Phịng GD – ĐT Quận Tân Bình
Trường THCS Tân Bình
Tổ Ngữ Văn
CHUYÊN ĐỀ
TỔ CHỨC MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRONG GIỜ
HỌC NGỮ VĂN NHẰM HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC CHO HỌC SINH.
A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Trong khoảng một thập niên trở lại đây, việc thay sách giáo khoa và đổi mới
phương pháp dạy – học Ngữ văn đã tiến hành rộng khắp trong cả nước. Vai trò và
mối quan hệ giữa người dạy và người học đã khác trước. Sự chủ động, tích cực của
học sinh trong giờ học được đề cao. Các phương tiện dạy – học phong phú hơn.
Đội ngũ thầy, cô giáo trực tiếp đứng lớp được bồi dưỡng thường xuyên về chuyên
môn, về đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá. Chính vì
vậy, chất lượng dạy và học Ngữ văn trong nhà trường THCS có nhiều chuyển biến
đáng kể. Tuy nhiên, kết quả dạy – học Ngữ văn ở trường THCS đã thực sự bắt kịp
với sự phát triển của thời đại, bắt kịp với yêu cầu phát triển của đất nước trong thời
kì cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa hay chưa thì thật sự cịn có nhiều điều đáng bàn.
Đứng trước bối cảnh hiện nay, chúng tôi thực hiện chuyên đề “ Tổ chức một
số hoạt động trong giờ Ngữ văn nhằm hướng tới phát triển năng lực học sinh”. Qua
đây chúng tôi mong muốn được cùng trao đổi và được cùng học tập từ các thầy cô
nhằm nâng cao chất lượng bộ môn và trau dồi về chuyên môn.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. Thực trạng việc dạy và học Ngữ văn hiện nay
Kể từ vài năm trở lại đây, vấn đề đổi mới nội dung, phương pháp dạy
Ngữ văn thực sự là giải pháp có tính chiến lược để nâng cao chất lượng dạy và học
môn Văn trong trường phổ thông. Giáo viên mặc dù có ý thức đổi mới phương
pháp dạy học văn nhưng việc thực hiện chỉ mới mang tính hình thức, thử nghiệm
chứ chưa đem lại hiệu quả như mong muốn. Tình trạng đổi mới nội dung, phương
1
pháp dạy học ở mơn Ngữ Văn cịn rơi vào vịng luẩn quẩn, ít có chuyển biến mạnh
và hiệu quả cao.
Trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng cũng như qua trao đổi, phản ảnh
của nhiều nhà giáo trực tiếp dạy học bộ mơn, trong q trình kiểm tra, đánh giá kết
quả học tập của học sinh chúng ta nhận thấy một thực trạng đáng buồn về chất
lượng dạy học Ngữ văn. Khảo sát nhiều bài kiểm tra của nhiều học sinh cho thấy
các em viết sai chính tả là lỗi phổ biến nhất. Những lỗi chính tả thường gặp là tên
riêng không viết hoa, rất nhiều bài văn từ đầu đến cuối khơng có dấu chấm câu,
hoặc có chăng cũng là dùng dấu câu tùy tiện không theo quy luật nào, không phù
hợp với cách diễn đạt. Nhiều từ đơn giản các em vẫn viết không đúng. Cùng với lỗi
chính tả là lỗi dùng từ, đặt câu. Đoạn văn thì viết câu què, câu cụt, câu sai cấu trúc
ngữ pháp, sai lô-gich diễn đạt. Nhiều câu văn của học sinh khi đọc lên người đọc
không hiểu nổi là học sinh muốn viết gì. Điều đó cho thấy học sinh hết sức lơ mơ
về kiến thức bộ mơn. Có một thực tế hiện nay là rất ít học sinh biết rung động
trước những tác phẩm văn chương hay. Do vậy, khi làm bài học sinh còn suy luận
chủ quan, dung tục hóa văn chương. Vẫn cịn một bộ phận khơng nhỏ học sinh làm
bài sai kiến thức cơ bản. Tình trạng “Bức râu ông nọ cắm cằm bà kia” không phải
là không phổ biến. Học sinh nhầm chi tiết của tác phẩm này với tác phẩm khác, sai
tên tác giả, tác phẩm, lẫn lộn nhà văn này với nhà văn khác. Những tồn tại trên là
do:
SÁCH GIÁO KHOA
- Chương trình: ngữ liệu được lựa chọn đưa vào sách giáo khoa còn vượt quá
ngưỡng tiếp nhận của học sinh.
- Sách giáo khoa: biên soạn theo hướng nặng về cung cấp kiến thức chưa chú
trọng đến việc phát huy năng lực cho học sinh.
- Một số nội dung kiến thức không phù hợp vẫn chiếm thời lượng khá lớn.
GIÁO VIÊN
- Việc đổi mới phương pháp dạy –
học chưa đồng bộ, nhiều giáo
viên chưa tích cực trong việc đổi
mới phương pháp: vẫn tồn tại
phương pháp dạy học một chiều:
thầy giảng trò chép ( lối dạy nhồi
nhét kiến thức để thi cử).
- Nhiều phát hiện, tìm tịi mới mẻ
HỌC SINH
- Thói thụ động trong học tập là
nguyên nhân cơ bản dẫn đến chất
lượng dạy – học Ngữ văn chưa
đạt với yêu cầu.
- Các em khơng quan tâm đến các
hoạt động để tự tìm đến tri thức
mà quen nghe, quen chép, ghi
nhớ và tái hiện lại một cách máy
2
-
-
-
-
của học sinh được trình bày mà
khơng đúng với những gì giáo
viên đã đọc được, đã nghiên cứu
thì khơng được ghi nhận, thậm
chí là bác bỏ ý kiến đó làm cho
người học nhụt chí trong việc
phát biểu cảm nhận về tác phẩm
văn học.
Giáo viên chưa được trang bị kĩ,
đồng bộ những quan điểm và lý
luận về phương pháp dạy – học
văn mới trong thời đại ngày nay.
Sự thiếu thốn về phương tiện,
thiết bị dạy – học bộ môn.
Số lượng công việc của người
giáo viên Ngữ văn ở trường
THCS còn quá nhiều, vì vậy ảnh
hưởng khơng nhỏ đến q trình
tự học, tự nghiên cứu để phục vụ
cho giờ dạy.
Người giáo viên ngữ văn THCS
phải cán đán một số lượng công
việc rất lớn về chun mơn:
Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn.
Ngồi ra, người giáo viên Ngữ
văn phải dành khơng ít thời gian
vào việc chấm, chữa bài cho học
sinh, làm hồ sơ sổ sách theo quy
định.
HỆ QUẢ: dẫn tới tiết học
kém hấp dẫn, nặng về cung cấp
kiến thức, dễ sa vào lối đọc chép.
móc, rập khn những gì mà
giáo viên đã giảng
- Vì chưa có hào hứng, chưa quen
bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm
của cá nhân trước tập thể cho nên
khi phải nói và viết, học sinh cảm
thấy rất khó khăn.
- Nhiều học sinh chưa nhận thức
được tầm quan trọng của bộ mơn
Ngữ văn và việc học lệch vì mục
đích thi cử. Số đông học sinh và
cả định hướng của phụ huynh là
tập trung vào các môn học tự
nhiên để sau này thi cử thuận lợi
cịn học mơn Ngữ văn chỉ là đủ
điểm lên lớp.
- HỆ QUẢ: dẫn đến lối học ghi
nhớ máy móc, nhàm chán, khơng
u thích bộ mơn.
II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Mục đích việc tổ chức các hoạt động dạy học ngữ văn nhằm
hướng tới việc phát huy năng lực học sinh.
