Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Giao an 9 tuan 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198 KB, 13 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần: 5 Tiết PPCT: 21. Ngày soạn: 12/09/2017 Ngày dạy: 15/09/2017. HDĐT: CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH (Trích Vũ Trung tùy bút ) - Phạm Đình Hổ A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Bước đầu làm quen với thể tùy bút thời kì trung đại. - Cảm nhận được nội dung phản ánh xã hội của tùy bút trong Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh. - Thấy được nghệ thuật độc đáo của truyện. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Sơ giản về thể văn tùy bút thời kì trung đại. - Cuộc sống xa hoa của vua chúa, sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê - Trịnh. - Những đặc điểm nghệ thuật của một văn bản viết theo thể loại tùy bút thời kì trung đại ở Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh. 2. Kĩ năng: - Đọc hiểu một văn bản tùy bút thời trung đại. - Tự tìm hiểu một số địa danh, chức sắc, nghi lễ thời Lê - Trịnh. 3. Thái độ: - Có thái độ nhìn nhận đúng đắn về đặc điểm chế độ xã hội của từng giai đoạn lịch sử VN. C. PHƯƠNG PHÁP: - Đọc sáng tạo, phát vấn, gợi tìm, giảng bình. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định: 9A1 : Sĩ số ……Vắng: ……(P:…………………….…..; KP:………….……………..…..). 9A2 : Sĩ số ……Vắng: ……(P:………………………...; KP:……………….……..……..). 2. Bài cũ: (?) Nêu những nét nghệ thuật độc đáo trong văn bản Chuyện người con gái Nam Xương 3. Bài mới: Vào TK XVI-XVII đất nước ta trải qua hàng trăm năm chiến tranh loạn lạc do cuộc tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến Lê - Mạc - Trịnh - Nguyễn. Ở Đàng ngoài các thế hệ nhà Trịnh lần lượt lên ngôi chúa (1545-1786). Vào năm 1767, Thịnh Vương Trịnh Sâm lên ngôi, ban đầu vốn là con người “cứng rắn, thông minh, quyết đoán, sáng suốt trí tuệ hơn người”. Nhưng khi đã dẹp yên các phe phái chống đối lập lại kỉ cương thì dần sinh kiêu căng, chỉ ăn chơi xa hoa, say mê cung phi Đặng Thị Huệ phế con trưởng (Trịnh Tông - là con của Quý phi Dương Ngọc Hoàn) lập con thứ, gây nhiều biến động...Vậy chốn phủ chúa với hiện thực cuộc sống diễn ra như thế nào, bài học hôm nay sẽ giúp các em rõ hơn?.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS * Hoạt động 1: GIỚI THIỆU CHUNG: GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu đôi nét về tác giả và tác phẩm. GV: Mời HS đọc chú thích sao SGK / 61. H: Nêu nét chính về tác giả, tác phẩm? HS: Còn gọi là ông Chiêu Hổ với những giai thoại họa thơ cùng Hồ Xuân Hương, từng là sinh đồ Quốc Tử giám, 2 tác phẩm có giá trị là “Vũ trung tuỳ bút”, “Tang thương ngũ lục” Ông sống trong thời chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng nên có tư tưởng muốn ẩn cư và sáng tác văn chương, khảo cứu nhiều lĩnh vực. - Thơ văn của ông chủ yếu kí thác tâm sự bất đắc chí của một nho sinh không gặp thời. H: Em biết gì về thể loại tuỳ bút đời xưa? GV: Giới thiệu thêm đôi nét về tác giả, tác phẩm. * Hoạt động 2: ĐỌC - M HIỂU VĂN BẢN: GV: Hướng dẫn HS đọc - hiểu văn bản. Nêu đại ý của đoạn trích. GV: Cho HS đọc lại đoạn văn từ đầu đến “ kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường” H: Nội dung đoạn này kể về điều gì ? H: Thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và các quan lại thông qua những chi tiết nào ? HS: Phát hiện những chi tiết gây ấn tượng mạnh. GV: Chốt ý, giảng. H: Hãy nhận xét nghệ thuật miêu tả của tác giả ? H: Tại sao kết thức đoạn văn miêu tả này tác giả lại nói: “…kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường”? H: Nhận xét về thái độ của tác giả khi kể ở đoạn này? HS: Trả lời, GV chốt ý Chuyển ý. Cho HS đọc đoạn tiếp theo. H: Đoạn này nói về sự việc gì ? H: Bọn quan