Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

BÀI TIỂU LUẬN CHỦ ĐỀ: TẾT NGUYÊN ĐÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 46 trang )

BÔ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ TIN HỌC
KHOA: NGOẠI NGỮ
CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ ANH

BÀI TIỂU LUẬN
CHỦ ĐỀ: TẾT NGUYÊN ĐÁN
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Công Trường
Lớp: A41903
Tên nhóm: 9
Nhóm sinh viên thực hiện:
Thành phô Hồ Chi Minh, ngày 11 tháng 12 năm 2019

MỤC LỤC

I.

LỜI MỞ ĐẦU

5

II.

NỘI DUNG

6

1.

Giới thiệu về Tết Nguyên Đán


6

1.1. Khái niệm

6

1.2. Lịch sử hình thành Tết Nguyên Đán của người Việt

6

1.3. Đặc điểm về thời gian Tết Nguyên Đán

8

1.4. Không gian của lễ hội Tết

8

1.5. Tính chất của lễ hội

8

1.5.1. Tính quần thể của lễ hội Tết Nguyên Đán

8

1.6. Ý nghĩa Tết Nguyên Đán

9


2. Các hoạt động và phong tục truyền thống ngày Tết
2.1. Những ngày cuối năm:

10
10


2.1.1.

Phong tục “đưa ơng táo về trời”

10

2.1.2.

Gói bánh chưng, bánh tét

12

2.1.3.

Tảo mộ tổ tiên

12

2.1.4.

Dọn dẹp nhà cửa

13


2.1.5.

Cúng tất niên

13

2.1.6.

Lễ trừ tịch

14

2.1.7.

Trang trí mâm ngũ quả

14

2.2. Giao thừa

16

2.3. Bảy ngày tân niên

17

2.3.1.

Xơng đất


17

2.3.2.

Xuất hành, hái lộc

18

2.3.3.

Thăm viếng

19

2.3.4.

Chúc tết

20

2.3.5.

Mừng tuổi, lì xì

21

2.3.6.

Đi chùa đầu năm


21


2.3.7.

Hoá vàng

22

2.3.8.

Khai hạ

23

3. Các đặc trưng ngày Tết
3.1. Ẩm thực ngày Tết

23
23

3.1.1.

Mâm cỗ ngày Tết

23

3.1.2.


Khay kẹo, bánh, mứt ngày Tết

25

3.1.3.

Thức uống ngày Tết

25

3.2. Các thú vui chơi ngày Tết

25

3.2.1. Khai bút đầu xuân

25

3.2.1.

Câu đối

26

3.2.2.

Đốt pháo

26


3.2.3.

Tranh, liễn Tết

27

3.2.4.

Hoa Tết

27

3.3. Trang phục ngày Tết

28

3.3.1.

Trang phục truyền thống ngày Tết

28

3.3.2.

Những lưu ý khi chọn trang phục ngày Tết

29

4.


Tín ngưỡng ngày Tết

29

4.1. Những điều kiêng kị ngày Tết

29

5. Tết xưa Tết nay

32

III. PHỤ LỤC HÌNH ẢNH

33

IV.

TƯ LIỆU THAM KHẢO

36

V.

LỜI CẢM ƠN

37


NHẬN XÉT & ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN


4


LỜI MỞ ĐẦU
1.

Lý do chỌn đề tài:
Tết Nguyên Đán của người Việt là một phong tục cổ truyền tốt đẹp của nền
văn hố Việt Nam. Đó cịn là một tài sản vô giá của quốc gia, là một di sản q
báu trong kho tàng văn hố Việt Nam mà khơng phải quốc gia nào cũng có
được.Tết cổ truyền từ ngàn xưa ln tiềm tàng trong mình những giá trị tâm linh
và giá trị nhân văn thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, vũ trụ .
Lễ Tết nguyên Đán chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống văn hố tinh thần,
hồ vào tâm hồn và máu thịt của người dân đất Việt từ bao đời nay. Tết là dịp để
họ hàng, làng xóm, người thân trong gia đình xum họp đồn tụ, thăm hỏi, cầu
chúc cho nhau một năm mới bình an, hạnh phúc.

