Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Mụn trứng cá - Không nguy hiểm nhưng vẫn đáng lo pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.26 KB, 4 trang )

Mụn trứng cá - Không nguy hiểm
nhưng vẫn đáng lo



Mụn trứng cá là một bệnh khá phổ biến, thường gặp ở tuổi thanh niên, cả
nam lẫn nữ. Phần lớn mụn trứng cá không có gì nguy hiểm so với các bệnh khác
nhưng với nhiều bạn trẻ, những nốt mụn xuất hiện gây không ít phiền toái bởi
nỗi lo ảnh hưởng đến vẻ đẹp của làn da. Chính vì quá lo lắng và chưa hiểu một
cách nghiêm túc về bệnh, nên không ít trường hợp tự ý sử dụng không đúng
phương pháp điều trị dẫn đến rất nhiều biến chứng, thậm chí còn tồn tại lâu dài
làm tổn hại đến tính thẩm mỹ của làn da.
Mụn trứng cá là tên gọi chung của nhiều loại, như:

- Trứng cá thông thường:
Là dạng thông thường nhất của mụn trứng cá, bộc phát do sự tăng androgen.
Dạng mụn trứng cá này thường gặp ở độ tuổi dậy thì: nữ 15 - 17 tuổi, nam 16 - 19 tuổi.
Các tổn thương do ứ đọng chất bã nhờn được tiết ra quá nhiều, đọng lại ở đầu lỗ nang
lông lẫn với các tế bào sừng, hình thành nhân trứng cá. Trong đó, có:

+ Nhân trứng cá đóng:
Là những chấm nhỏ màu trắng ngà, đường kính vài mm ẩn dưới da.

+ Nhân trứng cá mở:
Là những chấm đen, do hiện tượng ôxy hóa và ứ đọng các hạt sắc tố melanin
bên trên bề mặt.

Các tổn thương viêm đỏ nung mủ, có thể hóa abces, dò ra, để sẹo, mất thẩm mỹ.
Vị trí thường gặp ở mặt, trán, càm, má, phần trên lưng, kèm theo tình trạng tăng tiết
nhờn.



- Trứng cá dạng u nang:
Ngoài các biểu hiện của trứng cá thông thường, loại này có thêm những u nang
và những nốt viêm nhiễm. Những nốt này có thể hóa abces, tạo sẹo lõm, cứng, co rút.
Vị trí thường gặp ở các vùng da tiết bã: mặt, cổ, ngực, lưng.

- Trứng cá mụn mủ:
Là tình trạng viêm nặng và sâu hơn, trở thành các mụn mủ, sẩn mụn mủ, có
quầng viêm đỏ xung quanh, viêm tấy, chứa mủ vàng đặc lẫn máu.

- Trứng cá bọc:
Đây là dạng nặng của mụn trứng cá, đa số gặp ở nam giới, tuổi từ 20 - 30. Tổn
thương da đa dạng, có thể hóa abces, tạo lỗ dò hình thành sẹo lõm, ảnh hưởng nặng nề
đến tính thẩm mỹ của làn da. Vị trí thường gặp: mặt, ngực, thân, mông.

- Trứng cá do dùng thuốc:
Một số thuốc có thể phát sinh mụn trứng cá hoặc phát ban dạng trứng cá.
Trong đó, việc sử dụng corticoid tại chỗ và toàn thân rất thường gặp. Một số thuốc
khác như thuốc ngừa thai, thuốc chống lao, và kể cả vitamin B12 cũng có thể gây nên
phát ban dạng trứng cá. Vị trí xuất hiện: vùng tai, cổ, chi trên, ngực, lưng. Việc lấy
nhân mụn cũng phải thực hiện đúng theo hướng dẫn. Chú ý nên thực hiện việc lấy
nhân mụn thật nhẹ nhàng, trong điều kiện vệ sinh. Không được nặn mụn trong giai
đoạn tổn thương đang viêm tấy nung mủ. Không được sử dụng các chế phẩm bôi có
chứa corticoid để trị mụn trứng cá. Các chế phẩm bôi có chứa corticoid có rất nhiều
tên gọi khác nhau: Cortibion, Halog, Synalar, Flucina. Đặc biệt là “kem trộn” mà trong
thành phần có chứa corticoid. Thời gian đầu sử dụng, mụn có giảm tạm thời, nhưng
sau đó, hàng loạt các tác dụng phụ có thể xảy ra, như: teo da, giãn mao mạch, rối loạn
sắc tố da, nhạy cảm ánh nắng, trứng cá mụn mủ, tình trạng lệ thuộc sau khi ngưng
thuốc, làm cho việc điều trị càng trở nên phức tạp.


Để điều trị mụn trứng cá, có thể sử dụng thuốc bôi tại chỗ cũng như thuốc dùng
đường toàn thân. Các loại thuốc điều trị mụn trứng cá được dựa trên 3 cơ chế: chống
sự tăng tiết bã nhờn, chống sự sừng hóa, chống nhiễm trùng. Hiện nay, có rất nhiều
loại thuốc bôi và thuốc dùng đường toàn thân điều trị mụn trứng cá. Tuy nhiên, để đạt
được kết quả điều trị như mong muốn, nhất thiết bạn phải đến khám bác sĩ và sử dụng
thuốc có sự hướng dẫn của thầy thuốc, sao cho phù hợp với từng thể bệnh.

×