Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Quan điểm của Đảng về định hướng xã hội chủ nghĩa trong việc phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.46 KB, 13 trang )

Mục lục

1


Đề bài: Quan điểm của Đảng về định hướng xã hội chủ nghĩa trong việc phát triển nền
kinh tế thị trường ở Việt Nam
MỞ ĐẦU
Xuyên suốt quá trình hình thành của nhân loại. Kinh tế luôn là một trong những yếu tố
hàng đầu và cốt lõi cho sự hưng thịnh hay suy vong của một đất nước hay một chế độ.
Không ngoại lệ đối với đất nước chúng ta. Trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam, phát triển kinh tế là một trong những yếu tố quan trọng để đi đên thành công. Xuất
phát từ yêu cầu thực tế khách quan, năm 1986 tại đại hội Đảng lần thứ VI, Đảng và Nhà
nước ta đã quyết định xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chuyển đổi nền kinh tế
nước ta sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là bước ngoặt lớn
trong nền kinh tế, là những thành tựu lớn của đảng, nhà nước ta, nhân dân ta. Bước đầu đó
đạt được những thắng lợi quyết định và quan trọng. Tuy nhiên ngồi những thành tựu đó thì
chung ta cịn gặp khơng ít những khó khăn thách thức. Đó là những vấn đề địi hỏi chúng ta
cần giải quyết nhằm đưa đất nước ta trở thành một đất nước phát triển xã hội cơng bằng văn
minh. Chính như vậy, Đảng và Nhà nước ta đã quyết định xây dựng nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa. Để có thể hiểu thêm về quan điểm của Đảng về xây dựng kinh
tế thị trường theo định hướng xhcn, nhóm em xin làm rõ “ Quan điểm của Đảng về định
hướng xã hội chủ nghĩa trong việc phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.”

2


NỘI DUNG
A. Quá trình hình thành nền KTĐHXHCN
1. Cơ chế quản lý kinh tế Việt Nam thời kỳ trước đổi mới
1.1. Cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp


- Đặc điểm chủ yếu của cơ chế quản lý kinh tế - kế hoạch hóa tập trung:
+ Nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính.
+ Các cơ quan hành chính can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của các
doanh nghiệp nhưng lại khơng chịu trách nhiệm gì về vật chất đối với các quyết định của
mình
+ Quan hệ hàng hoá - tiền tệ bị coi nhẹ, chỉ là hình thức, quan hệ hiện vật là chủ yếu.
+ Bộ máy quản lý công cành, nhiều cấp trung gian, phong cách cửa quyền quan liêu…
1.2. Nhu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế
- Nhu cầu thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội.
- Chủ trương, chính sách đổi mới từng phần từ năm 1979 đến năm 1985.
+ Khốn sản phẩm trong nơng nghiệp theo chỉ thị 100-CT/TƯ (1981) của Ban Bí thư.
+ Quyết định 25, 26-CP (1981) của Chính phủ.
+ Nghị quyết TƯ 8 (1985) về giá – lương – tiền…

3


2. Sự hình thành tư duy của đảng về kinh tế thị trường thời kỳ đổi mới
2.1. Từ Đại hội VI (1986) đến Đại hội VIII (1996)
Những cải cách kinh tế đổi mới được Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng từ năm
1986 trong Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng.Các cải cách kinh tế nhằm tái cấu trúc
nền kinh tế Việt Nam nền kinh tế kế hoạch kiểu Liên Xô và hướng tới một nền kinh tế hỗn
hợp hoạt động theo cơ chế thị trường với mục đích trở thành một giai đoạn chuyển tiếp
trong sự phát triển của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu của hệ thống kinh tế này là
cải thiện lực lượng sản xuất của nền kinh tế, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật vững chắc
cho nền tảng của chủ nghĩa xã hội và cho phép Việt Nam hội nhập tốt hơn với nền kinh tế
thế giới.Đầu những năm 1990, Việt Nam đã chấp nhận một số lời khuyên cải cách của
Ngân hàng Thế giới về tự do hóa thị trường, nhưng từ chối các chương trình điều chỉnh cơ
cấu và các điều kiện viện trợ đòi hỏi tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước.1
2.2. Từ Đại hội IX (2001) đến Đại hội XII (2016)

- Đại hội IX khẳng định: Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là
mơ hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
- Đại hội X, XI, XII Làm rõ hơn về định hướng xã hội chủ nghĩa trong điện thoại về thị
trường ở nước ta, thể hiện qua bốn tiêu chí:
+ Mục đích phát triển: Nhầm thực hiện “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh”.
+ Phương hướng phát triển: Phát triển các thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước,
kinh tế tập thể giữ vai trò chủ đạo.

