Tải bản đầy đủ (.docx) (377 trang)

Nghiên cứu tác động của kiểm soát nội bộ đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 377 trang )

BỘ G IÁO DỤ C VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

----------------

ĐỖ THỊ THẢNH

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA KIỂM SỐT
NỘI BỘ ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP MAY MẶC VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KẾ TOÁN

HÀ NỘI - 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

----------------

ĐỖ THỊ THẢNH

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA KIỂM SOÁT NỘI
BỘ ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP MAY MẶC VIỆT NAM
Chun ngành: KẾ TỐN, KIỂM TỐN VÀ PHÂN TÍCH

Mã số: 9340301

LUẬN ÁN TIẾN SĨ


Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS TRẦN MẠNH DŨNG
2. TS. NGUYỄN THỊ THÚY HỒNG

HÀ NỘI - 2021


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam
kết bằng danh dự cá nhân rằng sự nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm
yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày tháng
Nghiên cứu sinh

Đỗ Thị Thảnh


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiệu quả tài chính và KSNB là một trong những vấn đề được các nhà quản trị
doanh nghiệp và các nhà nghiên cứu trên thế giới đặc biệt quan tâm nghiên cứu ở nhiều
khía cạnh khác nhau và rất nhiều kết quả khoa học đã được cơng bố trên các tạp chí
chun ngành uy tín. Nếu như hiệu quả tài chính là một khía cạnh quan trọng của việc
lập kế hoạch chiến lược, đánh giá hiệu quả kinh doanh và điều hành công ty thì KSNB
lại là hệ thống các quy trình, chính sách, thủ tục kiểm soát do đơn vị tự thiết kế và áp
dụng để quản lý hữu hiệu các hoạt động. Thiết lập KSNB hữu hiệu giúp các nhà quản lý

đạt được các mục tiêu: bảo vệ tài sản của doanh nghiệp, đảm bảo độ tin cậy của thông
tin, đảm bảo cho doanh nghiệp thực hiện hoạt động trên cơ sở tuân thủ các quy định
pháp lý, đảm bảo hiệu quả sử dụng các nguồn lực. Trong xu thế toàn cầu hóa, cạnh tranh
và rủi ro ngày càng gia tăng ảnh hưởng mạnh đến khả năng đạt được các mục tiêu của
nhà quản lý. Do đó, KSNB của doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng tác động, liên
quan tới nhiều yếu tố khác nhau trong doanh nghiệp và quyết định sự phát triển của
doanh nghiệp.
Ngành dệt may là một trong những ngành mũi nhọn của Việt Nam, ngành có kim
ngạch xuất khẩu dệt may lớn thứ 3 thế giới, chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ. Năm 2019,
ngành xuất khẩu lớn thứ 2 của nền Việt Nam ghi nhận kết quả xuất siêu 16,62 tỷ USD.
Tuy nhiên, ngành vẫn còn một số yếu kém, bất cập như nguồn nguyên phụ liệu hầu hết
phụ thuộc vào nước ngoài, phương thức CMT (Cut - Make - Trim) vẫn là chủ yếu
(chiếm 65%), hàng FOB mới chiếm 25%, ODM và OBM chỉ đạt 10%. Vì thế, hiệu quả
sản xuất ngành dệt may cịn thấp và giá trị tăng thêm của hàng dệt may xuất khẩu chỉ rơi
vào khoảng 25%. Tuy nhiên, nhìn lại tiến trình phát triển kinh tế của Việt Nam, chi phí
lao động được coi là một trong những lợi thế của Việt Nam để cạnh tranh với các doanh
nghiệp dệt may thế giới đã dần mất đi. Cùng với đó, q trình hội nhập kinh tế tồn cầu
đã đặt các doanh nghiệp dệt may Việt Nam dưới áp lực cạnh tranh ngày càng khốc liệt,
đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải có khả năng cung cấp các sản phẩm và
dịch vụ trọn gói với chất lượng ngày càng cao, giá thành thấp và thời gian giao hàng
đúng thời hạn để đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của các đối tác trong chuỗi giá trị
dệt may tồn cầu. Bên cạnh đó, ngành may mặc Việt Nam có những đặc thù riêng khơng
giống với các ngành khác đó là các doanh nghiệp may mặc đa phần là công ty quy mô
vừa và nhỏ chủ yếu hoạt động theo hình thức là may gia cơng xuất khẩu theo đơn hàng
nên chi phí nhân cơng chiếm tỷ trọng lớn nhất


2
trong tổng giá thành vì vậy muốn tăng hiệu quả hoạt động đòi hỏi các doanh nghiệp may
mặc phải kiểm sốt được vấn đề nhân sự. Thêm vào đó NVL lại chủ yếu do khách hàng

chuyển đến nên vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp may mặc là cần phải kiểm sốt tốt
các ngun vật liệu trong q trình sản xuất tránh để mất mát, hư hỏng. Mặt khác trong
xu thế hội nhập kinh tế thế giới với hàng loạt các hiệp định thương mại tự do được ký
kết và sẽ có hiệu lực trong tương lai gần đã mở ra rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp
may mặc của Việt Nam tuy nhiên cũng đặt ra rất nhiều thách thức đòi hỏi các doanh
nghiệp Việt Nam phải tuân thủ các quy tắc ứng xử như chuẩn mực về lao động, trách
nhiệm xã hội, nhãn mác sinh thái và bảo vệ mơi trường. Tuy nhiên, đứng trên khía cạnh
tổng thể cho thấy hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp không hiệu quả, nguồn
cung ứng và tiêu thụ lệ thuộc quá lớn vào nước ngoài, sử dụng lực lượng lao động lớn
với tỷ lệ biến động lao động cao,... Trong bối cảnh đó, hệ thống KSNB được coi là một
trong những phương sách hữu hiệu làm gia tăng giá trị cho quản lý doanh nghiệp. Đứng
trước những vấn đề tồn tại trong ngành may mặc đã có rất nhiều nghiên cứu đề cập đến
nguyên nhân là do yếu kém từ hệ thống KSNB. Vì vậy, việc thiết kế, vận hành và đánh
giá mức độ tác động của KSNB đến HQTC góp phần định hướng xây dựng và hồn
thiện KSNB nhằm cải thiện hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc ở Việt
Nam là vấn đề rất cần thiết.
Những nghiên cứu trước đây đã xem xét, nghiên cứu ảnh hưởng của các thành
phần KSNB đến hiệu lực KSNB hay tác động của KSNB đến hiệu quả hoạt động hay
hiệu quả tài chính nhưng với mỗi bối cảnh quốc gia khác nhau, ngành khác nhau và sử
dụng các phương pháp khác nhau. Mặt khác, theo lý thuyết bất định cho rằng khơng thể
có một hệ thống quản trị duy nhất cho tất cả các tổ chức. Như vậy có thể nói rằng KSNB
với mỗi tổ chức khác nhau sẽ khác nhau hay mỗi mơ hình ảnh hưởng của KSNB đến
hiệu quả tài chính trong các ngành khác nhau có sự khác nhau do đó địi hỏi phải được
nghiên cứu và điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu cụ thể của từng nhóm ngành, từng
bối cảnh khác nhau. Hiện nay chưa có nghiên cứu định lượng nào về mối quan hệ giữa
KSNB đến hiệu quả tài chính trong các doanh nghiệp may mặc ở Việt Nam. Thêm vào
đó, kết quả của những nghiên cứu khác về KSNB không thể giải thích được trong trường
hợp của doanh nghiệp may mặc Việt Nam.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, trên cơ sở khoảng trống lý thuyết trong các
nghiên cứu trước, yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế thế giới và thực trạng KSNB,

hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam. Nghiên cứu sinh đề xuất
chủ đề nghiên cứu “Nghiên cứu tác động của kiểm sốt nội bộ đến hiệu quả tài chính
của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam”. Nhằm góp phần làm sáng tỏ vấn


3
đề đang được quan tâm về mặt lý luận và đưa ra các gợi ý về mặt chính sách nhằm giúp
cho các cơ quan hữu quan, đề ra các giải pháp giải quyết các vấn đề cấp thiết trong thực
tiễn hoạt động của doanh nghiệp may mặc Việt Nam một cách hữu hiệu.

2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: hệ thống hóa cơ sở lý luận về KSNB và hiệu quả tài chính
trong doanh nghiệp. Xác định các đặc điểm của doanh nghiệp may mặc Việt Nam ảnh
hưởng đến KSNB. Tìm hiểu thực trạng KSNB và hiệu quả tài chính của các doanh
nghiệp may mặc Việt Nam. Phân tích, đánh giá tác động của KSNB đến hiệu quả tài
chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam. Đề xuất các khuyến nghị nhằm hoàn
thiện KSNB và nâng cao hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể:

(i) Xác định các đặc điểm của doanh nghiệp may mặc Việt Nam ảnh hưởng đến
KSNB.

