Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.59 KB, 4 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÁNH LINH
<b>TRƯỜNG TIỂU HỌC LA NGÂU</b>
<b>CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM</b>
<b>Độc lập - Tự do - Hạnh phúc</b>
Số 67/HD-THLN <i> </i> <i> La Ngâu, ngày 28 tháng 8 năm 2017</i>
<b>HƯỚNG DẪN </b>
<b>công tác bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lí, giáo viên</b>
<b> Năm học 2017-2018</b>
Căn cứ Cơng văn số 1060/HD-SGDĐT ngày 18/5/2017 của Sở Giáo dục
và Đào tạo về việc hướng dẫn công tác bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý
cơ sở giáo dục, giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên năm
học 2017-2018 và các năm học tiếp theo;
Căn cứ kế hoạch số 440/KH-PGD&ĐT ngày 24/8/2017 của Phòng
GD&ĐT Tánh Linh về kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lí,
giáo viên mầm non, phổ thông năm học 2017-2018,
Trường Tiểu học La Ngâu hướng dẫn công tác bồi dưỡng thường xuyên
cho cán bộ, giáo viên năm học 2017-2018 như sau:
<b>I. Mục đích, yêu cầu</b>
<b>1. Mục đích</b>
1.1. Bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) nhằm giúp cho đội ngũ cán bộ quản
lý, giáo viên trong các trường học cập nhật kiến thức về chủ trương, đường lối
của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; chủ trương của ngành giáo dục;
1.2. Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của cán bộ quản lý, giáo viên;
năng lực tự đánh giá hiệu quả BDTX; năng lực tổ chức, quản lý hoạt động tự
học, tự bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên của nhà trường, của Phòng Giáo dục
và Đào tạo và của Sở Giáo dục và Đào tạo.
<b>2. Yêu cầu</b>
2.1. Đảm bảo cho tất cả cán bộ quản lý, giáo viên đều tham gia BDTX với
ý thức tự giác, trách nhiệm, đủ nội dung, thời lượng bồi dưỡng. Nhà trường chủ
động trong việc tổ chức BDTX theo các hình thức, phát huy vai trị cụm trường,
liên trường trong công tác bồi dưỡng.
<b>II. Đối tượng bồi dưỡng</b>
Toàn thể cán bộ quản lý và giáo viên trong đơn vị.
<b>III. Nội dung bồi dưỡng</b>
<b>1. Nội dung bồi dưỡng bắt buộc</b>
<b>1.1. Nội dung bồi dưỡng 1.</b>
1.1.1. Thời lượng: Khoảng 30 tiết/năm học/giáo viên.
1.1.2. Nội dung:
- Các vấn đề cơ bản và những điểm mới trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ
IV và Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ương (khóa 12);
- Chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh năm 2017 về phịng, chống suy thối tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống
“tự diễn biến”, “ tự chuyển hóa” trong nội bộ;
- Tình hình thời sự trong nước và quốc tế;
- Những vấn đề kinh tế - xã hội - an ninh - quốc phòng của huyện năm
2017.
<b>1.2. Nội dung bồi dưỡng 2</b>
1.2.1. Thời lượng: Khoảng 30 tiết/năm học/giáo viên
1.2.2. Nội dung:
- Ứng dụng phần mềm vnEdu;
- Đánh giá học sinh theo Thông tư 22/2016/TT-BGD&ĐT;
- Kĩ năng ra đề kiểm tra định kì đạt 4 mức độ.
<b>2. Nội dung bồi dưỡng tự chọn (Nội dung bồi dưỡng 3)</b>
2.1. Thời lượng: Khoảng 60 tiết/năm học/giáo viên
2.2. Nội dung:
Đây là khối kiến thức tự chọn bao gồm các module bồi dưỡng nhằm phát
triển năng lực nghề nghiệp của CBQL, giáo viên. Cán bộ quản lý và giáo viên tự
lựa chọn các module bồi dưỡng theo nhu cầu của cá nhân từ khối kiến thức tự
chọn trong chương trình bồi dưỡng thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư
số 26/2015/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
<b>IV. Hướng dẫn thực hiện chương trình</b>
1. Đối với CBQL
1.1. Hình thức bồi dưỡng
có) chủ yếu để báo cáo viên hướng dẫn thêm những nội dung mới hoặc khó, giải
đáp thắc mắc, hướng dẫn tự học, rèn luyện kỹ năng lãnh đạo và quản lý nhà
trường. Chương trình BDTX được thực hiện trong năm học và thời gian bồi
dưỡng trong hè.
