Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Chủ quyền của Việt Nam với Vùng đất Tây Nam Bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.54 KB, 29 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM TỔNG CỤC CHÍNH TRỊ. Chuyên đề 2. CHỦ QUYỀN VIỆT NAM ĐỐI VỚI VÙNG ĐẤT TÂY NAM BỘ.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> HÀ NỘI – 4/2016 MỞ ĐẦU. Tây Nam Bộ là vùng đất có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của Việt Nam. Từ xa xưa, vùng đất này đã thuộc chủ quyền của Việt Nam, đồng bào các dân tộc, tôn giáo ở đây là một bộ phận trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Tuy nhiên, những năm gần đây, các thế lực thù địch, phản động ra sức xuyên tạc, phủ nhận chủ quyền của Việt Nam, kích động đồng bào Khơme ở Việt Nam và một số người dân Campuchia chống phá quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai nước, phá hoại hòa bình ổn định và ngăn cản tiến trình phân giới cắm mốc giữa Việt Nam và Campuchia. Đặc biệt, chúng xuyên tạc sự thật lịch sử vùng đất Tây Nam Bộ, kích động ý thức dân tộc hẹp hòi, đòi “độc lập”, “tự trị”, xây dựng tổ chức phản động để tiến tới thành lập cái gọi là “Nhà nước Khơme Campuchia Crôm”, hoặc sáp nhập Miền Tây Nam Bộ vào Campuchia, cản trở công cuộc xây dựng đất nước của nhân dân ta. Nhằm giúp cho cán bộ, chiến sĩ ở đơn vị cơ sở có thêm thông tin, tư liệu để đấu tranh chống các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ vững chắc chủ quyền của Việt Nam đối với vùng đất Tây Nam Bộ, Tài liệu này đề cập một số nội dung cơ bản về cơ sở lịch sử và pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Miền Tây Nam Bộ, tình hình và định hướng đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch xuyên tạc, phủ nhận chủ quyền của Việt Nam đối với vùng đất Tây Nam Bộ. I. CƠ SỞ LỊCH SỬ, PHÁP LÝ KHẲNG ĐỊNH CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI VÙNG ĐẤT TÂY NAM BỘ. 1. Vị trí vùng đất Tây Nam Bộ Vùng đất Tây Nam Bộ (hay Miền Tây Nam Bộ) là cách gọi thông thường chỉ vùng đồng bằng sông Cửu Long, nằm ở cực Nam của Tổ quốc, phía Đông Bắc giáp thành phố Hồ Chí Minh, Đông và Nam giáp Biển Đông, Bắc giáp Campuchia, Tây giáp vịnh Thái Lan; là một trong những đồng bằng lớn, phì nhiêu của vùng Đông Nam Á và thế giới. Miền Tây Nam Bộ hiện có 12 tỉnh và 01 thành phố trực thuộc Trung ương gồm: thành phố Cần Thơ và các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2011, tổng diện tích các tỉnh Miền Tây Nam Bộ trên 40.548,2 km2 dân số trong vùng trên 17.330.900 người, chiếm 21% dân số cả nước. Có đường biên giới với Campuchia dài 409km1 đi qua bốn tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang (từ Nam Tây Ninh đến mép biển Xà Xía, Kiên Giang); có vùng biển rộng lớn, bờ biển dài 743 km, có 2 huyện đảo là Phú Quốc, Kiên Hải (tỉnh Kiên Giang). Dân cư sinh sống ở vùng đất Tây Nam Bộ bao gồm nhiều dân tộc khác nhau, trong đó có 4 dân tộc chính là: Việt (Kinh), Hoa, Chăm và Khơme. Người Việt 1 Tổng chiều dài đường biên giới Việt Nam - Campuchia: 1.137 km..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> chiếm đại đa số, sống ở hầu hết các nơi trong vùng. Người Hoa tập trung nhiều ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng. Người Chăm sống chủ yếu ở An Giang. Người Khơme có mặt đông đúc ở các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang. Miền Tây Nam Bộ có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh và đối ngoại, nhất là trong quan hệ với nước láng giềng Campuchia và các nước ASEAN. Đây là vùng sản xuất lương thực trọng điểm; có nhiều tiềm năng, thế mạnh về phát triển nông nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản lớn nhất cả nước; có tiềm năng lớn về dầu khí và du lịch. Vùng Kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long bao gồm 4 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là: thành phố Cần Thơ, tỉnh An Giang, Kiên Giang và Cà Mau, với diện tích tự nhiên là 1.786.700 ha, dân số trên 6,5 triệu người, chiếm hơn 1/3 dân số của toàn vùng. Hàng năm Tây Nam Bộ đóng góp 18% GDP, trên 50% sản lượng lúa, xuất khẩu 90% sản lượng gạo và 70% sản lượng thủy sản của cả nước. 2. Cơ sở lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với vùng đất Tây Nam Bộ a) Miền Tây Nam Bộ được hình thành gắn với quá trình khai hóa đất hoang của người Việt và việc xác lập chủ quyền của nhà nước phong kiến Việt Nam cách đây hơn 300 năm Trên cơ sở tổng hợp các kết quả nghiên cứu của nhiều ngành khoa học liên quan như sử học, khảo cổ học, dân tộc học, văn hoá học, luật học ở trong và ngoài nước, cuốn sách “Lược sử vùng đất Nam Bộ - Việt Nam” do Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phối hợp với Nhà xuất bản Thế giới xuất bản năm 2006 đã trình bày một cách khách quan, có hệ thống và cô đọng những tư liệu, chứng cứ cơ bản về lịch sử phát triến vùng đất Nam Bộ với những nội dung cơ bản sau: - Trước khi trở thành lãnh thổ của nước Việt Nam, vùng đất Nam Bộ nói chung, Miền Tây Nam Bộ nói riêng thuộc Vương quốc Phù Nam (một quốc gia bản địa, độc lập). Từ thế kỷ VII đến thế kỷ XVI Miền Tây Nam Bộ bị Vương quốc Chân Lạp (nhà nước đầu tiên của người Khơme) thôn tính, Vương quốc Phù Nam cũng bị diệt vong. + Phù Nam là một quốc gia cổ, ở Đông Nam Á, xuất hiện khoảng đầu Công nguyên, ở khu vực hạ lưu và châu thổ sông Mê Kông. Trong thời kỳ hưng thịnh, vương quốc này khá rộng lớn, về phía Đông, đã kiểm soát cả vùng đất phía Nam Trung Bộ của Việt Nam ngày nay, phía Tây đến thung lũng sông Mê Nam (Thái Lan), phía Nam đến phần phía Bắc bán đảo Mã Lai. Quốc gia này tồn tại đến khoảng nửa thế kỷ VII (sau năm 627) thì bị nước Chân Lạp tiêu diệt. + Chân Lạp trước kia vốn là nước thuộc quốc của Phù Nam (chư hầu, lệ thuộc), tồn tại trên phần phía Nam của bán đảo Đông Dương (là nhà nước của người Khơme, Campuchia ngày nay). Các vương quốc láng giềng xung quanh gồm Chăm Pa (Lâm Ấp) ở phía Đông, Phù Nam ở phía Nam và Dvaravati (thuộc Thái Lan ngày nay) ở về phía Tây bắc. Đến thế kỷ VI (khoảng năm 550), họ giành được độc lập, lập ra nước Chân Lạp và dần dần xâm chiếm được miền Bắc của Phù Nam, trong thế kỷ VII, Chân Lạp đã thôn tính toàn bộ Phù Nam. + Phù Nam và Chân Lạp là hai quốc gia độc lập. Các tư liệu trong thư tịch.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> cổ Trung Quốc cũng phân biệt rất rõ Phù Nam với Chân Lạp (quốc gia của người Khơme). Sử ký của nhà Tùy (581-618) chép rằng nước Chân Lạp ở về phía Tây nam Lâm Ấp2 (Chămpa), nguyên là một chư hầu cùa Phù Nam. Vua nước ấy là Ksatriya Citrasena đã đánh chiếm và tiêu diệt Phù Nam. Sử ký nhà Đường (618 -907) cũng chép: “Trong nước (Phù Nam) bấy giờ có thay đổi lớn. Nhà vua đóng đô ở thành Đặc Mục, thình lình bị nước Chân Lạp đánh chiếm, phải chạy trốn về miền Nam, trú ở thị trấn Na Phất Na” 3. Năm 627 Phù Nam còn tiến công nhà Đường lần cuối cùng, trước khi bị Chân Lạp tiêu diệt. (Những sự kiện được chép trên đây diễn ra vào đầu thế kỷ VII). + Hai nước Phù Nam và Chân Lạp có đặc điểm kinh tế, văn hóa xã hội khác nhau. Chân Lạp là quốc gia của người Khơme, xuất hiện ở vùng trung lưu sông Mê Kông, khu vực Biển Hồ4, lấy nông nghiệp là nghề chính. Còn Phù Nam là một quốc gia ven biển có truyền thống hàng hải và thương nghiệp khá phát triển. Trong thời kỳ Phù Nam cường thịnh đã có nhiều nước nhỏ thần phục với tư cách là những thuộc quốc hoặc chư hầu, trong đó có Chân Lạp. Vào đầu thế kỷ VII, nhân lúc Phù Nam suy yếu, Chân Lạp đã đánh chiếm, Nhà nước Phù Nam bị diệt vong, lãnh thổ Phù Nam về tay Chân Lạp. + Phù Nam và Chân Lạp có nền văn hóa cổ khác nhau. Theo các số liệu khảo cổ học, các hiện vật tìm thấy ở di chỉ khảo cổ Óc-Eo (thuộc tỉnh An Giang) 5 đã chứng minh về sự tồn tại của một nền văn hóa cổ của người Phù Nam cách đây gần 2.000 năm, có trước nền văn minh Ăng Co của người Khơme mấy trăm năm. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tất cả những di tích thuộc văn hóa Óc-Eo đều là của người Phù Nam, khác biệt so với văn hóa Khơme. + Từ thế kỷ thứ VII đến thế kỷ thứ XVI, Nam Bộ (kể cả Phù Nam) thuộc về Chân Lạp nhưng vùng đất này chưa có sự quản lý về mặt hành chính của Nhà nước Chân Lạp. Sau khi chiếm được Phù Nam, vùng đất này được gọi là Thủy Chân Lạp (vùng hạ, thấp, sông nước). Việc cai quản vùng lãnh thổ mới này đối với Chân Lập hết sức khó khăn vì đây là vùng đồng bằng mới bồi lấp, còn ngập nước và sình lầy, người Khơme với dân số ít ỏi, trình độ sản xuất manh mún, chưa thể tổ chức khai thác trên quy mô lớn. Hơn nữa, việc khai khẩn đất đai trên lãnh thổ của Lục Chân Lạp (vùng trên, cao, lục địa) đang đòi hỏi rất nhiều thời gian và sức lực. Do vậy, nước Chân Lạp dồn sức phát triển ở Lục Chân Lạp, nhất là các vùng trung tâm truyền thống ở khu vực Biển Hồ (Campuchia), trung lưu sông Mê Kông và bành trướng sang phía Tây. Nhờ đó, Chân Lạp trở thành một quốc gia cường thịnh, có nền văn minh Ăng Co rực rỡ, mở rộng lãnh thổ lên tận Nam Lào và đến cả khu vực sông Mê Nam (còn gọi là Chao Phaya, thuộc Thái 2 Lâm Ẩp là một vương quốc đã tồn tại từ khoảng năm 192 đến khoảng năm 605, tại vùng đất từ Quảng Bình đến Quảng Nam. Vương quốc này được coi là giai đoạn khỏi đầu cho lịch sử Chămpa độc lập. 3 Vũ Minh Giang: Quá trình xác lập chủ quyền lãnh thổ phía nam của Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Biên giới Tây Nam, ĐHQG HN, 1996. * 4 Biển Hồ (hay Tonlé Sap) là một hệ thống kết hợp giữa hồ và sông có tầm quan trọng to lớn đối với Campuchia. Đây là hồ nước ngọt lớn nhât Đông Nam Á và được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thê giới nãm 1997. Tonlé Sap có nghĩa là "sông nước ngọt lớn" nhưng thông thường được dịch là "Hồ Lớn", "Biển Hồ" 5 “Óc Eo” là tên gọi di chỉ ở núi Ba Thê, hiện nay thuộc thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Nơi này đã từng tồn tại một hải cảng sầm uất của vương quốc Phù Nam từ thế kỷ I đến thế kỷ VII. Lý do quan trọng nhất cho sự thịnh vượng cùa Óc Eo là do vị trí cùa nó trên trục đường thương mại trên biển giữa một bên là bán đảo Mã Lai và Ẩn Độ với bên kia là sông Mê Kông cùng với Trung Quốc. Vào thời kỳ phồn thịnh của Óc Eo và Phù Nam, tàu thuyền trong khu vực có thể thực hiện những hải trình rất dài mà không phải đi dọc theo bờ biển. Do vậy, về mặt chiến lược, Óc Eo là một địa điểm trung chuyển rất thuận lợi..