Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.83 KB, 8 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>TRƯỜNG ĐH ĐỒNG NAI. TRƯỜNG ĐH ĐỒNG NAI Khoa: Tiểu học- Mầm non -0o0-. BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN MÔN: PPDH TIẾNG VIỆT 1. Họ và tên: Trần Thảo Vy Lớp: ĐH Tiều học C – K5.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Yêu cầu 1: Xem xét – đánh giá việc thực hiện 3 nguyên tắc dạy học Tiếng Việt ở trường tiểu học là: - Nguyên tắc phát triển tư duy: + Ở lớp 1: Ví dụ học bài “ân – ăn”, giáo viên đã hình thành việc phát triển tư duy như việc học sinh cài vần trong bài học của trẻ, trước khi cài vần mới giáo viên sẽ đặt câu hỏi cho học sinh: vần “ân – ăn” gồm những âm nào? Và âm nào sẽ đứng trước, âm nào đứng sau? Học sinh phải tư duy để trả lời câu hỏi của giáo viên. Đa số học sinh có thể trả lời được câu trả lời của giáo viên. Khi cài vần mới học, giáo viên sẽ cho cả lớp đánh vần, đọc trơn để học sinh thuộc được vần mới. Giaó viên hướng dẫn để học sinh phân tích tiếng khóa như “muốn có từ cân ta phải ghép âm với vần gì mới học?”. Học sinh sẽ cài tiếng vào bảng cài . Sau khi tìm được từ khóa qua hình ảnh, học sinh giải nghĩa từ khóa để hiểu được nghĩa của nó để nhớ lâu hơn. Cũng như vậy, đối với các từ ứng dụng, học sinh cũng giải nghĩa theo cách hiểu của mỗi em và giáo viên sẽ chốt lại. Ngoài ra, học sinh sẽ tò mò và thích thú với những gì đã học trong bài. Ví dụ như có từ ứng dụng rau muống học sinh biết được rau trồng ở đâu và công dụng của rau, còn biết phải ăn thực phẩm sạch và phải rửa sạch mới ăn được để không mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Cuối giờ giáo viên sẽ yêu cầu học sinh tìm thêm các từ có chứa các âm/ vần khác ngoài bài học. Học sinh sẽ suy nghĩ và tìm ra nhiều từ. Ngoài ra, học sinh so sánh giữa vần “ân – ăn” thì có âm nào giống nhau và âm nào khác nhau? Ở các tiết học vần,.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> giáo viên luôn duy trì, rèn luyện các thao tác và phẩm chất tư duy trong giờ dạy Tiếng Việt . + Ở lớp 4: ví dụ trong bài tập đọc “Vua tàu thủy”, giáo viên cho 1 học sinh đọc toàn bài cả lớp đọc thầm, học sinh phải tìm những từ mà em cảm thấy khó hiểu để cùng cô và cả lớp giải nghĩa. Học sinh chia đoạn theo ý của bản thân sau đó giáo viên chỉnh sửa. Ở phần tìm hiểu bài,. giáo viên sẽ cho học sinh đọc từng đoạn và để khi trả lời câu hỏi, học sinh sẽ nhanh chóng tìm được câu trả lời. Học sinh hiểu và nắm được nội dung và ý nghĩa của bài đọc. Đồi với câu hỏi mở rộng “ Em làm gì khi gặp việc khó?” thì mỗi em sẽ có những câu trả lời khác nhau. Sau khi học xong bài tập đọc, thì học sinh biết được ông Bạch Thái Bưởi là một người có tính kiên trì vượt khó. Sang bài tập làm văn tìm những tấm gương có tinh thần vượt khó thì học sinh có thể trả lời được. Và làm được bài văn kể lại câu chuyện mà học sinh được đọc hoặc được nghe về tấm gương vượt khó thì nhiều em chọn ông Bạch Thái bưởi trong tác phẩm vua tàu thủy để làm bài. - Nguyên tắc giao tiếp: +Ở lớp 1: ví