Tổ chức các hoạt động giáo dục trong giờ học có vai trị rất quan trọng trong
việc hình thành nhân cách và phát huy năng lực cho học sinh. Nếu chức năng của
dạy học là cung cấp những tri thức mang tính khoa học, hình thành các kỹ năng, kỹ
3
xảo tương ứng từ đó phát triển thế giới quan, nhân sinh quan cho học sinh thì giáo
dục cịn có chức năng giúp hình thành thái độ, niềm tin, năng lực thông qua các
hoạt động giáo dục.
a.Về nhận thức:
- Hoạt động giáo dục giúp học sinh nắm chắc các tri thức đã học, củng cố,
bổ sung, nâng cao hiểu biết, có khả năng vận dụng các tri thức đã học để giải quyết
các vấn đề thực tiễn.
- Giúp phát triển tư duy, phẩm chất trí tuệ.
b.Về kỹ năng:
- Hoạt động giáo dục giúp học sinh hình thành và phát huy các năng lực:
+ Năng lực tự học: Học tập một cách tự giác, chủ động.
+ Năng lực giải quyết vấn đề: Phân tích, phát hiện và nêu được tình huống
có vấn đề trong học tập, từ đó đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề phù hợp.
+ Năng lực sáng tạo: Phát hiện yếu tố mới, tự do trong suy nghĩ, chủ động
nêu ý kiến.
+ Năng lực tự quản lý: Tự đánh giá, điều chỉnh hoạt động cũng như cảm xúc
của mình trong học tập và cuộc sống hàng ngày.
+ Năng lực giao tiếp: Biết lắng nghe và biết diễn đạt ý tưởng một cách tự tin.
+ Năng lực hợp tác: Biết vai trị, nhiệm vụ của mình trong nhóm, hoàn thành
phần nhiệm vụ được giao.
+ Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông: Sử dụng ICT thành thạo để
thực hiện các nhiệm vụ cụ thể trong học tập.
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Phát âm đúng nhịp điệu và ngữ điệu. Vận
dụng từ vựng trong mọi ngữ cảnh.
+ Năng lực tính tốn: Hiểu được mối quan hệ tốn học giữa các yếu tố
trong các tình huống học tập và trong đời sống.
- Hoạt động giáo dục còn giúp học sinh tự điều chỉnh, hành vi, thái độ phù
hợp.
c. Về thái độ:
- Hoạt động giáo dục giúp học sinh bồi dưỡng hứng thú, tích cực học tập,
phát huy năng lực và tính sáng tạo của học sinh.
- Với việc đổi mới phương pháp dạy học như hiện nay, vai trị của người
giáo viên khơng cịn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra,
định hướng hoạt động của học sinh cả ở trong lớp và ngoài lớp học.
- Dạy học nhằm phát triển năng lực cho học sinh đòi hỏi phải tổ chức các
hoạt động dạy học tích cực, tự lực và sáng tạo cho học sinh, đặc biệt quan tâm đến
hoạt động thực hành và ứng dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề thực tiễn.
- Người học không phải đặt trước những kiến thức có sẵn trong sách giáo
khoa hay trong bài giảng của thầy mà được đặt vào những tình huống của đời sống
4
thực tế, từ đó có nhu cầu hứng thú giải quyết vấn đề. Người học trực tiếp quan sát,
thảo luận, đặt giả thiết, vấn đề để tìm ra kiến thức, chân lí.
- Các hoạt động phải hướng đến rèn luyện phương pháp và hình thức tổ chức
dạy học có thể giúp học sinh:
Học tập với niềm say mê, hứng thú, khát khao.
Lĩnh hội tri thức trong các cuộc học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, theo
phương pháp khoa học.
Học trong sự tương tác, trong việc hình thành các quan hệ hợp tác, thân
thiện, cùng nhau giải quyết các vấn đề học tập.
- Tuy nhiên, việc lựa chọn tổ chức các hoạt động dạy học cần phải chú
ý:
* Sự tương thích với nội dung học tập:
Mỗi nội dung dạy học đều liên hệ mật thiết với những hoạt động nhất định.
Hoạt động được gọi là tương thích với nội dung nếu nó được tiến hành trong q
trình hình thành hoặc vận dụng nội dung đó.
Ví dụ 1: Đối với phân môn Tiếng Việt.
Áp dụng trong bài “ Điệp ngữ”. Trong phần hình thành kiến thức: Điệp
ngữ là gì?
Mục đích: giúp học sinh phát hiện ra lỗi lặp từ ngữ và nhận dạng được
biện pháp nghệ thuật điệp ngữ.
Hoạt động: Chúng ta có thể áp dụng phép so sánh.
Bước 1: giáo viên đưa ngữ liệu.
“ ….
Cháu chiến đấu hơm nay
Vì lịng u Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.”
Điệp ngữ.
“ Phía sau nhà em có một mảnh vườn.
Mảnh vườn ở phía sau nhà em, em trồng
rất nhiều loại hoa. Em trồng hoa cúc.
Em trồng hoa thược dược. Em trồng hoa
đồng tiền. Em trồng hoa hồng. Em trồng
cả hoa lay ơn nữa. Ngày Phụ nữ quốc tế,
em hái hoa sau vườn nhà em tặng mẹ
em. Em hái hoa tặng chị em…”
Lỗi lặp từ.
Bước 2: học sinh phát hiện, đưa ra ý kiến.
Bước 3: giáo viên nhận xét, chốt ý.
Ví dụ 2: Đối với phân môn Văn.
Áp dụng trong văn bản: “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới (lớp 6).
Mục đích: học sinh nhận biết được vẻ đẹp bình dị cũng như phẩm chất
quý báu của cây tre.
5
Hoạt động: tổ chức hoạt động thuyết trình.
Bước 1: các tổ cử đại diện lên thuyết trình phần chuẩn bị trước ở nhà.
Bước 2: giáo viên nhận xét.
Bước 3: giáo viên chốt. Học sinh quan sát hình ảnh thực tế: cây tre trong
đời sống thường nhật và cây tre trong chiến đấu.
Ví dụ 3: Đối với phân mơn Tập làm văn.
Áp dụng trong tiết: Tìm hiểu chung về văn nghị luận.
Mục đích: giúp học sinh nhận biết về thể loại văn nghị luận.
Hoạt động: tổ chức hoạt động thảo luận nhóm. Học sinh thảo luận về
một vấn đề đã cho.
Tên vấn đề thảo luận: “ Vì sao mơi trường ngày càng bị ơ nhiễm?”.
Bước 1: Giáo viên chia nhóm, phổ biến thời gian.
Bước 2: Đại diện các nhóm lên trình bày.
Bước 3: Giáo viên nhận xét phần trình bày của các nhóm.
Bước 4: Giáo viên chốt.
* Sự hứng thú, thói quen của học sinh, kinh nghiệm sư phạm của giáo
viên.
- Hứng thú được biểu hiện ở sự tập trung cao độ, ở sự say mê, hấp dẫn
bởi nội dung hoạt động, ở bề rộng và chiều sâu của hứng thú.
- Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động, làm tăng hiệu quả của
hoạt động nhận thức, tăng sức làm việc.
- Cùng với tự giác, hứng thú làm nên tính tích cực nhận thức, giúp học
sinh học tập đạt kết quả cao, có khả năng khơi dậy mạch nguồn của sự sáng
tạo.
- Để tạo hứng thú cho học sinh trong học tập chúng ta có thể áp dụng các
hoạt động sau:
+ Tạo hứng thú học tập bằng cách làm cho học sinh nhận thức được
mục tiêu, lợi ích của bài học.
Hứng thú học tập trước hết được tạo ra bằng cách làm cho HS ý thức
được lợi ích của việc học để tạo động cơ học tập. Mục tiêu này có thể được
trình bày một cách tường minh ngay trong tài liệu học tập hoặc có thể trình
bày thơng qua các tình huống dạy học cụ thể.
