Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

thực trạng áp dụng công cụ thuế bảo vệ môi trường đối với các loại sản phẩm, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.48 KB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

KỲ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
HỌC KỲ PHỤ 2 NĂM HỌC 2020 - 2021
Đề tài bài tập lớn: Phân tích thực trạng áp dụng cơng cụ thuế bảo vệ mơi trường
đối với các loại sản phẩm, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường tại Việt Nam.

Họ và tên học viên/sinh viên: Trương Minh Hải
Mã học viên/sinh viên: 1811100278
Lớp: ĐH8QM1
Tên học phần: Kinh tế tài nguyên và môi trường
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Sỹ Tĩnh

Hà Nội, ngày 22 tháng 9 năm 2021

0


Mục Lục
Chương I: Tổng quan về lý thuyết công cụ thuế bảo vệ môi trường đối
với các sản phẩm, hàng hóa gây ơ nhiễm mơi trường…………………...2
1.1 Khái niệm và đặc điểm của thuế bảo vệ mơi trường…………………………...3
1.2 Mục đích và vai trò của thuế BVMT……………...............................................4
1.3 Nguyên tắc và cơ chế đánh thuế bảo vệ môi trường đối với các loại sản phẩm,
hàng hóa gây ơ nhiễm mơi trường………………………………………………….5
1.4 Nhược điểm của công cụ thuế bảo vệ môi trường……………………………...6

Chương II: Thực trạng áp dụng công cụ thuế đối với các sản phẩm, hàng
hóa gây ơ nhiễm mơi trường ở Việt Nam hiện nay……………………….6
2.1 Thực trạng áp dụng công cụ thuế hiện nay ở Việt Nam………………………..7


2.2 Hạn chế và kết quả của áp dụng công cụ thuế vào bảo vệ môi trường…………8
2.3 Nguyên nhân…………………………………………………………………….9

Chương III: Giải pháp nâng cao áp dụng công cụ thuế bảo vệ môi
trường……………………………………………………………………………..10
3.1 Giải pháp nâng cao……………………………………………………………..11
3.2 Kết luận……………………………………………….......................................12

1


Mở đầu
Trong quá trình phát triển kinh tế, sản xuất hàng hóa, con người lấy nguyên vật
liệu, nhiên liệu các dữ liệu đầu vào từ thiên nhiên, môi trường để tạo ra các sản
phẩm hàng hóa, dịch vụ để phục vụ nhu cầu của con người. Điều đó tác động rất lớn
vào mơi trường sống của chúng ta, nó gây ô nhiễm môi trường, làm cạn kiệt, suy
thoái đa dạng sinh vật học. Do đó, nhà nước phải ban hành các chính sách, cơng cụ
để bảo vệ tài ngun, sự đa dạng sinh vật học. Trong đó, thuế là cơng cụ được áp
dụng nhiều nhất và hiệu quả nhất.

Chương I: Tổng quan về lý thuyết công cụ thuế bảo vệ mơi trường đối với các
sản phẩm, hàng hóa gây ơ nhiễm môi trường.
1.1 Khái niệm và đặc điểm của thuế bảo vệ môi trường.
- Khái niệm: Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng
hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến mơi trường. Thuế bảo vệ môi trường được coi
là một trong những công cụ kinh tế mang lại hiệu quả cao trong quản lý và bảo vệ
môi trường. Thuế bảo vệ môi trường được xây dựng dựa trên hai nguyên tắc cơ bản
là “Người gây ô nhiễm phải trả tiền” và “Người hưởng thụ phải trả tiền”.
- Đặc điểm của thuế bảo vệ môi trường:
+ Đối tượng chịu thuế của thuế BVMT luôn gắn với nguy cơ gây ô nhiễm môi

trường khi sử dụng.
+ Tạo nguồn thu hợp lý cho ngân sách nhà nước, hạn chế sản xuất, nhập khẩu, tiêu
dùng hàng hóa có nguy cơ gây tổn hại mơi trường.
+ Tính đặc thù trong tính thuế của thuế BVMT: thuế bảo vệ môi trường được xác
định trên cơ sở khung thuế tuyệt đối.
+ Thuế môi trường là một trong các công cụ kinh tế quan trọng để quản lý và
BVMT của nhà nước.
+ Thuế mơi trường góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước, làm giảm hiệu ứng
tiêu cực của hệ thống thuế thu nhập hiện hành.