dụ ở bài học vần mới, trong hoạt động khởi động và luyện đọc, giáo viên dành nhiều thời gian để học sinh đọc được các đơn vị ngôn ngữ từ là âm, tiếng, từ, câu và đoạn để rèn luyện kỹ năng đọc và nghe. Ở mỗi bài học vần, học sinh được tập viết các âm, vần, tiếng và các từ khóa để học sinh luyện viết cho đúng và đẹp. Ngoài ra, còn giúp học sinh nhớ được chữ lâu. Ở bài “iêu – yêu”, giáo viên chuẩn bị hệ thống câu hỏi như là trong từ vải thiều tiếng nào chứa vần iêu hay vần iêu có điểm nào giống và khác với vần yêu? Học sinh trả lời giáo viên và sẽ xác định được tiếng chứa vần đang học, học sinh.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> sẽ viết được tiếng. Tăng vốn từ trong giao tiếp khi các em tìm được thêm các từ chứa các âm/ vần vừa học.Trong hoạt động chủ đề luyện nói bé tự giới thiệu, mỗi em có một cách nói để giới thiệu bản thân khác nhau như em tên gì? Em mấy tuổi? em thích màu gì?..... Cũng nhờ vậy vốn từ ngữ của các em được mở rộng và nhiều mẫu câu được hình thành tạo điều kiện cho các em phát triển kỹ năng đọc – viết, nghe – nói.. +Ở lớp 4: Ví dụ trong bài tập đọc” Vua tàu thủy”, giáo viên dành phần lớn thời gian để học sinh đọc cả bài, từng đoạn, chú giải và câu hỏi. Trong phần luyện đọc, giáo viên sẽ chia nhóm 3 học sinh để các em đọc và tự sữa lỗi sai cho nhau. Sau đó, giáo viên sẽ gọi một số nhóm đọc trước lớp và để các thành viên nhóm khác nhận xét nhóm bạn vừa đọc. Trong tiết chính tả, giáo viên để 1 em đọc bài, sau đó học sinh tìm những từ khó trong bài để khi nghe-viết thì các em có thể nhớ, hiều và viết tốt. Trong tiết tập làm văn lớp 4 bài Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân thay vì giáo viên cho học sinh làm bài tập trong sách giáo khoa, giáo viên để cho học sinh xem phim hoạt hình. Chia lớp thành nhóm đôi để thảo luận trả lời câu hỏi như có mấy nhân vật? em thích nhân vật nào?.... . Học sinh thảo luận 1 bạn hỏi, 1 bạn trả lời và ngược lại. Sau đó giáo viên gọi một số nhóm hoạt động trước lớp và các nhóm khác nhận xét. Cuối cùng, giáo viên cho 1 nhóm đứng trước lớp đóng vai cha con để đối thoại góp ý kiến về phim hoạt hình. Trong tiết luyện từ và câu bài Tính từ , ngoài việc học sinh hiểu tính từ là gì, thì học sinh có thể tìm và đặt câu với những từ mới tìm. Học sinh rèn luyện vốn từ và biết làm phong phú ngôn ngữ của bản thân. - Nguyên tắc chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của HSTH.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> + Ở lớp 1: Khả năng tập trung vào tiết học của các em chưa cao. Ví dụ trong bài học vần “ ân – ăn”, việc nối tiếp nhau đọc trơn vần mới, 1 số học sinh không tập trung nên không biết tới phiên mình. Đang trong giờ học, học sinh đem đồ chơi ra chơi. Khi giáo viên treo hình ảnh con trăn,thay vì giáo viên hỏi con trăn nuôi ở đâu? Thì học sinh trả lời con trăn ăn thịt người. Việc học sinh lấy bảng cài để ghép các vần, tiếng thì các em lại lấy các chữ ra chơi và mang bảng con ra vẽ. Và thường bị giáo viên nhắc nhở. Nhưng ở tiết học vần “en – ên”, giáo viên