Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

Ngu van 6 Phat trien nang luc hoc sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.41 KB, 48 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: 11/08/2017 Ngày dạy: 14/08/2017 TUẦN 1 Tiết 1 – Bài 1 ( Hướng dẫn đọc thêm) Văn bản: CON RỒNG CHÁU TIÊN (Truyền thuyết) I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: Học sinh: - Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết. - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu -Bóng dáng lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm văn học dân gian thời kì dựng nước. 2.Kĩ năng: - Đọc diễn cảm văn bản truyền thuyết. -Nhận ra những sự việc chính và những chi tiết tưởng tượng kì ảo tiêu biểu trong truyện 3. Thái độ: Giáo dục hs tình yêu và niềm tự hào đối với nguồn gốc của dân tộc… 4. Định hướng phát triển năng lực: Giúp học sinh phát triển một số năng lực: - Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo. - Năng lực xã hội: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. - Năng lực công cụ: Năng lực sử dụng ngôn ngữ 5.Tích hợp: - Môn Lịch sử, địa l - Tích hợp truyền thống yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc và tinh thần đoàn kết ( trong chiến tranh, khi thiên tai…) II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên: - Phương pháp: Nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, bình, hợp tác nhóm. - DĐH: Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo, đồ dùng trợ giảng 2. Học sinh: SGK, vở ghi, vở bài tập, đồ dùng học tập III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định tổ chức lớp:1’ Kiểm diện sĩ số học sinh.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 2. Kiểm tra bài cũ: 1’ GV kt sự chuẩn bị sách vở đầu năm của HS . 3. Bài mới: Giới thiệu vào bài: 1’ Mỗi con người chúng ta đều thuộc về một dân tộc. Mỗi dân tộc lại có nguồn gốc riêng của mình gửi gắm trong những thần thoại, truyền thuyết kì diệu. Dân tộc Kinh (Việt) chúng ta đời đời sinh sống trên giải đất hẹp hình chữ S bên bờ biển Đông, bắt nguồn từ một truyền thuyết xa xăm, huyền ảo: “ Con Rồng, Cháu Tiên”. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt PTNL *HĐ 1: Hướng dẫn hs đọc, tìm hiểu I. ĐỌC – TÌM HIỂU chung. (10’) CHUNG GV: Hướng dẫn học sinh đọc văn bản: 1. Đọc, kể tóm tắt văn bản Đọc rõ ràng, rành mạch, nhấn giọng ở Năng những chi tiết kỳ lạ phi thường. lực giao GV: Đọc mẫu một đoạn: “Từ đầu - > tiếp Long Trang”. Sau đó gọi hs đọc. Tiếng HS1: Đọc từ: “Ít lâu sau - > Lên Việt đường”. HS2: Đọc nốt phần còn lại. GV: cho học sinh nhận xét giọng đọc của bạn (?) Hãy kể tóm tắt truyện từ 5 – 7 câu? HS: Kể tóm tắt. Xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân. Trong một lần lên cạn giúp dân diệt trừ yêu quái, Lạc Long Quân đã gặp và kết duyên cùng nàng Âu Cơ vốn thuộc dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc. Sau đó Âu Cơ có mang và đẻ ra cái bọc một trăm trứng. bọc trứng nở ra một trăm người con. Vì Lạc Long Quân không quen sống trên cạn nên họ đã chia nhau người lên rừng, kẻ xuống biển, mỗi người mang theo năm mươi con của mình. Người con trưởng theo Âu Cơ, được lên làm vua, xưng là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> nước là Văn Lang. Khi vua cha chết thì truyền ngôi cho con trưởng, từ đó về sau, cứ cha truyền con nối đến mười tám đời, đều lấy hiệu là Hùng Vương. GV: Nhận xét, bổ sung GV: Cho hs đọc chú thích (*) SGK trang 7 (?) Truyền thuyết là gì? HS: (trả lời). GV: (Mở rộng) Truyền thuyết là kột thể tài truyện kể truyền miệng, nằm trong loại hình tự sự dân gian; nội dung cốt truyện của nó là kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử thời hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân; biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng những yếu tố hư ảo, thần kì như cổ tích và thần thoại; nó khác cổ tích ở chỗ không nhằm phản ánh xung đột gia đình, sinh hoạt xã hội và số phận cá nhân mà thường phản ánh những vấn đề thuộc phạm vi quốc gia, dân tộc lớn; nó khác thần thoại ở chỗ nhào nặn tự nhiên và xã hội trên cơ sở sự thật lịch sử cụ thể chứ không phải hoàn toàn trong trí tưởng tưởng và bằng trí tưởng tượng. ? Giải nghĩa một số từ:Ngư tinh, thủy cung, thần nông... HS: Dựa vào chú thích SGK trang 7-8 để giải thích. (?) Truyện con Rồng cháu Tiên ra đời trong thời kỳ nào? HS: CRCT thuộc nhóm các tác phẩm truyện truyền thuyết thời đại Hùng Vương, giai đoạn đầu (?) Văn bản thuộc thể loại nào?. 2. Tìm hiểu chú thích.. Năng * Truyền thuyết: lực giao - Là loại truyện dân gian kể về tiếp các nhân vật, sự kiện có liên Tiếng quan đến lịch sử thời quá khứ, Việt, thường có yếu tố tưởng tượng năng kỳ ảo. lực giải - Truyền thuyết thể hiện thái quyết độ và cách đánh giá của nhân vấn đề. dân đối với sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.. Năng.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> HS: Trả lời 2. Thể loại – phương thức (?) Cho biết phương thức biểu đạt - Thể loại: truyền thuyết chính của truyện?Ngôi kể? Nhân vật? (?) Theo em truyện có thể chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần? HS: - P1 từ đầu - > Long Trang: Giới thiệu Lạc Long Quân và Âu Cơ. - P2 tiếp - > lên đường: Chuyện Âu Cơ sinh nở kỳ lạ và LLQ, ÂC chia con. - P3 còn lại: Giải thích nguồn gốc Con Rồng, cháu Tiên. GV: Nhận xét, dẫn dắt chuyển ý. *Hoạt động 2: Hướng dẫn hs tìm hiểu chi tiết văn bản. (20’) (?) LLQ và ÂC được giới thiệu ntn? (Nguồn gốc, hình dáng, tài năng) LLQ: -Nguồn gôc: Thần -Hình dáng: mình rồng ở dưới nước -Tài năng: nhiều phép lạ, giúp dân diệt trừ yêu quái. Âu Cơ: -Nguồn gốc: Tiên -Hình dáng: xinh đẹp tuyệt trần. (?) Em có nhận xét gì về chi tiết miêu tả LLQ và ÂC? -Tưởng tượng phong phú -LLQ là một vị thần (thần thoại), mang phẩm chất như con người: đức đọ, thương dân, yêu ghét… (lịch sử hóa) * thảo luận nhóm (?) Tại sao tác giả dân gian không tưởng tượng LLQ và Âu Cơ có nguồn gốc từ các loài vật khác mà tưởng tượng LLQ nòi rồng, Âu Cơ dòng dõi tiên? Điều đó có ý nghĩa gì? HS: thảo luận nhóm và trình bày GV: Nhận xét, bình:. lực giải quyết vấn đề.. - PTBĐ chính: Tự sự. 3. Bố cục: 3 phần (Sơ đồ bố cục bảng phụ). Năng II. ĐỌC- TÌM HIỂU CHI lực giải TIẾT. quyết 1. Giới thiệu Lạc Long Quân vấn đề, và Âu Cơ. năng lực cảm -LLQ: Có nguồn gốc thần thụ rồng, dòng dõi cao quý, có tài thẩm năng đức độ, thương dân, căm mĩ. ghét kẻ ác. -Âu Cơ: Thuộc họ Thần Nông (Tiên), dòng dõi cao quý, xinh đẹp, thích du ngoạn, yêu cái đẹp..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Việc tưởng tượng LLQ và ÂC có dòng dõi Tiên - Rồng mang ý nghĩa thật sâu sắc. Bởi rồng là một trong 4 con vật thuộc nhóm linh mà nhân dân ta tôn sung và thờ cúng. Còn nói đến tiên là nói đến vẻ đẹp toàn mỹ không gì sánh được. Tưởng tượng LLQ và Âu Cơ nòi giống rồng tiên phải chăng tác giả dân gian muốn ca ngợi nguồn gốc cao quý và hơn thế nữa muốn thần kỳ hóa, linh thiêng hóa nguồn gốc giống nòi của dân tộc ta. (?) Vậy qua chi tiết trên, em thấy hình tượng Lac Long Quân và Âu Cơ hiện lên ntn? (?) Hai người kết duyên có gì lạ? Thần rồng (dưới nước), Tiên nữ (núi cao)=> chung sống vợ chồng nơi cung điện. GV: Cuộc hôn nhân của họ là sự kết tinh những gì đẹp đẽ nhất của con người, thiên nhiên, sông núi GV: dẫn dắt chuyển ý. (?) Âu Cơ sinh nở có gì kỳ lạ? Sinh bọc trăm trứng, nở trăm con, đẹp đẽ, khôi ngô, không cần bú mớm, lớn nhanh như thổi.. ? Việc đó có ý nghĩa gì? HS: Trả lời GV bình: chi tiết lạ mang tính chất hoang đường nhưng rất thú vị và giàu ý nghĩa. Nó bắt nguồn từ thực tế rồng, rắn đều đẻ trứng, Tiên (chim) cũng đẻ. => Đẹp kỳ lạ, lớn lao với nguồn gốc vô cùng cao quý.. Cuộc hôn nhân của họ là sự kết tinh những gì đẹp đẻ nhất của con người, thiên nhiên, sông núi. 2.Việc sinh nở kỳ lạ, việc chia con của LLQ và ÂC *Âu cơ sinh nở kỳ lạ: Sinh bọc trăm trứng, nở trăm con, đẹp đẽ, khôi ngô, không cần bú mớm, lớn nhanh như thổi.. Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực cảm thụ thẩm mĩ.