Tải bản đầy đủ (.pdf) (161 trang)

Hoạt động tương tác trong chương trình phát thanh trực tiếp trên fanpage “vov1 thời sự” của đài tiếng nói việt nam (khảo sát chương trình “chuyên gia của bạn”, “360 độ sức khỏe”, “chat với người nổi tiếng”, từ tháng 7 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.15 MB, 161 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

CHU HỒNG NHUNG

HOẠT ĐỘNG TƢƠNG TÁC TRONG CHƢƠNG TRÌNH
PHÁT THANH TRỰC TIẾP TRÊN FANPAGE
“VOV1-THỜI SỰ” CỦA ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
(Khảo sát chƣơng trình “Chuyên gia của bạn”, “360 độ sức khỏe”,
“Chat với ngƣời nổi tiếng”, từ tháng 7 - 12/2019)

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

HÀ NỘI - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

CHU HỒNG NHUNG

HOẠT ĐỘNG TƢƠNG TÁC TRONG CHƢƠNG TRÌNH
PHÁT THANH TRỰC TIẾP TRÊN FANPAGE


“VOV1-THỜI SỰ” CỦA ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
(Khảo sát chƣơng trình “Chuyên gia của bạn”, “360 độ sức khỏe”,
“Chat với ngƣời nổi tiếng”, từ tháng 7 - 12/2019)

Chuyên ngành : Phát thanh – Truyền hình
Mã số

: 8 32 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS, TS. PHẠM THỊ THANH TỊNH

HÀ NỘI – 2020


Luận văn đã đƣợc sửa chữa theo khuyến nghị của Hội đồng chấm
luận văn cao học.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2020

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

PGS,TS. NGUYỄN THỊ TRƢỜNG GIANG


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Hoạt động tƣơng tác trong chƣơng trình

phát thanh trực tiếp trên Fanpage “VOV1 – Thời sự” của Đài Tiếng nói Việt
Nam (Khảo sát chƣơng trình “Chuyên gia của bạn”, “360 độ sức khỏe”,
“Chat với ngƣời nổi tiếng”, từ tháng 7 - 12/2019)” là cơng trình nghiên cứu
của riêng tơi. Luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của PGS, TS.
Phạm Thị Thanh Tịnh. Các số liệu, thống kê, kết quả nghiên cứu trong luận
văn là trung thực. Các thông tin tham khảo đều được trích dẫn nguồn đầy đủ.
Kết luận trong luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ cơng trình
nghiên cứu nào.
Tác giả luận văn

Chu Hồng Nhung


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ nhiệt tình của các phịng ban, các giảng viên của Học viện
Báo chí & Tuyên truyền.
Xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo của Khoa Phát thanh –
Truyền hình, Học viện Báo chí & Tun truyền đã tận tình dạy bảo, giúp đỡ
tơi trong q trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn PGS, TS. Phạm Thị Thanh Tịnh đã tâm huyết
và tận tình hướng dẫn tơi trong suốt q trình nghiên cứu đề tài.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các nhà báo, phóng viên, kỹ
thuật viên của Hệ Thời sự - Chính trị - Tổng hợp VOV1, Đài Tiếng Nói Việt
Nam và cơng chúng Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo nhiều điều kiện thuận
lợi để tôi thu thập được những số liệu, ý kiến và thực hiện đề tài.
Những thông tin thu thập được và những ý kiến góp ý của các thầy cơ
giáo, các anh chị phóng viên, nhà báo, công chúng... là những tư liệu vô cùng
thiết thực và q giá, là cơ sở quan trọng để tơi có thể hoàn thành được luận
văn này.

Tác giả luận văn

Chu Hồng Nhung


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ĐTNVN: Đài Tiếng Nói Việt Nam
HVBCTT: Học viện Báo chí & Tuyên truyền
MXH: Mạng xã hội
PTTH: Phát thanh - Truyền hình
CTPT: Chương trình phát thanh
PTTT: Phát thanh trực tiếp
HĐTT: Hoạt động tương tác


DANH MỤC ẢNH
Ảnh 1.1: Phóng viên VTC Live Stream tại Cuộc họp khẩn về sự việc liên
quan đến COVID-19 tại Hà Nội phát trực tiếp trên Fanpage “VTC
Now ...................................................................................................... 21
Ảnh 1.2: Thống đốc Tiểu bang New York Andrew Cuomo và Thị trưởng
Thành phố New York Bill de Blasio cung cấp thơng tin về tình hình
chống đại dịch COVID-19 của Tiểu bang New York (Mỹ) ................ 29
Ảnh 1.3: Phóng viên Anna Coren của CNN phỏng vấn người dân ở bên ngoài
một ngơi nhà ở Moruya, Australia, trên bờ biển phía nam New South
Wales.................................................................................................... 29
Ảnh 1.4: Phóng viên đài truyền hình EuroNews Live Stream trờn Fanpage
Euronews en franỗais v cuc gii cu nạn nhân sau trận động đất ở
thành phố Durres, Albania ngày 26/11/2019 ....................................... 30
Ảnh 1.5: Live Stream Chuyên gia giải đáp thắc mắc về “Tiêm chủng phòng
bệnh cho người lớn & Vắc xin mới phòng bệnh Bạch hầu, Uốn ván,

Ho gà” trên Fanpage “Trung tâm tin tức VTV24” ngày 10/3/2020 .... 31
Ảnh 1.6: Live Stream “Phỏng vấn trực tuyến xử phạt tài xế vi phạm nồng độ
cồn” trên Fanpage “VnExpress.vn” ngày 7/1/2020 ............................. 31
Ảnh 1.7: Live Stream “Tường thuật trực tiếp Lễ bế mạc Sea Games 30” trên
Fanpage “VOV2 Cuộc sống muôn màu” ngày 11/12/2019 ................ 32
Ảnh 2.1: Khách mời tương tác nguội trong “Chat với người nổi tiếng” sau khi
kết thúc Live Stream ............................................................................ 55
Ảnh 2.2: Công ty thảo dược tương tác nguội trong “Chuyên gia của bạn” sau
khi kết thúc Live Stream số 25/7/2019 ................................................ 55
Ảnh 2.3: Thông tin bài đăng trên Live Stream chương trình “Chuyên gia của
bạn” số 23/11/2019 .............................................................................. 59
Ảnh 2.4: Live Stream “360 độ sức khỏe” số 22/12/2019 hiển thị chia 2 màn hình 60
Ảnh 2.5: Các Live Stream đã phát được lưu trong mục “Video” của Fanpage
“VOV1 – Thời sự” ............................................................................... 60
Ảnh 2.6: Khách mời tương tác nguội trong “360 độ sức khỏe” sau khi kết thúc
Live Stream .......................................................................................... 65