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Lan). Do chiến tranh và phải tập trung công sức phát triển các trung tâm ở lục địa, sau gần 10 thế kỷ thuộc Chân Lạp, Nam Bộ nói chung, nhất là Miền Tây Nam Bộ nói riêng vẫn là một vùng đất hoang sơ. + Bắt đầu từ thế kỷ XIV, khi vương quốc Ayuthaya (vương quốc Xiêm) 6 hình thành, Chân Lạp phải lo đối phó với sự bành trướng của vương triều Xiêm từ phía Tây, kinh thành Ăng Co đã có lúc bị quân Xiêm chiếm đóng. Nội bộ mâu thuẫn, tranh giành quyên lực, Chân Lạp bước vào thời kỳ suy yếu. - Từ thế kỷ XVI trở đi, Nam Bộ thuộc chủ quyền của nước ta. + Trong lịch sử, Nhà Nguyễn vốn có quan hệ bang giao rất tốt với triều đình Chân Lạp. Trong khi Chân Lạp không có điều kiện quản lý vùng đất phía Đông vốn thuộc nước Phù Nam trước đó (Nam Bộ ngày nay), nhiều cư dân người Việt đã vào vùng Mô Xoài, Đồng Nai (miền Đông Nam Bộ) khai khẩn đất hoang, lập làng sinh sống, sau đó phát triển đến các vùng đất phía Tây. + Năm 1623 chúa Nguyễn chính thức yêu cầu triều đình Chân Lạp để cho dân Việt mở rộng địa bàn khai phá trên những vùng đất thưa dân và để quản lý, chúa Nguyễn lập ở Pray Kor (vùng Sài Gòn ngày nay) một trạm thu thuế. Vua Chân Lạp đã chấp thuận đề nghị này7. + Trong thời kỳ này sự thần phục của các nhóm di thần nhà Minh góp phần đẩy nhanh quá trình xác lập chủ quyền của chúa Nguyễn trên lãnh thổ Nam Bộ. Năm 1671, một quan lại nhà Minh tên Mạc Cửu cùng với 400 người đổ bộ lên vùng đất hoang vu trong vịnh Thái Lan và xin thần phục vương triều Khơme. Năm 1681, vua Chân Lạp Jayajettha IV cho Mạc Cửu khai thác vùng đất dọc bờ biển phía Nam Campuchia, gọi là Căn Khẩu. Sau nhiều lần bị hải tặc Xiêm La đánh phá và không được vua Khơme hỗ trợ, Mạc Cửu xin thần phục chúa Nguyễn, vùng đất Căn Khẩu đổi tên thành Long Hồ dinh, sau này là Hà Tiên của Việt Nam8. Tháng 5/1735, Mạc Cửu mất, con của Mạc Cửu là Mạc Thiên Tứ đã tận tình giúp các vua Khơme đánh trả quân thù để bảo vệ ngôi báu, sau mỗi chiến công, các vua Khơme trao tặng đất đai để tưởng thưởng, nhờ đó mà đất đai bờ cõi ngày càng rộng mở. Từ năm 1679 chúa Nguyễn Phúc Tần đã tạo điều kiện để nhóm Dương Ngạn Địch cùng nha môn, quân sĩ vùng Quảng Tây tổ chức khai phá và phát triến kinh tế vùng lưu vực sông Tiền Giang (Mỹ Tho); cho nhóm Trần Thượng Xuyên và những đồng hương Quảng Đông của ông chiêu dân tiếp tục mở mang vùng Biên Hòa - Đồng Nai. Trong vòng gần 20 năm, một vùng đất trải dài từ Bà Rịa đến sông Tiền Giang, vốn đã được cư dân Việt đến sinh cư lập nghiệp từ trước, nhanh chóng trở thành những trung tâm kinh tế quan trọng với nhiều làng mạc trù phú, phố phường sầm uất, hải cảng nhộn nhịp, có thuyền buôn Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước khác tới giao lưu buôn bán. 6 Vương quốc Ayutthaya (A-yut-tha-da; Xiêm) là một vương quốc của người Thái tồn tại từ năm 1351 đến 1767. 7 Võ Sỹ Khải: Nghiên cứu văn hoá khảo cổ Óc Eo: mười năm nhìn lại, Khảo cổ học, số 4/1985. 8 Trên thực tế từ năm 1665 số người Việt sinh sống ở Phnom Penh đã chạy về cư trú ở vùng Hà Tiên và Phú Quốc. Trước khi Mạc Cửu đến; vào thời điểm này lãnh thổ Hà Tiên gồm các vùng Long Cai, Cần Vọt, Vũng Thơm, Rạch Giá, Cà Mau và đảo Phú Quốc..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> + Từ năm 1698, chủ quyền thực tế của Việt Nam đối với vùng đất Nam Bộ được xác lập: Chúa Nguyễn Phúc Chu cử Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý vùng đất Nam Bộ và thiết lập đơn vị hành chính ở đây là phủ Gia Định, mở rộng đất đai, chiêu mộ dân di cư từ Bố Chánh (Quảng Bình) trở vào Nam, thành lập xã thôn, đặt chức Giám quân, Cai bộ và Ký lục để cai trị. Đó là sự xác lập quyền lực nhà nước, khẳng định chủ quyền trên thực tế của Việt Nam đối với vùng đất Nam Bộ. + Từ năm 1732 đến nãm 1775, do tình hình nội bộ phức tạp 9, các đời vua Chân Lạp đã nhiều lần tự nguyện cắt đất trao cho Chúa Nguyễn để đền ơn dẹp loạn, cứu giúp lúc hoạn nạn và giành lại ngôi vua. Đáng lưu ý là vào năm 1757, Vua Nặc Tôn đã cắt vùng đất Tầm Phong Long (tương đương vùng Tứ giác Long Xuyên ngày nay10) cho chúa Nguyễn11. Năm 1759, toàn bộ lãnh thổ đồng bằng sông Cửu Long chỉnh thức được sáp nhập vào lãnh thổ của nhà Nguyễn. Đến đây quá trình xác lập chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam đối với vùng đất Nam Bộ nói chung, Miền Tây Nam Bộ nói riêng cơ bản hoàn thành. - Thế kỷ XVII - XVIII, Nhà Nguyễn tiếp tục lập ra các đơn vị hành chính, bố trí quan lại, lập sổ sách quản lý dân cư, đất đai và định ra các loại thuế. Sau năm 1744, vùng đất Nam Bộ được chia thành 4 dinh (ở miền Đông có dinh Trấn Biên, Phiên Trân, ở miền Tây có dinh Long Hồ, Hà Tiên). - Dưới triều Nguyễn, hệ thống hành chính tiếp tục được hoàn thiện và thống nhất quản lý trên quy mô cả nước. Năm 1836, vua Minh Mạng cho lập sổ địa bạ toàn bộ 6 tỉnh Nam Kỳ (trong đó: 3 tỉnh miền Đông gồm Phiên An, Biên Hòa, Định Tường và 3 tỉnh miền Tây gồm Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên; trong đó có tất cả 10 phủ, 25 huyện, 135 tổng với 1.637 xã, thôn, phường). - Để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đối với vùng đất phía Nam, triều Nguyễn đã lãnh đạo nhân dân đánh bại các cuộc tiến công của quân Xiêm vào các năm 1715, 1771... Năm 1785, anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ đã đánh tan cuộc xâm lược của quân Xiêm trong trận Rạch Gầm - Xoài Mút (Tiền Giang ngày nay). Triều Nguyễn cũng cho xây dựng hệ thống các đồn lũy để trấn thủ biên giới. - Thời Pháp thuộc, 6 tỉnh Nam Kỳ, trong đó có 3 tỉnh Miền Tây Nam Bộ do. 9 Về nội bộ Chân Lạp, sau cái chết của vua Chey Chettha II (1628), Chân Lạp rơi vào tình trạng khủng. hoảng nghiêm trọng, các đời vua liên tiếp tranh nhau quyền lực, người thì dựa vào thế lực Xiêm, người lại đi tim sự giúp đỡ từ chúa Nguyễn. Năm 1674, dưới sự dàn xếp của chúa Nguyễn, Chân Lạp tưong đổi ổn định nhưng lại chia làm hai. Chúa Nguyễn phong cho Nặc Thu (Chey Chettha 111 - Preh Ong Su hay Chau Po Nhia Su) làm Chính quốc vương, đóng đô ở U Đông và Nặc Nộn (Preh Ong Nuôn), thân Việt, làm Phó Quốc vương đóng ở Sài Gòn. Cả hai đều phải triều cống chúa Nguyễn. Năm 1691, Phó Quốc Vương Nặc Nộn ở Sài Gòn qua đời, khu vực phía đông Campuchia (vùng Nam bộ nay) không có đại diện cùa vương triều Chân Lạp cai quản nữa. 10 Tứ giác Long xuyên: 4 góc là Rạch giá và Hà Tiên (Kiên Giang), Châu Đốc và Long Xuyên (An Giang). 11 Năm 1732, sau khi được chúa Nguyễn giúp dẹp xong một bộ tộc Lào “làm loạn”, Vua Ong Chi (Preh Satha H) đã trao 2 tỉnh là Mê So (Mỹ Tho) và Long Hồ (Vĩnh Long) cho chúa Nguyễn; Vua Nặc Tôn (Bat Ria chia Thip Pạ đây III) truóc khi mất (1757) đã đồng ý nhượng lại tỉnh Phsa Đéc (Sa Đéc) và hai huyện Tâm Đôn, Xuy Lạp thuộc tĩnh Long Hồ (Vĩnh Long) cùng tỉnh Moát Chruc (Châu Đốc) cho chúa Nguyễn (đất Tầm Phong Long). Năm 1758 Ong Ton đã dâng cho chúa Nguyễn hai tỉnh là Pre T’ro Peng (Trà Vinh) và Khleng (Sóc Trăng)..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> thực dân Pháp cai quản, đến năm 1949 thì giao trả cho Quốc gia Việt Nam12. - Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cuộc đấu tranh của nhân dân Miền Tây Nam Bộ, trong đó có dân tộc Khơme tiếp tục phát triển, cùng cả nước làm nên cách mạng Tháng Tám năm 1945, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. - Thắng lợi vẻ vang của hai cuộc kháng chiến chống thực dân đế quốc xâm lược và chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam đã khẳng định quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước, lòng dũng cảm, kiên định, sự hy sinh xương máu của nhân dân ta đê bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, trong đó có Miền Tây Nam Bộ. b) Lịch sử hình thành cộng đồng cư dân trên vùng đất Tây Nam Bộ - Miền Tây Nam Bộ hiện nay có nhiều tộc người sinh sống, trong đó có 4 dân tộc chiếm tỉ lệ dân số cao là: người Việt (người Kinh); người Khơme, người Hoa, người Chăm. Ngoài ra còn một số tộc người có số lượng ít như Tày, Nùng, Ngái, Mnông, Striêng, Mường, Chơ ro, Châu mạ, K’ho... Trong quá trình phát triển, cộng đồng cư dân Miền Tây Nam Bộ, bao gồm những người bản địa đã có mặt từ trước và lưu dân từ nơi khác đến, đã cùng nhau khai khẩn đất hoang, đoàn kết, chống lại thú dữ, thiên tai để sinh tồn. Theo các tài liệu sử học, khảo cổ, địa lý..., từ khoảng 500 năm trước Công nguyên, đồng bằng châu thổ sông Cửu Long đã được nổi lên trên mặt nước biển. Thông qua di chỉ Óc-Eo - Ba Thê, con người từng có mặt ở nơi đây vào đầu Công nguyên nhưng do chưa đủ sức chống chọi thiên nhiên để tồn tại và phát trển nên nền văn hóa Óc-Eo chỉ tồn tại trong thời gian ngắn rồi biến mất. Từ thế kỷ X trở đi, do biển rút dần, nhũng vùng đất ở Đồng Tháp Mười, Sóc Trăng, Trà Vinh, Trà Cú... đã nổi lên thành những vùng đất màu mỡ. - Người Khơme có mặt ở Miền Tây Nam Bộ từ rất sớm nhưng số lượng ít, sông rải rác ở một số rẻo đất hoang vừa được khai phá, có tính biệt lập, chưa quốc gia nào thiết lập quan hệ quản lý hành chính đối với họ. Ban đầu chỉ là một số người nông dân Khơme nghèo muốn thoát khỏi áp bức, bóc lột của chế độ “Ăng Co”, họ từ từ di cư đến Miền Tây Nam Bộ. Nhưng càng về sau, nhất là từ thế kỷ XV trở đi, Campuchia rơi vào nội chiến và bị quân Xiêm (Thái Lan) đánh phá liên tục, dòng người di cư xuống đồng bằng sông Cửu Long ngày càng đông. Tuy nhiên, cho đến giữa thế kỷ XIX, người Khơme ở Nam Bộ cũng chỉ có 146.718 người. Hiện nay, có trên 1,2 triệu người Khơme sinh sống ở Miền Tây Nam Bộ, tập trung nhất là ở các tỉnh Cần Thơ, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long, Kiên Giang, An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau. Người Khơme ở đây chủ yếu sống bằng nghề nông. Sản xuất nông nghiệp của người Khơme mang tính chất độc canh, chủ yếu là trồng lúa, vốn là một nền sản xuất nhỏ, mang tính tự cấp, tự túc. Đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn. Theo số liệu của Ủy ban Dân tộc miền núi, hiện nay cả vùng Khơme Tây Nam Bộ mới chỉ có 12,7% số hộ có nhà kiên cố, 59% nhà tre lá lụp sụp. 12 Theo Hiệp ước Pháp - Tây Ban Nha và Nhà Nguyễn, ký tại Sài Gòn ngày 05/6/1862, triều đ ình Nhà Nguyễn đã nhượng 3 tình miền Đông (1862) và 3 tỉnh miền Tây (1874) cho Pháp (thực tế Pháp đã chiếm đóng 3 tỉnh miền Tây từ năm 1867). Đến năm 1949, trước những thắng lợi liên tiếp cùa nhân dân Việt Nam, ngày 04/6/1949 Tổng thống Pháp đã ký Bộ luật số 49-733 trả lại Nam Kỳ lục tỉnh cho “Quốc gia Việt Nam”, đại diện là Bảo Đại..