Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.61 KB, 18 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>TUẦN 5: Sáng: Tiết 1: Chào cờ. Thứ hai ngày 18 tháng 9 năm 2017. Tiết 2: TOÁN: Bài 13: TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG (T1) I. Mục tiêu: (Sách hướng dẫn) II. Các hoạt động dạy học. * Kiểm tra bài cũ: Ban học tập kiểm tra – giáo viên bổ sung A – Hoạt động cơ bản 1. Đọc các bài toán và viết tiếp số thích hợp vào chỗ chấm: Bài toán 1: Bài giải Tổng số lít dầu rót vào 2 can là: 6 + 4 = 10 (l) Số lít dầu rót đều vào mỗi can là: 10 : 2 = 5 (l) Đáp số: 5 lít dầu. Bài toán 2: Bài giải: Tổng số nấm 3 bạn hái được là: 11 + 15 +10 = 36 (cây nấm) Số nấm mỗi bạn được chia là: 36 : 3 = 12 (cây nấm) Đáp số: 12 cây nấm Bài 2: b) Viết tiếp vào chỗ chấm: - Trung bình cộng của 3 số: 24; 26 và 10 bằng: (24 + 26 + 10) : 3 = 20 c) Giải thích: Lấy tổng của 3 số chia cho 3, 20 được gọi là trung bình cộng của 3 số 24; 26 và 10 * Ghi nhớ (SGK – 49) Bài 3: Tìm số trung bình cộng của các số sau: a) 20; 30; 10 b) 4; 3; 8 = (20 + 30 + 10) : 3 = (4 + 3 + 8) : 3 = 20 =5 Bài giao thêm: Bài 41 – T10: (BT toán 4) a) (3 + 7 + 11 + 5 + 9) : 5 = 11 b) (25 + 35 + 45 + 55 + 65) : 5 = 45 c) (2001 + 2002 + 2003 + 2004 + 2005) : 5 = 2003 Bài 44 – T11: (BT toán 4) Bài giải: Số giờ ô tô đã đi tất cả là: 3 + 2 = 5 (giờ) Trung bình mỗi giờ ô tô đi được là: (45 3 + 50 2) : 5 = 47 (km) Đáp số: 47 km B. Hoạt động ứng dụng: - Làm VBT hiện hành..
<span class='text_page_counter'>(2)</span> TIẾT 3 + 4: TIẾNG VIỆT: Bài 5A: LÀM NGƯỜI TRUNG THỰC, DŨNG CẢM (T1+2) I. Mục tiêu: (Sách hướng dẫn) II. Các hoạt động dạy học. * Kiểm tra bài cũ: Ban học tập kiểm tra – giáo viên bổ sung A – Hoạt động cơ bản Bài 1, 2: Thực hiện theo SHD. Bài 3: a) chọn từ giải nghĩa ở cột B phù hợp với mỗi từ ở cột A: 1–b;2–a; 3–d;4–e;5–c Bài 4: Cùng luyện đọc a) Đọc từ ngữ. b) Đọc câu. Bài 5: Thảo luận trả lời câu hỏi: 1, Nhà vua ra lệnh mở kho thóc phát cho mỗi thần dân một đấu thóc giống và giao hẹn: "Ai nộp được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi báu; ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt!". 2, Hành động vủa chú bé Chôm: Chôm đến trước nhà vua quỳ tâu: - Tâu Bệ Hạ ! Con không làm sao cho thóc nảy mầm được. 3, Nhà vua giải thích: Vì trước khi phát thóc nhà vua đã cho luộc kic rồi nên thóc không thế nào nảy mầm được. 4. Chọn b - Trung thực, dũng cảm * Nội dung bài: Ca ngợi cậu bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật. B – Hoạt động thực hành Bài 1: Trò chơi: Chọn từ cùng nghĩa, trái nghĩa với từ trung thực. - Từ cùng nghĩa: Chính trực, ngay thẳng, thật thà, thật lòng, ngay thật, chân thật, thành thật, thật tâm, thẳng tính, thật tình, bộc trực, thẳng thắn. - Từ trái nghĩa: Dối trá, gian đôi, lừa đôi, gian lận, lừa đảo, gian trá, lừa lọc, gian ngoan, gian giảo. Bài 2: - Bạn Hà hay gian dối khi làm bài thi - Bạn Nam là người rất thật thà Bài 3: Dòng nêu đúng nghĩa của từ “tự trọng”: c. Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình C. Hoạt động ứng dụng - Luyện VBT Tiếng việt - vận dụng bài học vào thực tiễn. CHIỀU: Thứ ba ngày 19 tháng 9 năm 2017 TIẾT 1. TOÁN: Bài 13: TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG (T2) I. Môc tiêu: (Sách hướng dẫn) II.Các hoạt động dạy học: * Kiểm tra bài cũ: - Ban học tập điều hành - GV bổ sung B. Hoạt động thực hành Bài 1: (49).
