS trình bày cá nhân - HS hát, vận động nhóm. - HS theo dõi - HS trả lời - HS nhắc lại - 1-2 HS xung phong - 1-2 HS xung phong - HS theo dõi - HS lắng nghe - 1-2 HS thực hiện - HS theo dõi.
<span class='text_page_counter'>(26)</span> - GV chỉ định HS xung phong đọc * Tập đọc cả bài - GV quy định đàn giai điệu cả bài, HS đọc nhạc hoà theo , vừa đọc vừa gõ tiết tấu. GV bắt nhịp. - GV chỉ định HS xung phong đọc - GV nghe, sửa sai HS đọc cả bài , GV lắng nghe để sửa chỗ sai cho HS . * Ghép lời ca - GV quy định đàn giai điệu, nửa lớp đọc nhạc, đồng thời nửa kia ghép lời, tất cả thực hiện kết hợp gõ phách. Gv bắt nhịp. - GV chỉ định 1 HS đọc nhạc, đồng thời 1 HS hát lời. Lưu ý hát đúng tiếng “ấm” được luyến từ nốt La lên nốt Đô.. - HS lắng nghe - 1-2 HS thực hiện cá nhân - HS thực hiên - 1-2 HS thựchiện - HS đọc nhạc, sửa sai - HS thực hiện theo lớp - HS nghe bài hát và hát ôn - HS nghe giai điệu sau đó hát ôn. 4. Củng cố -dặn dò -Hs hát ôn bài hát và vỗ tay , kết hợp vận động phụ họa theo nhạc - Gv đàn giai điệu, cả lớp cùng đọc nhạc rồi hát lời kết hợp gõ phách, GV bắt nhịp. - GV chỉ định HS xung phong trình bày - GV điều khiển các tổ đọc nhạc, hát lời và gõ phách. GV đánh giá. - Nhận xét giờ học - Dặn dò Hs về nhà ôn lại bài IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY. TUẦN 14 TIẾT 14: ÔN TẬP 2 BÀI HÁT- NHỮNG BÔNG HOA NHỮNG BÀI CA, ƯỚC MƠ NGHE NHẠC Ngày dạy từ 5- 9/12/2016. I. MỤC TIÊU - HS hát bài Những bông hoa những bài ca, Ước mơ kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc. Trình bày 2 bài hát theo nhóm, cá nhân. - Hs nghe bài hát Ca ngợi tổ quốc, sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Vân. - Hs yêu thích các bài nhạc được nghe II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Nhạc cụ quen dùng - Đàn giai điệu, đệm đàn và hát bài Ca ngợi Tổ quốc..
<span class='text_page_counter'>(27)</span> III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Khởi động - HS chào - hát - Nhắc nhỏ HS tư thế ngồi học 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình ôn bài hát 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - GV giới thiệu bài Hoạt động 1: Ôn tập bài hát: Những bông hoa - HS hát ôn bài đã học những bài ca - GV hướng dẫn HS hát bài hát bằng cách hát đối đáp, đồng ca kết hợp gõ đệm theo phách. - HS hát , vận động - GV hướng dẫn HS hát bài bằng cách hát nối tiếp, - 5-6 HS trình bày theo hướng dẫn đồng ca kết hợp gõ đệm theo phách. của gv . - GV hướng dẫn HS hát kết hợp vận động theo nhạc. - GV chỉ định HS trình bày bài hát theo nhóm, hát - HS thực hiện cá nhân , nhóm theo kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc. các hình thức . Hoạt động 2: Ôn tập bài hát Ước mơ - GV hướng dẫn HS hát bài hát Ước mơ kết hợp gõ đệm theo nhịp chia đôi. Sửa lại những chỗ hát sai, - HS thực hiện theo yêu cầu của gv thể hiện tính chất tha thiết, trìu mến của bài hát. - GV hướng dẫn HS trình bày bài hát bằng cách hát - HS hát, vận động và vỗ đệm có lĩnh xướng, đồng ca kết hợp gõ đệm. - GV hướng dẫn HS hát kết hợp vận động theo nhạc - 4-5 HS trình bày + 2- 3HS làm mẫu. + Cả lớp tập hát kết hợp vận động. - GV chỉ định HS trình bày bài hát theo nhóm, hát - HS theo dõi kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc. Hoạt động 3: Nghe nhạc: Ca ngợi Tổ quốc - GV giới thiệu bài hát: Nhạc sĩ Hoàng Vân đã sáng tác nhiều bài hát rất hay cho tuổi thiếu nhi, đó là bài Em yêu trường em ,Con chim vành khuyên, Mùa hoa phượng nở, Ca ngợi Tổ quốc … Hôm nay - HS trả lời, thực hiện yêu cầu các em nghe bài hát Ca ngợi tổ quốc, đây là một trong số 50 ca khúc hay nhất trong thế kĩ 20. - Gv điều khiển trao đổi về bài hát: + HS nói cảm nhận về bài hát - HS nghe kết hợp hoạt động + HS nói về những hình ảnh đẹp trong bài hát. + HS diễn tả lại một nét nhạc. - GV hướng dẫn nghe lần thứ hai: có thể nghe nhạc kết hợp với các hoạt động: hát hoà theo, vẽ tranh diễn tả cảm nhận về bản nhạc, vận động theo nhạc như đu đưa, lắc lư, nhún nhảy, múa, gõ nhịp..
<span class='text_page_counter'>(28)</span> 4. Củng cố -dặn dò - Giáo dục lòng yêu quý ,kính trọng và biết ơn thầy cô giáo theo thuyền thống tôn sư trọng đạo của cha ông, xứng đáng là con ngoan , trò giỏi theo lời Bác dạy . - Nhận xét giờ học - Dặn dò HS về nhà ôn lại bài IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY. TUẦN 15 Tiết 15: ÔN TẬP TĐN SỐ 3 VÀ SỐ 4 KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC- NGHỆ SĨ CAO VĂN LẦU Ngày dạy từ 12-16/12/2016. I. MỤC TIÊU - HS đọc nhạc, hát lời bài TĐN số 3, số 4 kết hợp gõ phách. - HS nghe câu chuyện nghệ sĩ Cao Văn Lầu, tập kể sơ lược nội dung câu chuyện. - HS làm quen với bản Dạ cổ hoài lang của Cao Văn Lầu. - HS yêu thích câu chuyện và các bài nhạc II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Nhạc cụ quen dùng - Đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ phách bài TĐN số 3, số 4. - Vẽ 3-4 bức tranh minh cho câu chuyện Nghệ sĩ Cao Văn Lầu, băng đĩa nhạc giới thiệu bản Dạ cổ hoài lang..
<span class='text_page_counter'>(29)</span> III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Khởi động - Hs hát- chào - Nhắc nhở HS tư thế ngồi học 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra nhóm 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - GV giới thiệu bài Hoạt động 1: Ôn tập TĐN số 3. - Luyện tập cao độ: - GV hướng dẫn HS đọc nhạc, hát lời kết hợp luyện tiết tấu: - GV hướng dẫn đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ phách: + Nửa lớp đọc nhạc và hát lời, nửa lớp gõ phách. Đổi lại phần trình bày. + Cả lớp đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ phách. Hoạt động 2: Ôn tập TĐN số 4 - Luyện tập cao độ - GV hướng dẫn HS đọc nhạc, hát lời kết hợp luyện tiết tấu. - GV hướng dẫn đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ phách. + Nửa lớp đọc nhạc và hát lời, nửa lớp gõ phách. Đổi lại phần trình bày + Cả lớp đọc nhạc hát lời kết hợp gõ phách. Hoạt động 3: Kể chuyện âm nhạc Nghệ sĩ Cao Văn Lầu - GV giới thiệu câu chuyện: Hôm nay các em nghe câu chuyện về danh nhân âm nhạc Việt Nam, đó là nghệ sĩ Cao Văn Lầu. Một trong những sánh tác của ông là bản Dạ cổ hoài lang, bản nhạc này được đồng bào Nam Bộ rất yêu thích và coi như một tai sản tinh thần vô giá. - GV kể chuyện - GV thực hiện kể theo tranh minh họa + Giải thích: Gia Định là tên gọi xưa, hiện nay địa danh này là thành phố Hồ Chí Minh. - Củng cố nội dung - GV hỏi Em nào có thể nhắc lại khả năng âm nhạc của Cao Văn Lầu lúc còn nhỏ? + Bản nhạc hay nhất của nhóm nhạc Huế tên là gì? + Bản Dạ cổ hoài lang ra đời đến nay đã được bao nhiêu năm? - HS tập kể chuyện - GV thực hiện nghe nhạc minh họa. HỌAT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - HS thực hiện - HS thực hiện. - HS thực hiện - HS thực hiện. - HS theo dõi. - HS nghe câu chuyện. - HS trả lời. - HS nghe bản nhạc - HS ghi nhớ.
<span class='text_page_counter'>(30)</span> - GV giáo dục thái độ HS: + Gợi nên lòng tự hào với nền âm nhạc dân tộc + Yêu mến và bảo vệ các làn điệu dân ca + Động viên HS cố gắng học tập âm nhạc. Hs nghe giáo viên nhận xét. 4. Củng cố - dặn dò - Gọi học sinh nhắc lại nội dung câu chuyện , và đọc lại bài nhạc một làn kết hợp ghép lời ca - GV kiểm tra học sinh và nhận xét tuyên dương . - Nhận xét giờ học - Dặn dò HS ôn lại bài IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY. TUẦN 16 TIẾT 16: HỌC HÁT BÀI TỰ CHỌN- ĐẤT NƯỚC TƯƠI ĐẸP SAO Ngày dạy từ 19-23/12/2016. I. MỤC TIÊU - HS hát đúng giai diệu bài hát tự chọn. Các em có thêm những hiểu biết về những bài hát địa phương. - Trình bày bài hát theo nhóm kết hợp gõ đệm hoặc vận động theo nhạc. - HS yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Nhạc cụ quen dùng - Tập đàn giai điệu và đệm đàn cho bài hát tự chọn - Tập trình bày bài hát kết hợp gõ đệm, vận động theo nhạc hoặc tổ chức trò chơi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Khởi động - Hs hát – chào - Nhắc nhở HS tư thế ngồi học 2. Kiểm tra bài cũ - Đọc nhạc bài số 3.