2


1.2 Mục đích và vai trị của thuế BVMT.
- Mục đích của thuế mơi trường:
+ Làm cho con người hạn chế sử dụng các sản phẩm có tác động xấu tới môi
trường. Dần dần chuyển sang sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng những sản phẩm an
toàn, thân thiện với môi trường hơn.
+ Làm con người thay đổi thái độ đối với môi trường sống. Chú trọng khai thác tài
nguyên một cách tiết kiệm, hiệu quả.
+ Làm cho các nhà sản xuất thường xuyên cải tiến, đổi mới công nghệ để giảm
thiểu ơ nhiễm mơi trường.
+ Thuế mơi trường có mục đích giúp đạt hiểu quả BVMT nhanh hơn so với cơng cụ
pháp lý.
+ Tạo nguồn lực tài chính cần thiết, tăng thu cho ngân sách nhà nước để quản lý và
BVMT.
- Vai trị của thuế mơi trường:
+ Thuế BVMT tạo nguồn thu ổn định cho ngân sách quốc gia.
+ Thông qua thuế BVMT, các quốc gia ban hành loại thuế này đều hướng tới mục
đích định hướng tiêu dùng, ý thức của người dân khi sử dụng các mặt hàng.

+ Thuế BVMT “gánh” trách nhiệm cho các loại thuế khác nhằm mục tiêu BVMT.
Trước khi ban hành thuế BVMT, các quốc gia có thể sử dụng các loại thuế gián thu
khác cho mục đích này.
+ Thuế mơi trường góp phần làm thay đổi hành vi của các chủ thể kinh doanh và
tiêu dùng theo hướng có lợi cho mơi trường hay nói cách khác, thuế mơi trường có
vai trị và ý nghĩa trong việc định hướng sản xuất và tiêu dùng, nhập khẩu hàng hóa
“sạch”.
+ Góp phần khuyến khích sự năng động, sáng tạo trong nghiên cứu và ứng dụng
những quy định công nghệ phù hợp để giảm thiểu chất thải, qua đó tiết kiệm ngun
liệu và chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
+ Giảm bớt gánh nặng quản lý cho hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về BVMT.
1.3 Nguyên tắc và cơ chế đánh thuế bảo vệ môi trường đối với các loại sản phẩm,

3


hàng hóa gây ơ nhiễm mơi trường.
- Ngun tắc tính thuế: mức thuế ơ nhiễm tính cho mỗi đơn vị sản phẩm gây ơ
nhiễm (t*) có giá trị bằng chi phí ngoại ứng cận biên do hoạt động sản xuất hoặc
tiêu dùng gây ra tại mức sản lượng tối ưu xã hội (Qs).
- Cơng thức tính thuế: t*=MEC tại Qs
Trong đó:
+ t* là mức thuế tính trên mỗi đơn vị gây ô nhiễm.
+ Qs là sản lượng sản phẩm, hàng hóa tối ưu xã hội.
- Tổng số thuế thu được: T=t*Qs
Như vậy sau khi đánh thuế đường chi phí cận biên sẽ biến đổi thành MPCt
(MPCt=MPC+t)

Sau khi đánh thuế doanh nghiệp sẽ sản xuất tại điểm E ( giao điểm của MPCt với
MPB) lúc này sản lượng của doanh nghiệp sẽ là Qs.

4


Điểm cân bằng theo quan điểm của thị trường đã trùng với điểm cân bằng trên quan
điểm xã hội, doanh nghiệp đã sản xuất tại mức sản lượng mà xã hội mong muốn
(Qs).
1.4 Nhược điểm của công cụ thuế bảo vệ mơi trường.
- Có q nhiều doanh nghiệp để đánh thuế nên rất khó khăn trong q trình tìm
hiểu, tra xét thơng tin về các loại hàng hóa, sản phẩm.
- Thơng tin thu thập khơng đảm bảo chính xác về số liệu và dữ liệu.
- Thiếu sự đảm bảo công bằng: trong trường hợp người gây ơ nhiễm khơng có
quyền sỡ hữu mơi trường thì hồn tồn hợp lý, nhưng trường hợp có quyền sử hữu,
họ có quyền thải nhưng mà phải nộp thuế như người khơng có quyền sỡ hữu.
- Có nhiều điều luật, chính sách, quy định của nhà nước chưa đáp ứng chưa thực tế
đối các doanh nghiệp.Ví dụ doanh nghiệp đã làm cơng tác tốt để bảo vệ môi trường
trong nhiều năm, muốn tăng mức sản lượng lên và yêu cầu giảm mức đánh thuế
nhưng không được nhà nước chấp thuận.
- Hằng năm, mức hỗ trợ của ngân sách nhà nước vào việc hoàn thiện về công cụ
thuế là rất lớn.
Chương II: Thực trạng áp dụng cơng cụ thuế đối với các sản phẩm, hàng hóa
gây ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay.
2.1 Thực trạng áp dụng công cụ thuế hiện nay ở Việt Nam.
- Cơ sở pháp lý quan trọng nhất cho việc áp dụng thuế bảo vệ mơi trường ở nước ta,
đó là Luật Thuế bảo vệ môi trường được Quốc hội thơng qua ngày 15/11/2010,
trong đó quy định đối tượng chịu thuế gồm 8 nhóm: Xăng, dầu, mỡ, nhờn; than đá;
dung dịch HCFC; túi ni lông; thuốc diệt cỏ (loại hạn chế sử dụng); thuốc trừ mối
(hạn chế sử dụng); thuốc bảo quản lâm sản (hạn chế sử dụng); thuốc khử trùng kho
(hạn chế sử dụng).
- Cùng với Luật Thuế bảo vệ môi trường là các văn bản hướng dẫn thi hành gồm
nghị định và thơng tư của Chính phủ và các bộ, ngành liên quan. Nhà nước sử dụng