2.

Mục tiêu của bài tiểu luận:
-

Cung cấp cho người đọc những thông tin bổ ích về Tết Cổ Truyền của người
Việt mà cụ thể là các phong tục tập quán, các đặc trưng văn hoá truyền thống
ngày Tết.

-

Bảo tồn, lưu giữ và phát huy các giá trị truyền thống quý báu của dân tộc.


-

Khơi dậy lịng mong muốn của con người tìm về với bản sắc văn hóa truyền
thống dân tộc.

3.

Phương pháp nghiên cứu:
-

Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu.


NÔI DUNG
1.

Giới thiệu về Tết Nguyên Đán:
1.1.

Khái niệm :

Tết Nguyên Đán là một ngày lễ quan trọng nhất của người Việt Nam ta. Đây là dịp
để những con người xa q trở về đồn tụ với gia đình và nhớ về tổ tiên. Đây cũng là
phong tục ngàn đời của người Việt Nam. Tết Ngun Đán cịn có các tên gọi khác như là:
Tết Cả, Tết ta, Tết Âm lịch và còn cả Tết cổ truyền. Hay đơn giản chỉ là một chữ Tết.
Tính theo lịch âm thì Tết Ngun Đán muộn hơn Tết Dương lịch. Nó là điểm giao thời
giữa năm cũ và năm mới, là bắt đầu của những khởi đầu mới đem lại những niềm vui và
sự may mắn. Việt Nam có câu: " vui như Tết".
1.2.


Lịch sử hình thành Tết Nguyên Đán của người Việt:

Việt Nam có 54 dân tộc anh em cùng sinh sống trên một lãnh thổ. Mỗi một dân tộc
đều có một cái tết riêng của mình nhưng tất cả đều ăn Tết Nguyên Đán. Tết Nguyên Đán
được coi là tiêu biểu nhất và có phạm vi rộng lớn diễn ra trên tồn bộ lãnh thổ Việt Nam.
Chữ Tết biến âm từ chữ “tiết” mà ra, nguyên = bắt đầu, đán = buổi sáng. Như vậy
Tết Nguyên Đán là sự bắt đầu cho một năm mới; nó cịn được gọi là Tết ta để phân biệt
với Tết Tây (đầu năm theo lịch dương) hoặc Tết cả để phân biệt với các tết còn lại.
Thời cổ, năm mới phương Nam bắt đầu từ tháng Tí, tức tháng Một (=11), về sau ta
chịu ảnh hưởng của Trung Hoa, mới lấy tháng Dần ( tháng Giêng) làm tháng đầu năm,
chỉ riêng một vài dân tộc thiểu số và một số vùng vẫn cịn duy trì được tục đón năm mới
vào tháng Tí. Tuy chịu ảnh hưởng của Trung Hoa trong việc xác định mốc đầu năm, Tết
ta vẫn mang trọn vẹn đặc trưng văn hoá truyền thống dân tộc.
Chúng ta thường nhầm lẫn cho rằng, Tết Ngun đán có nguồn gốc xuất phát từ
Trung Quốc, thơng qua q trình đơ hộ 1000 năm Bắc thuộc, nhân dân ta đã du nhập
phong tục này của người Hoa Hạ.Chính nhầm này dã khiến nhiều người quên rằng, trước
khi chịu sự