+ Tạo hứng thú học tập bằng cách tác động vào nội dung dạy học
Nội dung dạy học được chia ra rất nhiều cấp độ. Ví dụ trong mơn Tiếng
Việt, trước hết đó là các phân môn, các mạch kiến thức - kĩ năng, cụ thể hóa
đến nhóm, kiểu, dạng bài tập và cho đến tận từng bài tập cụ thể. Từ bình diện
nội dung dạy học, trên một bài tập, ta có thể tác động vào phần lệnh hoặc
phần ngữ liệu.
6
Ngữ liệu tiếng Việt trở nên hấp dẫn khi thể hiện tính năng sản sinh của
ngơn ngữ. Ví dụ, tiếng “học”, từ “tay”... hoàn toàn trở thành ngữ liệu hấp dẫn
trong các bài tập: Tìm các từ có chung tiếng “học”, tìm thành ngữ, tục ngữ
cùng chứa từ “tay”... Vì tiếng “học” có mặt trong rất nhiều từ ngữ: học bạ,
học bổng, học cụ, học đòi, học đường, học gạo, học giả, học hành, học hỏi,
học kì, học lỏm, học phí, học sinh, học tập... từ tay xuất hiện trong thành ngữ,
tục ngữ.
+Tạo hứng thú học tập bằng việc xây dựng mơi trường thân thiện giữa thầy
và trị, trị và trò
Bên cạnh việc tác động vào nội dung và phương pháp, hình thức tổ chức
dạy học, việc thiết lập được mối quan hệ hợp tác tích cực tốt đẹp giữa thầy và
trò, giữa các trò cũng sẽ tạo hứng thú cho học sinh. Hình thức tổ chức dạy học
hấp dẫn cùng với một bầu khơng khí thân ái hữu nghị trong giờ học sẽ tạo ra sự
hứng thú cho cả thầy và trị.
Ngồi những hoạt động trên, từ kinh nghiệm giảng dạy việc giúp học
sinh có hứng thú trong các mơn học cịn có một số ngun nhân khác như:
+ Giáo viên và học sinh tạo khơng khí học tập vui vẻ.
+ Học sinh có niềm đam mê với mơn học.
+ Học sinh biết học để tìm tịi những điều mới mẻ, tư duy logic, sáng tạo
hơn.
+ Học sinh thấy được tầm quan trọng của việc học…
+ Giáo viên ưu tiên lựa chọn áp dụng các hoạt động nghe nhìn, sử dụng
truyền thông đa phương tiện trong tiết dạy.
* Thay đổi hình thức tổ chức dạy học.
- Hình thức tổ chức dạy học là hình thức vận động của nội dung dạy học
cụ thể trong không gian, địa điểm và những điều kiện xác định nhằm thực hiện
nhiệm vụ và mục tiêu dạy học.
-Trong tiết dạy giáo viên cần tổ chức nhiều hình thức dạy học khác nhau,
xen kẽ, lồng ghép trong bài dạy một cách linh hoạt tránh rập khn để gây
hứng thú cho học sinh. Có thể khi giới thiệu bài mới giáo viên tổ chức trò chơi,
khi hình thành kiến thức giáo viên có thể lồng cho thực hành, củng cố từng
phần.
* Phải phù hợp với điều kiện dạy học.
- Khi tổ chức các hoạt động dạy học giáo viên cần phải áp dụng phù hợp
với điều kiện vật chất của trường như: không gian lớp học, sĩ số học sinh của
từng lớp, trình độ học sinh; thiết bị dạy học như: các thiết bị nghe, nhìn, máy
chiếu, bảng phụ, phiếu học tập, bảng tương tác….
7
-Ngoài ra, giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học phải khai thác cao
nhất các tính năng của các thiết bị dạy học tại cơ sở nhằm đạt được các mục
tiêu dạy học và thể hiện rõ tư tưởng sư phạm.
2. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.
2.1.Những định hướng chung.
Đối với môn Ngữ Văn, khi vận dụng các PPDH, cách tổ chức dạy học đặc
biệt chú trọng các phương pháp dạy học, hướng dẫn học sinh biết kiến tạo tri
thức và nền tảng văn hoá cho bản thân từ những cảm nhận, suy nghĩ và những
trải nghiệm của cá nhân trong cuộc sống. Tăng cường tính giao tiếp, khả năng
hợp tác của học sinh trong giờ học Ngữ Văn qua các hoạt động thực hành,
luyện tập trao đổi,...
2.2 Những định hướng cụ thể.
2.2.1. Đối với phân môn văn – Đọc hiểu văn bản.
a. Hoạt động khởi động:
Đây là công việc tạo tâm thế “nhập cuộc” cho học sinh. Nói đến “tâm thế”
là nói đến khái niệm “chú ý”- một khái niệm của khoa tâm lí học. Chú ý là sự
tập trung của ý thức vào một đối tượng, sự vật,... nào đó, để định hướng hoạt
động, đảm bảo điều kiện thần kinh – tâm lí cần thiết cho hoạt động tiến hành có
hiệu quả. Nhờ sự tập trung chú ý mà trong một thời điểm, giữa sự chi phối của
nhiều hướng và nhiều vấn đề tác động, có thể tách được một phạm vi chú ý xác
định thành đối tượng để chủ thể hướng vào đó mà tiến hành hoạt động chiếm
lĩnh đối tượng ấy.
Mục đích:
Kích thích sự tị mị, khơi dậy hứng thú của học sinh về chủ đề sẽ học. Học
sinh cảm thấy vấn đề gần gũi với các em. Khơng khí lớp học vui, chờ đợi, thích
thú. Hoạt động này sẽ giúp cho học sinh phát huy năng lực hợp tác, sáng tạo,
giải quyết vấn đề, sử dụng ngơn ngữ, ...
Cách thực hiện:
Giáo viên có thể dẫn dắt từ bài cũ sang bài mới, có thể đặt câu hỏi, kể
chuyện, đặt một tình huống, khai thác kênh nhạc, kênh phim, kênh hình, tổ chức
trị chơi hoặc sử dụng 1 số hình thức khác để giới thiệu bài mới.
Ví dụ: Để giới thiệu bài “Chiếc lược ngà” (lớp 9). Ta có thể cho HS xem
bức tranh sau và cho biết nhân vật trong tranh nói gì, từ đó giới thiệu về tình
cha con rồi dẫn đến văn bản cần học. Với hoạt động này, ta có thể giúp HS phát
triển kĩ năng sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
8
Hiệu quả:
- Xác lập trật tự cho giờ học, để lại những ấn tượng sâu sắc, học sinh hứng
thú tham gia.
b. Hoạt động hình thành kiến thức.
Đây là hoạt động trọng tâm trong tiết dạy, chiếm nhiều thời gian nhất trong
một tiết học. Ở hoạt động này, GV giữ vai trị, chức năng tổ chức, hướng dẫn, định
hướng chứ khơng phải truyền thụ áp đặt một chiều. HS được đặt vào vị trí trung
tâm của q trình tiếp nhận, đóng vai trò chủ thể cảm thụ, nhận thức thẩm mĩ để tự
nhận thức, tự giáo dục và phát triển theo mục đích định hướng giáo dục của
GV.Trong đó, hệ thống câu hỏi phù hợp đương nhiên là xương sống của một thiết
kế giáo án. Có nhiều dạng câu hỏi để học sinh sử dụng:
- Loại câu hỏi gợi mở.
- Loại câu hỏi tái hiện.
- Loại câu hỏi nêu vấn đề.
- Loại câu hỏi cảm thụ.
- Loại câu hỏi phân tích.