(ii) Khảo sát, đánh giá thực trạng KSNB và hiệu quả tài chính của các doanh
nghiệp may mặc Việt Nam.
(iii)

Kiểm định mối quan hệ và mức độ ảnh hưởng của KSNB đến hiệu
quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam.

(iv)

Đưa ra các khuyến nghị nhằm hoàn thiện KSNB để nâng cao hiệu quả
tài chính trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Cơ sở lý thuyết nào cho KSNB, hiệu quả tài chính trong doanh nghiệp
sản xuất?
Câu hỏi 2: Đặc điểm của DN may mặc Việt Nam có ảnh hưởng đến KSNB như
thế nào?
Câu hỏi 3: Thực trạng KSNB, hiệu quả tài chính ở các doanh nghiệp may mặc
Việt Nam như thế nào?
Câu hỏi 4: Mức độ tác động của KSNB đến hiệu quả tài chính của các doanh
nghiệp may mặc Việt Nam như thế nào?
Câu hỏi 5: Các khuyến nghị nào cần đưa ra nhằm hoàn thiện KSNB để nâng cao
hiệu quả tài chính trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là tác động của KSNB đến hiệu quả tài chính của các
doanh nghiệp may mặc Việt Nam.


4
- Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi về không gian: nghiên cứu được thực hiện đối với các doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực may mặc tại Việt Nam.

+ Phạm vi về nội dung: nghiên cứu được thực hiện tập trung vào việc đo lường
tác động của KSNB đến hiệu quả tài chính theo định hướng cải thiện hiệu quả tài chính
của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam.

+ Phạm vi về thời gian: nghiên cứu được thực hiện từ năm 2015 đến năm 2019

Địa bàn nghiên cứu và khảo sát được thực hiện tại các khu vực tập trung nhiều
doanh nghiệp may mặc như: Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam.

5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận án này là phương pháp nghiên cứu
hỗn hợp, kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Trong đó,
phương pháp nghiên cứu định tính nhằm mục tiêu xác định nhân tố, biến số và hoàn
thiện thang đo nháp của các biến trong mơ hình nghiên cứu thơng qua việc tìm hiểu và
phân tích các nghiên cứu đi trước kết hợp với việc phỏng vấn sâu các chuyên gia.
Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện ở bước tiếp theo trong đó nghiên
cứu sơ bộ định lượng trên quy mô mẫu hẹp để đánh giá độ tin cậy của thang đo nháp
nhằm đưa ra thang đo chính thức cho nghiên cứu. Tiếp đến là nghiên cứu chính thức
định lượng trên quy mơ mẫu rộng được thực hiện thơng qua cơng cụ phân tích EFA,
CFA để kiểm định thang đo các nhân tố, kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết
nghiên cứu thơng qua mơ hình SEM.

6. Đóng góp của luận án
Thơng qua nghiên cứu của mình tác giả đã cho thấy luận án có một số đóng góp
mới cả về mặt lý luận và thực tiễn trong các doanh nghiệp may mặc tại bối cảnh cụ thể
của Việt Nam.
Về lý luận: trên cơ sở nghiên cứu tác động của KSNB đến hiệu quả tài chính của
các nghiên cứu trước và đặc biệt là trong điều kiện cụ thể ở các doanh nghiệp may mặc
Việt Nam, Luận án đã xác định được đặc điểm của các doanh nghiệp may mặc có ảnh
hưởng đến KSNB. Trên cơ sở đó luận án đã làm rõ mối quan hệ và tác động giữa KSNB
đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam.
Về thực tiễn: (i) Kết quả nghiên cứu khẳng định sự thiết kế chưa đầy đủ và sự
vận hành thiếu hiệu quả của KSNB là nguyên nhân chính dẫn đến hiệu quả tài chính


5

của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam chưa cao; (ii) Khẳng định doanh nghiệp có
KSNB tốt có thể ngăn chặn được các nguy cơ xảy ra gian lận và sai sót trong hoạt động
kinh doanh góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả tài chính của doanh
nghiệp may mặc Việt Nam.
Kết quả của luận án sẽ giúp chỉ ra ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những
tồn tại về thực trạng KSNB và hiệu quả tài chính ở các doanh nghiệp may mặc Việt
Nam. Xác định được mức độ ảnh hưởng của KSNB tới hiệu quả tài chính của các doanh
nghiệp may mặc Việt Nam từ đó thấy được sự cần thiết phải hồn thiện KSNB. Đưa ra
các khuyến nghị và điều kiện thực hiện KSNB nhằm cải thiện hiệu quả tài chính ở các
doanh nghiệp may mặc Việt Nam.
7. Kết cấu của luận án
Nghiên cứu được thực hiện gồm 6 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu.
Chương này trình bày tổng quan và phân tích đánh giá các nghiên cứu đã thực
hiện về các nhân tố tác động đến KSNB và hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp và đi
sâu nghiên cứu về tác động của KSNB đến hiệu quả tài chính. Qua đó thấy được kết quả
đạt được từ những nghiên cứu trước và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. Từ đó chỉ
ra khoảng trống lý thuyết mà Luận án cần tập trung giải quyết.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu
Trong chương này trình bày một số vấn đề chung về kiểm soát, KSNB, hiệu quả
tài chính đồng thời giới thiệu các lý thuyết có liên quan được dung làm nền tảng cho việc
nghiên cứu tác động của KSNB đến hiệu quả tài chính. Qua cơ sở lý thuyết đã được
nghiên cứu, trong chương này sẽ đưa ra khái niệm về KSNB, hiệu quả tài chính, thang
đo KSNB, hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam và mơ hình
nghiên cứu đề xuất
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Trong chương này trình bày PPNC, quy trình nghiên cứu, nguồn dữ liệu, phương
pháp chọn mẫu, quy trình thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu theo từng giai đoạn nghiên
cứu định tính và định lượng.
Chương 4. Thực trạng KSNB và hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may

mặc Việt Nam
Chương này trình bày kết quả của nghiên cứu bao gồm: đặc điểm của các doanh
nghiệp may mặc ảnh hưởng đến KSNB, thực trạng KSNB và hiệu quả tài chính của các
doanh nghiệp may mặc Việt Nam


6
Chương 5. Kết quả nghiên cứu về tác động của KSNB đến hiệu quả tài chính của
các doanh nghiệp may mặc Việt Nam
Chương này trình bày kết quả nghiên cứu định lượng về tác động của KSNB đến
hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam
Chương 6. Bàn luận và khuyến nghị nhằm hoàn thiện KSNB theo hướng nâng
cao hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam.
Chương này đưa ra các quan điểm định hướng, đề xuất các giải pháp và các
khuyến nghị nhằm hoàn thiện KSNB theo hướng tăng cường hiệu quả tài chính của các
doanh nghiệp may mặc Việt Nam. Trong chương này cũng nêu rõ ý nghĩa khoa học và
thực tiễn, hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.


7

CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Nghiên cứu về hoàn thiện kiểm soát nội bộ
1.1.1. Nghiên cứu quốc tế
Nghiên cứu về các yếu tố cấu thành KSNB là cơ sở quan trọng để thiết kế, xây
dựng, đánh giá và hoàn thiện KSNB tại các đơn vị, ngành nghề. Hiểu được điều đó
Arens và cộng sự (1988) là tác giả đầu tiên đã đề cập rất cụ thể và rõ ràng về các yếu tố
cấu thành KSNB trong DN gồm 3 nhân tố: mơi trường kiểm sốt, hệ thống kế tốn và
các thủ tục kiểm soát. Conor O’leary (2005) đã phát triển mơ hình đánh giá KSNB thơng