1 Cling, Jean-Pierre; Razafindrakoto, Mireille; Roubaud, Francois (Mùa xuân 2013). "Ngân hàng Thế giới có tương thích với" nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa "không?

4


+ Định hướng xã hội và phân phối: Thực hiện tiến bộ và cơng bằng xã hội, phát triển văn
hóa - giáo dục, phân phối theo kết quả lao động.
+ Quản lý: Nhà nước quản lý bằng pháp luật dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Trên cơ sở tổng kết toàn diện 30 năm đổi mới, Đại hội lần thứ XII của Đảng đã nêu
rõ: “Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ,
đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời đảm bảo định hướng XHCN
phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại
và hội nhập quốc tế, có sự quản lý của nhà nước pháp quyền XHCN do Đảng Cộng sản
Việt Nam lãnh đạo”2. Đây là quan điểm khái quát, đầy đủ và rõ ràng nhất của Đảng ta về
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN từ khi đổi mới đến nay. Vì vậy, trong giai đoạn
phát triển mới cần phải thống nhất nhận thức về nền kinh tế thị trường XHCN. Đó là nền
kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường đồng thời bảo
đảm định hướng XHCN phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước.
3. Lý do Nhà nước xác định nền kinh tế là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
3.1 Những quan điểm về nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa

Đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
phù hợp với quan điểm của chủ nghĩa Marx cổ điển về phát triển kinh tế và chủ nghĩa duy
vật lịch sử, cho rằng chủ nghĩa xã hội chỉ có thể xuất hiện khi điều kiện vật chất đã được
phát triển đến khi đủ để các mối quan hệ xã hội chủ nghĩa phát triển. Mơ hình thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa được coi là một bước quan trọng để đạt được sự tăng trưởng
và hiện đại hóa kinh tế cần thiết trong khi cùng tồn tại trong nền kinh tế thị trường toàn
cầu và hưởng lợi từ thương mại toàn cầu. Đảng Cộng sản Việt Nam đã tái khẳng định cam
kết của mình đối với sự phát triển của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với những cải cách của
thời kỳ Đổi Mới.
2 ĐCS Việt Nam - Văn kiện ĐHĐB toàn quốc lần thứ XII, NXB Sự thật - HN, tr. 102

5


Mơ hình kinh tế này được bảo vệ từ quan điểm của chủ nghĩa Marx, trong đó tuyên bố
rằng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa chỉ có thể xuất hiện sau khi phát triển nền tảng chủ
nghĩa xã hội thông qua việc thiết lập nền kinh tế thị trường và kinh tế trao đổi hàng hóa,
và chủ nghĩa xã hội sẽ chỉ xuất hiện sau khi giai đoạn này hồn thành vai trị lịch sử của
nó và dần tự chuyển hóa thành chủ nghĩa xã hội. Những người ủng hộ mơ hình này cho
rằng hệ thống kinh tế của Liên Xô và các quốc gia vệ tinh đã cố gắng đi từ nền kinh tế tự
nhiên sang nền kinh tế kế hoạch bằng các mệnh lệnh hành chính mà không trải qua giai
đoạn cần thiết để phát triển nền kinh tế thị trường.
3.2 Nhũng tiêu chí của Nhà nước khi xây nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
Về mục đích phát triển: Mục tiêu của nền kinh tế thị trưởng ở nước ta là nhằm thực
hiện “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” giải phóng mạnh mẽ
lực lượng sản xuất và khơng ngừng nâng cao đời sống nhân dân… Trong kinh tế thị
trường định hướng XHCN, con người được giải phóng, lực lượng sản xuất kinh tế phát
triển, đời sống con người được nâng cao, mọi người đều được hưởng thành quả phát triển.
Về phương hướng phát triển: Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN giúp phát
triển nền kinh tế với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong mỗi cá nhân

và mọi vùng miền… phát huy tối đa nội lực để phát triển nền kinh tế. Trong nền kinh tế
nhiều thành phần, kinh tế nhà nước giữ vai trị chủ đạo, là cơng cụ chủ yếu để Nhà nước
điều tiết nền kinh tế.
Về quản lý: Nền kinh tế thị trường XHCN phát huy được vai trò làm chủ của nhân
dân, bảo đảm vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của Nhà nước pháp quyền XHCN dưới
sự lạnh đạo của Đảng.
B. Phát triển nền KTĐHXHCN
1.
1.1