…
Tất cả các loại câu hỏi trên giúp học sinh phải chú ý vào bài và tăng cường tư
duy hơn. Tuy nhiên, để tránh sự nhàm chán, mệt mỏi, tập trung kém của học sinh,
người giáo viên nên tổ chức nhiều hoạt động để dẫn dắt học sinh chiếm lĩnh kiến
thức. Có thể là những hoạt động sau:
- Hoạt động thảo luận nhóm.
- Hoạt động học theo góc.
- Hoạt động đóng vai, tranh luận, giải quyết tình huống,…
- Hoạt động thơng qua hình thức trị chơi.
Dưới đây là một vài hoạt động mà chúng tôi đã chọn để áp dụng:
* Tổ chức đọc – hiểu văn bản:
Mục đích:
9
- Cung cấp cho học sinh cách đọc, cách tiếp cận khám phá những vấn đề nội
dung nghệ thuật của văn bản từ đó hình thành cho học sinh năng lực tự đọc một
cách tích cực, chủ động, có sắc thái cá nhân.
Các dạng đọc: Đọc to, đọc nhỏ, đọc thầm, đọc từng phần, đọc cả bài, đọc
trước khi tìm hiểu bài để có ấn tượng chung, đọc trong quá trình phân tích (đọc
định hướng), đọc sau phân tích, đọc nghệ thuật.
- Các cách đọc: đọc đúng, đọc hiểu, đọc diễn cảm, đọc sáng tạo,…
- Tuỳ vào thể loại, kiểu văn bản, phương thức biểu đạt, giáo viên giao nhiệm
vụ cho học sinh theo mục đích đọc như sau:
Đọc để nhận diện văn bản, thơ: thể thơ, gieo vần, nhịp, giọng điệu, kết
cấu, chủ thể trữ tình, thời gian, khơng gian... Đọc để hiểu từ, hiểu câu và tìm ra ý
đồ nghệ thuật, chiều sâu tư tưởng tác phẩm.
Đọc theo vai nhân vật để hiểu tác giả, tác phẩm một cách sâu sắc.
Cách thực hiện:
- Giáo viên hướng dẫn cách đọc: văn bản cần phải đọc như thế nào là phù
hợp? Vì sao phải đọc với giọng ấy? Em hãy đọc thể hiện?
- Cho học sinh nhận xét: nhận xét cách thể hiện của bạn? Em hãy chứng minh
vì sao được hoặc chưa được? Em hãy đọc theo ý của em!
Ví dụ 1: Bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương, các em cần đọc với
giọng thành kính trang nghiêm phù hợp với khơng khí thiêng liêng ở lăng; giọng
tha thiết, sâu lắng phù hợp với cảm xúc tiếc thương, biết ơn, giọng nhanh phù hợp
với nguyện ước sống đẹp và tiếp bước truyền thống dân tộc
Ví dụ 2: Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, các em cần đọc với nhịp 2/3;
3/2; 1/2/2. Ba khổ đầu giọng kể chuyện, khổ 4 giọng ngạc nhiên, thề thốt; khổ 5/6
giọng suy tư.
Ví dụ 3: Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” trích Tắt đèn của Ngơ Tất Tố học
sinh có thể đóng vai nhân vật chị Dậu, Cai lệ, người nhà Lí trưởng, anh Dậu. Mỗi
nhân vật đóng vai đọc với giọng khác nhau. Chẳng hạn với vai chị Dậu lúc đầu đọc
với giọng van xin, sợ hãi, thiết tha, … về sau đọc với giọng mạnh mẽ, cứng cỏi,
dứt khoát, …. Còn Cai lệ đọc với giọng ngang tàng, hống hách, kẻ cả,…
Ưu điểm:
- Bước đầu học sinh cảm nhận được nội dung, cảm xúc của tác phẩm.
- Học sinh hiểu được dụng ý của tác giả và tâm trạng của nhân vật.
Khuyết điểm:
- Một số em mới dừng lại ở mức độ đọc thô. Một số em đọc chưa chuẩn từ
khó, ngắt nghỉ tuỳ tiện, đọc lắp, thiếu diễn cảm và chưa biết đọc với cách phân vai.
*Tổ chức: Tìm hiểu văn bản
Mục đích:
10
- Giúp học sinh khám phá các giá trị của văn bản, có khả năng tự tìm kiếm
nguồn thơng tin đa dạng của cuộc sống để đáp ứng năng lực, sở thích cá nhân. Vận
dụng trong cuộc sống những hiểu biết từ văn bản đã học vào việc suy luận, bàn
luận, trình bày những giải pháp để giải quyết một vấn đề cụ thể. Qua đó giúp học
sinh phát huy được năng lực tạo lập văn bản, đặc biệt là năng lực viết sáng tạo.
- Qua đó, giáo viên có thể tổ chức các hình thức hoạt động sau:
*Hoạt động thảo luận nhóm:
Đây là dạng hoạt động mà trong đó các thành viên đều giải quyết vấn đề
cùng quan tâm nhằm đạt tới một hiểu biết chung.
Hoạt động nhóm là phương tiện học hỏi có tính dân chủ tạo thói quen bình
đẳng, biết đón nhận quan điểm bất đồng, hình thành quan điểm cá nhân để đi đến
giải quyết vấn đề.
Cách thực hiện:
Giáo viên thông qua mục tiêu hoạt động (hoạt động nhóm nhằm giải quyết
vấn đề gì? ), hoạt động như thế nào, chia lớp thành mấy nhóm, mỗi nhóm bao
nhiêu học sinh, mỗi học sinh phát huy tính chủ động tích cực của mình như thế
nào?
Bước 1: Giáo viên phát phiếu hoặc treo bảng phụ ghi câu hỏi (có khi nêu
bằng miệng), ấn định thời gian thảo luận, các nhóm nhận nhiệm vụ, sau đó giao
nhiệm vụ cụ thể cho nhóm trưởng, thư ký, các thành viên khác trong nhóm, các
nhóm tập trung giải quyết vấn đề (tức là nêu ý kiến thảo luận). Trong khi học sinh
thảo luận, giáo viên quan sát, theo dõi, nhắc nhở để nhóm làm việc đều tay, đúng
tiến độ
Bước 2: Thơng báo kết quả: hết thời gian ấn định, các nhóm hồn thành
cơng việc, giáo viên cho từng nhóm báo cáo bằng miệng kết quả đã trình bày trong
phiếu học tập hoặc cùng học sinh kiểm tra kết quả mỗi nhóm trên bảng mà nhóm
các em đã trình bày. Các học sinh khác bổ sung, thống nhất ý kiến
Bước 3: Giáo viên tóm tắt kết quả thảo luận của học sinh, sau đó cùng học
sinh đi đến thống nhất và hướng dẫn cho các em ghi lại một vài ý kiến đúng, hay
để các em làm tư liệu.
Lưu ý: Với hoạt động thảo luận nhóm, giáo viên cần nêu câu hỏi ngắn
gọn, rõ ràng, vừa sức, khuyến khích học sinh suy nghĩ để có câu trả lời.
- Cần đưa câu hỏi suy luận, tưởng tượng, sáng tạo nhằm phát triển tư duy hơn
là những câu hỏi gợi mở.
- Câu hỏi thảo luận nên là những câu hỏi sau:
Suy nghĩ, đánh giá, cảm nhận về 1 chi tiết hoặc 1 nét nghệ thuật tiêu biểu
trong văn bản.
11
Ví dụ 1: Suy nghĩ của em về chi tiết cuối truyện “Cuộc chia tay của những
con búp bê” (Khánh Hồi) – Tơi (Thành) đứng như chơn chân dưới đất nhìn theo
cái dáng bé nhỏ liêu xiêu của em gái tôi trèo lên xe?
Thảo luận về ý nghĩa cuộc sống mà tác giả gợi ra hoặc thông điệp tác giả
muốn gởi tới người đọc.