qua phỏng vấn 94 kiểm tốn viên từ 5 cơng ty kiểm tốn úc về phương pháp đánh giá
HTKSNB. Mơ hình đánh giá KSNB tác giả đề xuất ICE (Internal Control Evaluation)
được xây dựng gồm 3 thành phần: môi trường KS, hệ thống thông tin và thủ tục KS.
Trong đó tác giả nhấn mạnh vai trị của mơi trường KS; đồng thời chỉ ra 7 yếu tố mơ
hình ICE đề xuất sử dụng để đánh giá của kiểm tốn viên về mơi trường KS.
Việc lựa chọn các nhân tố cấu thành KSNB là cơ sở để các tác giả đánh giá thực
trạng và đề ra giải pháp hoàn thiện KSNB tại một đơn vị, một lĩnh vực ngành nghề cụ
thể. Noorvee, L (2006) đã đánh giá KSNB của 3 công ty sản xuất tại Estonia. Nghiên
cứu đã dựa vào 5 thành phần KSNB của COSO và đặt câu hỏi phỏng vấn cho từng nhân
tố. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mỗi thành phần của KSNB giữ một vai trò quan trọng
khác nhau trong hệ thống KSNB trong đó mơi trường kiểm sốt và giám sát giữ vai trò
quan trọng nhất trong việc lập BCTC.
Dinapoli, T.P (2007) đã cho rằng các nguyên tắc cơ bản của KSNB bắt nguồn từ
việc tổ chức tốt kỹ thuật và thực hành. Theo đó, nếu KSNB được đặt trong khung khái
niệm gồm 5 thành phần: môi trường KS, truyền thông, đánh giá rủi ro, hoạt động KS và
giảm sát cùng sự hỗ trợ của 2 hoạt động đánh giá và lập kế hoạch chiến lược sẽ đảm đáp
ứng được các mục tiêu đề ra. Nghiên cứu này nhằm giải thích cho chính quyền Bang
New York về tầm quan trọng của KSNB đối với hoạt động làm việc hàng ngày của họ.
Karagiorgos, T và cộng sự (2008) đã cho rằng hệ thống KSNB được tổ chức tốt
sẽ đảm bảo an toàn và sự lành mạnh trong hoạt động của tổ chức tín dụng tại Hy Lạp.
Thơng qua tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm tác giả đã chỉ ra rằng các
thành phần của KSNB sẽ quyết định đến sự tồn tại và thành công trong kinh


8
doanh đối với NHTM. Nghiên cứu đã dựa theo khuôn khổ COSO xây dựng bảng hỏi
theo các nội dung là 5 thành phần KSNB. Kết quả nghiên cứu từ thống kê mô tả số liệu
cho thấy cả 5 thành phần của KSNB đều có vai trị quan trọng trong hoạt động NHTM.

M Tang & M Zhang (2010) cho rằng việc hồn thiện KSNB của doanh nghiệp

vừa và nhỏ khơng chỉ là nhu cầu để doanh nghiệp tồn tại và phát triển mà cịn là chìa
khóa để doanh nghiệp đối phó với khủng hoảng tài chính, nâng cao năng lực cạnh tranh
và thực hiện chiến lược phát triển của mình. Kết quả nghiên cứu đã đề ra một số giải
pháp nhằm tăng cường hiểu biết của người dân về KSNB trong tồn bộ q trình sản
xuất ở các DN vừa và nhỏ; nâng cao việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp và truyền đạt
thơng tin; hồn thiện cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp; thiết lập hệ thống đánh giá rủi ro;
tăng cường giám sát nội bộ DN.
Samuel, I.K & Wagoki, J. (2014) cho rằng việc thiết lập hệ thống KSNB sẽ giúp
đạt được mục tiêu, ngăn ngừa tổn thất nguồn lực, lập BCTC đáng tin cậy và đảm bảo
tuân thủ pháp luật và các quy định. Thông qua đánh giá vai trò các thành phần của hệ
thống KSNB trong các trường đại học công lập ở Kenya. Nghiên cứu đã sử dụng khuôn
khổ hệ thống KSNB theo COSO. Với 138 quan sát kết quả nghiên cứu đã cho thấy các
trường đại học có cấu trúc các thành phần của hệ thống KSNB rõ ràng và tương đối tốt.
Các nghiên cứu về hoàn thiện KSNB đều cho rằng hoàn thiện và đổi mới hệ
thống KSNB có vai trị rất quan trọng để quản lý rủi ro và là động lực thúc đẩy hoạt
động sản xuất kinh doanh nhằm đảm bảo hợp lý về việc đạt được các mục tiêu của tổ
chức liên quan đến độ tin cậy của báo cáo tài chính, hiệu quả và hiệu năng của hoạt động
và sự tuân thủ các luật và quy định hiện hành. Các nghiên cứu đều có tính kế thừa là dựa
vào kinh nghiệm xây dựng thành công KSNB của các nước trên thế giới và dựa vào
khung lý thuyết của COSO và Basel để nghiên cứu trên các đối tượng khác nhau.

1.1.2. Nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam, đã có rất nhiều nghiên cứu ứng dụng hệ thống KSNB trong một
đơn vị cụ thể ở các ngành hoặc một ngành cụ thể đã được nhiều tác giả quan tâm. Nhưng
các nghiên cứu chủ yếu theo hướng là xây dựng và hoàn thiện hệ thống KSNB. Trong số
đó có thể kể đến một số cơng trình tiêu biểu sau:
Ngơ Trí Tuệ và cộng sự (2004) đã chỉ ra rằng việc thiết kế và vận hành hệ thống
KSNB phù hợp với đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp nhằm tăng cường quản lý tài
chính tại Tổng cơng ty Bưu chính Viễn thơng Việt Nam.



9
Phạm Bính Ngọ (2011) đã chỉ ra rằng việc tổ chức thiếu chặt chẽ và chưa khoa
học của 3 bộ phận cấu thành KSNB trong đơn vị dự toán trực thuộc Bộ qc phịng VN
là do thiếu cơ sở pháp lý, năng lực thực hiện và biện pháp kiểm soát các nghiệp vụ tài
chính chưa phù hợp với đặc thù hoạt động quốc phịng. Trên cơ sở đó, tác giả cũng đề
xuất một số giải pháp hoàn thiện tổ chức hệ thống kiểm sốt nội bộ như: đưa ra mơ hình
tổ chức hệ thống KSNB phù hợp với đơn vị dự tốn cấp 2, tạo dựng mơi trường kiểm
sốt khoa học, nâng cao chất lượng cơng tác kế tốn tài chính, hồn thiện hệ thống thơng
tin và thủ tục kiểm sốt. Tuy nhiên nghiên cứu mới chỉ xây dựng mơ hình tổ chức hệ
thống KSNB mà chưa xây dựng được mơ hình các nhân tố tác động đến hệ thống KSNB
cũng như chưa nghiên cứu tác động của KSNB đến hiệu quả tài chính hay hiệu năng
quản lý của các đơn vị dự tốn trực thuộc Bộ Quốc Phịng.
Nguyễn Thu Hoài (2011) cho rằng việc hoàn thiện HTKSNB trong các doanh
nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam là rất cần thiết. Ở nghiên
cứu này tác giả đi sâu nghiên cứu và hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về HT
KSNB trong các doanh nghiệp sản xuất có ứng dụng máy tính trong công tác quản lý,
tác giả cũng đã nếu được đặc điểm đặc thù của ngành sản xuất xi măng và đặc điểm đặc
thù của các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc tổng công ty công nghiệp

xi măng Việt Nam, trên cơ sở khảo sát thực tế về việc thiết kế và vận hành của hệ thống
KSNB tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện như: tăng cường mơi trường
kiểm sốt, ứng dụng hệ thống ERP, hoàn thiện hệ thống đánh giá rủi ro, hoàn thiện hệ
thống kế toán và thủ tục kiểm soát. Tuy nhiên nghiên cứu mới chỉ tập trung nghiên cứu
các công ty xi măng thuộc tổng công ty xi măng Việt Nam mà chưa mở rộng phạm vi
nghiên cứu ra toàn ngành, chưa đánh giá được HTKSNB theo phương pháp định lượng.
Bùi Thị Minh Hải (2012) cho rằng việc hoàn thiện hệ thống KSNB trong các
doanh nghiệp may mặc Việt Nam là vô cùng quan trọng. Ở nghiên cứu này tác giả đã
khái quát hoá được cơ sở lý luận về hệ thống KSNB và tìm hiểu được đặc thù của ngành
may mặc Việt Nam. Qua việc kết hợp tìm hiểu kinh nghiệm của các nước quốc tế về tổ

chức hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp may mặc cùng với việc đánh giá thực
trạng hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam thông qua việc thiết kế
bảng hỏi điều tra khảo sát tác giả đã đề xuất được một số giải pháp như: hồn thiện về
mơi trường kiểm sốt, hồn thiện về hệ thống thơng tin, hồn thiện các thủ tục kiểm soát,
xây dựng hệ thống tiêu chí để đo lường và đánh giá các hoạt động. Tuy nhiên nghiên cứu
mới chỉ dừng lại ở việc áp dụng phương pháp định tính để đánh giá hệ thống KSNB nội
bộ mà chưa sử dụng phương pháp định lượng để đo lường các nhân tố tác động đến hệ
thống KSNB.