đô hộ của phong kiến phương Bắc, người Việt ta đã có một nền văn minh sơ khai rực rỡ ở
buổi đầu bình minh dựng nước.
Nhà nước Văn lang – Âu Lạc thời Hùng Vương, An Dương Vương đã hình thành
nên những phong tục, tập quán của người Việt, trong đó có tục “ăn Tết” trong những
ngày đầu năm mới.Nguyên nghĩa của “Tết” chính là “Tiết”. Văn hóa Việt thuộc văn minh
nông nghiệp lúa nước, do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã “phân chia” thời gian trong
một năm thành 24 tiết khác nhau (ứng với mỗi tiết này có một thời khắc gọi là “giao
thời”).Trong đó, tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng tức Tiết Nguyên đán, sau này được biết đến là Tết Nguyên đán.
Thông qua câu chuyện sự tích “Bánh chưng bánh dày” biểu trưng cho quan niệm
“Trời trịn – Đất vng” của cư dân người Việt làm nơng nghiệp; đã chứng minh Tết

Ngun đán có nguồn gốc từ Việt Nam chúng ta, trước cả thời Tam Hoàng Ngũ Đế bên
Trung Hoa.
Khổng Tử – Nhà tư tưởng, nhà triết học, nhà giáo dục, nhà chính trị nổi tiếng người
Trung Hoa, trong sách Kinh Lễ có viết: “Ta khơng biết Tết là gì, nghe đâu đó là tên của
một ngày lễ hội lớn của bọn nguời Man, họ nhảy múa như điên, uống rượu và ăn chơi
vào những ngày đó”.
Sách Giao Chỉ Chí cũng có đoạn viết “Bọn người Giao Quận thường tập trung lại
từng phường hội nhảy múa hát ca, ăn uống chơi bời trong nhiều ngày để vui mừng một
mùa cấy trồng mới,khơng những chỉ có dân làm nông mà tất cả người nhà của Quan lang,
Chúa động cũng đều tham gia lễ hội này"
Điều đó càng khẳng định, Tết Nguyên đán có nguồn gốc từ Việt Nam, sau đó được
người Hoa du nhập và phát triển như ngày nay.


1.3.

Đặc điểm về thời gian Tết Nguyên Đán:

Tết Nguyên Đán nói riêng và Lễ Tết nói chung đều gắn với thời gian nhất định. Tết
Nguyên Đán là lễ hội có thời gian diễn ra dài nhất trong hệ thống lễ hội Tết ở Việt Nam.
Vì Tết tính theo Âm lịch là lịch theo chu kì vận hành của Mặt Trăng nên Tết Nguyên Đán
của Việt Nam muộn hơn Tết Dương lịch (cịn gọi nơm na là Tết Tây). Do quy luật 3 năm
nhuận một tháng của Âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên Đán không bao giờ
trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch mà thường rơi vào
khoảng cuối tháng 1 đễn giữa tháng 2 Dương lịch. Toàn bộ dịp Tết Nguyên Đán hằng
năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới ( 23
tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).
1.4.

Không gian của lễ hội Tết:


Khác với lễ hội truyền thống khác. Tết Nguyên Đán không phải là của riêng một địa
phương nào, mà nó là Tết của cả dân tộc Việt Nam. Tết Nguyên Đán hay Tết Cả là lễ hội
cổ truyền lớn nhất, lâu đời nhất, có phạm vi phổ biến rộng lớn nhất từ Nam Quan đến mũi
Cà Mau và cả vùng hải đảo, tưng bừng và nhộn nhịp nhất của dân tộc.
Không gian của Lễ hội Tết Nguyên Đán diễn ra trên mọi nơi từ không gian nhỏ bé
của mỗi gia đình, chùa, miếu...đến cả các thành phố lớn, các trung tâm đô thị và cả mọi
ngóc ngách của tất cả nẻo đường... Tất cả đều rầm rộ, hoành tráng.
1.5.

Tinh chất của lễ hội:

1.5.1.

Tinh quần thể của lễ hội Tết Nguyên Đán:

Tết Nguyên Đán thu hút mọi lứa tuổi, mọi tần lớp người cùng tham gia vào các hoạt
động lễ hội Tết. Tết Nguyên Đán nói riêng và lễ Tết nói chung là một sinh hoạt văn hóa.
Có thể nói, đặc trưng văn hóa điển hình nhất của Tết Nguyên Đán là nếp sống cộng đồng.