Ví dụ 2: Trong bài “Tiếng gà trưa”, từ việc gợi lại những kỉ niệm đẹp của
tuổi thơ và tình bà cháu, tác giả Xuân Quỳnh muốn gởi tới chúng ta thơng điệp gì?
Ví dụ 3: Sau khi học xong văn bản “ Chuyện người con gái Nam Xương”
của Nguyễn Dữ, em thấy người phụ nữ cần phải làm gì để bảo vệ hạnh phúc gia
đình?
Ưu điểm:
Hạn chế được lối học thụ động của học sinh, tạo điều kiện cho học sinh hiểu
sâu nội dung trọng tâm hoặc vấn đề khó của đơn vị bài học, tạo được động lực
nhóm và phát huy năng lực của học sinh. Học sinh có tinh thần hợp tác, hỗ trợ,
chia sẻ lẫn nhau.
Khuyết điểm:
- Lớp sẽ bị ồn
- Nếu đơn vị bài dài, không định lượng được thời gian hợp lí sẽ khơng dạy hết
bài.
- Vẫn có hiện tượng học sinh ỷ vào nhóm trưởng hoặc các thành viên tích cực
khác, do đó giáo viên cần có sự quan sát, tháo gỡ, gợi ý, định hướng cho các nhóm
trong quá trình các em làm việc.
*Hoạt động học theo góc:
- Học theo góc là một kĩ thuật dạy học tích cực. Học theo góc là một hình
thức tổ chức hoạt động học tập theo đó học sinh thực hiện các nhiệm vụ khác nhau
tại các vị trí cụ thể trong khơng gian lớp học, đáp ứng nhiều phong cách học khác
nhau. Học theo góc khiến học sinh tích cực hơn trong các hoạt động, mở rộng sự
tham gia, nâng cao hứng thú và cảm giác thoải mái đồng thời nâng cao tính tương
tác giữa giáo viên và học sinh, góp phần thúc đẩy sự học sâu và tính hiệu quả của
quá trình dạy học
- Sử dụng kĩ thuật học theo góc trong tổ chức dạy học, giáo viên tạo ra một
môi trường hoạt động có tính khuyến khích hoạt động tự giác tích cực nơi mỗi học
sinh. Học sinh có cơ hội độc lập (khám phá, thực hành, thử nghiệm,...). Học sinh
được lựa chọn các hoạt động phù hợp.
- Học sinh được hoạt động, trải nghiệm khác nhau tại các góc khác nhau.
Học sinh có thể hợp tác học tập với các bạn khác. Giáo viên có nhiều thời gian hơn
cho hoạt động hướng dẫn riêng cho từng học sinh, từng nhóm nhỏ tại các góc.
Giáo viên có thể điều chỉnh các nội dung học tập cho phù hợp với trình độ và nhịp
độ của học sinh.
12
Cách thực hiện:
- Căn cứ vào nội dung bài học và điều kiện thực tế, giáo viên có thể lựa chọn
một hay nhiều loại hình góc phù hợp:
Tổ chức hoạt động theo góc cố định.
Tổ chức hoạt động theo góc luân chuyển.
Tổ chức hoạt động theo góc tự do.
- Xác định nhiệm vụ ở mỗi góc và quy định thời gian tối đa.
- Xác định những thiết bị, đồ dùng, phương tiện cần thiết cho học sinh hoạt
động
- Ở mỗi góc cần có: tên góc, phiếu học tập, đồ dùng, tài liệu học tập phù hợp
với hoạt động của góc.
Ví dụ: Khi dạy văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hồ bình” (Mác – két),
chúng tơi thiết kế thành 4 góc linh hoạt cho 2 giai đoạn học tập (2 vịng):
Góc 1
Góc 2
GV
Góc 3
Góc 4
Vịng 1: hình thành kiến thức mới.
-Với vịng này, bốn góc học tập sẽ là bốn góc cố định cùng một mục tiêu
nhưng khác nhau về nhiệm vụ. Cụ thể:
Mục tiêu: thấy được chiến tranh hạt nhân là một hiểm họa đe dọa con
người và sự sống trên trái đất. Vì vậy mọi người phải ngăn chặn nguy cơ ấy để
đấu tranh cho một thế giới hịa bình.
Nhiệm vụ:
- Góc 1: tìm lí lẽ và dẫn chứng để trình bày nguy cơ của chiến tranh
hạt nhân.
-Góc 2: tìm lí lẽ và dẫn chứng để thấy cuộc chạy đua vũ trang là đi
ngược lại lý trí của con người và tự nhiên.
13
-Góc 3: nhiệm vụ đấu tranh cho thế giới hịa bình.
-Góc 4: nhận xét về lí lẽ và dẫn chứng được sử dụng trong văn bản
cũng như lịng nhiệt tình của tác giả.
Vòng 2: Củng cố kiến thức.
Với vòng này 4 góc học tập sẽ là bốn góc luân chuyển.
Góc 1: viết bài luận.
Mục tiêu: viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ sau khi học
xong văn bản.
Nhiệm vụ: thực hiện bài tập viết sáng tạo.
Thời gian: từ 7 - 10 phút.
Góc 2: sáng tác thơ.
Mục tiêu: viết được một đoạn thơ, bài thơ về chủ đề đã học.
Nhiệm vụ: thực hiện bài tập.
Thời gian: 7 – 10 phút.
Góc 3: vẽ tranh.
Mục tiêu: vẽ được một bức tranh theo chủ đề đã học.
Nhiệm vụ: thực hiện bài tập vẽ sáng tạo.
Thời gian: 7 – 10 phút.
Góc 4: thảo luận.
Mục tiêu: thảo luận về chủ đề đã học.
Nhiệm vụ: thực hiện thảo luận nhóm.
Thời gian: 7 – 10 phút.
- Cuối giờ, giáo viên cho hs báo cáo kết quả mỗi góc. Đại diện hs ở các góc
trình bày kết quả học tập theo nhiệm vụ được giao, các hs khác bổ sung ý
kiến. Trên cơ sở ấy giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt lại vấn đề trọng tâm
để học sinh nắm vững kiến thức.
Ưu điểm:
Người dạy có thể giao nhiều nhiệm vụ với các mức độ và năng lực khác
nhau theo từng nội dung học tập. Mỗi cá nhân tự hoàn thành nhiệm vụ với sự
tương tác của người dạy và thành viên trong nhóm. Dạy học theo góc có thể áp
dụng ở hầu hết các dạng bài học và bài tập tích hợp kiến thức liên mơn.
Khuyết điểm:
Hoạt động học theo góc cịn mới nên việc tổ chức cịn nhiều bỡ ngỡ, cần
phải có khơng gian hoạt động phù hợp với sĩ số học sinh.
c. Tổ chức hoạt động luyện tập, ứng dụng.
Đây là một hoạt động thực hành, củng cố bài học qua việc làm bài tập.
Ở hoạt động này, giáo viên giữ vai trò chủ đạo, còn học sinh là chủ thể của hoạt
14
động. Giáo viên chỉ là người hướng dẫn, còn học sinh chủ động vận dụng kiến
thức của bài học vào thực hành. Từ đó, học sinh củng cố và khắc sâu được kiến
thức mà giáo viên đã truyền đạt. Với hoạt động luyện tập- ứng dụng, chúng tôi
thường tổ chức một số hình thức sau:
-Vẽ sơ đồ tư duy.
-Trị chơi: ô chữ, tiếp sức, đuổi hình bắt chữ, nhanh tay nhanh mắt,…
-Vẽ tranh, sáng tác thơ,…
…
Mục đích: học sinh có thể áp dụng những kiến thức đã học vào việc
giải quyết các bài tập, xử lí tình huống cụ thể, qua đó học sinh phát huy các năng
lực tư duy, sáng tạo, giải quyết vấn đề trong thực tiễn.