Quan điểm cơ bản
Thể chế kinh tế và thể chế kinh tế thị trường
6


-

Thể chế kinh tế: Là một hệ thống các quy phạm pháp luật nhầm điều chỉnh các chủ

-

thể kinh tế, các hành vi sản xuất kinh doanh và các quan hệ kinh tế.
Chế kinh tế thị trường: Là một tổng thể bao gồm các quy tắc, luật lệ và hệ thống các
thực thể và tổ chức kinh tế được tạo lập nhầm điều chỉnh hoạt động giao dịch, trao

-

đổi trên thị trường.
Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Là thể chế kinh tế thị
trường, trong đó các thiết chế, cơng cụ và ngun tắc vận hành được tự giác tạo lập

và sử dụng để phát triển lực lượng sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, vì mục
tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh.
 Nói cách khác, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là công cụ
hướng dẫn cho các chủ thể trong nền kinh tế vận động theo đuổi mục ttiêu chính trị

xã hội tối đa, chứ không đơn thuần là mục tiêu lợi nhuận tối đa.
1.2 Mục tiêu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
- Làm cho các thể chế phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường,
thúc đẩy kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển nhanh, hiệu quả,
bền vững, hội nhập kinh tế quốc tế thành công, giữ vững định hướng xã hội chủ
nghĩa, xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đại hội
XI nhấn mạnh “Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa là tiền đề quan trọng thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mơ
hình tăng trưởng ổn định kinh tế vĩ mơ, là một trong ba đột phá chiến lược trong 10
-

năm tới”.
Trong những năm tới ta cần đạt được các mục tiêu:

+ Từng bước xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật, đảm bảo cho nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển thuận lợi.
+ Đổi mới cơ bản mơ hình tổ chức và phương thức hoạt động của các đơn vị sự nghiệp
công.
+ Phát triển đồng bộ, đa dạng các loại hình thị trường cơ bản thống nhất trong cả nước,
từng bước liên thông với thị trường khu vực và thế giới.
7


+ Giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, đảm bảo
tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của

nhà nước và phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đồn thể chính trị - xã hội và
nhân dân trong quản lý, phát triển kinh tế - xã hội.
2.Đặc trưng định hướng xã hội chủ nghĩa trong kinh tế thị trường
2.1.Những đặc trưng chung của nền kinh tế thị trường
- Về chủ thể kinh tế: Các chủ thể kinh tế được tự do sản xuất kinh doanh theo luật
pháp và được bình đẳng khơng phân biệt đối xử. Các chủ thể kinh tế đều có cơ hội để tiếp
cận các nguồn lực phát triển có hiệu quả.
- Về thị trường: Thực hiện các giải pháp để tạo lập và phát triển các yếu tố thị trường
cơ bản như thị trường hàng hóa và dịch vụ; thị trường vốn, tiền tệ; thị trường khoa học,
công nghệ; thị trường lao động, thị trường bất động sản và lành mạnh hóa các yếu tố thị
trường đó nhằm tạo điều kiện cho nền kinh tế thị trường phát triển ổn định, bền vững và
bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Về cơ chế vận hành: Tơn trọng tính khách quan của các quy luật kinh tế thị trường;
tính năng động của cơ chế thị trường.
- Về vai trò của Nhà nước: Nhà nước điều tiết nền kinh tế thị trường trên cơ sở vận
dụng các quy luật kinh tế của nền kinh tế thị trường vào điều kiện Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế để định hướng phát triển nền kinh tế, tạo lập môi trường cho
nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững và hạn chế mặt trái của cơ chế thị trường.
2.2.Những đặc trưng riêng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam
- Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã chỉ rỏ: phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước, thực hiện: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Tạo điều
kiện để giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất và khơng ngừng phát triển lực lượng sản xuất;
phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn với xây dựng quan hệ sản xuất mới XHCN phù
8


hợp trên cả ba mặt: sở hữu, quản lý và phân phối; phát triển kinh tế thị trường để từng
bước xây dựng hạ tầng kinh tế cho chủ nghĩa xã hội; cải thiện và nâng cao đời sống nhân