để. học sinh thi đua ai cài được âm trước, luôn trong tinh thần sẵn sàng nên lớp học rất linh động, học sinh tập trung và lắng nghe giáo viên. Ở mỗi tổ thì giáo viên có đặt các tên cho từng tổ như tổ thỏ con, chó con… Học sinh thích thú với những tên giáo viên đặt. Trong khoảng giờ giải lao giữa tiết học, giáo viên cho các em chơi trò chơi “cá bơi”, học sinh hào hứng và tập trung vào tiết học hơn Còn ở các từ ứng dụng giáo viên cho học sinh những vật thật như nền nhà, rau dền, ….những hình ảnh quen thuộc mà học sinh có thể bắt gặp ở thực tế. Học sinh tập trung quan sát và trà lời. Mỗi câu trả lời của học sinh giáo viên đều có những lời khen và tuyên dương khác nhau. Và khi học sinh viết chưa đúng các âm, vần giáo viên ân cần, hướng dẫn cho học sinh độ cao, bắt đầu từ đâu và kết thúc ở dòng kẻ nào. Ở nhiều vần, âm và từ, học sinh phát âm không đúng như vần ăn thì học sinh đọc thành vần anh, âm l thì đọc n. Trong các tiết học vần, các từ khóa và các từ ứng dụng học sinh luôn phải giải nghĩa và ứng dụng của nó thông qua sự hướng dẫn của giáo viên.Để tránh trường hợp việc học sinh càng lên lớp lớn, học sinh không thể phân biệt được khi nào dùng âm n khi nào dùng âm l, khi các em không nói đúng thì các em viết cũng không chuẩn. Vì vậy, giáo viên luôn điều chỉnh khi học sinh viết sai hoặc nói chưa đúng. Nên khi học vần ăn, phần lớn thời gian giáo viên cho cả lớp đọc vần và chỉnh sửa phát âm/ vần cho học sinh. Ngay.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> sau đó là tập viết vần ăn, giáo viên luôn nhắc lại nhiều lần cách phát âm của vần để học sinh điều chỉnh. Gíup học sinh hạn chế ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ để các em đọc và viết đúng và tăng vốn từ tiếng Việt. + Ở lớp 4: ví dụ khi học bài “ Vua tàu thủy” khi giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài, hầu hết học sinh đều giơ tay để được đọc bài dù có một số em đọc chưa tốt. Bởi vì khi các em đọc bài, giáo viên luôn tìm những ưu điểm của các em và nhận xét những hạn chế để các em khắc phục như hôm nay bạn Duy đọc bài to, có cố gắng nhưng có nhiều. chỗ còn vấp, còn đọc sai từ “ ông luôn” thì con đọc thành “ông nuôn” lần sau con cố gắng về nhà luyện đọc thêm. Cả lớp khen bạn nào! Các em ở lớp luôn muốn được thể hiện , muốn được mọi người chú ý nên trong tiết trả bài tập làm văn hay làm bài bài tập; đọc bài, thì các em luôn mong giáo viên sẽ thu vở hoặc gọi tên của mình. Học sinh luôn linh động, phát huy khả năng của bản thân dù em chưa hiểu rõ câu hỏi của giáo viên cũng giơ tay. Các em thích nói chuyện kể về bản thân và mang hình ra chơi. Trong tiết tập làm văn luyện tập trao đổi ý kiến với người thân, thì tất cả các nhóm đều muốn nhóm mình được nói trước lớp. Cả lớp sôi nổi và thích thú với cuộc đối thoại của nhóm bạn. Các em bị ảnh hưởng của các từ địa phương như trong tiết chính tả khi giáo viên đọc thì nhiều em còn sai lỗi ờ âm tr-ch,âm n-l , âm s- x. Nên trong tiết chính tả, học sinh tìm từ khó, giáo viên sẽ viết lên bảng và cho nhiều em đọc lại từ khó