Dưới đây là một số hình thức hoạt động có thể áp dụng cho học sinh
như sau:
Hoạt động: vẽ sơ đồ tư duy
- Sơ đồ tư duy (SĐTD) là phương pháp kết nối mang tính đồ họa có tác dụng
lưu giữ, sắp xếp và xác lập ưu tiên với mỗi loại thông tin bằng cách sử dụng từ
hay hình ảnh then chốt hoặc gợi nhớ, làm bật lên những kí ức cụ thể và phát sinh
những ý tưởng mới.
- SĐTD giúp học sinh học học tập chủ động, tích cực, hệ thống lại kiến thức đã
học.
- Việc sử dụng thành thạo SĐTD trong dạy học, sẽ giúp học sinh học được
phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy.
- Cách thực hiện:
Bước 1 : Cho học sinh lập SĐTD theo nhóm hay cá nhân thơng qua gợi ý
của giáo viên.
Bước 2: Học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện SĐTD về
kiến thức của bài học đó. Giáo viên sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp
học sinh hoàn chỉnh SĐTD, từ đó dẫn dắt đến kiến thức của bài học.
Bước 3: Học sinh hoặc đại diện của các nhóm học sinh lên báo cáo,
thuyết minh về SĐTD mà nhóm mình đã thiết lập.
Bước 4: Củng cố kiến thức bằng một SĐTD mà giáo viên đã chuẩn bị
sẵn hoặc một SĐTD mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh, cho
học sinh lên trình bày, thuyết minh về kiến thức đó.
Lưu ý: Đọc sơ đồ từ trong ra ngoài, tức là đi từ Ý Kiến Chính (nơi
chứa Từ khóa và Hình ảnh then chốt) ra Điểm chính rồi đến Chi Tiết Phụ. Cách
đọc sơ đồ theo cách Tư duy mở rộng, ý tưởng được tỏa rộng như mạch máu.
Ví dụ : Trong văn bản “ Đức tính giản dị của Bác Hồ”.
15
Đức tính giản dị của Bác Hồ
Giản dị trong đời sống hằng
ngày.
Bữa
cơm
Nơi
ở
Chỗ
làm
việc
Giản dị trong lời nói, bài viết.
Quan hệ
với mọi
người
Dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm
theo.
Hoạt động: Trò chơi Trò chơi tiếp sức
Tổ chức Trò chơi tiếp sức nhằm phát huy năng lực giải quyết vấn đề, năng
lực hợp tác, sự nhanh nhẹn về thể chất cũng như tinh thần.
Ta có thể vận dụng trò chơi này trong nhiều kiểu bài, chẳng hạn như với
Hoạt động Ngữ văn: Thi làm thơ (bốn chữ, năm chữ, lục bát, bảy chữ, tám chữ) ở
các khối lớp 6, 7, 8, 9. Hoặc các bài Tổng kết phần Văn ( Ngữ văn 6, 7, 8, 9).
Cách thực hiện:
GV chia lớp thành 4 đội. Từng HS trong đội đều được tham gia trò chơi. Cứ
HS này xuống thì HS khác lên thay thế sao cho đội của mình hồn thành bài tập
một cách nhanh và chính xác nhất.
Ví dụ : Các bài Tổng kết hoặc ơn tập, GV tổ chức thành 2, 3 hoặc 4 dãy bàn
điền vào bảng thống kê (mỗi HS chỉ được lên một lần điền một mục theo thứ tự).
Ưu điểm:
Các hoạt động này giúp HS có khả năng tư duy, sáng tạo, hợp tác, phát huy
năng lực của từng học sinh.
16
Khuyết điểm:
HS phải chọn lọc thông tin, từ ngữ, sắp xếp bố cục để ghi thông tin cần thiết
nhất và lôgic.
2.2.2. Đối với phân môn tiếng Việt và Tập làm văn.
Với phân môn Tiếng Việt và Tập làm văn chúng tơi tổ chức nhiều hình
thức hoạt động, ở đây xin được minh họa hoạt động xử lí tình huống, hoạt động
tranh luận kết hợp với hoạt động nhóm.
* Hoạt động xử lí tình huống.
Tình huống là một hồn cảnh thực tế trong đó chứa đựng những tình tiết
hoặc những mâu thuẫn, đời hỏi người liên quan phải đưa ra quyết định lựa chọn
phương án giải quyết tình huống trên cơ sở có sự cân nhắc.Tình huống trong giáo
dục là những tình huống thực hoạc mơ phỏng theo tình huống thực được cấu trúc
lại nhằm mục đích giáo dục.
- Với hoạt động xử lí tình huống học sinh được đặt mình vào trong các tình
huống có vấn đề gắn với thực tiễn, địi hỏi phải có những hành động cụ thể đưa ra
để giải quyết ( hành động, nói hoặc lời nói đi kèm với cử chỉ, thao tác, việc làm…)
Mục đích:
- Giáo viên đọc kỹ bài phải dạy ( lý thuyết, thực hành, ơn tập, hệ thống…) đặt
vị trí của bài đó vào tổng thể của chương trình để thấy mối liên hệ giữa các bài và
tầm quan trọng của bài học mới hoặc bài ôn tập.
- Khi soạn bài, giáo viên dựa vào hệ thống câu hỏi sách giáo khoa và bổ sung
điều chỉnh để xây dựng một hệ thống câu hỏi nhằm hướng tới đạt kết quả tối ưu
nhất cho việc phát huy những năng lực cần thiết ở học sinh sau quá trình tiếp thu
tri thức mới.
- Giáo viên cần dự kiến các tình huống có thể xảy ra khi dạy đơn vị bài đó và
khi tạo ra tình huống có vấn đề cần hướng học sinh vào hoạt động nhận thức nhằm
kích thích tư duy, năng lực của học sinh.
Cách thực hiện:
- GV nêu tình huống có vấn đề đã được cụ thể hóa bằng câu hỏi nêu vấn đề
hoặc một bài tập mang nhiệm vụ nhận thức để học sinh giải quyết tình huống làm
xuất hiện các câu văn thuộc kiểu câu cần tìm hiểu. Nhận xét các câu đó để tìm ra
những tín hiệu mới.
- Rút ra kết luận: vận dụng kiến thức mới để làm bài tập.
Ví dụ: Khi học bài “Câu nghi vấn” lớp 8.
Bước 1: nêu tình huống giới thiệu bài: GV viết hai câu.
Các em chuẩn bị bài chưa?
Cô giáo có gọi mình khơng nhỉ?
- Hai câu trên đây đưa ra nhằm mục đích gì? Câu 1 dùng để hỏi học sinh về
việc chuẩn bị bài. Câu 2 dùng để tự hỏi mình xem mình có bị gọi lên bảng không?
17
- Những câu kiểu như thế này người ta gọi là gì? Câu hỏi, câu nghi vấn.
Đây là câu hỏi, một kiểu câu chúng ta sử dụng nhiều trong cuộc sống
khi nói chuyện.
-
Bước 2: nhận xét theo tình huống để rút ra ghi nhớ.
Giáo viên cho học sinh đọc ngữ liệu, tìm dấu hiệu để nhận biết đó là câu
nghi vấn ( từ, dấu)
Vậy câu nghi vấn dùng để làm gì? Chốt ghi nhớ.
Bước 3: Luyện tập, ứng dụng
Có một số hình thức như tổ chức hoạt động nhóm, cá nhân.
Có thể tổ chức trị chơi ơ chữ để củng cố kiến thức cho học sinh.
Ưu điểm:
Kích thích học sinh tư duy, sáng tạo, năng động, nhanh nhạy trong giải
quyết tình huống và kích thích hứng thú học tập, phát huy tính tích cực học tập của
học sinh.