lại nhũng nhiễu nhân dân bằng những thủ đoạn nào? HS: Trình bày. GV chốt, bổ sung. H: Kết thúc đoạn văn miêu tả thủ đoạn của bon quan lại này, tác giả kể lại một sự việc từng xảy ra ngay tại gia đình mình: “ Nhà ta ở phường Hà Khẩu…cũng là vì cớ ấy”. Cách kể chuyện như thế nhằm mục đích gì ?. NỘI DUNG GHI BẢNG I. GIỚI THIỆU CHUNG: 1. Tác giả: - Phạm Đình Hổ (1768 - 1839). - Quê quán: Làng Đan Loan, huyện Đường An, tỉnh Hải Dương. - Ở thế kỷ XVIII, XIX, sự khủng hoảng trầm trọng của chế độ phong kiến Việt Nam đã tác động không nhỏ đến tầng lớp nho sĩ. Trong đó, Phạm Đình Hổ là một nho sĩ mang tâm sự bất đắc chí vì không gặp thời. 2. Tác phẩm: a. Thể loại: Tùy bút: Ghi chép tùy hứng, tản mạn. Gồm 88 mẩu chuyện nhỏ viết về đầu thế kỉ XIX. b. Xuất xứ: Trích trong “Vũ trung tùy bút”. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: 1. Đọc-hiểu từ khó: 2. Tìm hiểu văn bản: a. Bố cục: - Đoạn 1: Từ đầu -> “triệu bất tường... (Cuộc sống xa hoa hưởng lạc của Trịnh Sâm) - Đoạn 2: Còn lại (Lũ hoạn quan mượn gió bẻ măng) b. Phương thức biểu đạt: - Tự sự, miêu tả, biểu cảm. c. Đại ý: - Cuộc sống sa hoa, trụy lạc của chúa Trịnh và quan lại triều đình đã dẫm đạp lên đời sống khổ cực của nhân dân. d. Phân tích: d1. Cuộc sống xa hoa hưởng lạc của Thịnh vương Trịnh Sâm. - Xây dựng nhiều cung điện đền đài. - Thích đi chơi, ngắm cảnh đẹp. - Dạo chơi bày trò giải trí hết sức lố lăng, tốn kém. - Truy thu sản vật. -> Miêu tả cụ thể, tỉ mỉ chân thực, so sánh liệt kê. => Cuộc sống xa hoa vô, lãng phí vô độ của vua chúa quan lại..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> HS: Sự việc có thật -> tránh tai vạ => tăng sức thuyết phục tính chân thực. HS: Thái độ bất bình, phê phán bọn hầu cận một cách kín đáo H: Cảm xúc của tác giả trong đoạn kể này? H: Qua câu chuyện trong phủ chúa, có thể khái quát những nguyên nhân khiến chính quyền Lê – Trịnh suy tàn và sụp đổ không thể cứu vãn là gì? HS: Trao đổi, trả lời. GV tích hợp lịch sử, giảng, chốt. H: Đặc sắc nghệ thuật của bài văn là ở những điểm nào? Từ đó khái quát chủ đề tư tưởng của văn bản? HS: Trả lời, rút ra ghi nhớ. H: Theo em thể văn tuỳ bút trong bài này có gì khác với thể truyện mà em đã học trong bài trước? GV: Treo bảng phụ, cho HS quan sát sự khác nhau giữa truyện và tuỳ bút. - Truyện: Hiện thực cuộc sống được phản ánh qua số phận nhân vật. Có nhân vật, có cốt truyện có hệ thống chi tiết chi tiết sự việc chủ yếu đượchư cấu. Kết cấu chặt chẽ sắp xếp theo dụng ý của tác giả - Tùy bút: Chủ yếu ghi chép lại sự việc có thực, cụ thể ->bộc lộ cảm xúc. Không cần gò bó theo hệ thống kết cấu nhưng vẫn tuân theo một tư tưởng. Sự việc chi tiết chân thực thể hiện được chủ quan của tác giả GV: Cho HS so sánh bài này với tác phẩm khác cùng thời. HS: Đọc bài đọc thêm, tìm hiểu ý nghĩa của đoạn văn đó, những chi gây ấn tượng mạnh về đời sống cơ cực của nhân dân thời loạn lạc, đói kém. HS: Liên hệ bài đã học tự viết những nhận thức và cảm xúc của mình về xã hội Việt Nam thời đó. * Hoạt động 3: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: GV: Hướng dẫn HS nội dung như bên - Tóm tắt ngắn gọn văn bản, học phần phân tích, phần ghi nhớ, soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí.. d2. Bọn quan lại. - Cướp đoạt những của quý trong thiên hạ. - Dọa dẫm, tống tiền. - Vu oan cho dân lành. d3. Thái độ của tác giả: - Thể hiện qua giọng điệu, từ ngữ lột tả bản chất của bọn quan lại ( Mẹ tác giả tự chặt cây sợ tai vạ ập đến, kẻ thức giả, triệu bất tường..) - Câu văn thể hiện thái độ dự đoán của tác giả trước cảnh xa hoa, dâm đãng của bọn vua chúa => Ngôn ngữ khách quan, tăng tính chân thực, thái độ bất bình của tác giả. 3. Tổng kết: a. Nghệ thuật: - Lựa chọn ngôi kể phù hợp. - Lựa chọn sự việc tiêu biểu, có ý nghĩa phản ánh bản chất sự việc, con người. - Miêu tả sinh động. - Sử dụng ngôn ngữ khách quan nhưng vẫn thể hiện rõ thái độ bất bình của tác giả trước hiện thực. b. Nội dung: Ghi nhớ: SGK * Ý nghĩa văn bản: Hiện thực lịch sử và thái độ của “kẻ thức giả” trước những vấn đề của đời sống xã hội.. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: -Tìm đọc một số tư liệu về tác phẩm Vũ trung tùy bút. - Hiểu và dùng được một số từ Hán Việt thông dụng được sử dụng trong văn bản.. E. RÚT KINH NGHIỆM: ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ......................................................................................................................................................... Tuần: 5 Tiết PPCT: 22, 23. Ngày soạn: 15/09/2017 Ngày dạy: 18/09/2017.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ Hồi thứ mười bốn (trích) Ngô Gia Văn Phái A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Bước đầu làm quen với thể loại tiểu thuyết chương hồi. - Hiểu được diễn biến truyện, giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn trích. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Nhũng hiểu biết chung về nhóm tác giả thuộc Ngô gia văn phái, về phong trào Tây Sơn và người anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ. - Nhân vật, sự kiện, cốt tryện trong tác phẩm viết theo thể loại tiểu thuyết chương hồi. - Một trang sử oanh liệt của dân tộc ta: Quang Trung đại phá 20 vạn quân Thanh, đánh đuổi giặc xâm lược ra khỏi bờ cõi. 2. Kĩ năng: - Quan sát các sự việc được kể trong đoạn trích trên bản đồ. - Cảm nhận sức trỗi dậy kì diệu của tinh thần dân tộc, cảm quan hiện thực nhạy bén, cảm hứng yêu nước của tác giả trước những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc. - Liên hệ nhũng nhân vật, sự kiện trong đoạn trích với nhũng văn bản liên quan. 3. Thái độ: - Có cái nhìn đúng đắn về lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. C. PHƯƠNG PHÁP: - Đọc sáng tạo, gợi tìm, phát vần, thảo luận, giảng bình. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định: 9A1 : Sĩ số ……Vắng: ……(P:…………………….…..; KP:………….……………..…..). 9A2 : Sĩ số ……Vắng: ……(P:………………………...; KP:……………….……..……..). - Phân tích nhân vật Trinh Sâm và bọn quan lại trong phủ chúa Trịnh để thấy được cuộc sống của bọn vua chúa phong kiến xưa? 3.Bài mới: Với bối cảnh lịch sử đầy biến động ở nước ta trong khoảng 3 thập kỉ cuối TK 18-đầu TK 19, khởi đầu là sự sa đoạ thối nát của các tập đoàn phong kiến, các ông vua thời Lê-Mạc bất lực, vua Lê Hiển Tông chắp tay rũ áo, phủ chúa Trịnh Sâm ăn chơi xa hoa, hoang dâm vô độ gây nên loạn, sự tranh giành quyền lực giữa các phe phái PK xảy ra...Cuộc nổi dậy của phong trào Tây Sơn là một tất yếu trong lịch sử. Đứng đầu là người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ, đã đại phá 20 vạn quân Thanh, đánh đuổi giặc xâm lược ra khỏi bờ cõi. Chúng ta cùng đi vào bài học. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG GHI BẢNG * Hoạt động: GIỚI THIỆU CHUNG: I. GIỚI THIỆU CHUNG: GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả và tác phẩm. 1. Tác giả: Nhóm Ngô gia văn HS: Đọc chú thích . Lưu ý 2 tác giả chính: Ngô Thì Chí và phái thuộc dòng họ Ngô Thì. 2. Tác phẩm: Ngô Thì Du. GV giới thiệu thêm..