1.2. Tài liệu bồi dưỡng
CBQL sử dụng tài liệu bồi dưỡng do các cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm
vụ bồi dưỡng biên soạn hoặc có thể tự khai thác, sử dụng các tài liệu phù hợp
khác.
2. Đối với giáo viên
2.1. Hình thức bồi dưỡng
- Tự bồi dưỡng: Giáo viên tự bồi dưỡng trên cơ sở tài liệu; bồi dưỡng kết
hợp với các sinh hoạt về chuyên môn, nghiệp vụ tại tổ bộ mơn. Tổ chun mơn
làm nịng cốt trong việc tổ chức tự bồi dưỡng của giáo viên.
- Bồi dưỡng tập trung: Do Sở Giáo dục và Đào tạo, các Phòng Giáo dục và
Đào tạo, nhà trường tổ chức.
- Bồi dưỡng theo hình thức học tập từ xa (qua mạng Internet).
1.2. Tài liệu bồi dưỡng
Nội dung bồi dưỡng 1, nội dung bồi dưỡng 2 của mục 1 Phần III Hướng
dẫn này do Phòng Giáo dục và Đào tạo cung cấp; nội dung 3 do nhà trường cung
cấp.
<b>V. Tổ chức thực hiện</b>
<b>1. Trách nhiệm của Hiệu trưởng :</b>
- Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên; phê
duyệt Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên; xây dựng kế hoạch bồi
dưỡng thường xuyên của nhà trường và tổ chức triển khai kế hoạch bồi dưỡng
thường xuyên giáo viên của nhà trường theo thẩm quyền và trách nhiệm được
giao.
- Tổ chức đánh giá, tổng hợp, xếp loại, báo cáo kết quả bồi dưỡng thường
xuyên của giáo viên về Phòng Giáo dục và Đào tạo <b>trước ngày 20/5/2018</b>.
- Thực hiện chế độ, chính sách của Nhà nước và của địa phương đối với
CBQL và giáo viên tham gia bồi dưỡng thường xuyên.
- Đề nghị các cấp có thẩm quyền quyết định khen thưởng hoặc xử lý đối
với cá nhân có thành tích hoặc vi phạm trong việc thực hiện công tác bồi dưỡng
thường xuyên.
<b>2. Trách nhiệm Tổ trưởng chuyên môn:</b>
<b>3. Trách nhiệm của giáo viên</b>
- Xây dựng và hoàn thành kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của cá nhân
đã được phê duyệt; nghiêm chỉnh thực hiện các quy định về bồi dưỡng thường
xuyên của các cơ quan quản lý giáo dục, của nhà trường.
- Báo cáo tổ bộ môn, lãnh đạo nhà trường kết quả thực hiện kế hoạch bồi
dưỡng thường xuyên của cá nhân và việc vận dụng những kiến thức, kỹ năng học
tập bồi dưỡng thường xuyên vào quá trình thực hiện nhiệm vụ vào cuối năm học.
Trên đây là hướng dẫn công tác bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ, giáo
viên năm học 2017-2018. Nhà trường đề nghị các bộ, giáo viên và các tổ chuyên
môn nghiêm túc triển khai thực hiện. Trong q trình thực hiện nếu có vấn đề
phát sinh, vướng mắc báo cáo về ban giám hiệu để có hướng giải quyết kịp
thời./.
<i><b>Nơi nhận:</b></i> <b>HIỆU</b>
<b>TRƯỞNG</b>
- Phịng GD&ĐT (B/c);
- Các tổ chuyên môn;
- Lưu VT.