<span class='text_page_counter'>(31)</span> 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - GV giới thiệu bài Họat động 1: Dạy bài hát bài Đất nước tươi đẹp sao - Giới thiệu bài hát, tác giả, nội dung bài hát - Cho HS nghe băng hát mẫu hoặc giáo viên đệm đàn vừa hát. - Hướng dẫn HS tập đọc lời ca theo tiết tấu bài hát - Tập hát từng câu mỗi câu cho HS hát 2-3 lần để thuộc lời và giai điệu bài hát. - Cuối bài hát GV hướng dẫn HS luyện tập. - Sau khi tập hát song bài hát cho HS hát lại nhiều lần để thuộc lời và giai điệu bài hát. - Sửa sai cho HS ( nếu các em hát chưa đúng yêu cầu) nhận xét Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm - Hướng dẫn HS hát và vỗ tay theo phách - Hướng dẫn HS hát và gõ đệm theo tiết tấu - Hướng dẫn HS hát kết hợp nhún chân nhịp nhàng. HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - Ngồi ngay ngắn chú ý nghe - Nghe băng mẫu hoặc nghe GV hát mẫu. - Đọc lời ca theo hướng dẫn của GV - Tập hát từng câu theo hướng dẫn của GV. - Hát lại nhiều lần, chú ý phát rõ lời tròn tiếng. + Hát đồng thanh + Hát theo dãy, nhóm + Hát cá nhân - Hát kết hợp gõ đệm - HS thực hiện theo hướng dẫn - HS thực hiện theo hướng dẫn. 4 . Củng cố dặn dò - Cho HS đứng lên ôn lại bài hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách và tiết tấu lời ca trước khi kết thúc tiết học. - Hỏi HS nhắc lại tên bài hát. - Nhận xét chung (khen những em hát thuộc lời, đúng giai điệu tiết tấu, biết hát kết hợp gõ đệm theo phách và tiết tấu lời ca đúng yêu cầu; nhắc nhở những chưa tập trung trong tiết học cần cố gắng hơn). Dặn HS về ôn bài hát vừa tập. IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY.
<span class='text_page_counter'>(32)</span> TUẦN 17 TIẾT 17: ÔN TẬP 2 BÀI HÁT REO VANG BÌNH MINH, HÃY GIỮ CHO EM BẦU TRỜI XANH ÔN TẬP TĐN SỐ 2 Ngày dạy từ 26-30/12/2016. I. MỤC TIÊU - Hs hát bài Reo vang bình minh, Hãy giữ cho em bầu trời xanh kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc. - Trình bàyk 2 bài hát theo nhóm, cá nhân. - HS đọc nhạc, hát lời bài TĐN số 2 kết hợp gõ phách và đánh nhịp3/4. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Nhạc cụ quen dùng - Đàn giai điệu bài TĐN số 2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Khởi động - HS chào – hát - Nhắ nhở HS tư thế ngồi học 2. Kiểm tra bài cũ: các bài hát đã học – cá nhân, nhóm 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - GV giới thiệu bài - HS hát gõ đệm Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Reo vang bình minh - GV hướng dẫn HS hát bài Reo vang bình minh kết hợp gõ đệm: Đoạn 1 hát và gõ đệm theo nhịp, đoạn 2 hát và gõ đệm với 2 âm sắc. Thể hiện tình - HS thực hiện cảm hồn nhiên, trong sáng của bài hát. - GV hướng dẫn HS trình bày bài hát bằng cách hát - HS hát, vận động có đối đáp, đồng ca kết hợp gõ đệm. - GV hướng dẫn HS trình bày bài hát Reo vang - 4-5 HS trình bày bình minh kết hợp vận động theo nhạc. - GV chỉ định trình bày bài hát theo nhóm, hát kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc. Hoạt động 2: Ôn tập bài hát: Hãy giữ cho em bầu - HS hát, gõ đệm trời xanh. - GV hướng dẫn HS hát bài Hãy giữu cho em bầu trời xanh bằng cách hát nối tiếp, đồng ca kết hợp - GV hướng dẫn gõ đệm. Đoạn 1 hát và gõ đệm theo nhịp, đoạn 2 - 4-5 HS trình bày hát và gõ đệm theo phách. - GV hướng dẫn HS hát bằng cách hát đối đáp, - HS hát, vận động đồng ca kết hợp gõ đệm. - 4-5 HS thực hiện - GV chỉ định trình bày bài hát theo nhóm..
<span class='text_page_counter'>(33)</span> - GV hướng dẫn HS trình bày bài hát Hãy giữ cho em bầu trời xanh kết hợp vận động theo nhạc. - GV chỉ định trình bày bài hát theo nhóm, hát kết - HS luyện cao độ hợp gõ đệm và vận động theo nhạc. Hoạt động 3: Ôn tập TĐN số 2 - GV hướng dẫn đọc nhạc , hát lời kết hợp gõ - HS thực hiện phách. + Cả lớp thực hiện. + Tổ, nhóm, cá nhân thực hiện - GV hướng dẫn đọc nhạc, hát lời kết hợp đánh Hs nghe nhận xét nhịp ¾. + Cả lớp hực hiện + Tổ, nhóm , cá nhân thực hiện 4. Củng cố - dặn dò - Gv hỏi lại nội dung bài học , cho hs hát ôn bài hát kết hợp vỗ đệm theo phách - GV gọi vài học sinh hát và nhận xét tuyên dương. - Nhận xét giờ học, giáo dục học sinh qua bài học . - Dặn dò HS về nhà ôn lại bài, chuẩn bị bài sau tốt hơn IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY. TUẦN 18.
<span class='text_page_counter'>(34)</span> TIẾT 18: ÔN TẬP BIỂU DIỄN 2 BÀI HÁT NHỮNG BÔNG HOA NHỮNG BÀI CA, ƯỚC MƠ ÔN TẬP TĐN SỐ 4 Ngày dạy từ 2 - 6/1/2017. I. MỤC TIÊU - HS hát bài Những bông hoa những bài ca, Ước mơ kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc. - Trình bày 2 bài hát theo nhóm , cá nhân. - HS đọc nhạc, hát lời bài TĐN số 4 kết hợp gõ phách và đánh nhịp 2/4. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Nhạc cụ quen dùng - Đàn giai điệu bài TĐN số 4. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 1. Khởi động - HS chào - hát - Nhắc nhở HS tư thế ngồi học 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - GV giới thiệu bài Hoạt động 1: ôn tập bài hát Những bông hoa những bài ca - GV hướng dẫn HS hát bài Những bông hoa những bài ca bằng cách hát đối đáp, đồng ca kết hợp gõ đệm theo phách. - GV hướng dẫn HS hát bài bằng cách hát nối tiếp, đồng ca kết hợp gõ đệm theo phách. - GV hướng dẫn Hs hát kết hợp vận động theo nhạc. - GV chỉ định trình bày bài hát theo nhóm, hát kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc Hoạt động 2: Ôn tập bài hát: Ước mơ - GV hướng dẫn HS hát bài Ước mơ kết hợp gõ đệm theo nhịp chia đôi. - GV hướng dẫn HS trình bày bài hát bằng cách hát có lĩnh xuớng, đồng ca kết hợip gõ đệm. - GV hướng dẫn HS hát kết hợp vận động theo nhạc. + Cả lớp tập hát kết hợp vận động. - GV chỉ định trình bày bài hát theo nhóm. Hoạt động 3: Ôn tập TĐN số 4. H Đ CỦA HỌC SINH - HS thực hiện - HS thực hiện - HS hát, vận động - 5-6 HS trình bày - HS thực hiện - HS thực hiện - HS hát, vận động - 4-5 HS xung phong - HS thực hiện.
<span class='text_page_counter'>(35)</span> - Luyện cao độ - GV hướng dẫn đọc nhạc, hát lời kết hợp luyện - HS thực hiện tiết tấu: + Gõ lại tiết tấu TĐN số 4. + Nửa lớp đọc nhạc và hát lời, nửa lớp gõ phách. Đổi lại phần trình bày. Hs nghe gv dặn dò - GV hướng dẫn đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ phách: + Nửa lớp đọc nhạc và hát lời, nửa lớp gõ phách ,đổi lại phần trình bày. + Cả lớp đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ phách. 4. Tổng kết - dặn dò - cho học sinh hát ôn các bài hát , kiểm tra nhận xét tuyên dương - Nhận xét giờ học - Dặn dò HS về nhà ôn lại bài IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY. TUẦN 19. TIẾT 19: HỌC HÁT BÀI – HÁT MỪNG Ngày dạy từ 9-13/1/2017.