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> H: Em hiểu nhan đề của tác phẩm là như thế nào? H: Nêu vị trí của đoạn trích? Hồi thứ mười bốn viết về Quang Trung đại phá quân Thanh. * Hoạt động 2: TÌM HIỂU VĂN BẢN: GV: Hướng dẫn HS đọc toàn bộ đoạn trích, chú ý làm nổi bật hình tượng Nguyễn Huệ đại phá quan Thanh. H: Văn bản này có thể được chia làm mấy đoạn? Nội dung của mỗi đoạn là gì? GV treo bảng phụ bố cục. - Phần 1: Từ đầu -> “… Mậu Thân (1788)”: Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế và thân chinh cầm quân diệt giặc. - Phần 2: tiếp theo -> “… Rồi kéo quân vào thành”: Cuộc hành quân thần tốc và chiến thnắg lừng lẫy của vua quang Trung. - Phần còn lại: Sự đại bại của quân tướng nhà Thanh và tình trạng thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống. H: Qua phần đọc và tìm hiểu bố cục, em hãy nêu đại ý của văn bản? HS: Trao đổi, nêu đại ý. GV chốt: - Đoạn trích dựng lên bức tranh sinh động và chân thực hình ảnh anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ và sự thảm bại của bọn xâm lược. GV: Tóm tắt sơ lược nội dung chương 12, 13 để HS: Nắm rõ và yêu cầu tóm tắt nội dung hồi thứ mười bốn. GV cho HS theo dõi lược đồ trận đánh Hạ Hồi – Ngọc Hồi và chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa để HS thấy được sức mạnh của quân Tây Sơn mà đứng đầu là vua Quang Trung.. * Hết tiết 24 sang tiết 25 H: Cảm nhận của em về người anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ khi đọc đoạn trích? HS: Phát biểu cảm nhận của mình. GV chú ý khuyến khích sự cảm nhận của HS. H: Em thấy tính cách anh hùng của thể hiện ở hoạt động nào của nhân vật? HS: Hành động mạnh mẽ, quyết đoán, xông xáo, nhanh gọn, có chủ đích và rất quả quyết. H: Chỉ ra những việc lớn mà ông đã làm trong vòng 1 tháng từ 20/11 -> 30/12? HS: Tìm ý, trả lời, bổ sung. GV chốt ý: - Tế cáo lên ngôi hoàng đế. Xuất binh ra Bắc. Tuyển mộ quân lính. Mở cuộc duyệt binh ở Nghệ An. - Phụ dụ tướng sĩ, định kế hoạch hành quân đánh giặc, kế hoạch đối phó với địch sau chiến thắng. H: Qua những việc làm đó, em thấy được điều gì ở Quang Trung – Nguyễn Huệ? GV: Yêu cầu HS đọc lại lời phụ dụ của vua Quang Trung. a. Thể loại: Tiểu thuyết chương hồi. b. Xuất xứ: Hồi thứ mười bốn viết về Quang Trung đại phá quân Thanh. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: 1. Đọc – tìm hiểu chú thích: Tóm tắt: Quân Thanh kéo vào chiếm nước ta một cách dễ dàng, được tin cấp báo. Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế và thân chinh đánh giặc (mùa xuân 1789). Cuộc tiến quân thần tốc và những thắng lợi vẻ vang. Sự thất bại thảm hại của bọn xâm lược và lũ bán nước Lê Chiêu Thống. 2.Tìm hiểu văn bản: a. Bố cục: 3 phần b. Phương thức biểu đạt: - Tự sự, miêu tả, biểu cảm. c. Phân tích: c1. Hình ảnh vua Quang Trung - Nguyễn Huệ và cuộc hành quân thần tốc: - Ngày 20, 22, 24/11: Lên ngôi hoàng đế. - Ngày 25/8/1788: Tự đốc thúc xuất quân ra Bắc. -> Hành động nhanh nhẹn, mạnh mẽ, quả quyết - Hỏi ý kiến nhân tài - Tuyển mộ binh lính, duyệt binh…ra chỉ dụ. * Diễn biến trận chiến năm Kỉ Dậu (1789) đại phá 20 vạn quân Thanh: -…..30/12/1788 khởi binh hẹn 7/1/1789 ăn mừng tại Thăng Long. - Cho quân ăn tết trước, tiến đánh làm địch không kịp trở tay. - …Nửa đêm 3/1/1789 vây kín làng Hạ Hồi… - ….truyền …dạ ran…ra hàng….

<span class='text_page_counter'>(6)</span> và phân tích. H: Qua lời phụ dụ của vua Quang Trung trong buổi duyệt binh lớn ở Nghệ An với bọn Sở, Lân, Ngô Thời Nhậm và cuộc trò chuyện với cống sĩ La Sơn chứng tỏ nhà vua có những phẩm chất gì? HS: Trí tuệ sáng suốt, nhạy bén. H: Việc Quang Trung tuyển quân nhanh, gấp và tiến quân thần tốc gợi cho em suy nghĩ gì về hình ảnh người anh hùng? H: Hình ảnh Quang Trung trong trận đánh tả đột hữu xông được miêu tả cụ thể ở những chi tiết nào? HS: Là một tổng chỉ huy định ra kế hoạch tiến đánh cả chiến dịch và từng trận đánh cụ thể, tổ chức hành quân, tự mình chỉ huy một mũi tấn công, bày mưu tính kế xông pha bất chấp nguy hiểm. H: Tại sao các tác giả Ngô gia văn phái vốn trung thành với nhà Lê lại có thể viết được hay như thế về anh hùng Nguyễn Huệ? HS: Đó là sự thật lịch sử mà các tác giả trực tiếp chứng kiến, là những trí thức có lương tâm, có tâm huyết và tài năng. H: Chính sự tâm huyết đó đã giúp chúng ta hiểu như thế nào về anh hùng Nguyễn