TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI
KHOA SƯ PHẠM TIỂU HỌC – MẦM NON
BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN
MÔN: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT
1
HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN THỊ HỒNG
LỤA
LỚP TIỂU HỌC B – K5
NĂM HỌC: 2017 – 2018
Trường đại học Đồng Nai
Lớp: Tiểu học B – k5
Họ và tên: Nguyễn Thị Hồn Lụa
Môn: Phương pháp dạy học tiếng Việt 1
I. Yêu cầu 1 – Xem xét , đánh giá việc thực hiện 03 nguyên tắc dạy học
Tiếng Việt ở trường tiểu học Quang Vinh, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
1. Nguyên tắc phát triển tư duy :
- Trong mơn Tiếng Việt lớp 3 ( điển hình là bài tập đọc – kể chuyện: Nắng
phương nam). Giáo viên đặt một vấn đề chung. Sau đó đặt ra những câu hỏi để
gợi mở học sinh trả lời được những vấn đề xung quanh câu hỏi chung, để từ đó
các em có thể rút ra được kết luận của vấn đề.
- Đồng thời cho các em tham gia các hoạt động như phân tích, so sánh các đối
tượng với nhau trong bài để tìm ra được đặc điểm chung và riêng .Học sinh còn
được học cách khái quát , tổng hợp vấn đề từ những chi tiết chính và ý chính của
bài học. và nhờ đó mà các em trả lời được những câu hỏi trong bài.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh giải đáp các từ khó cũng như nghĩa của từ, hay
các thắc mắc của các em.
- Học sinh được tham gia hoạt động liên tục, Gv đã tạo điều kiện để học sinh giải
quyết những vấn đề nhằm giúp cho học sinh nắm được nội dung của bài học bên
cạnh đó giáo viên cũng chú ý đến việc rèn luyện phẩm chất, tư duy, độ chính xác
của học sinh.
- Ngoài ra học sinh được quan sát các hình ảnh liên quan điến bài học cũng như
hình ảnh liên quan đến chủ điểm của bài học.
Tất cả những điều đó GV nhằm rèn luyện các thao tác phát triển tư duy cho
học sinh
2. Nguyên tắc giao tiếp (nguyên tắc phát triển lời nói)
- Trong tiết học Giáo viên giúp các em hình thành các kĩ năng giao tiếp cũng
như là các kĩ xảo ngôn ngữ. Học sinh thường được luyện kĩ năng giao tiếp qua
các hoạt động như kể chuyện, thảo luận nhóm, trị chơi,… trong tất cả các phân
môn của môn Tiếng Việt
- Nhưng đa phần trong phân môn Tập đọc Tiếng Việt lớp 3 thầy cô chỉ chú tâm
vào rèn luyện khả năng đọc của học sinh. Gv cho học sinh đọc lần lượt sau đó
các em tự tìm ra câu khó đọc ( ngắt , nghỉ) đối với mình và GV hướng dẫn học
sinh đọc đúng câu mà các em vừa tìm. Hoạt động này học sinh tự mình tìm ra
được tri thức
- Gv tổ chức cho các em đọc với nhau, theo nhóm đơi hoặc nhóm 4 sau khi đọc
xong thì các em thường được thi đua đọc với nhau. Ở hoạt động này tất cả học
sinh đều được tham gia học tập ( thảo luận nhóm) Vì trước khi làm việc nhóm 5p
thì các em phải làm việc cá nhân 1p30s trước sau đó mới quay lại và làm việc
nhóm. Sau đó nhóm trưởng sẽ tổng kết lại ý kiến và cử một đại diện lên trình bài
ý kiến của nhóm.
- Học sinh nhận xét và góp ý lẫn nhau. Từ đó hình thành nên kĩ năng giao tiếp
nhưng chỉ là một phần nhỏ vì chỉ có một vài học sinh được nhận xét và góp ý.
3. Nguyên tắc chú ý tâm lý và trình độ tiếng mẹ đẻ của học sinh
- Dạy tiếng Việt phải chú ý đến đặc điểm tâm lý của học sinh, đặc biệt là bước
chuyển khó khăn từ hoạt động chủ đạo sang hoạt động vui chơi. Ở u cầu này
trong mơn Tiếng Việt lớp 3 thì GV thường có những trị chơi (mục đích kiểm tra
bài cũ) vào đầu giờ để học sinh tham gia và tập trung vào bài. Vì các trị chơi
mang tính kiểm tra bài nên hầu hết là những trò kết hợp với cá câu hỏi yêu cầu
học sinh trả lời hoặc kể lại một câu chuyện nào đó. Ngồi ra cuối giờ đôi khi
giáo viên sẽ cho học sinh tham gia trị chơi mà hình thức là trả lời những câu hỏi
trắc nghiệm về nội dung bài học ( củng cố lại nội dung). Cịn ngồi ra HS ít được
tham gia các trị chơi khác ngồi những mục đích trên.
- Việc học Tiếng Việt phải dựa theo sự hiểu biết chắc chắn về trình độ tiếng mẹ
đẻ vốn có của HS. Ở trường Tiểu học Quang Vinh thì lớp 3.1 đa phần đều là
người Nam và khơng có HS nào là người dân tộc vì vậy GV có thể nắm rõ được
trình độ tiếng mẹ đẻ của các em. Trong giờ học thì các em được giáo viên hướng
dẫn sử dụng các từ ngữ phù hợp khi trao đổi với giáo viên cũng như với bạn bè
trong lớp hoặc trong lúc thảo luận nhóm.