10
Nguyễn Thị Lan Anh (2014) cho rằng việc hoàn thiện hệ thống KSNB tại tập
đồn hố chất Việt Nam là cần thiết. Ở nghiên cứu này tác giả đã tìm hiểu kinh nghiệm
tổ chức hệ thống KSNB của các tập đoàn kinh tế trên thế giới ở một số nước như: Mỹ,
Nhật Bản, Hàn Quốc và kết hợp với khảo sát thực trạng về hệ thống KSNB tại tập đồn
hố chất Việt Nam. Tác giả đã đề xuất một số nhóm giải pháp như: hồn thiện về các yếu
tố cấu thành hệ thống KSNB, hoàn thiện quy chế quản lý, hồn thiện kiểm sốt vốn, một
số giải pháp tăng cường KSNB theo chủ trương tái cấu trúc tập đoàn. Tuy nhiên cũng
giống với hầu hết các nghiên cứu khác ở Việt Nam về KSNB thì tác giả cũng chỉ mới áp
dụng phương pháp nghiên cứu định tính để xem xét về hệ thống KSNB chưa kiểm định
và đo lường các nhân tố tác động đến KSNB hoặc tác động của KSNB đến các mục tiêu
của quản lý.
Nguyễn Tố Tâm (2014) cho rằng việc hoàn thiện hệ thống KSNB của các cơng ty
niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam sẽ góp phần cải thiện chất lượng thơng
tin kinh tế tài chính. Tác giả đã xây dựng mơ hình nghiên cứu với biến độc lập là

3 thành phần của KSNB gồm: Mơi trường kiểm sốt, hệ thống thơng tin kế tốn, thủ tục
kiểm sốt; biến phụ thuộc là thơng tin kế tốn tài chính được đo lường qua các nhân tố:
sự phù hợp, trình bày trung thực, xác nhận, dễ hiểu, so sánh được, đúng kỳ. Kết quả
nghiên cứu cho thấy mơi trường kiểm sốt ảnh hưởng mạnh đến chất lượng thơng tin kế

tốn tài chính, 2 thành phần cịn lại là hệ thống thơng tin kế tốn và thủ tục kiểm sốt
ảnh hưởng khơng đáng kể. Tuy nhiên, nghiên cứu tiếp cận hệ thống KSNB còn theo
quan điểm truyền thống và nghiên cứu định lượng mới chỉ xem xét ảnh hưởng của
KSNB đến mục tiêu độ tin cậy của BCTC.
Nguyễn Thanh Trang (2015) cho rằng việc hoàn thiện hệ thống KSNB trong các
doanh nghiệp ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí là rất cần thiết. Tác giả đã tìm hiểu đặc
điểm của ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Việt Nam có ảnh hưởng đến HTKSNB và
xác định một số rủi ro mà các doanh nghiệp dịch vụ kỹ thuật dầu khí phải đối mặt . Tuy
nhiên, các giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp ngành dịch vụ
kỹ thuật dầu khí tại Việt Nam mà tác giả đề xuất trong luận án trải rộng trên 05 bộ phận
cấu thành hệ thống KSNB nêu trên nên cịn mang tính định hướng, khái qt cao và các
giải pháp này chưa hướng đến ngăn ngừa, giảm thiểu các rủi ro đã được tác giả nhận
diện, phân tích trước đó
Đinh Hồi Nam (2016) Nghiên cứu các đặc điểm và rủi ro trọng yếu trong lĩnh
vực đầu tư kinh doanh bất động sản và thi công xây dựng tại các doanh nghiệp trong
Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị. Tác giả đã đề xuất một số giải pháp thiết
thực nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp trong Tổng công ty Đầu tư


11
phát triển nhà và đô thị với trọng tâm hướng đến kiểm soát các rủi ro trọng yếu ảnh
hưởng đến việc hoàn thành các mục tiêu của đơn vị.
Nguyễn Thanh Thủy (2017) cho rằng việc hoàn hiện hệ thống KSNB của Tập
đoàn điện lực VN là cần thiết. Tác giả đã đề xuất những phương hướng, các giải pháp
thiết thực để hoàn thiện hệ thống KSNB tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam với trọng tâm
hướng đến kiểm soát các rủi ro trọng yếu ảnh hưởng đến việc đạt được các mục tiêu của
Tập đoàn
Nguyễn Thị Thanh (2019) đã xem xét đặc điểm của DNNVV ảnh hưởng đến
KSNB, bằng phương pháp định tính và định lượng tác giả xây dựng mơ hình hồi quy
xem xét tác động của các nhân tố đến tính hữu hiệu của KSNB ảnh hưởng đến mục tiêu

hoạt động của DN. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện KSNB trong các
DNSX giấy NVV miền Bắc Việt Nam phù hợp theo định hướng phát triển của ngành
trên cơ sở duy trì và phát huy tính hữu hiệu của các nhân tố của KSNB.
Nguyễn Tuân (2020) cho rằng việc nghiên cứu hoàn thiện hệ thống KSNB trong
các ngân hàng thương mại VN. Nghiên cứu đã dựa trên cơ sở lý thuyết đại diện và lý
thuyết ngữ cảnh và sử dụng các thành phần KSNB theo khung COSO và Basel với
phương pháp định tính kết hợp định lượng nhằm phân tích những thành phần

của hệ thống KSNB cần hồn thiện, từ đó đề xuất những khuyến nghị chính
sách nhằm hồn thiện hệ thống KSNB các NHTM Việt Nam.
1.2. Nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hữu hiệu của kiểm soát nội bộ
1.2.1. Nghiên cứu quốc tế
Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu đi sâu vào chủ đề ảnh hưởng của từng
nhân tố đến tính hữu hiệu và hiệu quả của KSNB. Các nghiên cứu tiêu biểu phải kể đến
như:
Hooks & cộng sự (1994) cho rằng mơi trường kiểm sốt là một thành phần của
văn hóa tổ chức. Nghiên cứu này tập trung vào xem xét tác động của từng thành phần
của kiểm soát nội bộ đến hiệu quả hoạt động của đơn vị. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra
rằng môi trường kiểm soát là nhân tố quan trọng tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống
KSNB. Lannoye (1999), cho rằng các nhân tố như: quy tắc ứng xử, các chính sách đạo
đức, cơ cấu tổ chức là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến tính hữu hiệu và hiệu quả
của KSNB. Cohen (2002) cho rằng mơi trường kiểm sốt là nhân tố quan trọng nhất,
trong đó tác giả nhấn mạnh quan điểm của nhà quản lý và ảnh hưởng của chúng đến
hành vi của nhân viên. Steihoff (2001) cho rằng thông tin và truyền thông là


12
nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KSNB. Ramos (2004) cho rằng mơi
trường kiểm sốt có ảnh hưởng lớn nhất đến tính hữu hiệu của HTKSNB. Springer
(2004) thì lại cho rằng giám sát là nhân tố ảnh hưởng lớn đến tính hữu hiệu của hệ thống

KSNB. Hevesi (2005) cho rằng mơi trường kiểm sốt ảnh hưởng đến thái độ và ý thức
của nhà quản lý và nhân viên của tổ chức. Ông kết luận rằng, các đơn vị có mơi trường
KSNB tốt, tính hữu hiệu của KSNB sẽ tăng lên. Amudo & Inanga (2009) cho rằng sáu
thành phần của KSNB (theo COSO và COBIT) bao gồm: môi trường KS, đánh giá rủi
ro, hệ thống thông tin truyền thông, các hoạt động KS, giám sát và công nghệ thông tin
ảnh hưởng đến hiệu lực của hệ thống KSNB dưới sự điều tiết của 2 biến là: ủy quyền và
mối quan hệ cộng tác. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định nếu thiếu đi một hoặc một vài
thành phần của KSNB thì chứng tỏ hệ thống này hoạt động chưa thực sự hiệu quả. Tuy
nhiên, nghiên cứu này còn hạn chế là chỉ khảo sát ở Uganda nên khi vận dụng ở những
quốc gia khác nhau sẽ tạo ra những kết quả khác nhau.
Sultana và Haque (2011) đã thực hiện việc nghiên cứu tại 6 ngân hàng tư nhân
niêm yết ở Bangladesh với mục đích đánh giá cấu trúc kiểm soát nội bộ trong một đơn
vị. Tác giả đã phát triển mơ hình nghiên cứu từ khn khổ về KSNB theo báo cáo
COSO. Trong đó biến độc lập là 5 thành phần của KSNB, biến phục thuộc là sự hữu
hiệu của hệ thống KSNB, biến điều tiết là uỷ quyền và mối quan hệ cộng tác. Bằng
phương pháp nghiên cứu định lượng dựa trên dữ liệu bảng tác giả đã chỉ ra rằng cơ cấu
của KSNB hoạt động tốt sẽ đảm bảo các mục tiêu của kiểm soát và đảm bảo sự hữu hiệu
của hệ thống KSNB.
Gamage & Fernando (2014) đã thực hiện nghiên cứu về sự hữu hiệu của hệ thống
KSNB trong 2 ngân hàng thương mại nhà nước và 64 chi nhánh của 2 ngân hàng này tại
Srilanka. Tác giả đã xây dựng mơ hình nghiên cứu với biến độc lập là 5 thành phần của
KSNB (theo COSO), biến phụ thuộc là sự hữu hiệu của hệ thống KSNB. Bằng phương
pháp nghiên cứu định lượng dựa trên dữ liệu bảng và phân tích hồi quy đa biến với SPSS
tác giả đã chỉ ra rằng có sự tác động cùng chiều của các biến độc lập đến biến phụ thuộc.
Kumuthinidevi (2016) trong nghiên cứu về hiệu quả của KSNB tại các ngân hàng
tư nhân Trincomalee đã chỉ ra 5 nhân tố gồm: môi trường KS, đánh giá rủi ro, hệ thống
kế tốn, thơng tin và truyền thơng, hoạt động KS và quá trình tự đánh giá đều có tác
động tích cực đến hiệu quả KSNB.
Như vậy các nghiên cứu trên đều có một điểm chung là đã chỉ ra rằng các thành
phần của kiểm soát nội bộ tác động tích cực đến hữu hiệu của KSNB.