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> trứng. Tất cả mọi người Việt Nam chúng ta đều sinh ra trong cùng một bọc trứng (đồng bào) của mẹ Âu Cơ. Dân tộc VN chúng ta vốn khỏe mạnh, cường tráng, đẹp đẽ, phát triển => Nhấn mạnh sự gắn bó, keo sơn, thể hiện ý nguyện đoàn kết giữa các cộng đồng người Việt. -> Chi tiết tưởng tượng sáng tạo diệu kỳ, nhấn mạnh sự gắn bó keo sơn, thể hiện ý nguyện (?) Em hãy quan sát bức tranh trong đoàn kết giữa các cộng đồng SGK và cho biết tranh minh họa cảnh người Việt. gì? (?) LLQ và Âu Cơ chia con như thế *Âu Cơ và LLQ chia con. nào? - 50 người con xuống biển - 50 người con lên núi (?) Việc chia tay thể hiện ý nguyện gì - 50 người con xuống biển - 50 người con lên núi + Phản ánh nhu cầu phát triển dân tộc: làm ăn, mở rộng và giữ vững đất đai. *Thảo luận nhóm: +_ Thể hiện ý nguyện đoàn (?) Bằng sự hiểu biết của em về lịch kết, thống nhất dân tộc. sử chống ngoại xâm và công cuộc xây dựng đất nước, em thấy lời dặn của thần sau này có được con cháu thực hiện không? HS: (thảo luận) GV: (bình) => Mọi người ở mọi vùng đất Lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và nước đều có chung một nguồn giữ nước của dân tộc ta đã chứng minh gốc, ý chí và sức mạnh. hung hồn điều đó. Mỗi khi tổ quốc bị lâm nguy, nhân dân ta bất kể già, trẻ, gái trai, từ miền ngược đến miền xuôi, từ miền biển đến miền rừng núi xa xôi. Năng lực hợp tác..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> đồng lòng kề vai, sát cánh đứng dậy đánh đuổi kẻ thù. Khi nhân dân một vùng gặp thiên tai, dich họa, cả nước đều đau xót, nhường cơm xẻ áo, để giúp đỡ vượt qua hoạn nạn. Và ngày nay, mỗi chúng ta ngồi đây cũng đã dâng và sẽ tiếp tục thực hiện lời căn dặn của LLQ xưa kia bằng những việc làm thiết thực. (?) Nhận xét ý nghĩa của chi tiết tưởng tượng kỳ ảo? *Ý nghĩa của chi tiết tưởng tượng kỳ ảo: - Tô đậm tính chất kỳ lạ, lớn lao, đẹp đẽ của các nhân vật, sự kiện. - Thần kỳ, linh thiêng hóa nguồn gốc giống nòi, dân tộc để chúng ta thêm tự hào, ti yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc - Làm tang sức hấp dẫn của (?) Em hãy cho biết, truyện kết thúc tác phẩm. bằng những sự việc nào? 3. Giải thích nguồn gốc con Rồng, cháu Tiên. - Con trưởng lên ngôi vua, lấy hiệu là Hùng Vương, lập kinh đô, đặt tên nước - Giải thích nguồn gốc của người Việt Nam là con Rồng, (?)Việc kết thúc như vậy có ý nghĩa cháu Tiên. gì? -> Cách kết thúc muốn khẳng (?)theo em, cốt lõi sự thật lịch sử định nguồn gốc con Rồng, trong truyện là ở chỗ nào cháu Tiên là có thật. Cốt lõi sự thật lịch sử là mười mấy đời vua Hùng trị vì. Còn một bằng chứng nữa khẳng định sự thật trên đó là lăng tưởng niệm các vua Hùng mà tại đây. Năng lực giao tiếp TV, năng lực cảm thụ thẩm mỹ, năng lực giải quyết vấn đề.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> hang năm vẫn diễn ra một lễ hội rất lớn đó là lễ hội đền Hùng. Lễ hội đó đã trở thành một ngày Quốc giỗ của cả dân tộc, ngày cả nước hành hương về cội nguồn: Dù ai …mùng mười tháng ba *Hoạt động 3: hướng dẫn tổng kết. (5’) (?)Theo em tại sao truyện được gọi là truyền thuyết? Nhận xét nghệ thuật kể chuyện của nhân đân? (?) Truyện có ý nghĩa gì?. III.TỔNG KẾT. 1. Nội dung: Nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quý của người Việt Nam, ý nguyện đoàn kết dân tộc, thống nhất cộng đồng Việt.. 2. Nghệ thuật: GV: chốt, tổng kết Kể chuyện tưởng tượng có Gọi một hs đọc phần ghi nhớ. nhiều chi tiết kỳ ảo *Hoạt động 4: hướng dẫn luyện tập. *Ghi nhớ (SGK trang 8) (5’) ? Học xong truyện Con Rồng, cháu IV. LUYỆN TẬP Tiên, em thích nhất chi tiết nào? Vì sao? HS: Bày tỏ quan điểm ? Kể tên một số truyện tưởng tượng giải thích nguồn gốc dân tộc Việt Nam mà em biết? -Kinh và Ba Na là anh em -Quả bầu mẹ (Khơ me) -Quả trứng to nở ra con người (Mường) 4. Củng cố: (1’) Giáo viên khái quát lại toàn bộ bài 5. Hướng dẫn làm bài tập về nhà: (1’) Đọc – kể lại truyện Đọc kỹ nội dung tìm hiêu Soạn bài: Bánh chưng bánh giầy. Ngày soạn: 12/08/2017. Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực, năng lực giải quyết vấn đề..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Ngày dạy: 15/08/2017 TUẦN 1 Tiết 2 – Bài 1 ( Hướng dẫn tự học) Văn bản: BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY (Truyền thuyết) I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm văn học thuộc thể loại truyền thuyết. - Cốt lõi lịch sử thời kỳ dựng nước của nhân dân ta trong một tác phẩm thuộc nhóm truyền thuyết thời kỳ Hùng Vương. - Cách giải thích của người Việt cổ về một phong tục và quan niệm lao động, đề cao nghề nông – một nét đẹp văn hóa người Việt. - Hiểu nguồn gốc bánh chưng, bánh giầy. 2. Kĩ năng: - Đọc diễn cảm văn bản truyển thuyết . - Nhận ra những sự việc chính của truyện . - Nhận ra một số chi tiết tưởng tượng , kì ảo tiêu biểu của truyện. 3. Thái độ: Thể hiện lòng tự hào về trí tuệ dân tộc, về phong tục, tập quán tốt đẹp của người Việt Nam. 4. Định hướng phát triển năng lực: Giúp học sinh phát triển một số năng lực: - Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo. - Năng lực xã hội: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. - Năng lực công cụ: Năng lực sử dụng ngôn ngữ 5.Tích hợp: - Môn Lịch sử, địa, GDCD, VMTL II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 2. Giáo viên: - Phương pháp: Giải quyết vấn đề, vấn đáp, phân tích, bình, hợp tác nhóm. - DĐH: Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo, đồ dùng trợ giảng 2. Học sinh: SGK , vở ghi, vở soạn, vở bài tập, vẽ hoặc sưu tầm tranh ảnh gói bánh chưng, bánh giầy ngày tết. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> 3. Ổn định tổ chức lớp: (1’) Kiểm diện sĩ số học sinh 4. Kiểm tra bài cũ:(3’) ? Em hiểu thế nào là truyền thuyết? Nêu ý nghĩa của truyền thuyết “con Rồng, cháu Tiên”? ?Trong truyện em thích nhất chi tiết nào? Vì sao em thích? 3. Bài mới: (1’) Hằng năm, cứ mỗi khi tết đến, xuân về, nhân dân ta, con cháu của vua Hùng từ miền ngược đến miền xuôi, vùng rừng núi cũng như vùng biển lại nô nức, hồ hởi chở lá rong, xay gạo, giã gạo, gói bánh. Quang cảnh ấy làm sống lại truyền thuyết “bánh chưng, bánh giầy”. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt PTNL Hoạt động 1: Hướng dẫn hs đọc – I. ĐỌC – TÌM HIỂU CHUNG 1. Đọc, kể, chú thích tìm hiểu chung. (10’) Năng lực GV: - hướng dẫn hs đọc giao tiếp - Đọc mẫu một đoạn tiếng HS: Nối nhau đọc văn bản Việt. HS: Nhận xét phần đọc của bạn và đọc lại những chỗ chưa đạt ? Em hãy kể tóm tắt truyện? Hùng Vương về già muốn truyền Năng lực ngôi cho con nào làm vừa ý, nối chí giải quyết nhà vua vấn đề, - Các ông lang đua nhau làm cỗ thật năng lực hậu, riêng Lang Liêu được thần cảm thụ mách bảo, dùng gạo làm hai thứ thẩm mỹ. bánh để dâng vua - Vua cha chọn bánh của Lang Liêu để tế trời đất cùng Tiên Vương và nhường ngôi cho chàng - Từ đó nước ta có tục làm bánh chưng, bánh giầy vào ngày tết ? Giải thích từ: Tổ tiên, phúc ấm, tiên vương HS: giải thích tren cơ sở tìm hiểu các chú thích trong sgk ? Thể loại và phương thức biểu đạt 2. Thể loại, phương thức - Thể loại: Truyền thuyết của truyện? - Phương thức: tự sự ? Truyện kể ở ngôi thứ mấy? Gồm.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> những nhân vật nào? Nhân vật chính là ai? - Ngôi thứ ba - Hùng Vương, các Lang, Lang Liêu, thần… - Lang Liêu là nhân vật chính ? Theo em truyện có thể chia làm mấy phần? Nội dung từng phần?. GV: Nhận xét, dẫn dắt chuyển ý Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc – tìm hiểu chi tiết. (20’) GV: cho hs theo dõi lại phần đầu văn bản ?Em hãy cho biết Hùng Vương muốn chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào? Đất nước bình yên, vua đã cao tuổi. 3. Bố cục văn bản: 3 phần: - Phần 1: từ đầu - > chứng giám: Hùng vương muốn chọn người nối ngôi - Phần 2: tiếp - > nặn hình tròn: Các Lang làm lễ vật - Phần 3: Còn lại: Lang Liêu được chọn nối ngôi II. ĐỌC – TÌM HIỂU CHI TIẾT. 1. Hùng Vương muốn chọn người nối ngôi. - Hoàn cảnh: Đất nước bình yên, vua đã cao tuổi. ? Tiêu chuẩn, hình thức chọn người nối ngôi của vua Hùng là gì? - Không nhất thiết là con trưởng mà - Tiêu chuẩn: Phải tiếp tục được ý chí và sự nghiệp của phải là người thong minh, tài giỏi, tiếp tục được ý chí và sự nghiệp của cha ông. cha ông. - Hình thức: dang lễ hợp ý vua ? Em thử đoán xem, một lễ vật mà hợp ý nhà vua phải là một lễ vật như thế nào? HS: Tự bày tỏ quan điểm GV: Hình thức thử tài các con của Hùng Vương như ông thầy cho các trò đề thi, như đưa ra một câu đố để. Năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực cảm thụ thẩm mỹ.