Huệ? HS: Oai phong lẫm liệt. GV: Dựa trên những phân tích, trả lời của HS, giáo viên chốt, bình giảng nâng cao về hình ảnh vua Quang Trung đại phá quân Thanh. H: Sức mạnh dân tộc được thể hiện như thế nào thông qua việc tuyển dụng binh lính và tinh thần chiến đấu của họ? GV: Chuyển ý, hướng dẫn HS phân tích hình ảnh bon cướp nước, bán nước. H: Tôn Sĩ Nghị được miêu tả như thế nào trong đoạn trích này? HS: Kẻ tướng bất tài, khinh định, kiêu căng tự mãn. H: Tình cảnh của bọn vua tôi nhà Lê như thế nào? HS: Bù nhìn, cõng rắn cắn gà nhà. Chịu nỗi sỉ nhục, đi cầu cạnh van xin, mất tư cách quân vương. H: Nhận xét của em về lối văn trần thuật? H: Ngòi bút của tác giả khi miêu tả hai cuộc tháo chạy(Một của quan sĩ nhà Thanh, mộtcủa vua tôi Lê Chiêu Thống )có gì khác biệt? HS: Thảo luận, trả lời. GV chốt ý. H: Em rút ra được điều gì sau khi học xong văn bản? HS: Rút ra ghi nhớ. GV củng cố vài nét về nội dung và nghệ thuật để HS nắm rõ bài học.. - Mờ sang 5/1/1789 ….bao vây, sử dụng cách đánh nghi binh… chiến thắng. => Vua Quang Trung oai phong lẫm liệt, nhà chỉ huy quân sự cực kỳ sắc xảo, có cách nhìn nhạy bén, tự tin. Khẳng định sức mạnh dân tộc. d 2. Hình ảnh bọn cướp nước và bán nước: * Vua Lê Chiêu Thống: Đi theo nhà Thanh. -> Hèn hạ, đốn mạt. * Lũ cướp nước: - Tôn Sĩ Nghị: mưu cầu lợi riêng, bất tài, kiêu căng, chủ quan. - Bị đánh bất ngờ…sợ mất mật…chạy dẫm đạp lên nhau mà chết… -> Thảm bại nhục nhã, đớn hèn, xấu hổ. 3. Tổng kết: a. Nghệ thuật: - Lựa chọn trình tự kể theo diễn biến các sự kiện lịch sử. - Khắc họa nhân vật lịch sử với ngôn ngữ kể, tả chân thực, sinh động. - Có giọng điệu trần thuật thể hiện thái độ của tác giả. b. Nội dung: Ghi nhớ: SGK * Ý nghĩa văn bản: Văn bản ghi lại hiện thực lịch sử hào hùng của dân tộc ta và hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến thắng mùa xuân năm Kỉ Dậu. 4. Luyện tập: III. Hướng dẫn tự học: - Nắm được diễn biến các sự kiện lịch sử trong đoạn trích. - Cảm nhận và phân tích được một số chi tiết nghệ thuật đắc sắc trong đoạn trích. - Hiểu và dùng được một số từ.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> GV: Cho HS thực hiện phần luyện tập bằng cách nêu cảm Hán Việt thông dụng được sử nghĩ về nhân vật Quang Trung - Nguyễn Huệ và vẽ chân dụng trong văn bản. dung vua trong trận Ngọc Hồi. - Chuẩn bị: Sự phát triển * Hoạt động 3: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: nghĩa của từ vựng. GV: Hướng dẫn cho HS như bên HS: Ghi bài vào vở E. RÚT KINH NGHIỆM: ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ......................................................................................................................................................... Tuần: 5 Tiết PPCT: 24. Ngày soạn: 17/09/2017 Ngày dạy: 20/09/2017.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG. A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Nắm được một trong những cách quan trọng để phát triển của từ vựng Tiếng Việt là biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ trên cở sở nghĩa gốc. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ. - Hai phương thức phát triển nghĩa của từ. 2. Kĩ năng: - Nhận biết ý nghĩa của từ ngữ trong các cụm từ và trong văn bản. - Phân biệt các phương thức tạo nghĩa mới của từ ngữ với các phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ. 3.Thái độ: -Trần trọng sự giàu đẹp của Tiếng Việt và có ý thức sử dụng từ mượn hợp lí. C. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp, phân tích ví dụ, làm nhóm...... D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định: 9A1 : Sĩ số ……Vắng: ……(P:…………………….…..; KP:………….……………..…..). 9A2 : Sĩ số ……Vắng: ……(P:………………………...; KP:……………….……..……..). 