Khuyết điểm:
Giáo viên mất nhiểu thời gian chọn lọc tình huống, đầu tư vào yêu cầu của
bài tập, xác định khung thời gian cho phép khi giải quyết tình huống và lựa chọn
đơn vị kiến thức, đơn vị bài dạy phù hợp.
* Hoạt động tranh luận kết hợp với hoạt động nhóm.
Mục đích:
- Phát huy năng lực trình bày ý kiến của mình trước một vấn đề nào đó.
- Giúp các em mạnh dạn tự tin trước đám đông.
- Phát huy năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề và năng lực
sáng tạo ở học sinh.
- Thể hiện những hiểu biết của các em về các vấn đề trong thực tế cuộc sống.
Cách thực hiện:
- Chia học sinh ra thành các nhóm hoạt động.
- Giáo viên đưa một nhiều đề tài cho các nhóm suy nghĩ và trình bày.
- Các em tranh luận về vấn đề: đúng hay sai, phải hay trái, đồng tình hay
khơng đồng tình,… để bảo vệ quan điểm của mình.
- Sau khi học sinh trong nhóm thảo luận, một em đại diện của nhóm lên trình
bày ý kiến sao cho thuyết phục mọi người.
- Các nhóm khác đưa ra những câu hỏi, ý kiến có thể phản bác…
- Giáo viên là trọng tài nhưng vẫn tôn trọng ý kiến mà các em bảo vệ. sau đó,
dựa trên ý kiến của các em, giáo viên sẽ xem xét, phân tích và cho điểm.
Ví dụ: ở lớp 9, dạy bài “Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí” giáo viên có
thể đưa một vấn đề:
18
Đề bài: Ngạn ngữ có câu: “Thời gian là vàng”, em hãy trình bày suy nghĩ của
em về câu nói này.
- Học sinh có thể đưa ra ý kiến đồng tình với câu ngạn ngữ trên, thời gian là
vàng nghĩa là quý nhất vì thời gian là sự sống là thắng lợi trong chiến tranh, là tiền
bạc, là tri thức,…
- Học sinh cũng có khơng đồng tình với câu ngạn ngữ trên nghãi là thời gian
không phải là quý nhất, có những thứ q hơn như: tiền của, tình cảm, hạnh phúc,
sức khỏe…
Ưu điểm:
- Từ những trải nghiệm trên thực tế giảng dạy trong những năm qua, giáo viên
nhận ra rằng việc áp dụng hình thức dạy học theo kiểu tổ chức tranh luận tạo nên
một sự hứng thú rất lớn cho học sinh.
- Thông qua tranh luận, học sinh được thể hiện quan điểm của riêng mình,
được trình bày những suy nghĩ thực của mình; đồng thời đưa ra lập luận để bảo vệ
quan điểm ấy mà không chịu ràng buộc, phụ thuộc vào bất cứ một khuôn mẫu nào.
Những giờ học được tổ chức theo kiểu tranh luận sẽ là những giờ học vơ cùng tích
cực, sơi nổi; phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong tư duy học sinh. Đồng
thời nó góp phần định hướng, rèn luyện cho học sinh những khả năng quan trọng:
khả năng lập luận, khả năng tranh biện, khả năng bảo vệ chính kiến,.. Tổ chức
được những giờ học như vậy, người thầy giáo sẽ thực hiện được điều đã trở thành
trăn trở bấy lâu nay của các nhà giáo dục “Lấy học sinh làm trung tâm”.
Khuyết điểm:
- Rõ ràng “giờ học mở” hay nhưng cũng rất khó thực hiện, bởi thay đổi một
thói quen, một nếp nghĩ đã ăn sâu trong tâm trí khơng phải việc đơn giản. Cần phải
có thời gian và đặc biệt là phải có sự thay đởi đồng bộ trong tư duy giáo dục của
tất cả những đối tượng tham gia vào hoạt động giáo dục trong nhà trường.
- Để có thể tham gia bàn bạc, trao đổi hay trnah luận, phản biện trước những
vấn đề đặt ra trong giờ học trên lớp, mỗi học sinh phải có một q trình chuẩn bị
chu đáo; phải tự học, tự tìm tịi nghiên cứu ở nhà. Khơng thể tham gia đối thoại,
thảo luận tốt về một vấn đề nếu hiểu biết quá sơ sài về vấn đề ấy.
- Việc tự học, tự nghiên cứu không dừng lại ở học sinh mà nó cịn đặt ra với
u cầu cao hơn rất nhiều đối với thầy giáo. Những giờ học đối thoại đặt người
thầy trước nhiều tình huống sư phạm phức tạp. Khác với giờ học bình thường,
trong những diễn đàn đối thoại như thế này, người thầy luôn phải đối diện với rất
nhiều thắc mắc, nhiều câu hỏi từ học sinh. Thậm chí có những câu hỏi khó và lạ
đến mức học sinh bị động. Cho nên để có thể tổ chức thành công giờ học, bản thân
19
mỗi người thầy phải có sự lao động trí óc nghiêm túc và công phu; phải không
ngừng tự học, tự nghiên cứu; phải đọc nhiều và tìm hiểu nhiều để mở mang hiểu
biết, nâng cao trình độ.
3. Giáo án minh họa thực hiện chuyên đề “ Tổ chức các hoạt động trong
giờ Ngữ văn nhằm phát huy năng lực sáng tạo cho học sinh”
Tiết 91:
Tiếng Việt:
NHÂN HÓA
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Nắm được khái niệm nhân hoá, các kiểu nhân hố.
- Nắm được tác dụng chính của nhân hố.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết và bước đầu phân tích được giá trị của phép tu từ nhân hoá
- Biết dùng các kiểu nhân hố trong nói và viết.
3. Thái độ
- u thích, hứng thú học tập bộ mơn.
B. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
- Bài soạn điện tử.
- Tranh
C. Tiến trình các hoạt động dạy - học:
1. Ổn định lớp.
2. Bài cũ: Xem tranh và đặt câu có sử dụng phép so sánh
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Hoạt động khởi động: Tạo tâm thế.
* Thời gian: 2’ Cho học sinh xem clip “ Chim Vành Khuyên”.
?: Qua clip trên, em thấy có gì thú vị?
Vào bài: Các phép tu từ có vai trị rất lớn trong trong giao tiếp. Một trong
những biện pháp tu từ, đó là nhân hố. Vậy hơm nay các em sẽ được tìm hiểu kĩ
hơn về nhân hố.
Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức.
Hoạt động của thầy
* Sử dụng phương pháp, kĩ
thuật dạy học tích cực bằng
các hoạt động theo nhóm, cá
nhân.
GV chia lớp thành 4 nhóm,
ngồi 4 góc cố định.
Hoạt động của trị
Ghi bảng
I. Tìm hiểu bài
1. Nhân hóa là gì?
Ví dụ: sgk/ 56
- Trời: ơng, mặc áo giáp
ra trận.
- Cây mía: múa gươm.
20
- Kiến: hành quân.
Giáo viên cho học sinh quan sát,
thảo luận, thuyết trình, nhận
xét,…
- VD: SGK/ 56
* GV đưa câu hi gi m cho
hc sinh phỏt hin:
- Kể tên các sự vật đ-ợc nói
đến?
- Các sự vật ấy đ-ợc gắn cho
những hành động gì? của ai?
GV: Nhng cỏch dựng t ngữ
như vậy được gọi là nhân hóa.
Vậy qua việc tìm hiểu ví dụ
trên, em hiểu thế nào là nhân
hóa?
- Giải thích nghĩa của từ “Nhân
hóa”. ( Nhân:’ người; hóa: biến
thành, trở thành; cịn được gọi
là nhân cách hóa.)