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Hầu hết người Khơme theo đạo Phật. Trong mỗi phum, sóc 13 đều có 1 đến 2 ngôi chùa làm nơi sinh hoạt tín ngưỡng, văn hóa cộng đồng. Đạo phật có ảnh hưởng lớn trong xã hội, tầng lớp sư, sãi có vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống chính trị - xã hội, văn hóa của người Khơme ở Miền Tây Nam Bộ. Người Khơme có truyền thống yêu nước, đoàn kết với các dân tộc anh em trong vùng, đã góp phần tích cực vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tình đoàn kết giữa người Khơme và người Việt cũng như các dân tộc anh em ngày càng gắn bó thủy chung. Tuy nhiên, bên cạnh truyền thống tốt đẹp, một số nơi trong vùng dân tộc Khơme vẫn còn có biểu hiện mâu thuẫn, kỳ thị giữa người Khơme và người Việt vì nhiều nguyên nhân do lịch sử để lại. Các thế lực thù địch, phản động luôn tìm mọi cách lợi dụng, kích động làm cho vấn đề dân tộc ngày càng phức tạp. - Người Hoa bắt đầu di cư đến vùng đất Tây Nam Bộ vào thế kỷ XVIIXVIII: Năm 1671, Mạc Cửu cùng với 400 người Hoa lánh nạn sang khai phá vùng đất Hà Tiên, sau đó mở rộng ra Phú Quốc, Rạch Giá, Cà Mau. Sau khi Mạc Cửu xin thần phục, nhà Nguyễn phong Mạc Cửu làm Tổng binh trấn Hà Tiên, cho xây dựng thành lũy, mở mang phố xá, dân cư nhiều nơi khác đến, Hà Tiên trở thành đô thị sầm uất. Vào năm 1769, khoảng 5000 quan, quận nhà Minh không chịu thần phục Mãn Thanh đã vượt biển vào cảng Đà Nẵng xin hàng chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn Phúc Tần cho số này lập nghiệp tại Biên Hòa (Đồng Nai) và Mỹ Tho (Tiền Giang) làm cho Nam Bộ ngày càng thịnh vượng. Hiện nay, người Hoa ở Miền Tây Nam Bộ có gần 200.000 người, chiếm khoảng 1,24% dân số toàn vùng Tây Nam Bộ và chiếm khoảng 23,2% dân số người Hoa trong toàn quốc. Họ sống tập trung nhiều nhất ở các tỉnh Bạc Liêu, Tiền Giang, An Giang, Vĩnh Long, Cà Mau... Trên vùng đất Tây Nam Bộ, người Hoa sống hoà đồng với các dân tộc khác; với nghề buôn bán là chủ yếu. Người Hoa rất có ý thức và năng lực kinh doanh, thương mại, chịu khó làm lụng, ít quan tâm đến chính trị. Họ ít tham gia các hoạt động của cộng đồng chung, song tính cộng đồng trong nội bộ người Hoa rất cao. Các hội tương trợ của các dòng họ người Hoa liên kết lại thành các tổ chức chặt chẽ, có quy mô lớn và hoạt động rất hiệu quả. Ngoài tín ngưỡng thờ các vị thần khác nhau, người Hoa còn theo đạo Phật. Bên cạnh những nét đặc sắc trong phong tục tập quán, thể hiện qua thờ tự, nghi thức hành lệ, tín đồ người Hoa cũng lập Hội Phật học lấy tên là Minh nguyệt cư sĩ Lâm Phật học hội. Tổ chức này có mặt tại nhiều tỉnh đồng bằng sông Cửu Long như Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Tháp... Đây là hình thức tương trợ, động viên nhau rất hiệu quả trong cộng đồng người Hoa. - Người Chăm ở Tây Nam Bộ còn gọi là người Chàm, người Chiêm, dân Chiêm Thành, người Hời, có nguồn gốc xuất xứ từ miền Trung Trung Bộ, nguyên là cư dân nước Chămpa14. Vào thế kỷ XIV - XV, một bộ phận người Chăm ở 13 Phum là một đơn vị cư trú của người Khơme bao gồm một số gia đình sống quần cư, vừa có quan hệ huyết thống, vừa cỏ quan hệ láng giềng, sỏc là một địa vực cư trú cùa nguời Khơme giống như làng cùa người Việt. 14 Lịch sử nước Chămpa cổ, bao gồm các quốc gia Hồ Tôn, Lâm Áp, Hoàn Vương, Chiêm Thành (Campanagara) và Thuận Thành (Nagar Cam), độc lập được từ năm 192 và kết thúc vào 1832..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Ninh Thuận di cư đi nhiều nơi, sau đó về tụ cư thành từng làng (Palay) dọc theo sông Hậu, trên các cù lao thuộc các huyện Phú Châu, Phú Tân, Châu Phú, tỉnh An Giang vào nửa đầu thế kỷ XIX. Nhóm cộng đồng Chăm cùng theo đạo Hồi (Islam), một tôn giáo du nhập từ bên ngoài vào Nam Bộ. Trong vùng đất Tây Nam Bộ, đa số người Chăm sống ở An Giang, hiện có trên 14.200 người, hầu hết đều cư trú giáp biên giới Campuchia. - Người Việt có công lớn nhất trong quá trình chinh phục đồng bằng sông Cửu Long, hình thành vùng đât Tây Nam Bộ. Cũng như người Khơme, người Hoa, đầu tiên người Việt đến đây cũng vì lý do lánh nạn chiến tranh, áp bức bóc lột nặng nề. Họ đi khai phá đất hoang và chung sống hòa bình với người Khơme. Ngoài những cư dân đã có mặt từ trước, từ cuối thế kỷ XVI, nhất là thế kỷ XVII, XVIII và đầu thế kỷ XIX người Việt ở miền Trung, miền Bắc đã di cư vào Nam Bộ. Ban đầu người Việt đến ngụ cư ở Mũi Xuy (Bà Rịa), Bàn Lân (Biên Hòa), sau đó phát triển đến các khu vực Bến Nghé, Sài Gòn, rồi Vĩnh Long, Hà Tiên... Trước khi Mạc Cửu cùng họ hàng đến Hà Tiên, từ năm 1665, một số người Việt ở Phnom Penh cũng đã chạy về Hà Tiên và Phú Quốc để khai khẩn đất đai, tìm nơi cư trú. Từ khi nhà Nguyễn thực thi chính sách khai phá đất đai, mở cõi, lập hệ thống chính quyên cai trị, làn sóng người Việt di cư vào Nam ngày càng đông đúc, trở thành chủ nhân chính trong cộng đồng dân cư Nam Bộ nói chung, Miền Tây Nam Bộ nói riêng. Hiện nay, người Việt chiếm 93% dân số các tỉnh, thành Miền Tây Nam Bộ. Quan hệ tộc người ở Tây Nam Bộ đã được thiết lập lâu bền trong lịch sử bởi những người nông dân nghèo từ nhiều nơi khác đến để tìm kế sinh nhai, ở đây đã diễn ra quá trình hòa hợp, hội nhập giữa người Việt và các tộc người thiểu số trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Đó cũng là xu hướng chủ đạo, xuyên suốt tiến trình hình thành và phát triển vùng đất Tây Nam Bộ và cộng đồng cư dân nơi đâ y. Do vậy, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đều mang dấu ấn của người Việt với tư cách là dân tộc chiếm đa số, chủ nhân chính, trung tâm đoàn kết cộng đồng các dân tộc trên vùng đất Tây Nam Bộ. Trải qua hơn ba thế kỷ với biết bao thăng trầm của lịch sử, nhiều thế hệ người Việt Nam (với ý nghĩa cộng đồng cư dân đa dân tộc) đã đổ biết bao công sức để dựng xây và bảo vệ vùng đất Tây Nam Bộ. Mỗi tấc đất nơi đây đều thấm đẫm mồ hôi và máu của người dân đất Việt. Chính vì thế mà đối với mỗi người dân Việt Nam, Nam Bộ nói chung, Miền Tây Nam Bộ nói riêng không đơn thuần chỉ là vấn đề chủ quyền lãnh thổ mà cao hơn thế, còn là vùng đất của những giá trị thiêng liêng, trường tồn cùng dân tộc. Như vậy, chủ quyền của Việt Nam đối với Miền Tây Nam Bộ nói riêng và Nam Bộ nói chung đã được khẳng định từ rất sớm bằng sự xuất hiện của người Việt, là chủ nhân chính khai hóa một cách hòa bình các vùng đất còn hoang sơ vốn thuộc nước Phù Nam đã bị diệt vong; đồng thời bằng việc xác lập quyền quản lý hành chính liên tục, trên thực tế của Nhà Nguyễn kể từ năm 1698. Tuy nhiên, các thế lực thù địch, cơ hội, phản động cho rằng vùng đất Nam Bộ nói chung, Miền Tây Nam Bộ nói riêng từ xưa vốn thuộc lãnh thổ của người.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Khơme - Campuchia, bị thực dân Pháp xâm chiếm rồi giao cho Việt Nam. Lập luận chủ yếu, mà không có căn cứ khoa học của quan niệm này là đồng nhất nước Phù Nam ở trung tâm của vùng hạ lưu sông Mê Kông với nhà nước đầu tiên của người Khơme (nước Chân Lạp trước đây). Thực tế lịch sử cho thấy: Vùng đất Tây Nam Bộ trước đây thuộc nước Phù Nam độc lập, từng bị Chân Lạp xâm chiếm nhưng Chân Lạp đã không khai phá và xác lập quyền cai quản thực tế, Người Việt từ lâu đã cùng với cư dân các tộc người Hoa, Khơme, Chăm khai phá và phát triên vùng đất này. Quá trình mở cõi, khai phá và xác lập chủ quyền thực tế của Nhà Nguyễn Việt Nam đối với Vùng đất Tây Nam Bộ là hoàn toàn hợp pháp. 3. Cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với vùng đất Tây Nam Bộ a) Chủ quyền của Việt Nam đối với vùng đất Tây Nam Bộ được khẳng định bằng các văn bản có giá trị pháp lý, được cộng đồng quốc tế, trong đó có chính phủ Campuchia thừa nhận Hiện nay vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với vùng đất Nam Bộ nói chung, trong đó có Miền Tây Nam Bộ đã được luật pháp quốc tế thừa nhận. Chính phủ và luật pháp Campuchia cũng hoàn toàn thừa nhận. Điều này thể hiện ở các văn bản Hiệp ước quan trọng mà các bên đã ký kết. - Hiệp ước giữa An Nam (Việt Nam), Xiêm (Thái Lan) và Cao Miên (Campuchia), ký tháng 12/1845 đã thừa nhận về mặt pháp lý, Nam Kỳ lục tỉnh thuộc về Việt Nam. - Hiệp ước năm 1846 giữa An Nam và Xiêm tiếp tục xác nhận nội dung này: Sau đó, Cao Miên cũng đồng ý và tham gia Hiệp ước này. - Hiệp ước Việt - Xiêm năm 1847 với sự chứng kiến của vua Cao Miên là Ang Dương, khẳng định vùng đất Nam Kỳ thuộc chủ quyền Việt Nam. Hiệp ước đã công nhận Ang Dương là vua Cao Miên, nhưng Cao Miên nhận là chư hầu của hai nước Việt và Xiêm; Cao Miên cũng xác nhận vùng đất Nam Kỳ thuộc về Việt Nam. - Hiệp ước Pháp - Tây Ban Nha và Nhà Nguyễn (Việt Nam), ký tại Sài Gòn ngày 05/6/1862 và trao đổi văn bản phê chuẩn tại Huế ngày 14/4/1863, đã khẳng định quyền lực của Việt Nam trên lãnh thổ Nam Kỳ. Nhưng triều đình Nhà Nguyễn bất lực, đã nhượng 3 tỉnh miền Đông (1862) và 3 tỉnh miền Tây (1874) cho Pháp15. Chính phủ Campuchia lúc đó không có phản ứng gì. - Hiệp ước Xiêm - Cao Miên ngày 01/12/1863 chứng tỏ cả Campuchia và Xiêm đều công nhận Nam Kỳ là một vùng đất không phải là của Campuchia (“Campuchia nằm giữa các lãnh thổ Xiêm, Nam Kỳ”); điều đó cũng có nghĩa là vùng đất Nam Kỳ thuộc về Việt Nam. - Trong thời Pháp thuộc, ranh giới giữa hai nước Việt Nam và Campuchia được phân định bao gồm hai đoạn: đoạn biên giới giữa Nam Kỳ với Campuchia và đoạn biên giới giữa Trung Kỳ với Campuchia. Đoạn biên giới ở Nam Kỳ (từ 15 Vua Minh Mạng năm 1832 đã đặt ra Nam Kỳ và chia thành 6 tỉnh nên gọi là Nam Kỳ Lục tỉnh hay Lục tỉnh. Trong đó, 3 tỉnh ở miền Đông gồm: Phiên An (năm 1836 đôi lại thành Gia Định), Biên Hòa, Định Tường; 3 tinh ở miền Tây gồm: Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Trên thực tế Pháp đã chiếm 3 tinh miền Tây từ năm 1867..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Tây Ninh đến Hà Tiên) được hình thành trên cơ sở các thỏa ước được ký kết giữa Pháp với Campuchia: + Thỏa ước Pháp - Campuchia ngày 09/7/1870. Để chuẩn bị cho việc soạn thảo và ký kết Thỏa ước, tháng 3/1870, Ủy ban liên hợp Pháp - Campuchia đã được thành lập. Ủy ban này có nhiệm vụ nghiên cứu vạch ra một đường biên giới giữa Nam Kỳ và Campuchia, đề xuất xác định 19 cột mốc từ Tây Ninh đên Hà Tiên. Trên cơ sở đề xuất của Ủy ban này, hai bên đã nhất trí tiến hành phân ranh trên thực địa và cắm được 16/19 cột mốc từ bờ sông Tônlê Tru (mốc Số l, giáp Tây Ninh) đến điểm rạch Tà Sang gặp rạch Cái Cậy (mốc số 16), chưa thống nhất được biên giới khu vực Hà Tiên. + Thỏa ước Pháp - Campuchia ngày 15/7/1873. Ngày 15/7/1873, Quốc vương Campuchia Norodom và Thống đốc Nam Kỳ, Chuẩn đô đốc Dupré nhân danh Chính phủ Pháp đã ký tiếp Thỏa ước về biên giới giữa Vương quốc Campuchia và Nam Kỳ thuộc Pháp. Đường biên giới được hai bên nhất trí thỏa thuận lần này là một đường biên giới được xác định dứt khoát, rành mạch, dựa vào các con sông hay các biến đổi địa hình khá ổn định, rõ ràng để xác định đường biên giới, tránh mọi tranh chấp về sau. Thỏa ước cũng đã quy định các điểm chính mà đường biên giới sẽ đi qua. Điểm xuất phát là tại cột mốc số 1 đặt trên bờ sông Tônlê Tru đến làng Giang Thành và từ đó đi thẳng đến Hà Tiên (Kiên Giang). Với hai Thỏa ước nói trên đường biên giới giữa Campuchia và Nam Kỳ đã được xác lập đầy đủ trong thời Pháp thuộc16. - Trước những thắng lợi liên tiếp của nhân dân Việt Nam trong công cuộc kháng chiến chống Pháp, ngày 04/6/1949 Tổng thống Pháp Vincent Auriol đã ký Bộ luật số 49-733 trả lại Nam Kỳ lục tỉnh cho “Quốc gia Việt Nam”, đại diện là Bảo Đại. Điều 2 của Luật quy định “Vùng đất Cochinchine được trao lại nhà nước thuộc địa Việt Nam theo Tuyên bố chung ngày 05/6/1948 và Tuyên bố của Chính phủ Pháp ngày 19/8/1948. Vùng đất Cochinchine không còn nằm trong quy chế lãnh thổ thuộc Pháp”17. Trước khi Chính phủ Pháp chuẩn bị trao trả lại vùng đất Nam Bộ cho Việt Nam, Chính quyền Campuchia lúc đó đã đưa ra các yêu sách phản đối. Ngày 25/6/1945, Quốc vương Norodom Sihanouk ra tuyên bố về quan điểm của Campuchia về vùng đất Nam Kỳ, ngày 20/01/1948 ông gửi thư cho Cao ủy Cộng hòa Pháp, ngày 02/4/1949, ông gửi thư cho Chủ tịch Liên hiệp Pháp để 16 Tuy nhiên do có những phát sinh trong quá trình quản lý thực tế, nên sau đỏ, đường biên giới này dù được xác định là “dứt khoát” nhưng đã được điều chỉnh ở một sổ điềm bởi 5 Nghị định khác nhau cùa Toàn quyền Đông Dương. Cụ thể: 1. Nghị định ngày 10/12/1898: sửa đổi một đoạn trên biên giới giữa Tây Ninh và tỉnh Svey-riêng. 2. Nghị định ngày 20/3/1899: điều chỉnh đoạn biên giới thuộc tỉnh Long An và Svey- riêng. 3. Nghị định ngày 31/7/1914: có 3 điểu sửa đổi biên giới liên quan đến các đoạn biên giới: Đoạn biên giới giũa tỉnh Hà Tiên và Campot. Đoạn biên giói giữa tỉnh Tây Ninh và Prey-veng. Đoạn biên giới giũa tỉnh Thủ Dầu Một và Kôngpông Chàm. 4. Nghị định ngày 6/12/1935: thay đổi ranh giới giũa Châu Đốc và Candal, giữa sông Mê Kông và sông Bassac. 