<span class='text_page_counter'>(3)</span> a) (46 + 24) : 2 = 35 Bài 2 (50). b) (35 + 17 + 38) : 3 = 30. c) (12 + 23 + 5 + 44) : 4 = 21. Bài giải: Trung bình mỗi năm dân số của xã đó tăng số người là: (99 + 85 + 74) : 3 = 86 (người) Đáp số: 86 người Bài 3 (50) Bài giải: Trung bình mỗi năm xã đó làm thêm được số ki – lô – mét đường là: (5 + 7 + 12 + 8) : 4 = 8 (km) Đáp số: 8 km Bài 4 (50) a) Bài giải: Tổng của hai số là: 9 2 = 18 Số cần tìm là: 18 – 14 = 4 Đáp số: 4 b) Bài giải: Trong 3 năm bác Hùng thu được số tạ thóc là: 14 3 = 42 (tạ) Năm thứ ba bác Hùng thu được số tạ thóc là: 42 – 10 – 16 = 16 (tạ) Đáp số: 16 tạ Bài giao thêm: Bài 8 – đề 4B: (36 đề toán - T21) Bài giải: Khi viết từ 1 đến 2009 có: 9 số có 1 chữ số (9 – 1 + 1 = 9) 90 số có 2 chữ số: (99 – 10 + 1 = 90) 900 số có 3 chữ số: (999 – 100 + 1 = 900) Số có 4 chữ số là: 2009 – 1000 + 1 = 1010 (số) Vậy có tất cả các chữ số là: 9 + 180 + 2700 + 4040 = 6929 (chữ số) Đáp số: 6929 chữ số. C. Hoạt động ứng dụng: * Ôn lại bài và vận dung trong thực tiễn. Tiết 2: TIẾNG VIỆT: BÀI 5A: LÀM NGƯỜI TRUNG THỰC, DŨNG CẢM (T3) I. Môc tiêu: (Sách hướng dẫn) II. Các hoạt động dạy học: * KiÓm tra bài cũ: - Ban học tập điều hành - GV bổ sung B. Hoạt động thực hành:.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Bài 4: Nghe – viết: “Những hạt thóc giống” - Đổi vở soát lỗi. Bài 5: Điền vào chỗ trống a) Thứ tự các từ cần điền là: lời, nộp, này, làm, lòng, làm. b) Thứ tự các từ cần điền là: chen, leng, đen, khen. - Em hãy nêu nội dung bài: “Những hạt thóc giống”? Bài giao thêm: Bài 1: Tìm 3 từ nói về đức tính trung thực, dũng cảm? đặt câu với mỗi từ đó. - Thật thà, tự trọng, chân thật VD: - Bạn Ánh rất thật thà. - Sống với bạn bè phải chân thật. -… C. Hoạt động ứng dụng - Về rèn chữ viết. - Trao đổi với người thân về những tấm gương trung thực ở lớp, ở nhà. TIẾT 3: TOÁN*: LUYỆN TẬP TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG I. Mục tiêu: - Luyện tập tìm số trung bình cộng - Giải bài toán về tìm số trung bình cộng II. Các hoạt đông dạy học: - Kiểm tra bài cũ: Ban học tập điều hành - Giáo viên bổ sung A. Hoạt động thực hành:. Bài 1 (25 ): Tính theo mẫu trung bình cộng của các số: a) 35 và 45 là : (35 + 45) : 2 = 40 b) 76 và 16 là : (76 + 16) : 2 = 41 c) 21; 30 và 45 là: (21 + 30 + 45) : 3 = 32 Bài 2 (25 ): Tính nhẩm rồi viết kêt quả tính vào chỗ chấm. a) Số trung bình cộng của hai số là 12 thì tổng của hai số đó là : 24 b) Số trung bình cộng của ba số là 30 thì tổng của ba số đó là: 90 c) Số trung bình cộng của 4 số là 20 thì tổng của bốn số đó là: 120 Bài 3 (25): Số trung bình cộng của hai số là 36. Biết một trong hai số đó là 50, tìm số kia. Gọi số chưa biết là : a Ta có: số trung bình cộng của hai số là 36 nên: (a + 50) : 2 = 36 a + 50 = 36 2 = 72 a = 72 – 50 = 22 a = 22 Vậy số cần tìm là: 22. Đáp số: 22 Bài 4 (25):.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Tóm tắt Ô tô thứ nhất: 40km Ô tô thứ hai: 48km Ô tô thứ ba: 53km Trung bình một ô tô? km Bài giải: Ba ô tô chạy được số km là 40 + 48 + 53 = 141 (km) Trung bình một giờ ô tô chạy được là 141 : 3 = 47 (km) Đáp số: 47 km 1 1 Bài 5*: Một ô tô đi từ A đến B hết 3 giờ và đi từ B đến A hết 2 giờ. Hỏi lúc đi hay. lúc về nhanh hơn? Tính tổng thời gian ô tô đã đi từ A đến B và từ B đến A. Bài giải: 1 3 giờ = 20 phút ;. 1 2 giờ = 30 phút. 20 < 30 Thời gian lúc đi ít hơn nên ô tô đi từ A đến A nhanh hơn. Tổng thời gian ô tô đã đi là: 20 + 30 = 50 (phút) Đáp số: 50 phút B. Hoạt động ứng dụng - Về luyện vở bài tập toán hiện hành. TIẾT 4. TIẾNG VIỆT*: ÔN: TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY (TVNC) I. Mục tiêu: - Củng cố cho HS hai cách chính cấu tạo từ phức của tiếng Việt: Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau (từ ghép); phối hợp những tiếng có âm hay vần (Hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau (từ láy) - Vận dụng thành thạo kiến thức đã học để phân biệt từ ghép với từ láy, tìm được từ láy và từ ghép đơn giản tập đặt câu với từ đó. II. Đồ dùng chuẩn bị: 1- GV: Từ điển, TVNC. 2- HS : Vở ô ly. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Kiểm tra: Đặt câu với từ: cứng cáp, ngay thẳng. A. Hoạt động thực hành. Bài 1: Từ mỗi tiếng dưới đây hãy tạo ra các từ ghép, từ láy: a) Nhỏ b) Lạnh c) Vui Ví dụ:.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> a) - Từ ghép: Nhỏ nhẹ, nhỏ bé, nhỏ mọn, nhỏ dại, nhỏ to, nhỏ con, nhỏ thó, nhỏ xíu. - Từ láy: Nhỏ nhắn, nhỏ nhẻ, nhỏ nhen, nhỏ nhoi, nho nhỏ. b) - Từ ghép: Lạnh nhạt, lạnh giá, lạnh ngắt, lạnh tanh... - Từ láy: Lạnh lẽo, lạnh lùng, lành lạnh... c) - Từ ghép: Vui tươi, vui lòng... - Từ láy: Vui vẻ, vui vui, ... * Bài 2: Tìm từ ghép và từ láy trong đoạn thơ sau. Sau đó hãy cho biết từ ghép giống và khác từ láy ở điểm nào? Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa Buồn trông ngọn nước mới sa Hoa trôi man mác biết là về đâu. Buồn trông nội cỏ rầu rầu Chân mây, mặt đất một màu xanh xanh a) - Từ ghép: Cửa bể, chiều hôm, cánh buồm, ngọn nước, nội cỏ, chân mây, mặt đất. - Từ láy: Thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh. b) Giữa từ ghép và từ láy: - Giống nhau: Đều là từ nhiều tiếng. - Khác nhau: + Giữa các tiếng trong từ ghép có quan hệ về nghĩa. + Giữa các tiếng trong từ láy có quan hệ về âm. * Bài 3: Các từ dưới đây là từ ghép hay từ láy? Vì sao? Tươi tốt, buôn bán, mặt mũi, hốt hoảng, nhỏ nhẹ, đi đứng. Các từ này là từ ghép, vì hai tiếng trong từng từ đều có nghĩa, quan hệ giữa các tiếng trong mỗi từ là quan hệ về nghĩa. Các từ này có hình thức, âm thanh ngẫu nhiên giống từ láy chứ không phải từ láy. B. Hoạt động ứng dụng - Về luyện vở bài tập hiện hành. Sáng Thứ tư ngày 20 tháng 9 năm 2017 TIẾT 1: TOÁN BÀI 14: BIỂU ĐỒ TRANH I. Mục tiêu: (Sách hướng dẫn) II. Các hoạt động dạy học Kiểm tra bài cũ - Ban học tập điều hành GV bổ sung B. Hoạt động thực hành: Bài 1: a) Những lớp được nêu tên trong biểu đồ là 4A; 4B; 4C. b) Lớp 4A tham gia các môn như bơi, nhảy dây, cờ vua. c) Những lớp tham gia môn cầu lông là 4B và 4C. d) Các khối lớp 4 tham gia 4 môn thể thao là bơi, nhảy dây, cở vua, cầu lông. e) Môn cờ vua có ít lớp tham gia nhất..
<span class='text_page_counter'>(7)</span> Bài 2: a) Số thóc nhà bác Hoàng thu hoạch được trong năm 2013 là 50 tạ thóc. b) Năm 2013 nhà bác Hoàng thu hoạch được nhiều thóc nhất là 50 tạ. c) Số thóc thu hoạch được cả 3 năm nhà bác Hoàng là: 30 + 40 + 50 = 120 (tạ) Bài 3: VD: Gia đình bác Nam 1 trai 2 gái 3 con Gia đình cô Hằng 2 trai 1 gái 3 con Gia đình chú Minh 2 trai 2 con Gia đình cô Bình 2 trai 2 gái 4 con Bài giao thêm: Bài 51 – 12 (BT toán 4) Bài giải: a) Trường A có 300 HS, trường B có 350 HS, trường C có 500 HS, trường Đ có 450 HS. b) Trong bốn trường, trường C có nhiều HS nhất, trường A có ít HS nhất. c) Trung bình mỗi trường có số HS là: (300 + 350 + 500 + 450) : 4 = 400 (HS) Bài 4 – 12 (LGT - tuần 5) Bài giải: Tổng của năm số đó là: 162 5 = 810 Số thứ tư bằng trung bình cộng của 3 số đầu tiên nên tổng của 3 số đầu tiên gấp 3 lần số thứ tư. Sơ đồ: Số thứ năm: Số thứ tư: 810 Ba số đầu tiên: Theo sơ đồ, 810 gấp 6 lần số thứ tư. Số thứ tư là: 810 : 6 = 135 Số thứ năm là: 135 2 = 270 Đáp số: 135; 270 C. Hoạt động ứng dụng: - Tự lựa chọn và lập biểu đồ. - Luyện VBT toán hiện hành. TIẾT 2. TIẾNG VIỆT: Bài 5B: ĐỪNG VỘI TIN NHỮNG LỜI NGỌT NGÀO (T1 +2) I. Mục tiêu: (Sách hướng dẫn) II. Các hoạt động dạy học: *Kiểm tra bài cũ: Ban học tập điều hành - Giáo viên bổ sung. A. Hoạt động cơ bản Bài 1, 2, 3, 4 (Thực hiện theo SDH).