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Thống kê số lượng tương tác cao nhất, thấp nhất, trung bình trong
“Chuyên gia của bạn”, “360 độ sức khỏe”, “Chat với người nổi tiếng”
6 tháng cuối năm 2019 ......................................................................... 56
Bảng 2.2: Mức độ trả lời bình luận và tin nhắn trên Fanpage “VOV1 – Thời
sự” của 3 chương trình sau khi Live Stream kết thúc theo khảo sát
công chúng ........................................................................................... 66
Bảng 2.3: Công chúng Hà Nội trả lời việc “Chuyên gia của bạn” và “360 độ sức khỏe
”tiếp tục tương tác sau khi kết thúc Live Stream bằng cách nào ................... 66
Bảng 2.4: Lịch phát sóng “Chuyên gia của bạn” Live Stream trên Fanpage
“VOV1 – Thời sự” 6 tháng cuối năm 2019 ......................................... 75
Bảng 2.5: Lịch phát sóng “360 độ sức khỏe” Live Stream trên Fanpage

“VOV1 – Thời sự” 6 tháng cuối năm 2019 ......................................... 76
Bảng 2.6: Lịch phát sóng “Chat với người nổi tiếng” Live Stream trên
Fanpage “VOV1 – Thời sự” 6 tháng cuối năm 2019 .......................... 76


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Số lượng tương tác của cơng chúng được khảo sát trong 3
chương trình “Chun gia của bạn”, “360 độ sức khỏe”, “Chat với
người nổi tiếng” Live Stream trên Fanpage “VOV1 – Thời sự”......... 64
Biểu đồ 2.2. Mức độ hài lịng của cơng chúng khi tương tác với các chương
trình được khảo sát Live Stream trên Fanpage “VOV1 – Thời sự” .... 68
Biểu đồ 2.3: Mức độ trả lời bình luận và tin nhắn trên Fanpage “VOV1 – Thời sự”
của “Chat với người nổi tiếng” theo khảo sát công chúng Hà Nội...............72
Biểu đồ 2.4: Lý do công chúng Hà Nội nghe, xem Live Stream mà không
tương tác .............................................................................................. 78


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 1
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TƢƠNG TÁC
TRONG CHƢƠNG TRÌNH PHÁT THANH TRỰC TIẾP TRÊN
FACEBOOK ...............................................................................................................14
1.1. Một số khái niệm liên quan đề tài ............................................................14
1.2. Vai trò của hoạt động tương tác trong chương trình phát thanh trực tiếp
trên Fanpage Facebook ....................................................................................24
1.3. Hoạt động Live Stream trên Facebook của các cơ quan báo chí trên thế
giới và ở Việt Nam hiện nay............................................................................28
1.4. Các yêu cầu về hoạt động tương tác trong chương trình phát thanh trực
tiếp trên Facebook.............................................................................................32
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TƢƠNG TÁC TRONG

CHƢƠNG TRÌNH PHÁT THANH TRỰC TIẾP TRÊN FANPAGE “VOV1 –
THỜI SỰ”....................................................................................................................41
2.1. Giới thiệu Fanpage “VOV1 – Thời sự” và chương trình “Chuyên gia
của bạn”, “360 độ sức khỏe”, “Chat với người nổi tiếng”............................41
2.2. Kết quả khảo sát hoạt động tương tác trong chương trình phát thanh
trực tiếp trên Fanpage “VOV1 – Thời sự” từ 7/2019 đến 12/2019 .............44
2.3. Đánh giá thành công và hạn chế của hoạt động tương tác trong chương
trình phát thanh trực tiếp trên Fanpage “VOV1 – Thời sự” .........................61
Chƣơng 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG TƢƠNG TÁC TRONG
CHƢƠNG TRÌNH PHÁT THANH TRỰC TIẾP TRÊN FANPAGE “VOV1
- THỜI SỰ” .................................................................................................................80
3.1. Những vấn đề đặt ra ..................................................................................80
3.2. Một số giải pháp ........................................................................................84
KẾT LUẬN .................................................................................................................98
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................101
PHỤ LỤC ..................................................................................................................106
TÓM TẮT LUẬN VĂN .........................................................................................151


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu đề tài
Hiện nay, MXH Facebook là một hiện tượng với cách thức chuyển tải
thông tin cực nhanh, cực rộng và phạm vi tương tác đa chiều khơng phân biệt
thời gian và khơng gian. Tính đến quý 3 năm 2019, Facebook có khoảng
2,449 tỷ người truy cập hàng tháng trên toàn thế giới và khoảng 45,3 triệu
người dùng ở Việt Nam [56]. Chính bởi những tiện ích ưu việt của Facebook
mà cơng chúng ưa thích tiếp cận với những thông tin từ MXH này. Facebook
đang tác động mạnh mẽ tới tồn xã hội, trong đó có báo chí.