<span class='text_page_counter'>(36)</span> I. MỤC TIÊU - HS hát đúng lời ca bài Hát mừng. Thể hiện đúng chỗ chuyển quãng 8 trong bài hát( hs năng khiếu ) - HS trình bày bài hát kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc ( hs năng khiếu ) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Nhạc cụ, máy nghe, băng nhạc. - Tập đệm đàn III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 1. Khởi động - HS chào - hát - Nhắc nhở HS tư thế ngồi học 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình học 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN * Giới thiệu bài hát - GV giới thiệu tranh minh hoạ - GV thuyết trình: Vùng đất Tây nguyên có các dân tộc như: Gia-rai, Ba-na, Xơ-đăng, Ê-đê, Hrê …., đồng bào Tây nguyên là những người yêu lao động và rất lạc quan, yêu đời. Bài Hát mừng, dân ca Hrê các em học hôm nay thể hiện tình cảm vui tươi của người dân Tây Nguyên trước cảnh đổi thay cảu buôn làng. Hoạt động : Học hát bài Hát mừng. - GV chỉ định HS đọc lời ca - GV hướng dẫn chia bài thành 4 câu hát - GV hướng dẫn cả lớp đọc lời ca theo tiết tấu. - GV thực hiện đệm đàn, tự trình bày bài hát hoặc dùng băng nhạc. - GV hỏi HS nói cảm nhận ban đầu về bài hát. - Gv yêu cầu hs khá hát mẫu. - GV hướng dẫn dẫn cảlớp tập hát, GV lắng nghe để phát hiện chỗ sai rồi hướng dẫn HS sửa lại. GV hát mẫu những chỗ cần thiết. - GV đàn, HS hát cả bài - GV hướng dẫn HS tiếp tục sửa những chỗ hát còn chưa đạt, thể hiện đúng chỗ chuyển quãng 5, quãng 8 trong bài. - GV yêu cầu HS tập hát đúng nhịp độ. Thể hiện sắc thái rộn ràng, tha tiết của bài hát. Hoạt động 2 : hát kết hợp gõ đệm - GV hướng dẫn HS trình bày bài hát kết hợp gõ đệm: nửa lớp gõ đệm theo nhịp, nửa lớp gõ đệm. HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH. - HS theo dõi. - 1-2 HS thực hiện - HS nhắc lại - HS thực hiện - HS nghe bài hát - 1-2 nói cảm nhận - 1-2 HS thực hiện - HS sửa chỗ sai. - HS hát cả bài - HS sửa chỗ sai - HS thực hiện - HS thực hiện.
<span class='text_page_counter'>(37)</span> theo phách - GV chỉ định HS trình bày bài hát theo nhóm - GV chỉ định HS trình bày bài hát kết hợp gõ đệm với 2 âm sắc. - GV chỉ định HS trình bày bài hát theo nhóm. - GV dặn dò HS học thuộc lời ca và tìm một vài động tác phụ họa cho bài hát. - GV điều khiển cả lớp trình bày bài hát kết hợp gõ đệm với 2 âm sắc.. - 4-5 HS xung phong - HS thực hiện - 4-5 Hs xung phong - HS ghi nhớ - HS hát gõ đệm. 4. Củng cố- dặn dò - Nhận xét giờ học - Giáo dục HS yêu cuộc sống ấm no , hạnh phúc ,gắng học giỏi , chăm làm để sau này góp công giữ gìn v xy dựng Tổ Quốc tự do , độc lập mà Bác Hồ cùng các thế hệ cha anh đ hi sinh đêm lại cho các em . - Dặn dò HS về nhà ôn lại bài IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY. TUẦN 20. TIẾT 20: ÔN TẬP BÀI HÁT- HÁT MỪNG TẬP ĐỌC NHẠC TĐN SỐ 5 Ngày dạy từ 16-20/1/2017.
<span class='text_page_counter'>(38)</span> I. MỤC TIÊU - HS thuộc lời ca, thể hiện sắc thái vui tươi, rộn ràng của bài Hát mừng. - HS trình bày bài hát bằng cách hát đối đáp , đồng ca kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc. - HS đọc đúng giai điệu, ghép lời kết hợp gõ phách bài TĐNsố 5. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -Nhạc cụ quen dùng - Tập hát bài hát kết hợp gõ đệm với 2 âm sắc, vận động theo nhạc - Đọc nhạc và đàn giai điệu bài Năm cánh sao vui, có đoạn trích là bài TĐNsố 5. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 1. Khởi động - HS chào - hát -Nhắc nhở HS tư thế ngồi học 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra nhóm 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN * Giới thiệu bà Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Hát mừng - GV hướng dẫn HS hát bài Hát mừng bằng cách hát đối đáp, đồng ca kết hợp gõ đệm với 2 âm sắc. Sửa lại những chỗ hát sai, thể hiện tính chất rộn ràng, tươi vui của bài hát. - GV hướng dẫn HS hát kết hợp vận động theo nhạc. - GV chỉ định 2-3 HS xung phong trình bày bài hát kết hợp vận động theo nhạc. Em nào thể hiện động tác vận động đẹp và phù hợp sẽ hướng dẫn cả lớp tập theo. - GV hướng dẫn tập hát kết hợp vận động phụ họa - GV chỉ định trình bày bài hát theo nhóm, hát kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc. Hoạt động 2: Tập đọc nhạc TĐN số 5 – Năm cánh sao vui * Giới thiệu bài TĐN - GV troe bài TĐN số 5 lên bảng. - GV giới thiệu hôm nay các em sẽ học bài TĐN số 5 mang tên Năm cánh sao vui. - GV hỏi bài TĐN viết ở loại nhịp gì? Có mấy nhịp? Bài TĐN viết ở nhịp 2/4, gồm có 8 nhịp. - GV hướng dẫn bài TĐN chia làm 2 câu, mỗi câu có 4 nhịp. * Tập nói tên nốt nhạc * Luyện tập cao độ - GV chỉ định HS nói tên nốt trong bài TĐN từ thấp lên cao.. HĐ CỦA HỌC SINH - HS thực hiện. - HS thực hiện - 2-3 HS trình bày - HS hát, vận động - 4-5 HS trình bày. - HS theo dõi - HS trả lời - HS nhắc lại - 1-2 HS xung phong - HS theo dõi - HS theo dõi.
<span class='text_page_counter'>(39)</span> - GV viết lên bảng khuông nhạc có các nốt nhạc ĐôRê-Mi-Sol-La-Đô. * luyện tập tiết tấu - GV viết lên bảng - GV làm mẫu gõ tiết tấu - GV chỉ định HS xung phong gõ lại. * Tập đọc từng câu - GV đàn giai điệu cả bài - GV giải thích cách thể hiện dấu chấm dôi: ngân dài nốt nhạc thêm nửa phách. - Dạy từng câu - GV hướng dẫn đọc câu 2 tương tự * Tập đọc cả bài - GV quy định đàn giai điệu cảbài, HS đọc theo,vừa đọc vừa gõtiết tấu. GV bắt nhịp hoà nhạc. - GV chỉ định HS xung phong đọc - GV nghe, sửa sai * Ghép lời ca - GV quy định đàn giai điệu, nửa lớp đọc nhạc đồng thời nửa kia ghép lời, tất cả thực hiện kết hợp gõ phách. GV bắt nhịp. - GV chỉ định 1 HS đọc nhạc, đồng tời 1 HS hát lời - GV đàn , cả lớp hát lời và gõ phách.. - HS lắng nghe - 1-2 HS thực hiện - HS lắng nghe - HS ghi nhớ - Đọc câu 2 - HS thực hiện - 1-2 HS thực hiện - HS đọc nhạc, sửa sai - HS thực hiện - 2 HS xung phong - HS thực hiện - HS thực hiện - 1-2 HS thực hiện - T, nhóm trình bày -. 4. Củng cố- dặn dò - GV đàn giai điệu, cả lớp cùng đọc nhạc rồi hát lời kết hợp gõ phách. Gv bắt nhịp - GV chỉ định HS xung phong trình bày - GV điều khiển các tổ đọc nhạc, hát lời và gõ phách. GV đánh giá. - GV thực hiện đệm đàn,trình bày toàn bộ bài Năm cánh sao vui giới thiệu cho HS nghe. - GV hướng dẫn HS chép nhạc bài TĐN số 5. - Dặn dò hs chuẩn bị bài sau. IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY. TUẦN 21. TIẾT 21: HỌC HÁT BÀI- TRE NGÀ BÊN LĂNG BÁC Ngày dạy từ 6-10/2/2017.
<span class='text_page_counter'>(40)</span> I. MỤC TIÊU - HS hát theo giai điệu và đúng lời ca bài Tre ngà bên lăng Bác. Thể hiện đúng trường độ móc đơn chấm dôi, móc kép,những tiếng hát luyến, những tiếng ngân dài 5 phách. ( hs năng khiếu ) * GD hs lòng yêu kính và biết ơn Bác Hồ - người đã hy sinh cả cuộc đời cho đất nước độc lập , dân tộc tự do , hạnh phúc cho muôn nhà và tình yêu thương vô bờ cho các cháu thiếu nhi . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Nhạc cụ quen dùng, máy nghe, băng nhạc - Tranh ảnh minh họa - Tập đệm đàn III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 1. Khởi động - HS chào - hát - Nhắc nhở HS tư thế ngồi học 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra nhóm 3. Bài mới HOẠT ĐỘNGCỦA GIÁO VIÊN Hoạt động 1: Học hát bài : Tre ngà bên lăng Bác * Giới thiệu bài hát: - GV giới thiệu tranh minh họa - GV thuyết trình: Nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích là người rất thành công với những sáng tác âm nhạc cho thiếu nhi. Ông đã có 4 bài được bầu chọn trong 50 ca khúc thiếu nhi hay nhất thế kĩ 20 là Đưa cơm cho mẹ đi cày, Em bay trong đêm pháo hoa, Tiếng chim trong vườn Bác và Tre ngà bên lăng Bác. Hôm nay các em học bài Tre ngà bên lăng Bác, bài hát có giai điệu du dương, tha thiết, thể hiện tình cảm của các em thiếu nhi được đến thăm lăng Bác Hồ. Hoạt động 2 * Đọc lời ca - GV chỉ HS đọc lời ca * Nghe hát mẫu - GV hỏi HS nói cảm nhận ban đầu về bài hát. * Khởi động giọng * Tập hát từng câu - GV hướng dẫn chia bài thành 7 câu hát - Dạy hát từng câu - GV yêu cầu HS lấy hơi đầu câu hát. - GV chỉ định HS kha hát mẫu - GV hướng dẫn cả lớp hát, GV lắng nghe để phát hiện chỗ sai rồi hướng dẫn HS sửa lại. GV hát mẫu. HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - HS theo dõi. - 1-2 HS thực hiện - 1-2 HS nói cảm nhận - HS nhắc lại - HS tập lấy hơi - 1-2 HS thực hiện - HS sửa chỗ sai. - HS hát cả bài.