dân.
Mục tiêu kinh tế - xã hội - văn hóa mà nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta phải đạt là:
Làm cho dân giàu: mức bình quân GDP đầu người tăng nhanh trong một thời gian
ngắn và khoảng cách giàu, nghèo trong xã hội ngày càng được thu hẹp.
Làm cho nước mạnh: Thể hiện ở mức đóng góp to lớn của nền kinh tế thị trường cho
ngân sách quốc gia; gia tăng ngành kinh tế mũi nhọn; sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các
nguồn tài nguyên quốc gia; bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ các bí mật quốc gia
-Về mục tiêu chính trị: Làm cho xã hội dân chủ, biểu hiện ở chỗ dân chủ hóa nền
kinh tế, mọi người, mọi thành phần kinh tế có quyền tham gia vào hoạt động kinh tế, vào
sản xuất kinh doanh, có quyền sở hữu hợp pháp về tài sản của mình; quyền của người sản
xuất và người tiêu dùng được bảo vệ trên cơ sở pháp luật của nhà nước.
- Về chế độ sở hữu và các thành phần kinh tế: Nền kinh tế có nhiều thành phần, với
nhiều hình thức sở hữu. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và
cạnh tranh lành mạnh với nhau trên cơ sở pháp luật của nhà nước, trong đó kinh tế nhà
nước giữ vai trò chủ đạo và kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành
nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân;
- Về vai trò quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa: Nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, sự quản lý và điều tiết nền kinh tế của nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì vậy, sự quản lý của
nhà nước trong nền kinh tế thị trường phải định hướng cho nền kinh tế phát triển có hiệu
quả trên cơ sở đảm bảo lợi ích quốc gia, lợi ích của nhân dân lao động thơng qua hệ thống
pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế, xã hội.
- Về quan hệ quốc tế: Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta dựa vào sự
phát huy tối đa nguồn lực trong nước và triệt để tranh thủ nguồn lực nước ngoài theo
phương châm “Kết hợp sức mạnh của dân tộc và sức mạnh của thời đại” và sử dụng các

9



nguồn lực đó một cách hợp lý, đạt hiệu quả cao, để phát triển nền kinh tế đất nước với tốc
độ nhanh, hiện đại và bền vững.3
3.Thực tiễn phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam
3.1.Thành tựu


Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá; chất lượng tăng trưởng từng bước được cải thiện,

trình độ cơng nghệ trong sản xuất được nâng lên; kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm
sốt, nợ cơng có xu hướng giảm dần, dự trữ ngoại tệ tăng, đạt mức an toàn.


Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ngày càng tăng. Cơ cấu vốn đầu tư theo thành phần kinh

tế cũng có sự dịch chuyển theo hướng tích cực, vốn đầu tư phát triển của khu vực nhà nước
đã giảm xuống; khu vực ngồi nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng lên.


Tốc độ tăng kim ngạch xuất nhập khẩu thì sức sản xuất trong nước được giải phóng,

các thành phần kinh tế phát triển, đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng tăng. Nhu cầu tiêu
thụ, trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong nước và quốc tế khơng ngừng mở rộng.


Về việc thể chế hóa đường lối phát triển kinh tế thành pháp luật, cơ chế, chính sách.

Trong 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, Quốc hội đã 3 lần sửa đổi và ban hành Hiến
pháp; sửa đổi và ban hành trên 150 bộ luật và luật; Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban
hành trên 70 pháp lệnh… tạo cơ sở pháp lý cho việc chuyển đổi và vận hành của nền kinh tế

thị trường định hướng XHCN.
Các vấn đề an sinh xã hội cơ bản được đảm bảo, hệ thống an sinh xã hội và phúc lợi cho
mọi người đều phát triển khá đồng bộ và ngày càng được cải thiện.Giai đoạn 1986-1990,
tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta chỉ đạt 4,4%/năm, giai đoạn 1991-1995 là 8,2%/năm;
giai đoạn 1996-2000 là 7,6%/năm; giai đoạn 2001-2005 là 7,34%; giai đoạn 2006-2010 là
6,32%/năm; năm 2016 là 6,21% và năm 2017 là 6,81%.
3 Ths. Nguyễn Kiêm Ái, Đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam,

10


3.2


Hạn chế
Nhiều cơ chế, chính sách cịn thiếu, chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển hoặc khơng

cịn phù hợp, thậm chí cản trở sự phát triển của nền kinh tế.


Chất lượng tăng trưởng chưa thật sự được nâng cao và duy trì một cách bền vững.