Người Việt bắt đầu sinh ra cái Tết đó là việc xác định mốc mở đầu cho một năm
mới, mọi người từ già đến trẻ đều mong đến ngày Tết. Bởi đây là dịp lễ mọi thành viên
trong


gia đình đều về qy quần đơng đủ. Mọi người đều hân hoan tiễn năm cũ đi qua và đón
một năm mới sang.
1.6.


Ý nghĩa Tết Nguyên Đán:

Tết Nguyên đán biểu hiện sự giao cảm giữa trời đất và con người với thần linh. Xét
ở góc độ mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Tết – do tiết (thời tiết) thuận theo sự
vận hành của vũ trụ, biểu hiện ở sự chu chuyển lần lượt các mùa Xuân, Hạ, Thu, Đơng –
có một ý nghĩa đặc biệt đối với một xã hội mà nền kinh tế vẫn còn dựa vào nơng nghiệp
làm chính.
- Tết là ngày đồn tụ:
Theo quan niệm của người Việt Nam, ngày Tết đầu xuân là ngày đồn tụ, đồn viên.
Người Việt Nam có tục hằng năm mỗi khi Tết đến, dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi
đâu đều mong được trở về sum họp dưới mái ấm gia đình trong 3 ngày Tết, được khấn
vái trước bàn thờ tổ tiên, thăm lại ngôi nhà thờ, ngôi mộ, giếng nước, mảnh sân nhà,…
“Về q ăn Tết”, đó khơng phải là một khái niệm thông thường đi hay về, mà là một cuộc
hành hương về với cội nguồn, nơi chôn rau cắt rốn.
Tết cũng là ngày đoàn tụ với cả những người đã mất. Từ bữa cơm tối đêm 30, trước
giao thừa, các gia đình đã thắp hương mời hương linh ơng bà và tổ tiên và những người
thân đã qua đời về ăn cơm, vui Tết với con cháu (cúng gia tiên) nhằm thể hiện lịng tưởng
nhớ, kính trọng của con cháu đối với tổ tiên, người thân đã khuất.
- Ngày làm mới:
Tết là ngày đầu tiên trong năm mới, mọi người có cơ hội ngồi ôn lại việc cũ và “làm
mới” mọi việc. Việc làm mới có thể được bắt đầu về hình thức như dọn dẹp,lau chùi sạch
sẽ, qt vơi, sơn sửa trang trí lại nhà cửa. Sàn nhà được chùi rửa, chân nến và lư hương
được đánh bóng. Người lớn cũng như trẻ con đều tắm rửa và mặc quần áo mới. Đây cũng


là dịp mọi người làm mới lại về phần tình cảm và tinh thần để mối liên hệ với người thân
được gắn bó hơn, tinh thần thoải mái, tươi vui hơn…
-Ngày tạ ơn:
Người Việt chọn ngày Tết làm cơ hội để tạ ơn. Con cái tạ ơn cha mẹ, cha mẹ tạ ơn
ông bà, tổ tiên, nhân viên tạ ơn cấp chỉ huy. Ngược lại, lãnh đạo cũng cảm ơn nhân viên

qua những buổi tiệc chiêu đãi hoặc quà thưởng để ăn Tết…
2.

Các hoạt động và phong tục truyền thông ngày Tết:
2.1.

Những ngày cuôi năm:

2.1.1.

Phong tục “đưa ông táo về trời”:

Ông đầu rau là tên gọi chung của 3 vị thần trơng coi việc bếp núc, gồm có hai ơng
và một bà, họ cũng chính là ba vị Táo quân. Tại các vùng quê Việt Nam, bếp lò thường
được làm từ đất sét nung, ngày nay mọi thứ dần hiện đại, hình ảnh chiếc lị nung được
thay thế bằng bếp dầu, bếp gas, ông Táo dần được nghĩ theo khái niệm góc bếp, tuy nhiên
cụm từ "đưa ơng Táo về trời" vẫn luôn được mọi người nhớ đến. 3 vị Táo quân được thờ
cúng trong phòng bếp là những vị thần chủ định đoạt phước đức cho gia đình. Cứ sau
ngày rằm tháng Chạp hằng năm thì người dân 3 miền lại bắt tay vào dọn dẹp nhà cửa, bếp
núc và sắm đồ cúng lễ tươm tất. Đến ngày 23 thì các gia đình bắt đầu chuẩn bị mâm cỗ
với mong muốn tiễn đưa ông Công ông Táo về trời. Tuỳ theo phong tục vùng miền mà
mâm cỗ lẫn nghi lễ giữa 3 miền Bắc - Trung - Nam luôn có sự khác biệt nhất định, nhưng
nhìn chung thì đều thể hiện tấm lịng thành kính của gia chủ đối với vị thần cai quản việc
phúc đức trong nhà.


Miền Bắc:
Ở miền Bắc, người dân thường cúng ông Công, ông Táo khá sớm, bắt đầu từ 20 và

muộn nhất là trưa 23 tháng Chạp. Bởi người dân quan niệm sau giờ đó thì ơng Cơng, ơng

Táo phải bay về trời, khơng cịn ở dương gian nữa. Lễ vật để cúng ơng Công ông Táo


ngồi vàng mã, cá chép thì nhiều nơi cịn dùng cả xôi chè, thường là chè bà cốt. Khi
nấu chè,


người ta sẽ cố ý để chè vương lên ông đầu rau, hay bôi chè lên ông đầu rau để Táo Quân
lên Trời báo cáo cho “ngọt” giọng. Bàn thờ Táo Quân của người miền Bắc thường bày
cao hơn bàn thờ tổ tiên, trên đó gồm bộ mũ, hia. Khi đã cúng xong, họ đốt vàng mã và
tiễn ba ông đầu rau trong bếp bằng cách thả xuống ao, sau đó thay ba ơng đầu rau mới
vào bếp và cả bộ mũ trên bàn thờ. Ngồi ra, người dân cịn cúng một con cá chép còn
sống thả trong chậu nước, ngụ ý cá sẽ biến thành rồng đưa ông Táo về trời. Con cá chép
này sẽ được "phóng sinh" (thả ra ao hồ hay ra sơng) sau khi cúng.
• Miền Trung:
Ở Huế và một số tỉnh lân cận, người dân vừa thờ ơng Táo trên Trang Ơng, vừa thờ
trên bàn thờ. Người miền Trung thường làm lễ tiễn Táo Quân sẽ lên thiên đình vào ngày
23 tháng Chạp rất trọng thể. Việc đầu tiên là phải thay cát mới trong lư hương và lau dọn
bàn thờ ông Táo sạch sẽ. Sau khi cúng xong, tượng ba ông Táo cũ bằng đất nung được
tiễn khỏi bàn thờ bếp và đặt cạnh các am miếu ở đầu xóm hay ở dưới gốc cây cổ thụ ngã
ba đường. Tiếp đó, họ sẽ rước tượng ba ông Táo mới lên bàn thờ để bắt đầu một năm làm
việc tiếp theo. Ngoài ra, người dân Huế cịn có tục dựng cây nêu trước sân nhà hay sân
đình trong sáng ngày 23.
• Miền Nam:
Sáng sớm ngày 23 tháng Chạp, thay vì chỉ lau dọn nhà cửa, người miền Nam
thường chú tâm hơn đến góc bếp. Ở quê, những nhà còn dùng lò nấu bằng đất nung, lò cũ
sẽ được bỏ đi để thay lò mới. Ở thị thành, góc bếp được lau dọn sạch sẽ. Khơng nhiều gia
đình miền Nam có bàn thờ ơng Táo. Mâm cúng ngày 23 của người miền Nam thường có
bình hoa tươi, đĩa “thèo lèo cứt chuột” - món kẹo làm từ mè đen và đậu phộng, nhang,
đèn, 3 chung nước nhỏ và bộ “cò bay, ngựa chạy” để đốt sau khi cúng nhằm tiễn Táo về

trời nhanh hơn. Người Sài Gòn quan niệm rằng vào thời điểm cuối ngày, sau khi cả gia
đình đã dùng xong bữa tối, khơng cịn nấu nướng và dùng đến bếp nữa thì mới được tiễn
ơng Táo lên đường gặp Ngọc Hồng.