<span class='text_page_counter'>(41)</span> những chỗ cần thiết . - HS sửa chỗ sai * Hát cả bài - GV đàn HS hát cả bài - GV hướng dẫn HS tiếp tục sửa những chỗ hát còn - HS thực hiện chưa đạt, thể hiện đúng những tiếng hát luyến, những chỗ cao độ chuyển quãng 6, quãng 8 trong - HS hát gõ đệm bài hát. - Gv yêu cầu HS hát đúng nhịp độ, thể hiện tính chất tha thiết tự sự của bài hát. - GV hướng dẫn HS trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp. 4. Củng cố- dặn dò - GV hỏi bài hát có hình ảnh nào em thấy quen thuộc? GD hs lịng yu kính v biết ơn Bác Hồ - người đ hy sinh cả cuộc đời cho đất nước độc lập , dân tộc tự do , hạnh phúc cho muôn nhà và tình yu thương vô bờ cho các cháu thiếu nhi . - GV chỉ định trình bài hát theo nhóm. hát kết hợp gõ đệm theo nhịp và vận động nhẹ nhàng. - GV dặn dò HS học lời ca và chuẩn bị động tác vận động cho bài hát. - GV điều khiển cả lớp trình bày bài hát kết hợp gõ đệm. - Nhận xét giờ học - Dặn dò HS về nhà ôn lại bài IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY. TUẦN 22. TIẾT 22: ÔN TẬP BÀI HÁT – TRE NGÀ BÊN LĂNG BÁC TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 6 Ngày dạy từ 13-17/2/2017. I. MỤC TIÊU.
<span class='text_page_counter'>(42)</span> - HS thuộc lời ca, thể hiện tình cảm trìu mến, tha thiết của bài hát(hs năng khiếu ) - HS tập hát kết hợp vận động theo nhạc. Trình bày bài hát theo hình thực đơn ca, song ca, tốp ca. - HS đọc đúng giai điệu, ghép lời kết hợp gõ phách bài TĐN số 6(hs năng khiếu ) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Nhạc cụ quen dùng. - Tập hát bài Tre ngà bên lăng Bác kết hợp vận động theo nhạc - Đọc nhạc và đàn giai điệu bài Chú bộ đội, có đoạn trích làbài TĐN số 6. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 1. Khởi động - HS chào - hát - Nhắc nhở HS tư thế ngồi học 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra nhóm, cá nhân 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN * Giới thiệu bà Hoạt động 1: Ôn tập bài hát: Tre ngà bên lăng Bác - GV đệm đàn, cả lớp hát bài Tre ngà bên lăng Bác kết hợp gõ đệm theo phách, thể hiện tình cảm trìu mến, tha thiết của bài hát. - GV hướng dẫn trình bày bài hát bằng cách có lĩnh xướng, song ca kết hợp gõ đệm. - GV hướng dẫn trình bày bài hát bằng hình thức song ca, đồng ca kết hợp gõ đệm. - GV hướng dẫn HS hát kết hợp vận động theo nhạc + 2-3 HS làm mẫu + Cả lớp hát từng câu kết hợp vận động. + Cả lớp hát cả bài kết hợp vận động. - GV chỉ định trình bày bài hát theo nhóm, hát kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc. Hoạt động 2: Tập đọc nhạc: TĐN số 6 – Chú bộ đội * Giới thiệu bài TĐN số 6 lên bảng. - GV giới thiệu các em sẽ học bài TĐN số 6 mang tên Chú bộ đội, sáng tác của Nhạc sĩ Hoàng Hà. - GV hỏi bài TĐN viết ở loại nhịp gì? Có mấy nhịp? Bài TĐN viết ở nhịp 2/4, gồm có 8 nhịp. - GV hướng dẫn bài TĐN chia làm 2 câu, mỗi câu có 4 nhịp. * Tập nói tên nốt nhạc * Luyện tập cao độ - GV chỉ định HS nói tên nốt trong bài TĐN từ thấp lên cao. - GV viết lên bảng khuông nhạc có 4 nốt Đô-Rê-Mi-Sol. * Luyện tập tiết tấu - GV viết lên bảng - GV gõ tiết tấu làm mẫu - GV chỉ định HS xung phong gõ lại. HĐ CỦA HỌC SINH - HS theo dõi - 3 HS thực hiện - HS thực hiện - HS hát, vận động. - 5-6 HS trình bày. - HS theo dõi - HS trả lời - HS nhắc lại. - 1-2 HS xung phong - HS theo dõi - HS theo dõi.
<span class='text_page_counter'>(43)</span> - GV hướng dẫn làm mẫu cách đọc tiết tấu kết hợp gõ phách. - GV bắt nhịp (1-2) , cả lớp cùng đọc tiết tấu hợp gõ phách. * Tập đọc từng câu - GV đàn giai điệu cả bài - Dạy từng câu * Tập đọc cả bài - GV quy định đàn giai điệu cả bài, HS đọc nhạc hoà theo, vừa đọc vừa gõ tiết tấu. GV bắt nhịp. - GV chỉ định HS xung phong đọc - GV nghe, sửa sai cho HS. * Ghép lời ca - GV quy định đàn giai điệu, nửa lớp đọc nhạc đồng thời nửa kia ghép lời, tất cả thực hiện kết hợp gõ phách, GV bắt nhịp. - GV chỉ định 1 HS đọc nhạc, đồng thời 1 HS hát lời. - GV đàn, cả lớp hát lời và gõ phách.. - HS lắng nghe - 1-2 HS thực hiện - HS theo dõi - HS luyện tiết tấu - HS lắng nghe - HS thực hiện - 1-2 HS thực hiện - HS đọc nhạc, sửa sai. 4. Củng cố –dặn dò - GV đàn giai điệu, cả lớp cùng đọc nhạc rồi hát lời kết hợp gõ phách. GV bắt nhịp. - GV chỉ định HS xung phong trình bày. - GV điều khiển các tổ đọc nhạc, hát lời và gõ phách. GV đánh giá. - GV thực hiện đệm đàn, trình bày toàn bộ bài Chú bộ đội giới thiệu cho HS nghe. - GV hướng dẫn HS tập chép bài TĐN số 6. - Gio dục hs về nội dung bài học như tiết 21 - Nhận xét giờ học - Dặn dò HS về nhà ôn lại bài IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY. TUẦN 23. TIẾT 23: ÔN TẬP 2 BÀI HÁT – HÁT MỪNG, TRE NGÀ BÊN LĂNG BÁC ÔN TẬP TĐN SỐ 6 Ngày dạy từ 20-24/2/2017. I. MỤC TIÊU - HS hát bài Hát mừng, Tre ngà bên lăng Bác kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc..
<span class='text_page_counter'>(44)</span> - Trình bày 2 bài hát theo nhóm, cá nhân. - Gio dục hs về nội dung bài học như tiết 21 - HS đọc nhạc, hát lời bài TĐN số 6 kết hợp gõ phách và đánh nhịp 2/4. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Nhạc cụ quen dùng - Đàn giai điệu bài TĐN số 6. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Khởi động - HS chào – hát - Nhắc nhở HS tư thế ngồi học 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình dạy học 3 Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN * Giới thiệu bà Hoạt động 1: Ôn tập bài hát: Hát mừng. - GV hướng dẫn Hs hát mừng bằng cách hát đối đáp, đồng ca kết hợp gõ đệm với 2 âm sắc. - Gv chia lớp thành 2 nửa để hát đối đáp, cả lớp gõ đệm với 2âm sắc nhịp nhàng trong suốt bài hát. Thể hiện sắc thái rộn ràng, vui tươi của bài hát. - GV chỉ định HS trình bày bài hát theo nhóm. - GV hướng dẫn HS hát kết hợp vận động theo nhạc. + 2-3 HS làm mẫu + Cả lớp hát từng câu kết hợp vận động. + Cả lớp hát cả bài kết hợp vận động. - GV chỉ định trình bày bài hát theo nhóm, hát kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc. Hoạt động 2: Ôn tập bài hát: Tre ngà bên lăng Bác - GV hướng dẫn HS hát bài Tre ngà bên lăng Bác kết hợp gõ đệm theo phách, GV phân công một tổ gõ đệm nhẹ nhàng. - GV hướng dẫn trình bày bài hát bằng cách hát có lĩnh xướng, đồng ca kết hợp gõ đệm. - GV hướng dẫn HS hát kết hợp vận động theo nhạc. + 2-3 HS làm mẫu. + Cả lớp hát từng câu kết hợp vận động. + Cả lớp hát cả bài kết hợp vận động. - GV chỉ định trình bày bài hát theo nhóm, hát kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc. Nội dung 3: Ôn tập TĐN số 6 - GV đàn luyện tập cao độ. - Đọc nhạc, hát lời kết hợp luyện tập tiết tấu - GV chỉ định gõ lại tiết tấu TĐN số 6. - GV hướng dẫn nửa lớp đọc nhạc và hát lời, nửa lớp gõ. HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - HS thực hiện. - 4-5 HS trình bày - HS thực hiện. - 4-5 HS trình bày - HS thực hiện - HS thực hiện - HS hát, vận động. - 4-5 trình bày. - 1-2 HS gõ tiết tấu - HS thực hiện - HS trình bày.
