Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Tuan 7 Tay Tien

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.55 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tiết 17-18 Tuần 6. Ngày dạy: ….../……/…….. tại lớp … ….../……/…….. tại lớp …. TÂY TIẾN Quang Dũng A. MỤC TIÊU 1/ Về kiến thức - Btr thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội nhưng mĩ lệ, trữ tình và hình ảnh người lính TT với vẻ đẹp hào hùng, hào hoa. - Bút pháp lãng mạn đặc sắc, ngôn từ giàu tính tạo hình. 2/ Về kĩ năng - Đọc – hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại. - Rèn luyện kĩ năng cảm thụ thơ. - Giao tiếp: trình bày, trao đổi về mạch cx của bài thơ, về giai điệu, hình tượng người lính TT trong bài thơ. - Tư duy sáng tạo: PT, SS, BL về vẻ đẹp của bài thơ, về sự thể hiện hình tượng người lính của bài thơ so với thơ ca CM cùng thời đại. - Tự nhận thức về tinh thần yêu nước, ý chí vượt khó của người lính TT, qua đó tự rút ra bài học cho cá nhân. 3/ Về thái độ: Trân trọng những chàng trai HN sẵn sàng xếp bút nghiên lên đường đi chiến đấu, những con người anh hùng nhưng cũng rất hào hoa, lãng mạn. B. CHUẨN BỊ 1/ GV: Tranh ảnh về Tây Bắc (hoặc bài giảng ứng dụng CNTT). 2/ HS: Đọc bài trước, trl các câu hỏi HDHB, tìm và PT hiệu quả nghệ thuật của các từ láy và các BPTT từ vựng được sử dụng ở mỗi đoạn thơ (làm theo nhóm). C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1/ Kiểm tra bài cũ – đặt vấn đề vào bài mới ? Trong VB “Thông điệp…”, tác giả đã thay mặt LHQ kêu gọi mọi người cùng hành động những gì để ngăn chặn đại dịch AIDS? O: Có một bài ca không bao giờ quên, cũng có những bài thơ như thế… 2/ Dạy nội dung bài mới ? Mục tiêu cần đạt của bài học? HOẠT ĐỘNG CHUNG Hoạt động 1 (10’): Tìm hiểu chung. ? Rút ra những nét chính về tác giả?. YÊU CẦU CẦN ĐẠT I. TÌM HIỂU CHUNG 1/ Tác giả - Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc. - Ông là một hồn thơ lãng mạn, tài hoa: nhà thơ của “xứ Đoài mây trắng”, thơ giàu chất nhạc, chất họa. ? Những điểm nào về hcst giúp ta hiểu rõ hơn về 2/ Tác phẩm bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng? - Tây Tiến là một đơn vị quân đội thành lập đầu năm 1947, hoạt động chủ yếu ở địa bàn miền tây Bắc Bộ, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt – Lào và đánh tiêu hao sinh lực địch. - Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, chiến đấu trong hoàn cảnh gian khổ, thiếu thốn nhưng họ vẫn lạc quan, yêu đời. - Quang Dũng sống và chiến đấu ở đoàn quân Tây Tiến ngay từ những ngày đầu thành lập. Cuối năm 1948, khi đã chuyển sang đơn vị khác, tại Phù Lưu Chanh, Quang Dũng viết bài thơ này. Bài thơ lúc đầu có tên là Nhớ Tây Tiến..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Hoạt động 2 (65’): Đọc – hiểu văn bản. -1HS đọc bài thơ, chú ý diễn cảm. ? Có thể chia bc bài thơ ntn? Nêu ý chính của mỗi đoạn. ? Đoạn thơ thứ nhất tập trung khắc hoạ những hình ảnh nào? ? Mở đầu bài thơ, tg đã thể hiện cx chủ đạo của toàn bài đó là nỗi nhớ của mình về đv cũ. Tg đã thể hiện điều đó bằng những từ ngữ nào? ? Sau nỗi “nhớ chơi vơi” ấy, tg đã theo dòng hồi ức của mình để nhớ về bức tranh hoành tráng của núi rừng miền Tây. Vậy bức tranh đó đã hiện lên ntn qua hồi tưởng của tg? Điều đó được thể hiện qua những hình ảnh, những từ ngữ nào?. ? Những từ ngữ và BPTT trên được xét