2. Bài cũ: (?) Trình bày đoạn văn có lời dẫn trực tiếp & gián tiếp? 3. Bài mới: TV của chúng ta giàu và đẹp một phần do sự phát triển không ngừng về vốn từ vựng. Vậy có những cách nào để phát triển từ vựng tiết học này sẽ trả lời cho chúng ta biết một phần. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS. NỘI DUNG GHI BẢNG. * Hoạt động 1: TÌM HIỂU CHUNG: I. TÌM HIỂU CHUNG: GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu sự biến đổi và phát 1. Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ triển nghĩa của từ ngữ. GV: Mời HS đọc câu hỏi (1). H: Trong bài thơ Vào ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu có câu Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế. Cho biết, từ kinh tế trong bài thơ này có ý nghĩa gì? HS: Kinh tế: Kinh bang tế thế (Trị nước cứu đời). H: Ý nghĩa của từ Kinh tế của Phan Bội Châu có hợp với thời đại ngày nay nữa không? H: Vậy, kinh tế ngày nay được hiểu như thế nào? HS: Kinh tế: Tổng thể những hoạt động của con người nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất ( Từ điển. ngữ:. a.Ví dụ: (SGK/55+56) Xưa: Kinh bang tế thế (biến mất) - Kinh tế: Nay: hoạt động của con người nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất (hình thành). -> Nghĩa hẹp => Từ vựng không ngừng được bổ sung và phát triển..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Tiếng Việt thông dụng – NXB GD năm 2002) GV: Gọi HS đọc phần (2). GV ghi VD lên bảng phụ. H: Chỉ ra nghĩa của từ xuân, tay? H: Trong hai từ xuân, từ nào là từ gốc, từ nào có hiện tượng chuyển nghĩa? HS: - Xuân 1: mùa xuân -> Nghĩa gốc. - Xuân 2: tuổi trẻ -> Nghĩa chuyển. H: Hiện tượng chuyển nghĩa này được itến hành theo phương thức nào? HS: Ẩn dụ. Tương tự: - Tay 1: Bộ phận của cơ thể người. (1): Mùa xuân -> Gốc. - Xuân (2): Tuổi trẻ -> Chuyển. -> Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ. (1): Bộ phận của cơ thể - Tay (2): Kẻ buôn người -> Chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ.. => Một trong những cách phát triển từ vựng tiếng Việt là biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của - Tay 2: Kẻ buôn người. chúng H: Phương thức chuyển nghĩa trong VD này? - Có hai phương thức chủ yếu để biến đổi HS: Hoán dụ. H: Từ việc phân tích các VD trên, nêu nhận xét của và phát triển nghĩa của từ ngữ là: Phương em về nghĩa củ từ theo sự phát triển của thời gian? thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ. GV chốt: Từ vựng của bất kì ngôn ngữ nào cũng b. Ghi nhớ: (SGK/56) không ngừng phát triển để đáp ứng các yêu cầu do xã hội đặt ra. Từ vựng Tiếng Việt cũng vậy. Từ vựng TV phát triển theo 2 cách: - Phát triển nghĩa của từ ngữ. - Phát triển số lượng. H: Sự biến đổi và phát triển của Tiếng Việt điễn ra như thế nào? HS: Nghĩa của từ không phải bất biến. Nó có thể thay đổi theo thời gian. Có những nghĩa cũ mất đi, nghĩa mới được hình thành. * Hoạt động 2: LUYỆN TẬP: GV: Hướng dẫn, yêu cầu HS thảo luận và thực hiện các bài tập trong SGK. HS: Đọc bài tập 1, GV gợi ý. H: Ở câu nào từ chân dùng với nghĩa gốc. Ở câu nào từ chân dùng theo nghĩa chuyển? Chuyển theo phương thức nào? HS: Đọc yêu cầu Bài tập 2. H: Từ trà theo cách dùng trên là nghĩa chuyển hay nghĩa gốc? HS: Đọc yêu cầu bài tập 3. H: Từ đồng hồ được dùng theo nghĩa nào? Bài tập 4 HS: Tìm ví dụ chứng minh các từ đã dẫn là từ nhiều nghĩa.. II. LUYỆN TẬP: Bài tập 1: a. Từ chân được dùng với nghĩa gốc b. Từ chân được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức hoán du. c. Từ chân được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ. d. Từ chân được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ. Bài tập 2: Ở đây từ tra chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ. Bài tập 3:.