Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

TÌM HIỂU QUY TRÌNH SẢN XUẤT KEM DƯỠNG DA MẶT TỪ DỊCH CHIẾT QUẢ CHUỐI VÀ TINH BỘT NGHỆ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (623.53 KB, 42 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ HĨA HỌC

ĐỒ ÁN CHUN NGÀNH

TÌM HIỂU QUY TRÌNH SẢN XUẤT KEM
DƯỠNG DA MẶT TỪ DỊCH CHIẾT QUẢ
CHUỐI VÀ TINH BỘT NGHỆ

GVHD: Th.S Lê Thúy Nhung
SVTH : Lê Thị Cẩm Tú
LỚP : 09DHHH3
MSSV : 2004181251

Tp.HCM, tháng 6/2021


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ HĨA HỌC

ĐỒ ÁN CHUN NGÀNH

TÌM HIỂU QUY TRÌNH SẢN XUẤT KEM
DƯỠNG DA MẶT TỪ DỊCH CHIẾT QUẢ CHUỐI
VÀ TINH BỘT NGHỆ
GVHD: Th.S Lê Thúy Nhung
SVTH : Lê Thị Cẩm Tú
LỚP : 09DHHH3
MSSV : 2004181251

Tp.HCM, tháng 6/2021




LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành q trình thực hiện đồ án chuyên ngành bên cạnh sự cố gắng nỗ
lực của bản thân, sự hướng dẫn nhiệt tình của quý thầy cơ, cịn có lời động viên và
giúp đỡ của gia đình và bạn bè.
Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và tri ân sâu sắc đến các
thầy cô giáo trường Đại Học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM nói chung và các
thầy cơ giáo trong Khoa Cơng Nghệ Hóa Học nói riêng đã tận tình giảng dạy và
truyền đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập
vừa qua.
Đặc biệt em xin cảm ơn chân thành đến cô giáo ThS. Lê Thúy Nhung đã tận
tình giúp đỡ, trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình làm đồ án. Trong
thời gian làm việc với cô em không ngừng tiếp thu thêm những kiến thức cơ chỉ bảo
mà cịn học tập được tinh thần làm việc, thái độ làm việc nghiêm túc, hiệu quả và đây
là những điều rất cần thiết cho em trong quá trình học tập và làm việc sau này.
Trong quá trình thực hiện đồ án em đã không ngừng học hỏi và trau dồi kiến
thức. Tuy nhiên, vì kiến thức chun mơn cịn hạn chế, bản thân còn thiếu nhiều kinh
nghiệm thực tiễn nên nội dung báo cáo khơng tránh khỏi những thiếu sót, kính mong
q thầy cơ sẽ bỏ qua và góp ý, chỉ bảo thêm cho em những kiến thức quý báu để cho
em có thể hồn thiện bài tốt hơn.
Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất đến q
Thầy cơ, gia đình và bạn bè đã giúp đỡ em trong suốt quá trình làm đồ án.

3


TRƯỜNG ĐH CNTP TPHCM
Khoa Cơng Nghệ Hóa Học
Bộ Mơn Cơng Nghệ Hữu Cơ


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Họ và tên sinh viên: Lê Thị Cẩm Tú
MSSV: 2004181251
Lớp: 09DHHH3 Ngành: Cơng Nghệ Kỹ Thuật Hóa Học
Chun ngành: Hóa mỹ phẩm
1 TÊN ĐỀ TÀI: “TÌM HIỂU QUY TRÌNH SẢN XUẤT KEM DƯỠNG DA MĂT
TỪ DỊCH CHIẾT QUẢ CHUỐI VÀ TINH BỘT NGHỆ”
2 MỤC TIÊU ĐỒ ÁN: Ứng dụng nguồn nguyên liệu dễ kiếm, rẻ tiền và có sẵn tại
Tp.HCM là quả chuối tiêu xanh (Musa acuminata Cavendish Subgrou) và củ nghệ
vàng (Curcuma longa) dùng trong phối liệu sản phẩm kem dưỡng da mặt dành cho da
nhạy cảm.
3 NỘI DUNG:
3.1 Tồng quan:
− Sinh lý học về da mặt của nữ giới (cấu trúc, phân loại, các vấn đề về da nhạy
cảm, biện pháp chăm sóc và bảo vệ da nhạy cảm).
− Kem dưỡng da mặt (Khái niệm, Lịch sử ra đời, thành phần các chất dùng trong
đơn phối liệu (tự nhiên và tổng hợp) dành cho đối tượng là da nhạy cảm, công
dụng và thời gian sử dụng, các sản phẩm có trên thị trường hiện nay).
− Dịch chiết từ quả chuối (danh pháp, nguồn gốc, đặc điểm sinh thái, phân loại
giống chuối, phương pháp trích ly dịch chiết từ quả chuối, thành phần tự nhiên
có trong dịch chiết quả chuối được ứng dụng trong mỹ phẩm).
− Tinh bột nghệ (danh pháp, nguồn gốc, đặc điểm sinh thái, phân loại ghệ,
phương pháp sản xuất tinh bột nghệ, thành phần tự nhiên có trong tinh bột nghệ
được ứng dụng trong mỹ phẩm).
− Các tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm kem dưỡng da theo TCVN 96722001 (cảm quan, vi sinh, hóa lý, độ ổn định của sản phẩm, khả năng kích ứng

trên da, …).
− Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước.
3.2 Nội dung chính:
− Ngun liệu thiên nhiên được sử dụng (quả chuối, củ nghệ vàng, chiết xuất hạt
chia, ...)
− Một số thiết bị chính được dùng trong q trình trích ly dịch chiết quả chuối và
tinh bột nghệ.
4


− Quy trình trích ly dịch chiết quả chuối và tinh bột nghệ (bằng các phương pháp
khác nhau)
− Phương pháp bảo quản dịch chiết quả chuối và tinh bột nghệ.
− Đơn phối liệu kem dưỡng da mặt từ dịch chiết quả chuối và tinh bột nghệ (được
công bố qua các bài báo trong và ngoài nước, so sánh và nhận xét).
− Một số thiết bị chính được dùng trong quy trình phối liệu sản phẩm kem dưỡng
da mặt cho da nhạy cảm từ dịch chiết quả chuối và tinh bột nghệ.
− Quy trình phối liệu kem dưỡng da mặt dành cho da nhạy cảm từ dịch chiết quả
chuối và tinh bột nghệ (được cơng bố trong và ngồi nước).
− Đánh giá chất lượng sản phẩm kem dưỡng da mặt dành cho da nhạy cảm từ
dịch chiết quả chuối và da nhạy cảm.
− Quy trình chiết rót và đóng gói sản phẩm (khối lượng sản phẩm và quy cách
đóng gói).
4 KẾT QUẢ DỰ KIẾN:
− Dịch chiết của quả chuối và tinh bột nghệ được ứng dụng trong sản phẩm kem
dưỡng da mặt dành cho da nhạy cảm có khả thi hay khơng.
− Báo cáo hồn thiện của khoa Cơng nghệ hóa học (một cuốn báo cáo, một file
word, một file pdf và ppt).
5 NỘI DUNG CÁC PHẦN THUYẾT MINH BÁO CÁO:
Bài báo cáo được trình bày bao gồm 3 phần chính:

− Chương 1: Tổng quan
− Chương 2: Nội dung chính
− Chương 3: Kết luận
6 Ngày giao: 05/03/2021
7 Ngày hoàn thành:
8 Ngày nộp:
9 Ngày bảo vệ:

Tp.HCM, ngày 01 tháng 04 năm 2021
TRƯỞNG BỘ MÔN

GIÁO VIÊN HƯỚNGDẪN

Nguyễn Thị Hồng Anh

Lê Thúy Nhung

MỤC LỤC
Trang

5


6


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang

7



DANH MỤC HÌNH ẢNH
Trang

8


DANH SÁCH SƠ ĐỒ
Trang

9


LỜI MỞ ĐẦU
Dưỡng ẩm là một trong những bước chăm sóc da rất quan trọng, giúp cung cấp
dưỡng chất và độ ẩm để da ln khỏe mạnh, căng bóng và có độ đàn hồi tốt, hạn chế
hiện tượng da bị khơ hay bong tróc, đặc biệt là khi thời tiết lạnh. Việc lựa chọn kem
dưỡng ẩm cho da phải dựa trên nhiều yếu tố như thành phần hay đặc tính da của từng
người. Nhưng có nhiều loại kem dưỡng ẩm có những thành phần gây hại cho da mà
người tiêu dùng chưa được biết đến như Diethanolamine (DEA), Triethanolamine
(TEA), MEA (Monoethanolamine), …ngày càng được sử dụng tràn lan mà không
được kiểm soát kĩ.
Với mong muốn cho ra đời những loại mỹ phẩm cho da có hiệu quả cao hơn và
đây cũng là tiêu chí của những nhà sản xuất mỹ phẩm một hướng nhìn mới cho những
sản phẩm làm đẹp da. Những chất hóa học có trong mỹ phẩm dần dần được chuyển
sang nguyên liệu được chiết xuất từ thiên nhiên như: tinh dầu, trái cây, rau, của, quả,
mật ong, dầu dừa, cám gạo, ... Mang lại hiệu quả rất lớn đối với ngành công nghiệp
sản xuất mỹ phẩm, cũng như đối với người tiêu dùng. Ưu điểm lớn nhất của mỹ phẩm
chiết xuất từ thiên nhiên luôn luôn an tồn và khơng có hại cho da của bạn. Mỹ phẩm

thiên nhiên luôn được kiểm nghiệm nghiêm ngặt và được các chun gia bác sỹ hàng
đầu kiểm chứng. Chính vì vậy, mỹ phẩm thiên nhiên luôn là một lựa chọn vơ cùng
hồn hảo cho những người có làn da nhạy cảm hoặc đang có vấn đề về làn da của
mình.
Chuối là trái cây rẻ tiền và được trồng rộng rãi. Nó có gốc từ vùng nhiệt đới ở
Đơng Nam Á và Úc, ngày nay, nó được trồng khắp vùng nhiệt đới. Chuối là một
nguồn chất xơ lành mạnh, giàu kali, vitamin B6, vitamin C, chất chống oxy hóa và các
phytonutrients. Những hoạt chất này giúp chăm sóc, tái tạo da nhưng nó lại ít được
ứng dụng vào sản phẩm mỹ phẩm nào.
Từ lâu, mọi người đều biết nghệ không chỉ là gia vị tơ điểm cho các món ăn mà
cịn là một trong nhiều phương thuốc quý. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết ngoài
khả năng chữa bệnh, tinh bột nghệ cịn có thể góp phần hỗ trợ trong cơng cuộc chăm
sóc da của phụ nữ. Tinh bột nghệ từ lâu đã được biết đến với khả năng hỗ trợ điều trị
một số bệnh lý như viêm dạ dày, .... ngồi ra, tinh bột nghệ cịn được ứng dụng trong
chăm sóc da. Những lợi ích do tinh bột nghệ đem đến chủ yếu nhờ vào hàm lượng lớn
curcumin. Đây là một hoạt tính sinh học có đặc tính kháng viêm và chống oxy hóa
mạnh. Dưới đây là những cơng dụng mà tinh bột nghệ có thể mang lại cho làn da của
bạn.
Trong cơng trình này chúng tơi trình bày kết quả tìm hiểu quy trình sản xuất
kem dưỡng da mặt từ dịch chiết của quả chuối và tinh bột nghệ cũng như tìm hiểu
những hoạt chất có trong trái chuối. Kết quả thu được sẽ là nền tảng cho các đề tài tiếp
theo.

10


11


CHƯƠNG 1: TỒNG QUAN

1.1 Sinh lý học về da của nữ giới:
Da là một lớp mỏng bao bọc xung quang cơ thể, có cấu trúc phức tạp và có những
chức năng sau:
- Bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và các chất hóa học ở môi trường
xung quanh; các tác nhân lý học làm hại cơ thể; sự thoát hơi nước của cơ thể.
- Cảm giác.
- Điều hòa nhiệt độ cho cơ thể.
1.1.1 Cấu trúc:
Da là một bộ phận có cấu tạo rất chuyên biệt và phức tạp, được chia thành ba lớp:
- Lớp biểu bì: Dày khoảng 0,2 mm; có độ dày khác nhau từng vùng. Dày nhất ở lòng
bàn chân và mỏng nhất ở vùng quanh mắt. Lớp biểu bì tính từ ngồi và được chia
thành 4 lớp: lớp sừng, lớp hạt, lớp gai và lớp đáy. Riêng lòng bàn tay và lòng bàn chân
thì giữa lớp sừng với lớp hạt cịn có thêm lớp trong suốt
- Lớp trung bì: Chiếm đại bộ phận của da, nằm ngay bên dưới lớp biểu bì. Có độ dày
gấp 15 – 40 lần lớp biểu bì. Lớp trung bì được chia thành lớp đầu nhũ và lớp lưới. Q
trình turnover của lớp trung bì có thể lên đến 5 – 6 năm. Ngoài ra, trong lớp trung bì
cịn có các cơ quan trực thuộc da như tuyến nhờn, tuyến mồ hơi.
- Lớp hạ bì (cịn được gọi là lớp mỡ dưới da): Lớp này nằm dưới lớp trung bì, có chứa
nhiều mỡ nên được gọi là mơ mỡ dưới da. Lớp này đóng vai trị quan trọng như một
tấm nệm giúp bảo vệ cơ bắp và các cơ quan bên trong và giữ nhiệt. Lớp này có độ dày
mỏng khác nhau tùy vị trí: dày nhất ở vùng bụng, ngực, mơng, đùi mỏng nhất ở vùng
mí mắt, mũi và mơi.

Hình 1: Cấu tạo da

1.1.2 Phân loại: Có 5 loại da
- Da thường: Đây là loại da lý tưởng khi có lỗ chân lơng nhỏ, vùng chữ T có một chút
dầu nhưng khơng q nhờn, hay q khô. Da hồng hào, đều màu, kết cấu mềm, mịn.
12



- Da khô: Bề mặt thô ráp, sần sùi, xỉn màu, có thể xuất hiện những vảy nhỏ, lỗ chân
lơng nhỏ. Nếu quan sát kỹ bạn có thể thấy những nếp nhăn li ti.
- Da dầu: Tồn khn mặt sẽ bị bóng, nhiều dầu, lỗ chân lơng to, nhất là ở hai bên
cánh mũi. Và thường da dầu dễ bị nổi mụn trứng cá, mụn bọc.
- Da hồn hợp: Đặc điểm của làn da này là hai vùng má bị khơ, vùng da chữ T thường
tiết dầu nhờn, bị bóng lưỡng, lỗ chân lông to.
- Da nhạy cảm: Là loại da mỏng, có thể nhìn thấy các mạch máu trên da, dễ gây mụn
nếu bị tác động.

