Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

LY THUYET Chuyen de TOAN LOP 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.12 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TRƯỜNG TIỂU HỌC VĂN ĐỨC TỔ CHUYÊN MÔN 4 + 5.. CHUYÊN ĐỀ “CHIA SẺ KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG HỌC SINH TIẾP THU CHẬM MÔN TOÁN LỚP 4” NĂM HỌC: 2017- 2018 I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Môn Toán là môn học mà chúng ta cần phải học và vận dụng vào trong cuộc sống sau này, cho dù làm bất cứ công việc gì cũng có sự tính toán mới đạt được mục đích và yêu cầu mà mình mong muốn. Môn toán ở tiểu học là một môn học độc lập, chiếm phần lớn thời gian trong chương trình học của các em. Nó là một môn khoa học nghiên cứu có hệ thống phù hợp với hoạt động nhận thức tự nhiên của con người. Đối với môn Toán là môn học tự nhiên nhưng rất trừu tượng, đa dạng, lôgic và hoàn toàn gắn với thực tiễn cuộc sống hàng ngày. Bởi vậy, nếu học sinh không có phương pháp học đúng sẽ không nắm được kiến thức cơ bản về Toán học. Trong giờ toán, bên cạnh việc tìm tòi và sáng tạo phương pháp giảng dạy phù hợp với yêu cầu bài học và đối tượng học sinh. Mỗi giáo viên cần phải giúp các em có phương pháp lĩnh hội tri thức toán học. Học sinh có phương pháp học toán phù hợp với từng dạng bài toán thì việc học mới đạt kết quả cao. Từ việc học tốt môn toán, các em có được nền tảng vững chắc để học tốt các môn học khác. Môn Toán luôn được coi là một trong những môn học chính vì tầm quan trọng của nó đối với cuộc sống. Đây cũng là môn học đòi hỏi sự tư duy và tính sáng tạo cao nhưng đồng thời cũng lại tương đối “khô khan” và khó với đa số học sinh. Trong quá trình dạy học để đạt được hiệu quả cao, lớp không còn học sinh yếu không dễ chút nào. Khi trong thực tế một lớp học bao giờ cũng có sự chêch lệch về trình độ tiếp thu của học sinh, nhất là học sinh yếu kém thì quả là gánh nặng đối với giáo viên chủ nhiệm. Gánh nặng đó khiến các em khó vượt qua để theo kịp các bạn trong lớp. Điều đầu tiên các em không theo kịp bạn bè chính là kĩ năng tính toán còn yếu. Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng cho học sinh tiếp thu chậm về môn Toán là rất cần thiết hiện nay. II- BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 1. Tìm hiểu nguyên nhân: Giáo viên phải tiến hành điều tra và xác định được nguyên nhân nào dẫn đến việc tiếp thu chậm. Qua việc tìm hiểu, điều tra, kiểm tra, quan sát, đi thực tế…. Chúng ta phải xác định rõ nguyên nhân dẫn đến nhận thức chậm của từng em. Đây là bước quan trọng để có thể lựa chọn đúng giải pháp giúp các em học tiến bộ hơn. Một số nguyên nhân có thể dẫn đến việc học sinh tiếp thu chậm: - Do trí tuệ kém phát triển. - Do lơ là trong học tập..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Do chưa nắm vững một số kiến thức, kĩ năng cơ bản. - Do ham chơi, lười học. - Do phương pháp của giáo viên chưa phù hợp, lời giảng chưa thu hút. - Do gia đình thiếu quan tâm, hoàn cảnh gia đình quá khó khăn phải phụ làm thêm với cha mẹ không có thời gian học ở nhà. - Do ảnh hưởng tâm lý. - Do ảnh hưởng từ bạn bè. - Do bị nghiện game, hoặc có một số sở thích khác…. Việc xác định nguyên nhân là cả một quá trình vô cùng khó khăn và phức tạp nhưng đó chính là điều kiện không thể thiếu để lựa chọn giải pháp giảng dạy phù hợp nâng cao hiệu quả giờ học. 2. Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh tiếp thu chậm môn Toán lớp 4: - Họp phụ huynh học sinh dầu năm nêu rõ thuận lợi, khó khăn của lớp, thông báo cụ thể kết quả học tập của các em để phụ huynh nắm được. Bàn bạc cách kèm cặp ở nhà cũng như ở lớp. - Giúp phụ huynh và học sinh nhận thức rõ vai trò của việc học tập của học sinh. - Thông tin, tuyên truyền cho học sinh và phụ huynh hiểu về tinh thần cuộc vận động “Hai không” từ đó có biện pháp phối kết hợp để giáo dục học sinh. - Thường xuyên theo dõi, kiểm tra và nhắc nhở cho học sinh, giúp các em có thói quen tự học, tự rèn luyện ở nhà cũng như ở trường. - Xây dựng tốt phong trào “Đôi bạn cùng tiến”, phân công bạn khá giỏi kèm cặp, giúp đỡ. - Phân loại mức độ tiếp thu chậm của học sinh để có nội dung bồi dưỡng kịp thời và hợp lí. - Tăng cường nâng cao nhận thức cho phụ huynh và học sinh. - Mỗi giáo viên trực tiếp giảng dạy cần nghiên cứu kĩ nội dung chương trình môn toán lớp 4. - Nắm chắc yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng từng tiết học. - Soạn bài bám sát chuẩn kiễn thức kĩ năng, phân hóa cụ thể các đối tượng học sinh trong lớp. - Trong giảng dạy kết hợp nhiều phương pháp, hình thức tổ chức thích hợp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. Sử dụng các thuật ngữ toán học chính xác, trình bày ngắn gọn, dễ hiểu nhất để học sinh tiếp thu chậm trong lớp có thể nắm bắt được kiến thức cơ bản của bài học. - Cần khắc sâu kiến thức, nội dung bài học, dạng toán cơ bản để học sinh nắm chắc thông qua các ví dụ, bài toán mẫu,... - Mở rộng nội dung kiến thức phù hợp với đối tượng học sinh trong từng lớp dạy. - Tổ chức đan xen các hình thức, trò chơi học tập tạo hứng thú cho tất cả các học sinh được tham gia (nhất là đối tượng học sinh tiếp thu chậm)..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Thường xuyên động viên, khen thưởng kịp thời tạo tâm lí học tập thoải mái trong các tiết học toán. Động viên, giúp đỡ các em trong từng tiết học để các em ý thức được vai trò, trách nhiệm của bản thân trong học tập, nâng cao năng lực cá nhân. 3. Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh tiếp thu chậm môn Toán lớp 4 thông qua tiết dạy trên lớp: Khi ta tiến hành giảng dạy ở lớp học có nhiều HS tiếp thu chậm thì có thể tiến hành lên lớp theo quy trình sau: Bước 1: KTBC (Bước này cũng có thể bỏ qua nếu như kiến thức cũ ấy cách xa kiến thức liên quan đến bài mới) Bước 2: Tạo tiền đề xuất phát ( tức là Gv cần tổ chức cho HS ôn lại kiến thức cũ mà KT đó có liên quan trực tiếp đến việc tiếp thu và hình thành kiến thức và kĩ năng mới ) Đây là khâu cực kì quan trọng. Bước 3: Dạy bài mới (bước này cần tránh đưa ra quá nhiều ví dụ mà chỉ nên đưa ra từ 1 đến 2 ví dụ cho HS nhận xét rồi nhanh chóng khái quát hóa rút ra kiến thức mới. Đồng thới khắc sâu ngay các quy