5. Nghị định ngày 11/12/1936: thay đổi ranh giới giữa các tình Châu Đốc và Prey Veng. 17 Người Pháp gọi Nam Kỳ Lục Tỉnh là Basse-Cochinchine (vùng Cochinchine "hạ" hay vùng Hạ Đàng Trong)..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> phản đối ý định của Pháp trả đất Nam Kỳ cho phía Việt Nam. Chính phủ Pháp có đủ căn cứ để phản bác lập luận trên. Trong thư gửi Quốc vương Norodom Sihanouk, ngày 08/6/1949, Chính phủ Pháp đã khẳng định: “… Ngoài những lý do thực tiễn, những lý do pháp lý và lịch sử không cho phép Chính phủ Pháp trù tính các cuộc đàm phán song phương với Campuchia để sửa lại các đường biên giới của Nam Kỳ. Quốc vương hẳn cũng biết rằng Nam Kỳ đã được An Nam nhượng cho Pháp theo các Hiệp ước năm 1862 và 1874...” và “Chính từ triều đình Huế mà Pháp nhận được toàn bộ miền Nam Việt Nam”, trước lúc Pháp có mặt ở Đông Dương, miền Tây Nam Kỳ không thuộc triều đình Khơme. - Chủ quyền của Việt Nam đối với Nam Bộ nói chung, Miền Tây Nam Bộ nói riêng tiếp tục được công nhận tại Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954) và Hiệp định Pari (1973), được các nước lớn có liên quan như Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc và Lào, Campuchia thừa nhận. Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 khẳng định: “11. Hội nghị ghi nhận tuyên bố của Chính phủ Pháp theo hướng là đế giải quyết mọi vấn đề liên quan đến việc củng cố và thiêt lập lại hoà bình ở Campuchia, Lào và Việt Nam, Chính phủ Pháp sẽ xuất phát từ nguyên tắc tôn trọng độc lập và chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia, Lào và Việt Nam. 12. Trong mối quan hệ của mình, Campuchia, Lào và Việt Nam, mỗi nước thành viên Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 cam kết tôn trọng chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia nói trên và kiềm chế trong bất cứ việc nào can thiệp đến công việc nội bộ của họ”. Như vậy, theo Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam và Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 về khôi phục hoà bình ở Đông Dương, Việt Nam chỉ tạm thời bị cắt thành hai miền Nam - Bắc bởi một giới tuyến quân sự (vĩ tuyến 17), Campuchia, Lào và các nước tham gia Hội nghị đều đã cam kết tôn trọng chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, bao gồm cả vùng đất Tây Nam bộ. - Trong những năm đất nước ta tạm thời bị chia cắt, đã nhiều lần xảy ra xung đột, tranh chấp biên giới giữa chính quyền Việt Nam Cộng hòa và Campuchia. Trước tình hình đó, các chính quyền khác nhau của Nhà nước Campuchia và Quốc vương Norodom Sihanouk đã nhiều lần kêu gọi cộng đồng quốc tế thừa nhận đường biên giới hiện tại giữa Campuchia với Nam Việt Nam được thể hiện trên các bản đồ (hợp pháp) do Sở Địa dư Đông Dương ấn hành trước năm 1954. + Khi tham dự Hội nghị các nước không liên kết tại Le Caire (Ai Cập) tháng 10/1964, Thủ tướng Campuchia Norodom Kan-ton chính thức ủng hộ nguyên tắc ghi trong bản Tuyên ngôn bế mạc Hội nghị và đã được biểu quyết thông qua: "... tất cả cam kết rằng khi được độc lập, có những biên giới như thế nào thì cứ tiếp tục duy trì và tôn trọng các biên giới đó". Thủ tướng Norodom Kan-ton còn tuyên bố: "Vấn đề chủ yếu của chúng tôi là được các nước thừa nhận biên giới với Nam Việt Nam... đường giới tuyến này do mẫu quốc Pháp đặt ra... Mặc dù các biên giới này rất bất lợi cho Campuchia, chúng tôi cũng thừa nhận những biên giới đó"18. 18 Trần Văn Minh (1978), Biên giới Việt Nam - Campuchia, vài khía cạnh về lịch sừ và pháp lý, Paris, tr.20-21.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> + Từ năm 1960 đến 1962, chính phủ Vương quốc Campuchia tiến hành thương lượng với chính quyền ngụy Sài Gòn nhằm giải quyết những xung đột biên giới, cải thiện quan hệ giữa hai bên nhưng không đạt được kết quả. Năm 1962, Norodom Sihanouk đề nghị Liên hợp quốc triệu tập một hội nghị quốc tế để công nhận độc lập, trung lập và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia. - Tháng 3/1964, Chính phủ Vương quốc Campuchia gửi Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà bản dự thảo Nghị định thư về tuyên bố nền trung lập của Vương quốc Campuchia, tại Điều 1 bản dự thảo viết: "... b/ Với Nam Việt Nam, biên giới ghi trên các bản đồ tỷ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương thông dụng trước các Hiệp định Paris năm 1954 và về các đảo ven bờ trên bản đồ hải quân kèm theo...". Tuy nhiên, phía Campuchia gửi kèm theo bản dự thảo này bộ bản đồ thể hiện đường biên giới trên đất liền giữa hai nước, nhưng đã bị cạo sửa 9 điểm, chỗ lớn nhất là khu vực Bu Prăng (thuộc tỉnh Đăknông) lấn sang lãnh thổ Việt Nam khoảng 50 km2; có cả hải đồ vẽ đường ranh giới trên biển mà trong đó đảo Thổ Chu và một số đảo khác của Việt Nam thuộc về Campuchia. Do vậy, Chính phủ Việt Nam đã không đáp ứng đề nghị vô lý đó của Chính phủ Campuchia19. - Ngày 20/6/1964, Quốc vương Norodom Sihanouk đã gửi thư cho Chủ tịch Đoàn Chủ tịch ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam Nguyễn Hữu Thọ, khắng định: “Về phần mình, Campuchia chỉ đòi hỏi sự công nhận đường biên giới hiện tại trên đất liền của mình như được vẽ trên các bản đồ thông dụng đến năm 1954 và sự công nhận chủ quyền của Campuchia đối với các đảo ven bờ mà chế độ Sài Gòn đã đòi hỏi mà không có một chút lý lẽ gì để biện hộ được”20. - Ngày 09/5/1967, Chính phủ Vương quốc Campuchia đã ra lời kêu gọi các nước “tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ Campuchia trong đường biên giới hiện tại” (theo đường biên giới lúc đó, Miền Tây Nam Bộ thuộc Nam Việt Nam). Đáp lại lời kêu gọi của Campuchia, ngày 31/5/1967 và ngày 08/6/1967 ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa đã lần lượt ra tuyên bố thừa nhận và cam kết tôn trọng đường biên giới hiện tại của Campuchia. - Đến cuối năm 1968, đã có 34 nước, trong đó có Pháp, Mỹ, Bỉ, Tây Ban Nha, Hà Lan ra tuyên bố tôn trọng độc lập, chủ quyền, trung lập và toàn vẹn lãnh thổ của Vương quốc Campuchia trong các đường biên giới hiện tại21. b) Những hiệp ước về biên giới, lãnh thố được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Campuchia Sau khi chính quyền Khơme đỏ bị lật đổ, nước Cộng hòa nhân dân Campuchia được thành lập, chính phủ hai nước Việt Nam và Campuchia đã ký nhiều hiệp ước về biên giới, lãnh thổ. 19 Lưu Văn Lợi (1990), Việt Nam – Đất, Biển, Trời, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 20 Theo “Lược sử vùng đất Nam bộ", Hội khoa học lịch sử Việt Nam, Nxb Thế Giới năm 2006, Tạp chí Xưa & Nay, số 285, 6-2007, tr 11.. 21 Ngày 16/4/1968, Chính phủ Mỹ tuyên bố: ‘Theo Hiến chương Liên hợp quốc, Mỹ công nhận và tôn trọng chủ quyền, nền độc lập, trung lập và toàn vẹn lãnh thổ của Vương quốc Campuchia trong các đường biên giới hiện tại”..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> - Hiệp ước hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia. Hiệp ước này được chính phủ hai nước ký ngày 18/02/1979, tại Điều 4 của Hiệp ước đã thống nhất: "Hai bên cam kết sẽ giải quyết bằng thương lượng hoà bình tất cả những bất đồng có thể nảy sinh trong quan hệ hai nước. Hai bên sẽ đàm phán để ký một hiệp định hoạch định biên giới quốc gia giữa hai nước trên cơ sở đường biên giới hiện tại; quyết tâm xây dựng đường biên giới này thành biên giới hoà bình, hữu nghị lâu dài giữa hai nước”22. - Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước Cộng hoà Nhân dân Campuchia. Ngày 20/7/1983, nước CHXHCN Việt Nam và nước Cộng hoà Nhân dân Campuchia đã ký Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới Việt Nam Campuchia, trong đó đã thống nhất áp dụng hai nguyên tắc: (1) Trên đất liền, hai bên coi đường biên giới hiện tại giữa hai nước được thể hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương thông dụng trước năm 1954 hoặc gần năm 1954 nhất (kèm theo 26 mảnh bản đồ đã được hai bên xác nhận) là đường biên giới quốc gia giữa hai nước23; (2) ở nơi nào đường biên giới chưa được vẽ trên bản đồ hoặc hai bên đều thấy chưa hợp lý thì sẽ cùng nhau bàn bạc, giải quyết trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau vì lợi ích của mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Campuchia, phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế. - Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà Nhân dân Campuchia24. Hiệp ước được chính phủ hai nước ký ngày 27/12/1985, được Hội đồng nhà nước nước CHXHCN Việt Nam phê chuẩn ngày 30/01/1986 và Quốc hội nước Cộng hoà Nhân dân Campuchia phê chuẩn ngày 07/02/1986, hai bên trao đổi văn kiện phê chuẩn Hiệp ước ngày 22/02/1986. Nội dung Hiệp ước thể hiện rõ lập trường của hai nước tôn trọng và bảo vệ đường biên giới hiện tại. Nội dung hai Hiệp ước năm 1983 và 1985, nêu trên không chỉ phù hợp với thực tế khách quan về đường biên giới giữa Việt Nam và Campuchia, mà còn phù hợp với ý chí và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam và nhân dân Campuchia. Sau khi Hiệp định Pari về Campuchia được ký kết năm 1991, năm 1993 Quốc hội Campuchia thông qua Hiến pháp mới, Điều 2 của bản Hiến pháp này khẳng định: “Toàn vẹn lãnh thổ Vương quốc Campuchia không thể bị vi phạm trong đường biên giới của mình đã được xác định trong bản đồ tỷ lệ 1/100.000, làm giữa những năm 1933-1953 và được quốc tế công nhận giữa những năm 1963-1969” 25. Đường biên giới theo Hiếp pháp Campuchia là phù hợp với nguyên tắc được quy định tại Điều 1, Hiệp ước 1983 về xác định sử dụng loại bản đồ để phân định biên giới Việt Nam - Campuchia và đã được cụ thể hóa trong Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985. 22 Nguồn: Lưu trữ Ủy ban Biên giới quốc gia. 23 Bản đồ Bonne 26 mành tỷ lệ 1/100.000 là tập bàn đồ được chính quyền Đông Dương cùa Pháp xuất bản trong khoảng những năm 1951-1955. Tập bản đồ này được Quốc vương Norodom Sihanouk gửi lên Liên hiệp Quốc để lưu trữ năm 1964. Trong những năm 1963-1969, tập bản đồ được quốc tế công nhận rộng rãi. Các hiệp định phân định biên giới giữa Việt Nam và Campuchia cũng dựa trên bản đồ này. 24 Nguồn: Lưu trữ Ủy ban Biên giới quốc gia. 25 Theo “Lược sử vùng đất Nam bộ”, Hội khoa học lịch sứ Việt Nam, Nxb Thế Giới năm 2006, Tạp chí Xưa & Nay, số 285, 6 - 2007, tr 11..