MXH và báo chí có mối quan hệ tác động qua lại hai chiều với nhau.
MXH tác động báo chí bằng cách: MXH cung cấp thơng tin, đề tài rộng rãi,
sát thực cho báo chí. MXH là một kênh giúp thơng tin báo chí được quảng bá
rộng rãi, là một kênh tương tác giữa báo chí với độc giả. MXH là một kênh
phản biện với thông tin báo chí. MXH tác động đến cách thức tác nghiệp của
nhà báo, làm thay đổi quy trình làm báo truyền thống. Báo chí tác động MXH
bởi: Báo chí là nguồn tư liệu, đề tài cho thơng tin trên MXH. Báo chí tiếp
nhận, kiểm chứng và “chính thống hóa” thơng tin trên MXH. Báo chí ngăn
chặn và giảm thiểu tác hại của thơng tin sai lệch nảy sinh trên MXH. Báo chí
định hướng thông tin trên MXH.
Nhu cầu tự thân của báo chí trong cuộc “tranh giành” cơng chúng với
các phương tiện truyền thông đại chúng khác, đặc biệt là MXH đang là vấn đề
sống còn của thời đại 4.0. Và việc làm thế nào để phát huy mối quan hệ giữa
báo chí và MXH để góp phần định hướng thơng tin trong xã hội hiện nay đã,
đang làm “đau đầu” những nhà quản lý và chính bản thân các nhà báo. Rất
nhiều cơ quan báo in, báo mạng điện tử, truyền hình, phát thanh đã tiếp cận
bằng cách lập Fanpage trên Facebook để công chúng vừa cập nhật được tin
tức từ báo chí chính thống trên MXH.
Nắm bắt được những điều này, Fanpage “VOV1 – Thời sự” của Hệ
Thời sự - Chính Trị - Tổng hợp VOV1, ĐTNVN đã thực hiện Live Stream
trên MXH Facebook các chương trình PTTT. Phương thức này bắt đầu được


2
thực hiện vào 9h sáng 8/8/2017 với chương trình “Góc nhìn”. Đây là một
phương thức mới, đem lại hiệu quả vì thu hút được thêm một lượng cơng
chúng. Họ vừa có thể lướt Facebook, vừa xem Live Stream phát thanh, vừa
tương tác với chương trình. Đặc biệt, HĐTT trong chương trình được đẩy
mạnh. Ngồi những hình thức cũ như: gửi thư tới tịa soạn, gọi điện thoại vào
đường dây nóng (hotline), cơng chúng có thể tương tác theo nhiều hình thức

mới. Đó là cơng chúng gửi tin nhắn, bình luận những ý kiến, yêu cầu, thắc
mắc... ngay khi đang xem chương trình trực tiếp và biên tập viên sẽ đọc lên để
các khách mời, chuyên gia trả lời... CTPT thực hiện phương thức Live Stream
này phát sóng đồng thời với chương trình PTTT trên sóng analog truyền
thống. Tuy nhiên giữa chúng có điểm khác biệt lớn. Ở các CTPT Live Stream
trên Fanpage, cơng chúng có nhiều cơ hội được tương tác hơn, tương tác bằng
nhiều hình thức hơn – trong đó có hình thức tương tác mà ở phát thanh truyền
thống khơng có, đó là tương tác qua Fanpage Facebook. Mà tương tác là một
trong những đặc tính của báo chí hiện đại, mang lại rất nhiều lợi ích cho cả
những người làm báo, cơ quan báo chí và cơng chúng. Cơ quan báo chí khai
thác tương tác tốt sẽ tạo được những chương trình đặc sắc, thu hút được nhiều
cơng chúng và cải thiện được nội dung hình thức chương trình thơng qua các
đóng góp của cơng chúng. Cịn với công chúng, phương thức Live Stream sẽ
mở ra một kênh mới, tạo cho công chúng nhiều cơ hội được thể hiện bản thân
hơn. Đây là một phương thức mới, mang lại những nhược điểm nhất định. Do
thực hiện trên nền tảng của MXH Facebook, sử dụng sóng wifi hoặc 3G nên
các chương trình Live Stream có thể gặp phải những sự cố về đường truyền
mạng. Việc sản xuất chương trình cũng có thể gặp một số khó khăn, thực hiện
chưa tốt do đây là phương thức khá mới mẻ với những người làm phát thanh.
Lịch phát sóng các Live Stream chưa đều đặn và HĐTT với công chúng trong
một số chương trình cịn ít, chưa giải đáp hết thấc mắc của công chúng. Thêm
nữa, truyền thông về Fanpage “VOV1 – Thời sự”, các CTPT được Live
Stream cũng chưa tốt, chưa nhiều nền chưa nhận được nhiều sự ủng hộ từ
công chúng như phát thanh truyền thống... Những thành công và hạn chế này
cần được nghiên cứu kĩ để đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu


3
quả HĐTT trong các chương trình Live Stream, để chương trình ngày càng
thu hút được nhiều cơng chúng hơn.

Chính vì những lý do trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu: Hoạt động
tƣơng tác trong chƣơng trình phát thanh trực tiếp trên Fanpage “VOV1 -Thời
sự” của Đài Tiếng nói Việt Nam (Khảo sát chƣơng trình “Chuyên gia của
bạn”, “360 độ sức khỏe”, “Chat với ngƣời nổi tiếng”, từ tháng 7-12/2019)
làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
HĐTT trong chương trình PTTT đã được các nhà nghiên cứu, các
phóng viên, biên tập viên báo chí quan tâm từ lâu. Có khá nhiều chun đề,
cơng trình nghiên cứu, sách, báo, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ.... liên quan
vấn đề này.
2.1. Các cơng trình nghiên cứu về báo phát thanh, phát thanh trực
tiếp, phát thanh tương tác
2.1.1. Các cơng trình nghiên cứu về báo phát thanh
- Học viện Báo chí & Tun truyền - Đài Tiếng nói Việt Nam (2002),
Báo Phát thanh, NXB Văn hóa - Thơng tin, Hà Nội.
Cuốn sách gồm 20 chương trình bày về các vấn đề về sự hình thành, phát
triển; chức năng xã hội, đặc trưng, công chúng, phương pháp viết cho báo phát
thanh; ngơn ngữ; kỹ thuật trình bày, âm nhạc; kỹ năng viết báo phát thanh...
- Xmirnốp V.V, Đào Tấn Anh (2004), Các thể loại báo chí phát thanh,
NXB Thơng tấn, Hà Nội.
Cuốn sách đi từ khái quát và đi sâu phân tích từng thể loại trong hệ
thống các thể loại báo chí phát thanh, dưới các loại hình: Thơng tin, phân tích,
tài liệu - nghệ thuật... với lối viết súc tích kèm theo những minh họa sống
động. Cuốn sách là cơng trình nghiên cứu có giá trị trong việc phân định thể
loại, cách diễn đạt thông tin trên báo phát thanh, nhấn mạnh đến tâm lý giao
tiếp của người đứng trước micro và đặc biệt là yếu tố sáng tạo của nhà báo.
- Nguyễn Đức Dũng (2003), Lý luận báo phát thanh, NXB Văn hóa
Thơng tin, Hà Nội.
Nội dung cuốn sách gồm 2 phần. Phần 1 gồm 6 chương, trình bày vai