Khơng làm rình rang ngày tiễn, nhưng ơng Táo đối với người miền Nam vẫn được
kính trọng và thắp hương mỗi ngày rằm. Ở một số nơi, bếp lò cũ dù được vứt đi sau ngày
23 nhưng người lớn vẫn dặn trẻ con không nên giẫm lên hoặc bước qua.
2.1.2.

Gói bánh chưng, bánh tét:

Bánh chưng là món ăn truyền thống có từ thời vua Hùng và khơng thể thiếu trong
những ngày Tết của người Việt cho tới ngày nay. Các gia đình thường gói bánh chưng từ
những ngày 27, 28, 29 Tết, đây cũng là một món quà biếu ý nghĩa cho họ hàng và bạn bè
trong dịp này.
- Bánh chưng gói theo hình vng phổ biến ở miền Bắc Việt Nam
- Bánh tét gói theo hình trụ phổ biến ở miền Nam Việt Nam
Bánh được làm nên từ những vật phẩm thân quen của nền nông nghiệp lâu đời ở
Việt Nam như: gạo nếp, đậu xanh, lá dong, lá chuối,…
2.1.3.

Tảo mộ tổ tiên:

Hằng năm, cứ từ khoảng 20 tháng Chạp đến chiều 30 Tết, mỗi gia đình Việt Nam
lại thực hiện lễ nghi tảo mộ. Trong quan niệm của người dân, khi năm mới đến, mọi thứ
đều phải được sửa sang cho mới mẻ, kể cả với những người đã khuất.
LƯU Ý:
- Không giẫm đạp lên mộ nhà và các mộ xung quanh.
- Không làm xáo trộn phần mộ.

- Khơng được nói tục, chửi bậy, chụp ảnh.
- Tránh việc chỉ dọn dẹp mặt trước phần mộ.
- Con gái khi đến tháng hoặc phụ nữ có thai được khun khơng nên đi tảo mộ.


2.1.4.

DỌn dẹp nhà cửa:

Dọn dẹp nhà của trước Tết là nét văn không thể thiếu của người Việt Nam từ bao
đời nay, sau một năm làm việc với biết bao vất vả, lo toan thì đây chính là dịp mọi người
có thể sắp xếp lại những “ bộn bề” năm cũ để chào đón một năm mới an khang, thịnh
vượng. Không những vậy, khi dọn dẹp mọi thứ sạch sẽ, tươm tất cũng là lúc chúng ta xóa
bỏ đi những phiền não, những điều xấu, không may của năm cũ, giúp cho tinh thần trở
nên vui vẻ, an lành. Và đây cũng là lúc các thành viên trong gia đình trở nên gắn kết hơn
vì suốt một năm trời tất bật với công việc, người đi làm, người đi học thì những lúc như
thế này, mọi người cùng nhau chung tay dọn dẹp nhà cửa, cùng nhau chia sẻ những
chuyện buồn vui của năm cũ làm tình cảm gia đình trở nên gắn kết và ấm áp hơn.
Theo văn hóa của người Việt, ngôi nhà sạch sẽ tươm tất trong những ngày đầu năm
mới sẽ đón được nhiều tài lộc, may mắn hơn. Khơng dừng lại ở quan điểm tín ngưỡng,
mà khi nhà cửa gọn gang, sạch đẹp thì khách tới nhà sẽ cảm thấy được tôn trọng khi
được gia chủ tiếp đãi trong một không gian lịch sự, ấm áp.
2.1.5.