<span class='text_page_counter'>(8)</span> Bài 5: 1) Cáo đon đả mời Gà xuống đất để báo cho Gà biết tin tức mới: từ nay muôn loài đã kết thân. Gà hãy xuống để Cáo hôn Gà tỏ bày tình thân. 2) Gà biết sau những lời ngon ngọt là ý định xấu xa của Cáo: muốn ăn thịt Gà. 3) Ý b 4) Ý c Nội dung: Khuyên con người hãy cảnh giác và thông minh như gà trống, chớ tin lời mê hoặc ngọt ngào của kẻ xấu Bài 6: a) Đọc phân vai b) Học thuộc lòng đoạn đầu - Thi đọc thuộc lòng B. Hoạt động thực hành: Bài 1: a) VD: Nghe tin một người thân ở xa có chuyện buồn (gặp thiên tai, có người nhà đau ốm, ...), em viết thư thăm hỏi và động viên. b) - Em viết thư này cho người thân. Người đó là bác em. - Em cần xưng hô với lễ độ kính trọng. - Em viết thư này để thăm hỏi, động viên và an ủi bác em. VD: Điện Biên ngày 13 tháng 9 năm 2017 Bác Hương kính yêu! Đã lâu lắm rồi hôm nay cháu ngồi viết bức thư thăm hỏi bác và gia đình. Lời đầu thư bác cho cháu được kính chúc bác và gia đình luôn mạnh khỏe, các bác công tác tốt, các anh chị học giỏi là cháu mừng. Bác Hương à. Hôm vừa rồi cháu nghe tin bố mẹ cháu nói chuyện và cháu được biết bác đang ốm phải nằm viện. Tình hình bác nằm viện bệnh tình có thấy đỡ giảm phần nhiều chưa bác. Bác trai và các anh chị chắc luôn ở bên bác để động viên và chăm sóc bác chứ. Cháu ở xa không đến thăm bác được cháu mong bác thông cảm và cho cháu chúc bác nhanh chóng khỏi bệnh. Hè cháu được nghỉ cháu sẽ xin phép bố mẹ cháu về thăm bác và gia đình. Cuối thư một lần nữa cháu chúc bác nhanh khỏe, mong nhận được tin vui về sức khỏe của bác. Cháu chào bác ạ. Cháu của bác Nguyễn Hoài Nam C. Hoạt động ứng dụng: - Học thuộc lòng cả bài “gà trống và cáo” TIẾT 4: ĐỊA LÍ: DÃY HOÀNG LIÊN SƠN (T3) I. Môc tiêu: - Nhận biết được mối quan hệ đơn giản giữa thiên nhiên và hoạt động của con người ở Hoàng Liên Sơn. - Tôn trọng truyền thống văn hóa của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn. II. Các hoạt động dạy - học: KiÓm tra bài cũ: Ban học tập điều hành, GV bổ sung III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: B. Hoạt động thực hành.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> 1) Làm bài tập a1 : Đ a3 : Đ a5 : Đ a2 : S a4 : Đ 2) Liên hệ thực tế 3) Hoàn thành phiếu học tập Phiếu học tập Đất dốc. Khai thác khoáng sản. Khí hậu lạnh. Làm ruộng bậc thang để trồng lúa nước. Có nhiều loại khoáng sản. Trồng rau, quả xứ lạnh. 4) Chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” Khai thác quặng a-pa-tít. Làm giàu quặng. Sản xuất phân lân. Phân lân. C. Hoạt động ứng dụng - Thực hiện theo Tài liệu HDH – trang 72 CHIỀU: TIẾT 3: TIẾNG VIỆT* MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUNG THỰC - TỰ TRỌNG (TVNC) I . Mục tiêu: - Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm (trung thực, tự trọng) - Hiểu được các từ thuộc chủ điểm: trung thực-tự trọng - Biết sử dụng các từ thuộc chủ điểm để nói và viết II. Các hoạt đông dạy học: *Kiểm tra bài cũ: Ban học tập điều hành - Giáo viên bổ sung A. Hoạt động thực hành:. Bài 1 (69): Tìm các từ thuộc chủ đề Trung thực, trong đó: a, có tiếng thật đứng trước hoặc đứng sau: Thật thà, thật lòng, thật tình,thật tâm, thật bụng, chân thanh, chân thật, ngay thật b, Có tiếng thẳng đứng trước hoặc đứng sau: thẳng thắn, thẳng tính, thẳng băng, thẳng như ruột ngựa Bài 2 (70) Tìm từ ghép có tiếng tự nói về tính cách con người ròi chia thành 2 nhóm a, chỉ phẩm chất tốt đẹp:Tự trọng, tự tin,tự lập,tự lực, tự chủ. b, Chỉ tính xấu: tự kiêu, tự phụ, tự mãn,tự cao, tự ái, tự ti.