Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

DHTHBK5Vo Thi NgaKTGHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.42 KB, 4 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI
KHOA SƯ PHẠM TIỂU HỌC – MẦM NON



KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN
MÔN: PP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT 1

Sinh viên: Võ Thị Nga
Lớp: Đại học Tiểu học B/K5
Giảng viên: Trần Dương Quốc Hoà

Năm học: 2017-2018


Trong 1 tháng thực tập vừa qua, em được phân công về học tập kinh nghiệm
giảng dạy tại Trường Tiểu học Trung Dũng ( Huyện Cẩm Mỹ) – là một ngơi
trường đạt chuẩn Quốc gia và đặc biệt có truyền thống dạy học tốt. Ở đây em được
các thầy cô nhiệt tình giúp đỡ và chỉ dạy. Đầu tiên em được tập làm công tác chủ
nhiệm và giảng dạy. Sau đó em được dự giờ các tiết dạy của thầy cô được học hỏi
và rút ra nhiều kinh nghiệm quý báu cho bản thân. Sau đây em xin có một số nhận
xét, đánh giá việc cụ thể như:
1. Yêu cầu 1: Xem xét đánh giá việc thực hiện 3 nguyên tắc dạy học ở trường Tiểu
học Trung Dũng.
1.Nguyên tắc phát triển tư duy.
- Trong bài Tập đọc: Mùa thảo quả
Ở phần luyện đọc cho học sinh, giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ cá nhân để
chia đoạn sau đó thảo luận nhóm đơi. Học sinh trình bày ý kiến của nhóm mình và
sau đó nhận xét của nhóm bạn. Nếu học sinh trả lời sai, giáo viên sẽ sửa cho và
giáo viên gợi mở để học sinh giải nghĩa một số từ khó của bài.
Ở phần tìm hiểu bài , giáo viên yêu cầu học sinh tự đọc thầm và suy nghĩ cá nhân


để trả lời từng câu hỏi sau đó trình bày ý kiến của mình và nhận xét bài của bạn.
Nếu học sinh sai giáo viên sẽ sửa sai cho học sinh. Và gợi mở để học sinh đặt câu
với từ khó trong đoạn và rút ý nội dung của từng đoạn.
-Trong bài Luyện từ và câu: Ôn tập về từ loại ( Tiết 27)
Ở phần bài 1 giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài thầm sau đó suy nghĩ cá nhân nhớ
lại định nghĩa về danh từ chung, định nghĩa về danh từ riêng. Sau đó học sinh trình
bày và nhận xét câu trả lời của bài. Giáo viên sẽ sửa lại các lỗi sai hoặc còn thiếu
của học sinh. Và học sinh vận dụng định nghĩa đã nhắc lại để làm việc nhóm đơi
tìm các danh từ riêng và các danh từ chung trong bài.
-Trong bài chính tả: Nhớ - viết Hành trình của bầy ong.
Ở phần bài 1 giáo viên yêu cầu một số học sinh đọc thuộc bài cho cả lớp cùng nghe
sau đó yêu cầu học sinh nhớ viết vào vở. Nếu học sinh nào quên giáo viên nhắc
nhở kịp thời.


2.Nguyên tắc giao tiếp( nguyên tắc phát triển lời nói) :
-Trong bài Luyện từ và câu: Quan hệ từ.
Ở phần cuối củng cố bài giáo viên cho lớp trưởng lên tổ chức trò chơi “ Bắn tên”.
Học sinh được bắn tên sẽ phải đặt câu có chứa quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ.
-Trong bài Tập đọc: Chuyện một khu vườn nhỏ
Ở phần đọc diễn cảm giáo viên cho học sinh đọc thi diễn cảm với nhau, sau đó
cùng nhau trao đổi nhận xét giọng đọc.
-Trong bài Chính tả: Nhớ - viết Hành trình của bầy ong.
Ở phần bài 2 giáo viên cho trao đổi nhóm cặp tìm các từ ngữ có các tiếng trong bài.
Sau đó học sinh trao đổi nhận xét giữa các nhóm.
3.Nguyên tắc chú ý đến tâm lý và trình độ Tiếng Việt của học sinh:
Dạy học Tiếng Việt quan trọng là phải chú ý đến đặc điểm tâm lý của học sinh.
Lấy ví dụ ở tiết hoc vần lớp 1 “ EN – ÊN”, trước khi vào bài mới giáo viên cho học
sinh chơi trò chơi “ Đố bạn” để học sinh đọc lại phần bài cũ. Ở học sinh lớp 1 có
nhiều lỗi phát âm nên giáo viên phải kịp thời sửa chữa.

 Các tiêu chí của một tiết dạy học tích cực:
Có 3 tiêu chí để đánh giá một tiết dạy học tích cực là: Mọi học sinh đều tham gia
hoạt động; tự học sinh sản sinh ra tri thức; khơng khí lớp học sinh động vui vẻ
thoải mái.
-Tiêu chí 1: Giáo viên yêu cầu tất cả học sinh đều tham gia hoạt động khơng phân
biệt đối tượng nào. Ví dụ ở tiết Tập đọc “Hạt gạo làng ta” giáo viên không chỉ yêu
cầu học sinh khá giỏi đọc bài mà còn yêu cầu cả học sinh yếu kém đọc bài nữa.
Còn ví dụ như ở tiết Chính tả bài “ Nhớ - viết Hành trình của bầy ong” phần bài 2
tất cả học sinh đều phải tự tìm từ có chứa tiếng trong bài. Ở bài Luyện từ và câu “
Quan hệ từ” mọi học sinh đều được tham gia đặt câu.
-Tiêu chí 2: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề sau đó phân tích đề và trả lời câu
hỏi. Ví dụ ở bài Tập đọc “ Người gác rừng tí hon” giáo viên gợi ý cho học sinh tự


rút ý đoạn và sau đó tự rút ý của bài. Hoặc là giáo viên gợi mở cho học sinh từ khó
và tự đặt câu.
-Tiêu chí 3: Trước khi và lớp giáo viên thường tổ chức trò chơi để kiểm tra bài cũ
của học sinh. Và sau khi kết thúc tiế học giáo viên cho học sinh chơi trò chơi để
củng cố bài học. Các trò chơi thường tạo hứng thú cho học sinh và tạo hứng thú
cho học sinh ví dụ như trị “ Bắn tên”, “ Đố bạn”, “ Gửi thư”,…
Phần lớn các tiết dạy đều đảm bảo ba tiêu chí trên.
2. Yêu cầu 2: Nhiều điều băn khoăn, thắc mắc trong đợt thực tập vừa qua về
phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở thực tế trường Tiểu học.
-Ở phân mơn Tập đọc: Từ khó khơng nhất thiết là từ chú giải trong sgk. Từ khó có
thể là những từ khó đọc hoặc khó hiểu trong bài. Nhiều học sinh yếu kém không tự
rút ý đoạn được, chỉ có một số học sinh khá giỏi rút được. Học sinh đọc bài cịn
chậm và sai.
-Ở phân mơn Luyện từ và câu: Em thắc mắc khi học sinh đặt câu sao lại yêu cầu
viết vào bảng con.
-Ở phân môn Chính tả: Em thấy học sinh chưa thật sự nhớ bài và đa số không hiểu

bài.
-Ở phân môn Tập làm văn: Học sinh cịn chưa nhớ cấu trúc của mơt bài văn, viết
văn cịn chậm và sai lỗi chính tả nhiều.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×