4
trò của báo phát thanh trong hệ thống các loại hình thơng tin đại chúng; đặc
trưng báo phát thanh; viết cho phát thanh; kỹ năng nhà báo phát thanh; CTPT
và PTTT. Phần 2 gồm 9 chương, trình bày các thể loại phát thanh như: tin,
tường thuật, bình luận, phóng sự, ghi nhanh, phỏng vấn, tọa đàm, phản ánh...
- Phạm Thị Thanh Tịnh (2004), Công chúng báo phát thanh hiện nay,
Luận văn thạc sĩ Báo chí học, HVBCTT, Hà Nội.
Luận văn tìm hiểu những đặc điểm cơ bản nhất về cơng chúng của báo phát
thanh ở Hà Nội. Những thông tin mới về cơng chúng thính giả sẽ giúp cho hệ
thống phát thanh nói chung và ĐTNVN nói riêng có cơ sở khoa học để không
ngừng cải tiến nội dung, nâng cao chất lượng CTPT, đáp ứng ngày càng tốt hơn
các nhu cầu thơng tin, văn hóa tinh thần của nhân dân...
- TS. Đinh Thị Thu Hằng (2013), Báo phát thanh: Lý thuyết và kỹ năng
cơ bản, NXB Chính trị Hành chính, Hà Nội.
Cuốn sách giới thiệu q trình hình thành và phát triển của báo phát
thanh; đặc trưng, công chúng và phương tiện hoạt động, viết và biên tập cho
báo phát thanh; các thể loại của báo phát thanh và tổ chức sản xuất CTPT.
2.1.2. Các cơng trình nghiên cứu về phát thanh trực tiếp
- Nguyễn Đức Dũng, Vũ Văn Hiền (2007), Phát thanh trực tiếp, NXB
Lý luận chính trị, Hà Nội.
Trên cơ sở kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, các tác giả đã đánh giá
một cách toàn diện về tình hình PTTT ở Việt Nam, từ đó rút ra những kết luận
khoa học để định hướng thực tiễn và đáp ứng được những yêu cầu bức xúc
của công tác nghiên cứu, giảng dạy, bồi dưỡng về phương thức sản xuất các
chương trình PTTT ở nước ta.
- Nguyễn Thị Thu (2014), Vấn đề sử dụng chất liệu đa phƣơng tiện cho
phát thanh trên mạng Internet ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ,
HVBCTT, Hà Nội.
Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát các tác phẩm phát thanh có tính đa

phương tiện trên các website www.radiovietnam.vn, www.tuoitre,vn, và
www.tinngan.vn, tác giả chỉ raưu nhược điểm về việc sử dụng chất liệu đa
phương tiện của phát thanh ở Việt Nam, phân biệt các tác phẩm phát thanh có


5
sử dụng chất liệu đa phương tiện với phát thanh truyền thống và báo mạng
điện tử. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả tác động
của các tác phẩm phát thanh có sử dụng chất liệu đa phương tiện ở Việt Nam.
- Nguyễn Thị Ánh Ngọc (2017), Chất lƣợng chƣơng trình phát thanh
trực tiếp của Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nam hiện nay, Luận văn thạc
sĩ, HVBCTT, Hà Nội.
Luận văn đã chỉ ra thực trạng chất lượng chương trình PTTT của Đài
PTTH Hà Nam dựa trên hệ thống lý luận về PTTT, chất lượng CTPT và tiêu chí
đánh giá chất lượng chương trình PTTT để đề xuất ra những kiến nghị và giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng chương trình PTTT trên Đài PTTH Hà Nam.
- Nguyễn Đức Anh (2018), Tổ chức sản xuất và quản lý chƣơng trình
phát thanh trực tiếp “Radio Quảng Ninh – Giờ cao điểm” của Đài Phát
thanh – Truyền hình Quảng Ninh (Khảo sát từ tháng 1/2018 đến tháng
6/2018), Luận văn thạc sĩ, HVBCTT, Hà Nội.
Dựa trên cơ sở nghiên cứu hệ thống hóa lý luận về tổ chức và quản lý sản
xuất chương trình PTTT, tác giả đã khảo sát thực trạng và nêu ra những thành
công, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quy trình tổ chức và quản lý
sản xuất của chương trình “Radio Quảng Ninh – Giờ cao điểm”. Từ đó, luận
văn đã nêu ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả trong việc tổ chức và
quản lý sản xuất của chương trình “Radio Quảng Ninh – Giờ cao điểm”.
2.1.3. Các cơng trình nghiên cứu về phát thanh tƣơng tác
- Lê Thị Ngọc Thanh Hoa (2013), Tính tƣơng tác trong các chƣơng
trình phát thanh Xone FM, Âm nhạc bạn và tôi, Luận văn thạc sĩ, HVBCTT,
Hà Nội.

Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống hóa lý luận về tương tác trên sóng phát
thanh, khảo sát hiện trạng tính tương tác trên sóng phát thanh nói chung và
trong các chương trình Xone FM, Âm nhạc với bạn và tôi, luận văn đánh giá
những ưu điểm, hạn chế của tương tác trong các CTPT này, đề ra những
khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tương tác trong các chương trình được
khảo sát nói riêng và trên sóng phát thanh hiện nay nói chung.