- GV cho học sinh đọc ví dụ 2
sgk/ 57 (sử dụng bảng phụ)
- So sánh cách diễn đạt ở ví dụ 1
với ví dụ 2?
- GV trình chiếu ví dụ:
“ Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn, trông sao sao
mờ
Buồn trông con nhện giăng tơ
Nhện ơi nhện hỡi, nhện chờ mối
ai?
Buồn trông chênh chếch sao
mai
Sao ơi sao hỡi, nhớ ai sao mờ?”
(Ca dao)
- Tìm phép nhân hóa? Ngồi tác
dụng đã biết ở trên thì trong bài
ca dao này nhân hóa có tác dụng
gì?
- Vậy nhân hóa có tác dụng gì?
- GV chốt nội dung
- GV liên hệ khi nói (viết)
- Học sinh cho ví dụ
- Sử dụng bảng phụ
liệt kê.
- Đại diện từng
nhóm trình bày kết
quả.
- Hs tự chốt ra khái
niệm nhân hóa.
Nhận xét 2 cách
diễn đạt trên?
- Học sinh nêu ý
kiến
- Cách diến đạt ở ví
dụ 2 chỉ có tính chất
miêu tả, tường thuật.
- Cách diễn đạt ở ví
dụ 1 làm cho các sự
vật, sự việc, hiện
tượng được miêu tả
trở nên thật sinh
động và có sức sống
như con người.
=> Giãi bày nỗi
niềm, nỗi buồn nhớ
trông chờ của con
người trong đêm tối
khuya khoắt, im
ắng.
- HS tự đưa ra tác
-> Gợi, tả con vật, cây
cối,… bằng từ ngữ dùng
để gọi, tả người -> sinh
động, gần gũi
=> Nhân hóa
21
dụng của nhân hóa.
- Tìm những sự vật được nhân
hóa trong ví dụ sgk/57?
- Các sự vật ấy được nhân hóa
bằng cách nào?
- Qua các ví dụ trên, ta thấy có
mấy kiểu nhân hóa thường gặp?
- GV: nhân hóa có thể thực hiện
bằng nhiều cách. Mỗi cách được
gọi là một kiểu nhân hóa. Có 3
kiểu nhân hóa cơ bản.
- GV yêu cầu HS lấy ví dụ.
-GV cho học sinh đọc ghi nhớ
- Học sinh đọc ghi
nhớ.
2. Các kiểu nhân hóa.
Ví dụ:
- Học sinh đọc ví dụ a) Miệng, Tai, Mắt,
- Nhóm 1, 3: Tìm
Chân, Tay => lão, bác,
hiểu vd a.
cơ, cậu.
- Nhóm 2: Tìm hiểu Dùng từ ngữ vốn gọi
vd b.
người để gọi sự vật.
- Nhóm 4: Tìm hiểu b) Tre => chống lại, xung
vd c.
phong, giữ.
- Từng nhóm trình Dùng từ ngữ chỉ hoạt
bày kết quả.
động, tính chất của
người để chỉ hoạt
động, tính chất của
- Các nhóm đổi bảng
sự vật.
cho nhau theo chiều c) Trâu => ơi
kim đồng hồ. Mỗi Trị chuyện, xưng hơ
nhóm cho ví dụ
với vật như với
tương ứng với kiểu
người.
nhân hóa đã tìm
được trên bảng.
II. Ghi nhớ.
1,2 Sgk/57,58
- Học sinh đọc ghi
nhớ.
Hoạt động 3: Hoạt động củng cố, thực hành, ứng dụng.
GV yêu cầu học sinh vẽ - Các nhóm vẽ sơ đồ tư
sơ đồ tư duy.
duy và lên trình bày.
- Nhóm 1: Bài 1 - 2:
Đoạn 1
đông vui
tàu mẹ, tàu con
xe anh, xe em
tíu tít nhận hàng về, chở hàng ra
bận rộn
Đoạn 2
rất nhiều tàu xe
tàu lớn, tàu bé
xe to, xe nhỏ
nhận hàng về, chở hàng ra
hoạt động liên tục
22
=> Bến cảng được miêu tả sống động,
người đọc dễ hình dung được cảnh
nhộn nhịp, bận rộn của các phương
tiện có trên cảng.
GV: BT 1, 2 giúp các em hiểu rõ tác dụng của nhân hóa khi tả cảnh -> vận dụng.
- Nhóm 2: Bài 3:
- GV hướng dẫn HS lập bảng so sánh, đối chiếu từ ngữ trong mỗi cách viết.
Cách 1
Cách 2
trong họ hàng nhà chổi
trong các loại chổi
cơ bé Chổi Rơm
chổi rơm
xinh xắn nhất
đẹp nhất
có chiếc váy vàng óng
tết bằng rơm nếp vàng
áo của cơ
tay chổi
cuốn từng vịng quanh người, trơng quấn quanh thành cuộn
cứ như áo len vậy
-> Dùng nhiều phép nhân hóa, ngay cả
từ Chổi Rơm cũng được viết hoa như
tên riêng của người làm cho việc miêu
tả chổi gần với cách miêu tả người.
-> Tính biểu cảm cao, chổi rơm trở
nên gần gũi với con người, sống động => VB thuyết minh.
hơn.
(địi hỏi tính chính xác, khoa học).
=> Văn bản biểu cảm.
GV: BT 3 giúp HS xác định được nên dùng phép nhân hóa trong loại văn bản nào.
- Nhóm 3, 4: Bài 4:
a. núi ơi: Trị chuyện, xưng hơ với vật như với người -> giãi bày tâm trạng mong
thấy người thương của người nói.
d. (cây) bị thương, thân mình, vết thương, cục máu: Từ chỉ hoạt động tính chất, bộ
phận của người để nói vật -> gợi sự cảm phục, lịng thương xót và căm thù nơi
người đọc.
4. Củng cố:
- Hs trang trí tranh
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc Ghi nhớ.
- Soạn bài "Phương pháp tả người".
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
I. Khó khăn.
- Một số ít học sinh nhút nhát, thụ động, nắm bắt vấn đề chậm nên việc thực
hiện các hoạt động còn hạn chế.
- Để tổ chức các hoạt động này ta cần có khơng gian phù hợp.
23
- Vì các hoạt động trong chun đề cịn mới nên giáo viên và học sinh còn
khá bỡ ngỡ trong khi thực hiện.
II. Quan niệm.
Chúng tôi hiểu rằng:
Với sự phát triển như vũ bão về kinh tế, khoa học, giáo dục…ở thế kỉ 21, xã
hội địi hỏi phải có những con người mới biết hoạt động tích cực, sáng tạo, có
khả năng vận dụng một cách sáng tạo và biết sáng tạo những tri thức của lồi
người. Chính vì lẽ đó người giáo viên có nhiệm vụ đào tạo những con người ấy.
Giáo viên cần hướng cho học sinh biết suy nghĩ và hành động:
+ Học sinh thấy say mê, yêu thích và tích cực tham gia các bài học, các
hoạt động trong mơn Ngữ Văn.
+ Học sinh có được những năng lực nhất định như : năng lực thuyết trình,
năng lực làm việc nhóm,…trong khi học. Bên cạnh đó, rèn cho học sinh
tính chủ động, sự nhạy bén trong xử lí tình huống.
Trên đây là một vài ý kiến mang tính chủ quan tuy có dựa trên thực tế
q trình dạy học và cơ sở lí luận nhưng khơng tránh khỏi những khiếm khuyết,
chưa hồn thiện. Chúng tơi rất mong sự góp ý, trao đổi của các đồng nghiệp
giúp cho việc sử dụng các phương pháp trên tốt hơn, đạt hiệu quả cao nhất
trong việc dạy và học các tiết Ngữ văn của chương trình THCS.
Tân bình, ngày 07 tháng 01 năm 2015
Tổ Ngữ Văn
24