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> - Hiệp ước giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985. Năm 2005, quan hệ hai nước Việt Nam - Campuchia đã bước sang một giai đoạn mới với chính sách nhất quán và kiên trì của Nhà nước ta thắt chặt và củng cố quan hệ hữu nghị láng giềng tốt với Campuchia, quan hệ hợp tác tin cậy giữa hai nước ngày càng mở rộng. Cũng trong năm này, tiến trình đàm phán giữa hai nước về biên giới đã được đẩy mạnh (tiếp sau chuyến thăm Campuchia của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, tháng 3/2005). Với nỗ lực và quyết tâm cao của cả hai phía, ngày 10/10/2005, tại Hà Nội, Thủ tướng Hun Sen và Thủ tướng Phan Văn Khải đã ký Hiệp ước bổ sung nhằm xác nhận những sửa đổi đã được hoạch định bởi Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà Nhân dân Campuchia ký ngày 27/12/1985. Tái lập tiến trình đàm phán phân giới cắm mốc đường biên giới giữa hai nước. Hiệp ước bổ sung được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn ngày 29/11/2005. Hiệp ước có 04 nội dung cơ bản: + Hai bên thống nhất điều chỉnh 06 điểm trên biên giới, trong đó 03 điểm do sai sót kỹ thuật bản đồ và 03 điểm ở An Giang lâu nay vốn của Việt Nam hoặc của Campuchia nhưng lại không được thế hiện trên bản đồ Hiệp ước năm 1985. Riêng khu vực Bu Prăng (thuộc tỉnh Đắc Nông ngày nay), phía ta khẳng định là của Việt Nam, nhưng đề vấn đề này không cản trở tiến trình phân giới cắm mốc, ta đã đồng ý ghi vào Hiệp ước bổ sung là "Hai bên tiếp tục thảo luận" vấn đề này. + Điều chỉnh đường biên giới trên sông, suối theo nguyên tắc luật pháp và thực tiễn quốc tế, áp dụng nguyên tắc trung tuyến dòng chảy. + Mỗi bên tự rà soát việc chuyển vẽ đường biên giới từ bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 sang bản đồ UTM tỷ lệ 1/50.000, sau đó đối chiếu kết quả để thống nhất một đường biên giới trên bản đồ. + Hai bên đã cam kết hoàn thành phân giới cắm mốc trước tháng 12/2008 (tuy nhiên căn cứ vào tình hình thực tế, sau khi Đảng Nhân dân Campuchia CPP thắng cử, bạn và ta đã thống nhất điều chỉnh kế hoạch phân giới cắm mốc sẽ hoàn thành vào cuối năm 2012. Tuy nhiên, tính đến tháng 12/2015, hai bên đã xác định trên thực địa được vị trí của 312/371 cột mốc đã thống nhất trên bản đồ, đạt 84%; xây dựng được 309/371 cột mốc, đạt 83%; phân giới được khoảng 929km, đạt khoảng 82%; quy thuộc được 109 cồn bãi trên sông suối (trong đó quy thuộc về Việt Nam 42 cồn bãi; về Campuchia 67 cồn bãi). c) Tính khách quan, khoa học, chính xác và đồng thuận trong quá trình phân giới, cắm mốc giữa Việt Nam và Campuchia - Thực hiện các hiệp định nêu trên, hai bên đã tiến hành khảo sát thực tế, chuyển vẽ bản đồ26 và phân định biên giới; đồng thời tổ chức xây dựng hệ thống cột mốc biên giới hoàn toàn dựa trên cơ sở kết quả chuyên vẽ bản đồ và phân định trên thực địa đã được hai bên thống nhất, những khu vực còn chưa thống nhất thì tiêp tục nghiên cứu, khảo sát để hoạch định trên nguyên tắc công bằng, bình đẳng, tuân thủ luật pháp quốc tế và các thỏa thuận hai bên đã ký kết. - Ngày 07/9/2006, đại diện Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Campuchia 26 Theo Hiệp định bổ sung nãm 2005: Mỗi bên tự rà soát; chuyển vẽ đường biên giới từ bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 sang bàn đồ UTM tỷ lệ 1/50.000, sau đỏ đối chiếu kết quả để thống nhất đường biên giới trên bản đồ..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> đã chứng kiên Lễ khởi công xây dựng cột mốt quốc tế đầu tiên tại cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh). Đến nay, hai bên đã phân giới được khoảng 1000 km trong tổng số chiều dài đường biên giới khoảng 1.137 km, hoàn thành việc xây dựng 10 cột mốc đại có gắn quốc huy tại 10 cặp cửa khẩu quốc tế, 01 cột mốc ở điểm đầu, 01 cột mốc cuối cùng và 297 cột mốc chính, góp phần hoàn thành khoảng 90% công việc phân giới, cắm mốc trên toàn tuyến biên giới đi qua 9 tỉnh của Campuchia và 10 tỉnh của Việt Nam, trong đó có 4 tỉnh Miền Tây Nam Bộ27. - Tuy nhiên, vẫn còn 6 đoạn biên giới mà hai bên chưa thống nhất, trong đó, Miền Tây Nam Bộ có 3 đoạn là: đoạn biên giới từ cột mốc số 241 đến số 245 tiếp giáp An Giang (Việt Nam) và Kandal (Campuchia); đoạn biên giới dự kiến cắm cột mốc số 247 đến số 254 tiếp giáp An Giang (Việt Nam) và Kandal/Takeo (Campuchia); và đoạn biên giới từ cột mốc số 295 đến số 302 tiếp giáp Kiên Giang (Việt Nam) và Kampot (Campuchia)28. - Trong quá trình phân giới, cắm mốc, phát sinh vấn đề tại một số địa phương có tình trạng cư dân sinh sống vượt quá đường biên giới chuyển vẽ (sống trên đất của bạn và ngược lại). Do đó, ngày 23/4/2011, đại diện Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Campuchia đã ký Bản ghi nhớ về việc giải quyết một số khu vực tồn đọng trên biên giới đất liền giữa hai nước. Theo đó, hai bên nhất trí duy trì đường biên giới quản lý thực tế; đồng thời căn cứ đường biên giới pháp lý để hoán đổi cân bằng về diện tích và lợi ích để không gây ảnh hưởng, xáo trộn cuôc sống, bảo đảm sự ổn định sinh hoạt, sản xuất của nhân dân khu vực biên giới. Hai bên cũng đã thỏa thuận trong khi chờ đợi giải quyết những vấn đề còn tồn tại về biên giới thì duy trì nguyên hiện trạng; không thay đổi, xê dịch các cột mốc biên giới; tăng cường quản lý, tuyên truyền, giáo dục, không để nhân dân xâm canh, xâm cư và cùng nhau hợp tác giữ gìn an ninh, trật tự khu vực biên giới. - Hai bên sẽ tiếp tục phối hợp đế sớm hoàn thành việc phân giới, cắm mốc đối với các đoan biên giới còn tồn đọng và tăng cường quản lý biên giới. + Hai bên sẽ tuân thủ pháp luật quốc tế, đặc biệt là các hiệp ước về hoạch định biên giới và các văn bản thỏa thuận khác giữa hai nước; trong trường hợp cần thiết, xem xét mời chuyên gia kỹ thuật quốc tế hỗ trợ giải quyết các vướng mắc cụ thể về kỹ thuật để đảm bảo kết quả phân giới cắm mốc ở những đoạn biên giới này khách quan, khoa học và chính xác. + Hai bên nhất trí triển khai cắm mốc phụ (dự kiến trên 1.500 mốc) nhằm làm rõ hơn đường biên giới trên thực địa, tạo thuận lợi cho công tác quản lý biên giới; hoàn thiện hồ sơ phân giới căm mốc để làm cơ sở xây dựng Nghị định thư về phân giới cắm mốc biên giới đất liền giữa hai nước. + Về quản lý biên giới, để duy trì an ninh, trật tự và bảo đảm lợi ích của nhân dân khu vực biên giới hai bên, góp phần xây dựng một đường biên giới chung hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác và phát triển bền vững, trong khi chờ việc hoàn thành phân giới cắm mốc biên giới đất liền và ký kết một Hiệp định mới về Quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới giữa Việt Nam và Campuchia, hai bên sẽ tiếp tục quản lý biên giới theo Hiệp định về quy chế quản 27 Báo Đất Việt, số ra ngày 27/12/2015. 28 Nguyễn Anh Dũng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, Báo Đồng Khởi, ngày 25/12/2015..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> lý biên giới năm 1983 và Thông cáo báo chí chung ngày 17/01/1995. 4. Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về chủ quyền của Việt Nam đối với vùng đất Tây Nam Bộ Đảng và Nhà nước ta thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết dân tộc, chủ trương đoàn kết các dân tộc anh em trong cộng đồng dân tộc Việt Nam (trong đó có đồng bào Khơme ở Miền Tây Nam Bộ), phát huy sức mạnh toàn dân đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Kiên quyết đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, cơ hội, phản động nhằm kích động ly khai dân tộc; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, trong đó có vùng đất Tây Nam Bộ; đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; giữ vững và tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa Việt Nam và Campuchia. - Ngay từ khi mới ra đời, trên cơ sở hợp nhất các tổ chức cộng sản (Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn), Đảng ta đã thống nhất lãnh đạo phong trào cách mạng trên cả ba miền đất nước đấu tranh giành độc lập dân tộc, trong đó có Miền Tây Nam Bộ. - Ngay sau khi được thành lập, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa đã khẳng định chủ quyền đối với vùng đất Tây Nam Bộ - một bộ phận không thể tách rời của toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. - Tháng 7/1946, Tại Pari, bên lề Hội nghị Phôngtenbơlô, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố “Nam Bộ là đất của Việt Nam. Nó là thịt của thịt chúng tôi, là máu của máu chúng tôi... Trước khi đảo Coocsơ trở thành đất của Pháp thì Nam Bộ đã là đất của Việt Nam”. - Trong thư gửi đồng bào Nam Bộ ngày 31/5/1946, Hồ Chủ tịch đã viết; “Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi”29. - Những năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Đảng và Nhà nước ta đã tập hợp, động viên được đông đảo các tầng lớp nhân dân, trong đó đồng bào các dân tộc ở Miền Tây Nam Bộ tham gia kháng chiến, kề vai sát cánh cùng quân và dân Campuchia trong Liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào - Campuchia; lực lượng cách mạng hai nước đã thường xuyên phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau, cùng đấu tranh chống xâm lược. Lúc đó, Chính quyền cách mạng Campuchia luôn giữ quan hệ đoàn kết, hợp tác, thể hiện sự tôn trọng đường biên giới giữa hai nước. Trong lúc xảy ra tranh chấp biên giới giữa Chính quyền Việt Nam cộng hòa với Nhà nước Campuchia, Chính phủ Campuchia và Quốc vương Norodom Sihanouk kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận đường biên giới hiện tại, lúc đó, ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa cũng đã lần lượt ra tuyên bố thừa nhận và cam kết tôn trọng đường biên giới hiện tại của Campuchia. - Những năm 1975-1979, Chính quyền Khơme đỏ ở Campuchia nhiều lần 29 Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.246..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> đưa quân sang xâm lược Việt Nam, tàn sát, giết hại dân thường ở các tỉnh biên giới. Đảng và Nhà nước đã lãnh đạo quân và dân ta, trong đó có đồng bào Khơme ở Miền Tây Nam Bộ tiến hành cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam thắng lợi, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia. Trước nguy cơ diệt chủng ở Campuchia, đáp lại lời kêu gọi của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, Quân đội và nhân dân Việt Nam đã không tiếc máu xương, tận tình giúp đỡ nhân dân Campuchia đánh đổ chính quyền Khơme đỏ, cứu nhân dân Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng, hồi sinh đất nước và xây dựng cuộc sống mới. Đen năm 1989, theo thỏa thuận giữa hai nước, Quân đội và chuyên gia Việt Nam đã rút về nước. - Từ đó đến nay, Đảng,và Nhà nước ta chủ trương tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác Campuchia, ký kết các hiệp định hoạch định biên giới, tồ chức phân giới, cắm mốc trên nguyên tắc bình đẳng, tuân thủ luật pháp quốc tế. - Về đối nội, Đảng, Nhà nước ta luôn thực thi chính sách bình đẳng, đoàn kết các dân tộc, thường xuyên quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng dân cư các dân tộc thiểu số, trong đó có đồng bào Khơme ở Miền Tây Nam Bộ; đã có nhiều chính sách, giải pháp cụ thể để phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn: Ngày 18/4/1991, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 68-CT/TW về công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khơme. Ngày 14/8/2012, Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 28-KL/TW về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020. Ngày 21/11/2013 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2270/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 28-KL/TW của Bộ Chính trị. Trong nhiều năm qua, Chính phủ cũng đã và đang ban hành nhiều đề án, kế hoạch về phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa vùng đồng bằng sông Cửu Long. Các văn bản trên đã và đang được triển khai thực hiện, đem lại hiệu quả thiết thực, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của các dân tộc thiểu số ở Miền Tây Nam Bộ, trong đó có đồng bào Khơme. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 35,66% năm 2011 xuống còn 28,11% năm 2014, hiện nay không còn hộ đói; 80% số hộ dân có phương tiện nghe, nhìn. Hầu hết các tỉnh thành ở Miền Tây Nam Bộ có chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng Khơme. Tín đồ, sư sãi có điều kiện trùng tu, xây dựng mới nhiều chùa chiền, trường học. Các tỉnh, thành đều tổ chức dạy chữ Khơme, Pali30 cho sư, sãi. Một số tỉnh miễn 100% học phí và đóng góp xây dựng trường cho học sinh Khơme ở các cấp học. Các xã có đông người Khơme đều có trạm y tế, toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long có 167 bác sĩ và 436 y sĩ là người dân tộc Khơme. II. ĐẤU TRANH LÀM THẤT BẠI ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH, CƠ HỘI, PHẢN ĐỘNG CHỐNG PHÁ CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI VÙNG ĐẤT TÂY NAM BỘ. 1. Một số tổ chức hoạt động chống phá chủ quyền của Việt Nam đối với vùng đất Tây Nam Bộ 30 Pali còn gọi là 'Nam Phạn, là một ngôn ngừ thuộc nhóm Ản-Aryan Trung cổ hay prakrit. Đây là ngôn ngữ kinh điển của Phật giáo Nam Tông, dùng trong việc chép kinh cùng tụng niệm, trong đó có bộ Kinh Tam tạng..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> a) Tư tưởng ly khai dân tộc và tổ chức Khơme tự do (Khơme Serei) - Quan niệm của một số người Campuchia cực đoan về các vùng lãnh thổ: Khơme Crôm; Campuchia Crôm; Khơme Campuchia Crôm. + Theo tiếng Khơme, “Khơme Crôm” (Khơme hạ) là thuật ngữ chỉ bộ phận người Khơme sống ở phía miền dưới, với điều kiện địa hình sông nước sình lầy, để phân biệt với bộ phận người Khơrne sống ở miền trên, có địa hình cao hơn là Khơme Thượng (Khơme Loeur) và Khơme giữa (Khơme Kandal). Còn “Campuchia Crôm” nghĩa là vùng hạ của Campuchia, chỉ vùng đất thấp, phía dưới của Campuchia, để phân biệt với “Campuchia Khơme Loeur” ở vùng đất cao, phía trên và “Campuchia Khơme Kandal” ở giữa, trung bình. + Theo cách hiểu xuyên tạc của một số người Campuchia cực đoan và các lực lượng phản động, ly khai thì Khơme Crôm là bộ phận tộc người Khơme sinh sống ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, còn “Campuchia Crôm” là vùng đất Nam Bộ của Việt Nam hiện nay. Họ cho rằng đó là vùng đất vốn của Campuchia quản lý, năm 1949 Pháp giao cho Việt Nam. Họ xuyên tạc sự thật lịch sử chủ quyền của Nhà nước Phù Nam cổ và quá trình hình thành cộng đồng cư dân trên vùng đất Tây Nam Bộ, xuyên tạc cơ sở lịch sử, pháp lý chủ quyên của Việt Nam đối với Miền Tây Nam Bộ, lập các tổ chức phản động, kích động dân chúng “đòi lại” vùng đất Nam Bộ, đòi lập Nhà nước Khơme Crôm tự trị hoặc đòi sáp nhập Nam Bộ vào lãnh thổ Campuchia. + “Khơme Campuchia Crôm” (Khơme Kampuchia Crôm) là cách đặt tên cho người Khơme Crôm của lực lượng ly khai người Khơme. Cách đặt tên này có ý nghĩa gắn tộc người Khơme một cách mặc định với đất nựớc Campuchia, họ cho rằng nơi nào người Khơme sinh sống thì vùng đất ở đó thuộc về Campuchia (ý chỉ vùng đất Nam Bộ, chủ yếu là Miên Tây Nam Bộ). - Tư tưởng ly khai người Khơme ra khỏi cộng đồng các dân tộc Việt Nam và vùng đất Nam Bộ ra khỏi đất nước Việt Nam đã xuất hiện từ rất sớm trong một số người Khơme sống lưu vong, được hình thành và phát triển cơ bản từ quan điểm “Khơme tự do” của Sơn Ngọc Thành; với chủ trương là giành quyền lãnh đạo Campuchia và phát triển lực lượng đấu tranh thành lập một đất nước của người Khơme (bao gồm Campuchia và Nam Bộ của Việt Nam). - Sơn Ngọc Thành sinh ngày 07/12/1908 tại tỉnh Trà Vinh, cha là người dân tộc Khơme, mẹ người Hoa-Khơme. ông tốt nghiệp trung học ở Sài Gòn rồi sang Pháp du học ngành luật, sau trở về làm thẩm phán ơ Pursat và ủy viên công tố ở Thủ đô Phnom Penh trước khi giữ chức Phó Giám đốc Viện Phật học Campuchia. Năm 1936, Sơn Ngọc Thành cùng Sim Var và nhà dân tộc chủ nghĩa Khơme nổi tiếng Pach Chhoeun xuất bản tờ báo Nagaravatta (Thành phố chúng ta), dưới danh nghĩa truyên bá Phật giáo và bảo tồn văn hoá, tờ báo kêu gọi đấu tranh giành độc lập cho người Khơme. Trong thời gian này, ông ta đã bắt đầu tiếp thu chủ nghĩa phát xít Nhật mà ông gọi đó là "chủ nghĩa xã hội quốc gia"; ông trở thành phe đối lập lâu dài với vua Norodom Sihanouk. - Ngày 20/7/1942, Sơn Ngọc Thành tổ chức một cuộc biểu tình lớn đòi Pháp phải thả hết tù chính trị và trả quyền tự quyết cho dân tộc Campuchia. Cuộc biểu tình bị thực dân Pháp dập tắt, Sơn Ngọc Thành phải trốn qua Thái Lan rồi sang.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Nhật tị nạn. - Năm 1943, Sơn Ngọc Thành trở về Campuchia và chủ trương dựa vào Nhật để chống Pháp. Ngày 9/3/1945 quân Nhật đảo chính Pháp, Sơn Ngọc Thành trở thành Bộ trưởng Ngoại giao. Ngày 09/8/1945, Nhật đầu hàng Đồng Minh, Sơn Ngọc Thành đảo chính tự đứng lên làm Thủ tướng. Ngày 10/10/1945, liên quân Anh – Pháp - Ấn tiến vào Phnom Penh lật đổ Chính phủ, bắt giam Sơn Ngọc Thành, đưa Sihanouk trở lại làm vua. Sơn Ngọc Thành bị đầy sang sống lưu vong ở Pháp. Nhiều người ủng hộ ông đã gia nhập tổ chức Khơme Issarak31. Đây là một phong trào chính trị theo chủ nghĩa dân tộc Khơme chống Pháp, xuất hiện vào năm 1945 với sự ủng hộ của chính phủ Thái Lan. Với mục tiêu đuổi Pháp ra khỏi Campuchia và thành lập một nhà nước Khơme độc lập, tự chủ. Do sự xuất hiện những hệ tư tưởng chính trị khác biệt ngay trong nội bộ nên phong trào này bị tan rã, nhiều nhân vật Khơme Issarak về sau tham gia vào cuộc nội chiến Campuchia. - Năm 1951, Sơn Ngọc Thành được chính quyền thực dân ân xá trở về Phnom Penh và liên minh với các lãnh đạo khác của các nhóm Khơme Issarak 32. Năm 1952, ông ta tổ chức kháng chiến ở Xiêm Riệp; cố gắng giành quyền kiểm soát tổng thể phong trào Khơme Issarak. Tuy nhiên, vào năm 1954, ông ta bị loại bỏ khỏi tổ chức này và chính thức thành lập tổ chức dân quân Khơme Serei (Khơme Tự do), chủ yếu là tuyển mộ từ những người Khơme Crôm để chống lại Sihanouk và lực lượng cách mạng, hoạt động trong khu vực biên giới ở Thái Lan và Nam Việt Nam. - 18/3/1972, ông ta được bổ nhiệm làm Thủ tướng Chính phủ nội các Cộng hoà Khơme do Lon Nol làm Tổng thống. Sau đó Sơn Ngọc Thành bị Lon Nol sa thải vào 15/10/1972 và phải tiếp tục sống lưu vong ở miền Nam Việt Nam. Sau 30/4/1975, quân “Khơme tự do” bị quân giải phóng tiêu diệt, Sơn Ngọc Thành bị bắt giam ở khám Chí Hòa (chết năm 8/8/1977 do bệnh tật); số còn lại ở Campuchia bị Khơme đỏ truy kích dữ dội, tổ chức này bị tan rã. Gần 40 năm hoạt động, Sơn Ngọc Thành luôn truyền bá tư tưởng dân tộc cực đoan, đòi “tự do” cho người Khơme và xây dựng một đất nước của người Khơme. Tuy nhiên, mọi sự cố gắng của ông ta không phù hợp với thực tiễn lịch sử nên bị chính những người Khơme phản đối. Tuy nhiên, ông ta đã tạo ra tiền đề cho việc hình thành nhóm người Khơme theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan và manh nha cho sự ra đời của các tổ chức phản động “Khơme Campuchia Crôm”. Hiện nay, lực lượng phản động Khơme Crôm được tổ chức thành hai nhóm chính: “Liên đoàn Khơme Campuchia Crôm thế giới” và “Cộng đồng Khơme Campuchia Crôm”. b) “Liên đoàn Khơme Campuchia Crôm thế giới” (KKF) - Thành lập năm 1985 bởi một số tàn quân của lực lượng “Khơme tự do” kết hợp với ngụy quân, ngụy quyền Việt Nam và người Khơme Crôm di tản sang Hoa Kỳ; tổ chức này có trụ sở tại Bang New Jersey, Hoa Kỳ. 31 Khơme Issarak nghĩa là Khome độc lập. Khơme Serei nghĩa là Khơme tự do. 32 Lúc này tổ chức Khơrne Issarak đã bị phân hỏa. số tiến bộ tham gia lực lượng kháng chiến Khơme Issarak do những người Cộng sản Campuchia lãnh đạo, đứng đầu là Sơn Ngọc Minh, Đến năm 1950, phong trào cách mạng ở Campuchia phát triển, Mặt trận Khơme Issarak (Mặt trận dân tộc thống nhât Khome toàn quốc) được thành lập, do sơn Ngọc Minh làm Chủ tịch, số phản động theo Sơn Ngọc Thành..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> - Đối tượng cầm đầu hiện nay: Thạch Ngọc Thạch - Chủ tịch. - Phương châm hành động: Phục hưng dân tộc Khơme với khẩu hiệu hành động: “Dân tộc - Tôn giáo - Nhân dân”. Khẩu hiệu mà “Liên đoàn Khơme Campuchia Crôm thế giới” đưa ra là “Con đường hướng về Tổ quốc”, được chia làm hai giai đoạn để thực hiện là đấu tranh đòi nhân quyền cho người Khơme Crôm và tiến tới đòi thành lập khu tự trị cho người Khơme Crôm trên vùng đất Nam Bộ của Việt Nam. - Những hoạt động gần đây: Phát động phong trào người Khơme trên toàn thế giới thường xuyên đến viếng thăm người Khơme đang sinh sống tại các tỉnh Nam Bộ của Việt Nam để tìm hiểu, “chia sẻ nỗi thống khổ dưới sự áp bức của chính quyền Việt Nam”, từ đó thúc đẩy sự gắn kết, cổ vũ tinh thần cho người Khơme trên toàn thế giới nói chung, ở Nam Bộ Việt Nam nói riêng giữ vững niềm tin, kiên trì đấu tranh lâu dài với Việt Nam để đòi “độc lập, tự do”. Chúng chủ trương quốc tế hóa vấn đề người Khơme Crôm dưới nhiều hình thức khác nhau như tham gia các diễn đàn, hội thảo quốc tế do Liên Hợp quốc và các tổ chức quốc tế tiến hành về vấn đề dân tộc, tôn giáo, nhân quyền...; đồng thời tổ chức các buổi mít tinh, hội thảo, “lễ kỷ niệm” về các sự kiện liên quan đến lịch sử vùng đất và người Khơme Nam Bộ, làm cho cộng đồng các dân tộc trên thế giới, Liên Hợp quốc, các tổ chức quốc tế biết đến “nỗi thống khổ của người Khơme ở Nam Bộ Việt Nam”, từ đó can thiệp, ủng hộ cuộc đấu tranh giành “quyền tự trị của người Khơme Nam Bộ”... Nhóm Thạch Ngọc Thạch đã hướng cuộc đấu tranh chủ yếu vào địa bàn các tỉnh Nam Bộ Việt Nam và đã được một số tổ chức Khơme Campuchia Crôm ở Campuchia ủng hộ như “Hội sư sãi Khơme Campuchia Crôm”, “Hội nhân quyền và phát triển Khơme Campuchia Crôm”, “Hội tăng sinh - sinh viên Khơme Campuchia Crôm”. Các tổ chức này đã không tham gia vào các hoạt động do Thạch Sê Tha phát động từ tháng 06/2014 đến nay. Đầu tháng 09/2014, chúng đã cử 19 tên về các tỉnh Nam Bộ tuyên truyền, lôi kéo tập hợp lực lượng nhằm lập ra các tổ chức bất hợp pháp, đồng thời thu thập chữ ký của người Khơme vảo Bản kiến nghị gửi Liên Hợp quốc đề nghị can thiệp (nhưng lực lượng của ta đã phát hiện vô hiệu hóa ý đồ của chúng). Từ đầu tháng 10/2014 chúng ráo riết tuyên truyền, lôi kéo người tham gia “Hội thảo”, “Diễn đàn dân chủ” về “Hiệp định Pari về giải pháp chính trị toàn diện cho cuộc xung đột tại Campuchia” (ký ngày 23/10/1991 tại Pari, Pháp). Trong đó, chúng tập trung lợi dụng nội dung Văn kiện thứ 2 của Hiệp định, đó là: “Hiệp định về chủ quyền, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và bất khả xâm phạm, trung lập và thống nhất dân tộc Campuchia” để tuyên truyền, xuyên tạc, vu cáo Việt Nam lợi dụng việc phân giới cắm mốc để xâm chiếm đất và can thiệp vào công việc nội bộ Campuchia, không tôn trọng Hiệp định Pari về Campuchia; đồng thời kêu gọi Liên hợp quốc can thiệp. c) “Cộng đồng Khơme Campuchia Crôm” (KKKC) - Sau một thời gian vận động và tranh thủ các nhân vật, đảng phái đối lập ở.