Hình 2: Phân loại da

1.1.3 Các vấn đề về da nhạy cảm:
- Da nhạy cảm là sự giảm ngưỡng dung nạp của da đối với những sản phẩm chăm sóc
da thơng thường. Đó là những biểu hiện như nổi ban đỏ, đau, rộp da, ngứa… do nhiều
yếu tố tác động: mỹ phẩm, nhiệt độ, độ ẩm, stress, sự thay đổi hormon…. [12]
- Tình trạng không dung nạp với mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc da xảy ra do
nhiều nguyên nhân, bao gồm viêm da tiếp xúc dị ứng, viêm da tiếp xúc do dị ứng ánh
sáng, mề đay và các nguyên nhân thuộc về thần kinh. Sau khi các nguyên nhân không
dung nạp mỹ phẩm đã được loại bỏ, nhưng vẫn còn một số lượng đáng kể gặp khó
khăn trong việc đáp ứng tốt với các sản phẩm mỹ phẩm. Những người gặp tình trạng
này thường có “làn da nhạy cảm” và họ thường rơi vào nhóm những người gặp hội
chứng khơng dung nạp mỹ phẩm. Một trong những định nghĩa rõ ràng hơn về “làn da
nhạy cảm” là “ngứa, bỏng hoặc rát mà khơng có dấu hiệu viêm nhiễm”. Tuy nhiên,
những người có làn da nhạy cảm cũng có thể cho thấy những dấu hiệu rõ rệt của viêm
da kích thích. [12]
13


- Nhạy cảm da không tuân theo cơ chế miễn dịch của cơ thể. Đó là xậm nhập của các

yếu tố ngoại lai làm kích hoạt các chất có thể gây dị ứng do có những thay đổi chức
năng của hàng rào bảo vệ. Đây được xem là yếu tố chính gây ra những khó chịu trên
da, phụ thuộc vào độ dày lớp sừng và lipid nội bào. Ceramid là nhân tố chính trong vai
trị giữ nước trong lớp sừng. Những rối loạn như dị ứng da, viêm da tiết bã làm thay
đổi thành phần lipid và làm giảm ngưỡng chịu đựng của da dẫn đến tăng nhạy cảm với
các kích thích bên ngồi. Ngay cả những kích thích rất nhỏ cũng đủ gây ra phản ứng
viêm. Sự chuyển hóa acid arachidonic gây tăng PGE2 và PGF2, leucotrien là những
hóa chất viêm. [12]
- Phân loại da nhạy cảm: [12]
+Da rất nhạy cảm: da khô, đầy đặn phản ứng mạnh với các yếu tố ngoại sinh.
Những biểu hiện lâm sàng có thể cấp tính hay trường diễn và được tác động bởi yếu tố
tâm lý.
+ Da nhạy cảm môi trường: thường biểu hiện rõ, da khô, mỏng, phản ứng với các
yếu tố ngoại cảnh như: sự thay đổi nhiệt đô gây ra cơn đỏ bừng trên da.
+ Da nhạy cảm mỹ phẩm: bị tác động bởi mỹ phẩm, thường nhẹ và chỉ xảy ra đối
với một số loại mỹ phẩm.
- Những yếu tố tác động lê da nhạy cảm:
+ Ngoại sinh: Việc sử dụng xà phòng hay những chất diệt khuẩn, kem chống nắng,
chất tẩy tế bào chết không phù hợp với loại da. Một số chất như: cồn, propylene
glycol, cocamidorpropylbetaine, triethanolamine có thể là những tác nhân gây kích
ứng được tìm thấy trong rất nhiều các sản phẩm mỹ phẩm. Những chất tẩy tế bào chết
như resorcine, TCA, AHA tùy vào nồng độ, pH có thể gây kích ứng và gây hậu quả
nghiêm trọng hơn trên da nhạy cảm.
+ Nội sinh: Vai trò của các yếu tố nội sinh vẫn chưa được xác định một cách rõ
ràng. Nó có thể được che dấu đi bởi việc sử dụng corticoid trị liệu hoặc trầm trọng hơn
bởi những phương pháp trị liệu tại chỗ khơng phù hợp. Theo đó, da sẽ trở nên dễ bị
nhạy cảm với mỹ phẩm hay các sản phẩm chăm sóc da. Sự có mặt sẵn của các yếu tố:
tạng tăng tiết bã nhờn, rosacea, viêm quanh miệng, viêm da dị ứng cần được xem xét.
1.1.4 Các biện pháp chăm sóc bảo vệ da nhạy cảm:
 Các thành phần cần tránh: Việc xác định các sản phẩm chăm sóc da và mỹ

phẩm thích hợp, dung nạp với những người có làn da nhạy cảm với các chất
kích thích rất khó. Các đặc tính mong muốn trong các sản phẩm sử dụng trên
da nhạy cảm được cập nhật trong nhiều tài liệu. Những sản phẩm này không
chứa các thành phần đã được chứng minh làm trầm trọng thêm tình trạng nhạy
cảm của da. Các thành phần này bao gồm các dung mơi khơng bay hơi (ví dụ:
ethanol, khí dung khơng bay hơi), hợp chất có vịng thơm (ví dụ: menthol,
benzyl alcohol), chất thấm (ví dụ: các glycol trọng lượng phân tử thấp, acid
-hydroxy, retinoid), các chất hoạt động bề mặt thô (lauryl hoặc laureth sulfate,
14


hợp chất amoni bậc bốn), chất mài mòn (mica, silica, bismuth oxychloride, hạt
polyethylen), các thành phần chống nắng có vịng thơm (para-aminobenzoic
acid, benzophenon, cinnamate) và các hoạt chất kích thích (benzoyl peroxide,
urea). Các chất tẩy rửa dạng xà phòng nên sử dụng chất hoạt động bề mặt nhẹ
nhàng như betaine, sulfosuccinate, isoethionate, sarcosinate hoặc amphopathic
(ví dụ: natri cocoamphoacetate). Một nghiên cứu gần đây đã chứng minh sự kết
hợp giữa một betaine với một lauryl ether sulfate là một sự kết hợp nhẹ nhàng
của các chất hoạt động bề mặt. Các đặc điểm được mong đợi trong các sản
phẩm dành cho da nhạy cảm là đơn giản, chứa ít hơn 10 thành phần, sử dụng
chất chống nắng vật lý (ví dụ: titan dioxid hoặc kẽm oxid), chất bảo quản ít gây
kích ứng (như parapen) và kết hợp các chất chống kích ứng (ví dụ: lơ hội, hoa
cúc, bisabolol).[13]
 Cách chăm sóc da nhạy cảm:
+ Rửa mặt: Rửa mặt là một trong những cách chăm sóc làn da nhạy cảm hiệu quả
và an toàn. Bạn nên sử dụng các sản phẩm làm sạch cho làn da nhạy cảm không chứa
mùi thơm và nhiều chất tẩy rửa. Các sản phẩm rửa mặt tạo bọt thường có Sodium
Lauryl Sulfate và các thành phần có độ kích ứng mạnh. Vậy nên bạn hãy dùng các loại
sữa rửa mặt dịu nhẹ không tạo bọt dành cho da nhạy cảm hoặc dung dịch rửa mặt
khơng gây kích ứng da.