tắc và công thức, biện pháp tính … mới cho HS Bước 4: Luyện tập củng cố (Cần hướng dẫn thật kĩ bài tập đầu tiên, cố gắng nêu cách giải mẫu và các bước giải BT đó. Bước này cần bỏ bớt BT khó đòi hỏi suy luận với nhóm HS này và cần bổ sung thêm cho các em nhóm này các bài tập thuộc mức độ 1 và 2 là chính. Điều đặc biệt lưu ý ở đây là cung cấp bài tập để rèn kĩ năng cho HS tiếp thu chậm là chủ yếu. Đối với loại bài mức độ 1, mức độ 2 Gv cần: - Hướng dẫn HS nhận ra các kiến thức đã học. Nếu HS tự đọc đề bài và nhận ra được dạng bài tương tự đã làm hoặc kiến thức đã học trong mối quan hệ cụ thể của nội dung bài tập, HS sẽ trình bày bài làm. Nếu HS nào chưa tự nhận ra dạng bài tương tự các kiến thức đã học trong bài tập thì GV nên giúp HS bằng cách hướng dẫn, gợi ý (hoặc tổ chức cho HS khác giúp bạn) để tự HS nhớ lại kiến thức, cách làm sau đó phải chữa chung cả lớp. GV không nên làm thay những gì HS có thể làm. - Giúp HS tiếp thu chậm tự làm bài theo khả năng của từng học sinh. - Không nên bắt HS phải chờ đợi nhau trong quá trình làm bài. GV nên chấp nhận tình trạng: trong cùng một khoảng thời gian, có HS làm được nhiều bài tập hơn HS khác. Gv nên trực tiếp hỗ trợ hoặc tổ chức cho HS năng khiếu hỗ trợ HS nhận thức chậm cách làm bài, không làm thay cho HS. - Tạo ra sự hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các đối tượng HS đặc biệt là sự hỗ trợ đối với học sinh tiếp thu chậm; cho HS trao đổi ý kiến (trong nhóm nhỏ, trong cả lớp) về cách giải một bài tập. - Sự hỗ trợ của HS trong nhóm, trong lớp sẽ giúp HS tự tin vào khả năng của bản thân, tự rút kinh nghiệm về cách học, cách làm bài của mình và tự điều chỉnh, sửa chữa những thiếu sót của bản thân. Bước 5: HS tự kiểm tra, đánh giá..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Gv cần tập cho HS có thói quen tự kiểm tra, đánh giá kết quả luyện tập, thực hành; khuyến khích HS tự kiểm tra bài đã làm để phát hiện, điều chỉnh, sửa chữa những sai sót. - GV nhận xét bài làm của HS: Học sinh tiếp thu chậm đánh giá theo hướng động viên, khuyến khích, động viên, nêu gương những HS tiếp thu chậm đã hoàn thành nhiệm vụ đã có cố gắng trong luyện tập, thực hành, tạo cho HS niềm tin vào sự tiến bộ của bản thân mỗi học sinh. Bước 6: Dặn dò, hướng dẫn HS tự học ở nhà. - Gv cần giao cho HS tiếp thu chậm BT dễ vận dụng. H/dẫn HS tự học và làm bài ở nhà kĩ hơn, chỉ rõ kiến thức cần ôn tập ở nhà để chuẩn bị cho bài học ngày hôm sau. GIÁO ÁN MINH HỌA CHUYÊN ĐỀ MÔN TOÁN LỚP 4 Thứ hai ngày 23 tháng 10 năm 2017 Buổi chiều Tiết 4: Toán TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG (Tr45) I) MỤC TIÊU: - Học sinh nhận biết được tính chất kết hợp của phép cộng. - HS bước đầu biết vận dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng trong thực hành tính nhanh, thuận tiện. *Hs đại trà hoàn thành BT1: a) dòng 2, 3; b) dòng 1, 3; BT2. *Hs khá, giỏi hoàn thành tất cả các BT. - Giáo dục Hs lòng ham thích, say mê học toán. II) ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ chép BT2, BT3. - Giảm tải : Bài 1 dòng1 cột a, dòng 2 cột b- Nếu không có điều kiện