6
- Nguyễn Thị Thu Huyền (2013), Tính tƣơng tác trong chƣơng trình
phát thanh trực tiếp của Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội (Khảo sát
chƣơng trình “60 phút bạn và tôi” và “Gặp thầy thuốc nổi tiếng” từ 6/2012
đến 6/2013), Luận văn thạc sĩ, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội.
Tác giả phân tích một số chương trình PTTT nổi bật có yếu tố tương
tác của Đài PTTH Hà Nội. Từ đó khái qt về tính tương tác trong những
chương trình này và nhấn mạnh về hiệu quả của CTPT khi có sự tương tác.
Tác giả cũng chỉ ra số lượng công chúng quan tâm và biết tới những chương
trình này chưa nhiều nên mức độ tương tác còn hạn chế. Do vậy, chúng chưa
mang tính đại diện thực sự cho phát thanh tương tác ở Việt Nam nói chung.
- Mai Kiều Tuyết (2014), Tính tƣơng tác trên kênh VOV Giao thơng quốc
gia (Khảo sát 6 tháng cuối năm 2013), Luận văn thạc sĩ, HVBCTT, Hà Nội.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá những ưu điểm và nhược điểm của tính
tương tác trên Kênh VOV Giao thông, luận văn gợi mở những giải pháp để
góp phần làm cho tính tương tác của Kênh ngày càng phát triển hồn thiện
hơn. Đồng thời, thơng qua nghiên cứu này, luận văn góp phần hệ thống hóa
và làm sâu thêm lý thuyết về tương tác gắn với sự vận động phát triển của
phát thanh tương tác đang diễn ra ở các Đài, Kênh phát thanh và các CTPT.
- Lê Vũ Tùng (2016), Đổi mới phƣơng thức tƣơng tác với thính giả
trong chƣơng trình “Giờ cao điểm” của Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng

Ninh (Khảo sát chƣơng trình “Giờ cao điểm” từ 6/2015 đến 6/2016), Luận
văn thạc sĩ, HVBCTT, Hà Nội.
Trên cơ sở khảo sát, phân tích thực trạng phương thức tương tác với
thính giả trong CTPT “Giờ cao điểm”, luận văn đề xuất, một số giải pháp,
khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả phương thức tương tác với thính giả
trong chương trình “Giờ cao điểm” của Đài PTTH Quảng Ninh.
- Đặng Hoàng Lâm (2017), Tƣơng tác giữa chƣơng trình Truyền hình
của Đài Truyền hình Việt Nam với công chúng qua mạng xã hội (Khảo sát
chƣơng trình “Bữa trƣa vui vẻ”, Chuyển động 24H” và “Cà phê sáng” từ
tháng 7/2016 đến tháng 6/2017), Luận văn thạc sĩ, HVBCTT, Hà Nội.


7
Đề tài đã phân tích các khái niệm liên quan, nêu lên phương thức và
mục tiêu và điều kiện tương tác giữa chương trình truyền hình và cơng chúng
qua MXH để làm cơ sở khảo sát thực trạng, thành công, hạn chế và đề xuất
giải pháp nâng cao hiệu quả tương tác giữa chương trình truyền hình và cơng
chúng qua MXH.
- Tăng Thị Hải Hà (2019), Quản lý hoạt động tƣơng tác trong các
chƣơng trình phát thanh trực tiếp trên Kênh VOV Giao thơng - Đài Tiếng nói
Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ, HVBCTT, Hà Nội.
Trên cơ sở hệ thống lý luận về khái niệm, vai trò, các yếu tố tham gia
và yêu cầu đối với quản lý HĐTT trong chương trình PTTT, tác giả luận văn
đã tiến hành khảo sát thực trạng quản lý HĐTT và đề xuất các nhóm giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả quản lý HĐTT trong chương trình PTTT trên Kênh
VOV Giao Thơng.
2.2.Các cơng trình nghiên cứu về báo chí với mạng xã hội
- TS. Đỗ Chí Nghĩa, TS. Đinh Thị Thu Hằng (2014), Báo chí và Mạng
xã hội, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.
Cuốn sách gồm 4 chương đi sâu phân tích mối quan hệ giữa báo chí và

MXH trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam hiện nay. Các tác giả đã đề xuất một
số giải pháp cụ thể và hữu hiệu để nhận diện và xác lập mối quan hệ hài hịa,
đúng đắn giữa báo chí và MXH, hạn chế những sai sót, tận dụng tính năng
của MXH trong hoạt động báo chí là vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay.
- Đỗ Đình Tấn, Báo chí và mạng xã hội (2017), NXB Trẻ, Thành phố
Hồ Chí Minh.
Cuốn sách gồm 3 phần. Phần 1 sẽ giúp hiểu rõ hơn khái niệm, tính hai
mặt và lý do thu hút của MXH, giới thiệu một số trang MXH nổi tiếng. Phần
2 cho thấy báo chí truyền thống đã và đang định hình lại hoạt động thế nào,
MXH đang mở rộng khơng gian và công việc của nhà báo ra sao, cũng như
những cách làm báo mới mà truyền thông xã hội đang đem lại cho báo chí
truyền thống. Phần 3 trình bày mặt tích cực và tiêu cực của MXH, do đó cần
nhận định, ứng xử thận trọng khi tiếp nhận thơng tin và có trách nhiệm khi
đăng tải thơng tin lên MXH.


8
- Nguyễn Anh Hiển (2017), Truyền hình Việt Nam với vấn đề quản lý
Fanpage hiện nay (Khảo sát các trang Fanpage: Trung tâm tin tức VTV24 của
Đài Truyền hình Việt Nam; VTC1 – Tin tức của Đài Truyền hình kỹ thuật số
VTC; VNEWS – Truyền hình Thơng tấn của Trung tâm Truyền hình Thơng tấn
từ tháng 06/2016 đến tháng 07/2017), Luận văn thạc sĩ, HVBCTT, Hà Nội.
Dựa vào lý luận và vấn đề quản lý Fanpage truyền hình, luận văn đã
khảo sát và đánh giá hoạt động quản lý các trang Fanpage của 3 đài truyền
hình VTV, VTC, Thơng tấn xã Việt Nam để nêu ra những giải pháp nâng cao
chất lượng quản lý Fanpage của truyền hình Việt Nam hiện nay.
- Vũ Văn Giang (2017), Khai thác thông tin từ mạng xã hội cho bài điều
tra trên Báo Pháp luật xã hội, Tuổi trẻ, Lao động (Khảo sát trên mạng xã hội
Facebook, Zalo, từ năm 2014-2015), Luận văn thạc sĩ, HVBCTT, Hà Nội.
Trên cơ sở hệ thống hóa các khái niệm và xây dựng khung lý thuyết