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> H: Giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển có nét nghĩa gì giống nhau? Bài tập 5 GV: Gợi ý cho HS khá giỏi làm. H: Từ mặt trời được dùng theo phép tu từ từ vựng nào? Nó có làm cho từ có thêm nghĩa mới không? HS: Trả lời, GV chốt lại: từ mặt trời trong câu thơ thứ 2 được sử dụng theo phép ẩn dụ tu từ. Tác giả gọi Bác Hồ là mặt trời theo mối quan hệ tương đồng giữa hai đối tượng được hình thành theo cảm nhận của nhà thơ. Đây không phải là hiện tượng phát triển nghĩa của từ, bởi sự chuyển nghĩa chỉ có tính chất lâm thời, nó không làm cho từ có thêm nét nghĩa mới.. * Hoạt đông 3: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: (Như bên). Từ đồng hồ chuyển theo phương thức ẩn dụ. Bài tập 4: a. Hội chứng: Có nghĩa gốc là tập hợp nhiều triệu chứng cùng xuất hiện của bệnh. Nghĩa chuyển là: Tập hợp nhiều hiện tượng, sự kiện biểu hiện một tình trạng, một vấn đề xã hội, cùng xuất hiện ở nhiều nơi. Ví dụ: Lạm phát, thất nghiệp là hội chứng của tình trạng suy thoái kinh tế. - Ngân hàng máu, ngân hàng đề thi - Sốt nhà đất, sốt bằng cấp, … - Vua dầu hoả, vua bóng đá, … III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Đọc một số mục từ trong từ điển và xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ đó. Chỉ ra trình tự trình bày nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ trong từ điển. - Soạn bài Sự phát triển nghĩa của từ vựng (tiếp theo).. E. RÚT KINH NGHIỆM: …………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………........................ ......................................................................................................................................................... Tuần: 5 Tiết PPCT: 25. Ngày soạn: 18/09/2017 Ngày dạy: 21/09/2017. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> (Tiếp theo) A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Nắm được thêm hai cách quan trọng để phát triển của từ vựng của Tiếng Việt là tạp từ ngữ mới và mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỈ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Viếc tạo từ ngữ mới. - Việc mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. 2. Kĩ năng: - Nhận biết từ ngữ mới được tạo ra và những từ ngữ mượn của tiếng nước ngoài. - Sử dụng từ ngữ mượn tiếng nước ngoài phù hợp. 3. Thái độ: - Trần trọng sự giàu đẹp của Tiếng Việt và có ý thức sử dụng từ mượn hợp lí. C. PHƯƠNG PHÁP: D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định: 9A1 : Sĩ số ……Vắng: ……(P:…………………….…..; KP:………….……………..…..). 9A2 : Sĩ số ……Vắng: ……(P:………………………...; KP:……………….……..……..). 2. Bài cũ: (?) Trình bày đoạn văn có lời dẫn trực tiếp & gián tiếp? 3. Bài mới: TV của chúng ta giàu và đẹp một phần do sự phát triển không ngừng về vốn từ vựng. Vậy có những cách nào để phát triển từ vựng tiết học này sẽ trả lời cho chúng ta biết một phần. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS * Hoạt động 1: TÌM HIỂU CHUNG: GV: Hướng dẫn HS tìm những từ ngữ mới được cấu tạo trong thời gian gần đây trên cơ sở các từ điện thoại, kinh tế, di động, sở hữu, tri thức, đặc khu, trí tuệ và giải thích nghĩa của các từ ngữ đó. GV: Thực hiện mẫu một từ, HS làm theo. - Điện thoại di động: Điện thoại vô tuyến nhỏ, cầm tay, sử dụng trong vùng phủ sóng - Kinh tế tri thức: Nền kinh tế dựa chủ yếu vào sản xuất, lưu thông, phân phối sản phẩm có hàm lượng tri thức cao - Đặc khu kinh tế: Khu vực dành thu hút vốn, công nghệ nước ngoài. - Sở hữu trí tuệ: Quyền sở hữu những sản phẩm do hoạt động trí tuệ mang lại. GV: Hướng dẫn HS tìm những từ ngữ mới được cấu tạo theo mô hình x + tặc như không tặc, hải. NỘI DUNG BÀI DẠY I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Tạo từ ngữ mới: a. Ví dụ 1: SGK/72 b. Nhận xét: - 7 từ trên: Tạo thêm từ mới; giải nghĩa: X + Y - Điện thoại di động. - Kinh tế tri thức. - Đặc khu kinh tế. - Sở hữu trí tuệ: c. Ví dụ 2: SGK/73 - X + tặc : (giặc, kẻ cướp) - Lâm tặc: kẻ cướp tài nguyên rừng - Tin tặc: kẻ dùng kỹ thuật thâm nhập trái phép vào dữ liệu trên máy tính của người khác.