Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Một số giải pháp giúp trẻ 5 tuổi học tốt tiết khám phá xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.55 KB, 24 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP TRẺ 5-6 TUỔI
HỌC TỐT TIẾT KHÁM PHÁ XÃ HỘI

1


1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn sáng kiến:
Như chúng ta đã biết, Bác Hồ kính yêu đã nói:
"Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người"
Quả đúng thật vậy, trong hệ thống giáo dục quốc dân - giáo dục mầm non là
ngành học mở đầu giữ vai trò quan trọng - là nấc thang đầu tiên trong cuộc đời
của trẻ thơ. Giáo dục mầm non có nhiệm vụ xây dựng những cơ sở ban đầu đặt
nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ thơ. Trẻ em là hạnh
phúc của mỗi gia đình, là chủ nhân tương lai của đất nước và của mỗi dân tộc.
Việc bảo vệ chăm sóc, giáo dục trẻ không chỉ là trách nhiệm của mỗi người,
mỗi gia đình mà còn là trách nhiệm chung của toàn xã hội.
Đây là thời điểm mấu chốt và quan trọng nhất, thời điểm này tất cả mọi
việc đều mới bắt đầu: "bắt đầu ăn, bắt đầu nói, bắt đầu nghe, bắt đầu nhìn và bắt
đầu có những thói quen, hành vi xấu". Chính vì vậy chúng ta đang sống trong
thế kỷ 21, thế kỷ của nền văn minh trí tuệ, nền văn học hiện đại, do vậy con
người cần phải năng động sáng tạo để phù hợp với sự phát triển của nó. Muốn
được như vậy ngay từ tuổi ấu thơ trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ 5-6 tuổi đang ở
những bước phát triển của nhận thức, tư duy, ngôn ngữ, tình cảm.....Những thế
giới khách quan xung quanh trẻ thật rộng lớn, có biết bao điều mới lạ, hấp dẫn
và còn có bao lạ lẫm khó hiểu trẻ tò mò muốn biết, khám phá, cho nên giáo dục


mầm non đã góp phần không nhỏ vào việc giáo dục thế hệ trẻ. Trách nhiệm
nặng nề, cao cả ấy đều phụ thuộc vào cô giáo mầm non, cô là người tạo nền
móng vững chắc, đó là chặng đường khôn lớn của trẻ ở lứa tuổi này. Chính vì
vậy sự nhạy cảm và có trách nhiệm cao là yêu cầu không thể thiếu trong việc
chăm sóc giáo dục trẻ đòi hỏi cô giáo phải linh hoạt, nhạy bén kịp thời, có năng
lực, có tính chủ động và sáng tạo.
2


Khám phá xã hội có tác dụng to lớn trong việc hình thành và phát triển
nhân cách ban đầu cho trẻ. Nó có tác dụng tích cực trong việc giáo dục toàn
diện, đặc biệt sự tác động về mọi mặt : Trí tuệ - thẩm mỹ- đạo đức- ngôn ngữ.
Khám phá xã hội trong trường mầm non là quá trình cho trẻ nhận thức về
thế giới xung quanh, những quy tắc ứng xử với mọi người. Hình thành cho trẻ
những kiến thức về chính bản thân mình như: giới tính, tên, tuổi....các thành
viên trong gia đình trẻ, một số nghề phổ biến trong xã hội và những danh lam
thắng cảnh, di tích lịch sữ, các ngày lễ hội sự kiện văn hóa của quê hương đất
nước mà trẻ cần nhớ để giúp trẻ chính xác hóa các biểu tượng mà trẻ thu nhận,
lĩnh hội được.
Vì vậy giáo viên là người đầu tiên tạo môi trường, điều kiện học tập tốt
cho
trẻ, chủ động sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động nhằm giúp trẻ húng thú
tham gia vào hoạt động, có như vậy hiệu quả của tiết khám phá xã hội đạt kết
quả cao. Trên thực tiễn cho thấy các tiết học khám phá xã hội cho trẻ 5-6 tuổi
còn nghèo nàn thiếu sự sáng tạo mới lạ nên trẻ chưa hứng thú vào tiết học.
Với tình hình thực tế tại lớp đang phụ trách tôi nhận thức sâu sắc và xác
định rõ những việc cần làm ngay đối với trẻ để giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt loại tiết
“Khám phá xã hội” cho trẻ mầm non nói chung và trẻ lớp tôi đang phụ trách nói
riêng. Vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra " Một số giải pháp giúp trẻ 5 tuổi học tốt tiết
khám phá xã hội “ trong lỉnh vực phát triển nhận thức.

* Điểm mới của sáng kiến :
Sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt tiết:
Khám phá xã hội” là sáng kiến mới lần đầu tiên tôi nghiên cứu để tìm ra những
giải pháp thiết thực và có hiệu quả để giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt tiết” Khám phá
xã hội”. Trong quá trình thực hiện ngoài những mặt mạnh vẫn còn bộc lộ một
số hạn chế và bất cập trong việc cho trẻ khám phá xã hội trong độ tuổi 5-6 tuổi.
3


Chính vì vậy cần tiếp tục đi sâu vào việc nghiên cứu các giải pháp mới có tính
hệ thống để giúp trẻ học tốt tiết khám phá xã hội. Trong đó tập trung vào các
nội dung:
- Tìm hiểu đặc điểm nhận thức của trẻ.
- Tạo điều kiện cho trẻ tìm tòi, khám phá, trải nghiệm, học hỏi.
- Tổ chức hoạt động nhận thức về khám phá xã hội thông qua tiết học.
- Làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động.
- Làm tốt công tác phối kết hợp với phụ huynh và cộng đồng
- Tăng cường trò chuyện với những trẻ còn rụt rè, thiếu mạnh dạn nhằm
giúp trẻ tự tin hơn trong giao tiếp với mọi người xung quanh.
Đây là những vấn đề trọng tâm mà bản thân tôi muốn tiếp tục đi sâu
nghiên cứu.
1.2. Phạm vi áp dụng sáng kiến:
Phạm vi mà đề tài đề cập đến là độ tuổi 5-6 tuổi ở trường Mầm non tôi
đang công tác giảng dạy.
Đề tài này đã được ban giáo hiệu nhân rộng cho toàn trường thực hiện
năm học 2014 - 2015 và sẽ thực hiện cho các năm học kế tiếp.
Đề tài nêu ra những giải pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt tiết "Khám phá xã
hội".
2. PHẦN NỘI DUNG:
2.1. Thực trạng:

Thực tế trong quá trình chăm sóc các cháu hằng ngày với độ tuổi 5 - 6 tuổi
bản thân tôi ngoài việc nắm vững những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, xác
định những mục tiêu và nội dung chương trình về chương trình giáo dục mầm
non làm cơ sở, tôi còn phải hiểu được tình hình thực tiễn của địa phương, của
trường và lớp mình đang công tác, để khai thác những cái hay, cái đẹp nhằm
giáo dục tinh thần cho các cháu.
4


Khi được khám phá xã hội trẻ sẽ phát triển khả năng về ngôn ngữ, tư duy,
óc quan sát, tính tò mò, thích khám phá từ đó nhận thức của trẻ về xã hội xung
quanh được phong phú, đa dạng, chính xác hơn. Khi nhận thức được các sự vật
hiện tượng trẻ muốn nói lên sự hiểu biết của mình bộc lộ những suy nghĩ, tình
cảm của trẻ. Từ đó ngôn ngữ của trẻ phát triển trẻ nói năng mạch lạc hơn, vốn
từ của trẻ phong phú và đa dạng hơn, trẻ biết sử dụng từ chính xác, biết mạnh
dạn hơn, nhằm phát triển ở trẻ tình cảm kỷ năng xã hội và kỷ năng giao tiếp tốt
hơn. Hình thành cho trẻ hành vi văn minh trong cuộc sống, trong quan hệ với
mọi người. Vì vậy, giáo viên là người đóng vai trò chủ đạo, người tổ chức,
hướng lái dẫn dắt trẻ khám phá xã hội một cách chủ động, sáng tạo. Đồng thời
giáo viên cũng cần hòa nhập với trẻ, tham gia các hoạt động với trẻ lôi cuốn trẻ
tích cực, hứng thú tham gia vào các hoạt động, tổ chức tốt các hoạt động cho
trẻ. Để thực hiện được điều đó, giáo viên mầm non phải có kiến thức khoa học
về nuôi dạy trẻ hiểu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, có vốn kiến thức phong phú
phải nắm được mục đích, yêu cầu về kiến thức, kỷ năng, giáo dục của từng bài
để truyền thụ cho trẻ có hệ thống, chính xác, đảm bảo được yêu cầu của bài học
và khả năng nhận thức của trẻ. Trẻ sinh ra được sống trong nền văn minh nhân
loại. Môi trường xã hội vô cùng phong phú, đa dạng hấp dẫn trẻ, bao bộc quanh
trẻ. Trong khi đó khả năng vận động, hoạt động của trẻ còn nhiều hạn chế, ngôn
ngữ của trẻ chưa phát triển, vốn từ của trẻ còn nghèo. Vì vậy cô giáo phải
thường xuyên tổ chức cho trẻ khám phá xã hội xung quanh trẻ.

Trẻ mầm non có nhu cầu cao về giao tiếp, về nhận thức. Trẻ muốn tìm
hiểu tên, tuổi, giới tính của bản thân cũng như tên của các thành viên trong gia
đình, địa chỉ của gia đình mình. Ngoài ra trẻ còn thích khám phá về trường lớp
mầm non, về các quy định thường ngày khi tham gia giao thông, các nghề phổ
biến trong xã hội, không những thế mà trẻ còn ham thích về các danh lam thắng
cảnh, nhớ về các ngày lễ hội của địa phương mình. Vì vậy, trẻ mầm non rất
5


hiếu động thích tìm tòi, khám phá, ham hiểu biết về xã hội xung quanh trẻ và
cũng nhờ thường xuyên giao tiếp với mọi người mà trẻ thỏa mãn được các nhu
cầu về nhận thức, ngôn ngữ và phát triển tình cảm kỷ năng xã hội và kỷ năng
giao tiếp của trẻ.
Với ý nghĩa thiết thực và quan trọng như vậy, bản thân tôi đã trải qua một
quá trình nghiên cứu tìm tòi, học hỏi và vận dụng "Một số giải pháp giúp trẻ 5-6
tuổi học tốt tiết khám phá xã hội"
* Thực hiện nhiệm vụ năm học 2014-2015, bản thân tôi được BGH nhà
trường phân công đứng lớp 5-6 tuổi với tổng số 33 cháu. Qua quá trình thực
hiện bản thân tôi nhận thấy một số thuận lợi và khó khăn như sau:
*.Thuận lợi:
- Được sự quan tâm và chỉ đạo của các cấp lãnh đạo như Sở GD&ĐT,
Phòng GD&ĐT Lệ Thủy, đặc biệt là Ban giám hiệu nhà trường luôn bồi dưỡng
chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên. Nhà trường đã xây dựng lớp điểm về tạo
môi trường thân thiện trong và ngoài lớp học để nhân rộng ra toàn trường
hưởng ứng hội thi cấp huyện và cấp tỉnh "Xây dựng môi trường xanh sạch đẹp,
thân thiện và hiệu quả" Đồ dùng đồ chơi trang thiết bị phục vụ cho lỉnh vực
phát triển nhận thức loại tiết “ khám phá xã hội” khá đầy đủ.
- Giáo viên: Hai giáo viên đứng lớp đều có trình độ Đại học, nhiệt tình, yêu
trẻ.
- Bản thân được tham dự lớp tập huấn, các tiết thao giảng của cụm, của

trường tổ chức nên nắm chắc phương pháp về MTXQ Khám phá xã hội khá
vững vàng, luôn trau dồi kiến thức học hỏi kinh nghiệm của chị em trong
trường để nâng cao trình độ chuyên môn, có ý thức phấn đấu và rèn luyện tác
phong sư phạm của một người giáo viên.
- Phụ huynh ở đây có truyền thống hiếu học, luôn quan tâm đến con em
mình đưa đón trẻ thường xuyên tạo điều kiện cho việc tuyên truyền phối kết
6


hợp với gia đình- nhà trường trong việc chăm sóc giáo dục trẻ tốt hơn. Luôn
ủng hộ nhiệt tình các hoạt động, phong trào của trường, lớp. Kết hợp với giáo
viên để giúp trẻ khám phá xã hội cho trẻ đạt kết quả tốt.
Tuy vậy nhưng khi bước vào thực hiện bản thân tôi cũng gặp phải những
khó khăn như sau:
* Khó khăn:
- Trình độ nhận thức của trẻ không đồng đều, một số trẻ chưa hứng thú
vào giờ học.
- Một số trẻ còn rụt rè, nhút nhát, khả năng diễn đạt về ngôn ngữ và giao
tiếp
còn hạn chế.
- Đồ dùng tự tạo để trẻ khám phá xã hội còn nghèo nàn, chưa xây dựng
khu vui chơi để trẻ khám phá, trải nghiệm, quan sát...
- Là địa bàn ven miền núi nên đời sống của phụ huynh còn nhiều thiếu
thốn suốt ngày bận rộn với công việc đồng áng, nương rẫy nên một số phụ
huynh chưa dành thời gian thích đáng để tìm hiểu nắm bắt nhu cầu về ngôn ngữ
của trẻ, ít trò chuyện với trẻ, ít quan tâm chăm lo cho con cái.
* Nguyên nhân:
- Trẻ ở độ tuổi này đặc điểm tâm sinh lý của một số trẻ phát triển chưa
hoàn chỉnh, trẻ ít giao tiếp với mọi người xung quanh và khả năng khám phá
trải nghiệm của trẻ còn rụt rè nên khi vào tiết học trẻ không hứng thú.