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> tìm người thông minh, tài giỏi nhất, xứng đáng lên làm vua. ? Nhà vua chọn ngày lễ Tiên Vương làm ngày thi tài của các con có ý nghĩa gì? Đề cao phong tục thờ cúng tổ tiên, trời đất của nhân dân ta. GV: cho hs theo dõi đoạn văn tiếp theo ? Sauk hi vua cha đưa ra tiêu chuẩn và hình thức thử thách, các Lang đã làm gì? Đua nhau đi tìm lễ vật quý hiếm ? Việc làm đó của các Lang anh chứng tỏ điều gì? Các Lang anh không hiểu ý vua ? So với các Lang anh, Lang Liêu là người như thế nào? Mồ côi mẹ, nghèo, thật thà, không được vua cha ưu ái… GV: Dẫn: hoàn cảnh của Lang Liêu rất gần với hoàn cảnh của các nhân vật trong truyện cổ tích sau này và thường các nhân vật nghèo, mồ côi, tốt bụng được thần linh giúp đỡ ? Tại sao thần chỉ gợi ý mà không giúp Lang Liêu tạo ra lễ vật? Thần muốn để cho Lang Liêu phải sáng tạo, phát huy tài năng. ? Lang Liêu đã bộc lộ phẩm chất gì khi làm bánh?. GV: nhận xét, chốt lại. ? Thái độ của vua cha như thế nào khi đứng trước lễ vật củacác Lang anh?. = > Đề cao phong tục thờ cúng tổ tiên, trời đất của nhân dân ta. 2. Các Lang làm lễ vật - Các Lang anh:. Không hiểu ý vua cha - Lang Liêu:. Bộc lộ sự thông, minh khéo léo; sự chịu thương, chịu khó; biết trân trọng hạt gạo – mồ hôi, thành quả của người lao động. 3. Lang Liêu được chọn nối ngôi. - Trước lễ vật của các Lang. Năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực cảm thụ thẩm mỹ.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Chỉ liếc mắt nhìn qua ? Tại sao vua lại có thái độ ấy? Với vua những thứ đó chẳng có gì lạ lẫm. Đặc biệt, chúng chỉ là những thứ có sẵn, không chứa đựng một ý nghĩa gì. ? Trước lễ vật của Lang Liê, vua cha có thái độ gì?. ? Cuối cùng nhà vua quyết định chọn ai làm người nối ngôi?. anh: vua chỉ liếc qua.. - Trước lễ vật của Lang Liêu: + Vua ngẫm nghĩ rất lâu về ý nghĩa của bánh +Vua ngẫm nghĩ về tình cảm và nhân cách của Lang Liêu.. Năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực cảm thụ thẩm mỹ. - Vua quyết định chọn Lang Liêu làm người nối ngôi.. ? Em có suy nghĩ gì về quyết định của vua? = > Vua cha quả là sang suốt. GV chốt: Đó là quyết định sang suốt, đúng đắn vì chỉ qua hình tượng bánh chưng và bánh giầy thôi, vua cha đã nhìn thấy được cả một con người với đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp, đủ tiêu chuẩn để thực hiện ý nguyện giữ nước và dựng nước đời đời của các vua Hùng. Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết (3’) ? Em thấy được những đặc sắc nghệ thuật nào từ văn bản bánh chưng, bánh giầy? ? Qua truyền thuyết này em thấy được ý nghĩa gì?. III. TỔNG KẾT 1. Nghệ thuật: - Yếu tố hoang đường xen lẫn cuộc sống đời thường khiến câu chuyện hấp dẫn 2. Nội dung - Giải thích phong tục làm bánh ngày tết cổ truyền - Tư tưởng trọng nông và yêu sức lao động của tổ tiên ta. Năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực cảm thụ thẩm mỹ.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> GV: cho hs đọc ghi nhớ sgk HS: Đọc ghi nhớ GV: chốt lại. Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập IV. LUYỆN TẬP (5’) 1. Tập kể chuyện ? Đóng vai vua Hùng kể lại truyện bánh chưng, bánh giầy? HS: đóng vai – kể Thảo luận nhóm: ? Ý nghĩa của phong tục ngày tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh 2. Ý nghĩa của phong tục giầy? ngày tết nhân dân ta làm Đề cao nghề nông, đề cao sự thờ bánh chưng, bánh giầy kính đất trời và tổ tiên của nhân dân ta. Cha ông ta đã xây dựng phong tục tập quán của mình từ những điều giản dị nhưng rất thiêng liêng, giàu ý nghĩa Quang cảnh ngày tết nhân dân ta gói hai loại bánh còn có ý nghĩa giữ gìn truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc và làm sống lại truyền thuyết : bánh chưng, bánh giầy” ? chỉ ra và phân tích một số chi tiết trong truyện mà em thích nhất 3. Chỉ ra và phân tích một số HS: tự bộc lộ chi tiết trong truyện mà em HS: Nhận xét, bổ sung tích nhất GV: Nhận xét, đánh giá 4. Củng cố: (1’) - tóm tắt lại văn bản - tìm những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo trong truyện, vai trò? - Ý nghĩa của truyền thuyết bánh chưng, bánh giầy 5. Hướng dẫn về nhà (1’) - Nắm vững nội dung bài học - Học thuộc ghi nhớ Soạn bài: Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt Ngày soạn: 14/08/2017 Ngày dạy: 17/08/2017. Năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> TUẦN 1 Tiết 3 – Bài 1 Tiếng Việt TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIỆT I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Nắm được khái niệm từ và cấu tạo từ tiếng Việt. - Đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt. - Các kiểu cấu tạo từ đơn, từ phức; từ ghép, từ láy 2. Kĩ năng: Kỹ năng nhận biết và sử dụng từ tiếng Việt. 3. Thái độ: Chăm chỉ, luôn có tinh thần học hỏi, tìm hiểu về từ và cấu tạo của từ tiếng Việt 4. Năng lực: - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 3. Giáo viên: - Phương pháp: Giải quyết vấn đề, vấn đáp, phân tích, bình, hợp tác nhóm. - DĐH: Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo, đồ dùng trợ giảng. 2. Học sinh: SGK, vở ghi, vở soạn, vở bài tập. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC 5. Ổn định tổ chức lớp: (1’) Kiểm diện sĩ số học sinh 6. Kiểm tra bài cũ: (1’) Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh 3. Bài mới: (1’) Ở tiểu học các em đã được học về tiếng và từ. Tiết học này chúng ta sẽ tìm hiểu sâu thêm về cấu tạo của từ tiếng Việt để giúp các em sử dụng thuần thục từ tiếng Việt. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt PTNL Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu I. KHÁI NIỆM VỀ TỪ Năng lực khái niệm về từ. (10’) 1. Ví dụ giao tiếp GV: Treo bảng phụ đã viết vd Thần/ dạy/ dân/ cách/ trồng Tiếng Việt, ? Câu văn này được trích từ văn trọt/, chăn nuôi/ và/ cách/ ăn năng lực giải bản nào? ở quyết vấn đề Văn bản “Con Rồng, cháu Tiên”. ? Trước mỗi gạch chéo là một từ? - Câu văn trên có 9 từ Em hãy cho biết câu văn trên có.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> mấy từ? Câu văn trên có 9 từ ? Mỗi một con chữ là một tiếng, câu văn trên có bao nhiêu tiếng? Có 12 tiếng. ? Vậy các từ trong câu văn trên có cấu tạo như thế nào? Có từ có một tiếng, có từ có hai tiếng ? Vậy tiếng dùng để làm gì? Tiếng dung để tạo từ ? 9 từ trong vd trên khi kết hợp với nhau có tác dụng gì? Tạo ra câu có ý nghĩa ?Từ dùng để làm gì? Từ dùng để tạo câu ? Khi nào một tiếng có thể coi là một từ? Khi một tiếng có thể tạo câu, tiếng ấy trở thành một từ. ? Từ nhận xét trên em hãy rút ra khái niệm từ là gì?. - 12 tiếng - Có từ chỉ có một tiếng, có từ có hai tiếng + Tiếng dùng để tạo từ. + Từ dùng để tạo câu. Khi một tiếng có thể tạo câu, tiếng ấy trở thành một từ. 2. Kết luận. - > Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để tạo câu GV: Nhấn mạnh khái niệm và cho hs * Ghi nhớ sgk (trang13) đọc ghi nhớ Hoạt đọng 2: Hình thành khái II. TỪ ĐƠN VÀ TỪ niệm từ đơn, từ phức. (10’) PHỨC GV: Treo bảng phụ 1. Ví dụ ? Dựa vào kieensthuwcs đã học ở Từ/ đấy/ nước/ ta/ chăm/ tiểu học, em hãy điền các từ vào nghề/ trồng trọt/ chăn nuôi/ bảng phân loại? và/ có/ tục/ ngày/ tết/ làm/ HS: Lần lượt lên bảng điền vào bảng bánh chưng/ bánh giầy/. phân loại * Điền vào bảng phân loại: - Cột từ đơn: từ, đấy, nước, ta, chăm, nghề, và, có, tục, ngày, tết, làm - Cột từ ghép: chăn nuôi ? Qua việc lập bảng, em hãy nhận - Cột từ láy: trồng trọt xét, từ đơn và từ phức có gì khác 2. Nhận xét nhau? - Từ đơn là từ chỉ có một. Năng lực giao tiếp Tiếng Việt, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sang tạo.