5


cơng cụ thuế và phí, trực tiếp tác động vào mặt kinh tế, nhằm mang lại hiệu quả cao
trong quản lý và bảo vệ môi trường.
- Thuế bảo vệ môi trường được coi là một trong những công cụ kinh tế mang lại
hiệu quả cao trong quản lý và bảo vệ môi trường. Thuế bảo vệ môi trường được xây
dựng trên nguyên tắc người nào sử dụng sản phẩm gây ơ nhiễm thì phải nộp thuế.
- Phí mơi trường được tính dựa vào lượng chất ơ nhiễm thải ra mơi trường, mức tiêu
thụ nguyên nhiên liệu gây ô nhiễm, tổng doanh thu hoặc tổng sản lượng hàng hóa,
lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Trước khi có thuế bảo vệ mơi trường, giá bán hàng hóa, dịch vụ chưa bao gồm đầy
đủ chi phí xã hội, dễ dàng tạo kẽ hở để các cá nhân và doanh nghiệp trục lợi. Với
nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải chi trả”, thuế bảo vệ môi trường buộc các chủ
thể gây ô nhiễm và các liên đới phải chịu trách nhiệm về chi phí do hoạt động gây ô
nhiễm của họ bằng cách đưa chi phí ngoại ứng vào giá. Thuế bảo vệ mơi trường làm
tăng giá sản phẩm, hàng hóa, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến thu lợi nhuận, buộc
doanh nghiệp phải nâng cao nhận thức đối với mơi trường, góp phần hạn chế sản
xuất và tiêu dùng các sản phẩm gây ô nhiễm; khuyến khích người tiêu dùng sử dụng
sản phẩm thay thế hoặc hạn chế tiêu dùng một số sản phẩm nhất định.
- Một công cụ điều chỉnh quan trọng khác là thuế tài nguyên, nhắm đến đối tượng là
các tổ chức, cá nhân có hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản. Các hoạt động
như khai thác khoáng sản, kim loại và khơng kim loại, dầu mỏ, khí đốt, sản phẩm
của rừng tự nhiên và các loại tài nguyên thiên nhiên khác đều bị xem xét đánh thuế
nhằm hạn chế các tổn thất tài nguyên trong quá trình khai thác và sử dụng. Đồng
thời tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước cũng như điều hoà quyền lợi của các
tầng lớp dân cư về việc sử dụng tài nguyên.
- Dù cho thuế và phí là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, chiếm khoảng
95% tổng nguồn thu, nhưng các khoản thuế và phí liên quan đến bảo vệ mơi trường

chiếm tỷ trọng khơng nhiều. Phí có tỷ trọng cao nhất là phí xăng dầu. Việc đánh
thuế vào các sản phẩm gây ô nhiễm môi trường giúp giảm đi những hành vi không