+ Dưỡng ẩm: Làn da nhạy cảm rất cần bổ sung độ ẩm để cho da không bị khô và
bong tróc, nhất là vào mùa đơng. Do vậy, bạn nên lựa chọn các sản phẩm chăm sóc
dành riêng cho da nhạy cảm và tránh các loại mỹ phẩm có chứa: Chất kháng khuẩn
hoặc chất khử mùi, Chất cồn, Retinoids hoặc axit alpha-hydroxy.
+ Trang điểm: Các sản phẩm trang điểm dạng bột thường ít gây kích ứng hơn các
sản phẩm dạng lỏng (chứa chất nhũ hóa). Với mascara, màu đen thường là màu ít gây
kích thích nhất và các sản phẩm tẩy trang được khuyên dùng để ngăn ngừa kích ứng
khi mascara được loại bỏ. Chì eyeliner nhìn chung ít gây kích ứng nhất và chì màu đen
mềm mại được khuyên dùng. Phấn mắt với tone màu đất không nhũ được biết ít gây
kích ứng nhất. Rất khó để tìm được phấn mắt không chứa các thành phần tạo nhũ như
mica, silica hoặc bismuth oxychloride.
+ Chống nắng cho làn da: ln duy trì việc sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF
ít nhất là 30 trước khi ra ngồi khoảng 20 phút vào bất kể mùa nào trong năm. Bên
cạnh đó, cần tránh đi ra ngồi nắng trong khoảng từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều vì đây
là thời gian các tia UV gây tổn thương da hoạt động mạnh nhất. Nếu phải đi ra ngoài,
hãy đội mũ rộng vành và đeo kính mát, mặc quần áo dài che kín tay và chân. Đừng
qn bơi lại kem chống nắng mỗi 80 phút sau khi bơi hoặc đổ mồ hôi nhiều. Vào mùa
hè, dù đã thoa kem chống nắng nhưng cũng không nên nằm phơi nắng trực tiếp dưới
mặt trời vì da có thể bị cháy nắng và tổn thương.

15


1.2 Tổng quan về kem dưỡng da mặt:
1.2.1 Khái niệm:
Kem dưỡng da là một chế phẩm bơi ngồi da có độ nhớt thấp dùng để bôi lên da.
Ngược lại, kem và gel có độ nhớt cao hơn, thường là do hàm lượng nước thấp hơn.
Kem được thoa lên da bên ngồi bằng tay khơng, bàn chải, vải sạch hoặc bơng gòn. [14]
1.2.2 Lịch sử ra đời của kem dưỡng da mặt:
Lịch sử của kem dưỡng có từ 3000 năm trước Công Nguyên, người Sumer cổ đại và

người Ai Cập cổ đại là những người đầu tiên tạo ra kem dưỡng da từ các thành phần tự
nhiên như: dầu thầu dầu, mật ong, thảo mộc, … [15]
Chăm sóc da và bảo vệ da là rất quan trọng đối với các nền văn minh như người Ai
Cập cổ đại, những người sống ở vùng khí hậu khắc nghiệt, chịu nhiệt và gió cực mạnh.
Họ biết tầm quan trọng của việc chăm sóc làn da của mình. [15]
1.2.3 Phân loại kem dưỡng da mặt: có 5 loại
- Kem dưỡng dạng gel: kem dưỡng dạng sệt, khá trong suốt, thành phần chính gồm
nước, cồn hoặc chất béo dạng lỏng, thường được kết hợp với các thành phần thiên
nhiên.
- Kem dưỡng dạng lotion: có kết cấu lỏng, thành phần chính là nước và dầu. Thành
phần chính của lotion là chất khơ ở dạng bột được hòa tan vào nước.
- Kem dưỡng da dạng Emulsifier: Đây là một loại kem dưỡng nhẹ, kết cấu lỏng hơn
Cream nhưng sánh đặc hơn các loại lotion thông thường. Loại kem dưỡng này rất được
ưa chuộng sử dụng vào mùa hè vì nó cung cấp đủ độ ẩm nhưng khơng gây bí da nhiều.
- Kem dưỡng dạng cream: có kết cấu đặc, thường gây cảm giác nhờn rít trên da. Thành
phần bao gồm: nước, dầu và dưỡng chất.
- Kem dưỡng dạng thuốc mỡ: chứa hàm lượng dầu cực kì cao so với các loại kem
dưỡng da khác, có kết cấu cực kì đặc, gây cảm giác kích ứng và dễ gây kích ứng cho
da nhạy cảm.
1.2.4 Các thành phần phối liệu của kem dưỡng da mặt:
- Chất nền: là dầu, nước hoặc kết hợp cả hai. Có tác dụng làm dung mơi pha lỗng.
Chiếm thành phần lớn trong đơn.
- Chất nhũ hóa, tạo đặc, tạo gel: là các chất hoạt động bề mặt, có tác dụng tạo độ đặc
cho kem. Chiếm thành phần nhỏ trong đơn.
- Hoạt chất: là các chất chiếm thành phẩn nhỏ trong đơn nhưng là chất tạo ra cơng
dụng chính của sản phẩm.
- Phụ gia, hương, màu: các chất tạo nên hình thái của sản phẩm, có thể là chất độn,
giúp sản phẩm có hương và màu đẹp hơn.
- Chất bảo quản: giúp sản phẩm không bị biến tính và bảo quản sản phẩm trong suốt
thời gian sử dụng.

16


1.2.5 Công dụng và thời gian sử dụng:
- Công dụng của kem dưỡng da mặt: tùy vào thành phần hoạt chất có trong kem mà
từng loại kem có cơng dụng khác nhau. Cụ thể kem dưỡng da có thể làm tắng sáng da,
dưỡng ẩm, chống nắng, chống lão hóa cho da.
- Thời gian sử dụng: thời gian sử dụng tốt nhất cho một lọ kem dưỡng da mặt là 1 năm.
1.2.6 Những điểm nổi bật và hạn chế của kem dưỡng da mặt:
 Những điểm nổi bật của kem dưỡng da mặt:
- Dễ sử dụng, có thể thực hiện tại nhà và tương đối tiết kiệm chi phí.
- Khi lựa chọn kem dưỡng chiết xuất từ thiên nhiên, phù hợp cơ địa của da sẽ
cung cấp độ ẩm và dưỡng chất cần thiết.
- Giúp da mặt mềm mịn và chống lão hóa hiệu quả.
 Hạn chế:
- Kem dưỡng da thường chỉ cho hiệu quả dưỡng da rất hạn chế, đòi hỏi áp dụng
thường xuyên, liên tục trong thời gian dài.
- Có khả năng chứa các chất hóa học tổng hợp.
1.2.7 Xu hướng mới hiện nay:
Nếu như trước đây hầu hết loại kem dưỡng da mặt đều có chứa các thành phần hóa học
tổng hợp(như polyethylene glycol, propylene glycol, triclosan,…), những chất này sẽ
gây hại khi sử dụng trên da trong một thời gian dài thì xu hướng hiện nay người ta
đang hướng tới các sản phẩm chăm sóc da từ tự nhiên, từ chiết xuất của các loại thực
vật (như chiết xuất nha đam, dầu dừa, chiết xuất hạt chia,…), các sản phẩm kem
dưỡng da mặt từ tự nhiên này lành tính và khơng gây kích ứng trên da khi sử dụng,
ngồi ra nó cịn khơng có tác dụng phụ trên da như các thành phần hóa học tổng hợp.
1.3 Dịch chiết từ quả chuối:
1.3.1 Giới thiệu về quả chuối:

Hình 3: Các loại chuối


 Danh pháp và phân loại:
- Danh pháp: [16]
17


+ Tên khoa học: Musa paradisiaca L.
+ Tên khoa học của chuối tiêu: Musa acuminata Cavendish Subgroup.
+ Tên gọi khác của chuối tiêu: chuối già, ba thư, bản tiêu, tiêu tử, ba quả…
- Phân loại khoa học:
Giới: Thực vật (Plantea)
Ngành: thực vật có hoa (Magnoliophyta)
Bộ: Gừng (Zingiberales)
Họ: Chuối (Musa troglodytarum)
Lồi: Musa spp.
 Nguồn gốc, phân bố:[16]
- Chuối được thuần hoá ở Đơng Nam Á. Nhiều loại chuối dại cịn được mọc lên
ở New Guinea, Malaysia, Indonesia và Philippines. Hiện nay chuối được trồng ít nhất
ở 107 quốc gia.
- Ngày nay, người ta ước lượng có đến 200 – 300 giống chuối được trồng trên
thế giới. Hầu hết chuối ăn quả đều thuộc loài Musa Parasiaca L. với 11 phụ loài khác
nhau bởi hình dạng quả, màu sắc và vị của thịt quả.
- Ở Việt Nam, chuối được trồng nhiều ở các tỉnh phía Nam. Cây chuối được
trồng chủ yếu để lấy trái. Vỏ chuối là phần bao bọc bên ngoài phần thịt mềm, ngọt
được gọi là thịt chuối. Ở các nước phương Tây, vỏ chuối được xem là rác thải hữu cơ.
Cịn ở các nước phương Đơng, một phần vỏ chuối được dùng làm thức ăn cho gia súc,
một phần được xem như rác thải.
 Đặc điểm sinh thái:
- Nhiệt độ: Chuối sinh trưởng và phát triển thuận lợi trong phạm vi 25-35 0C.
Khi nhiệt độ giảm đến 100C thì quả chuối nhỏ, phẩm chất kém, sinh trưởng chậm.

Chuối sợ rét và sương muối, khi gặp sương muối kéo dài lá chuối sẽ xám lại và héo
khô. Như vậy, ở nước ta, nhất là các tỉnh miền Nam, Nam Trung bộ, bình quân nhiệt
độ hàng năm lớn hơn 240C, nên có lượng nhiệt rất tốt cho chuối phát triển.
- Nước: Hàm lượng nước trong các bộ phận cây chuối rất cao, trong thân già
92,4%, trong rễ 96%, trong lá 82,6% và trong quả 96%. Độ bốc hơi của lá rất lớn, dưới
ánh nắng mặt trời, sức tiêu hao nước của chuối từ 40-50 mg/dm2/phút. Với giống chuối
tiêu lùn, cần từ 15-20 Lít nước/ngày tuỳ theo trời râm hay trời nắng. Chú ý vào mùa
đông ở nước ta thường khô hanh, ít mưa nên cần có biện pháp tưới ẩm để cung cấp đủ
nước cho chuối.
- Ánh sáng: Chuối có khả năng thích ứng trong phạm vi cường độ ánh sáng
tương đối rộng. Cho nên lượng ánh sáng ở điều kiện nước ta cũng cho phép cây chuối
sinh trưởng và phát triển tốt.
 Phân loại giống chuối: Có 5 nhóm giống chuối phổ biến:
- Nhóm chuối Tiêu (Canvendish): gồm 3 giống chuối là chuối Tiêu lùn, chuối
Tiêu nhỏ và chuối Tiêu cao. Năng suất quả từ trung bình đến rất cao, đạt từ 13–14
kg/buồng, năng suất trung bình đạt 12–15 tấn/ha, mùi vị thơm ngon, thích hợp cho
xuất khẩu quả tươi và thích hợp cho vùng có khí hậu lạnh.
18


- Nhóm chuối Tây (chuối Sứ, chuối Xiêm): được trồng phổ biến ở nhiều nơi,
cây cao sinh trưởng khoẻ, không kén đất, chịu hạn tốt, quả to, ngọt.
- Nhóm chuối Bom (Bôm): được trồng phổ biến ở Đông Nam Bộ, trọng lượng
buồng thấp, chỉ đạt 6–8 kg/buồng, thời gian sinh trưởng ngắn nên hệ sản xuất cao,
năng suất có thể đạt 25–40 tấn/ha. Quả được dùng làm ăn tươi, chuối sấy.
- Nhóm chuối Ngự: gồm chuối Ngự Tiến, chuối Ngự Mắn. Cây cao 2,5–3m.
Cho quả nhỏ, màu vỏ sáng đẹp, thịt quả chắc, vị thơm đặc biệt. Tuy nhiên năng suất
thấp.
- Nhóm chuối Ngốp: gồm Ngốp cao, Ngốp thấp. Là nhóm có chiều cao cây từ
3–5m. Cây sinh trưởng khoẻ, chịu bóng, ít sâu bệnh, chịu hạn khá, thích hợp với vùng