Cúng tất niên:

Ngày tất niên có thể là ngày 30 tháng chạp (nếu năm đủ) hoặc ngày 29 tháng chạp
(nếu là năm thiếu). Đây là lễ rất ý nghĩa, rất quan trọng vì nó cho biết rằng lúc này mọi
cơng việc chuẩn bị cho ngày Tết đã xong xuôi, mọi người trong gia đình đi làm ăn xa
hoặc con cháu ra ở riêng đã tề tựu đong đủ. Trên bàn thờ tổ tiên, đèn nhan được thắp

sáng, mâm cúng với những món ăn ngày Tết đã được đặt một cách nghiêm trang.
Trong tâm thức của người Việt lễ cúng tất niên cũng như ngày Tết là cuộc họp mặt
đông đủ giữa người sống và người đã khuất, giữa con người và thần linh, là cuộc hội ngộ
của nhiều thế hệ sau một năm trời ròng rã.


2.1.6.

Lễ trừ tịch:

Trong đêm 30 Tết người Việt cịn có tục làm lễ Trừ Tịch. Trừ Tịch là giờ phút cuối
cùng của năm cũ sắp bước qua năm mới. Ý nghĩa của lễ Trừ Tịch là đem bỏ hết những
điềm xấu của năm sắp qua để đón nhận những cái mới mẻ tốt đẹp của năm sắp tới. Lễ
Trừ Tịch là để tiễn vị quan cai quản năm cũ đón vị qua năm mới đến cai quản.
2.1.7.

Trang tri mâm ngũ quả:

a) Ý nghĩa Mâm Ngũ Quả:
Theo phong tục người xưa truyền lại, trên bàn thờ tổ tiên không thể thiếu mâm ngũ quả
. Là thành quả kết tinh từ lao động sau 1 năm vất vả nhà nhà bày mâm ngũ quả đặt lên
bàn thờ vừa để tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên vừa như một cách thức để tạ ơn đất trời .
Dân gian cho rằng “ Ngũ” trong ngũ quả mang ý nghĩa ngũ phúc lâm môn: Phúc,
Lộc, Thọ, Khang, Ninh. “Phúc” mang ước nguyện gia đình sum họp , hạnh phúc vui vầy.
“Lộc” cầu sự no đủ, dư giả. “Thọ” mong sự trường tồn , sống lâu trăm tuổi. “Khang” cầu
sức khoẻ. “Ninh” mong gia đình êm ấm, bình an, may mắn cả năm.
Tùy theo văn hố vùng miền với đặc trưng về khí hậu, sản vật và quan niệm riêng
mà mâm ngũ quả cũng có những đặc trưng riêng.
Mâm ngũ quả ngày Tết là nét văn hóa đặc trưng của người Việt, dù có khác nhau
giữa các vùng miền nhưng trên hết đều thể hiện sự thành kính hướng về nguồn cội, tổ

tiên và ước mong một năm mới an khang, hạnh phúc và đủ đầy.
b) Mâm Ngũ Quả ba miền :
• Mâm Ngũ Quả miền Bắc:


Người miền Bắc bày mâm ngũ quả theo thuyết Ngũ hành trong văn hóa phương
Đơng là vạn vật dung hịa cùng trời đất. Vì thế, mâm ngũ quả cũng phải phối theo 5
màu: Kim