- Do phong tục tập quán của địa phương và ngôn ngữ của phụ huynh còn
sử dụng rất nhiều tiếng địa phương, ít giao tiếp với trẻ bằng tiếng phổ thông
cũng có phần ảnh hưởng đến ngôn ngữ của trẻ.
- Do nhà trường đang thi công các công trình xây dựng nên chưa có quy
hoạch diện tích để tạo góc vui chơi cho trẻ khám phá, trải nghiệm.

7


- Do điều kiện kinh tế của địa phương còn nghèo nên đời sống của phụ
huynh còn gặp nhiều khó khăn.
- Do nhận thức của một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc
học của trẻ.
+ Xuất phát từ những thực tế trên tôi đã khảo sát thực trạng của lớp mình
như sau:
* Khảo sát thực trạng của lớp trước khi thực hiện sáng kiến:
Tổng
số trẻ
33

XL Tốt
SL
%
5
15,2

XL Khá
SL
%
8

24,2

XL TB
SL
%
12
36,4

XL Yếu
SL
%
8
24,2

Qua khảo sát ban đầu như trên tôi thấy kết quả trên trẻ chưa cao là điều
tôi cần phải suy nghĩ để tìm ra những giải pháp tốt nhất để giúp trẻ 5-6 tuổi học
tốt tiết khám phá xã hội. Chính vì vậy mà tôi đã tìm tòi nghiên cứu đưa ra "Một
số giải pháp cho trẻ 5-6 tuổi học tốt tiết khám phá xã hội" như sau:
2.2. Các giải pháp thực hiện:
* Giải pháp 1: Tìm hiểu đặc điểm nhận thức của trẻ.
Đối với trẻ em sự phát triển nhận thức không đồng đều. Trong cùng một
lứa tuổi nhưng có trẻ nhanh nhẹn hoạt bát, có trẻ thì nhận thức còn chậm. Chính
vì vậy, mà cô giáo cần phải tìm hiểu nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý và nhận thức
của từng trẻ để xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp cho độ tuổi của lớp mình
phụ trách.
Việc đầu tiên tôi làm là khảo sát kết quả trên trẻ về Lỉnh vực phát triển
nhận thức tiết khám phá xã hội, đồng thời thường xuyên theo dỏi mọi hoạt động
của trẻ để nắm bắt tình hình thực tế của lớp, đặc điểm tâm sinh lý và nhận thức
của từng trẻ, trẻ nào tốt, khá, trẻ nào Trung bình, yếu. Tốt mặt nào, yếu về mặt
nào để tôi lựa chọn hình thức giáo dục cho phù hợp.


8


Ví dụ: Khi cho trẻ trò chuyện về tên, tuổi, giới tính của trẻ tôi cần lựa
chọn hệ thống câu hỏi phù hợp với độ tuổi của lớp tôi, câu hỏi từ dễ đến khó, từ
đơn giản đến ức tạp và câu hỏi dễ hiểu, gần gủi sát với đề tài đang truyền tải
cho trẻ. Với những câu hỏi khó và trừu tượng hơn tôi thường gọi những trẻ tốt
và khá trả lời, còn những trẻ nhận thức, ngôn ngữ có phần hạn chế tôi lựa chọn
hệ thống câu hỏi đơn giản hơn, ít từ hơn...
Chẳng hạn: với trẻ tốt và khá tôi đặt câu hỏi: Con hãy tự giới thiệu về bản
thân mình nào? Như vậy trẻ sẽ giới thiệu về Họ và tên của trẻ, ngày sinh, giới
tính và sở thích của trẻ.... Nhưng với trẻ nhận thức, ngôn ngữ hạn chế tôi đặt
câu hỏi: Họ tên con là gì? Con sinh ngày tháng năm nào? Con là bé trai hay bé
gái? Sở thích của con là gì?
Ngoài ra, tôi còn phân nhóm cho trẻ hoạt động nhanh nhẹn - chơi với trẻ
yếu, để trẻ giúp đỡ nhau. Trong quá trình chơi cùng nhau trẻ có điều kiện để
giao lưu, trao đổi thúc đẩy nhau hoạt động tốt hơn, đồng thời trẻ được trải
nghiệm mình từ đó trẻ tích cực hoạt động và hoạt động tốt hơn.
Như vậy việc tìm hiểu đặc điểm nhận thức của trẻ đã thực sự giúp trẻ học
tốt hơn
*Giải pháp 2: Tạo điều kiện cho trẻ tìm tòi, khám phá, trải nghiệm,
học hỏi
Môi trường xã hội luôn thay đổi, vận động không ngừng. Tuy nhiên sự
vận động, thay đổi đó có chu kỳ, có tính quy luật đòi hỏi có thời gian. Vì vậy,
để cho trẻ tận mắt nhìn thấy sự thay đổi của xã hội đòi hỏi giáo viên cần có sự
linh hoạt, nhạy bén, biết tận dụng mọi cơ hội để tổ chức cho trẻ tìm tòi, khám
phá thử nghiệm giúp cho sự hiểu biết của trẻ được chính xác sâu sắc hơn.
Ví dụ: Trong tiết dạy cho trẻ "Trò chuyện về ngày 20/11", cô sưu tầm
các loại tranh ảnh về ngày 20/11, làm các loại đồ dùng, đồ chơi phong phú cho