Sự phân hóa giàu - nghèo ngày càng gia tăng (năm 2002, mức chênh lệch về thu

nhập giữa nhóm người giàu và nhóm người nghèo là 8,1 lần; năm 2004 là 8,3 lần; năm 2006
là 8,4 lần; năm 2008 là 8,9 lần và năm 2010 là 9,4 lần).



Với những biểu hiện lợi ích nhóm, biểu hiện của chủ nghĩa tư bản thân hữu đang diễn

ra trong nền kinh tế, cần phải có giải pháp gì để ngăn chặn, để bảo đảm rằng những lợi ích
từ phát triển kinh tế đất nước sẽ không bị một bộ phận thiểu số trong xã hội chiếm dụng, mà
sẽ được chia sẻ công bằng; bảo đảm rằng sự phát triển của đất nước là sự phát triển có tính
bao trùm chứ khơng q thiên lệch, tạo ra sự phân biệt về giàu nghèo quá lớn giữa các vùng
miền, giữa các thành phần, đối tượng trong xã hội.


Cần có chiến lược, cùng những giải pháp hữu hiệu như thế nào để việc phát triển kinh

tế của đất nước bảo đảm hài hịa hai yếu tố đó là: Phát triển “nhanh” và “bền vững”. Đây là
hai yêu cầu song hành. Bởi với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam nếu khơng có
giải pháp để đạt một tốc độ phát triển ở mức cao thì rất dễ bị tụt hậu, rơi vào “bẫy thu nhập
trung bình”. Thế nhưng, việc phát triển nhanh về kinh tế phải bảo đảm yếu tố bền vững, đó
khơng phải là sự phát triển bằng mọi giá, đặc biệt không phải là việc hy sinh môi trường
sống để phát triển kinh tế. Phát triển kinh tế đất nước khơng ngồi mục đích nào khác là để
bảo đảm cho mọi người dân có một cuộc sống sung túc, hạnh phúc.

11


KẾT LUẬN
Qua những điểm nêu trên, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về quan điểm của Đảng về
phát triển kinh tế thị trường nước ta theo định hướng XHCN.Sau 30 năm thực hiện đường
lối đổi mới, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta đã từng bước hình thành và
phát triển; thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN được quan tâm xây dựng và từng
bước hoàn thiện. Thực lực của nền kinh tế tăng lên; kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định; lạm phát
được kiểm sốt; tăng trưởng kinh tế được duy trì hợp lý. Những kết quả đó là thành tựu nổi
bật trong thực hiện các chủ trương, giải pháp xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường

định hướng XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, sự nỗ
lực của các thành phần kinh tế; là sự đồn kết, đồng lịng, phát huy sức mạnh tổng hợp của
tồn dân tộc vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

12


Danh mục tài liệu tham khảo
1.

Bộ giáo dục và đào tạo,Giáo trình đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt

2.
3.

Nam, Nxb chính trị quốc gia sự thật,2018
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng tồn tập , nxb chính trị quốc gia, 2004
Ban tuyên giáo tỉnh Tiền Giang, Đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, 01/07/2013 truy cập 19h30 ngày 6/3/2020
Nguồn: />
4.

kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia-o-Viet-Nam-114/
Bộ công thương Việt Nam, Giai đoạn 1975-1985 Xây dựng và phát triển Công
nghiệp - Thương mại sau ngày Giải phóng miền Nam, truy cập ngày 6/3/2020
Nguồn: />p_p_id=ECOITQLNhanSu_WAR_ECOITQLNhanSuportlet_INSTANCE_u2M8r
XahFhD6&p_p_lifecycle=0&p_p_state=normal&p_p_mode=view&p_p_col_id=c
olumn1&p_p_col_count=1&_ECOITQLNhanSu_WAR_ECOITQLNhanSuportlet_INST
ANCE_u2M8rXahFhD6_lichSuId=8&_ECOITQLNhanSu_WAR_ECOITQLNha
nSuportlet_INSTANCE_u2M8rXahFhD6_mvcPath=%2Fhtml%2Fshow


5.

%2FviewDetailLichSuPhatTrien.jsp
Tạp chí của ban tuyên giáo trung ương, Thực tiễn phát triển kinh tế thị trường
định hướng XHCN ở nước ta ,13/11/2019 truy cập 6/3/2020 19h35
Nguồn: />
6.

truong-dinh-huong-xhcn-o-nuoc-ta-125313
Tạp chí lao động xã hội, Bàn về vai trò của Đảng trong phát triển kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, 03/02/2020 truy cập 7/3/2020 16h40
Nguồn: />
13



×