theo chiều k/g hay t/g? ? Bên cạnh những từ ngữ chỉ k/g là những từ chỉ t/g. Đó là những từ nào? Ở những chỗ này tg đã sd BPNT nào? Tác dụng? ? Bên cạnh sự xa xôi, hùng vĩ, bí hiểm, btr t/n TB còn hiện lên với đặc điểm gì? VD?. ? Em nx ntn về khổ thơ miêu tả bức tranh miền Tây này của QD? ? Hiện lên giữa vùng đất xa xôi, hoang vắng, dữ dội và đầy bí hiểm đó là những người lính TT trên chặng đường hành quân. Họ được miêu tả ntn? Tìm d/c minh hoạ cho những phẩm chất đó của người lính TT.. ? Tg thể hiện hình ảnh người lính TT bằng bút pháp hiện thực hay lãng mạn? Vì sao? ? Đoạn thơ thứ 2 gồm mấy cảnh? ? Cảnh đêm liên hoan với đồng bào miền Tây được tg gợi tả qua những từ ngữ, những hình ảnh nào? - GV gợi ý để HS PT các từ ngữ, hình ảnh đó.. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1/ Đoạn 1: Những cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến và khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, hoang sơ và dữ dội. a) Cảm xúc chủ đạo của đoạn thơ: - Từ láy “chơi vơi” -> nỗi nhớ về đồng đội, núi rừng một cách da diết, mênh mông, sâu thẳm. - Điệp từ “nhớ” -> nỗi nhớ thường trực, bao trùm lên cả t/n lẫn con người. b) Bức tranh thiên nhiên Tây Bắc - Một vùng đất xa xôi, hùng vĩ, bí hiểm: + Từ láy: khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút -> bức tranh thiên nhiên hoang vắng, địa hình quanh co, hiểm trở. + Phép điệp + bp phối thanh trắc “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm” -> câu thơ trúc trắc, gợi ra một bức tranh t/n đầy khắc nghiệt và thử thách. + Phép đối lập: “Ngàn thước lên cao >< ngàn thước xuống” -> sự tương phản gay gắt, sự chênh lệch lớn về mặt địa hình. => Bức tranh t/n được soi chiếu theo chiều k/g. + Phép điệp “chiều chiều”, “đêm đêm” + phép N.H “thác gầm thét”, “cọp trêu người” -> t/n Tây Bắc hoang dã, dữ dội tạo ra mối đe dọa khủng khiếp đv con người. => Bức tranh t/n được khám phá theo chiều t/g. - Một xứ sở thơ mộng, trữ tình và ấm áp tình người: + “Hoa về trong đêm hơi” (hoa nở về đêm, tỏa hương thơm ngát), “cồn mây” (những đám mây trên những đỉnh núi cao như cồn mây) -> hình ảnh thơ mộng, huyền ảo. + “Pha Luông nhà ai mưa xa khơi” -> câu thơ toàn thanh bằng tạo cảm giác nhẹ nhàng, thư thái. + “Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” -> nghĩa tình quân dân ấm áp của người dân miền núi dành cho chiến sĩ TT. => Khổ thơ giàu màu sắc hội họa và âm nhạc đã làm hiện lên một thế giới khác thường vừa đa dạng, vừa độc đáo của núi rừng miền Tây. c) Hình ảnh người lính trên chặng đường hành quân: - Người lính TT chịu nhiều gian khổ, vất vả, hi sinh: + Hình ảnh: “đoàn quân mỏi”, “anh bạn dãi dầu” -> chặng đường hành quân gian khổ. + Bp nói giảm nói tránh + Â.D: “không bước nữa”, “bỏ quên đời” -> sự hi sinh quên mình của người lính. - Người chiến sĩ trẻ trung, ngang tàng, lãng mạn, yêu đời: + Bp N.H’ “súng ngửi trời” -> cái nhìn tinh nghịch, lạ lẫm. + Coi cái chết như việc “bỏ quên đời” -> xem thường cái chết. + Tâm hồn lãng mạn, đầy tình cảm: “Nhà ai … khơi”, “Mai Châu… xôi” -> nghĩ về người em gái TB, nhớ từng miếng ăn mà đồng bào miền Tây đã dành cho mình.  