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> ? Hai từ phức “trồng trọt” và “chăn nuôi” có gì giống và khác nhau? + Giống: đều là từ phức (gồm hai tiếng) + Khác: - “chăn nuôi” gồm hai tiếng có quan hệ về nghĩa - “Trồng trọt” gồm các tiếng có quan hệ láy âm. ? Vậy từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa được gọi là từ gì?. tiếng - Từ phức là từ gồm 2 tiếng trở lên. - Từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa - > Từ ghép ? Từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng được gọi là gì? - Từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng - > từ láy ? Thế nào là từ đơn, từ phức?Từ phức có mấy loại, đó là những loại nào? HS: Đọc ghi nhớ sgk trang 13 Thảo luận nhóm (5 phút) ? Vẽ sơ đồ phân loại từ vừa học? HS: Thảo luận theo nhóm HS: Treo bảng phụ nhóm, nhận xét GV: Nhận xét, chốt. Hoạt động 3: hướng dẫn luyện tập (20’) Thảo luận nhóm: GV: cho hs làm việc theo nhóm: - Nhóm 1: Bài tập 1 - Nhóm 2: Bài tập 2 - Nhóm 3: Bài tập 3. * Ghi nhớ sgk trang 13. III. LUYỆN TẬP BÀI 1 a. Từ nguồn gốc, con cái: từ ghép b. Từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc: Cội nguồn, gốc gác…. Năng lực giao tiếp Tiếng Việt, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> - Nhóm 4: Bài tập 4. HS: Thảo luận nhóm HS: Trình bày, nhận xét GV: Nhận xét, đánh giá. c. Từ ghép chỉ quan hệ thân sang tạo thuộc: cậu mợ, cô dì, chú cháu, an hem Bài 2 Các khả năng sắp xếp: - Ông bà, cha mẹ, anh chị, cậu mợ - Bác cháu, chị em, dì cháu, cha anh… Bài 3 - Nêu cách chế biến bánh: bánh rán, bánh nướng, bánh hấp, bánh nhúng… - Nêu tên chất liệu làm bánh: bánh nếp, bánh tẻ, bánh gai, bánh khoai, bánh ngô, bánh sắn… - Tính chất của bánh: Bánh dẻo, bánh phồng, bánh xốp… - Hình dáng của bánh: Bánh gối, bánh khúc, bánh quấn thừng… Bài 4 - Miêu tả tiếng khóc của người - Những từ có tác dụng miêu tả đó: nức nở, sụt sịt, rung rức. Bài 4: củng cố (1’) Khái quát toàn bộ nội dung bài dạy. Bài 5: Hướng dẫn về nhà (1’) Học bài, thuộc ghi nhớ. Hoàn thiện bài tập còn lại. Chuẩn bị bài mới: Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt. Ngày soạn: 16/08/2017 Ngày dạy: 19/08/2017 TUẦN 1 Tiết 4 – Bài 1 Tiếng Việt.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> GIAO TIẾP, VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Bước đầu hiểu biết về giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt. - Nắm được mục đích giao tiếp, kiểu văn bản và phương thức biểu đạt. 2. Kĩ năng: - Bước đầu nhận biết về việc lựa chọn phương thức biểu đạt phù hợp với mục đích giao tiếp. - Nhận ra kiểu văn bản ở một văn bản cho trước căn cứ vào phương thức biểu đạt. - Nhận ra tác dụng của việc lựa chọn phương thức biểu đạt ở một đoạn văn cụ thể. 3. Thái độ: Biết ứng dụng phù hợp trong quá trình học. 4. Năng lực: - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 4. Giáo viên: - Phương pháp: Giải quyết vấn đề, vấn đáp, phân tích, bình, hợp tác nhóm. - DĐH: Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo, đồ dùng trợ giảng 2. Học sinh: SGK , vở ghi, vở soạn, vở bài tậpbánh giầy ngày tết. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC: 7. Ổn định tổ chức lớp: (1’) Kiểm diện sĩ số học sinh 8. Kiểm tra bài cũ: (1’) Kiểm tra vở soạn và việc chuẩn bị bài vở của học sinh. 3. Bài mới: (1’) Các em đã được tiếp xúc với một số văn bản ở tiết 1 và 2. Vậy văn bản là gì? Được sử dụng với mục đích giao tiếp như thế nào? Tiết học này sẽ giúp các em giải đáp những thắc mắc đó.. Hoạt động của thầy và trò. Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN VÀ hiểu chung về văn bản và phương. PTNL Năng lực giao tiếp Tiếng.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT. ? Khi đi đường, thấy một việc gì, muốn 1. Văn bản và mục đích cho mẹ biết em làm thế nào? giao tiếp. a. Giao tiếp Dùng lời nói để diễn đạt, kể, tả lại sự việc cho mẹ nghe. thức biểu đạt. (20’). Việt, năng lực giải quyết vấn đề.. ? Đôi lúc rất nhớ bạn thân ở xa mà không thể trò chuyện thì em làm thế nào Viết thư cho bạn. GV: Các em nói và viết như vậy là các em đã dùng phương tiện ngôn ngữ để biểu đạt điều mình muốn nói. Nhờ phương tiện ngôn ngữ mà mẹ hiểu được điều em muốn nói, bạn thân đọc được những tình cảm mà em gửi gắm. Đó chính là giao tiếp. ?Trên cơ sở điều vừa tìm hiểu, em hiểu thế nào là giao tiếp? HS: Tự trình bày GV: chốt: Đó là mối quan hệ hai chiều giữa người truyền đạt và người tiếp nhận.. Giao tiếp là một hoạt động truyền đạt, tiếp nhận một tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn ngữ. ? Việc em đọc báo và xem truyền hình có phải là giao tiếp không? Vì sao? HS: trả lời GV: cho hs quan sát bài ca dao trong sgk. ? Bài ca dao có nội dung gì?. GV: Đây là vấn đề chủ yếu mà cha ông chúng ta muốn gửi gắm qua bài ca dao này. Đó chính là chủ đề của bài ca dao.. Năng lực giao tiếp Tiếng b. Văn bản Việt, năng lực * Vd: giải quyết vấn - Nội dung: Khuyên chúng đề. ta phải có lập trường kiên định..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> ? Bài ca dao được làm theo thể thơ nào ? Hai câu lục bát liên kết với nhau như thế nào? ? Đãbiểu đạt trọn vẹn một ý chưa? Theo em câu ca dao đó đã có thể coi là một văn bản chưa? Bài ca dao là một văn bản: - Có chủ đề thống nhất - Có liên kết mạch lạc và diễn đạt một ý trọn vẹn. GV: Chốt. ? Cho biết bài phát biểu của cô hiệu trưởng trong buổi lễ khai giảng có phải là một văn bản không? Vì sao? Đây là mmotj văn bản vì đó là chuỗi lời nói có chủ đề, có sự liên kết với nội dung: Báo cáo thành tích năm học trước, phương hướng năm học mới. Đó là dạng văn bản nói. ? Bức thư em viết cho bạn có phải là văn bản không? Vì sao? Bức thư là một văn bản vì có chủ đề, có nội dung thống nhất tạo sự liên kết. Đó là dạng văn bản viết. ?Vậy em hiểu thế nào là văn bản?. - Hình thức: + Bài ca dao làm theo thể thơ lục bát. + Vần “ên” - > Có sự liên kết chặt chẽ với nhau. = > Bài ca dao là một văn bản. Văn bản: Là một chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên GV: Cho hs đọc phần ghi nhớ kết mạch lạc, vận dụng (Sgk trang 17) phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích GV: Hướng dẫn hs ghi ví dụ ở mỗi phương thức biểu đạt dựa vào bảng dưới giao tiếp. đây: 2. Kiểu văn bản và Năng lực giao phương thức biểu đạt tiếp Tiếng.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> STT 1 2. Kiểu văn bản, PTBĐ Tự sự Miêu tả. Mục đích giao tiếp Trình bày diễn biến sự việc Tái hiện trạng thái sự vật, con người. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc. Bàn luận: Nêu ý kiến đánh giá.. Việt, năng lực giải quyết vấn đề. Ví dụ. Truyện: Tấm Cám Miêu tả cảnh thiên nhiên Miêu tả cánh sinh hoạt 3 Biểu cảm Viết thư thăm hỏi 4 Nghị luận Tục ngữ: Tay làm… Làm ý nghi luận 5 Thuyết minh Giới thiệu đ. Điểm, t. chất, p. pháp Thuyết minh một thí nghiệm 6 Hành chính Trình bày ý muốn, quyết định nào Đơn từ, báo cáo, thong công vụ đó, thể hiện quyền hạn, trách báo, giấy mời.. nhiệm giữa người và người. GV: treo bảng phụ tình huống. ? Hãy lựa chọn kiểu văn bản và phương thức biểu đạt? - Hai đội bóng đã muốn xin phép… (đơn) - Tường thuật diễn biến… (Tự sự) - Tả lại những pha bóng… (Miêu tả) - Giới thiệu quá trình… (Thuyết minh) - Bày tỏ long… (Biểu cảm) - Bác bỏ ý kiến… (Nghị luận) ? Có mấy kiểu văn bản thường gặp? PTBĐ tương ứng? 6 kiểu văn bản và phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính – công vụ. Mỗi kiểu văn bản có một mục đích giao tiếp riêng. 3. Ghi nhớ: (SGK ? Bài hôm nay chúng ta cần ghi nhớ trang 17) điều gì? GV: Cho hs đọc ghi nhớ.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> GV: Chốt lại Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập (15’) Thảo luận nhóm GV: cho hs thảo luận nhóm - Nhóm 1,2: bài tập 1 - Nhóm 3,4: bài tập 2 HS: thảo luận. II. LUYỆN TẬP Bài tập 1: a. Tự sự b. Miêu tả c. Nghị luận d. Biểu cảm đ. Thuyết minh Bài tập 2: Truyền thuyết “ Con Rống, cháu Tiên” thuộc kiểu văn bản tự sự vì: Các sự việc trong truyện được kể kế tiếp nhau, sự việc này nối tiếp sự việc kia nhằm nêu bật nội dung, ý nghĩa.. Năng lực giao tiếp Tiếng Việt, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác.. 4. Củng cố: (1’) Khái quát lại toàn bộ nội dung bài học 5. Hướng dẫn về nhà (1’) Học bài, thuộc ghi nhớ, hoàn thiện bài tập Làm bài 3, 4, 5 SBT trang 8 Chuẩn bị bài : “ Thánh Gióng”. Ngày soạn: 19/08/2017 Ngày dạy: 22/08/2017 TUẦN 2 Tiết 5 – Bài 2 Văn bản THÁNH GIÓNG (Truyền thuyết) I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm văn học thuộc thể loại truyền thuyết về đề tài giữ nước - Những sự kiện và di tích phản ánh lịch sử đấu tranh giữ nước của ông cha ta được kể trong một tác phẩm truyền thuyết..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> 2. Kĩ năng: - Đọc hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại - Thực hiện thao tác phân tích một vài chi tiết nghệ thuật kỳ ảo trong văn bản - Nắm bắt tác phẩm thông qua hệ thống các sự kiện được kể theo trình tự thời gian. 3. Thái độ: Tự hào về truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc. 4. Năng lực: - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực thẩm mỹ. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 5. Giáo viên: - Phương pháp: Giải quyết vấn đề, vấn đáp, phân tích, bình, hợp tác nhóm. - DĐH: Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo, đồ dùng trợ giảng 2. Học sinh: SGK , vở ghi, vở soạn, vở bài tập, vẽ hoặc sưu tầm tranh ảnh về Thánh Gióng. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm diện sĩ số học sinh 2. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu ý nghĩa truyện bánh chưng, bánh giầy? Kể lại đoạn truyện diễn cảm mà em thích nhất. 3. Bài mới:. Đầu những năm 70, thế kỉ 20, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang sôi sục khắp 2 miền Nam – Bắc VN, nhà thơ Tố Hữu đã làm sống lại hình tượng nhân vật Thánh Gióng qua hai đoạn thơ: “Ôi sức trẻ xưa trai Phù Đổng Vươn vai, lớn bổng dậy ngàn cân Cưỡi lung ngựa sắt bay phun lửa Nhổ bụi tre làng đuổi giặc ân.” Truyền thuyết Thánh Gióng là một trong những truyện cổ hay, đẹp nhất, bài ca chiến thắng ngoại xâm hào hung nhất của nhân dân Việt Nam. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt PTNL Hoạt động 1: Hướng dẫn hs đọc, I. ĐỌC, TÌM HIỂU Năng lực giao tìm hiểu chung. CHUNG tiếp TV, năng GV: Hướng dẫn hs đọc 1. Đọc, tìm hiểu từ khó. lực giải quyết GV: Đọc mẫu đoạn đầu văn bản vấn đề, năng.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> HS: Nối nhau đọc tiếp HS: Nhận xét phần đọc bài của bạn và đọc lại những chỗ bạn đọc chưa đạt. GV: Kiểm tra việc học chú thích của hs. ? Văn bản thuộc thể loại nào? Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản? GV: Nhận xét ? Văn bản có bố cục mấy phần? Nội dung từng phần?. GV: Nhận xét, chốt. Hoạt động 2: Hướng dẫn hs đọc, tìm hiểu chi tiết. GV: Cho hs theo dõi văn bản ? Theo dõi văn bản ta thấy những chi tiết nào kể về sự ra đời của Gióng? - Mẹ mang thai 12 tháng mới sinh - Lên 3 vẫn không biết nói, biết cười, không biết đi, đặt đâu nằm đấy. ? Em có nhận xét gì về sự ra đời của Gióng? ? Vì sao nhân dân muốn sự ra đời của Gióng kỳ lạ như thế? Trong quan niệm dân gian, đã là bậc anh hung thì phi thường, kỳ lạ trong. lực cảm thụ thẩm mỹ. 2. Thể loại, phương thức. - Thể loại: truyền thuyết - Phương thức: Tự sự 3. Bố cục 4 phần: - P1: từ đầu - > đặt đâu nằm đấy: Sự ra đời của Thánh Gióng - P2: Tiếp - > những việc chú bé dặn: Gióng đòi đi đánh giặc - P3: Tiếp - > giết giặc cứu nước: Gióng được nuôi lớn để đánh giặc. - P4: Còn lại: Gióng ra trận, thắng giặc và trở về trời. II. ĐỌC, TÌM HIỂU CHI TIẾT. 1. Sự ra đời của Gióng. - Kỳ lạ, phi thường.. Năng lực giao tiếp TV, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực cảm thụ thẩm mỹ.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> mọi biểu hiện, kể cả lúc mới được sinh ra. GV: Gợi dẫn: Ra đời kỳ lạ nhưng Gióng lại là con của một bà mẹ nông dân chăm chỉ và phúc đức. ? Em nghĩ gì về nguồn gốc đó? GV: chốt: Gióng kỳ lạ, phi thường nhưng không quá xa vời mà rất gần gũi với mọi người. Gióng là người anh hung của nhân dân. GV: Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc: “ta sẽ phá tan lũ giặc này” ? Tiếng nói đó có ý nghĩa gì? Lòng yêu nước là tình cảm lớn nhất, thường trực nhất của Gióng, cũng như của nhân dân. Nhân dân cũng như Gióng, lúc bình thường thì âm thầm, lặng lẽ nhưng khi có giặc thì lập tức vùng lên không phải đợi ai gọi đến lần thứ 2. ? Gióng đòi ngự a sắt, roi sắt, giáp sắt để đánh giặc. Điều đó có ý nghĩa gì? - Đánh giặc cần lòng yêu nước nhưng cũng cần cả vũ khí sắc bén - Sự phát triển của kỹ thuật ? Vua đã lập tức rèn ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt theo dung yêu cầu của Gióng. Điều đó có ý nghĩa gì?. = > Gióng là người anh hung của nhân dân.. 2. Gióng đòi đi đánh giặc. - Tiếng nói đầu tiên của Gióng: + Lòng yêu nước thường trực, sâu sắc + Niềm tin chiến thắng - Ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt: + vũ khí sắc bén + Sự phát triển của kỹ thuật. - > Gióng là người thực GV: chốt hiện nguyện vọng và ý chí Đánh giặc cứu nước là ý chí toàn dân của cả dân tộc tộc. Gióng là người thực hiện ý chí và sức mạnh của toàn dân tộc GV: dẫn:. Năng lực giao tiếp TV, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực cảm thụ thẩm mỹ.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> Trong đan gian còn truyền tụng những câu ca về cách ăn uống phi 3. Gióng được nuôi lớn để thường của Gióng: đánh giặc. Bảy nong cơm, ba nong cà Uống một hơi nước cạn đà khúc sông ? Điều đó nói lên suy nghĩ và mong ước gì của nhân dân về người anh hùng đánh giặc? - Người anh hung là người khổng lồ trong mọi việc kể cả sự ăn uống - Ước mong Gióng lớn nhanh để đánh giặc giữ nước.. ? Những người nuôi Gióng lớn lên là ai? - Cha mẹ Gióng làm lụng nuôi con - Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi chú bé. ? Như thế Gióng đã lớn lên bằng cơm gạo của dân làng. Điều đó có ý nghĩa gì? Người anh hùng được sinh ra từ dân và cũng lớn lên trong lòng dân ?Hình ảnh Gióng vươn vai, nhảy lên mình ngựa rồi xông ra trận có kỳ lạ không? Vì sao? Ý nghĩa? GV: chốt Hình ảnh Gióng vươn vai xông trận thật kỳ vỹ. Nó không đơn thuần là hình ảnh của một cậu bé nữa ,mà là hình ảnh của cả dân tộc vươn mình vùng lên chống giặc ngoại xâm như câu thơ của Nguyễn Đình Thi sau này: Súng nổ rung trời giận dữ. Năng lực giao tiếp TV, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực cảm thụ thẩm mỹ. = > Ước m,ong của nhân dân về sức mạnh của người anh hùng.. - Gióng lớn lên bằng cơm gạo của dân làng.. - > Anh hùng lớn lên trong nhân dân 4. Gióng đánh thắng giặc và trở về trời. - Tư thế ra trận: mang tầm vóc của cả dân tộc. Năng lực giao tiếp TV, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực cảm thụ thẩm mỹ.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> Người lên như thác vỡ bờ Nước Việt Nam từ trong máu lửa Rũ bùn đứng dậy sáng lòa. ?Theo em, chi tiết Gióng nhổ cụm tre bên đường quật vào giặc khi roi sắt gẫy có ý nghĩa gì? ? Truyện kể rằng, sau khi đánh tan giặc, Gióng bay về trời. Chi tiết này có ý nghĩa gì?. Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết Thảo luận nhóm: ? Hình tượng Gióng cho em suy nghĩ gì về quan niệm và mơ ước của nhân dân GV: Nhận xét, chốt HS: Đọc ghi nhớ sgk. - Gióng nhổ tre: cả quê hương cùngGióng đánh giặc - Gióng bay về trời: + Anh hùng không màng danh lợi + Để dấu tích, chiến công lại cho quê hương. III. TỔNG KẾT -Gióng là hình ảnh cao đẹp của người anh hùng đánh giặc theo quan niệm của nhân dân. - Gióng là mơ ước của nhân dân về sức mạnh tự cường dân tộc.. Năng lực giao tiếp TV, năng lựcj hợp tác. 4. củng cố GV: Khái quát lại toàn bộ nội dung bài dạy. ? Hình tượng thánh Gióng được tạo ra bằng những yếu tố thần kỳ nào? Theo em chi tiết thần kỳ nào đẹp nhất? Vì sao? 5. Hướng dẫn về nhà. - Kể diễn cảm lại truyền thuyết Thánh Gióng - Soạn bài: Từ mượn. Ngày soạn: 06/09/2017 Ngày dạy: 09/09/2017.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> TUẦN 4 Tiết 15 – Bài 4 Tập làm văn TÌ HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Cấu trúc, yêu cầu của đề văn tự sự (qua những từ ngữ được diễn đạt trong đề). - Tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý khi làm bài văn tự sự. - Những căn cứ để lập ý và lập dàn ý. 2. Kĩ năng: - Tìm hiểu đề: đọc kĩ đề, nhận ra những yêu cầu của đề và cách làm một bài văn tự sự. - Bước đầu biết dùng lời văn của mình để viết bài văn tự sự. 3. Thái độ: Có thái độ đúng trong quá trình tiếp thu bài giảng. 4. Năng lực: - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 6. Giáo viên: - Phương pháp: Giải quyết vấn đề, vấn đáp, phân tích, bình, hợp tác nhóm. - DĐH: Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo, đồ dùng trợ giảng 2. Học sinh: SGK, vở ghi, vở soạn, vở bài tập, đồ dung học tập III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC 3. Ổn định tổ chức lớp: (1’) Kiểm diện sĩ số học sinh 4. Kiểm tra bài cũ: (5’) ? Chủ đề của bài văn tự sự là gì? ? Bố cục của bài văn tự sự gồm mấy phần? Nội dung của mỗi phần? 3. Bài mới: (1’) Trước khi làm một bài văn ta phải tìm hiểu đề. Vậy tìm hiểu là gì, nó phải thông qua các khâu, các bước như thế nào. Tiết học này cô và các em sẽ cùng làm sang tỏ điều đó.. Hoạt động của thầy và trò. Nội dung cần đạt. PTNL.