6


tốt đối với môi trường, đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ mơi trường của tồn xã
hội.
2.2 Hạn chế và kết quả của áp dụng công cụ thuế vào bảo vệ môi trường.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, việc sử dụng các cơng cụ thuế, phí hiện nay
còn tồn tại một số hạn chế, gây ảnh hưởng đến hiệu quả của cơng tác BVMT. Có thể
kể đến một số hạn chế sau:
- Việc quy định mặt hàng đánh thuế BVMT cho 8 loại hàng hóa hiện nay là chưa
bao quát hết các loại sản phẩm, hàng hóa gây tác động tiêu cực đến môi trường.
Đơn cử như mặt hàng các chất tẩy rửa trong công nghiệp, thuốc lá, chất thải phóng
xạ... gây tác hại lớn đến mơi trường lại chưa được xem xét đánh thuế.
- Luật thuế BVMT hiện hành xác định tính thuế theo mức thuế tuyệt đối để đơn
giản, minh bạch trong thực hiện, ổn định số thu cho ngân sách. Tuy nhiên, khoảng
cách giữa mức tối thiểu với mức tối đa áp dụng cho một loại hàng hóa là tương đối
lớn và khơng có quy định về cách xác định các mức, dẫn tới khả năng việc áp dụng
sẽ không thống nhất đối với các doanh nghiệp cùng sản xuất một mặt hàng nhưng
tại các địa phương khác nhau. Việc không rõ ràng này dễ gây nảy sinh tiêu cực
trong việc thu và nộp thuế.
- Việc áp dụng mức thuế suất chung cho các mặt hàng là chưa hợp lý, nhiều khi
không phản ánh đúng bản chất đối tượng gây ơ nhiễm. Ví dụ như đối với mặt hàng
xăng trên thế giới, các nước thường phân loại xăng dựa vào mức độ ô nhiễm khác
nhau (thông qua hàm lượng lưu huỳnh hoặc chỉ số octan có trong xăng) để đánh
thuế.
- Một số mặt hàng hiện nay đang có sự chồng chéo giữa thuế và phí BVMT như
xăng, dầu, than đá, nhựa...

- Ngồi ra, một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vẫn chưa có quy định
phân cấp nhiệm vụ chi BVMT cho các cấp ngân sách ở địa phương (tỉnh, huyện,
xã), chưa có phân công trách nhiệm của các sở, ban, ngành, địa phương đối với
quản lý, sử dụng kinh phí chi sự nghiệp môi trường.

7


- Hệ thống chính sách quản lý của Nhà nước và chính sách BVMT chưa thực sự
đồng bộ dẫn đến kém hiệu quả trong việc BVMT. Ví dụ như việc Nhà nước tăng
thuế xăng dầu nhằm mục đích khuyến khích các doanh nghiệp cải tiến công nghệ để
tiết kiệm nhiên liệu, cải thiện môi trường. Tuy nhiên, thực tế hiện nay là việc tăng
thuế xăng chủ yếu sẽ ảnh hưởng đến người tiêu dùng do doanh nghiệp sẽ tính tốn
chi phí tăng thêm vào giá thành sản phẩm, hoặc việc xây dựng mới các tuyến đường
theo hình thức đối tác công-tư về nguyên tắc là tăng vận tốc xe lưu thơng, giảm ùn
tắc và do đó giảm nhiên liệu tiêu thụ, môi trường được cải thiện hơn. Tuy nhiên, nếu
việc thu phí q cao sẽ dẫn đến khơng có nhiều xe lưu thơng trên đường, việc đầu tư
sẽ lãng phí và không hiệu quả về mọi mặt.
2.3 Nguyên nhân:
- Yếu tố chuyên nghiệp trong việc xác định, phân loại đối tượng chịu thuế của người
thu thuế còn hạn chế. Mức độ phân biệt giữa mức thuế thấp nhất và cao nhất là rất
khó, vì vậy cần đặt ra vấn đề, đội ngũ giám định phải là những người có chun
mơn và thực hiện tốt việc phân định đối tượng chịu thuế nào có mức thu bao nhiêu.
- Người sản xuất các mặt hàng có đối tượng chịu thuế khơng chấp hành nghiêm
chỉnh những quy định về chịu thuế, một số đối tượng lợi dụng quy định về hoàn
thuế, đối tượng chịu thuế, biểu thuế để trốn thuế, giảm thuế chuộc lợi về mình.
- Pháp luật vẫn chưa đảm bảo cơ chế phù hợp để huy động sự tham gia, đóng góp
của mọi tổ chức, cá nhân tham gia BVMT. Luật Thuế BVMT dường như vẫn còn
chưa thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng. Nhà nước vẫn chưa có biện
pháp xử lý thích hợp đối với người có hành vi vi phạm gây ảnh hưởng xấu đến môi

trường.
- Các bộ ngành cũng chưa hỗ trợ trong nghiên cứu và triển khai các chính sách hạn
chế ơ nhiễm trong lĩnh vực chuyên ngành; nhiều quy định còn mang nặng tính hành
chính trong khi các quy định mang tính kỹ thuật khơng nhiều và tiêu chuẩn của
nước ta cịn thấp hơn so với nhiều nước khác.
- Việc đánh thuế ô nhiễm tại nước ta vẫn chưa bao phủ được các đối tượng gây ô
nhiễm, mức thuế áp đặt chưa được nghiên cứu theo hướng hiệu quả đề xuất trong

8


khi vẫn cịn tình trạng áp thuế theo áp lực ngân sách. Các văn bản về BVMT liên
quan đến từng thành phần mơi trường như đất, nước, khống sản, khơng khí, rừng,
… hay điều chỉnh những hoạt động của con người lên mơi trường được ban hành
chưa đồng bộ, cịn chậm cả về mặt thời gian lẫn nội dung của các quy định.