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> Bài 3 (70) Thẳng như ruột ngựa nghĩa là (tính tình có sao nói vậy, không giấu giếm, kiêng nể) Em hãy đặt câu với thành ngữ thẳng như ruột ngựa Anh ấy tính tình cứ thẳng như ruột ngựa - Chia sẻ bài làm trước lớp. B. Hoạt động ứng dụng: - Luyện VBT hiện hành. Sáng: Thứ năm ngày 21 tháng 9 năm 2017 Tiết 1: TOÁN BÀI 15: BIỂU ĐỒ CỘT (T1) I. Mục tiêu: (Sách hướng dẫn) II. Các hoạt động dạy học. Kiểm tra bài cũ: Ban học tập kiểm tra – giáo viên bổ sung A. Hoạt động cơ bản Bài 1: GV hướng dẫn: Biểu đồ nói về số HS các khối lớp của trường tiểu học Trần Quốc Toản (SGK) Bài 2: Cho HS quan sát biểu đồ về dân số các thôn phía Bắc của xã Lương Sơn và trả lời các câu hỏi. a) Thôn Trung có số dân ít nhất. b) Thôn Thượng và thôn Đoài, thôn Hạ và thôn Đông có số dân bằng nhau. c) Thôn Thượng có 1700 người d) Thôn Thượng nhiều hơn thôn Trung là: 200 người e) Tổng số dân của cả 5 thôn phía Bắc của xã Lương Sơn là: 1600 + 1500 + 1700 + 1600 + 1700 = 8100 (người) B . Hoạt động thực hành Bài 1: Nhìn biểu đồ về số cây các khối lớp đã trồng và trả lời các câu hỏi. a) Khối lớp 5 trồng được nhiều cây nhất. Khối lớp 1 trồng được ít cây nhất. b) Khối lớp 2 và khối lớp 1 trồng được số cây là: 280 + 260 = 540 (cây) c) Khối lớp 5 trồng được nhiều hơn khối lớp 3 là: 400 - 340 = 60 (cây) d) Cả trường trồng được số cây: 260 + 280 + 340 + 380 + 400 = 1660 (cây) Bài tập giao thêm: Bài 2 - 14 (LGT) Bài giải: a) Đà Nẵng có số giờ nắng nhiều nhất (267 giờ) Hà Nội có số giờ nắng ít nhất (136 giờ) b) Trung bình mỗi tỉnh, thành phố có số giờ nắng là: (136 + 267 + 172 + 209) : 4 = 196 (giờ) c) Số giờ nắng của Vũng Tàu nhiều hơn mức trung bình (số giờ nắng) của các tỉnh, thành phố là: 209 – 196 = 13 (giờ).
<span class='text_page_counter'>(11)</span> Đáp số: 13 giờ C. Hoạt động ứng dụng: - Luyện VBT hiện hành - Ôn lại bài và vận dụng trong thực tiễn. Tiết 3. TIẾNG VIỆT: BÀI 5B: ĐỪNG VỘI TIN NHỮNG LỜI NGỌT NGÀO (T3) I. Mục tiêu: (Sách hướng dẫn) II. Các hoạt động dạy học. * Kiểm tra bài cũ: Ban học tập kiểm tra – giáo viên bổ sung B. Hoạt động thực hành Bài 2 Kể một câu chuyện em được nghe, được đọc về một người trung thực. a) Nhớ lại, chọn một câu chuyện về người trung thực: + Một người chính trực, những hạt thóc giống,... b) Trả lời theo gợi ý: Ví dụ: - Tên câu chuyện sẽ kể là: Một người chính trực. - Câu chuyện mở đầu: Tô Hiến Thành làm quan triều Lý. Ông nổi tiếng là người chính trực... - Các sự việc tiếp theo: + Kể chuyện thái độ chính trực của Tô Hiến Thành trong việc lập ngôi vua... + Tô Hiến Thành lâm bệnh có Vũ Tán Đường hầu hạ... - Kết thúc câu chuyện: Tô Hiến Thành tiến cử người giỏi giúp nước. - Câu chuyện khuyên ta: Thiếu nhi là thế hệ măng non của đất nước cần trở thành những con người trung thực. Bài 3: Kể chuyện - nhận xét bạn kể theo gợi ý (SGK) Bài 4: Thi kể chuyện trước lớp. - Bình chọn bạn kể hay nhất C. Hoạt động ứng dụng - Trao đổi với người thân về việc em cần làm để bảo vệ mình. Tiết 4. ĐẠO ĐỨC: BÀY TỎ Ý KIẾN (T1) I. Mục tiêu: - Các em nhận thức được các em có quyền bày tỏ ý kiến của mình về những vấn đề liên quan đến trẻ em. - Biết thực hiện quyền tham gia ý kiến của mình trong cuộc sống ở gia đình và nhà trường. Biết tôn trọng ý kiến của những người khác. II. Đồ dùng chuẩn bị: 1- GV: tranh minh họa bài (sgk). 2 - HS: VBT đạo đức. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Kiểm tra : - Trong cuộc sống chúng ta thường gặp phải điều gì? - HS đọc ghi nhớ. A. Hoạt động cơ bản Hoạt động 1:.