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Campuchia và Liên hội Khơme Crôm ở Mỹ, tháng 10/2002, lực lượng này tổ chức đại hội, ra mắt “Cộng đồng Khơme Campuchia Crôm” tại Phnom Penh. Tổ chức này đã được Bộ Nội vụ Campuchia cho phép mở văn phòng và hoạt động trong khuôn khổ của một tổ chức trung lập. - Đối tượng cầm đầu: Chủ tịch Hội đồng điều hành: Thạch Sê Tha (Nghị sĩ quốc hội khóa V thuộc Đảng Cứu nguy dân tộc - Sam Rainsy, Thư ký riêng của Nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội thứ nhất Campuchia - Kưm Xô Kha); Chủ tịch Hội đồng cố vấn: Sơn SuBe (Ủy ban Hội đồng Hiến pháp), Phó Chủ tịch Hội đồng cố vấn: Thạch Son; Tổng thư ký: Thạch Ngọc Wath. - Tôn chỉ, mục đích: đấu tranh với Việt Nam nhằm mục tiêu giành chủ quyền vùng đất Nam Bộ cho người Khơme Crôm và sáp nhập thành một bộ phận của Campuchia, với khẩu hiệu hành động: “Cùng một dân tộc, cùng một quốc kỳ và cùng một lịch sử là người Khơme”. “Theo dõi sự vi phạm nhân quyền của Việt Nam đối với người Khơme Crôm, nhằm tập hợp tài liệu, nhân chứng, vật chứng kiện lên cơ quan Cao uỷ Liên Hợp quốc về quyền con người để có biện pháp đối với Việt Nam, buộc Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do của người Khơme Crôm”. - Phương châm hành động: Chống Việt Nam theo khuynh hướng cực đoan là chủ yếu. - Hoạt động gần đây: + Liên tục phát động phong trào chống Việt Nam ngay tại Campuchia với qui mô lớn và dưới nhiều hình thức khác nhau, như biểu tình trước Đại sứ quán Việt Nam; các buổi Hội thảo chuyên đề về “vùng đất Khơme Crôm” để đưa ra các “chứng cứ lịch sử” chứng minh “vùng đất Nam Bộ mà Việt Nam đang chiếm đóng là của người Khơme”; các cuộc tuần hành với sự tham gia của hàng ngàn lượt người mang kiến nghị đên Đại sứ quán các nước Mỹ, Trung Quốc, Pháp, EU..., yêu cầu đưa ra chính kiến đối với “vùng đất Khơme Crôm". Ngoài ra, chúng còn gửi kiến nghị lên Quốc hội, Văn phòng Thủ tướng Chính phủ Campuchia yêu cầu tạm ngừng quan hệ ngoại giao với Việt Nam, kêu gọi người dân Campuchia tẩy chay hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam. + Trong các cuộc tuần hành từ ngày 04 đến ngày 08/10/2014, một số đối tượng quá khích đã dẫm, đốt 07 cờ vải, 2.832 cờ giấy Việt Nam, 57 chiếc nón lá và một số tờ tiền Việt Nam; thậm chí chúng còn có ý định gây nổ, phóng hỏa Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia. Chúng đưa ra yêu sách: “Việt Nam phải công nhận sự thật lịch sử và không xuyên tạc chúng tôi đòi vùng đất Nam Bộ”..! + Chúng kích động bài xích, đánh đập, thậm chí giết người Campuchia gốc Việt và người Việt Nam đang sinh sống ở Campuchia để khủng bố. + Đến nay, tổ chức này đã thành lập 08 chi nhánh tại 8 tiểu bang của Mỹ, phát hành nhật báo “Tinh thần Khơme”, chuẩn bị xây dựng Trung tâm văn hoá Khơme tại Phnom Penh. Tổ chức này được Tổ chức “Bảo vệ nhân quyền cho các dân tộc thiếu số và dân tộc bản địa” công nhận là thành viên chính thức vào tháng.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> 5/2003; là tổ chức đã được gia nhập “Đảng cấp tiến xuyên quốc gia” (TRP), chủ trương thành lập Website về Khơme Crôm, viết lại lịch sử, lợi dụng vấn đề dân tộc Khơme để tuyên truyền, xuyên tạc chống phá Việt Nam. d) Đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) - Đảng Cứu quốc Campuchia (hay Cứu nguy Dân tộc Campuchia) là một liên minh bầu cử giữa hai đảng đối lập chính ở Campuchia là đảng Sam Rainsy và Đảng Nhân quyền, được thành lập vào giữa năm 2012, do Sam Rainsy làm Chủ tịch33 là một trong các đảng đối lập lớn nhất ở Campuchia hiện nay. - Họ chủ trương đòi vùng đất Nam Bộ về Campuchia, chống phá các Hiệp định biên giới và quá trình phân giới cắm mốc giữa hai nước Việt Nam Campuchia; chống phá quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước. Kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan, vu cáo và kêu gọi chống Việt Nam. Tháng 10/2009, Sam Rainsy, khi đó là Chủ tịch đảng Sam Rainsy đã dẫn một số thành viên đảng này tự ý nhổ 6 cột mốc biên giới tạm thời giữa tỉnh Svay Rieng của Campuchia và tỉnh Long An của Việt Nam. Thời gian qua, đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia đã cáo buộc Chính phủ Campuchia sử dụng bản đồ không đồng nhất với bản đồ Campuchia đang lưu giữ tại Liên hợp quốc. Một số Nghị sĩ của đảng này đã tổ chức các chuyến đi có khi lên đến hàng nghìn người tại một số khu vực biên giới giữa hai nước, gây ra những vụ va chạm bạo lực như ở khu vực cột mốc số 203, biên giới tỉnh Svay Rieng của Campuchia và Long An của Việt Nam vào ngày 28/6/2015. Sáng 20/8/2015, tại Cung Hòa Bình ở Phnom Penh, ủy ban Điều phối công tác tiếp nhận và đối chiếu bản đồ của Chính phủ Campuchia đã tổ chức buổi thẩm định bản đồ trước các đại diện của ba đảng lớn ở nước này gồm Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền, đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia (CNRP) đối lập và Đảng Funcinpec34; đại diện Thượng viện, Quốc hội, Hội đồng Thẩm phán Tối cao, Hội đồng Hiến pháp, Học viện Hoàng gia Campuchia; các quan chức Liên Hợp quốc. Trước đó, Thư viện Liên Hợp quốc đã trao bản đồ Campuchia tỉ lệ 1/100.000 gồm 18 mảnh được lưu giữ tại Liên Hợp quốc cho Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia để làm căn cứ đối chiếu. Tại buổi làm việc, Bộ trưởng cấp cao, Chủ nhiệm ủy ban biên giới quốc gia Campuchia, Var Kimhong đã khẳng định: bản đồ Campuchia của Liên hợp quốc 33 Sam Rainsy, sinh ngày 3/10/1949, là con trai của Sam Sary, một cựu quan chức chính phủ cao cấp của Campuchia. Năm 1965 ông Sam Rainsy sang Pháp học. Vào thập niên 1970, ông ta đã phát hành tờ Tiếng nói Campuchia Tự do, phê phán những hành động tàn bạo của Khmer đỏ. Năm 1991, trở về Campuchia và gia nhập Đảng Funcinpec. Tiếp đó ông ta được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Tài chính. Năm 1994, bị cách chức, rồi bị khai trừ khỏi đảng Funcinpec. Sau sự kiện này ông ta đã ra thành lập đảng Sam Rainsy. Năm 2005, ông rời khỏi Campuchia sau khi mất quyền miễn tố của đại biểu quốc hội. Năm 2006, sau khi được Quốc vương Norodom Sihamoni miễn xá, ông ta về nước và lập Đảng Cứu nguy dân tộc vào năm 2012. 34 Funcinpec là một Đảng bảo hoàng của Campuchia, thành lập vào nãm 1981 do cựu Quốc vương. Norodom Sihanouk đứng đầu; tới năm 1991 mới chính thức hoạt động, do hoàng thân Norodom Ranariddh, con trai cả của Sihanouk lãnh đạo. Đảng này là một phần của chính phủ liên hiệp đương quyền ở Campuchia. Hiện nay đảng do công chúa Norodom Arun Rasmey, con gái út của cựu Hoàng Norodom Sihanouk lãnh đạo..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> không có gì khác với bản đồ mà ủy ban liên hợp về phân giới, cằm mốc biên giới trên đất liền Campuchia - Việt Nam đã và đang sử dụng. Người phát ngôn Chính phủ Campuchia, Quốc vụ khanh Phay Siphan cho biết đây là hoạt động của Chính phủ Hoàng gia Campuchia để công khai tính đúng đắn, minh bạch về quá trình đàm phán, phân giới với Việt Nam đồng thời Chính phủ sẽ nghiêm trị theo pháp luật mọi hành động tiếp tục xuyên tạc vấn đề biên giới. Ngoài các tổ chức trên, ở Campuchia còn có nhiều hội người Khơme với những tên gọi khác nhau như: Hội người Khơme Campuchia Crôm do Lưu An (nguyên quán: Sóc Trăng) cầm đầu; Hội hữu ái Khơme Crôm (AKKK) do Kiêm Phiên, Thạch Sang cầm đầu; Hội cứu Khơme Campuchia Crôm do San Moni sáng lập, Lâm Suông làm Chủ tịch; Hội bảo vệ nhân quyền Khơme Campuchia Crôm do Thạch Sa Môn làm chủ tịch; Hội Sư sãi Campuchia Crôm do Hen Sa Đoan làm Hội trưởng... Hầu hết thủ lĩnh của các hội đó đều là người Khơme gốc ở Việt Nam, chủ yếu là ở Trà Vinh. Dù che đậy dưới nhiều hình thức khác nhau, các hội trên đều đề cập đến Khơme Campuchia Crôm, coi người Khơme ở Nam Bộ là một bộ phận dân tộc của Campuchia. Các hội này đều được các thế lực phản động quốc tế nuôi dưỡng, tổ chức, chỉ đạo hoạt động. Chúng lôi kéo người Khơme tham gia các hoạt động chống phá Việt Nam, chống phá quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai nước, hai quân đội; kích động hận thù, ly khai dân tộc Khơme Nam Bộ ra khỏi cộng đồng dân tộc Việt Nam; “đòi vùng đất Nam Bộ về Campuchia”, móc nối, câu kết với các phần tử phản động đội lốt tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc Khơme ở Nam Bộ để kích động, chia rẽ đoàn kết dân tộc, lôi kéo người Khơme “hướng về đất mẹ Campuchia”, đòi vùng đất Nam Bộ cho người Khơme Crôm “độc lập”. Nguy hiểm hơn, bọn phản động trong số người Khơme lưu vong còn có ý đồ thành lập lực lượng vũ trang đứng chân ở biên giới Việt Nam - Campuchia và đưa người về vùng Khơme Nam Bộ làm “nội ứng”, chờ thời cơ gây bạo loạn lật đổ, kêu gọi Liên Hợp quốc can thiệp. 2. Một số vấn đề rút ra từ việc tổ chức và hoạt động chống phá của các lực lượng thù địch, phản động - Các lực lượng chống phá thống nhất quan điểm cho rằng tộc người Khơme ở Miền Tây Nam Bộ là người Campuchia, vùng đất Tây Nam Bộ là của Campuchia. Chủ trương từ bỏ quốc tịch Việt Nam đối với người Khơme ở Tây Nam Bộ. Đòi chủ quyền của tộc người Khơme với vùng đất này. Đấu tranh để thay đổi chủ quyền quốc gia theo quan niệm về nguồn gốc tộc người do họ đề xướng... là hoàn toàn phi lý, không phù hợp với thực tế lịch sử và luật pháp quốc tế. - Những việc làm trên của chúng thể hiện ý đồ kích động gây mâu thuẫn, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam và chia rẽ quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước Việt Nam - Campuchia; hạ thấp uy tín, ảnh hưởng của Việt Nam; thu hút sự chú ý của dư luận, cộng đồng quốc tế, kêu gọi can thiệp, giúp đỡ cho “cuộc đấu tranh đòi ly khai, tự trị cho người Khơme ở Miền Tây Nam Bộ” hoặc đòi sáp nhập vùng đất Tây Nam Bộ vào Campuchia. - Quá trình chỉ đạo tổ chức các hoạt động chống phá của các lực lượng này.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> không chỉ nhằm chống Việt Nam mà còn nhằm hạ uy tín của Chính phủ Campuchia, Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) và Thủ tướng Hun Xen. - Cùng một lúc chúng tiến hành hoạt động chống phá ta theo hai mũi: Cực đoan, bạo động - do Thạch Sê Tha, Chủ tịch “Cộng đồng Khơme Campuchia Crôm” cầm đầu; Nghị trường, bất bạo động do Thạch Ngọc Thạch, Chủ tịch “Liên đoàn Khơme Campuchia Crôm thế giới” cầm đầu. Cả hai mũi tấn công của chúng đều nhằm chung một mục đích là kêu gọi sự chú ý, can thiệp của dư luận, cộng đồng quốc tế; tập hợp lực lượng đấu tranh đòi “tự trị” cho người Khơme Crôm; tách các tỉnh Nam Bộ ra khỏi lãnh thổ Việt Nam để thành lập “Nhà nước Khơme độc lập” hoặc sáp nhập vào Campuchia. - Phương thức, thủ đoạn hoạt động, chủ yếu của chúng vẫn là lợi dụng những tài liệu, sự kiện và xuyên tạc các vấn đề liên quan đến lịch sử vùng đất Nam Bộ, lịch sử người Khơme Nam Bộ, tạo cớ, tiến hành các hoạt động tuyên truyền, kích động tư tưởng ly khai tự trị, gây ảo tưởng cho người Khơme về “Nhà nước Khơme Crôm độc lập”, kết hợp lôi kéo, tập hợp lực lượng, hình thành các tổ chức phản động; từng bước hợp pháp hóa, công khai hoạt động chống phá ta. Chúng sử dụng triệt để các phương tiện thông tin đại chúng, mạng internet, nhất là các đài phát thanh tiếng Khơme ở nước khác như Đài phát thanh Bắc Kinh, Đài Hoa Kỳ, Đài Châu Á tự do... để tuyên truyền xuyên tạc, kích động, kêu gọi người Khơme “đấu tranh”. Đáng quan tâm là, hoạt động của chúng đã nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ rất tích cực từ phía đảng đối lập CNRP, một số tổ chức phi Chính phủ ở Campuchia và một số tổ chức phi chính phủ, nhân quyền ở Mỹ, Châu Âu... mà đứng sau các tổ chức này đều là lực lượng chính trị thù địch với Việt Nam. Thậm chí một số lực lượng phản động người Việt Nam ở nước ngoài cũng cổ vũ cho những hoạt động này. Phương thức, thủ đoạn, kế hoạch hoạt động của các lực lượng này được chuấn bị kỹ lưỡng, đặc biệt là đã gây sức ép từ nhiều phía đối với Chính phủ Campuchia thông qua sự vào cuộc của các đảng đối lập, các tổ chức phi Chính phủ, sự chú ý của dư luận trong và ngoài nước... Thời gian qua chúng đã tiến hành nhiều hoạt động gây rối tại Phnom Penh, thậm chí có thời điểm chính quyền không cho phép chúng vẫn tiến hành, gây khó khăn cho Chính phủ Campuchia. 