<span class='text_page_counter'>(45)</span> tiết tấu. Đổi lại phần trình bày. - GV chỉ định nhóm, cá nhân trình bày. - HS thực hiện - Đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ phách. - GV hướng dẫn nửa lớp đọc nhạc và hát lời, nửa lớp gõ phách. Đổi lại phần trình bày. - HS trình bày + Cả lớp đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ phách. - GV chỉ định nhóm, cá nhân trình bày. 4. Củng cố- dặn dò - Nhận xét giờ học - giáo dục hs về nội dung bài học như tiết 21 - Về nhà ôn lại bài IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY. TUẦN 24. TIẾT 24: HỌC HÁT BÀI – TIẾNG HÁT TUỔI THƠ Ngàydạy 27/2-3/3/2017. I. MỤC TIÊU - HS hát đúng giai điệu bài Tiếng hát tuổi thơ. Thể hiện đúng những tiếng hát luyến. - HS tập lấy hơi để thực hiện các cấu hát nhanh, trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo phách và gõ với 2 âm sắc. - HS yêu thích âm nhạc chăm học tập yêu quê hương đất nước..
<span class='text_page_counter'>(46)</span> II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Nhạc cụ quen dùng, máy nghe, băng nhạc. - Tranh ảnh minh họa bài hát - Tập đệm đàn bài hát. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 1. Khởi động - HS chào - hát - Nhắc nhở HS tư thế ngồi học 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra nhóm, cá nhân hát các bài đã học 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN Hoạt động 1: Học hát bài Tiếng hát tuổi thơ * Giới thiệu bài hát - GV giới thiệu tranh minh họa - GV thuyết trình: Hôm nay các em học bài Tiếng hát tuổi thơ, đây là bài của đồng bào Khmer Nam bộ. Bài hát miêu tả khung cảnh quê hương yên vui, thanh bình có hình ảnh lá cờ Tổ quốc tung bay và đàn em bé tơí trường, có hình ảnh hàng cây xanh và cánh đồng ngô lúa. Bài Màu xanh quê hương có nhịp điệu sôi nổi, tươi vui. - GV chỉ định đọc lời ca. * Nghe hát mẫu Hoạt động 2 - GV hỏi HS nói cảm nhận ban đầu về bài hát. * Khởi động giọng * Tập hát từng câu - GV chia câu hát, lời 1 gồm 6 câu hát - GV chỉ định hs khá hát mẫu. - GV hướng dẫn cả lớp hát, GV lắng nghe để phát hiện chỗ sai rồi hướng dẫn HS sửa lại. GV hát mẫu những chỗ cần thiết. - GV đàn, HS tập hát lời 2. * Hát cả bài - GV đàn, HS hát cả bài - GV hướng dẫn HS tiếp tục sửa những chỗ hát còn chưa đạt, tập lấy hơi để thực hiện các câu hát nhanh, thực hiện đúng những tiếng hát luyến. - GV hướng dẫn HS trình bày bài hát kết hợp gõ đệm: lời 1 gõ đệm theo phách, lời 2 gõ đệm với 2 âm sắc. - GV yêu cầu , HS tập hát đúng nhịp độ. Thể hiện tính chất vui tươi, rộn ràng, hơi nhanh của bài hát. 4. Củng cố – dặn dò. HĐ CỦA HỌC SINH. - HS theo dõi. - 2 HS thực hiện - 1-2 nói cảm nhận - HS nhắc lại -1-2 HS thực hiện - HS sửa chỗ sai - HS hát hoà theo. - HS hát cả bài - HS sửa chỗ sai - HS hát, gõ đệm - HS thực hiện - HS thực hiện.
<span class='text_page_counter'>(47)</span> - GV hướng dẫn HS trình bày bài Đất nước tươi đẹp sao theo cách hát đối đáp kết hợp gõ đệm. + Hát đối đáp : nửa lớp hát câu 1 và câu 3, nửa lớp hát câu 2 và câu 4, cả lớp cùng hát câu 5, 6. + Gõ đệm: lời 1 gõ đệm theo phách, lời 2 gõ đệm với 2 âm sắc. - GV chỉ định trình bày bài hát theo nhóm - GV dặn dò HS học thuộc bài hát. - GV đàn cả lớp trình bày bài hát kết hợp gõ đệm. *Giáo dục tình yêu cảnh đẹp thiên nhiên , yêu quê hương , yêu cuộc sống hòa bình hạnh phúc ,cố gắng học giỏi để xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước theo lời của Bác Hồ . IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY. TUẦN 25. TIẾT 25: ÔN TẬP BÀI HÁT – TIẾNG HÁT TUỔI THƠ TÂP ĐỌC NHẠC TĐN SỐ 7 Ngàydạy 6-10/3/2017. I. MỤC TIÊU - HS thuộc lời ca, thể hiện sắc thái rộn ràng, vui tươi của bài Tiếng hát tuổi thơ ( hs năng khiếu ) - Hs tập hát kết hợp gõ đệm. Trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, tam ca, tốp ca..
<span class='text_page_counter'>(48)</span> - HS đọc đúng giai điệu, ghép lời kết hợp gõ phách bài TĐN số 7( hs năng khiếu ) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Nhạc cụ quen dùng - Đọc nhạc và đàn giai điệu bài TĐN số 7 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 1. Khởi động - HS chào – hát - Nhắc nhở HS tư thế ngồi học 2. Kiểm tra bài cũ: Hs hát cá nhân 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN H Đ CỦA HỌC SINH * Giới thiệu bài - HS hát, gõ đệm Hoạt động 1: Ôn tập bài hát: Tiến hát tuổi thơ - GV hướng dẫn HS hát bài Đất nước tươi đẹp sao kết hợp gõ đệm: lời 1 gõ đệm gõ đệm theo phách, lời 2 gõ đệm với 2 âm sắc. Sửa lại những chỗ hát sai, thể hiện sắc thái rộn - 3 HS trình bày ràng, vui tươi của bài hát. - GV chỉ định HS trình bày bài hát bằng cách hát có lĩnh xướng, song ca kết hợp gõ đệm. - HS thực hiện Hát lời2 tương tự . - GV hướng dẫn HS hát đối đáp, đồng ca kết hợp gõ đệm với 2 âm sắc. Hoạt động 2: Tập đọc nhạc số 7 – Em tập lái ôtô * Giới thiệu bài TĐN - HS theo dõi - GV treo bài TĐN số 7 lên bảng. - GV giới thiệu các em sẽ học bài TĐN số 7 mang tên Em - HS trả lời tập lái ôtô, sáng tác của nhạc sĩ Đoàn Phi. - GV hỏi bài TĐN viết ở loại nhịp gì? Có mấy nhịp? - HS nhắc lại Bài TĐN viết ở nhịp 2/4 , gồm có 8 nhịp. - GV hướng dẫn bài TĐN chia làm 2câu, mỗi câu có 4 nhịp. Trong bài sử dụng kí hiệu âm nhạc, đó là dấu lặng đen. - 1-2 HS xung phong * Tập nói tên nốt nhạc * Luyện tập cao độ - GV chỉ định HS nói tên nốt trong bài TĐN từ thấp lên - HS theo dõi cao. - GV viết lên bảng khuông nhạc có các nốt Đô-Rê-Mi-PhaSol-La. * Luyện tập tiết tấu - HS lắng nghe - GV làm mẫu gõ tiết tấu * Tập đọc từng câu - HS lắng nghe - GV đàn giai điệu cả bài - GV giải thích cách thể hiện dấu lặng đen: im lặng bằng - HS ghi nhớ thời gian ngân của nốt đen. - HS thực hiện.
<span class='text_page_counter'>(49)</span> - Dạy từng câu * Tập đọc cả bài - GV quy định đàn giai điệu cả bài, HS đọc nhạc hoà theo, vừa đọc vừa gõ tiết tấu. GV bắt nhịp. - GV chỉ định HS xung phong đọc. - GV nghe, sửa sai, HS đọc cả bài. * Ghép lời ca - GV quy định đàn giai điệu, nửa lớp đọc nhạc đồng thời nửa kia ghép lời, tất cả thực hiện kết hợp gõ phách. GV bắt nhịp. - GV chỉ định 1 HS đọc nhạc, đồng thời 1 HS hát lời. - GV quy định đàn giai điệu, cả lớp cùng đọc nhạc rồi hát lời kết hợp gõ phách. GV bắt nhịp. - GV chỉ định HS xung phong trình bày. - GV điều khiển các tổ đọc nhạc, hát lời và gõ phách. GV đánh giá.. - 1-2 HS thực hiện - HS đọc nhạc, sửa sai - HS thực hiện - 2 HS xung phong - HS thực hiện - HS thực hiện - 1-2 HS thực hiện - Tổ, nhóm trình bày. 4. Củng cố -dặn dò - Nhận xét giờ học - Về nhà ôn lại bài IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY. TUẦN 26 TIẾT 26: HỌC BÀI HÁT – EM VÂN NHỚ TRƯỜNG XƯA Nhạc và lời : Thanh Sơn Ngàydạy 13-17/3/2017. I. MỤC TIÊU - HS hát theo giai điệu bài Em vẫn nhớ trường xưa. Thể hiện đúng trường độ chấm móc đơn chấm dôi, móc lép và trường độ 4 nốt móc kép. - Hs trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp và theo phách( hs năng khiếu ) - HS yêu thích môn học, hát tốt bài hát và vỗ đệm theo các kiểu.