Bút pháp vừa hiện thực, vừa lãng mạn xây dựng nên một hình ảnh chân thực và sinh động về người lính. 2/ Đoạn 2: Những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng. - Cảnh đêm liên hoan rực rỡ lung linh, chung vui với bản làng xứ lạ:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> ? Những hình ảnh đó đã có t/đ ntn đến những chàng trai TT? Điều đó nói lên điều gì về tâm hồn họ? ? Cảnh sông nước miền Tây một chiều sương giăng hư ảo được tg khắc họa bằng những hình ảnh, BPTT nào? Hãy PT rõ.. ? Khi thể hiện hình ảnh t/n và con người miền Tây trong khổ 2, tg chủ yếu sd bút pháp gợi hay tả? Hãy nx về nhạc điệu của khổ thơ này. ? Hình ảnh những người lính Tây Tiến hiện lên với những vẻ đẹp nào? ? Tìm những từ ngữ nói lên vẻ đẹp lẫm liệt, kiêu hùng và dữ dội của họ? ? Chi tiết nào cho thấy đằng sau vẻ ngoài có vẻ oai hùng, dữ dội, những chàng trai TT còn là những người lãng mạn, hào hoa? ? Bên cạnh vẻ đẹp oai hùng, dữ dội là vẻ đẹp mang t/c bi tráng của những chàng trai TT. Em hiểu ntn về vẻ đẹp “bi tráng”? ? Chất “bi” được thể hiện qua những chi tiết nào? Chất “tráng” được thể hiện qua những chi tiết nào?. ? Hãy tìm những từ ngữ HV được sd trong đoạn thơ. Việc sd những từ ngữ HV như vậy thể hiện được một giọng thơ ntn? ? ĐT cuối có thể chia thành mấy phần? Nêu nd chính của từng phần?. + ĐT “bừng” -> ánh sáng bùng lên một cách mạnh mẽ, đột ngột, thể hiện niềm vui bất ngờ, to lớn. +Chỉ từ“kìa” -> tiếng reo vui đầy phấn khích và thích thú. + Hình ảnh “xiêm áo”, “man điệu”, “nàng e ấp” + địa danh “Viên Chăn” -> vẻ đẹp bí ẩn, đầy lạ lẫm và mê hoặc của người con gái miền Tây. + Từ gốc Hán “đuốc hoa” -> gợi liên tưởng về t/y đôi lứa.  Vẻ đẹp bí ẩn của con người và cs ở miền Tây làm ngây ngất tâm hồn những chàng trai TT, những con người hào hoa, yêu đời. - Cảnh sông nước miền Tây một chiều sương giăng hư ảo: + Hình ảnh “chiều sương”, “dáng người trên độc mộc”, “hoa đong đưa” -> vẻ đẹp hoang dại, thơ mộng, mờ ảo, duyên dáng, mang nét đặc trưng của cảnh và người TB. + Bp N.H “hồn lau”: gợi lên phần thiêng liêng của cảnh vật. + Phép điệp: “có thấy”, “có nhớ” -> vừa gợi mở, vừa nhắc nhớ về những kỉ niệm về TB. => Bút pháp gợi và ngôn ngữ giàu nhạc điệu đã làm nổi bật lên vẻ mĩ lệ, trữ tình của thiên nhiên và con người nơi núi rừng TB. 3/ Đoạn 3: Chân dung của người lính Tây Tiến. - Vẻ đẹp lẫm liệt, kiêu hùng: + “Đoàn binh không mọc tóc”: bút pháp tả thực + “binh” (phụ âm “b”) + đảo ngữ -> hình ảnh dữ dội và mạnh mẽ của người lính TT. + Phép Â.D “dữ oai hùm” (SS ngầm những người lính TT mang cái oai linh của những chúa tể sơn lâm) + ĐT “trừng” -> vẻ ngoài oai hùng, lẫm liệt. - Vẻ đẹp hào hoa: “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” -> bút pháp lãng mạn, thể hiện một tâm hồn trẻ trung, yêu đời, một cháy tim khát khao yêu đương của người lính TT. - Vẻ đẹp bi tráng: + Chất bi thương: được thể hiện qua các hình ảnh tả thực như “đoàn binh không mọc tóc”, “quân xanh màu lá”, “rải rác biên cương mồ viễn xứ”, “áo bào thay chiếu” (PT ra từng hình ảnh) -> tg không che giấu mà khắc họa chân thực sự khốc liệt của chiến tranh, cho thấy sự hi sinh lớn lao của người lính. + Chất hùng tráng: * “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”: lí tưởng xả thân vì Tổ quốc, cống hiến tuổi xuân cho Tổ quốc; * Bp nói giảm nói tránh “anh về đất”: coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, như một quy luật tự nhiên; * Bp N.H’ “Sông Mã gầm lên khúc độc hành”: âm hưởng dữ dội và hào hùng của thiên nhiên để đưa tiễn anh linh của những người lính TT. => Việc sd nhiều từ ngữ HV (“chiến trường”, “viễn xứ”, “biên cương”,…) tạo ra giọng điệu trang trọng thể hiện tình cảm đau thương vô hạn và sự kính cẩn của nhà thơ trước sự hi sinh của đồng đội. 4/ Đoạn 4: Lời thề gắn bó với Tây Tiến và miền Tây. - Hai câu đầu: nêu lên tinh thần quyết tâm của những người lính TT “một đi không trở lại”, “quyết tử cho Tổ quốc quyết.