trẻ như: Tấm thiệp, hoa....Ngoài ra cô còn sử dụng các hình ảnh về ngày 20/11
9


trình chiếu trên máy tính cho trẻ được trực tiếp trò chuyện về nội dung của các
hình ảnh đó. Qua đó trẻ được khắc sâu về ý nghĩa của ngày nhà giáo Việt Nam
nhằm giáo dục ở trẻ sự biết ơn, lòng kính trọng đối với các cô giáo thầy giáo.
Hoặc tiết “Trò chuyện về nghề nghiệp của bố mẹ” tôi giao nhiệm vụ cho
trẻ về nhà hỏi bố mẹ mình làm nghề gì, làm việc ở đâu? nghề đó tạo ra sản
phẩm gì?...Trong tiết học tôi cho trẻ được trải nghiệm những gì mà trẻ biết, trẻ
thấy để trẻ tự nói lên được nghề nghiệp của bố mẹ mình, để trẻ khắc sâu kiến
thức hơn tôi lựa chọn một số hình ảnh các nghề mà bố mẹ trẻ làm cho trẻ xem
nhằm kích thích sự hứng thú của trẻ vào tiết học hơn
Tổ chức ngày hội ngày lễ như" Tết trung thu” tôi cho trẻ biết ý nghĩa của
ngày tết trung thu là ngày rằm tháng tám, ngày tết trung thu của thiếu nhi , tập
các tiết mục văn nghệ có nội dung về tết trung thu như bài “ Chú cuội chơi
trăng, Vầng trăng cổ tích, Rước đèn dưới trăng... Chuẩn bị sân khấu, hóa trang,
mâm cổ ......Tạo điều kiện cho trẻ cùng cô trang trí, sắp xếp trong buổi lễ như tự
mặc trang phục, bày mâm quả, sắp xếp nghế ngồi.....Tất cả thể hiện một niềm
thích thú dâng trào ở trẻ thơ khi hòa mình vào các ngày lễ hội lớn. Qua đó trẻ
hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của các ngày lễ hội và luôn biết trân trọng
nó.
Ví dụ: “Tìm hiểu về trường mầm non “ tôi cho trẻ thường xuyên quan sát
các hoạt động của trường như Trong trường có những ai? Công việc của từng
người trong trường làm gì?... trong khi tổ chức trên tiết học tôi cho trẻ cùng
nhau khám phá những gì mà trẻ biết trẻ nhìn thấy ở trường mầm non như vậy
kích thích trẻ tìm tòi, khám phá và trải nghiệm, trẻ hứng thú kể cho cô và các
bạn biết về những gì mà trẻ biết về trường mầm non nơi trẻ đang học, trẻ tự
hào về trường và yêu trường, yêu lớp...
Hoặc trong khi tổ chức cho trẻ chơi ở góc phân vai tôi tổ chức cho trẻ

đóng vai cô giáo- học sinh, Gia đình, bác sĩ - bệnh nhân, cô bán hàng....tôi dẩn
10


dắt trẻ về nội dung của chủ đề chơi nhằm giúp trẻ tái tạo và nhập vai chơi phù
hợp, từ đó phát huy tính tích cực của trẻ, trẻ thể hiện vai chơi của mình như
cách ứng xử, giao tiếp đúng mực.
Các buổi sinh hoạt chiều tôi thường tổ chức cho trẻ cũng cố hóa kiến thức
vừa trích được ở trên tiết học hoặc mở rộng kiền thức cho trẻ về những nội
dung sắp cho trẻ được làm quen nhằn tích lũy kiến thức, khơi gợi tính tò mò
ham hiểu biết của trẻ bằng cách trò chuyện, cho trẻ xem hình ảnh, tổ chức các
trò chơi, tổ chức các hoạt động tạo hình như vẽ, nặn, làm alun về các đề tài
khám phá xã hội.
Tổ chức cho trẻ tham quan di tích lịch sữ ở quê hương qua đó đã khơi
dậy sự tìm tòi, khám phá, trải nghiệm của trẻ, trẻ hứng thú tham gia vào hoạt
động hơn, những hoạt động đó giúp trẻ có lòng yêu quê hương, đất nước, yêu
quý những người thân trong gia đình, yêu trường, yêu lớp, yêu bạn bè trẻ cảm
cuộc sống quanh trẻ thú vị rất nhiều.
Hoặc cô tổ chức cho trẻ được đến mô hình cô xây dựng để tham quan
như: mô hình công trình xây dựng của các cô chú công nhân, để trẻ tham quan
và trong quá trình đó cô có thể đặt một số hệ thống câu hỏi cho trẻ trả lời kích
thích tính tò mò ham hiểu biết của trẻ như:
Cô chú công nhân đang làm gì đây?
Vì sao chúng ta có được những ngôi nhà thật đẹp để ở? ...
Chính nhờ những hoạt động ấy mà trẻ nhớ rất lâu kiến thức trẻ tích lũy
được đồng thời trẻ ham thích tìm tòi, khám phá, hứng thú tham gia vào các giờ
học các hoạt động của lớp.
* Giải pháp 3: Tổ chức hoạt động nhận thức về khám phá xã hội thông qua
tiết học
§ißu giãp tr# h#c tÌt l#nh vïc gi#o d«c ph#t triãn nh#n th#c "L#m quen

m«i trường xung quanh “ Khám phá xã hội " là tổ chức tốt cho trẻ trên hoạt
11


ng hc. Bi vỡ qua tit hc, kin thc c cung cp cú h thng, phỏt trin
kh nng chỳ ý nghi nh lõu bn ca tr, rốn luyn v phỏt trin cỏc thao tỏc t
duy (so sỏnh, phõn bit, tng hp ...) thỡ iu u tiờn giỳp tr lnh hi v nm
chc v loi tit.
Tit hc t kt qu thỡ vic u tiờn cn lm l xc nh ti, b sung,
chớnh xỏc húa nhng kin thc v ti ú cho bn thõn. Tip tc tụi xỏc nh
mc tiờu cần đạt của hoạt động học ú đối với trẻ đó là mình cần truyền thụ
kiến thức, kĩ năng gì cho trẻ? Kết quả mong đợi ở trẻ hoạt động này là gì?...
Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi v mi iu kin t chc cho tit dy đầy
đủ, tạo tâm thế thoải mái giữa cô và trẻ.
La chn h thng cõu hi phự hp vi thc t a phng, vi trng,
lp, vi tui, vi nhn thc ca tng tr, h thng cõu hi phi i t d n
khú, la chn cõu hi no dnh cho tr tt, tr yu....La chn, s dng cỏc
phng phỏp, bin phỏp linh hot, sỏng to, chỳ ý phỏt huy tớnh tớch cc, ch
ng ca tr kớch thớch, lụi cun tr tham gia vo cỏc hot ng mt cỏch t
nguyn, hng thỳ.
VD: Đề tài " Trũ chuyn v ngy quc t ph n 8-3 ch ngy hi
ca b, ca m
Chuẩn bị mt s hỡnh nh hot ng cho mng ngy 8-3 trỡnh chiu trờn
mỏy, 3 l hoa v 3 bú hoa, bi hỏt v ngy 8-3.
Tụi sắp xếp chổ ngồi phù hợp sao cho trẻ dể nhìn thấy, dễ nghe và dễ
quan sát hoạt động.
Sau khi chuẩn bị mọi phơng tiện đầy đủ cho tiết dạy, việc tiếp theo là
thực hiện tiết dạy trên lớp. Đây là tiết bắt buộc diễn ra với thời gian 30-35 phút
với nhiều nội dung.
* Hoạt động 1: ổn định gây hứng thú:


12


Cho trÎ d¹o quanh c¸c gãc trong líp vµ quan s¸t một số hình ảnh trưng
bày như thiệp chúc mừng, hoa, ảnh hoạt động chào mừng ngày 8-3... ë c¸c gãc:
C« më nh¹c h¸t bµi " Ngày vui 8-3” ®a trÎ vÒ víi nội dung bài dạy và chủ đề
®ang thùc hiÖn. ( trước khi di dạo tôi giao nhiệm vụ cho từng tổ về từng góc
xem có điều gì mới và điều mới đó là gì? Khi được nhận nhiệm vụ trẻ nào cũng
hào hứng tìm tòi, khám phá xem điều gì mới lạ.
* Ho¹t ®éng 2: Nội dung:
- Trß chuyÖn vÒ ý nghÜa ngµy 8-3.
Gây hứng thú vào nội dung bài học tôi nói: Các con vừa được tham quan
các góc ở lớp mình vậy các con phát hiện điều gì mới ở các góc nào? Cho đại
diện từng tổ lên trả lời. Như vậy trẻ phát hiện ra ở các góc có bưu thiệp, hoa và
một số hình ảnh bé tặng bà, mẹ hoa...nhờ vậy mà tôi dẩn dắt vào bài rất dễ dàng
thu hút trẻ tham gia vào hoạt động, tôi cho trẻ biết sắp đến ngày 8-3 lớp mình
trưng bày một số đồ sản phẩm chào mừng ngày lễ đó
+ Vậy b¹n nµo cho c« biÕt ngµy 8-3 lµ ngµy g×?
+ Ngµy quèc tÕ phô n÷ lµ ngµy lÔ cña ai?
Mỗi một câu hỏi tôi đưa ra phải được nhiều trẻ trả lời, tùy phụ thuộc vào
nhận thức của từng trẻ để tôi đặt câu hỏi, câu gợi ý sao cho tất cả trẻ biết được ý
nghĩa của ngày 8-3. Khi trẻ trả lời cô giúp trẻ trả lời trọn câu. Đối với trẻ giỏi
cô cho trẻ trả lời những câu hỏi khó hơn. Câu hỏi có tính chất trừu tượng đòi
hỏi trẻ phải tư duy, suy nghĩ.
Sau khi trẻ đã biết được ý nghĩa của ngày 8-3 là ngày quốc tế phụ nữ,
ngày lễ của bà, của mẹ, của cô giáo. Tôi tiếp tục cho trẻ khám khá một số hoạt
động tổ chức chào mừng ngày 8-3 bằng hình thức tôi cho trẻ kể những hoạt
động chào mừng ngày 8-3 mà trẻ biết..
- Những hoạt động chào mừng ngày 8-3


13


Để chào mừng ngày rất ý nghĩa và trọng đại đó hội liên hiệp phụ nữ
thường tổ chức rất nhiều các hoạt động,
+ Các con biết những hoạt động nào? Cho trẻ kể các hoạt động mà trẻ
biết
+ Cho trẻ xem một số hoạt động chào mừng ngày 8-3 trên màn chiếu và
cho trẻ nhận xét.( Như hoạt động tổ chức thi bóng chuyền, Hội diễn văn nghệ,
thi nấu ăn, mít tin tọa đàm…)
Gợi hỏi trẻ :
+ Vậy theo con những hoạt động đó tổ chức để làm gì?
+ Ông, bố, anh có tham gia không? Vì sao?
Cho trẻ biết trong ngày 8-3 các bà, các mẹ ở xã ta tổ chức tọa đàm,
chương trình văn nghệ chào mừng ngày 8-3 do các bạn trường ta biểu diễn,
những tiết mục các con biểu diễn là món quà tin thần đầy ý nghĩa dành tặng bà,
tặng mẹ đấy.
Thể hiện tình cảm của mình với Bà, mẹ, cô, chị, các con phải làm gì?
Giáo dục trẻ biết yêu thương, kính trọng bà, mẹ, cô giáo, chị của mình
- Tổ chức trò chơi:
Để kích thích tính nhanh nhẹn, sáng tạo của trẻ, đồng thời tạo cho trẻ thể
hiện tình cảm của mình với cô giáo trong ngày 8-3, tôi tổ chức cho trẻ chơi trò
chơi “ Thi xem đội nào nhanh”. Tôi giới thiệu trò chơi, hướng dẩn cách chơi,
luật chơi rỏ ràng, yêu cầu các nhóm chọn những bông hoa đẹp nhất và bông hoa
có chứa chữ cái theo yêu cầu của cô để cắm và bình của tổ mình. Trong cùng
thời gian đội nào cắm nhiều hoa đúng chữ cái theo yêu cầu đội đó chiến thắng,
như vậy trẻ hứng thú tham gia vào trò chơi hơn.
* Hoạt động 3: Kết thúc
Kết thúc hoạt động nhằm cho trẻ cũng cố lại kiến thức đã học, đã được