13
Bên cạnh đó cũng có những nghiên cứu cho thấy tác động của các nhân tố bên
ngoài đến hiệu lực KSNB như: nghiên cứu của Zenggui (2012) đã kiểm tra tác động đến
hiệu quả của KSNB từ hai khía cạnh hội đồng quản trị và nhà điều hành. Yexiao và
Shalu (2013) cho rằng hiệu quả và khả năng sinh lời của tài sản có tương quan thuận với
hiệu quả của KSNB. Mohammmed Sadeq Hammed Rababa’h (2014) trong nghiên cứu
về các nhân tố ảnh hưởng đến KSNB tại các bệnh viện tư tại Jordan đã chỉ ra mối quan
hệ thuận chiều giữa số vốn đăng ký với hiệu quả KSNB, cũng như mối quan hệ thuận
chiều giữa sự quan tâm của kiểm toán độc lập về việc đánh giá định kỳ KSNB với hiệu
quả KSNB. Wang (2015) cho rằng sự giám sát của cổ đông, giám đốc điều hành và mở
rộng quy mơ một cách thích hợp sẽ tác động tích cực đến hiệu quả kiểm soát nội bộ.
Nakiyaga & Dinh (2017) đã dựa vào khung lý thuyết cạnh tranh độc quyền và KSNB
theo COSO để xem xét mối quan hệ giữa văn hóa tổ chức với hữu hiệu của KSNB. Kết
quả cho thấy những nhà quản lý cấp cao đặt ra MT cho TC và TC công việc, huấn luyện
nhân viên thực hiện các hoạt động nên ảnh hưởng đến văn hóa TC và có tác động đến
KSNB của TC, đến sự HH của HT KSNB.

1.2.2. Nghiên cứu trong nước
Do tính hữu hiệu kiểm sốt nội bộ khó quan sát và khó đánh giá trực tiếp tùy
thuộc vào hướng tiếp cận và cách nhìn nhận khác nhau về tính hữu hiệu KSNB nên
khơng có nhiều các nghiên cứu về tác động của các nhân tố đến tính hữu hiệu KSNB, chỉ
những năm gần đây mới xuất hiện. Trong số những nghiên cứu đã được cơng bố, có thể
kể đến một số nghiên cứu điển hình như sau:
Lê Anh Thư & cộng sự (2014) tin rằng các nhân tố thuộc thành phần của kiểm
soát nội bộ tác động đến sự hữu hiệu cuả hệ thống KSNB của chu trình bán hàng thu
tiền. Dựa trên mơ hình, cơ sở lý thuyết nghiên cứu được xây dựng trên báo cáo của
COSO 1992 về KSNB - khuôn mẫu hợp nhất. Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng
trong nghiên cứu và phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên với 267 quan sát để phân

tích thống kê bằng phần mềm SPSS, thơng qua phân tích nhân tố khám phá EFA, mơ
hình hồi quy bội đã khẳng định các nhân tố và xác định mức độ ảnh hưởng của từng
nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống. Kết quả đã cho thấy các nhân tố tác động đến
tính hữu hiệu của KSNB theo thứ tự tương ứng với mức tác động như sau: Hoạt động
kiểm sốt, Mơi trường kiểm sốt, Thơng tin và truyền thơng. Bên cạnh đó, nghiên cứu
cũng cho thấy rằng số lượng nhân viên khác nhau thì có tác động khác nhau đến tính hữu
hiệu của hệ thống KSNB.


14
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Phương Lan (2014) với đề tài “Nghiên cứu
nhân tố ảnh hưởng đến HTKSNB trong các công ty cổ phần Việt Nam”. Nghiên cứu đã
phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến HTKSNB trong các công ty cổ phần Việt Nam
bao gồm: chiến lược kinh doanh, cấu trúc tổ chức, nhận thức của tổ chức về sự bất ổn
mơi trường bên ngồi, văn hóa tổ chức
Hồ Tuấn Vũ (2016) đã dựa trên nền tảng các lý thuyết về KSNB như: lý thuyết
lập quy, lý thuyết ủy nhiệm, lý thuyết thể chế, lý thuyết bất định của các tổ chức, lý
thuyết về tâm lý xã hội của tổ chức,...kết hợp với phương pháp nghiên cứu hỗn hợp định
tính kết hợp định lượng trong đó nghiên cứu định tính giúp tác giả khám phá ra những
nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của KSNB, nghiên cứu định lượng giúp tác giả đo
lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó tới sự hữu hiệu của hệ thống KSNB trong
các NHTM Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 7 nhân tố tác động đến sự
hữu hiệu quả hệ thống KSNB trong các (Ngân hàng thương mại) NHTM Việt Nam trong
đó 5 nhân tố là thành phần của KSNB gồm: Môi trường kiểm sốt, đánh giá rủi ro, hoạt
động kiểm sốt, thơng tin truyền thông, giám sát và 2 nhân tố khác là: thể chế chính trị,
lợi ích nhóm.
Phạm Thị Bích Thu (2018) đã dựa vào khung KSNB của COSO với đầy đủ 5
nhân tố và thang đo chi tiết 95 biến quan sát. Ngồi ra tính hữu hiệu của KSNB được bổ
sung mục tiêu quản trị rủi ro và mục tiêu chiến lược của DN. Bằng phương pháp định
lượng với mô hình cấu trúc tuyến tính tác giả đã đo lường mức độ ảnh hưởng của các

nhân tố KSNB đến tính hữu hiệu của KSNB, trên cơ sở đó để hồn thiện KSNB tại các
DN sản xuất Bia Rượu Nước giải khát VN.
Nguyễn Thị Hoàng Lan (2019) cho rằng cấu trúc KSNB có tác động tích cực đến
sự HH của KSNB và mức độ tự chủ tài chính có ảnh hưởng đến tác động của cấu trúc
KSNB và sự HH của KSNB ở ĐVSN công lập ở Việt Nam, mức độ tự chủ tài chính
càng cao thì mối quan hệ tác động của cấu trúc KSNB đến sự HH của KSNB càng mạnh.
Như vậy các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống
KSNB ở Việt Nam không nhiều, và các nghiên cứu này đều cho thấy các nhân tố tác
động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB chủ yếu là các nhân tố cấu thành hệ thống
KSNB.


