Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Buoi hoc cuoi cung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.82 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>BUỔI HỌC CUỐI CÙNG (Chuyện của một em bé người An-dát) An-phông-xơ Đô-đê I.MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Giúp HS: - Nắm được cốt truyện, nhân vật, PTBĐ, bố cục văn bản và bước đầu cảm nhận được thái độ của bé Phơ-răng đối với việc học tiếng Pháp. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản văn học nước ngoài. 3. Thái độ: GDHS ý thức trau dồi rèn luyện kiến thức, kĩ năng; Hình thành lòng yêu nước, niềm tự hào dân tôc, yêu tiếng mẹ đẻ ở học sinh. II. CHUẨN BỊ 1. Giaó viên: Nghiên cứu bài, soạn bài. 2. HS: Chuẩn bị bài ở nhà. III. TIẾN TRÌNH 1. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: Câu hỏi: Em hãy liệt kê những văn bản thuộc thể loại truyện hiện đại Việt Nam đã học trong chương trình NV6, kì 2. 2. Bài mới: *)GV dẫn vào bài: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...”. Đó là một chân lí được nêu lên qua lời của thầy giáo Ha-men trong câu chuyện Buổi học cuối cùng. Chân lí đó đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói dân tộc, yêu tiếng mẹ đẻ. Vậy ... Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Tìm hiểu chung - GV hướng dẫn HS tìm hiểu về tác giả và đọc 1. Tác giả: (sgk) tác phẩm. - GV trình chiếu chân dung t/g và các tp tiêu biểu của ông. ? Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh nào?Bối 2. Tác phẩm: cảnh diễn ra câu chuyện ntn? a) Hoàn cảnh ra đời: ? Câu chuyện của thầy trò Phơ-răng diễn ra trong hoàn cảnh nào? Từ đó, em hiểu thế nào về tên truyện Buổi học cuối cùng? - Câu chuyện của thầy trò Phơ-răng diễn ra trong hoàn cảnh: Vùng An-dát của nước Pháp rơi vào tay Đức, do đó trẻ em sẽ không còn được học tiếng mẹ đẻ. Đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng của thầy và trò vùng An-dát. Tên truyện.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> cho thấy đây là buổi học cuối cùng về ngôn ngữ dân tộc Pháp: Buổi học cuối cùng của thầy trò Phơ-răng, và buổi dạy cuối cùng của thầy Hamen chứ không phải buổi học cuối cùng của một năm học. - HS trả lời. GV nhận xét. -GV bổ trợ kiến thức về “Phổ”, chỉ rõ trên bản đồ HC nước Pháp. Chỉ rõ vị trí của Andat và Lo-ren Nước Phổ phát triển rực rỡ nhất trong thế kỉ 18 và thế kỷ 19. Trong suốt thế kỉ thứ 18, dưới triều vua Friedrich II Đại đế (1740 – 1786), Phổ vươn lên đứng trong hàng ngũ các đại đế quốc châu Âu. trở thnh Đế chế Đức (Deutsches Reich) vào năm 1871. Hiện nay, "Phổ" chỉ còn được sử dụng giới hạn trong các lĩnh vực lịch sử, địa lý, hoặc văn hóa.. - GV hướng dẫn HS đọc lại một phần vb. Chú ý: Đọc diễn cảm theo giọng điệu của người kể, nhịp điệu lời văn biến đổi theo cái nhìn và tâm trạng của chú bé Phơ-răng. ? Tóm tắt văn bản? - Chiếu phần tóm tắt: Câu chuyện kể về một buổi sáng - như thường lệ, cậu bé Phrăng đến lớp. Dọc đường cậu thấy có những điều khác hẳn mọi hôm. Phrăng vào lớp càng thấy ngạc nhiên hơn. Thầy Ha-men ăn mặc tề chỉnh như trong ngày lễ. Thầy không quở mắng mà còn nói với Phrăng bằng giọng dịu dàng. Không khí trong lớp