trước khi viết. Và khi viết tới những từ khó như từ nảy mầm giáo viên sẽ hỏi học sinh viết âm n hay l .Khi chấm bài chính tả thì giáo viên gạch chân bằng bút đỏ và để học sinh tự chỉnh sửa lỗi sai của mình. Trong lớp vẫn có 1 em phát âm không được âm l, giáo viên luôn chỉnh sửa cho em bằng cách cho em đọc bài và sửa lỗi khi em đọc sai. Yêu cầu em về nhà tập đọc thêm. Khi học sinh giao tiếp với các bạn hay với cô, khi học sinh phát âm sai giáo viên chỉnh sửa cho học sinh..
<span class='text_page_counter'>(7)</span> Yêu cầu 2: Các băn khoăn, thắc mắc của bản thân khi tiếp cận thực tế với các tiết dạy học tiếng Việt ở trường tiểu học: - Ở lớp 1: + Khi học bài vần “ ân- ăn”, khi đọc từ khóa hay từ ứng dụng giáo viên không đọc mẫu cho học sinh mà tất cà học sinh có thể đọc trơn được.Lý giải: Có thể do đây là tiết hội giảng giáo viên đã gài sẵn với học sinh để tiết dạy hôm đó không bị cháy.. +Trong tiết học vần, đa số các giáo viên đều dạy và nói rất nhanh , luôn hối thúc học sinh như lấy bảng con, bảng cài, và đọc thật nhanh. Học sinh học như đang chạy đua với giáo viên. Liệu với cách hướng dẫn của giáo viên thì học sinh học chậm có theo kịp ? Lý giải: Có thể do đây là tiết hội giảng nên giáo viên sợ bị cháy giáo án hay để học sinh tập trung hơn - Ở lớp 3: Ở bài Vẽ quê hương ở cuối giờ giáo viên yêu cầu học sinh đọc thuộc lòng bài thơ trong khi mới học xong bài vượt qua khả năng của học sinh. Lý giải: vì đây cũng là tiết hội giảng, giáo viên áp đặt học sinh phải học thuộc bài thơ trước. Đề xuất: giáo viên không nên áp đặt học sinh bắt phải học thuộc lòng bài thơ. Thay vì bắt học sinh đọc thuộc lòng cả bài nên cho học sinh đọc 1-2 đoạn học sinh thuộc tại lớp. - Ở lớp 4: Trong tiết tập làm văn bài Mở bài trong bài văn kể chuyện , sau khi học sinh làm bài tập trong sgk thì giáo viên yêu cầu học sinh làm bài vào vở với đề bài kể lại một câu chuyện theo cách mở bài gián tiếp thì đa số học sinh không làm được bài này dù được giáo viên hướng dẫn và đọc một cách mở bài mẫu. Lý giải: có thể học sinh chưa hiểu được cách mở bài trong bài văn kể chuyện nên khi gặp phải yêu của giáo viên thì học sinh thường hỏi: Cô ơi, đầu tiên mình phải viết làm sao?. Đề xuất: giáo viên nên giúp học sinh phân biệt được cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp. Cho học sinh họp nhóm thử làm một.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> mở bài tho cách gián tiếp hoặc trực tiếp rồi giáo viên cho các nhóm khác nhận xét và giáo viên chốt lại. - Ở lớp 5 trong tiết Luyện từ và câu giáo viên chỉ giành ra khoảng 20 phút để dạy 1 tiết, giáo viên cho học sinh làm bài trong sgk sau đó cho học sinh trả lời. Nếu học sinh không giơ tay phát biểu thì giáo viên giải đáp và bỏ qua việc học sinh có hiểu hay không. Lý giải: Có thể vì giáo viên phải dạy bù cho ngày 20/11 nêngiáo viên giảm thời gian các tiết để dồn với các tiết ngày thứ 2. Đề xuất: Giaó viên nên cho học sinh làm thêm một số bài tập tương tự để học sinh có thể hiểu bài hơn..
<span class='text_page_counter'>(9)</span>