được phép giảm bớt. III) HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs 1) Bài cũ: Các em đã được học tính chất nào - T/c giao hoán. của phép cộng? - Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì - Hs nêu tính chất giao hoán của tổng sẽ như thế nào? phép cộng. 2) Bài mới: *Hoạt động 1: Giới thiệu tính chất kết hợp của phép cộng. - GV treo bảng phụ bảng nội dung như SGK -trang 45. - GV gọi HS nêu miệng các giá trị của a, b, - 1 HS nêu giá trị của a, b, c. c. - Yêu cầu hs tính từng giá trị của biểu thức. - 1 Hs làm vào bảng phụ. cả lớp làm - Gọi HS tính giá trị của các biểu thức ra nháp, nhận xét kq. (a + b) + c và a + (b + c). - Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a + b) + + Giá trị của hai biểu thức đều bằng c với giá trị của biểu thức a + (b + c) khi a = 15. 5; + Giá trị của hai biểu thức đều bằng b = 4; c = 6. 70..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a + b) + c với giá trị của biểu thức a + (b + c) khi a = 35; b = 15; c = 20. - Khi a = 28; b = 49; c = 51 thì giá trị của biểu thức (a + b) + c và giá trị của biểu thức a + (b + c) sẽ như thế nào? *Vậy khi ta thay chữ bằng số thì giá trị của biểu thức (a + b) + c luôn như thế nào so với giá trị vủa biểu thức a + (b + c)? + Vậy ta có thể viết: (a + b) + c = a + (b + c). * (a + b) được gọi là một tổng hai số hạng, biểu thức (a + b) + c có dạng là một tổng hai số cộng với số thứ ba, số thứ ba ở đây là c.. + Giá trị của hai biểu thức đều bằng 128. *Khi ta thay chữ bằng số thì giá tri của biểu thức (a + b) + c luôn bằng giá tri vủa biểu thức a + (b + c). *Hs đọc (a + b) + c = a + (b + c). - Hs nghe giảng.. *Xét biểu thức a + (b + c) thì ta thấy a là số thứ nhất của tổng (a + b), còn (b + c) là tổng *Khi thực hiện cộng một tổng hai của số thứ hai và số thứ hai và số thứ ba số với số thứ ba ta có thể cộng số trong biểu thức a + (b + c). thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba. *Vậy khi thực hiện cộng một tổng hai số - Hs nhắc lại tính chất kết hợp của với số thứ ba ta có thể làm như thế nào? phép cộng. - Gv chốt kiến thức và ghi kết luận lên bảng. - 1 Hs đọc yêu cầu BT. - BT yêu cầu chúng ta tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất. *Hoạt động 2: Luyện tập, Thực hành Bài tập 1 : Tính bằng cách thuận tiện nhất: - 1HS làm phần (a) dòng 2, 3; - 1Hs làm phần (b) dòng 1, 3, - BT yêu cầu chúng ta làm gì? - Cả lớp làm vào vở nháp - Hs khá a) 3254 + 146 + 1698 b) 921 + 898 + 2079 giỏi làm ca bài. 4367 + 199 + 501 1255 + 436 + 145 - Hs nhận xét, chữa bài. 4400 + 2148 + 252 467 + 999 + 9533 * Hs khá giỏi giai thích cách làm. - Gv quan sát, hướng dẫn những Hs còn lúng túng. *GV nhận xét, khắc sâu kiến thức cho Hs. *Vì khi thực hiện 199 + 501 trước 4367 + 199 + 501= 4367 + (199 + 501) chúng ta được kết quả là một số tròn = 4367 + 700 trăm, vì thế bước tính thứ hai là 4367 = 5067 - Vì sao cách làm trên lại thuận tiện hơn so + 700 làm rất nhanh, thuận tiện. với việc chúng ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải? - GV nhận xét, chốt cách tính thuận tiện: Áp dụng tính chất kết hợp của phép cộng, khi cộng nhiều số hạng với nhau các em nên chọn các số hạng cộng với nhau có kết qua - 1 HS đọc BT. là các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn,… Tóm tắt: để việc tính toán được nhanh, thuận tiện hơn..