trang trọng. Cuối lớp có cụ già Hô-de, bác phát thư và nhiều người khác. Hoá ra đó là buổi học tiếng Pháp cuối cùng. Phrăng ân hận vì mình đã không thuộc bài - nhất là khi thầy Ha-men giảng bài học cuối cùng thật xúc động. Kết thúc buổi học thầy Hamen viết lên bảng dòng chữ thể hiện lòng yêu nước của mọi người: "Nước Pháp muôn năm". - HD HS tìm hiểu từ khó. ? Vb là một truyện ngắn hiện đại, em hãy xác định nhân vật chính của truyện ngắn này? Cho biết chuyện được kể theo lời của nhân vật nào? Thuộc ngôi thứ mấy? Tác dụng của việc sử dụng ngôi kể đó? Truyện còn có nhân vật nào nữa? Trong số đó, ai gây cho e ấn tượng nổi bật nhất? - Truyện được kể từ ngôi thứ nhất, qua lời của chú bé Phơ-răng, một học trò trong buổi học cuối cùng đầy xúc động ấy. Cách kể tạo ấn. b) Đọc, tóm tắt, từ khó:. c) Nhân vật và ngôi kể - Nhân vật chính: Phơ-răng, thầy Hamen - Ngôi kể: thứ nhất (theo lời của Phơrăng)..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> tượng về một câu chuyện có thực; thuận lợi để nhân vật tự biểu hiện tâm trạng, ý nghĩ của mình. T/g đã lựa chọn được điểm nhìn và ngôi kể phù hợp. ? Xác định PTBĐ của văn bản? Vì sao em lại xác định như thế? ? Xác định bố cục của văn bản? - GV chiếu giới hạn của các phần văn bản, yêu cầu HS nêu nội dung của các phần.. d) PTBĐ: Tự sự (nhân vật, sự việc, ngôi kể, ...) + Miêu tả (cảnh, người) e) Bố cục: 3 phần: - Phơ-răng trên đường tới trường - Diễn biến buổi học cuối cùng - Giờ học kết thúc và hành động đột ngột của thầy Ha-men. Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết - Diễn biến tâm trạng của chú bé Phơ-răng thể 1. Diễn biến tâm trang nhân vật Phơhiện xuyên suốt toàn văn bản. răng ? Trước buổi học, tâm trạng của Phơ-răng như *) Trước buổi học thế nào? - Lo lắng, sợ hãi vì đã trễ giờ học, -GV chiếu đoạn văn (1) không thuộc bài về phân từ. - HS suy nghĩ, trả lời; GV nhận xét. - Có ý nghĩ trốn học để rong chơi; - Bị hấp dẫn, thu hút bởi cảnh thiên nhiên - Cưỡng lại được và chạy vội đến trường. ? Qua những chi tiết đó, em cảm nhận như thế => Lười học, ham chơi, nhút nhát nào về em bé Phơ-răng? nhưng khá trung thực, hồn nhiền, đáng - GV: Đáng yêu không phải vì.. yêu. ? Trên đường tới trường, Phơ-răng nhận ra điều *) Quang cảnh trên đường đến trường, gì khác lạ? Sân trường hôm nay có gì khác? quang cảnh ở trường: Trong lớp có những ai? Thầy Ha-men có mắng => Ngạc nhiên vì những điều khác lạ. Phơ-răng vì đến muộn không? Chiếu các đv - Trên đường: nhiều người tập trung trước bảng cáo thị; - Trường yên tĩnh, trang nghiêm khác thường. - Trong lớp: thầy không quở trách mà rất nhẹ nhàng, dịu dàng; có thêm cụ Hoode, bác phát thư và các cụ già trong làng. - GV: Những điều đó báo hiệu đây là buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng như là điều được niêm yết ở trụ sở xã. 3. Củng cố, luyện tập: 4. Hướng dẫn học bài: Xác định các sự việc 5. Rút kinh nghiệm giờ dạy :.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> ...................................................................................................................................... HỆ THỐNG CÂU HỎI.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×