15

1.3. Nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính
1.3.1. Nghiên cứu quốc tế
Harper (2002) đã tiến hành nghiên cứu 178 doanh nghiệp ở Cộng hoà Czech với
mơ hình hồi quy biến độc lập là quy mô, hệ số nợ, tập trung sở hữu, cổ đông nước ngồi,
đợt cổ phần hố, vị trí địa lý của doanh nghiệp, ngành, chiến lược của DN và biến phụ
thuộc là (tỷ suất sinh lợi từ tài sản) ROA, (Tỷ suất sinh lợi từ doanh thu) ROS, (doanh
thu thực) RS, (Hiệu quả thu nhập thuần) NIE, (Hiệu quả bán hàng) SE và (Lực lượng lao
động) EMP. Kết quả cho thấy quy mơ, hệ số nợ, cổ đơng nước ngồi tỷ lệ nghịch với
ROA, ROS; trong khi tập trung sở hữu lại tỷ lệ thuận với ROA, ROS; doanh nghiệp
trong ngành dịch vụ có sự cải thiện ROS tốt hơn nhưng đối với ROA thì lại thấp hơn các
ngành khác.
Wei và cộng sự (2003) đã tiến hành khảo sát 208 doanh nghiệp ở Trung Quốc với
mơ hình hồi quy biến độc lập là năm cổ phần hố, vị trí địa lý, quy mô của doanh
nghiệp, cổ phần nhà nước, cổ đông nước ngồi và biến phụ thuộc là ROS, RS, (Địn bẩy
tài chính) LEV, EMPL. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sở hữu nhà nước, cổ đơng
nước ngồi có quan hệ tỷ lệ thuận với ROS trong khi đó năm cổ phần, quy mô doanh

nghiệp tác động ngược chiều với ROS.
Boubakri và cộng sự (2005) nghiên cứu khảo sát 230 doanh nghiệp ở các nước
đang phát triển với mô hình hồi quy biến độc lập là việc chuyển đổi nền kinh tế vĩ mô,
quản trị doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, ngành kinh doanh của doanh nghiệp và
biến phụ thuộc là ROS, (Hiệu quả hoạt động tính trên doanh thu/ số lượng lao động)
SALEFF, (chi phí vốn trên doanh thu) CESA, (chi phí vốn trên tài sản) CETA. Kết quả
cho thấy sự thay đổi GDP, thay đổi về cán cân thương mại và sự từ bỏ quyền kiểm soát
của chính phủ có tác động tích cực đến chỉ tiêu ROS trong khi đó các nhân tố cịn lại
khơng có mối quan hệ với ROS
Huang &Wang (2011) đã tiến hành khảo sát 127 doanh nghiệp ở Trung Quốc với
mơ hình hổi quy biến độc lập là thời điểm hoạt động, quy mơ, địn bẩy tài chính; biến
phục thuộc là ROA, ROE, ROS và EBIT và biến kiểm soát là năm và IND. Kết quả
nghiên cứu cho thấy ở thời điểm sau cổ phần hoá ROA, ROS, EBIT của doanh nghiệp
cao hơn trước cổ phần, quy mô càng lớn doanh nghiệp càng có hiệu quả, địn bẩy tài
chính càng cao thì hiệu quả kinh doanh càng thấp.
Alipour (2012) đã tiến hành nghiên cứu 35 doanh nghiệp ở Iran với mơ hình hồi
quy biến phụ thuộc là ROA, ROE, ROS và biến độc lập là thời điểm trước cổ phần và
sau cổ phần, số năm cổ phần, hệ số nợ của doanh nghiệp, rủi ro của doanh nghiệp, sự


16
tăng trưởng doanh thu, quy mô doanh nghiệp, ngành kinh doanh của doanh nghiệp. Kết
quả nghiên cứu cho thấy số năm cổ phần hoá tỷ lệ nghịch với ROA, ROS và ROE, tốc
độ tăng trưởng tỷ lệ thuận giữa doanh thu với ROA, ROS và ROE, rủi ro của doanh
nghiệp khơng có mối quan hệ với ROS nhưng lại có tác động thuận chiều với ROA và
ROE, đòn bẩy tài chính tỷ lệ thuận với ROE nhưng tỷ lệ nghịch với ROA và ROS, quy
mô của DN tỷ lệ thuận với ROS nhưng tỷ lệ nghịch với ROE và không có mối liên hệ
với ROA.
Qua các nghiên cứu trên thế giới cho thấy các nhân tố chủ yếu tạo ra sự khác biệt
về hiệu quả tài chính trong DN bao gồm các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngồi.

Trong đó các nhân tố bên trong gồm: Quy mơ, thời gian hoạt động, địn bẩy tài chính, hệ
số nợ,... Các nhân tố bên ngồi gồm: vị trí địa lý, môi trường kinh doanh, nền kinh tế vĩ


1.3.2. Nghiên cứu trong nước
Hiệu quả tài chính được rất nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam quan
tâm. Tuy nhiên, số lượng nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính
khơng nhiều, nhất là ở Việt Nam, các nghiên cứu đã thực hiện chủ yếu tập trung vào việc
đánh giá tác động của các nhân tố đến hiệu quả tài chính. Trong số những nghiên cứu đã
được công bố trên, phải kể đến một số như sau:
Nguyễn Thị Cành (2009) cho rằng hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương
mại Việt Nam bị tác động bởi nhiều nhân tố khác nhau. Qua tổng quan lý thuyết về đo
lường hiệu quả và xây dựng mô hình định lượng đánh giá tác động của các nhân tố đến
hiệu quả hoạt động của các NHTM. Tác giả đã đề xuất 2 mơ hình nghiên cứu: mơ hình

1 với biến độc lập là tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, hệ số an toàn vốn, yếu tố quản trị
(doanh thu và chi phí), biến phục thuộc là lợi nhuận hoạt động; mơ hình 2 với biến độc
lập là cấu trúc vốn, chi phí - thu nhập, hệ số an toàn vốn, biến phụ thuộc là ROA. Bằng
phương pháp định lượng qua mơ hình hồi quy dựa trên bộ số liệu của 8 ngân hàng
thương mại lớn tại Việt Nam từ 2003 đến năm 2008 tác giả đã chỉ ra rằng cấu trúc vốn
và VCSH có quan hệ đồng biến với lợi nhuận và ROA.
Chu Thị Thu Thuỷ & cộng sự (2015) đã tiến hành phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả tài chính của các cơng ty CP phi tài chính niêm yết trên sàn chứng
khốn Thành phố Hồ Chính Minh. Tác giả đã tiến hành khảo sát 230 cơng ty CP phi tài
chính niệm yết trên sàn chứng khoán thành phố HCM trong thời gian năm 2011 - 2013
của 14 ngành. Kết quả nghiên cứu tác giả đã chỉ ra rằng các yếu tố như: địn bẩy tài
chính, quy mơ hoạt động của cơng ty, chu kỳ sản xuất kinh doanh, tỷ lệ hòa vốn, năng
lực quản lý và khả năng thanh toán nhanh đã ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính cụ



17
thể là chỉ tiêu ROA. Mặt khác, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ROA tác động thuận chiều
lên ROE.
Nguyễn Thị Xuân Hồng (2017) cho rằng có tác động của cổ phần hoá đến HQTC
của các DNNN Việt Nam. Nghiên cứu tập trung đánh giá sự thay đổi HQTC của các
DNNN Việt Nam sau khi thực hiện chương trình cổ phần hố thơng qua các nhóm chỉ
tiêu: hiệu quả sử dụng vốn, khả năng sinh lời, hiệu quả sử dụng chi phí, hiệu quả sử
dụng lao động. Nghiên cứu cũng đã xây dựng được mơ hình hồi quy xem xét ảnh hưởng
của các nhân tố như: tỷ lệ sở hữu nhà nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế, thời điểm hoạt
động, sự thay đổi giám đốc điều hành sau cổ phần hố, tốc độ tăng trưởng doanh thu,
địn bẩy tài chính, quy mơ tài sản, rủi ro tài chính và ngành nghề kinh doanh của doanh
nghiệp đến HQTC (ROA, ROE, ROS). Bằng cách kết hợp nghiên cứu định tính với định
lượng dựa trên 140 mẫu doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá trên sàn chứng khoán. Kết
quả nghiên cứu cho thấy các biến độc lập và các biến phụ thuộc trong mơ hình đều có
mối liên hệ với nhau.
Trần Nhân Phúc (2017) nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị công ty đối với hiệu
quả tài chính. Nghiên cứu sử dụng mơ hình hồi quy với biến phụ thuộc là hiệu quả tài
chính (ROA, ROE, PBV, TOBIN’Q), biến độc lập gồm mức xếp hạng quản trị công ty
và thành phần mức xếp hạng quản trị cơng ty, biến kiểm sốt quy mơ công ty theo tài sản
và quy mô công ty theo lao động. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối tương quan giữa
biến độc lập với các biến phục thuộc.
Nguyễn Đình Khơi (2018) nghiên cứu quản trị cơng ty và hiệu quả tài chính cơng
ty trên thị trường chứng khốn Việt Nam với 789 công ty được niêm yết trên HOSE giai
đoạn 2015- 2015. Dựa trên lý thuyết đại diện, lý thuyết các bên liên quan và lý thuyết
thông tin bất đối xứng xây dựng mơ hình hồi quy với biến phụ thuộc là hiệu quả tài
chính (ROA, ROE, TBQ, SRD) biến độc lập gồm chỉ số QTCT tổng, quyền cổ đơng,...
biến kiểm sốt là quy mơ cơng ty đo bằng tổng tài sản, địn bẩy tài chính. Kết quả nghiên
cứu cho thấy cơng ty có hệ thống QTCT tốt sẽ giúp tăng hiệu quả tài chính.
Như vậy có thể nhận thấy đa phần các nghiên cứu đều cập đến các nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả tài chính như: quy mô doanh nghiệp (tổng tài sản, số lao động); thời

gian hoạt động (số năm hoạt động)