trải nghiệm tôi cho trẻ múa hát bài “ Ngày vui 8-3”
14


- Cũng cố: Hỏi trẻ : Các con vừa tìm hiểu về ngày gì? Ngày 8-3 là ngày
lễ của ai? Giáo dục trẻ thương yêu, kính trọng bà, mẹ, cô giáo bằng cách chăm
ngoan học giỏi vâng lời mọi người đó là món quà ý nghĩa nhất của các con dành
cho bà, mẹ, cô giáo...
§ã lµ 1 vÝ dô vÒ tiÕt " trò chuyện về ngày quốc tế phụ nữ 8-3" chủ đề các
ngày lễ hội. Cßn víi lo¹i tiÕt khác tïy theo néi dung ®Ó t«i ®a ra môc ®Ých yªu
cÇu vµ c¸c bíc tiÕn hµnh ®Ó truyÒn thô cho trÎ
*. Giải pháp 4: Làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ hoạt động khám phá xã
hội
Đồ dùng đồ chơi là phương tiện quan trọng nhất nhằm giúp trẻ đạt được
kết quả, thông qua đồ dùng đồ chơi giúp trẻ tái tạo lại công việc của các nghề
trong xã hội. Được chơi với nhiều đồ dùng đồ chơi trẻ thích thú hơn, tích cực
tham gia vào các hoạt động hơn. Đặc biệt đối với lĩnh vực phát triển nhận thức
(khám phá xã hội) một số danh lam thắng cảnh trẻ không thể trực tiếp quan sát
được. Vì vậy, đồ dùng đồ chơi sẽ giúp trẻ tái hiện lại các di tích lịch sử hoặc
danh lam thắng cảnh là hết sức cần thiết đối với trẻ. Bản thân tôi cung cấp cho
trẻ một số đồ dùng đồ chơi để giúp trẻ trò chuyện khám phá có kết quả tốt hơn.
Do đó tôi luôn tìm kiếm các nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ.
Cùng một đối tượng nhưng tôi có thể làm nhiều đồ dùng đồ chơi khác nhau.
Ví dụ: Tôi sử dụng các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương như cuộn
phim làm lá cây, các loại đá, tre nứa, võ sò, ốc, hến…, để làm cây xanh, thác
nước, hòn non bộ, vườn cổ tích...nhằm tái tạo lại mô hình của các danh lam
thắng cảnh ở địa phương ngay tại trường cho trẻ được thỏa sức quan sát. Vừa
trang trí đẹp vừa phù hợp với chủ đề vừa rẻ tiền dễ kiếm, đồng thời mang tính
giáo dục cao.


15


Việc làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ khám phá xã hội là một việc làm
thường xuyên của bản thân tôi nhằm nâng cao chất lượng và đem đến hiệu quả
cao cho sáng kiến tôi đang thực hiện. Vì vậy đòi hỏi bản thân cần phải học hỏi,
tìm tòi, sáng tạo để tạo ra những đồ dùng đồ chơi hấp dẫn lôi cuốn trẻ trong
từng tiết học.
Bên cạnh đó tôi còn tổ chức cho trẻ cùng làm các sản phẩm với cô để
kích thích sự sáng tạo của trẻ như: bồi tranh từ len, mùn cưa tạo thành các bức
tranh về người thân trong gia đình, đồ dùng, dụng cụ, sản phẩm của một số
nghề..từ đó trẻ biết kính trọng người thân, giữ gìn tôn trọng sản phẩm của các
nghề.
Tôi còn sưu tầm băng đĩa, bài thơ, bài hát, câu đố, ca dao có nội dung
liên quan đến tiết học khám phá xã hội tôi đang thực hiện. Ngoài ra tôi tận dụng
thời gian tìm tói các hình ảnh minh họa sống động, hấp dẫn trên mạng để trình
chiếu trên máy, hình ảnh phải đẹp, gần gủi với chủ đề, với trẻ để lôi cuốn, gây
sự tập trung chú ý khám phá của trẻ nhiều hơn, trẻ lỉnh hội kiến thức về xã hội
tốt hơn.
*Giải pháp 5: Làm tốt công tác phối kết hợp với phụ huynh:
Để giúp trẻ học tốt tiết khám phá xã hội đem lại hiệu quả thì công
tác phối hợp với phụ huynh đóng vai trò hết sức quan trọng. Qua những lúc
đón, trả trẻ những buổi họp phụ huynh tôi trao đổi với phụ huynh về tầm quan
trọng của việc giáo dục, cho phụ huynh xem các nội dung giáo dục khám phá xã
hội. Tuyên truyền qua bảng “Cha mẹ cùng dạy trẻ”.
Thường xuyên theo dỏi nắm bắt về tình hình học tập của trẻ, đặc điểm
tâm sinh lý và nhận thức của từng trẻ để trao đổi với phụ huynh, đề nghị phụ
huynh kết hợp với lớp để sưu tầm tranh, ảnh, truyện, các thông tin, tài kiệu liên
quan đến chủ đề đang và sẽ thực hiện, hướng dẩn phụ huynh cách thức tích lũy
kiến thức, kinh nghiệm để cung cấp cho trẻ học ở nhà.

16


Ngoài việc trao đổi với phụ huynh trong giờ đón trả trẻ tôi mạnh dạn trao
đổi với ban giám hiệu nhà trường tổ chức họp phụ huynh mỗi năm 3 lần. Nội
dung từng cuộc họp tôi đưa ra mục đích yêu cầu của loại tiết"Khám phá xã
hội” để phụ huynh rỏ.
- Luôn trao đổi với phụ huynh về các kiến thức Khám phá xã hội, nhắc
nhỡ phụ huynh luôn là tấm gương sáng cho trẻ noi theo về cách ứng xữ, giao
tiếp, các mối quan hệ, tình yêu thương...trong gia đình,
- Huy động phụ huynh thu gom các nguyên vật liệu đã qua sữ dụng như
(Vỏ hộp, chai lọ, bìa lịch củ...) mang tới lớp cho trẻ làm đồ dùng đồ chơi
- Kết hợp với phụ huynh tổ chức các ngày lễ hội ở trường như ngày Khai
giảng, ngày Tết trung thu, ngày tết thiếu nhi, hội thi ca dao dân ca- hò khoan lệ
thủy. Tọa mọi điều kiện để tất cả các phụ huynh cùng tham gia, được tham gia
phụ huynh nhận thức sâu sắc hơn, hiểu biết ý nghĩa của ngày lế hội ở trường
hơn, nhờ vậy mà phụ huynh chuyển tải được một số kiến thức cho trẻ, trẻ hiểu
rỏ hơn về các ngày lễ hội.
Hoặc khi tôi tổ chức tiết dạy khám phá xã hội "Trò chuyện về những
người thân trong gia đình", tôi đã làm công tác phối kết hợp với phụ huynh cho
trẻ tìm hiểu về những người thân trong gia đình, các công việc của bố mẹ....Sau
đó, tôi tổ chức tiết dạy cho trẻ khám phá xã hội "Trò chuyện về những người
thân trong gia đình" kết quả đạt được thật bất ngờ, đa số trẻ biết kể lại một cách
rõ ràng về công việc của bố mẹ, ông bà, anh chị...và tiết dạy đã được đánh giá
có chất lượng cao.
Từ đó tôi đã xác định được rằng muốn có kết quả tốt trong công tác
chăm sóc giáo dục trẻ thì ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân còn phải có sự
tăng cường học hỏi đồng nghiệp và đặc biệt là sự phối kết hợp chặt chẽ với phụ
huynh.