<span class='text_page_counter'>(12)</span> Quan sát bức tranh chủ điểm "Măng mọc thẳng", đưa ra nhận xét theo nhóm. - Em được phân công làm việc không phù hợp với khả năng? - Em bị cô giáo hiểu lầm và phê bình? - Chủ nhật bố mẹ muốn đưa em đi công viên nhưng em lại muốn xem xiếc? - Em muốn được tham gia vào hoạt động của lớp của trường nhưng chưa được phân công? - Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến? * Các nhóm thống nhất, báo cáo với cô giáo. - Xin với cô giáo cho em được tham gia. - Xin cô giáo đổi công việc. - Tự ý đổi công việc. - Nhờ cô giáo khác giải thích - Nhờ bố mẹ đến giải thích với cô giáo. - Em sẽ xin bố mẹ cho em đi xem xiếc. - Mọi nguời sẽ không biết được nguyện vọng của mình. Hoạt động 2: Rút ra ghi nhớ - Mỗi trẻ em đều có quyền gì? Quyền bày tỏ ý kiến của mình. - Em phải làm gì để mọi người xung quanh hiểu em? Bày tỏ ý kiến. B Hoạt động thực hành: Bài 1 - Việc làm của bạn Dung là đúng vì bạn đã biết bày tỏ ý kiến của mình. - Việc làm của bạn khác là sai. Bài 2 a, Trẻ em có quyền mong muốn bày tỏ ý kiến của mình b, Cách chia sẻ bày tỏ ý kiến phải rõ ràng và tôn trọng nguời nghe C. Củng cố dặn dò: - Vì sao phải bày tỏ ý kiến? Tiết 4: LỊCH SỬ: Bài 1: BUỔI ĐẦU DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC (Khoảng năm 700 TCN đến năm 179 TCN) (T3) I. Mục tiêu: (SGK- 19- ý 2, 3, 4) II. Đồ dùng chuẩn bị: 1. Giáo viên: Nội dung bài, bản đồ SHD. 2. Học sinh: SGK, vở ghi SHD. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: * Kiểm tra: Trưởng ban học tập điều hành- GV bổ sung. A. Hoạt động cơ bản.
<span class='text_page_counter'>(13)</span> 1. Em kẻ trục thời gian dưới đây vào vở và đánh dấu x vào ô đời nước Văn Lang và nước Âu Lạc. Năm 1000. Năm 700 x. Năm Năm 218 179. CN. chỉ mốc thời gian ra Năm 938. x. 2. Hãy nối tên nước và địa điểm của kinh đô cho đúng Tên nước Địa điểm đóng đô 1. Văn Lang a. Cổ Loa(Đông Anh, Hà Nội) 2. Âu Lạc b. Hoa Lư( Ninh Bình) c. Bạch Hạc(Phú Thọ) 3. Trả lời các câu hỏi sau: a. Trình bày về nước Văn Lang hoặc nước Âu Lạc: +Văn Lang: Khoảng năm 700 TCN trên địa phận Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay, nước Văn Lang ta đời kinh đô đóng ở Bạc Hạc (Phú Thọ) đứng đầu nhà nước là Hùng Vương +Âu Lạc: Năm 218 TCN Phục Thán đã lãnh đạo dân Âu Việt và Lạc Việt đánh lui giặc ngoại xâm và lập ra một nước chung là nước Âu Lạc, nước Âu Lạc là sự tiếp nối của nhà nước Văn Lang, kinh đô đóng ở Cổ Loa, đứng đầu nhà nước là An Dương Vương b. Người ta nói thành Cổ Loa kiên cố vì: Thành Cổ Loa là một công trình kiến trúc độc đáo được xây dựng với nguyên liệu chủ yếu là đá tảng và đất sét. Cổ Loa được xây dựng với ba vòng thành kép kín. Cả 3 vòng thành đều có hào rộng phía trong nối liền với sông Hoàng tạo thành vị trí rất hiểm trở, bên trong thành đường đi lối lại quanh co, khuất khúc tiện lợi cho binh mai phục, thể hiện trình độ quân sự tài giỏi của người Âu Việt. Với vị trí kiên cố và lợi hại, thành Cổ Loa góp phần không nhỏ vào chiến thắng vẻ vang của nhân dân Âu Lạc trước cuộc xâm lược của Triệu Đà. C. Hoạt động ứng dụng - Nhắc học sinh về tìm hiểu thêm sách, báo,..có liên quan đến nội dung bài học để hiểu thêm. Sáng: Thứ sáu ngày 15 tháng 9 năm 2017 TIẾT 1. TOÁN: Bài 15: BIỂU ĐỒ CỘT (T2) I. Mục tiêu: (Sách hướng dẫn) II. Các hoạt động dạy học. * Kiểm tra bài cũ: Ban học tập kiểm tra – giáo viên bổ sung B. Hoạt động thực hành Bài 2: Nhìn biểu đồ và trả lời các câu hỏi: a) Những xã đánh bắt được hơn 100 tấn là: Xuân Thọ, Xuân Lộc, Xuân Cảnh b) Xã Xuân Cảnh đánh bắt được nhiều cá ngừ nhất c) Xã Xuân Cảnh đánh bắt được nhiều hơn xã Xuân Thọ d) Xã Xuân Cảnh đánh bắt nhiều hơn xã Xuân Phương số cá là: 140 – 100 = 40 (tấn) e) Cả bốn xã đánh bắt được số tấn cá là:.