3. Trách nhiệm của Quân đội trong đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá chủ quyền của Việt Nam đối với vùng đất Tây Nam Bộ - Đối với cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, chỉ huy, cơ quan chức năng các cấp, các tổ chức quần chúng - Thường xuyên nắm chắc tình hình hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, nắm vững quan điểm, chủ trựơng của Đảng, Nhà nước ta, kịp thời thông tin định hướng tư tưởng, dư luận trong cán bộ, chiến sĩ và nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, người Khơme trên địa bàn đóng quân. - Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục làm cho cán bộ, chiến sĩ và các tầng lớp nhân dân nói chung, nhất là đồng bào dân tộc Khơme Nam Bộ nói riêng nhận thức đầy đủ về thực tiễn lịch sử quá trình hình thành cộng đồng cư dân trên vùng đất Tây Nam Bộ, cơ sở pháp lý chủ quyền của Việt Nam với vùng đất.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> Tây Nam Bộ; quán triệt sâu sắc đường lối, chính sách đối ngoại, chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta; hiểu rõ âm mưu, ý đồ, phương thức, thủ đoạn chống phá cũng như nội dung các tài liệu, thông tin, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, bọn phản động. Giáo dục tinh thần cảnh giác, chủ động phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch xâm nhập, móc nối, tác động phá hoại nội bộ quân đội, đơn vị, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. - Quan tâm chỉ đạo, tiến hành công tác tuyên truyền phản bác những luận điệu sai trái của bọn phản động “Khơme Campuchia Crôm” và các thế lực thù địch để nhân dân ta, đặc biệt là đồng bào, sư sãi, trí thức, sinh viên, học sinh người dân tộc Khơme hiểu rõ tính chất nguy hiểm của bọn phản động, nâng cao giác ngộ chính trị, tinh thần yêu nước. Phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội của địa phương trong tuyên truyền về lịch sử, truyền thống đoàn kết các dân tộc. Coi trọng tuyên truyền phát huy những kết quả thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước, kịp thời động viên, cổ vũ, biểu dương gương người tốt, việc tốt, tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong đồng bào Khơme. Công tác tuyên truyền phải tiến hành thường xuyên, bằng các hình thức tổng hợp như tuyên truyền miệng, tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, gắn với các hoạt động công tác dân vận của đơn vị, coi trọng các hình thức, biện pháp tuyên truyền và đấu tranh trên không gian mạng. - Tăng cường công tác dân vận trên địa bàn đóng quân, nhất là đối với các đơn vị trên địa bàn Quân khu 9, Quân khu 7. Tham gia xây dựng cơ sở chính trị địa phương vững mạnh; giúp đỡ nhân dân ổn định, phát triển sản xuất, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho bà con dân tộc Khơme, thực hiện tốt chính sách dân tộc, đền ơn, đáp nghĩa, xóa đói giảm nghèo. Xác định phát triển kinh tế - xã hội, ổn định và nâng cao đời sống của đồng bào là trọng tâm của công tác dân vận, đồng thời phải tăng cường hơn nữa công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tạo sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động, đấu tranh bảo vệ cái đúng, phê phán những tư tưởng, hành động sai trái, không nói, không nghe, không làm theo những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc, kích động của các thế lực thù địch, phản động. - Tiếp tục nâng cao chất lượng huấn luyện, SSCĐ, duy trì chặt chẽ chế độ nền nếp xây dựng chính quy; thường xuyên “xây dựng đơn vị an toàn” gắn với “xây dựng địa bàn an toàn”; đẩy mạnh các hoạt động xây dựng môi trường văn hóa để nâng cao nhận thức, niềm tin và trách nhiệm cho bộ đội. - Thường xuyên quan tâm xây dựng mối đoàn kết, thống nhất trong đơn vị, khắc phục những biểu hiện tư tưởng kỳ thị dân tộc hoặc tự ti, mặc cảm dân tộc, nhất là đối với những quân nhân người Khơme. Thực hiện tốt các chế độ quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ bí mật, đảm bảo an toàn trong mọi hoạt động của từng cơ quan, đơn vị. - Công tác tư tưởng - văn hoá, công tác dân vận phải gắn với các biện pháp giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn đóng quân. Hết sức coi trọng nắm tình hình, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của đồng bào và sư sãi..

<span class='text_page_counter'>(27)</span> Chủ động phát hiện, ngăn chặn, triệt tiêu từ sớm những âm mưu, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch và các tổ chức phản động “Khơme Campuchia Crôm”. Phối hợp chặt chẽ với các ban, bộ, ngành trung ương, cấp ủy, chính quyền địa phương, các lực lượng, cơ quan chức năng và nước bạn Campuchia làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân, đồng thời đấu tranh ngăn chặn, không để các tổ chức phản động, nhất là các hội nhóm “Khơme Campuchia Crôm” và bọn phản động hoạt động chống phá Việt Nam. - Khi có tình huống phức tạp xảy ra, nhất là trên tuyến biên giới Tây Nam, cần chủ động nắm tình hình, báo cáo và chấp hành nghiêm các nghị quyết, chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên, không để bị động, bất ngờ, không để sơ hở cho kẻ xấu lợi dụng xuyên tạc, kích động làm phức tạp thêm tình hình. b) Đối với mỗi quân nhân, công nhân viên chức, lao động quốc phòng - Tích cực học tập nắm vững quan điểm, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng ta về đối tác, đối tượng của cách mạng, đối tượng tác chiến của quân đội trong tình hình mới. + Mỗi cán bộ, chiến sĩ phải nhận thức đầy đủ về cơ sở thực tiễn lịch sử, cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam với vùng đất Tây Nam Bộ; quán triệt sâu sắc đường lối, chính sách dân tộc, tôn giáo, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta, nhất là chủ trương giải quyết những vướng mắc, bất đồng bằng phương pháp hòa bình, tăng cường tình hữu nghị đoàn kết giữa hai dân tộc, hai nhà nước, hai quân đội Việt Nam và Campuchia, nắm vững chủ trương, chính sách bình đẳng, đoàn kết dân tộc, tôn giáo; hiểu rõ âm mưu, ý đồ, phương thức, thủ đoạn chống phá, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch. Nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, kiên quyết đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, góp phần giữ vững ANCT, TTATXH. + Nắm chắc nội dung quan điểm của Đảng ta về xác định đối tác, đối tượng của cách mạng Việt Nam trong tình hình mới. Biết vận dụng quan điểm trên vào phân tích, nhận diện đối tượng tác chiến của Quân đội trong tình hình hiện nay. + Thường xuyên rèn luyện, xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức, lối sống trong sạch, lành mạnh; chấp hành nghiêm pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của Quân đội, mệnh lệnh, chỉ thị của cấp trên, không ngừng phấn đấu xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ”, xây dựng quan hệ đoàn kết thống nhất trong toàn đơn vị, không kỳ thị, phân biệt đối xử vì lý do dân tộc, tôn giáo. + Tích cực tham gia xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện, có môi trường văn hóa tốt đẹp, phong phú, lành mạnh, tạo sức đề kháng, miễn dịch trước tác động tiêu cực, những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, những phần tử cơ hội chính trị, thoái hoá, biến chất; góp phần tuyên truyền, phổ biến và đấu tranh bảo vệ quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật cùa Nhà nước. - Tích cực tuyên truyền cho nhân dân nơi đóng quân, gia đình, bạn bè và người thân hiểu đúng chủ quyền của Việt Nam đối với vùng đất Tây Nam Bộ, truyền thống đoàn kết các dân tộc, quan điểm, chính sách đối ngoại, chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta, nâng cao tinh thần cảnh giác, đẩy mạnh đấu tranh làm thất bại âm mưu thủ đoạn phá hoạt của các thế lực thù địch, phản.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> động; tăng cường đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân dân, đoàn kết quốc tế. - Kiên quyết đấu tranh làm thất bại chiến lược “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch; phản bác những quan điểm, tư tưởng sai trái, ngăn chặn kịp thời mọi biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”; góp phần xây dựng đơn vị, Quân đội vững mạnh toàn diện, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. + Nêu cao cảnh giác cách mạng, tích cực đấu tranh phản bác những thông tin, luận điệu sai trái, xuyên tạc, phủ nhận chủ quyền của Việt Nam đối với vùng đất Tây Nam Bộ, quan điểm, chính sách đối ngoại, chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta. + Tích cực đấu tranh ngăn chặn các biểu hiện suy thoái về tư tưởng, chính trị, nói, viết và làm trái quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của quân đội. Khi phát hiện những biểu hiện nhận thức sai trái trong cơ quan, đơn vị phải báo cáo cấp trên, đồng thời tích cực đấu tranh, phân tích làm rõ để thống nhất cách hiểu đúng quan điểm của Đảng, nhất là về chủ quyền biên giới quốc gia, về quan hệ tộc người, về xác định đối tác, đối tượng của cách mạng, đối tượng tác chiến của Quân đội trong tình hình mới. + Trước những sự kiện phức tạp, nhạy cảm, nhất là diễn biến tình hình trên biên giới Tây Nam, phải tỉnh tảo, quán triệt, thực hiện nghiêm chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên, định hướng của cán bộ lãnh đạo, chỉ huy đơn vị. + Chấp hành nghiêm kỷ luật phát ngôn, không để lộ lọt thông tin bí mật quân sự, bí mật Nhà nước. Không tự ý cung cấp thông tin cho báo chí. Tuyên truyền phải đúng quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước, đúng định hướng của trên: không để kẻ xấu lợi dụng kích động gây mất đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân dân, đoàn kết quốc tế..

<span class='text_page_counter'>(29)</span> KẾT LUẬN Vùng đất Tây Nam Bộ nguyên thủy thuộc nước Phù Nam (một quốc gia cổ), từng phát triển phồn thịnh. Khi Phù Nam suy vong, đã bị nước Chân Lạp (quốc gia cổ của người Khơme) đánh chiếm nhưng Chân Lạp không tổ chức quản lý trên thực tế vùng đất này. Miền Tây Nam Bộ được hình thành gắn với quá trình khai hóa đất hoang của người Việt và việc xác lập chủ quyền của nhà nước phong kiến Việt Nam. Chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam đối với vùng đất Tây Nam Bộ đã được khẳng định không chỉ bằng thực tế lịch sử mà còn trên các văn bản có giá trị pháp lý được cộng đồng quốc tế thừa nhận. Tuy nhiên, các thế lực thù địch, phản động đã và đang tìm mọi cách tuyên truyền xuyên tạc, kích động ly khai dân tộc, đẩy mạnh các hoạt động chống phá, đòi lập Nhà nước Khơme Crôm, đòi sáp nhập các tỉnh Miền Tây Nam Bộ vào lãnh thổ Campuchia, chống phá quá trình phân giới cắm mốc và quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân hiểu rõ sự thật lịch sử, cơ sở pháp lý chủ quyền của Việt Nam đối với vùng đất Tây Nam Bộ, chủ động đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, nâng cao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong đó Quân đội là lực lượng nòng cốt./..

<span class='text_page_counter'>(30)</span>

×