17


Bằng cách làm như vậy phụ huynh biết được tầm quan trọng của việc
khám phá xã hội đối với trẻ, phụ huynh tạo mọi điều kiện cho trẻ thường xuyên
giao tiếp với mọi người xung quanh, phát huy được tính mạnh dạn, tự tin của
mình trong giao tiếp làm tăng nhận thức của trẻ một cách hiệu quả.
*Giải pháp 6: Tăng cường trò chuyện, giao tiếp với những trẻ còn rụt
rè, thiếu mạnh dạn nhằm giúp trẻ tự tin hơn trong giao tiếp với mọi ngừoi
xung quanh.
Biểu hiện rụt rè, thiếu mạnh dạn trong giao tiếp cũng ảnh hưởng rất lớn
đến việc giúp trẻ học tốt tiết khám phá xã hội trong lỉnh vực phát triển nhận
thức. Trong lớp tôi một số trẻ còn rụt rè, khả năng giao tiếp còn hạn chế. Vì
vậy, cô là người giữ vai trò quan trọng, hướng lái cho trẻ được tham gia tích
cực vào quá trình giao tiếp ở trên lớp cũng như ở nhà cho trẻ.
Ví dụ: Trong tiết dạy khám phá xã hội "Trò chuyện về ngày 20/10" cô
tổ chức cho trẻ được tham gia hết các hoạt động. Khi các trẻ tốt- khá trả lời
được câu hỏi của cô thì cô cho các trẻ còn chưa mạnh dạn được nhắc lại nhằm
giúp trẻ tự tin hơn trong giao tiếp. Cô chú ý đến những trẻ còn nhút nhát,
thường xuyên tạo cơ hội cho trẻ được trả lời các câu hỏi giúp trẻ phát huy được
khả năng giao tiếp của mình.
Hoặc phải thường xuyên theo dỏi, quan sát trẻ xem trẻ nào rụt rè thiếu
mạnh dạn tự tin để có biện pháp giúp đở. Chẳng hạn như giờ hoạt động góc các
trẻ chơi vui vẽ nhưng cháu Lan lại ngồi một mình không chịu nhập vai chơi với
bạn, khi thấy trẻ như vậy tôi kịp thời đến hỏi, trò chuyện với trẻ để tìm ra
nguyên nhân, nếu trẻ nhút nhát khi chơi thì tôi có thể dẩn trẻ đến góc chơi mà
trẻ chọn, giúp trẻ nhập vai và hướng dẫn vai chơi cho trẻ đó, tiếp tục yêu cầu
những trẻ trong nhóm giao lưu, trò chuyện, chia sẽ với bạn để giúp bạn giao
tiếp mạnh dạn tự tin hơn. Ngoài ra tôi phải tạo cho trẻ một bầu không khí, một
mối quan hệ giữ cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ, gữa trẻ với người thân trong gia

18


đình trẻ, giữa trẻ với mọi ngường xung quanh thật gần gủi, ấm áp nhằm giúp trẻ
tự tin trong quá trình hoạt động..
Mặt khác, việc thường xuyên giao tiếp, trò chuyện với các trẻ còn rụt rè
giúp trẻ hòa nhập cùng bạn bè, tạo tâm thế cho trẻ thích nghi vào môi trường
mầm non. Đồng thời, cô phải là người luôn ở bên trẻ giúp trẻ phát huy hết khả
năng của mình. Không những thế cô còn là một người bạn của trẻ, thường
xuyên trò chuyện về sở thích, ước mơ....của trẻ kích thích lòng say mê, yêu
thích cái đẹp ở trẻ cũng như cho trẻ thoải mái giao tiếp cùng cô.
Với mong muốn trẻ sẽ học tốt tiết học khám phá xã hội tôi luôn trăn trở
và tìm ra những giải pháp thiết thực như trên. Khám phá xã hội là một hoạt
động không thể thiếu đối với trẻ, không những giúp cho trẻ được khám phá thế
giới xung quanh mình mà còn giáo dục cho trẻ có ý thức bảo vệ môi trường với
khẩu hiệu "Trường Mầm non xanh - sạch - đẹp, thân thiện và hiệu quả".
*Hiệu quả được đánh giá sau khi thực hiện sáng kiến:
“Một số giải pháp cho trẻ 5-6 tuổi học tốt tiết khám phá xã hội"
Là một cơ sở tốt để giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách con
người. Đối với trẻ thơ một trong những nhiệm vụ trọng tâm của việc giáo dục
nhân cách ở trẻ là hình thành ở trẻ tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống con
người qua đó trẻ biết thích nghi với cuộc sống xung quanh mình, biết thương
yêu quan tâm tới cô giáo, bạn bè em nhỏ, luôn có thái độ chăm sóc và bảo vệ vệ
sinh cá nhân cũng như các hoạt động ở trường Mầm non.
Xã hội xung quanh chúng ta là kho tàng quý báu được khai thác không
ngừng phục vụ cho việc bồi dưỡng tâm hồn trẻ thơ. Thông qua các hoạt động
học và chơi, đặc biệt là nề nếp lễ giáo, với hình tượng nghệ thuật gần gũi của cô
phù hợp với tâm lý của trẻ được áp dụng theo từng lứa tuổi. Đã từng bước chắp
cánh cho trẻ vươn tới ước mơ và những điều tốt đẹp.


19


Trẻ mầm non không thể cảm nhận được những cái hay, cái đẹp khi thiếu
sự tác động của cô giáo và người lớn xung quanh. Bởi các cháu chưa có nề nếp
thói quen tốt mà phải nhờ vào sự tổ chức, hướng dẫn của cô giáo và những
người thân trong gia đình, cộng đồng xã hội cùng chung tay giúp trẻ phát triển
tư duy, trí tưởng tượng, ngôn ngữ, thẩm mỹ hình thành nhân cách và giáo dục
đạo đức cho trẻ.
Đối với trẻ:
93,9% trẻ nắm được kiến thức kỷ năng của giờ học biết giao tiếp với mọi
người xung quanh, hình thành được các kiến thức về xã hội xung quanh trẻ, trả
lời câu hỏi trọn câu, lưu loát.
100% trẻ tích cực tìm tòi, khám phá, hứng thú tham gia vào các hoạt
động giáo dục nói chung khám phá xã hội nói riêng.
100% trẻ có tình cảm, thái độ thích hợp với từng đối tượng, sự vật, biết
ứng xử giao tiếp đúng mực đối với người thân trong gia đình và những người
xung quanh, biết yêu quý các con vật, các đồ vật đồ chơi trong lớp yêu quý
người lao động bảo vệ sản phẩm lao động.
Khả năng tư duy lôgic và khả năng ghi nhớ của trẻ phát triển đáng kể, nó sẽ
là nền tảng vững chắc cho các hoạt động nhận thức sau này.
Nhiều trẻ đã có sự tiến bộ rõ rệt cụ thể như sau:
Tổng
số trẻ
33