<span class='text_page_counter'>(14)</span> 100 + 120 + 110 + 140 = 470 (tấn) Bài 3: Nhìn biểu đồ và trả lời các câu hỏi: a) Tháng sáu có 12 ngày mưa b) Tháng 7 có nhiều hơn tháng 6 số ngày mưa là: 18 – 12 = 6 (ngày) Trung bình mỗi tháng huyện đó có số ngày mưa là: (12 + 18 + 15) : 3 = 15 (ngày) Bài 4: Số liệu về xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang các nước tháng 7 đầu năm 2009 như sau: Hoa Kì: 30 nghìn tấn; Trung Quốc: 18 nghìn tấn; Hà Lan 14 nghìn tấn Bài giao thêm: Bài 3: (LGT – 12) Bài giải: Số cây đội hai trồng được là: 1356 – 246 = 1110 (cây) Số cây đội một và đội hai trồng được là: 1356 + 1110 = 2466 (cây) Số cây đội ba trồng được là: 2466 : 3 = 822 (cây) Trung bình mỗi đội trồng được số cây là: (1356 + 1110 + 822) : 3 = 1096 (cây) Đáp số: 1096 cây C. Hoạt động ứng dụng: - Mỗi HS trong nhóm tìm hiểu và chép lại biểu đồ về một chủ đề (địa lí, khí hậu, dân số, sản xuất) - Làm VBT hiện hành. TIẾT 2: TIẾNG VIỆT BÀI 5C: Ở HIỀN GẶP LÀNH (T1+2) I. Mục tiêu: (Sách hướng dẫn) II. Các hoạt động dạy học. * Kiểm tra bài cũ: Ban học tập kiểm tra – giáo viên bổ sung A. Hoạt động cơ bản: Bài 1: a) b) Xếp các từ chỉ vật được in đậm vào cột thích hợp Từ chỉ người Từ chỉ con vật Từ chỉ cây cối Từ chỉ vật. Từ chỉ hiện tượng người ve, chim cuốc sấu, phượng suối, nhà,bản, gió bếp c) Danh từ : Là từ chỉ sự vật ( người, vật, con vật , cây cối, hiện tượng…) Bài 2: Tìm và viết vào vở 3 danh từ cho mỗi dòng sau: a) Chỉ người: Bộ đội, giáo viên, học sinh b) Chỉ vật: Bàn, ti vi, xe máy c) Chỉ hiện tượng thiên nhiên: mưa, nắng, bão Bài 3: Bố em là bộ đội Mẹ em là giáo viên.
<span class='text_page_counter'>(15)</span> Bài 4: Tìm hiểu về đoạn văn trong bài văn kể chuyện b) Các sự việc được sắp xếp theo thứ tự sau: 2 – 1 – 4 – 3 c) a, Sự việc 1: Nhà vua muốn tìm người trung thực để truyền ngôi. Nghĩ ra kế luộc thóc…bị phạt (kể đoạn 1) - Sự việc 2: Cậu bé Chôm dốc lòng chăm sóc, nhưng thóc không nảy mầm được, dám tâu nên vua sự thực, dân chúng ngạc nhiên, lo sợ. (kể trong đoạn 2) - Sự việc 3: Nhà vua khen Chôm trung thực, dũng cảm và quyết định truyền ngôi cho Chôm. (kể trong 4 dòng còn lại) d) Chỗ mở đầu đoạn văn là chỗ đầu dòng lùi vào một ô. Chỗ kết thúc đoạn văn là chỗ chấm xuống dòng Lưu ý: Hết mỗi đoạn văn cần chấm xuống dòng B. Hoạt động thực hành: Bài 1: Các sự việc được sắp xếp đúng trình tự câu chuyện Gà Trống và Cáo: c–a-b Bài 3: a) Viết tiếp để hoàn chỉnh một trong ba đoạn văn sau: Đoạn 1: Một hôm chú gà Trống tinh ranh đang vắt vẻo trên cành cây ngắm nhìn trời đất thì Cáo đi tới, Cáo đon đả nói: Ồ, chào anh bạn thân mến! Xin mời anh xuống đây để nghe cho rõ một thông tin rất quan trọng và vô cùng đáng mừng cho muôn loài : Từ nay tất cả loài vật chúng ta từ mạnh đến yếu đoàn kết một lòng. Nhận được tin này tôi vui quá nên muốn đi thông báo cho tất cả anh em bạn bè gần xa. Vậy xin mời anh đừng ngại ngần gì chúng ta bắt tay nhau để cùng chung niềm vui này đi. Đoạn 2: Gà Trống tìm cách để Cáo lộ rõ mưu gian . Nó nói với Cáo: Xin được cảm ơn anh đã báo tin tốt đẹp này, hòa bình Gà Cáo sống chung, Ôi! không còn tin mừng nào hơn thế! Tôi vui quá anh Cáo ạ! Kìa, từ xa tôi thấy một cặp chó săn đang chạy lại đây, chắc là để báo thông tin vui mừng này. Đoạn 3: Gà