cho vấn đề nghiên cứu, tác giả đã khảo sát thực trạng khai thác thông tin từ
MXH trên báo Pháp luật xã hội, Tuổi trẻ, Lao động và đề xuất giải pháp khai
thác thông tin từ MXH cho bài điều tra.
- Lê Nguyễn Phương Thảo (2018), Ảnh hƣởng của Facebook đến việc
tiếp nhận thơng tin báo chí của sinh viên Đại học Huế hiện nay, Luận văn
thạc sĩ, HVBCTT, Hà Nội.
Đề tài đã nghiên cứu hệ thống khái niệm, tiêu chí nhận diện ảnh hưởng
của Facebook đến việc tiếp nhận thông tin báo chí của sinh viên Đại học Huế,
và đánh giá sự ảnh hưởng của Facebook đối với đến việc tiếp nhận thơng tin
báo chí của sinh viên Đại học Huế. Từ đó, đề tài chỉ ra xu hướng và giải pháp
nâng cao hiệu quả tiếp nhận thơng tin báo chí qua Facebook của sinh viên Đại
học Huế hiện nay.
- Mai Bích Châm (2018), Ảnh hƣởng của mạng xã hội tới quy trình sáng
tạo tác phẩm báo mạng điện tử hiện nay (Khảo sát Dantri.com.vn,
VnExpress,net, Tienphong.vn năm 2016), Luận văn thạc sĩ, HVBCTT, Hà Nội.
Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đề đài, tác giả
đã nêu ra thực trạng ảnh hưởng của MXH tới quy trình sáng tạo tác phẩm báo
chí của Dantri.com.vn, VnExpress.net, Tienphong.vn và đề xuất giải pháp đổi


9
mới, nâng cao hiệu quả sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử dưới ảnh hưởng
của MXH.
Các cơng trình trên cơ bản đã hệ thống hóa những vấn đề cơ sở lý luận
và thực tiễn. Các khái niệm, đặc điểm, yêu cầu,... về báo phát thanh, PTTT,
phát thanh tương tác đã được phân tích rất khoa học trong các cuốn sách
chuyên khảo. Thành công, hạn chế và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả của HĐTT trong các chương trình PTTT cũng đã được nghiên cứu trong
một số luận văn. Tuy nhiên, chưa có luận văn nào nghiên cứu về HĐTT trong
chương trình PTTT trên Fanpage của MXH Facebook.

Vì thế, tác giả sẽ kế thừa thành quả nghiên cứu đã đạt được của những
cơng trình nghiên cứu trước về mặt lý luận để làm cơ sở và định hướng cho
việc nghiên cứu đề tài luận văn: Hoạt động tƣơng tác trong chƣơng trình phát
thanh trực tiếp trên Fanpage “VOV1 – Thời sự” của ĐTNVN. Trong quá
trình nghiên cứu, luận văn này khơng có sự trùng lặp với các cơng trình đã
cơng bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thơng qua việc khảo sát, phân tích, đánh giá HĐTT trong chương trình
PTTT trên Fanpage “VOV1 – Thời sự”: “Chuyên gia của bạn”, “360 độ sức
khỏe”, “Chat với người nổi tiếng” về cả những mặt thành công và hạn chế, tác
giả đề xuất những giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả HĐTT trong các
chương trình PTTT.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn nhằm giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau:
- Khái quát khái niệm và đặc điểm về báo phát thanh, CTPT, PTTT,
MXH Facebook, chương trình PTTT trên Facebook và HĐTT trong chương
trình PTTT trên Fanpage Facebook. Tiếp đó, tác giả chỉ ra vai trị và u cầu
của HĐTT trong chương trình PTTT trên MXH Facebook.
- Khảo sát, phân tích và đánh giá hiệu quả của HĐTT trong chương
trình PTTT trên Fanpage “VOV1 - Thời sự”, cụ thể trong các chương trình:
“Chuyên gia của bạn”, “360 độ sức khỏe”, “Chat với người nổi tiếng”.


10
- Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất những giải pháp cụ thể để nâng cao
hiệu quả HĐTT trong chương trình PTTT trên Fanpage “VOV1 – Thời sự”
của ĐTNVN.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: HĐTT trong chương trình PTTT
trên Fanpage “VOV1 - Thời sự” của ĐTNVN.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là: thực hiện khảo sát các chương
trình: “Chuyên gia của bạn”, “360 độ sức khỏe”, “Chat với người nổi tiếng”
trong 6 tháng cuối năm 2019 (từ tháng 7/2019 đến tháng 12/2019).
Fanpage “VOV1 - Thời sự” của ĐTNVN phát Live Stream khá nhiều
chương trình: “Chuyên gia của bạn”, “360 độ sức khỏe”, “Diễn đàn kinh tế”,
“Ươm mầm khởi nghiệp”, “Chat với người nổi tiếng”... Tuy nhiên do đây là
phương thức mới nên tần suất phát sóng các chương trình đa phần khơng đủ
để có thể khảo sát, có chương trình phát Live Stream 1 số/tháng hoặc có số
khơng phát hoặc chưa lên sóng nhiều trong thời gian khảo sát. Chỉ có 3
chương trình “Chuyên gia của bạn”, “360 độ sức khỏe”, “Chat với người nổi
tiếng” là đủ điều kiện (phát Live Stream trung bình 1 số/tuần) và phát liên tục
trong thời gian 6 tháng khảo sát. Thêm nữa 3 chương trình trên là những
chương trình về sức khỏe, giải trí, khi phát Live đã nhận được nhiều lượt xem,
tương tác từ công chúng... nên được tác giả lựa chọn để khảo sát trong 6 tháng
cuối năm 2019.
5. Cơ sở ý uận và phƣơng pháp nghiên cứu
.1. ơ s

u n

- Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của
Đảng, Nhà nước về vai trò, chức năng, nhiệm vụ và các nguyên tắc hoạt động
của báo chí Việt Nam.
- Các cơ sở lý luận về lý thuyết truyền thông, lý thuyết báo chí học,
báo phát thanh và HĐTT trong chương trình PTTT.