XL Tốt
SL
%
15

45,5

XL Khá
SL
%
16
48,5

XL TB
SL
%
2
0,6

XL Yếu
SL
%
0

Đối với giáo viên:
Bản thân tôi đã tích lũy được một số kinh nghiệm trong việc tổ chức cho
trẻ khám phá xã hội.
Nắm vững phương pháp dạy bộ môn xác định được mục tiêu của giờ học
để truyền thụ cho trẻ đầy đủ, chính xác, có hệ thống, xây dựng được kế hoạch tổ
20


chức cho trẻ tìm tòi, khàm phá, thử nghiệm và thường xuyên ôn luyện củng cố
giúp cho các hoạt động đi vào nề nếp tạo cho trẻ có thói quen tốt trong học tập
cũng như sinh hoạt hàng ngày.

Tích cực làm đồ dùng, đồ chơi, trang trí lớp tạo môi trường cho trẻ làm
quen, đồ dùng đồ chơi trong lớp khá phong phú hấp dẫn trẻ.
Giáo viên cần nắm chắc đặc điểm tâm sinh lý của trẻ phân nhóm trẻ theo
trình độ để có sự tác động, thúc đẩy kịp thời, dành thời gian thích đáng bồi
dưỡng cho trẻ yếu. Đồng thời biết phân công trẻ tốt kèm cặp giúp đỡ trẻ yếu.
Xây dựng kế hoạch tổ chức cho trẻ thường xuyên được tìm tòi, khám
phá, thử nghiệm, tận dụng mọi cơ hội cho trẻ được tham gia các hoạt động
khám phá thử nghiệm đồng thời tổ chức cho trẻ làm quen mọi lúc mọi nơi.
Tích cực bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên học hỏi kinh
nghiệm của chị em bạn bè đồng nghiệp để nâng cao trình độ tay nghề cho bản
thân.
Phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh tuyên truyền kiến thức nuôi dạy con
theo khoa học cho các bậc phụ huynh, hướng dẫn cho phụ huynh biết cách trả
lời trọn câu, nói năng, diễn đạt lưu loát, mạch lạc để hướng dẫn cho trẻ lúc ở
nhà.
Đối với phụ huynh:
Qua sự tiến bộ của trẻ và chất lượng trên, tôi đã tạo được sự tin tưởng ở
phụ huynh, họ đã hiểu và nhận thức được tầm quan trọng của việc cho trẻ khám
phá xã hội ở lứa tuổi mầm non, phụ huynh đã quan tâm chú ý rèn luyện cho trẻ
nhiều hơn khi ở nhà và đã có ý thức sưu tầm và đóng góp nguyên vật liệu sẳn
có ở địa phương như chai, lọ, bìa để cô giáo làm những đồ dùng trực quan phục
vụ cho tiết dạy...Giữa phụ huynh - giáo viên - nhà trường đã có sự hợp tác tích
cực tạo sự đồng thuận.

21


Tóm lại có thể nói rằng để nâng cao chất lượng giờ học khám phá xã hội
thì đòi hỏi người giáo viên phải có những giải pháp hữu hiệu nhất để giúp trẻ
học tốt hơn.


3. PHẦN KẾT LUẬN:
3.1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm:
Trong quá trình áp dụng sáng kiến của mình với “Một số giải pháp giúp
trẻ 5-6 tuổi học tốt tiết khám phá xã hội”
Sau một thời gian thực hiện tôi nhận thấy khả năng của trẻ có những
chuyển biến rõ nét. Trẻ biết nhận thức và cảm thụ cái hay, cái đẹp trong cuộc
sống, có thái độ đúng mực với mọi người. Biết yêu thương ông bà, cha mẹ, biết
yêu trường lớp, yêu quý thầy cô giáo, bạn bè, thích đi hoc, có nề nếp tốt, biết
giữ gìn và bảo vệ môi trường. Từ đó tôi nhận thấy sáng kiến của mình đã phần
nào góp phần vào việc khám phá về xã hội xung quanh của trẻ ở trường Mầm
non, phù hợp với thực tế ở địa phương với điều kiện lớp học và khả năng nhận
thức của trẻ.

22


Cho trẻ khám phá xã hội là hoạt động có ý nghĩa to lớn trong việc hình
thành và phát triển nhân cách cho trẻ, là điều kiện thuận lợi để giúp trẻ phát
triển toàn diện về Trí tuệ - Tình cảm - Đạo đức - Thẩm mỹ. Hoạt động khám
phá xã hội nhằm củng cố mở rộng hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh, bồi
dưỡng cho trẻ những tình cảm và thái độ ứng xử đúng đắn.
Ngoài ra, cho trẻ khám phá xã hội giúp trẻ phát triển năng lực hoạt động
trí tuệ, hình thành ở trẻ những nề nếp thói quen và những phẩm chất cần thiết
tạo tiền đề cho trẻ chuẩn bị tâm thế vào lớp 1, giáo dục cho trẻ truyền thống đạo
lý tốt đẹp của dân tộc ta, đồng thời giáo dục cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, đất
nước, yêu ông bà, cha mẹ, những người thân, yêu lao động, giữ gìn sản phẩm
lao động, biết bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường, bảo vệ các danh lam thắng
cảnh của quê hương, đất nước.
3.2. Kiến nghị, đề xuất:

3.2.1. Đối với ngành, nhà trường:
- Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng thêm về chuyên môn nghiệp vụ
cho giáo viên.
- Tăng cường tổ chức các giờ dạy mẫu liên trường về tiết khám phá xã
hội.
- Ủng hộ việc đầu tư cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi cho trẻ về số lượng
và đảm bảo về chất lượng.
3.2.2. Đối với lãnh đạo cấp trên:
- Cần quan tâm hơn nữa về cấp học mầm non đáp ứng nhu cầu cơ sở vật
chất để việc dạy học đạt kết quả cao.
Trên đây là một số sáng kiến và đề xuất nhỏ của tôi, để bản sáng kiến
được hoàn thiện hơn, có hiệu quả hơn rất mong được sự đóng góp ý kiến của
hội đồng khoa học và các đồng nghiệp bổ sung cho sáng kiến kinh nghiệm này
được hoàn thiện và đầy đủ hơn.
23


Tôi xin chân thành cảm ơn!

24



×