màu trắng, Mộc màu xanh, Thủy màu đen, Hỏa màu đỏ, Thổ màu vàng. Cách bài trí, sắp
xếp màu sắc từng loại quả xen kẽ với nhau để đẹp mắt, hợp phong thủy ngày Tết..
Mâm ngũ quả miền Bắc thường có các loại quả phổ biến: Chuối xanh, bưởi, phật
thủ, đào, hồng xiêm, quýt/quất, đu đủ,….Chuối, phật thủ tượng trưng bàn tay phật che
chở con người. Bưởi tròn trịa hứa hẹn một năm mới no đủ may mắn. Đào, hồng, quýt sắc
đỏ tượng trưng cho sự ấm cúng, thành đạt và giàu sang.
Cách trình bày mâm ngũ quả truyền thống là nải chuối xanh ở dưới cùng, đỡ lấy
toàn bộ các loại quả khác. Chính giữa là quả bưởi hoặc phật thủ vàng. Các loại quả bày
xung quanh. Những chỗ còn trống cài xen kẽ quýt vàng, táo xanh, hoặc những quả ớt chín
đỏ. Do hoa quả, trái cây ngày càng đa dạng nên mâm ngũ quả ngày càng phong phú hơn,
người ta cũng không câu nệ chỉ “ngũ quả” nữa mà có thể tăng lên nhiều loại hơn, thêm
chùm nho mọng, thêm táo xanh, ớt đỏ, hồng xiêm…
• Mâm ngũ quả miền Trung :
Khúc ruột miền Trung nghèo khó, đất đai cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt, ít hoa quả
nên người dân nơi đây cũng không quá câu nệ hình thức, ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết,
chủ yếu là có gì cúng nấy, thành tâm dâng kính tổ tiên. Bởi thế, mâm ngũ quả mỗi nhà lại
khác nhau, quả gì cũng được, miễn là tươi ngon. Ngồi ra, kèm với mâm ngũ quả người
Miền Trung còn chưng kèm một cặp dưa trên bàn thờ ông bà. Người ta có quan niệm rằng
nếu trái dưa khi bổ ra có màu sắc đỏ tươi, hương vị ngọt ngào báo hiệu rằng gia đình sẽ
có một năm mới vơ cùng tốt đẹp.

• Mâm Ngũ Quả miền Nam:
Riêng ở nam bộ tên gọi của mâm ngũ quả thường gắn liền với nguyện ước về tài lộc
của người dân. Mâm ngũ quả nam bộ chuộng mãn cầu, dừa, đu đủ, xồi, sung.theo đó mà
đọc trại thành câu : “ cầu sung dừa đủ xoài”


Người miền Nam kỵ cúng một số loại quả, vì theo phát âm tên gọi mang ý nghĩa
không tốt, như:
- Chuối: đọc trại thành chúi.ý nghĩa k may mắn thuận lợi.
- Lê, táo (bom): Lê lết, đổ bể, dễ thất bại.
- Cam, quýt: Quýt làm cam chịu.
2.2.

Giao thừa:

Giao thừa là thời điểm chuyển giao giữa năm mới và năm cũ, là thời gian quan
trọng khi đất trời giao hòa. Lễ cúng giao thừa còn được gọi là lễ trừ tịch diễn ra vào phút
cuối cùng của năm với ý nghĩa đem bỏ hết những điều xấu của năm cũ để đón những điều
tốt đẹp của năm mới.
•Theo quan niệm của người Việt, cúng giao thừa sẽ chuẩn bị hai mâm lễ cúng:
- Một mâm cúng trong nhà trước bàn thờ tổ tiên:
Cúng giao thừa trong nhà chính là lễ cúng tổ tiên nhằm cầu xin những điều tốt lành
sẽ đến với gia đình trong năm mới. Lễ vật cúng giao thừa trong nhà gồm: mâm ngũ quả,
hương, hoa, đèn nến, bánh kẹo, mứt tết, rượu, bánh chưng, giò/chả hoặc thịt gà, xơi gấc.
Sau khi cung kính bày lễ lên bàn thờ gia tiên, đốt đèn nến, thắp hương, gia chủ thành kính
đọc văn khấn.
- Một mâm cúng ngồi trời :
Đem bỏ đi hết những điều xấu, điều không may của năm cũ để chào đón một năm
mới may mắn, an khang và thịnh vượng.
Theo tín ngưỡng của người Việt, mỗi năm có một vị quan Hành khiển cai trị hạ giới

khác nhau. Thời khắc giao thừa chính là lúc chuyển giao công việc cai trị của các vị quan


Hành khiển. Vì vậy, người dân làm mâm cỗ cúng đêm giao thừa để tiễn đưa vị thần năm




×