- Đối với ngun tắc này thì người GV đã hoàn thành tốt việc chú ý đến đặc
điểm tâm lý chung của học sinh cũng như hiểu biết về trình độ tiếng mẹ đẻ của
các em để kịp thời giúp đở và hoàn chỉnh cho các em. Bên cạnhk đó vẫn cịn
nhiều nhược điểm về thời gian, về đặc điểm tâm lý từng học sinh khác nhau nên
giáo viên khơng thể nắm rõ tồn bộ về từng học sinh một cách chi tiết nhất vì
vậy vẫn cịn một số học sinh học chậm và không theo kịp bạn bè.
II. Yêu cầu – Liệt kê những băn khoăn thắc mắc của bản thân , thử lí
giải, hoặc đề xuất các ý tưởng về giải pháp khắc phục.
- Đợt kiến tập vừa qua từ ngày 30/10/2017 – 25/11/2017 em đã có một đợt kiến tập
tại Trường Tiểu học Quang Vinh, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai ở lớp 3/1, giáo viên
chủ nhiệm là cô Phùng Ngọc Nhàn tổ trưởng tổ 3 của trường. Trong thời gian thực
tập, tuy không quá lâu chỉ có 4 tuần nhưng em cũng đã nắm được đa số các phương
pháp dạy học ở trường và học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm từ những tiết dạy
mẫu của các thầy cô khối lớp 1, 2, 3, 4. Những kinh nghiệm đó đã giúp cho em
hồn thành tiết thực giảng của mình một cách tốt nhất và trong việc công tác chủ
nhiệm của em sau này. Đồng thời em cũng nhận ra được một số điểm mà lí thuyết
em được học ở trường và thực tiễn có phần khác nhau. Bên cạnh đó mỗi giáo viên
điều có những phương pháp dạy học khác nhau, chỉ có một số hình thức phát triển
năng lực của học sinh là giống nhau.
- Vậy nên trong quá trình kiến tập em có một số băn khoăn sau đây:
+ Ở phân mơn Tập đọc: Thời gian 1 tiết là 35 phút thì GV khơng thể cho tồn
bộ HS đọc bài và tìm hiểu bài hết tất cả được. Và khi lên tiết mẫu GV thường
nhắc HS đọc bài và trả lời câu hỏi trước để khi lên tiết dạy không mất thời gian
tìm câu trả lời và đọc chậm
Theo em việc nhắc nhở HS trước là do GV bị hạn chế về thời gian, nếu khơng
dặn trước HS thì các em sẽ đọc rất chậm và tìm câu trả lời lâu thậm chí khơng
trả lời được các câu hỏi.
+ Ở phân mơn chính tả: Đơi khi giáo viên thường cho một số HS nhìn vào sách
và chép vì các em đó có thể là không chép kịp hoặc chép quá chậm không theo
kịp bạn bè.
Nếu như vậy thì Hs sẽ càng ngày càng học kém, vì các em biết được mình cứ
chậm như vậy sẽ được nhìn sách chép. GV cần đọc chậm lại và theo dõi, quan
sát HS viết bài để các em tập trung viết bài.
+ Ở phân môn Luyện từ và câu: Gv chỉ cho HS đọc đề bài sau đó một vài HS lên
bảng làm bài sau đó Hs còn lại nhận xét. Khi đáp án đúng rồi thì các em ở dưới
chép vào vở.
Theo em GV cần cho hs tự làm trước ( cá nhân hoặc nhóm) sau đó mới cho các
em giải bài tập lên bảng và nhận xét.
+ Ở phân môn Tập viết : Ở phân môn này hầu như GV chỉ cho HS lấy vở tập
viết ra viết lúc thời gian rãnh hoặc lúc hết bài học mà cịn giờ lên lớp. Và khơng
hướng dẫn HS ghi như thế nào hay hỏi HS về các kiến thức trong bài.
Theo em GV cần hướng dẫn kĩ HS về cách viết cũng như cho HS nhắc lại những
kiến thức về các cách ghi hay câu tạo của con chữ, cần kiểm tra vỡ của các em
thường xuyên để đánh giá cũng như đốc thúc việc luyện chữ của các em tránh
tình trạng các em bỏ bài, khơng làm bài hoặc là ghi sai hoàn toàn về cấu tạo
của các con chữ.
+ Ở các những tiết dạy ở lớp thì có thể kết thúc hơn là 30p cũng có những mơn
kết thúc muộn hơn là 45p phân chia không đồng đều giữa các tiết.
+Trong tất cả các môn học của HS thì những mơn như Đạo đức, Tự nhiên – xã
hội, thể dục, thủ công,… GV chỉ cho HS ghi tên bài và không giảng bài. Những
môn học này thường hay dồn 2 bài học vào học một lần một ngày trong một
tuần. Hầu như GV chỉ chú trọng vào 2 mơn Tốn và Tiếng Việt.
Theo em như vậy các em sẽ khơng hình thành được các kĩ năng của HS như GV
không giáo dục các em về các kĩ năng sống, các phẩm chất dạo đức của con
người một cách toàn diện nhất.
Đây là những băn khoăn mà em đã rút kết ra được từ đợt kiến tập vừa rồi tại trường
Tiểu học Quang Vinh. Em cũng đã đưa ra một số góp ý của mình về những băn
khoăn đó, mong thầy xem và góp ý giúp em.