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> tặc. Có thể sử dụng bảng phụ để dẫn chứng những từ như + Lâm tặc: kẻ cướp tài nguyên rừng. + Tin tặc: kẻ dùng kĩ thuật xâm nhập trái phép vào dữ liệu máy tính của người khác để khai thác hoặc phá hoại. H: Từ tìm hiểu trên em có nhận xét gì về sự phát triển nghĩa của từ? GV: Gọi một HS đọc phần ghi nhớ. GV: Hướng dẫn HS tìm những từ Hán Việt trong hai đoạn trích. GV: Gọi một HS đọc và trả lời, các em khác bổ sung. GV: Yêu cầu HS thực hiện các câu hỏi ở II.2. H: Những từ nào dùng để chỉ khái niệm nêu ở điểm(a)và (b)? H: Những từ đó có nguồn gốc ở đâu ? H: Từ tìm hiểu trên em rút ra nhận xét về cach phát triển nghĩa của từ? HS: Đọc ghi nhớ. * Hoạt động 2: LUYỆN TẬP: GV: Hướng dẫn HS làm bài tập. HS: Nêu yêu cầu Bài tập 1 và GV cho HS tìm các mô hình. GV: Có thể chọn các mô hình có khả năng tạo từ ngữ mới trong số các mô hình. GV: Cho HS nêu yêu cầu Bài tập 2 GV: Cho HS thi tìm và cho giải thích, nhóm nào tìm được nhiều và giải thích đúng khen và có thể ghi điểm. Bài tập 3 yêu cầu điều gì? HS: Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 6 và lớp 7 để làm. GV: Gọi hai HS lên bảng: một HS ghi ra những từ mượn tiếng Hán, một HS ghi những từ mượn từ ngôn ngữ khác. HS: Nhận xét bài làm của bạn, GV sửa và khen HS làm đúng. GV: Cho HS thảo luận Bài tập 4 về vấn đề: Từ vựng của một ngôn ngữ có thể không thay đổi được không? HS: Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung, GV chốt lại. GV: Có thể đưa ra ví dụ cụ thể như khi trong đời. => Tạo thêm từ ngữ mới làm vốn từ tăng lên là một hình thức phát triển của từ vựng. d. Ghi nhớ: ( SGK/73) 2. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài: a.Ví dụ: b. Nhận xét: - Thanh minh, tiết, lễ, tài tử, giai nhân, … Mượn tiếng Hán (Trung Quốc) + Các từ đó là: - AIDS: ết, sida Mượn tiếng Anh - Marketting => Mượn tiếng nước ngoài để phát triển Tiếng Việt. Sử dụng tiếng nước ngoài cho phù hợp c. Ghi nhớ: (SGK/74) II. LUYỆN TẬP: Bài tập 1: - x + trường: chiến trường, công trường, nông trường, thương trường… - x + hoá: lão hoá, cơ giới hoá, điện khí hóa, công nghiệp hóa, thương mại hóa, … Bài tập 2: - Bàn tay vàng: bàn tay tài giỏi, khéo léo hiếm có trong việc thực hiện thao tác. - Công viên nước: công viên trong đó chủ yếu là những trò chơi dưới nước như trượt nước , bơi thuyền, … - Đường cao tốc: đường xây dựng theo tiêu chuẩn đặc biệt dành riêng cho xe cơ giới chạy tốc độ cao. Bài tập 3: - Từ mượn của tiếng Hán: mãng xà, biên phòng, tham ô, tô thuế, phê bình, phê phán, ca sĩ, nô lệ. - Từ mượn của các ngôn ngữ Châu Âu: xà phòng, ô tô, ra- đi- ô, ô xi, cà phê, ca nô. Bài tập 4: Từ vựng của một ngôn ngữ không thể không thay đổi. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Tra từ điển để xác định nghĩa của một số từ Hán Việt thông dụng được sử dụng trong các văn bản đã học..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> sống của người Việt Nam xuất hiện loại phương - Học thuộc ghi nhớ. Hoàn thành bài tập. tiện đi lại có hai bánh, chạy bằng động cơ thì Tiếng - Tìm 5 từ có hiện tượng chuyển nghĩa. Việt phải có từ ngữ để biểu thị: xe gắn máy (cấu tạo - Đọc, trả lời các câu hỏi phần đọc - hiểu từ ngữ mới trên cơ sở những yếu tố đã có của tiếng văn bản bài: Truyện Kiều của Nguyễn Việt). Du. * Hoạt động 3: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: GV: Hướng dẫn như bên E. RÚT KINH NGHIỆM: …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………….........................

<span class='text_page_counter'>(14)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×