1.4. Nghiên cứu về tác động của kiểm soát nội bộ đến hiệu quả tài chính
1.4.1. Nghiên cứu quốc tế
Bên cạnh các dịng nghiên cứu trên còn khá nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ
ra rằng hoạt động tài chính của các đơn vị có KSNB vững mạnh là tốt hơn so với


18
các đơn vị có KSNB yếu. Điều này được chứng minh bằng các nghiên cứu điển hình
như nghiên cứu của Chih - Yang Tseng (2007), Mawanda (2011), Muraleetharan
(2011), Njeri (2013), Munene (2013), Mafiana (2013), Mwakimasinde & cộng sự
(2014), Kamau (2014), Ejoh & Ejom (2014), Kinyua (2016), Shabril & cộng sự
(2016),..... Các nghiên cứu này được thực hiện ở các quốc gia khác nhau như:
Kenya, Uganda, Trung Quốc, Mỹ... với nhiều ngành nghề kinh doanh khác như:
Chih - Yang Tseng (2007) đã sử dụng mơ hình thu nhập phần dư để phân tích mối
quan hệ giữa KSNB và HQTC của các cơng ty niêm yết trên thị trường chứng khốn
Mỹ. Tác giả đã chứng minh được các cơng ty có giá trị thị trường thấp là do KSNB yếu
kém. Tuy nhiên nghiên cứu vẫn còn hạn chế là chủ yếu sử dụng dữ liệu thứ cấp được
công bố của các công ty mà không thực hiện khảo sát để xác định những điểm yếu tiềm
tàng của KSNB.
Mawanda (2011) dựa trên lý thuyết đại điện tác giả đi điều tra và tìm cách thiết
lập mối quan hệ giữa hệ thống KSNB, hiệu quả hoạt động tài chính của các học viện
giáo dục cấp cao ở Uganda. Với mơ hình nghiên cứu trong đó biến độc lập gồm: Mơi
trường kiểm sốt, kiểm tốn nội bộ, hoạt động kiểm soát; biến phục thuộc gồm: hiệu quả
tài chính (tính thanh khoản, trách nhiệm giải trình, báo cáo) và biến điều tiết: bộ giáo
dục và chính sách của hội đồng quản trị. Nghiên cứu được tiến hành bằng cách sử dụng
các phương pháp tiếp cận định tính và định lượng bằng cách sử dụng khảo sát, sự tương
quan và nghiên cứu trường hợp như các thiết kế nghiên cứu. Số liệu được thu thập bằng
bảng câu hỏi và hướng dẫn phỏng vấn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có mối quan hệ

cùng chiều giữa hệ thống KSNB và hiệu quả tài chính.
Muraleetharan (2011), nghiên cứu mối quan hệ giữa các thành phần của KSNB
với hiệu quả tài chính. Ơng sử dụng mẫu ngẫu nhiên từ 65 tổ chức công cộng và 18 tổ
chức tư nhân ở quận Jaffna ở Sri Lanka, nhằm kiểm định mơ hình được thiết kế. Kết quả
nghiên cứu cho thấy môi trường kiểm sốt, thơng tin và truyền thơng có ảnh hưởng tiêu
cực tới hiệu quả tài chính. Nhưng ngược lại, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm sốt và
giám sát có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả tài chính.
Shanmugam & cộng sự (2012) đã nghiên cứu ảnh hưởng KSNB đến hiệu quả
hoạt động thông qua các biến như: tăng trưởng lợi nhuận, tăng doanh thu bán hàng,
ROI,... của các DN nhỏ và vừa tại Malaysia
Fanta và cộng sự (2013) dựa vào lý thuyết đại diện nghiên cứu đánh giá mỗi quan
hệ giữa cơ chế của hệ thống KSNB và các cơng cụ quản trị bên ngồi của NHTM ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động NHTM được đo lường bằng biến ROE


19
và ROA. Kết quả nghiên cứu cho thấy số lượng nhà quản trị và sự tồn tại của Ủy ban
kiểm tốn trong hội đồng quản trị đã có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả tài chính
NHTM.
Các nghiên cứu nhằm đo lường mối quan hệ giữa KSNB với HQTC được thực
hiện tại Kenya với các đối tượng khác nhau đều cho thấy các thành phần của KSNB tác
động đến hiệu quả tài chính. Cụ thể, Njeri (2013) đã dựa vào lý thuyết đại diện, lý thuyết
bất định và lý thuyết doanh nghiệp để thực hiện nghiên cứu đo lường mối quan hệ giữa
các yếu tố thuộc hệ thống KSNB với hiệu quả tài chính (ROA) của các doanh nghiệp sản
xuất ở Kenya. Nghiên cứu đã chọn ra 20 công ty sản xuất từ 64 công ty sản xuất bằng
phương pháp hồi quy đa biến trên phần mền SPSS 22.0 tác giả đã chỉ ra rằng mơi trường
kiếm sốt, hoạt động kiểm sốt, đánh giá rủi ro, thơng tin và truyền thơng tác động tích
cực đến ROA nhưng giám sát lại tác động ngược chiều với ROA. Magara (2013) dựa
trên lý thuyết đại diện và lý thuyết ngữ cảnh đã thực hiện nghiên cứu ảnh hưởng của
KSNB đến hiệu quả tài chính tại các HTX tín dụng ở Kenya. Kết quả cho thấy hoạt động

kiểm soát và hoạt động giám sát có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả tài chính (ROA).
Mugo, J. M. (2013) dựa vào lý thuyết đại diện bằng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp
tác giả đã chỉ ra rằng có mối quan hệ đáng kể giữa hệ thống KSNB với hiệu quả tài
chính của các cơ sở đào tạo kỹ thuật ở Kenya. Mwakimasinde & cộng sự (2014) đã chỉ
ra rằng hệ thống KSNB giúp tăng hiệu suất của các cơng ty mía đường trên 42,8%.
Thước đo của KSNB là HQTC được đo lường thông qua các chỉ tiêu chi phí đơn vị, đạt
được mục tiêu và khả năng sinh lời. Nyakundi và các cộng sư (2014) nghiên cứu tác
động của KSNB đến HQTC trong các DNNVV của Kenya. Kết quả cho thấy biến độc
lập là Môi trường KS, hoạt động KS và giám sát kiểm soát tác động đáng kể đến sự thay
đổi của biến phụ thuộc là HQTC (ROI). Kamau (2014) nghiên cứu ảnh hưởng của
KSNB tới hiệu quả tài chính của các cơng ty sản xuất ở Kenya. Kết quả nghiên cứu cho
thấy các thành phần của KSNB đóng góp đến 75,5% sự thay đổi trong hoạt động tài
chính.
Mafiana (2013) nghiên cứu mối quan hệ giữa hiệu quả KSNB và hiệu quả tài
chính trước, trong và sau khi có sự can thiệp của ngân hàng trung ương Nigeria. Tác giả
đã dựa trên lý thuyết đại diện và lý thuyết tổ chức với mơ hình nghiên cứu dự kiến là
biến độc lập là hiệu quả KSNB, biến phụ thuộc là hiệu quả tài chính và biến điều tiết là
ngân hàng trung ương. Ông đã tiến hành khảo sát 24 ngân hàng thương mại ở Nigeria.
Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng tác giả đã chỉ ra rằng KSNB hiệu quả sẽ tác
động tích cực tới hiệu quả tài chính và nghiên cứu cũng


20
cho rằng sự can thiệp của ngân hàng trung ương khơng có ý nghĩa trong mối quan hệ
giữa hiệu quả KSNB và hiệu quả tài chính.
Ejoh & Ejom (2014) nghiên cứu tác động của KSNB đến hiệu quả tài chính của
các tổ chức đại học ở Nigeria với mơ hình nghiên cứu tác giả đề xuất trong đó biến độc
lập là KSNB và biến phục thuộc là hiệu quả tài chính gồm các biến số là tính thanh
khoản, trách nhiệm giải trình và báo cáo. Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng kết
hợp với định tính dựa trên mẫu nghiên cứu là trường cao đẳng giáo dục tiểu bang Cross