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự. (35’) GV: treo bảng phụ 1 số đề văn tự sự HS: Quan sát , chép vào vở GV: Gọi 1 – 2 em đọc các đề văn HS: Đọc các đề văn trên bảng ? Lời văn của 6 đề trên nêu ra những yêu cầu gì về thể loại Thể loại: tự sự ? Dựa vào đâu mà em biết như thế? - Đề 1, 2: dựa vào từ “kể” -Đề 3 - > 6: dựa vào sự việc được nêu trong đề bài ? Trong 6 đề trên, đề nào nghiêng về kể, đề nào nghiêng về tường thuật? Đề 1,2,6 nghiêng về kể Đề 3,4,5 nghiêng về tường thuật ? Vậy theo em đề văn tự sự có những đặc điểm gì? GV: Chốt Nếu đề không trực tiếp đưa ra yêu cầu về thể loại thì phải dựa vào yêu cầu nội dung của đề mà xác định thể loại *GV chép đề lên bảng ? Em hãy cho biết đề trên yêu cầu gì về thể loại, nội dung và ngôn ngữ? + Thể loại: kể chuyện + Nội dung: Câu chuyện em thích: Thánh Gióng + Ngôn ngữ: lời văn của mình ? Vậy khi hiểu đề em phải xác định được những yêu cầu nào của đề?. I. TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ 1. Đề văn tự sự. - Có đề trực tiếp, có đề gián tiếp - Có đề nghiêng về kể, có đề nghiêng về tường thuật. - Đề thường có hai phần: +Yêu cầu về thể loại + Yêu cầu về nội dung. 2. Cách làm một bài văn tự sự Đề bài: Hãy kể câu chuyện em thích bằng lời văn của mình? Hãy tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn bài! Bước 1: Tìm hiểu đề - Yêu cầu xác định được: + Yêu cầu về thể loại + Yêu cầu về nội dung + Yêu cầu về ngôn ngữ. ? Với đề trên, trước khi kể em sẽ xác định những ý nào?. Năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực giải quyết vấn đề. Bước 2: tìm ý. Năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực giải quyết vấn đề.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> VD: kể Thánh Gióng + Nhân vật chính: Thánh Gióng + Sự việc chính: Gióng đánh đuổi giặc Ân xâm lược + Chủ đề: ca ngợi công lao đánh giặc của người anh hung Gióng + Nguyên nhân Gióng đánh đuổi giặc Ân + Diễn biến sự việc Gióng đánh đuổi giặc Ân + Kết quả sự việc Gióng đánh dduooir giặc Ân + Ý nghĩa của câu chuyện: Ước mơ chiến thắng giặc ngoại xâm của nhân dân ta. ? Như vậy khi tìm ý cho bài văn tự sự, em phải xác định được những ý nào?. ? Em sẽ lập một dàn bài như thế nào cho đề văn trên?. GV: Lưu ý hs: Khi lập dàn bài phải chú ý làm nổi bật chủ đề của văn bản. Xác định chuyện bắt đầu kể từ đâu, kết thúc ở đâu. ? Sauk hi lập dàn bài xong thì ta sẽ làm gì? HS: Viết bài GV: nhận xét HS: Khái quát lại các bước làm một bài văn tự sự. - Phải xác định được: + Nhân vật chính + Sự việc chính + Chủ đề + Nguyên nhân, diễn biến, kết quả của sự việc + Ý nghĩa của chuyện Bước 3: Lập dàn bài Mở bài: giới thiệu câu chuyện hoặc nhân vật chính Thân bài: kể diễn biến câu chuyện Kết bài: Kết thúc câu chuyện. Bước 4: Viết bài Bước 5: Đọc và sửa chữa * Ghi nhớ (SGK trang 48).

<span class='text_page_counter'>(32)</span> GV: Cho hs đọc ghi nhớ sgk trang 48 4. Củng cố (2’) Khái quát lại toang bộ nội dung bài học 5. Hướng dẫn về nhà (1’) - Học thuộc ghi nhows, nắm vững nội dung bài - Làm phần luyện tập.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> Ngày soạn: 12/09/2017 Ngày dạy: 16/09/2017 TUẦN 4 Tiết 16 – Bài 4 Tập làm văn TÌ HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: Vận dụng lý thuyết vào giải các bài tập 2. Kĩ năng: - Nhận biết yêu cầu của đề, xác định dung yêu cầu của đề văn tự sự - Bước đầu biết dùng lời văn của mình để viết bài văn tự sự. 3. Thái độ: Có thái độ đúng trong quá trình tiếp thu bài giảng. 4. Năng lực: - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 7. Giáo viên: - Phương pháp: Giải quyết vấn đề, vấn đáp, phân tích, bình, hợp tác nhóm. - DĐH: Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo, đồ dùng trợ giảng 2. Học sinh: SGK, vở ghi, vở soạn, vở bài tập, đồ dung học tập III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức lớp: (1’) Kiểm diện sĩ số học sinh 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) ? Tìm hiểu đề là gì? Cách làm một bài văn tự sự 3. Bài mới: (1’) Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt PTNL Hoạt động 2: hướng dẫn hs luyện II. LUYỆN TẬP tập (30’) 1. Lập dàn bài Năng lực giao tiếp GV: Gọi hs đọc yêu cầu bài tập SGK tiếng Việt, trang 48 năng lực.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> HS: Đọc GV: Yêu cầu hs lập dàn bài HS: Lập dàn bài - MB : Đời Hùng vương thứ 6 ,ở làng Gióng có 2 vợ chồng ông lão - TB : + Thánh Gióng bảo vua cho làm ngựa sắt. + Ăn khỏe , lớn nhanh. + Vươn vai trở thành tráng sĩ. + Xông trận , giết giặc. + Roi gẫy , lấy tre làm vũ khí. - Kết bài: + Gióng thắng giặc bay về trơi + Vua nhớ công ơn lập đền thờ GV: Cho hs trình bày trước lớp Lớp nhận xét, bỏ sung GV: Nhận xét, đánh giá GV: yêu cầu hs viết vào vở phần mở bài và kết bài. giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác + Mở bài: Giới thiệu nhân vật Gióng + Thân bài: Nguyên nhân và diễn biến của sự việc Thánh Gióng đánh đuổi giặc Ân + Kết bài: Kết quả của sự việc Thánh Gióng đánh đuổi giặc Ân. 2. Viết phần mở bài và kết bài Năng lực * Mở bài giao tiếp tiếng Việt, Có thể có nhiều cách diễn đạt phần năng lực mở đầu khác giải quyết HS: Làm bài vào vở vấn đề, GV: Cho hs trình bày trước lớp năng lực Lớp nhận xét, bỏ sung sang tạo GV: Nhận xét, đánh giá a . Thánh Gióng là 1 vị anh GV chép lên bảng các cách diễn đạt hùng đánh giặc nổi tiếng trong trên truyền thuyết . Đã lên ba mà T.Gióng vẫn không biết nói, biết cười , biết đi b . Ngày xưa tại làng Gióng có 1 chú bé rất lạ . Đã lên 3 mà vẫn chưa biết nói , biết cười , biết đi… c . Ngày xưa giặc Ân xâm phạm bờ cõi nước ta , vua sai sứ giả đi cầu người tài ra đánh giặc. Khi tới làng Gióng , 1 đứa.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> bé lên 3 mà không biết nói , biết cười , biết đi tự nhiên nói được , bảo bố mẹ mời sứ giả vào . Chú bè ấy là Thánh Gióng. d . Người nước ta không ai là không biết Thánh Gióng. Thánh Gióng là 1 người đặc biệt . Khi đã 3 tuổi vẫn không biết nói , biết cười , biết đi. ? Các cách diễn đạt trên khác nhau ntn? a . Giới thiệu người anh hùng. b . Nói đến chú bé lạ. c . Nói tới sự biến đổi. d . Nói tới 1 nhân vật mà ai cũng biết. GV: Nhận xét, chốt 4. Củng cố (5’) Khắc sâu kiến thức về cách tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự - Tìm hiểu đề : xác định lời văn của đề - Kể bằng chính lời văn của mình không sao chép của người khác. - Lập ý chọn truyện nào? thích nhân vật nào? Sự việc nào? Thể hiện chủ đề gì? - Lập dàn ý: + Mở đầu + Diễn tiến câu truyện + Kết thúc 5. Hướng dẫn về nhà (3’) - Làm các bài tập trong vở bài tập - Xem trước đề TLV số 1 giờ sau viết bài.. Ngày soạn: 13/09/2017 Ngày dạy: 16/09/2017 TUẦN 5 Tiết 19 – Bài 5.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> Tiếng Việt TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Từ nhiều nghĩa. - Hiện tượng chuyển nghĩa của từ. 2. Kĩ năng: - Nhận diện được từ nhiều nghĩa. - Bước đầu biết sử dụng từ nhiều nghĩa trong hoạt động giao tiếp - Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng từ TV đúng nghĩa trong thực tiễn giao tiếp của bản thân -Giao tiếp: trình bày, suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ ~ ý kiến cá nhân về cách sử dụng từ đúng nghĩa 3. Thái độ: Có thái độ đúng khi học tập. 4. Năng lực: - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 8. Giáo viên: - Phương pháp: Giải quyết vấn đề, vấn đáp, phân tích, bình, hợp tác nhóm. - DĐH: Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo, đồ dùng trợ giảng 2. Học sinh: SGK , vở ghi, vở soạn, vở bài tập III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC 5. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm diện sĩ số học sinh 6. Kiểm tra bài cũ: ?Nghĩa của từ là gì ? Giải thích nghĩa của từ khán giả? Tìm từ Hán Việt có yếu tố giả - Khán : xem Khán giả , thính giả , sứ giả… - Giả : người 3. Bài mới:. Đặt vấn đề vào bài mớ Hoạt động của thầy và trò HĐ 1: Tìm hiểu từ nhiều nghĩa - GV treo bảng phụ. Nội dung cần đạt I. TỪ NHIỀU NGHĨA. PTNL Năng lực giao tiếp Tiếng.