đồi. Quả tương đối lớn, vỏ dầy, nâu đen khi chin, thịt quả nhão, hơi chua.
 Công dụng của chuối tiêu:
- Chuối tiêu không chỉ cung cấp nguồn Vitamin dồi dào cho cơ thể mà chuối
tiêu còn đem lại sự mịn màng cho làn da và sự khỏe mạnh cho đơi mắt, đồng thời
chuối có tác dụng hạ huyết áp. Người huyết áp cao dùng thường xuyên rất tốt. Ăn
chuối tiêu thường xun cịn có thể đề phịng được bệnh rụng tóc, vỏ chuối tiêu cũng
là một vị thuốc. Chuối có tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, giải độc. Chủ yếu dùng
cho bệnh nhân thể nóng, khát nước, táo bón, chảy máu trĩ, cao huyết áp...
- Chuối tiêu cịn có tác dụng giúp giảm béo vì chuối có hàm lượng tinh bột cao
nên dễ gây no bụng, vì khi tinh bột được hấp thu vào cơ thể và chuyển hóa thành
đường cần một khoảng thời gian nhất định, nên năng lượng khơng bị tích trữ trong cơ
thể q nhiều. Chính vì lý do này, chuối tiêu đã được các nhà dinh dưỡng xếp vào
nhóm thực phẩm giảm béo hiệu quả.
- Giảm lượng cholesterol trong máu, trong thân cây chuối tiêu có một chất có
thể khống chế được cholesterol trong máu. Chuối còn chữa bệnh cao huyết áp do
người bị cao huyết áp trong cơ thể thường thừa natri nhưng lại thiếu kali. Trong chuối
tiêu lại có nhiều kali. Chuối giúp điều trị loét đường tiêu hóa, trong quả chuối tiêu
chứa một chất có tác dụng kích thích sản sinh các tế bào niêm mạc dạ dày để bảo vệ
thành dạ dày nên hạn chế được khả năng chảy máu dạ dày. Chuối còn điều trị bệnh
mẩn ngứa da và cắt cơn ho, thực tế đã chứng minh vỏ của quả chuối tiêu có một hợp
chất khống chế được vi khuẩn và nấm gây ngứa da, trị mụn cơm.
1.3.2 Các phương pháp sản xuất dịch chiết quả chuối từ quả chuối tươi:
- Phương pháp dùng để trích ly dịch chiết quả chuối là phương pháp chưng cất lôi
cuống hơi nước. Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước là một quá trình phân tách
bao gồm chưng cất nước cùng với các thành phần dễ bay hơi và không bay hơi khác.
Các hơi từ nước sôi mang hơi của các chất bay hơi vào một bình ngưng; cả hai đều
được làm lạnh và trở lại trạng thái lỏng hoặc rắn, trong khi các chất cặn không bay hơi
vẫn ở lại trong thùng sôi.
19



- Phương pháp siêu cô đặc: là phương pháp tạo ra dịch chiết chuối sạch và nhanh nhất.
[10]

1.3.3 Ứng dụng của dịch chiết quả chuối trong sản phẩm kem dưỡng da mặt:
- Dưỡng ẩm và giữ nước cho da: Vitamin C, B6 và lượng nước dồi dào trong chuối
giúp nuôi dưỡng và bổ sung độ ẩm cho da. Đồng thời, duy trì độ đàn hồi của da giúp
da ln căng mịn, tràn đầy sức sống.
- Ngăn ngừa lão hóa da: Chuối giúp bảo vệ da khỏi những tổn hại do q trình oxy hóa
của các gốc tự do gây ra. Ngăn ngừa các vết nhăn và nám trên da mặt.
- Dưỡng trắng da, giúp da mềm mịn: Trong chuối chứa nhiều dưỡng chất có lợi, giúp
ni dưỡng da từ sâu bên trong. Mang lại làn da luôn trắng sáng, mịn màng và tươi trẻ.
- Trị mụn: Nhờ các đặc tính kháng viêm, chống khuẩn trong quả chuối. Cùng với các
khoáng chất có trong chuối giúp kiểm sốt lượng dầu hiệu quả, có tác dụng điều trị
mụn nhanh chóng.
1.4 Tinh bột nghệ:
1.4.1 Giới thiệu về củ nghệ vàng:

Hình 4: Nghệ

 Danh pháp và phân loại:
- Danh pháp: [17]
+ Tên khoa học: Curcuma longa.
+ Tên gọi khác: nghệ nhà, nghệ trồng, khương hoàng, …
+ Tên nước ngoài: Tumeric, …
- Phân loại:
Giới: Thực vật (Plantea)
20



Bộ: Gừng (Zingiberales)
Họ: Gừng (Zingiberaceae)
Phân họ: Zingiberoideae
Tơng: Zingibereae
Chi: Nghệ (Curcuma)
Lồi: C.Longa
 Nguồn gốc, phân bố: Nguồn gốc nguyên thủy từ Ấn Độ. Từ xa xưa, cây đã được
trồng ở nhiều nơi, về sau trở nên hoang dại, trước hết là ở Trung Quốc. Vào thế
kỉ 7 đến thế kỉ thứ 8, cây được du nhập sang Đông Phi; đến thế kỉ 13 cây được
du nhập sang Tây Phi và đến thế kỉ 18 người dân Jamaica mới tiếp xúc với cây
nghệ. Ngày nay nghệ được trồng phổ biến ở các nước nhiệt đới, từ Nam Á đến
Đông Nam Á, Đông Á.
Ở Việt Nam, nghệ là cây trông phổ biến ở khắp các địa phương, từ vùng ven
biển đến núi cao trên 1500 m.
 Đặc điểm sinh thái: Nghệ là cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể chịu được hơi bóng;
cây có biên độ sinh thái rộng, thích nghi được với nhiều tiểu vùng khác nhau. Từ
nơi có khí hậu nhiệt đới điển hình, nhiệt độ trung bình đến 25-26 °C ở các tỉnh
phía nam (khơng có mùa đơng lạnh) đến những nơi có khí hậu cận nhiệt đới núi
cao phía bắc, nhiệt độ trung bình dưới 20 °C, với mùa đông lạnh kéo dài, nghệ
vẫn tồn tại và sinh trưởng tốt. Toàn bộ phần trên mặt đất tàn lụi vào mùa đơng ở
các tỉnh phía bắc và mùa khơ ở các tỉnh phía nam. Cây mọc lại vào mùa xuân, có
hoa sau khi đã ra lá. Hoa mọc trên những thân của những chồi mầm năm trước,
những thân đã ra hoa thì khơng mọc lại nữa và phần thân rễ của chúng trở thành
củ cái già, sau 1-2 năm bị thối, cho những nhánh non nảy chồi thành những cá
thể mới. Trên một cụm hoa, các hoa phía gốc nở trước và thời gian hoa nở kéo
dài 3-4 ngày. Hoa tự thụ phấn hoặc nhờ côn trùng.[17]
 Phân loại: ở Ấn Độ, vào khoảng 40 đến 45 loài. Thái Lan có khoảng 30 đến 40
lồi tương đương. Các nước khác ở châu Á nhiệt đới cũng có nhiều lồi nghệ
hoang dã.[17]
 Cơng dụng của nghệ:

- Có tác dụng giảm viêm: Curcuminoids là một hợp chất có hoạt tính trong nghệ
được sử dụng để giảm viêm trong bệnh lý viêm khớp. Tác dụng chống viêm này
cũng đem lại nhiều cho làn da của chúng ta.
- Khả năng kháng khuẩn: Nghệ có thể ngăn ngừa và điều trị các bệnh do vi
khuẩn gây ra trên da như mụn nang và tình trạng nhiễm khuẩn tụ cầu. Mặc dù
vậy, bệnh nhiễm trùng nào cũng cần được bác sĩ kiểm tra, xác định chính xác
trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào.
- Có tác dụng trị mụn, điều trị mụn trứng cá: Với khả năng chống viêm, củ nghệ
rất hữu ích trong việc điều trị mụn trứng cá. Vi khuẩn chẳng hạn như
Cutibacterium acnes (trước đây được gọi là Propionibacterium acnes) là tác nhân
21