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Bài tập 2: Gọi Hs đọc bài toán. - BT cho biết gì? Yêu cầu tìm gì?. - Chúng ta thực hiện tính tổng số tiền của cả ba ngày. - Gv hướng dẫn: Muốn biết cả ba ngày nhận - Hs làm bài cá nhân vào vở.- 1HS được bao nhiêu tiền, chúng ta làm như thế làm bài vào bảng phụ. nào? Bài giải Số tiền cả ba ngày quỹ tiết kiệm đó - Gv chấm, chữa bài, củng cố cách giải. nhận được là: 75 500 000 + 86 950 000 + 14 500 000 *Mở rộng nhiếu cách giải khác nhau: = 176 950 000 (đồng) (75 500 000 + 14 500 000) + 86 950 000 = Đáp số: 176 950 000 đồng 176 950 000 (đồng) - Hs tiếp thu chậm có thể giai qua Hoặc là: hai bước tính. 75 500 000 + (86 950 000 + 14 500 000) -Hs năng khiếu giai bằng nhiều cách (75 500 000 + 86 950 000) + 14 500 000 khác nhau. 3) Củng cố,dặn dò: *Tổ chức trò chơi học tập:”Ai nhanh, ai đúng” - Gv nêu tên trò chơi, phổ biến luật chơi. - Tổ chức cho Hs tham gia chơi. - Gv nhận xét đáp án, chốt kiến thức: *GV hỏi: -Vì sao em lại điền a vào a + 0 = 0 +a = a?.... - Em đã dựa vào tính chất nào để làm phần c? - Gv tổng kết, nhận xét giờ học, dặn dò hs tự ôn bài.. - Hs nhắc lại tính chất kết hợp của phép cộng. *Bài tập 3: Viết số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm: a) a + 0 = .... + a = ... b) 5 + a = .... + 5 c) (a + 28) + 2 = a + (28 + ...) = a + ... - Hs nhắc lại t/c kết hợp của phép cộng.. III. KẾT LUẬN: Bản thân tôi đã nhiều năm đứng lớp, tiếp xúc được nhiều đối tượng học sinh, hiểu và nắm được tâm lí của những học sinh tiếp thu chậm. Đồng thời đã qua nhiều năm giảng dạy trực tiếp lớp 4 tại trường Tiểu học Văn Đức đã tích luỹ được một số kinh nghiệm trong việc hướng dẫn và giúp đỡ học sinh tiếp thu chậm lớp 4 học toán một cách hiệu quả. Bản thân tôi đã nhận thức đúng ý nghĩa, tầm quan trọng của việc học toán nên tôi đã tìm hiểu kĩ mục tiêu, nội dung bài dạy rồi soạn bài, lên lớp truyền đạt đầy đủ những nội dung mà mục tiêu yêu cầu, kết hợp nhiều phương pháp, hình thức tổ chức thích hợp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. Trong giảng dạy tôi có mở rộng nội dung bài dạy cho phù hợp với nhiều đối tượng học sinh, học tập thực hành phù hợp để ôn tập kiến thức và kĩ năng trong từng giai đoạn học tập.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> của học sinh. Nhìn chung, học sinh có hứng thú học tập, tất cả đề hiểu bài và làm bài tập tốt, biết cách trình bày bài và giải đúng kết quả. Trên đây là một số chia sẻ về bồi dưỡng học sinh tiếp thu chậm môn Toán cho học sinh lớp 4. Tuỳ theo đặc điểm của từng bài học, Gv xây dựng kế hoạch bài giảng cho phù hợp. Tôi rất mong được các đ/c Gv đóng góp ý kiến bổ sung giúp chuyên đề hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!!! BAN GIÁM HIỆU. Văn Đức, ngày 6 tháng 10 năm 2017 Người báo cáo. Lê Thi Hương.

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×