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> HS: Quan sát - Gọi HS đọc ND BT/55 HS: Đọc bài tập Y/c HS thảo luận theo nhóm BT1/55 (5’) Thảo luận nhóm (5’) Trình bày kết quả các nhóm khác bổ sung. GV: Nhận xét chung đưa đáp án Quan sát , ghi vào vở.. ? Em hãy cho biết 1 số nghĩa của từ xuân. Việt, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác. * Chân : - Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật dùng để đi, đứng: đau chân - Bộ phận dưới cùng của 1 số sự vật có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác: chân giường, chân tường… - Bộ phận dưới cùng của 1 số sự vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền :chân tường, chân núi Bài tập 2 Từ “xuân”: - Mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ. - Tuổi của 1 con người. - Trẻ, thuộc về tuổi trẻ: Tuổi xuân chẳng tiếc xá chi bạc đầu. ? Em hãy tìm 1 số từ chỉ có 1 nghĩa - HS, rau muống, nhanh nhẹ, nam giới, máy ảnh, dừa, cá chép, tủ lạnh… ? Qua phần tìm hiểu bài em có nhận xét gì về nghĩa của từ. ? Em hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa? Gọi HS đọc ghi nhớ SGK trang 56 Đọc ghi nhớ SGK/56 * Ghi nhớ: SGK/56 HĐ 2: Tìm hiểu hiện tượng chuyển II. HIỆN TƯỢNG nghĩa của từ. CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ ? Hãy tìm mối liên hệ , giữa các nghĩa - Hiện tượng có nhiều của từ chân nghĩa trong từ chính là kết Nghĩa đầu tiên là cơ sở để suy ra các quả của hiện tượng. Năng lực giao tiếp Tiếng Việt, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> nghĩa sau, các nghĩa sau làm phong phú cho nghĩa đầu tiên, nghĩa đầu tiên nghĩa gốc. ? Trong bài thơ những cái châ , từ chân được dùng với nghĩa nào - Nghĩa chuyển nhưng vẫn được hiểu theo gốc nên có liên tưởng thú vị: “ cái kiềng có 3 chân nhưng chẳng bao giờ đi cả” ? Phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm Từ nhiều nghĩa Từ đồng âm Các nghĩa có mối Chỉ giống về quan hệ nhất định mặt âm thanh cụ thể tìm ra cơ sở nhưng nghĩa ngữ nghĩa chung. không có mối quan hệ nào Đọc ghi nhớ SGK/56 HĐ 2: Hướng dẫn luyện tập Gọi 3 em lên bảng làm BT Lên bảng làm bài tập. Y/c đọc bài tập Thi tiếp sức. tổ chức thi tiếp sức. Gọi HS lên bảng làm BT 3. chuyển nghĩa hợp tác. - Nghĩa gốc: là nghĩa chỉ xuất hiện từ đầu - Nghĩa chuyển: hình thành trên cơ sở nghĩa gốc. * Ghi nhớ : SGK/56 III. LUYỆN TẬP Bài tập 1 /56 - Đầu : đầu nguồn,đầu sóng. đầu sông , đầu nhà… - Mũi : mũi súng , mũi nhọn mũi kim ,mũi thuyền - Tay : Tay nghề , tay trắng , tay ghế tay anh chị BT2 /56 - Lá : lá phổi , lá lách… - Quả : quả tim , quả thận… BT 3 /57 a , - Cái bào – bào gỗ - Cân muối - muối dưa. Năng lực giao tiếp Tiếng Việt, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác..

<span class='text_page_counter'>(39)</span> b , Cuộn bức tranh – ba cuộn giấy đang nắm cơm – ba nắm cơm 4. Củng cố Muốn tìm hiểu từ nhiều nghĩa thì ta làm như thế nào? 5. HDHS học bài ở nhà: - VN học bài , làm những BT còn lại. - Xem trước bài : lời văn , đoạn văn tự sự.. Ngày soạn: 18/09/207 Ngày dạy: 21/09/2017 TUẦN 5 Tiết 20 – Bài 5 Tập làm văn LỜI VĂN, ĐOẠN VĂN TỰ SỰ I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Lời văn tự sự: Dùng để kể người, kể việc. - Đoạn văn tự sự: Gồm một số câu, được xác định giữa hai dấu chấm xuống dòng. 2. Kĩ năng: - Bước đầu biết cách dùng lời văn, triển khai ý, vận dụng vào đọc - hiểu văn bản tự sự. - Biết viết đoạn văn, bài văn tự sự. 3. Thái độ: - Có ý thức trau dồi kiến thức về văn tự sự. 4. Năng lực: - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực thẩm mỹ II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 9. Giáo viên: - Phương pháp: Giải quyết vấn đề, vấn đáp, phân tích, bình, hợp tác nhóm. - DĐH: Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo, đồ dùng trợ giảng 2. Học sinh:.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> SGK , vở ghi, vở soạn, vở bài III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC 7. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm diện sĩ số học sinh 8. Kiểm tra bài cũ: - Khi tìm hiểu đề văn phải chú ý điểm gì? - Em hiểu gì về cách làm bài văn tự sự. 3. Bài mới: Giới thiệu dẫn dắt vào bài Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt HĐ 1: Lời văn, đoạn văn tự sự. I. LỜI VĂN, ĐOẠN VĂN - HS đọc bài tập và trả lời câu hỏi . TỰ SỰ. ? Các câu văn giới thiệu nhân vật 1. Lời giới thiệu nhân vật ntn? bài tập 1/58 - Các câu văn giới thiệu nhân vật : + Họ tên + Lai lịch + Đặc điểm tính tình + Tài năng ? Câu văn giới thiệu trên thường dùng những từ, cụm từ gì ? Theo em trong bài văn tự sự khi kể người thì cụ thể giới thiệu ntn - Họ tên, lai lịch, đặc điểm tính tình Đọc ghi nhớ Gọi 1 em HS đọc ND bài 2 Đọc ND bài 2/59 y/c HS thảo luận nhóm bàn các nhóm nhận n.vụ thảo luận trình bày trình bày GV nhận xét chung ? Các hành động được kể theo thứ tự nào ? Khi kể việc cần lưu ý điều gì - Khi kể sự việc phải kể HĐ việc làm, KQ và sự thay đổi do NĐ ấy đem lại.. PTNL Năng lực giao tiếp Tiếng Việt, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác. - Thường dùng từ : là , có *Lời giới thiệu nhân vật *Ghi nhớ:sgk/59 2. Lời văn kể sự việc (7’) Bài tập 2/59 - ĐV dùng từ chỉ hành động + Đến sau , đuổi theo, hô mưa , gọi gió - Hành động kể theo thứ tự: thời gian. Năng lực giao tiếp Tiếng Việt, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> GV chốt ý Gọi HS đọc ghi nhớ Đọc ghi nhớ Gọi HS đọc lại đoạn văn 1,2,3 Cho HS thảo luận nhóm - Các nhóm thảo luận trình bày bổ sung. GV chốt ý đưa đáp án.. ? Em có nhận xét gì về các đoạn văn tự sự Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/59 Đọc ghi nhớ SGK/59 GV chốt ý - Lời văn kể người. - Lời văn kể việc Đoạn văn ý chính chủ đề. HĐ 2: Hướng dẫn luyện tập - HS: Đọc và nêu yêu cầu bài tập. ? Mỗi 1 đoạn văn kể ý gì? gạch dưới câu chủ đề. - Đoạn a: ý nằm trong câu “Cậu chăn bò rất giỏi”. ý “Giỏi” thể hiện qua nhiều ý phụ cụ thể: + Chăn bò suốt từ sáng đến tối. + Dù mưa nắng, bò vẫn no căng. - Đoạn b: ý chính: Hai cô chị hắt hủi Sọ Dừa cô út hiền lành đối xử với Sọ Dừa tử tế. - Đoạn c: ý chính: tính cô nàng còn trẻ con lắm.. *Lời văn kể sự việc Ghi nhớ: SGK/59 Bài tập 3. Đoạn văn (10’) - Đ1 : Hùng Vương muốn kén chồng cho con. - Đ2 : ST và TT cùng lúc đến cầu hôn Mị nương. - Đ3 : TT đem quân đánh ST và không lấy được Mị nương.. Năng lực giao tiếp Tiếng Việt, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác. * Ghi nhớ : SGK /59. II. LUYỆN TẬP Bài 1 - Đoạn văn a: Nói về tài chăn bò của Sọ Dừa. Câu 1 có tính chất giới thiệu, các câu còn lại làm rõ ý hơn cho câu chủ đề. -> Câu chủ đề: Câu 2 - Đoạn b: Nói về thái độ của các cô con gái nhà Phú ông đối với Sọ Dừa.Câu 1 đóng vai trò dẫn dắt, giải thích. -> Câu chủ đề: câu 2 - Đoạn c: Nói về tính trẻ con của cô gái.Câu 1 giới thiệu chung về cô gái, câu 3,4,5 minh hoạ tính trẻ con của cô gái. -> Câu chủ đề: câu 2. Năng lực giao tiếp Tiếng Việt, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> ? Đọc 2 câu văn nào đúng, câu nào sai?. Bài 2 Câu a sai, câu b đúng Câu a không kể theo thứ tự logic 4. Củng cố (3’): - So sánh lời văn giới thiệu nhân vật và lời văn kể sự việc? - Khi trình bày đoạn văn phải chú ý điểm gì? 5. Hướng dẫn học ở nhà (2’): - Xem lại nội dung bài - Nhận diện từng đoạn trong một truyện dân gian đã học, nêu ý chính của mỗi đoạn và phân tích tính mạch lạc giữa các câu trong đoạn. - Làm bài tập 3,4 (SGK tr 60) - Đọc và soạn bài: Thạch Sanh. Ngày soạn: 18/09/2017 Ngày dạy: 21/09/2017 TUẦN 6 Tiết 21 – Bài 6 Giảng văn THẠCH SANH (truyện cổ tích) I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Sơ giản về thể loại truyện cổ tích. - Nhóm truyện cổ tích ca ngợi người dũng sĩ. - Niềm tin thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà của tác giả dân gian và nghệ thuật tự sự dân gian của truyện cổ tích Thạch Sanh. 2. Kĩ năng: - Bước đầu biết cách đọc - hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại. - Bước đầu biết trình bày những cảm nhận, suy nghĩ của mình về các nhân vật và các chi tiết đặc sắc trong truyện. - Kể lại được truyện ( kể được những tình tiết chính = ngôn ngữ kể của HS). 3. Thái độ: Giáo dục về đạo đức, tin tưởng vào lẽ phải, yêu chuộng hoà bình. 4. Năng lực: - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực thẩm mỹ II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 10.Giáo viên: - Phương pháp: Giải quyết vấn đề, vấn đáp, phân tích, bình, hợp tác nhóm..