gây ra các tổn thương viêm ở mụn trứng cá. Một nghiên cứu năm 2017 đã thử
nghiệm chiết xuất nghệ trong các dung môi khác nhau (như nước, etanol, hexan
và diclometan). Sau khi đo lường tác động chống oxy hóa, các nhà nghiên cứu
phát hiện ra rằng sự kết hợp diclometan và chiết xuất nghệ có thể giúp chống lại
mụn trứng cá. Bên cạnh đó, đắp mặt nạ tinh bột nghệ cũng có thể hạn chế sự
xuất hiện của sẹo mụn.
- Khả năng chống oxy hóa: Nghệ rất giàu các chất chống oxy hóa. Khi nói đến
vấn đề chăm sóc da, chất chống oxy hóa mang lại hiệu quả ngăn ngừa các gốc tự
do phá hủy các tế bào da khỏe mạnh. Từ đó, giúp ngăn ngừa yếu tố nguy cơ gây
chứng tăng sắc tố da, sẹo và các vấn đề về da khác.
1.4.2 Các phương pháp sản xuất tinh bột nghệ từ củ nghệ tươi:
- Phương pháp sản xuất tinh bột nghệ thủ công: là phương pháp dễ dàng và đơn giản
nhất. [3]
- Phương pháp sản xuất tinh bột nghệ từ chất thải của nghệ bằng công nghệ tới hạn:
Các quy trình chiết xuất sử dụng cơng nghệ chất lỏng siêu tới hạn đã được áp dụng
rộng rãi để thu được các chất chiết xuất chất lượng cao từ thân rễ củ nghệ. Tuy nhiên,
các quá trình này tạo ra một lượng lớn chất thải, là nguồn tiềm năng của các thành

phần chống oxy hóa và carbohydrate. Trong nghiên cứu này, các chất tạo màng sinh
học hỗn hợp bao gồm tinh bột và curcuminoids đã được thu hồi từ chất lỏng siêu tới
hạn và các quy trình chiết xuất chất lỏng có áp suất. Chất lượng của những vật liệu này
đã được nghiên cứu về mặt thực nghiệm và phương pháp tiếp cận kinh tế. Việc áp
dụng chất lỏng siêu tới hạn và chiết xuất chất lỏng có áp suất đã tạo ra các sản phẩm
có chất lượng tương ứng về chất curcuminoid và chất nền polyme biến tính, có thể cho
phép sử dụng trong cơng nghiệp như một chất tạo màu và trong chế độ ăn uống của
con người như một nguồn tinh bột kháng. Các báo cáo đánh giá kinh tế cho thấy việc
thu hồi các chất tạo màng sinh học từ chất thải của củ nghệ là một giải pháp thay thế
khả thi khi xem xét năng suất 80% và dung tích 50 L và 500 L. [9]
1.4.3 Tính chất hóa lý của tinh bột nghệ:
Theo nghiên cứu của Komalatha Nakkala, Shilpa Godiyal và KS Laddha thuộc Phịng
thí nghiệm nghiên cứu dược liệu và các sản phẩm tự nhiên, Phịng Khoa học và Cơng
nghệ Dược phẩm, Viện Cơng nghệ Hóa học, Matunga, Mumbai, Maharashtra, Ấn Độ,
Thực hiện đề tài “Cô lập tinh bột từ nghệ Curcuma Longa L. và đặc tính của nó” đã
nghiên cứu ra được những tính chất hóa lý của tinh bột nghệ như sau: [3]
Thông số
Khả năng liên kết nước (%)
Độ ẩm (%)
Phần trăm hàm lượng tro (%)
Độ pH
Nhiệt độ hồ hóa (°C)

Giá trị quan sát được
82 ± 0.2
15 ± 0.2
0.65 ± 0.2
5.6
80 ± 0.2
22



Độ nhớt nóng (cP)
Độ nhớt RT (cP)
Diện tích bề mặt cụ thể (m2/gm)
Chỉ số khả năng nén (%)
Mật độ khai thác (g/mL)
Mật độ khối lượng lớn (g/mL)
Hàm lượng sắt (ppm)

1209
5026
0.68
9.85
0.568
0.512
<10

Bảng 1: Tính chất hóa lý của tinh bột nghệ

Tinh bột này được phân lập từ nghệ cả Curcuma longa và Curcuma caesia. Trong các
lồi Curcuma đó, Curcuma longa (20,8%) chứa nhiều tinh bột hơn Curcuma caesia
(14,7%). Vì vậy, tất cả các thông số đưa ra đều được đánh giá với tinh bột Curcuma
longa.[3]
1.4.4 Ứng dụng tinh bột nghệ trong kem dưỡng da mặt:
- Tinh bột nghệ có tác dụng kháng viêm, trị mụn, làm trắng da, ứng dụng trong các loại
kem dưỡng da làm trắng da.
- Tinh bột nghệ có tác dụng làm sạch bã nhờn, nám, tàng nhang.
- Tinh bột nghệ cịn có khả năng chống lão hóa, dưỡng ẩm cho da nên được ứng dụng
vào các loại kem dưỡng ẩm và kem chỗng lão hóa cho da.

1.5 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm kem dưỡng da mặt:
1.5.1 Chỉ tiêu cảm quan:
- Phương pháp đánh giá cảm quan là Phương pháp khoa học được sử dụng để gợi lên,
đo đạc, phân tích và giải thích cảm giác đối với các sản phẩm vốn được nhận biết
thông qua các giác quan thị giác, khứu giác, xúc giác, vị giác và thính giác (nhìn, quan
sát, nghe, sờ, ngửi, vị và hậu vị, cảm giác trigeminal).
- Với một sản phẩm kem dưỡng da mặt thì chỉ tiêu cảm quan cảm sản phẩm là sản
phẩm đồng nhất, không bị tách lớp, màu sắc đồng đều khơng có các hạt màu bị lẫn vào
sản phẩm, sản phẩm khơng có mùi lạ.
1.5.2 Chỉ tiêu hóa lý:
- Độ pH trên tốt nhất cho kem bôi da hay kem dưỡng da mặt là khoảng 5.5 – 6.5.
- Điểm nóng chảy tốt nhất cho kem dưỡng da mặt là khoảng từ 37.5 - 40°C.
- Kiểm tra hàm lượng kim loai nặng: Theo quy định về quản lý của bộ Y Tế về mỹ
phẩm, có 3 kim loại nặng bị giới hạn là Chì, Thủy Ngân và Asen. Trong đó, giới hạn
của những chất này ở Asean là như sau: Nồng độ cho phép của Chì có trong mỹ phẩm
chiếm khoảng 20 phần triệu; của Thủy Ngân chiếm khoảng 1 phần triệu và Asen là 5
phần triệu. Sở dĩ việc bắt buộc giới hạn 3 chất này trong kiểm nghiệm mỹ phẩm là do
những chất này đều có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như mạng sống của
người sử dụng. [18]
23


1.5.3 Chỉ tiêu vi sinh:
Giới hạn vi sinh vật trong mỹ phẩm quy định, nếu giới hạn là trẻ em dưới 3 tuổi hay
những sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với vùng mắt hoặc niêm mạc thì chỉ tiêu giới hạn vi
sinh vật với tổng số vi sinh vật đếm được là =< 500cfu/g; P.aeruginosa, S.ảueus,
C.albicans thì khơng được có trong 0.1g hoặc 0.1 ml mẫu thử. Còn nếu là giới hạn sản
phẩm khách thì tổng số vi sinh vật đếm được là =<1000 cfu/g; P.aeruginosa, S.ảueus,
C.albicans tương tự như giới hạn là trẻ m 3 tuổi hay những sản phẩm tiếp xúc với vùng
mắt hoặc niêm mạc.[18]