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> ? Em nx ntn về nhịp thơ, giọng thơ của tg trong sinh”. đoạn thơ này? - Hai câu cuối: lời thề sắt son -> tâm hồn, tình cảm của những người lính TT vẫn gắn bó máu thịt với những ngày, những nơi mà TT đã đi qua. => Nhịp thơ chậm, giọng thơ buồn nhưng linh hồn của đoạn thơ vẫn toát lên vẻ hào hùng. Họat động 3 (10’): Tổng kết. III/ TỔNG KẾT ? BT1, SGK – tr.90. 1/ Nghệ thuật ? Em nx ntn về cách sd ngôn từ của nhà thơ? - Bài thơ có cảm hứng và bút pháp lãng mạn. ? Bài thơ có một điểm rất đặc biệt thể hiện đúng - Tg có cách s/d ngôn từ đặc sắc: các từ chỉ địa danh, từ tài năng của nhà thơ. Đó là gì? tượng hình, từ Hán Việt,.... - Bài thơ có sự kết hợp chất nhạc và chất họa, tiêu biểu cho phong cách thơ QD. ? Bài thơ gửi gắm với chúng ta thông điệp gì? 2/ Ý nghĩa văn bản Bài thơ đã khắc họa thành công hình tượng người lính TT trên nền cảnh núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội. Hình tượng người lính TT mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng sẽ luôn đồng hành trong trái tim và trí óc của mỗi chúng ta. 3/ Củng cố ? Bt2, SGK – tr.90. 4/ Hướng dẫn HS tự học ở nhà - Hướng dẫn HS học bài ở nhà: + Đối sánh phần một và phần hai của bài thơ để chỉ ra sự biến đổi về cx và bút pháp miêu tả của tg. + SS hình ảnh người lính trong bài thơ TT với hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu. + Đọc ĐT “Doanh trại… đong đưa” và thực hiện yêu cầu bên dưới:  Nêu nội dung chính của ĐT.  Xác định từ láy được sd trong ĐT và PT hiệu quả nghệ thuật của chúng.  Phát hiện các BPTT từ vựng được sd trong ĐT và tác dụng của chúng. + PT chân dung người lính qua ĐT “Tây Tiến … khúc độc hành”. Qua ĐT, anh/chị hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về vấn đề cống hiến và hưởng thụ của tuổi trẻ hiện nay. + Về hình tượng của người lính Tây Tiến, có ý kiến cho rằng người lính ở đây có dáng dấp của tráng sĩ thuở trước, ý kiến khác thì nhấn mạnh người lính ở đây mang đậm vẻ đẹp của người chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp. Từ cảm nhận của mình về hình tượng này, anh/chị hãy bình luận các ý kiến trên. - Chuẩn bị bài mới: Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học: Đọc bài, làm theo các yêu cầu trong bài, rút ra dàn ý cơ bản về kiểu bài này. Bạn nào cần giáo án 12 (hoặc 10, 11) trọn bộ thì liên hệ với mình (thầy Minh : 01267.567.068). Mình nói trước là giáo án mình soạn trên tinh thần cô đọng (ngắn gọn nhưng vẫn đảm bảo theo chuẩn KTKN của bộ) để không bị cháy giáo án khi dạy và giảm tải cho cả GV và HS. Bạn nào cần giáo án dài dòng chi tiết thì có mấy bộ mình sẽ tặng kèm theo. Mình đã từng thi GVG cấp tỉnh năm 2014 và được công nhận. Ngoài ra mình còn có tài liệu ôn thi tốt nghiệp 12 và nhiều bài tập tự soạn khác. Tỉ lệ tốt nghiệp môn văn năm ngoái của 2 lớp mình dạy (1 lớp xã hội, 1 lớp tự nhiên) là hơn 97%). Hân hạnh !.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×