<span class='text_page_counter'>(50)</span> II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Nhạc cụ , máy nghe, băng đĩa nhạc. - Tranh ảnh minh họa - Tập đệm đàn III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Khởi động - HS chào - hát -Nhắc nhở HS tư thế ngồi học 2. Kiểm tra bài cũ: hát nhóm các bài đã học 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN Hoạt động 1: Học hát bài: Em vẫn nhớ trường xưa * Giới thiệu bài hát - GV giới thiệu tranh minh họa - GV thuyết trình: Mái trường là nơi vô cùng thân thương gắn bó với tất cả HS. Có nhiều bài hát viết rất hay về mái trường mà chúng ta đã được học như Bài ca đi học, Lớp chúng ta đoàn kết, Em yêu trường em. Hôm nay các em tiếp tục học một bài hát viết về mái trường đó là bài Em vẫn nhớ trường xưa của tác giả Thanh Sơn. Bài hát thể hiện khung cảnh thân quen và thanh bình của mái trường, nơi có các thầy cô đã đạy học, nâng bước chúng ta khi còn tuổi thơ Hoạt động 2 * Đọc lời ca: * Nghe hát mẫu - GV hỏi HS cảm nhận ban đầu về bài hát. * Khởi động giọng * Tập hát từng câu - GV chia câu hát từ Trường làng em đến vui êm đềm, chia làm 4 câu hát ngắn. - Dạy từng câu - GV chỉ định HS khá hát mẫu - GV hướng dẫn cả lớp hát, GV lắng nghe để hát phát hiện chỗ sai rồi hướng dẫn HS sửa lại. GV hát mẫu những chỗ cần thiết. * Hát cả bài - GV đàn, HS hát cả bài - GV hướng dẫn HS tiếp tục sửa sai những chỗ hát còn chưa đạt, thể hiện đúng cao độ và trường độ trong bài. - GV yêu cầu HS trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo phách và theo nhịp.. HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH. - HS theo dõi. - 1-2 HS nói cảm nhận - HS nhắc lại - 1-2 HS thực hiện - HS sửa chỗ sai. - HS hát cả bài - HS sửa chỗ sai - HS hát, gõ đệm - HS thực hiện.
<span class='text_page_counter'>(51)</span> - GV hướng dẫn HS tập hát đúng nhịp độ, Thể hiện sắc thái vui tươi, tha thiết, hồn nhiên của bài hát. - GV hỏi bài hát có hình ảnh nào gắn với ngôi trường của em? Hình ảnh nào em thấy quen thuộc? - Em thích câu hát nào. nét nhạc nào, hình ảnh nào trong bài hát? - GV chỉ định HS trình bày bài hát theo nhóm, hát kết hợp gõ đệm theo nhịp và theo phách. - GV dặn dò HS học thuộc bài hát. - GV đàn , cả lớp trình bày bài hát kết hợp gõ đệm. - HS trả lời. - 4-5 HS xung phong - HS ghi nhớ - HS hát, gõ đệm. 4. Củng cố - dặn dò * Giáo dục hs tình yêu với mái trường , lòng gắn bó với quê hương và tinh thần quyết tâm học giỏi thành tài để sau này góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh theo lời Bác Hồ dạy . - Nhận xét giờ học - Dặn dò HS ôn lại bài IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY. TUẦN 27. TIẾT 27: ÔN TẬP BÀI HÁT – EM VẪN NHỚ TRƯỜNG XƯA TẬP ĐỌC NHẠC TĐN SỐ 8 Ngàydạy 20-24/3/2017. I. MỤC TIÊU - HS thuộc lời ca, thể hiện sắc thái vui tươi, tha thiết của bài Em vẫn nhớ trường xưa ( hs năng khiếu ) - HS tình bày bài hát bằng cách hát có lĩnh xướng, đối đáp, đồng ca kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc. Trình bày bài theo hình thức tốp ca. - HS đọc đúng giai điệu, ghép lời kết hợp gõ phách bài TĐN số8 ( hs năng khiếu ).
<span class='text_page_counter'>(52)</span> II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Nhạc cụ quen dùng - Tập bài hát kết hợp gõ đệm với 2 âm sắc, kết hợp vận động theo nhạc. - Đọc nhạc và đàn giai điệu bài TĐN số 8. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 1. Khởi động - HS chào – hát - Nhắ nhở HS tư thế 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra nhóm. 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN * Giới thiệu bà Hoạt động 1: Ôn tập bài hát: Em vẫn nhớ trường xưa - GV hướng dẫn HS hát bài Em vẫn nhớ trường xưa kết hợp gõ đệm: đoạn 1 gõ đệm theo phách, đoạn 2 gõ với 2 âm sắc. Sửa lại những chỗ hát sai, thể hiện sắc thái vui tươi, tha thiết của bài hát. - GV hướng dẫn HS trình bày bài hát bằng cách hát đối đáp, đồng ca kết hợp gõ đệm. + Cả lớp tập hát kết hợp vận động theo nhạc. - GV chỉ định trình bày bài hát theo nhóm, hát kết hợp gõ đệm vàvận động theo nhạc Hoạt động 2: Tập đọc nhạc: TĐN số 8 – Mây chiều - GV giới thiệu : Hôm nay các em sẽ học bài TĐN số 8 mang tên Mây chiều. - GV hỏi bài TĐN viết ở loại nhịp gì? Có mấy nhịp? Bài TĐN số 8 viết ở nhịp ¾, gồm có 8 nhịp. - GV hướng dẫn bài TĐN chia làm 2 câu mỗi câu có 4 nhịp. * Tập nói tên nốt nhạc * Luyện tập cao độ - HS nói tên nốt trong bài TĐN từ thấp lên cao. - GV viết lên bảng khuông nhạc có 8 nốt Đô-Rê-MiPha-Sol-La-Si-Đô. * Luyện tập tiết tấu - GV viết lên bảng - GV làm mẫu gõ tiết tấu - GV chỉ định HS xung phong gõ lại * Tập đọc từng câu. - GV đàn giai điệu cả bài - GV giải thích cách thể hiện nốt trắng chấm dôi: ngân dài 3 phách. * Tập đọc cả bài - GV quy định đàn giai điệu cả bài, HS đọc nhạc hoà. HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - HS hát, gõ đệm. - HS thực hiện - HS hát , vận động. - HS theo dõi - HS trả lời - HS nhắc lại. - HS theo dõi. - HS lắng nghe - 1-2 HS thực hiện - HS lắng nghe - HS ghi nhớ - HS thực hiện.
<span class='text_page_counter'>(53)</span> theo, vừa đọc vừa gõ tiết tấu. GV bắt nhịp. - GV chỉ dịnh HS xung phong đọc - HS thực hiện - GV nghe, sửa sai: HS đọc cả bài. GV lắng nghe để sửa chỗ sai cho HS. - 2 HS thực hiện - GV chỉ định 1HS đọc nhạc, đồng thời 1 HS hát lời. - HS thực hiện - GV đàn, cả lớp hát lời và gõ phách. 4.Củng cố- dặn dò - GV hỏi bài TĐN có câu nào khó đọc, khó hát? - GV hướng dẫn HS tập chép bài TĐN số 8. - Nhận xét giờ học - Dặn dò HS về ôn lại bài IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY. TUẦN 28. TIẾT 28: ÔN TẬP 2 BÀI HÁT TIẾNG HÁT TUỔI THƠ, EM VẪN NHỚ TRƯỜNG XƯA KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC Ngàydạy 27-31/3/2017. I. MỤC TIÊU - HS hát bài Màu xanh quê hương, Em vẫn nhớ trường xưa kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc. - Trình bày 2 bài hát theo nhóm, cá nhân. - HS nghe câu chuyện Khúc nhạc dưới trăng, tập kể sơ lược nội dung câu chuyện. HS làm quen với bản Sô-nát Anh trăng của Bét-tô-ven..
<span class='text_page_counter'>(54)</span> II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Nhạc cụ quen dùng Các đồ dùng minh họa câu chuyện ( nếu có ) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 1. Khởi động - HS chào - hát - Nhắc nhở HS ổn định chỗ ngồi 2. Kiểm tra bài cũ: Hát cá nhân, nhóm bài đã học 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN * Giới thiệu bài Hoạt động 1: Ôn tập bài hát: Màu xanh quê hương - GV hướng dẫn HS hát bài Màu xanh quê hương kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc ( lời 1 gõ đệm theo phách, lời 2 gõ đệm với 2 âm sắc). - GV hướng dẫn HS hát đối đáp, đồng ca kết hợp gõ đệm. Hoạt động 2: Ôn tập bài hát: Em vẫn nhớ trường xưa - GV hướng dẫn HS hát bài Em vẫn nhớ trường xưa kết hợp gõ đệm: đoạn 1 gõ đệm theo phách, đoạn 2 gõ với âm sắc. Thể hiện sắc vui tươi, tha thiết của bài hát. - GV chỉ định trình bày bài hát theo nhóm, hát kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc. Nội dung 3: Kể chuyện âm nhạc: Khúc nhạc dưới trăng - GV thực hiện: GV giới thiệu câu chuyện: Bét-tôven là nhạc sĩ thiên tài người Đức, sinh năm 1770 và mất năm 1827. Ong được đánh giá là một rong những nhạc sĩ xuất sắc nhất thế giới trong lịch sử âm nhạc thế giới. Hôm nay các em nghe về câu chuyện kể về hoàn cảnh ra đời bản Sô-nát Anh trăng, một trong những tác phẩm nhạc nổi tiếng của Bét-tô-ven. Củng cố nội dung - GV hỏi vì sao Bét-tô-ven lại ghé vao thăm nhà người thợ giày? Vì ông nghe thấy tiếng đàn dương cầm. + Tại sao Bét-tô-ven lại chơi đàn với sự xúc động mãnh liệt? Vì ông nhận ra con gái người thợ giày bị mù. + Giai điệu bản Sô-nát Anh trăng xuất hiện khi Béttô-ven nhìn thấy những gì?. HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - HS thực hiện - HS trình bày - 4-5 HS trình bày. - HS thực hiện - 5-6 HS trình bày - HS theo dõi. - HS nghe câu chuyện - HS trả lời.