1.5.4 Đánh giá độ ổn định của sản phẩm:
 Sự mất ổn định sản phẩm do những nguyên nhân sau: [1]
- Sự thay đổi màu sắc do phản ứng hóa học hay do phản ứng quan hóa xảy ra
trong sản phẩm.
- Nhũ tương bị phá do sự phân pha hay sự đào pha.
- Sự nhiễm khuẩn dẫn đến sản phẩm có màu và mùi lạ.
- Sự phá hủy hóa hoc hoặc phản ứng hóa học làm mất đi các thành phần chuyên
biệt dành cho từng loại sản phẩm.
- Sự tương tác sản phẩm và bao bì, sự ăn mịn thiết bị.
- Sự khơ hay sự cô đặc do sự mất nước hay thấm qua vật chứa.
- Mùi thơm bị bay mất hay bị phai.
1.5.5 Đánh giá khả năng gây kích ứng trên da:
- Kiểm nghiệm mỹ phẩm trên động vật: Kiểm nghiệm mỹ phẩm trên động vật là hình
thức sử dụng động vật thay thế để kiểm tra độ an toàn của mỹ phẩm nhằm đem vào sử
dụng cho con người. Động vật dùng để kiểm nghiệm mỹ phẩm thường là thỏ, chuột…
Ưu điểm của phương pháp này là đảm bảo an toàn cho con người, tuy nhiên nhược
điểm của nó là ảnh hưởng đến số lượng động vật trên thế giới. Đây cũng là một trong
các phương pháp kiểm nghiệm mỹ phẩm bị rất nhiều nước trên thế giới phản đối mạnh
mẽ vì quyền động vật và phương pháp này hơi mất nhân tính.
- Kiểm nghiệm mỹ phẩm bằng cách xét nghiệm mẫu: Tiến hành xét nghiệm mẫu có
chứa mỹ phẩm là cách kiểm nghiệm khá hiệu quả và được áp dụng khá phổ biến được
nhiều chuyên gia lựa chọn. Rất đơn giản, bạn chỉ cần đưa mẫu mỹ phẩm cần kiểm
nghiệm, sau đó các chuyên gia sẽ tiến hành sử dụng máy móc hiện đại trong ngành để
phân tích kiểm tra tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm. Ưu điểm của phương pháp
kiểm nghiệm mỹ phẩm này không những đưa ra thơng tin chi tiết về các thành phần có
trong mỹ phẩm cần kiểm nghiệm một cách chuẩn xác mà còn an tồn và khơng gây
hại.
1.6 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước:
Năm 2010, Nataraj Loganayaki, Dharmar Rajendrakumaran và Sellamuthu Manian
thuộc Đại học Bharathiar, Ấn Độ đã thực hiện đề tài “Khả năng chống oxy hóa và hàm

lượng phenolic của các dung môi khác nhauChiết xuất từ Chuối (Musa paradisiaca) và
24


Bền (Rivea hypocrateriformis)” bằng phương pháp tương đương axit gallic. Kết quả
thu được chiết xuất tỷ lệ phần trăm năng suất và tổng số phenolnăng suất chiết xuất và
tổng hàm lượng phenolic của dịch chiết mẫu thu được từ các bộ phận khác nhau của
bắp cải và chuối.
Năm 2017, Waghmare PR và cộng sự thuộc Viện Nghiên cứu và Giáo dục Dược
phẩm, Ấn Độ đã thực hiện đề tài “Nghệ như cây thuốc trị mụn trứng cá” bằng phương
pháp kiểm tra vĩ mô và hiển vi và kiểm tra sự có mặt của curcuminoit bằng phương
pháp so màu và sắc ký lớp mỏng. Kết quả đạt được những hoạt tính chống viêm của
Rhizoma Curcumae Longae của nghệ ứng dụng trong dược phẩm, hoạt chất của nghệ
nhằm điều trị ung thư và mụn trứng cá được ứng dụng trong Dược phẩm, mỹ phẩm.
Năm 2018, Chanai Noysang, Wiphupat Buranasukhon, Monsicha Khuanekkaphan
thuộc khoa Y học cổ truyền đại học Công nghệ Rajamangala Thanyaburi, Thái Lan đã
thực hiện đề tài “Hóa chất thực vật và hoạt động dược lý từ quả chuối của Một số loài
chuối để sử dụng làm nguyên liệu mỹ phẩm” bằng phương pháp sàng lọc
phytochemical của chiết xuất thực vật, Thử nghiệm hoạt động thu gom tận gốc DPPH.
Kết quả thu được một số chiết xuất của vỏ chuối rừng có các chất phytochemical, các
alkaloid, flavonoid, tannin và polyphenol, hoạt tính chống oxy hóa có thể cósử dụng
tiềm năng trong các sản phẩm dược phẩm, thực phẩm và mỹ phẩm.
Năm 2018, Stephanie J Nisbet thuộc Viện Nghiên cứu & Phát triển Sức khỏe
Da,GSK Chăm sóc sức khỏe người tiêu dùng, St George'sAvenue, Surrey, Weybridge
KT13 0DE,Vương quốc Anh đã thực hiện đề tài “Khả năng chấp nhận da của một loại
mỹ phẩm dưỡng ẩm công thức ở đối tượng phụ nữ có làn da nhạy cảm” bằng phương
pháp thử nghiệm trên 35 đối tượng nữ tuổi từ 18-60 với làn da nhạy cảm với công thức
kem dưỡng ẩm gồm: aqua, Butyrospermum parkii butter, caprylic / capric triglycerid,
carbomer, ceramide 3, Cocosdầu nucifera , glycerin, lecithin hydro hóa,
hydroxyetylxenlulo, pentylene glycol, natri carbomer, squalane, và kẹo cao su xanthan.

Kết quả đạt được là có 1 người có cảm giác nhẹ nhưng sau đó đã được kịp thời chữa trị
và 34 người cịn lại thì khơng có hiện tượng phản ứng da tại khu vực tiếp xúc kem
dưỡng.
Năm 2018, Zahra Rafiee, Mohammad Nejatian, Marjan Daeihamed, Seid Mahdi
Jafari thuộc đại học Tarbiat Modares, Iran đã thực hiện nghiên cứu “Ứng dụng các chất
mang nano chứa curcumin trong thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm mục đích” bằng
phương pháp Thử nghiệm in vitro so với in vivo cho các chất mang nano chứa
curcumin. Kết quả thu được các cơng thức nano của curcumin có khả năng hữu ích
trong tương lai gần cho các sinh học khác nhau sản phẩm nhưng cần có những nghiên
cứu sâu hơn, đặc biệt là về trang điểm lĩnh vực hàng ngày và thực phẩm, để cung cấp
cho các nhà nghiên cứu và các ngành công nghiệpphạm vi thông tin sâu hơn.
Năm 2020, Zoe Diana Draelos MD, Hemali Gunt PhD, Joshua Zeichner MD, Stanley
Levy MD thuộc Bệnh viện Mount Sinai, New York, Mỹ đã thực hiện đề tài “Đánh giá
lâm sàng về chất chống lão hóa Bakuchiol dựa trên tự nhiên Kem dưỡng ẩm cho da
25


×