Trống nói có cặp chó săn đang chạy tới. Cáo ta hồn bay phách lạc không kịp nói gì quắp đuôi, co cẳng chạy mất tích luôn. Gà thấy thế khoái chí quá cười vang. C. Hoạt động ứng dụng: 1. Đọc đoạn văn đã viết cho người thân nghe 2. Cùng người thân đố nhau về một hiện tượng thiên nhiên VD: Sấm – đùng đoàng Chớp – Loang loáng TIẾT 4: KĨ THUẬT: KHÂU THƯỜNG (T1) I. Mục tiêu: - HS biết cách khâu thường. - Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường theo đường vạch dấu. - Rèn luyện tính kiên trì, sự khéo léo của đôi tay. II. Đồ dùng chuẩn bị: 1.Giáo viên: Mẫu khâu thường. 2. Học sinh: Vải, kim, chỉ.... III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1- Kiểm tra - Nêu cách vạch dấu trên vải để thực hiện khâu thường? 2- Bài mới: a. Giới thiệu bài:.
<span class='text_page_counter'>(16)</span> b. Nội dung bài: Hoạt động 1: Nhắc lại quy trình khâu thường - Bước 1:Vạch đường khâu. - Bước 2: Khâu các mũi khâu. thường theo đường dấu. Hoạt động 2: Thực hành - HS thực hành khâu. Đánh giá kết quả học tập của HS - HS trưng bày sản phẩm - GV nêu tiêu chuẩn tự đánh giá sản phẩm. - GV nhận xét đánh giá. C. Hoạt động ứng dụng: - Thực hành ứng dụng trong gia đình TIẾT 5: SINH HOẠT LỚP NHẬN XÉT TUẦN 5 – PHƯƠNG HƯỚNG TUẦN 6 I. Mục tiêu - Các em biết được những mặt mạnh, mặt yếu trong tuần từ đó có hướng phấn đấu. - Rèn thói quen phê và tự phê tốt. - Giáo dục các em có ý thức rèn luyện, tu dưỡng tốt. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: - Theo dõi - ghi số liệu. 2. Học sinh: Thực hiện theo kế hoạch. III. Nội dung sinh hoạt a. Đạo đức: - Phần lớn các em ngoan, đoàn kết, nhường nhịn, giúp đỡ lẫn nhau. - Biết chào hỏi thầy cô, giáo, người lớn tuổi và khách ra vào trường. - Đi học đúng giờ, tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát. - Thực hiện tốt mọi nề nếp, qui định của trường, của lớp, của đội đề ra. Bên cạnh đó một số em chưa ngoan như: Tác phong còn lề mề, chưa thật tích cực trong hoạt động ngoại khóa như các em: Ly, Dương, Thảo, Thế Ngọc. b. Học tập: Đa số em đã có ý thức học tập tốt. - Chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp (Học thuộc bài, làm bài đầy đủ, xem trước bài, chuẩn bị đồ dùng đầy đủ cho bài học hôm sau) - Tích cực trong giờ học, trong lớp chú ý lắng nghe cô giáo giảng bài, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, tích cực làm bài: Ánh, Linh, Bùi Giang, Chi,... - Song còn một số em chưa xác định đúng động cơ học tập: Đạt A. Đạt B, Nguyên, Duy, ... c. Các hoạt động khác: - Các em tham gia ca múa hát đầu giữa giờ đều và đẹp, biết giữ và dọn vệ sinh sạch sẽ gọn gàng; Vẫn còn một số em chưa tích cực như: Ngọc, Tâm..
<span class='text_page_counter'>(17)</span> d. Phương hướng tuần tới: - Tiếp tục đợt thi đua lập thành tích chào mừng ngày 15- 10 ngày Bác Hồ gửi thư cho ngành giáo dục và ngày 20 – 10 ngày phụ nữ Việt Nam. - Thực hiện tốt mọi nội qui, qui chế của trường, của lớp, của đội đề ra. - Thi đua học thật tốt, giành nhiều điểm tốt dâng lên cha mẹ, thầy cô, thi đua giữ vở sạch, viết chữ đẹp, giữ vệ sinh trường, lớp. Thi đua rèn luyện đạo đức tác phong __________________________________________________________.
<span class='text_page_counter'>(18)</span>
<span class='text_page_counter'>(19)</span>