Chương III: Giải pháp nâng cao áp dụng công cụ thuế bảo vệ môi trường.
3.1 Giải pháp nâng cao.
- Rà soát, bổ sung các quy định cụ thể trong việc tính thuế, phí; các mặt hàng phải
chịu thuế, phí; đối tượng nộp thuế và được hồn thuế nhằm hồn thiện Luật thuế
BVMT.
- Rà sốt, điều chỉnh các chính sách hiện hành có liên quan đến BVMT để xây dựng
một hệ thống pháp luật đồng bộ về BVMT; phải có sự đồng bộ giữa thuế, phí
BVMT với các chế tài kiểm soát về giá, về trách nhiệm bồi thường thiệt hại, khắc
phục ô nhiễm...
- Bổ sung các quy định cụ thể về thưởng, phạt môi trường, đặc biệt là các vấn đề về
bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả để tránh trường hợp xảy ra các vụ xả thải
gây ô nhiễm môi trường như Vedan hay Formosa.
- Xây dựng cơ sở khoa học và phương pháp luận để xác định chính xác mức độ gây
ơ nhiễm của từng loại hàng hóa, từng loại hình cơ sở sản xuất, từ đó đưa ra mức

thuế, phí để khắc phục thiệt hại do ô nhiễm môi trường. Nếu làm được như vậy thì
sẽ tăng tính minh bạch trong việc thu, sử dụng thuế, phí BVMT.
- Các chính sách trợ cấp như trợ giá xe buýt, giảm thuế mặc dù tạo ra được các mặt
tích cực nhưng cịn những hạn chế và quản lý chưa hiệu quả. Do vậy, nên xem xét
thay vì trợ cấp trực tiếp nên chuyển sang trợ cấp gián tiếp như hỗ trợ các doanh
nghiệp đầu tư nghiên cứu thay thế sử dụng các nguồn nhiên liệu gây ô nhiễm sang
nguồn nhiên liệu/năng lượng sạch, công nghệ mới tiết kiệm nhiên liệu…
- Trong thời gian tới cần phải tiếp tục nghiên cứu, đánh giá tác động để có thể triển
khai một số giải pháp công cụ kinh tế mà các nước phát triển đang áp dụng như phí

9


sử dụng mơi trường, phí ơ nhiễm khơng khí, bán hạn ngạch ô nhiễm nhằm tạo
nguồn thu ngân sách, hạn chế và kiểm sốt ơ nhiễm.
- Thực hiện tốt cơng tác tuyên truyền pháp luật thuế bảo vệ môi trường. Xây dựng
bộ máy hiệu quả nhằm quản lý việc áp dụng và tăng cường công tác thanh tra, giám
sát thuế BVMT.
3.2 Kết luận.
Pháp luật thuế BVMT là một trong những công cụ hữu hiệu của Nhà nước để ngăn
chặn các tác nhân gây ơ nhiễm mơi trường, điều hồ các quan hệ lợi ích giữa xã hội
và doanh nghiệp, khuyến khích ý thức tiết kiệm, giảm bớt sự lãng phí trong quá
trình khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và tăng cường các biện
pháp BVMT. Tuy nhiên cũng bộc lộ một số hạn chế, bất cập gây khó khăn cho việc
thực thi pháp luật của các chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế cũng như các cơ quan quản
lý thuế. Chính vì vậy, việc hồn thiện các quy định của pháp luật là cần thiết. Ngoài
ra, pháp luật thuế BVMT thực thi có hiệu quả, đi vào cuộc sống, cần phải phổ biến,
tuyên truyền, giải thích pháp luật đến mọi người dân, nâng cao năng lực BVMT của
họ; phối hợp đồng bộ giữa thuế BVMT và các biện pháp khác như phí, lệ phí, biện
pháp hành chính, giáo dục truyền thơng... đồng thời cần có sự phối hợp trong quá

trình đưa luật vào triển khai trong cuộc sống của các cơ quan chức năng; tăng cường
hiệu quả quản lý, tránh việc trốn thuế, gian lận thuế.

10



×