<span class='text_page_counter'>(55)</span> Ông nhìn thấy ánh trăng vàng, những ngôi sao lấp lánh trên nền trời, nóc nhà thờ cổ kính, hàng cây - HS nghe bản nhạc dương liễu ,… - HS tập kể chuyện - GV thực hiện nghe nhạc minh họa - HS ghi nhớ + HS nghe đoạn trích bản Sô-nát - Giáo dục thái độ: - GV thuyết trình: Bét-tô-ven sáng tác nên bảng nhạc nổi tiếng bởi vì ông có tấm lòng nhân ái, biết đồng cảm với người nghèo khó và ông biết cảm nhận, biết rung động trước vẽ đẹp thiên nhiên. + Động viên HS cố gắng học tập âm nhạc và tìm nghe những sáng tác của Bét-tô-ven. 4.: Củng cố - dặn dò - Nhận xét giờ học - Dặn dò HS về nhà ôn lại bài IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY. TUẦN 29 TIẾT 29: ÔN TẬP TĐN SỐ 7 VÀ SỐ 8. NGHE NHẠC Ngàydạy 3-7//4/2017. I. MỤC TIÊU Hs biết hát lại những bài đã học , đúng lời ca , hát theo giai điệu . Biết hát và kết hợp vỗ tay , vận động phụ họa đơn giản ( hs năng khiếu ) HS yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Nhạc cụ quen dùng. - Đàn giai điệu bài TĐN số 7, số 8. - Đàn thành thạo các bài hát đa dạy để cho hs hát ôn . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Khởi động - HS chào – hát - Nhắc nhở HS tư thế ngồi học.
<span class='text_page_counter'>(56)</span> 2. Kiểm tra bài cũ: hát cá nhân bài đã học 3. Bài mới + Trình bày bài Tre ngà bên Lăng Bác hát kết hợp vận động theo nhạc. - Tổ 3: + Trình bày bài Con chim hay hót hát kết hợp gõ đệm + Trình bày bài Em vẫn nhớ trường xưa hát kết hợp vận động theo nhạc. - Tổ 4: + Trình bày bài Những bông hoa những bài ca hát kết hợp gõ đệm. - HS biểu diễn Hoạt động 2 * Biểu diễn các bài hát, GV điều khiển, đệm đàn. - Biểu diễn bài hát theo trình tự + Reo vang bình minh + Hãy giữ cho em bầu trời xanh + Con chim hay hót - HS thực hiện + Những bông hoa những bài ca + Ước mơ Hs hát ôn và vỗ đệm + Tre ngà bên Lăng Bác + Em vẫn nhớ trường xưa - GV yêu cầu mỗi tổ cử HS giới thiệu tiết mục. 4. Củng cồ - dặn dò Gv cho hs hát ôn lại một vài bài hát kết hợp vỗ theo phách . - Nhận xét giờ học - Dặn dò HS về nhà học bài IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY.
<span class='text_page_counter'>(57)</span> TUẦN 30 TIẾT 30: HỌC HÁT BÀI – DÀN ĐỒNG CA MÙA HẠ Ngàydạy 10-14/4/2017. I. MỤC TIÊU - HS hát theo giai điệu bài Dàn đồng ca mùa hạ và đúng lời ca . - HS trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp và theo phách. - Góp phần giáo dục HS biết yêu quý và bào vệ thiên nhiên. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Nhạc cụ quen dùng, náy nghe, băng nhạc. - Tranh ảnh minh họa - Tập đệm đàn và hát bài hát Dàn đồng ca mùa hạ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Khởi động - HS chào – hát.
<span class='text_page_counter'>(58)</span> - Nhắc nhở HS tư thế ngồi học 2. Kiểm tra bài cũ: đọc nhạc bài số 7, số 8 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN Hoạt động 1 Học hát bài Dàn đồng ca mùa hạ * Giới thiệu bài hát - GV giới thiệu tranh minh hoạ - GV thuyết trình: Từ bài thơ của tác giả Nguyễn Minh Nguyên, nhạc sĩ Lê Minh Châu đã phổ thơ, tạo nên bài hát Dàn đồng ca màu hạ. Bài hát có nhịp điệu sôi nổi, vui tươi nhưng cũng rất tha thiết, trong sáng. Bài hát được bình chọn làmột trong số 50 ca khúc hay nhất thế kỷ 20. Hoạt động 2 * Đọc lời ca * Nghe hát mẫu - GV hỏi HS nói cảm nhận ban đầu về bài hát * Khởi động giọng * Tập hát từng câu - GV chỉ định HS khá hát mẫu. - GV hướng dẫn cả lớp hát, GV lắng nghe để phát hiện chỗ sai rồi hướng dẫn HS sửa lại. GV hát những chỗ cần thiết . * Hát cả bài - GV đàn, HS hát cả bài. - GV hướng dẫn HS tiếp tục sửa những chỗ còn chưa đạt, thực hiện đúng trường độ có đảo phách và những tiếng hát luyến trong bài. - GV yêu cầu HS trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp. - GV hướng dẫn HS tập hát đúng nhịp độ. Thể hiện sắc thái vui tươi, trong sáng. * Củng cố, kiểm tra - GV hỏi HS bài hát có hình ảnh nào, âm thanh nào em thấy quen thuộc? - Em thích câu hát nào, nét nhạc nào, hình ảnh nào trong bài hát? - GV chỉ định HS trình bày bài hát theo nhóm, hát kết hợp gõ đệm theo nhịp. - GV dặn dò HS học thuộc bài hát. - Cả lớp trình bày bài hát kết hợp gõ đệm. 4. Củng cố -dặn dò. HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH. - HS theo dõi. - 1-2 HS nói cảm nhận - 1-2 HS thực hiện - HS sửa chỗ sai. - HS hát cả bài - HS sửa chỗ sai - HS hát, gõ đệm - HS thực hiện - HS trả lời. - HS xung phong.
<span class='text_page_counter'>(59)</span> - Nhận xét giờ học - Dặn dò HS về nhà ôn lại bài IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY. TUẦN 31. TIẾT 31: ÔN TẬP BÀI HÁT- DÀN ĐỒNG CA MÙA HẠ NGHE NHẠC Ngàydạy 17-21//4/2017. I. MỤC TIÊU - HS thuộc lời ca, thể hiện sắc thái rộn ràng, trong sáng của bài hát. - HS tập hát kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc. Trình bày bài hát theo hình thức tốp ca( hs năng khiếu ) - HS nghe bài hát Em đi giữa biển vàng, nhạc Bùi Đình Thảo, lời Nguyễn Khoa Đăng – Bùi Đình Thảo. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Nhạc cụ quen dùng - Tập hát bài hát kết hợp gõđệm với hai âm sắc và vận động theo nhạc - Đàn giai điệu, đệm đàn và hát III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 1. Khởi động - HS chào - hát - Nhắc nhở HS tư thế ngồi học 2. Kiểm tra bài cũ: cá nhân hát bài hát đã học 3. Bài mới.
<span class='text_page_counter'>(60)</span> HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN * Giới thiệu bài Hoạt động 1: Ôn tập bài hát - Dàn đồng ca mùa hạ - GV hướng dẫn HS hát bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp. Sửa lại những chỗ hát sai, thể hiện sừ rộn ràng, trong sáng của bài hát. - GV chỉ định từng tổ, cá nhân trình bày bài hát. - GV hướng dẫn HS trình bày bài hát bằng cách hát có lĩnh xướng, đối đáp, đồng ca kết hợp gõ đệm. - GV hướng dẫn HS hát kết hợp vận động theo nhạc + 2-3 HS làm mẫu + Cả lớp tập hát kết hợp vận động - GV chỉ định trình bày bài hát theo nhóm, hát kết hợp gõ đệm và động theo nhịp. Hoạt động 2: Nghe nhạc – Em đi giữa biển vàng - GV thực hiện giới thiệu bài hát: Bài hát là một trong số 50 ca khúc hay nhất thế kỉ 20. Bài hát được nhạc sĩ Bùi Đình Thảo phổ từ bài thơ của tác giả Nguyễn Khoa Đăng. Bài hát có giai điệu mềm mại, uyển chuyển, miêu tả rất sinh động về hình ảnh thanh bình, của cánh đồng lúa quê hương. - GV điều khiển nghe lần thứ nhất: mở băng đĩa nhạc. - GV hỏi trao đổi về bài hát + HS nói cảm nhận về bài hát + HS nói về những hình ảnh đẹp trong bài hát. + HS diễn tả lại một nét nhạc. - GV hướng dẫn nghe lần thứ hai: HS có thể nghe nhạc kết hợp với các hoạt động: hát hoà theo, vẽ tranh diễn tả cảm nhận về bản nhạc, vận động theo nhạc như đu đưa, lắc lư, nhún nhảy, múa, gõ nhịp … 4. Củng cố - dặn dò - Nhận xét giờ học - Dặn dò học sinh về nhà ôn bài IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY. HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - HS thực hiện - HS trình bày - HS thực hiện - HS hát,vận động - 5-6 HS trình bày - HS theo dõi. - HS nghe bài hát - HS trả lời. - HS nghe nhạc, hoạt động.