River, tác giả đã chỉ ra rằng khơng có mối quan hệ đáng kể nào giữa KSNB và hiệu quả
tài chính.
Sanusi & cộng sự (2015) nghiên cứu tiến hành kiểm tra hiệu quả của KSNB,
quản lý tài chính và thực hiện trách nhiệm giải trình của nhà thờ Hồi giáo ở Malaysia.
Tác giả đã dựa trên 500 bảng hỏi gửi cho chủ tịch và thủ quỹ của 250 nhà thờ Hồi giáo
với mơ hình nghiên cứu biến độc lập là sự tham gia ngân sách, trách nhiệm giải trình, sử
dụng vốn, hệ thống KSNB và biến phụ thuộc là thực hiện quản lý tài chính. Kết quả cho
thấy hệ thống KSNB đóng một vai trị quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả tài chính.
Zipporah (2015) nghiên cứu tác động của 5 nhân tố thuộc KSNB đến hiệu quả
hoạt động. Tác giả đã sử dụng dữ liệu thứ cấp là BCTC của 35 DN tại Nairobi, Kenya
trong giai đoạn 2013-2014 để phân tích tình hình tài chính. Kết quả nghiên cứu chỉ ra
các yếu tố môi trường KS, đánh giá RR, các hoạt động GS, thơng tin truyền thơng có tác
động cùng chiều cịn nhân tố giám sát lại có tác động ngược chiều.
Al – Thuneibat, Ali A (2015) nghiên cứu nhằm điều tra sự tuân thủ của các công
ty cổ phần của Ả Rập Xê Út với các yêu cầu kiểm soát nội bộ theo tiêu chuẩn của

Ả Rập Xê Út về kiểm soát nội bộ và tác động của nó đến lợi nhuận của các cơng ty này.
Với mơ hình biến độc lập là các thành phần của KSNB và biến phụ thuộc là hiệu quả tài
chính (ROA, ROE, EPS, PM). Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ tuân thủ tất cả các
thành phần của KSNB là rất cao. Qua phân tích cũng cho thấy tác động của KSNB và
các thành phần của KSNB lên ROA và ROE là có ý nghĩa và tích cực, trong khi tác động
lên EPS và PM là tích cực nhưng khơng đáng kể về mặt thống kê.
Kinyua (2016) nghiên cứu mối quan hệ giữa mơi trường kiểm sốt nội bộ, chức
năng kiểm toán nội bộ, quản trị doanh nghiệp, quản lý rủi ro và hoạt động kiểm soát nội
bộ với hiệu quả tài chính. Tác giả đã dựa trên lý thuyết đại diện, lý thuyết thể chế, lý
thuyết hệ thống, lý thuyết quản lý và lý thuyết các bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên
quan với mẫu nghiên cứu là 144 nhà quản lý cấp cao của 62


21

cơng ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khốn Nairobi bằng phương pháp nghiên cứu
định tính kết hợp với định lượng tác giả đã chỉ ra rằng quản lý rủi ro ảnh hưởng lớn nhất
đền hoạt động tài chính, tiếp theo là quản trị doanh nghiệp, kiểm soát hoạt động, kiểm
soát nội bộ và kiểm toán nội bộ. Nghiên cứu cũng cho rằng Chính phủ có ảnh hưởng
đáng kể trong việc điều tiết mối quan hệ giữa KSNB với HQTC.
Shabril & cộng sự (2016) nghiên cứu tác động của hệ thống KSNB đối với lợi
nhuận của hợp tác xã ở Malaysia. Với mơ hình nghiên cứu biến độc lập là 5 thành phần
của KSNB và biến phục thuộc là lợi nhuận bằng phương pháp nghiên cứu định tính tác
giả đã chỉ ra rằng hệ thống KSNB tốt sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của hợp tác xã cũng
như giúp ổn định và phát triển phong trào hợp tác ở Malaysia.
Mire (2016) đã cho thấy có mối quan hệ thuận chiều giữa mơi trường kiểm sốt,
đánh giá rủi ro và hoạt động kiểm sốt đến HQTC của các cơng ty chuyển tiền tại
Mogadishu - Somalia.
Sahabi Ibrahim & cộng sự (2017) đã cho thấy hoạt động kiểm soát, kiểm toán nội
bộ và giám sát có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả tài chính của các tổ chức y tế ở vùng
Tây Bắc Ghana.
MG Ramadhan, E Herwiyanti (2017) đã phân tích ảnh hưởng của KSNB đến hiệu
quả tài chính PT. Kereta Api Indonesia. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp tiếp cận
định lượng, với kỹ thuật phân tích hồi quy nhiều tuyến tính. Việc lấy mẫu của nghiên
cứu được thực hiện bằng cách sử dụng kỹ thuật lấy mẫu có chủ đích. Những người được
hỏi tham gia vào nghiên cứu này là 52 người, bao gồm các trợ lý quản lý và giám sát
trong PT KAI UPT Balaiyasa Manggarai. Kết quả cho thấy mơi trường kiểm sốt, hoạt
động kiểm sốt cũng như thơng tin và truyền thơng có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động
tài chính. Trong khi việc đánh giá rủi ro có ảnh hưởng nhưng khơng đáng kể đến hiệu
quả hoạt động tài chính, trong khi việc giám sát có ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến hiệu
quả hoạt động tài chính.
Ahmed, A. M., & Muhammed, A. A. (2018) nghiên cứu mối quan hệ giữa KSNB
với hoạt động tài chính của Asiacell với tư cách là một cơng ty viễn thơng ở Vùng
Kurdistan của Iraq. Với mơ hình biến độc là 5 thành phần của KSNB và biến phụ thuộc
là hiệu quả tài chính bằng phương pháp nghiên cứu định lượng tác giả đã cho thấy mơi

trường kiểm sốt, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm sốt, thơng tin và truyền thơng có mối
quan hệ tích cực với hiệu quả tài chính trong khi giám sát lại có mối quan hệ tiêu cực với
hiệu quả tài chính.


22
Junxin Gao (2019) nghiên cứu về mối quan hệ giữa chất lượng KSNB và hiệu
quả tài chính của 1931 cơng ty cổ phần niêm yết ở Thượng Hải và Thâm Quyến và 9655
nhóm dữ liệu trong giai đoạn 2012 - 2016. Với mơ hình biến độc lập là chất lượng kiểm
soát nội bộ và biến phụ thuộc hiệu quả tài chính (khả năng trả nợ, năng lực hoạt động,
khả năng sinh lời và khả năng phát triển). Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng
KSNB có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả tài chính. Tuy nhiên, ảnh hưởng là khác nhau
giữa các ngành công nghiệp và mối tương quan giữa các ngành thâm dụng công nghệ
lớn hơn so với các ngành thâm dụng vốn và các ngành thâm dụng lao động. Nghiên cứu
vẫn còn hạn chế là cần kiểm tra thêm ý nghĩa và lý do của sự khác biệt trên.
Hanoon, Rapani & Khalid (2020) nghiên cứu mối tương quan giữa các thành
phần của KSNB với hiệu quả tài chính của ngân hàng Iraq. Bằng phương pháp quy nạp
nghiên cứu đã đi khảo sát, so sánh và tóm tắt các bài báo được xuất bản trên các tạp chí
nổi tiếng từ năm 2013 đến năm 2020. Kết quả cho thấy 94,28% các nghiên cứu chỉ ra
rằng KSNB có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả tài chính.
Bên cạnh các nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của cả 5 thành phần của KSNB đến
hiệu quả tài chính của đơn vị thì lại có một số nghiên cứu ảnh hưởng của từng thành
phần thuộc KSNB đến hiệu quả tài chính của đơn vị có các nghiên cứu tiêu biểu như
sau:
Về mơi trường kiểm soát: Nghiên cứu của Quigley (2007), Coveylink Worldwide
(2006), Baines (1997), Park và Miller (1998), Hoffman và Medhra (1999),... đều chỉ ra
rằng một tổ chức duy trì được tính chính trực và giá trị đạo đức tốt thì sẽ có HQTC vượt
trội so với các đối thủ cạnh tranh khác. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Porter và Robert
(1976), Fredrickson (1986), Koufteros và cộng sự (2007), Kim (2005), Uadiale (2010),...
cho thấy cơ cấu tổ chức hợp lý giúp duy trì sự phối hợp nhịp nhàng trong tổ chức, từ đó

góp phần nâng cao HQTC. Nghiên cứu của Jone và Wright (1992), Kleiner (1990),.. đã
chứng minh được vai trò quan trọng của chính sách nhân sự trong việc nâng cao năng
suất lao động, góp phần tăng cường HQTC. Mawanda (2008) đã khẳng định rằng nhân
tố mơi trường kiểm sốt đủ mạnh sẽ giúp tăng cường hiệu quả tài chính trong các Viện
sau đại học ở Uganda. Khamis (2013) đã phát hiện ra rằng có một mối quan hệ tích cực
đáng kể giữa mơi trường kiểm sốt và hoạt động tài chính của tổ chức tài chính.
Về đánh giá rủi ro: Theo các nghiên cứu của Schroeck (2002), Nocco và Stulz
(2006), Hoyt và Lienbenberg (2011), Gordon và các cộng sự (2009), Gate và


×