11
.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: nghiên cứu các cơng trình, luận
văn, sách, báo về truyền thơng, báo chí, báo phát thanh, PTTT, phát thanh
tương tác, báo chí và MXH để thiết lập cơ sở lý luận về HĐTT trong chương
trình PTTT trên Fanpage của MXH Facebook.
- Phương pháp phân tích nội dung văn bản được sử dụng để phân tích,
đánh giá những thành cơng và hạn chế của HĐTT trong chương trình PTTT
trên Fanpage “VOV1 – Thời sự”, từ đó tác giả đề xuất giải pháp để nâng cao
hiệu quả của HĐTT trong chương trình.
- Phương pháp quan sát thực tế:
+ Quan sát quá trình sản xuất các CTPT được Live Stream trên
Fanpage “VOV1 - Thời sự”: nhằm nắm được hoạt động xây dựng chủ đề,
kịch bản, Live Stream, tương tác với công chúng... của chương trình PTTT
trên Fanpage “VOV1 – Thời sự” đang được thực hiện như thế nào. Từ đó, tác
giả có cơ sở thực tiễn để nghiên cứu luận văn hiệu quả hơn.
+ Quan sát số lượng công chúng xem và tương tác trên Live Stream.
- Phỏng vấn sâu:
+ Lấy ý kiến các cộng tác viên, phóng viên, biên tập viên, những người
trực tiếp sản xuất chương trình PTTT trên Fanpage “VOV1 - Thời sự”:
“Chuyên gia của bạn”, “360 độ sức khỏe”, “Chat với người nổi tiếng”, để khai
thác những thông tin về quá trình thực hiện chương trình, những thuận lợi,
khó khăn và đề xuất của họ nhằm nâng cao hiệu quả của HĐTT trong chương
trình PTTT trên Fanpage “VOV1 – Thời sự”
+ Lấy ý kiến lãnh đạo của Hệ VOV1, ĐTNVNđể thấy được những chỉ
đạo trong việc quản lý, hướng đi tiếp theo cho HĐTT trong chương trình
PTTT trên trên Fanpage “VOV1 – Thời sự”.
- Điều tra xã hội học: khảo sát, tổng hợp, phân tích các ý kiến và số
liệu từ quần chúng để có được nhận định chính xác.Điều tra xã hội học để tìm
hiểu nhu cầu của cơng chúng với chương trình như: cơng chúng tương tác với

chương trình thế nào; chương trình có hấp dẫn khơng;tương tác với chương
trình có mang lại lợi ích gì cho cơng chúng khơng; cơng chúng có thuận lợi và


12
khó khăn gì khi tương tác với chương trình,... Từ đó tác giả có thể đánh giá
được hiệu quả và cũng tìm ra những giải pháp nâng cao hiệu quả HĐTT trong
chương trình. Tác giả phát ra 300 phiếu, thu về 294 phiếu, trong đó:
+ Khảo sát người dân thành phố Hà Nội bằng phiếu khảo sát in ra giấy,
điều tra ngẫu nhiên tại 3 quận/huyện: quận Tây Hồ, quận Hoàn Kiếm, huyện
Hoài Đức.
+ Khảo sát những người trực tiếp xem và bình luận trên video Live
Stream của 3 chương trình: “Chuyên gia của bạn”, “360 độ sức khỏe”, “Chat
với người nổi tiếng” bằng cách chuyển các câu hỏi (giống câu hỏi của điều tra
xã hội học) lên phần mềm Google Biểu mẫu và gửi cho họ qua tin nhắn
Facebook cá nhân.
- Ngồi ra luận văn cịn sử dụng một số phương pháp khác như:
phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh để nhận xét, đánh giá ưu nhược
điểm của các HĐTT trong các chương trình.
6. Ý nghĩa ý uận và thực tiễn của uận văn
6.1. Ý nghĩa

u n

Luận văn cung cấp nguồn tài liệu về PTTT, phát thanh tương tác và các
tài liệu về HĐTT trong chương trình PTTT trên Fanpage của MXH Facebook.
Luận văn khẳng định vai trò của HĐTT trong chương trình PTTT trên
Fanpage “VOV1 – Thời sự” của Kênh VOV1, ĐTNVN trong việc cung cấp
thông tin tới công chúng. Đây là một phương thức mới trong việc chuyển tải
thông tin đến công chúng.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Những đánh giá, giải pháp trong luận văn hy vọng sẽ đóng góp tích cực
vào việc cải thiện, phát triển HĐTT trong chương trình PTTT trên Fanpage
“VOV1 – Thời sự”. Đây sẽ là cơ sở khoa học đáng tin cậy để các cơ quan báo
phát thanh nâng cao hiệu quả tương tác trong các chương trình PTTT.
Luận văn góp phần làm sáng tỏ mối quan hệ giữa các cơ quan báo chí
với các tác phẩm báo chí của chính họ. Để có được sự phát triển tốt phù hợp
với báo chí hiện đại, các cơ quan báo chí cần tìm hiểu và ứng dụng các thành
tựu khoa học kỹ thuật mới cũng như cách sáng tạo tác phẩm báo chí mới. Ứng


13
dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật trong cơ quan báo chí có hiệu quả
khơng chỉ là vấn đề của riêng báo chí nước ta mà cịn là của báo chí thế giới.
7. Đóng góp mới của đề tài
PTTT trên MXH Facebook là một phương thức mới nên hiện tại, chưa
có cơng trình nào nghiên cứu về vấn đề này. Kế thừa kết quả từ những cơng
trình nghiên cứu về PTTT, phát thanh tương tác đã có, kết hợp với những
nghiên cứu của bản thân tác giả, đánh giá của những người trực tiếp thực hiện
cũng như công chúng... tác giả mong muốn đưa ra được cái nhìn tổng quát về
HĐTT trong các chương trình PTTT trên MXH Facebook, cụ thể như sau:
- Nghiên cứu hệ thống khái niệm liên quan đến HĐTT trong chương
trình PTTT trên Fanpage Facebook, chỉ ra vai trò và yêu cầu của HĐTT theo
phương thức này.
- Căn cứ vào yêu cầu của HĐTT trong chương trình PTTT trên
Fanpage Facebook, tác giả tiến hành khảo sát thực trạng HĐTT của các
chương trình trên Fanpage “VOV1 – Thời sự” và thực hiện khảo sát công
chúng, phỏng vấn nhà đài để đánh giá được thành công, hạn chế khi thực hiện
tương tác theo phương thức mới này.
- Dựa vào hệ thống lý thuyết và thực tiễn đã nghiên cứu, tác giả đề xuất

giải pháp khắc phục hạn chế, nâng cao hiệu quả HĐTT khi thực hiện PTTT
trên Fanpage Facebook, góp phần vào việc phát triển báo phát thanh ngày
càng hiện đại.
8. Bố cục của uận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung
chính của luận văn tập trung ở 3 chương, 9 tiết.
Chương 1: Những vấn đề lý luận về HĐTT trong chương trình PTTT
trên Facebook
Chương 2: Khảo sát HĐTT trong chương trình PTTT trên Fanpage
“VOV1 – Thời sự”
Chương 3: Những vấn đề đặt ra và một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả của HĐTT trong chương trình PTTT trên Fanpage “VOV1 – Thời
sự”


