Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

kham pha xa hoi 5 tuoi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.89 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày 16 tháng 11 năm 2017 CHUYÊN ĐỀ DINH DƯỠNG TỔ 5 TUỔI Đề tài: hoạt động “Làm bánh trôi nước” Chủ đề: Gia đình Thời gian dạy: 30-35 phút Ngày dạy: 16/11/2017 Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Hà I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Trẻ hiểu được bánh trôi là một món ăn truyền thống của dân tộc Việt Nam. Bánh trôi thường được làm vào dịp tết Hàn thực tức ngày 3/3 âm lịch. - Trẻ biết bánh trôi được làm từ bột gạo nếp và đường viên. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng chia bột, dàn mỏng, gắn dính, xoay tròn nặn ra những chiếc bánh. - Rèn khả năng tập trung, chú ý qua đó phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 3. Thái độ: - Thông qua hoạt động trẻ hiểu về những nét văn hóa truyền thống của dân tộc việt nam, và biết cách giữ gìn. - Trẻ vui vẻ, hào hứng khi tham gia hoạt động. II. Chuẩn bị: - Trong lớp học rộng rãi, thoáng mát. - Trang phục cô và trẻ gọn gàng - Bột nếp ba màu: Màu tím từ khoai lang tím, màu đỏ từ gấc và màu trắng. - Bàn ghế. - 3 khay inox, 6 đĩa to, muôi thủng, dĩa. - Bếp từ III. Tổ chức hoạt động.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Hoạt động của cô 1. Gây hứng thú - “ Nhắn tin” 2 – Hôm nay đến lớp cô được 1 cô tặng 1 món quà, để biết cô tặng cô quà gì, xin mời cả lớp lên đây mở quà cùng cô nào. - Cô được tặng quà gì đây? - Đúng rồi đấy đây là đĩa bánh trôi đấy. + Ai có nhận gì về đĩa bánh trôi? + Các con đã được ăn bánh trôi bao giờ chưa? + Ăn bánh trôi con cảm thấy thế nào? - Cô đố các con biết bánh trôi thường làm vào dịp nào trong năm? - KQ: Đúng rồi, bánh trôi thường được làm vào dịp tết Hàn thực tức ngày 3/3 âm lịch hàng năm. Vào dịp này các gia đình thường làm bánh trôi, bánh chay, bánh trùng để thờ cúng tổ tiên đấy. Sau này lớn lên các con cũng cần phải giữ gìn nét đẹp truyền thống này các con nhé. - Hôm nay đến với lớp mình cô đã chuẩn bị rất nhiều bột và đồ dùng. Từ bột và đồ dùng này hôm nay cô sẽ tổ chức hội thi “ Bé khéo tay”. 2. Hướng dẫn trẻ làm bánh. a. Cô giới thiệu về bột. - Đây là bột làm bánh trôi đấy, các con có biết bột bánh được làm từ gì không? - Các con ạ, từ hạt gạo nếp cô đem ngâm gạo, nghiền thành nước rồi cô lọc, vắt bỏ nước đi cuối cùng còn lại bột trắng tinh và dẻo mịn như thế này đấy - Để bánh có màu sắc hấp dẫn cô dùng gấc nhào với bột để thành bột màu đỏ này đấy. Còn muốn bánh có màu tím cô đem hấp khoai lang tím rồi miết khoai nhỏ nhuyễn rồi cũng đem nhào với bột thành bột màu tím. b. Hướng dẫn trẻ nặn bánh. - Đầu tiên cô chia bột thành những viên nhỏ, từ những viên nhỏ cô dàn bột mỏng sau đó cho nhân. Hoạt động của trẻ - Trẻ xúm xít quanh cô. - Đĩa bánh trôi ạ - Trẻ nói theo ý của trẻ - Ăn rồi ạ - Con thấy mát, ngọt ạ - 2 trẻ trả lời - Trẻ chú ý nghe. - Trẻ quan sát. - Trẻ trả lời theo kinh nghiệm của trẻ.. - Trẻ chú ý nghe. Trẻ chú ý quan sát.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> vào giữa, gắn dính kín viên đường, sau đó xoay tròn là cô đã làm thành viên bánh trôi. - Mời 2 trẻ lên làm thử. * Trẻ thực hiện - Cô cho trẻ đem bột, đĩa về bàn để thực hiện nặn bánh. - Trong khi trẻ nặn bánh cô giúp trẻ chia bột, hoặc những trẻ còn lúng túng. - Khi trẻ nặn xong cho trẻ đem bánh lên cho cô luộc bánh. - Cô cùng trẻ vớt bánh chín từ chậu nước lạnh ra đĩa. 3. Kết thúc - Cô cho trẻ nhận xét xem bánh của nhóm nào làm đều và đẹp mắt. - Cho trẻ thưởng thức bánh ( Cô hỏi trẻ về mùi vị của bánh) - Ăn bánh trôi sẽ cung cấp chất gì cho cơ thể?. - 2 trẻ - Trẻ đi lấy bôt, đĩa về bàn - Trẻ thực hiện nặn bánh - Trẻ đem bánh cho cô - 1-2 trẻ làm cùng cô. - 3 trẻ nhận xét. - Trẻ thưởng thức bánh. - Chất bột đường ạ.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×