<span class='text_page_counter'>(61)</span> TUẦN 32. TIẾT 33: HỌC HÁT BÀI TỰ CHỌN- ĐẤT NƯỚC TƯƠI ĐẸP SAO Ngàydạy 24 - 28/4/2017. I. MỤC TIÊU - HS hát theo giai điệu bài hát tự chọn. Các em có thêm hiểu biết về những bài hát mới - Trình bày bài hát theo nhóm kết hợp gõ đệm hoặc vận động theo nhạc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Nhạc cụ quen dùng - Tập đàn giai điệu và đệm cho bài hát tự chọn - Tập trình bày bài hátkết hợp gõđệm, vận đông theo nhạc hoặc tổ chức trò chơi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Khởi động - HS chào - hát - Nhắc nhở HS tư thế ngồi học 2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra trong quá trình học 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN. HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH.
<span class='text_page_counter'>(62)</span> * Giới thiệu bài Hoạt động 1: Học hát ( Bài hát tự chọn). * Học bài hát: Đất nước tươi đẹp sao - GV thựchiện giới thiệu tên, xuất sứ của bài hát . - GV yêu cầu HS tìm hiểu nội dung (hoặc chép lời) bài hát. - GV hướng dẫn HS học theo các bước thông thường, lưu ý hát đúng chỗ khó, thể hiện sắc thái tình cảm của bài. Hoạt động 2 * Trình bày bài hát - GV hướng dẫn HS hát kết hợp các hoạt động như gõ đệm, vận động theo nhạc oặc tổ chức trò chơi. - GV chỉ định HS trình bày bài hát theo tổ,nhóm, cá nhân.. - HS theo dõi - HS thực hiện - HS hát - HS hát kết hợp hoạt động - HS thực hiện. 4. Củng cố - dặn dò - Nhận xét giờ học - Dặn dò HS về nhà ôn lại bài IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY. TUẦN 33. TIẾT 33: ÔN TẬP 2 BÀI HÁT TRE NGÀ BÊN LĂNG BÁC, TIẾNG HÁT TUỔI THƠ ÔN TẬP TĐN SỐ 6 Ngàydạy 1 - 5/5/2017 I. MỤC TIÊU. - HS hát bài Tre ngà bên Lăng Bác, tự chọn kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc. - Trình bày 2 bài hát theo nhóm, cá nhân. - HS đọc nhạc, hát lời bài TĐNsố 6 kết hợp gõ phách và đánh nhịp 2/4. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Nhạc cụ quen dùng - Đàn giai điệu bài TĐN số 6 III. Hoạt động dạy học 1. Khởi động - HS chào – hát - Nhắc nhớ HS tư thế ngồi học 2. Kiểm tra bài cũ: Trong quá trình ôn 3. Bài mới.
<span class='text_page_counter'>(63)</span> HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN * Giới thiệu bài Hoạt động 1: Ôn tập bài hát – Tre ngà bên Lăng Bác - GV hướng dẫn HS hát bài Tre ngà bên Lăng Bác kêt hợp gõ đệm theo phách, GV phân công một tổ gõ đệm nhẹ nhàng. - GV hướng dẫn HS trình bày bài hát bằng cách hát có lĩnh xướng, đồng ca kết hợp gõ đệm. - GV đàn, HS hát kết hợp vận động theo nhạc. Hoạt động 2: Ôn tập bài hát – Tự chọn - GV hướng dẫn HS hát bài Màu Xanh quê hương kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc. - GV hướng dẫn HS hát đối đáp, đồng ca kết hợp gõ đệm Hát lời 2 tương tự - GV chỉ định HS trình bày bài hát theo nhóm, hát kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc. Hoạt động 3: Ôn tập TĐN số 6 - Luyện tập cao độ - GV chỉ định HS gõ lại tiết tấu TĐN số 6 - GV chỉ định nhóm, cá nhân trình bày. - Đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ phách. - GV hướng dẫn HS nửa lớp đọc nhạc và hát lời, nửa lớp gõ phách. Đổi lại phần trình bày. + Cả lớp đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ phách. - GV chỉ định nhóm, cá nhân trình bày. 4. Củng cố - dặn dò - Nhận xét giờ học - Dặn dò HS về nhà ôn lại bài IV. RÚT KINH NGHIỆM. HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - HS thực hiện - HS thực hiện - HS hát, vận động - HS thực hiện - HS thực hiện - 4-5 HS trình bày. - 1-2 HS thực hiện - HS trình bày - HS thực hiện.
<span class='text_page_counter'>(64)</span> TUẦN 34. TIẾT 34: ÔN TẬP KIỂM TRA 2 BÀI HÁT EM VẪN NHỚ TRƯỜNG XƯA, DÀN ĐỒNG CA MÙA HẠ ÔN TẬP TĐN SỐ 8 Ngàydạy 8-12/5/2017. I. MỤC TIÊU - HS hát bài Em vẫn nhớ trường xưa, Dàn đồng ca mùa hạ kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc. - Trình bày 2 bài hát theo nhóm, cá nhân. - HS đọc nhạc, hát lời bài TĐN số 8 kết hợp gõ phách và đánh nhịp ¾. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Nhạc cụ quen dùng. - Đàn giai điệu bài TĐN số 8 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Khởi động - HS chào - hát - Nhắc nhở HS tư thế ngồi học 2. Kiểm tra bài cũ: trong quá trình ôn 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH * Giới thiệu bài Hoạt động 1: Ôn tập bài hát – Em vẫn nhớ trường - HS thực hiện xưa.
<span class='text_page_counter'>(65)</span> - GV hướng dẫn HS hát bài Em vẫn nhớ trường xưa kết hợp gõ đệm: Đọan 1 gõ đệm theo phách, đoạn 2 gõ với 2 âm sắc. Thể hiện sắc thái vui tươi, tha thiết của bài hát. - GV hướng dẫn HS hát bằng cách hát nối tiếp, đồng ca kết hợp gõ đệm. - GV yêu cầu HS hát kết hợp vận động theo nhạc - GV chỉ định trình bày bài hát theo nhóm, hát kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc. Hoạt động 2: Ôn tập bài hát – Dàn đồng ca mùa hạ - GV hướng dẫn HS hát bài Dàn đồng ca mùa hạ kết hợp gõ đệm theo nhịp. - GV chỉ định từng tổ trình bày bài hát + Cá nhân trình bày bài hát. - GV hướng dẫn HS trình bày bài hát bằng cách hát có lĩnh xướng, đối đáp, đồng ca kết hợp gõ đệm. - HS hát kết hợp vận động theo nhạc + 2-3 HS làm mẫu. + Từng tổ hát kết hợp vận động. - GV chỉ định trình bày bài hát theo nhóm, kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc. Hoạt động 3: ôn tập TĐN số 8 -Luyện tập cao độ - Đọc nhạc, hát lời kêt hợp luyện tiết tấu - GV chỉ định Hs đọc tiết tấu kết hợp gõ phách bài TĐN số 8. - GV chỉ định nhóm, cá nhân trình bày - Đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ phách. - GV yêu cầu : + Nửa lớp đọc nhạc và hát lời, nửa lớp gõ phách. Đổi lại phần trình bày. + Cả lớp đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ phách. - GV chỉ định nhóm, cá nhân trình bày. 4. Củng cố - dặn dò - Nhận xét giờ học - Dặn dò HS về nhà ôn lại bài IV. RÚT KINH NGHIỆM. - HS thực hiện - HS thực hiện - 5-6 HS trình bày - HS thực hiện. - HS thực hiện. - 4-5 HS trình bày. - 1-2 HS thực hiện - HS thực hiện - HS thực hiện - HS thực hiện. - HS trình bày.
<span class='text_page_counter'>(66)</span> TUẦN 35. TIẾT 35: TẬP BIỂU DIỄN CÁC BÀI HÁT Ngàydạy 15-19/5/2017. I. MỤC TIÊU - HS trình bày nhũng bài hát đã học theo hình thức tốp ca, tam ca, song ca, đơn ca. - HS hát kết hợp vận động theo nhạc hoặc múa phụ hoạ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Nhạc cụ quen dùng - Phân công các nhóm trình bày bài hát đãhọc - Chỉ định Hs dẫn chương trình. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 1. Khởi động Nhắc nhở HS tư thế ngồi học 2. Kiểm tra bài cũ: trong quá trình ôn 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HỌAT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1 : Tập biểu diễn các bài hát - HS chuẩn bị * Phân công tiết mục - Tổ 1: + Trình bày bài hát Reo vang bình minh: hát kết hợp gõ đệm. + Trình bày bài Ước mơ: hát kết hợp vận động theo nhạc - Tổ 2: + Trình bày bài Hãy giữ cho em bầu trời xanh: hát.
<span class='text_page_counter'>(67)</span> kết hợp gõ đệm. + Trình bày bài Tre ngà bên Lăng Bác hát kết hợp vận động theo nhạc. - Tổ 3: + Trình bày bài Con chim hay hót hát kết hợp gõ đệm + Trình bày bài Em vẫn nhớ trường xưa hát kết hợp vận động theo nhạc. - Tổ 4: + Trình bày bài Những bông hoa những bài ca hát kết hợp gõ đệm. + Trình bày bài Dàn đồng ca mùa hạ hát kết hợp vận động theo nhạc. - HS biểu diễn Hoạt động 2 * Biểu diễn các bài hát, GV điều khiển, đệm đàn. - Biểu diễn bài hát theo trình tự + Reo vang bình minh + Hãy giữ cho em bầu trời xanh + Con chim hay hót + Những bông hoa những bài ca + Ước mơ - HS thực hiện + Tre ngà bên Lăng Bác + Em vẫn nhớ trường xưa + Dàn đông ca mùa hạ - GV yêu cầu mỗi tổ cử HS giới thiệu tiết mục 4. Củng cố - dặn dò - Nhận xét giờ học - Dặn dò HS về nhà ôn lại bài IV. RÚT KINH NGHIẸM.
<span class='text_page_counter'>(68)</span>