<span class='text_page_counter'>(43)</span> - DĐH: Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo, đồ dùng trợ giảng 2. Học sinh: SGK , vở ghi, vở soạn, vở bài III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC 9. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm diện sĩ số học sinh 10.Kiểm tra bài cũ: ? Em hãy nêu ý nghĩa của truyện sự tích hồ Gươm. 3. Bài mới: Thạch Sanh là một trong những truyện cổ tích tiêu biểu của kho tàng truyện cổ tích Việt Nam , được nhân dân ta rất yêu thích . Đây là truyện cổ tích về người dũng sĩ diệt chằn tinh , diệt đại bàng cứu người bị hại , vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa , chống quân xâm lược… Truyện Thạch Sanh thể hiện ước mơ , niềm tin vào đạo đức , công lý xẫ hội và lý tưởng nhân đạo , yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta . Cuộc đời và những chiến công của Thạch Sanh cùng với sự hấp dẫn của cốt truyện và của nhiều chi tiết thần kì đã làm xúc động , say mê rất nhiều thế hệ người đọc , người nghe. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt PTNL HĐ 1: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu chung I. ĐỌC, TÌM HIỂU Năng lực HS: Đọc chú thích SGK (53) CHUNG giao tiếp Kể 1 số truyện cổ tích mà em biết. *Cổ tích là gì? Tiếng Việt, - GV giảng, nhấn mạnh khái niệm về cổ SGK ( 53) năng lực cảm tích. 1. Đọc, tìm hiểu từ khó thụ thẩm mỹ, GV đọc mẫu văn bản. năng lực giải Gọi HS đọc hết văn bản. quyết vấn đề Gọi Hs giải thích các chú thích 5,6,7,10,12 ? Tìm từ ghép Hán Việt có yếu tố thiên , gia Gọi 1 – 2 em đặt câu với từ Hán Việt. 2. Bố cục văn bản ? Theo em văn bản chia làm mấy đoạn 4 đoạn - Đ1 : từ đầu…phép thần thông. - Đ2 : tiếp...quận công - Đ3 tiếp…bọ hung. ? Nội dung của mỗi đoạn là gì? - Đ 4 : phần còn lại HĐ 2: Hướng dẫn đọc, tìm chi tiết II. ĐỌC, TÌM HIỂU CHI Năng lực TIẾT giao tiếp 1. Sự ra đời và lớn lên Tiếng Việt,.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> Y/c HS lấy phiếu học tập nhóm Thảo luận câu hỏi 1 Các nhóm nhận nhiệm vụ Thảo luận – trình bày ý kiến. của Thạch Sanh Sự bình Khác thường thường - Là con 1 - Ra đời do gia đình Ngọc nông dân Hoàng sai tốt bụng. thái tử đầu - Sống thai làm nghèo khổ con bằng nghề - Bà mẹ kiếm củi mang thai nhiều năm mới sinh. - Thiên thần dạy đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông ? Sự ra đời và lớn lên khác thường của Tô đậm tính chất kì lạ đẹp Thạch Sanh có ý nghĩa gì? đẽ cho người, vật, lý tưởng Tô đậm tính chất kì lạ đẹp đẽ cho người, tăng sức hấp dẫn cho câu vật, lý tưởng tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện chuyện GV chốt ý Gọi 1 em kể tóm tắt Đ1 của truyện. 4. Củng cố Kể tóm tắt truyện 5. HDHS học bài ở nhà; - VN học bài. - Xem tiếp phần còn lại. - Tập kể lại truyện.. năng lực cảm thụ thẩm mỹ, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> Ngày soạn: 20/09/2017 Ngày dạy: 23/09/2017 TUẦN 6 Tiết 22 – Bài 6 Giảng văn THẠCH SANH (tiếp theo) (Cổ tích) I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Sơ giản về thể loại truyện cổ tích. - Nhóm truyện cổ tích ca ngợi người dũng sĩ. - Niềm tin thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà của tác giả dân gian và nghệ thuật tự sự dân gian của truyện cổ tích Thạch Sanh. 2. Kĩ năng: - Bước đầu biết cách đọc - hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại. - Bước đầu biết trình bày những cảm nhận, suy nghĩ của mình về các nhân vật và các chi tiết đặc sắc trong truyện. - Kể lại được truyện ( kể được những tình tiết chính = ngôn ngữ kể của HS). 3. Thái độ: Giáo dục về đạo đức, tin tưởng vào lẽ phải, yêu chuộng hoà bình..

<span class='text_page_counter'>(46)</span> 4. Năng lực: - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực thẩm mỹ II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 11.Giáo viên: - Phương pháp: Giải quyết vấn đề, vấn đáp, phân tích, bình, hợp tác nhóm. - DĐH: Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo, đồ dùng trợ giảng 2. Học sinh: SGK , vở ghi, vở soạn, vở bài III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm diện sĩ số học sinh 2. Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là truyện cổ tích? Kể lại 1 đoạn truyện mà em thích. Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có gì khác thường? Điều đó có ý nghĩa gì? 3. Bài mới: Giới thiệu vào bài Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt PTNL HĐ 1: Hướng dẫn đọc, tìm chi tiết II. ĐỌC, TÌM HIỂU Năng lực CHI TIẾT giao tiếp 1. Sự ra đời và lớn lên Tiếng Việt, của Thạch Sanh năng lực 2. Những thử thách cảm thụ GV: Cho hs theo dõi phần tiếp theo của văn Thạch Sanh phải trải thẩm mỹ, bản. qua năng lực giải Y/c HS thảo luận câu hỏi 2 theo nhóm bàn. - Bị mẹ con Lý Thông quyết vấn Thảo luận nhóm bàn theo yêu cầu lừa đi canh miếu thờ thế đề, năng lực Trình bày góp ý kiến mạng - Thạch Sanh diệt hợp tác chằn tinh. - Diệt đại bàng cứu công chúa bị Lý Thông lấp cửa hang. - Hồn chằn tinh , đai bàng báo thù Thạch Sanh bị bắt hạ ngục. - Hoàng tử 18 nước chư hầu kéo quân sang đánh. ? Qua những thử thách đó Thạch Sanh đã bộc lộ những phẩm chất gì? Phẩm chất của.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> - Thật thà , chất phác - Dũng cảm và tài năng (diệt chằn tinh , đại bàng , có nhiều phép lạ) - Lòng nhân đạo và yêu hòa bình. ? Hãy chỉ ra những nét tương phản của Thạch Sanh và Lý Thông Thật thà >< gian trá Hiền lành>< hiểm độc Dũng cảm>< hèn nhát GV nhận xét chung ? Truyện Thạch Sanh có nhiều chi tiết thần kì .Hãy chỉ ra những chi tiết đó.. Thạch Sanh được bộc lộ: thật thà , chất phác , dũng cảm, tài năng phi thường , lòng nhân đạo thương người.. - Tiếng đàn , niêu cơm. ? Những chi tiết đó có ý nghĩa gì? - Tiếng đàn : của công lý + Là đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình. - Niêu cơm : tượng trưng cho tấm lòng nhân hậu , yêu chuộng hòa bình Thạch Sanh kết hôn cùng công chúa và lên ngôi vua. HĐ 3: Hướng dẫn tổng kết ? Câu chuyện kết thúc ntn? III. TỔNG KẾT ? Qua phần kết thúc tác giả dân gian thể hiện ước mơ gì? - Muốn có cuộc sống công bằng , cái thiện chiến thắng cái ác. - Bộc lộ quan điểm sống phải ủng hộ , tôn trọng cái thiện , tiêu diệt cái Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/67 ác. Đọc ghi nhớ SGK/67 * Ghi nhớ : SGK/67 HĐ 3:Hướng dẫn luyện tập III. LUYỆN TẬP Y/c HS kể lại từng đoạn truyện (cụ thể nhập vai nhân vật). Kể lại chuyện GV nhận xét chung. 4. Củng cố. Năng lực giao tiếp Tiếng Việt, năng lực cảm thụ thẩm mỹ, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác Năng lực giao tiếp Tiếng Việt, năng lực sang tạo.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> - Sự ra đời và lớn lên khác thường của Thạch Snh có ý nghĩa gì? - Qua truyện em thấy nhân dân ta mơ ước diều gì? 5. HDHS học bài ở nhà - VN : học bài vở ghi + SGK. - Tập kể lại truyện. - Soạn bài : Em bé thông minh. - Xem trước bài lỗi dùng từ. - Ôn bài : Con Rồng Cháu Tiên , khái niệm truyền truyết , cổ tích , Thánh Gióng , Sơn tinh - Thủy tinh , Thạch Sanh tuần 7 kiểm tra 1 tiết..

<span class='text_page_counter'>(49)</span>

×