14
Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TƢƠNG TÁC TRONG
CHƢƠNG TRÌNH PHÁT THANH TRỰC TIẾP TRÊN FACEBOOK
1.1. Một số khái niệm liên quan đề tài
1.1.1. Báo phát thanh và chương trình phát thanh
1.1.1.1. Báo phát thanh
- Khái niệm về báo phát thanh
Trong cuốn Báo Phát thanh của Học viện Báo chí & Tun truyền Đài Tiếng nói Việt Nam (2002), NXB Văn hóa - Thơng tin, Hà Nội có đưa ra
khái niệm: “Báo phát thanh đƣợc hiểu nhƣ một kênh truyền thơng, một loại
hình báo chí điện tử hiện đại mà đặc trƣng cơ bản của nó là dùng thế giới âm
thanh phong phú sinh động (lời nói, tiếng động, âm nhạc) để chuyển tải thông
điệp nhờ sử dụng kỹ thuật sóng điện từ và hệ thống truyền thanh, tác động
vào thính giác (vào tai) của cơng chúng. Nhờ sử dụng lời nói, tiếng động và
âm nhạc tác động vào tai ngƣời nghe cho nên báo phát thanh có những ƣu

thế đặc biệt và những hạn chế cố hữu.” [5, tr. 51]
PGS, TS. Nguyễn Đức Dũng trong cuốn Lý luận báo phát thanh
(2002), NXB Văn hóa Thơng tin, Hà Nội cho rằng: “Là sản phẩm của giai
đoạn khởi nguyên nền kỹ thuật điện tử, phát thanh đã từng là loại hình báo
chí độc tơn trong thời gian dài. Sự sinh động kỳ diệu của âm nhạc, tiếng
động, lời nói đƣợc truyền tải qua làn sóng radio đã đƣợc thính giả đón nhận
nồng nhiệt trong suốt gần một thế kỷ qua.” [8, tr. 8]
Trong cuốn Báo phát thanh: Lý thuyết và kỹ năng cơ bản, PGS, TS.
Đinh Thị Thu Hằng định nghĩa: “Báo phát thanh là một loại hình báo chí sử
dụng kỹ thuật sóng điện từ và hệ thống truyền thanh, truyền đi ngôn ngữ âm
thanh, trực tiếp tác động vào thính giác của đối tƣợng tiếp nhận.” [22, tr.32]
Trong luận văn này, tác giả xin được thống nhất nghiên cứu theo định
nghĩa của PGS, TS. Đinh Thị Thu Hằng.
- Đặc điểm của báo phát thanh là: Thông tin nhanh, Sử dụng âm thanh
tổng hợp, Tiếp nhận theo thời gian tuyến tính và Sống động, thân mật.


15
- Phát thanh hiện đại
Công nghệ số đã mở ra một cuộc cách mạng cho phát thanh. Phát thanh
truyền thống với kỹ thuật sóng điện từ analog đã khơng cịn chiếm độc quyền
về phương thức phát sóng của phát thanh nữa. Phát thanh ngày nay phát trên
Interenet, ứng dụng của điện thoại (apps), MXH song song với sóng điện từ.
Cơng chúng hiện đại khơng chỉ nghe mà cịn “nhìn” thấy phát thanh và được
hưởng thụ nhiều tính năng tuyệt vời khi tiếp nhận thơng tin từ phát thanh. Họ
có thể lựa chọn, nghe đi nghe lại các CTPT yêu thích. Điều này đã phần nào
“phá vỡ rào cản” của quy luật thời gian tuyến tính của báo phát thanh.
+ Đặc điểm của phát thanh hiện đại
Bên cạnh việc giữ được những đặc điểm của phát thanh truyền thống,
phát thanh hiện đại cũng có sự thay đổi để phù hợp với đời sống hiện đại:

Thứ nhất, thông tin thời sự chất lượng: là thông tin được chuyển tải tới
công chúng phải nhanh chóng và chính xác. Thơng tin chân thực và khách
quan khi tiếp cận từng sự kiện, vấn đề. Trong thời đại công nghệ thông tin
bùng nổ, công chúng ưa thích việc cập nhật tin tức trên các báo điện tử, MXH
nên thông tin trên báo phát thanh không chỉ phải nhanh nhất mà cịn phải có
tính định hướng cao.
Thứ hai là âm thanh có chất lượng cao. Âm thanh có chất lượng cao là
sự kết hợp giữa nội dung thông tin và công nghệ phát thanh hiện đại. Thông
tin tốt về mặt nội dung là chưa đủ vì thính giả tiếp nhận phát thanh bằng tai
thông qua các phương tiện kết nối tín hiệu truyền dẫn sóng phát thanh. Nếu
đường truyền này gặp sự cố thì thính giả khơng thể nào tiếp nhận được nội
dung mà nhà đài truyền tải.
Thứ ba là kết hợp giữa chức năng thông tin và chức năng giải trí. Âm
nhạc là phương tiện giao lưu với bạn bè, với các nền văn hoá trên thế giới nên
âm nhạc trong phát thanh đáp ứng nhu cầu giải trí và nâng cao văn hố của
cơng chúng. Âm nhạc xen kẽ giữa các chương trình thời sự, chun đề sẽ giúp
cho cơng chúng có một thời gian thư giãn hợp lý, đủ để tiếp nhận những
thông tin nóng hổi và đầy ắp sự kiện diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. Đặc
biệt khi tiếp cận phát thanh trên Facebook, sự kết hợp giữa chức năng thông


×