Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

DHTHCK5 Vu Nguyen Thuy LinhKTGHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.72 KB, 5 trang )

PHÒNG GDĐT TP BIÊN HÒA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI



BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ
MÔN: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
TIẾNG VIỆT 1

Giảng viên: TRẦN DƯƠNG QUỐC HÒA
Sinh viên thực tập: VŨ NGUYỄN THÙY LINH
Khóa: 5

Lớp: ĐH Tiểu Học C

Năm học 2017-2018

Thứ 6, ngày 17 tháng 11 năm 2017.


Một tháng thực tập tại trường Tiểu học Lê Văn Tám, em được dự giờ nhiều tiết
dạy ở nhiều lớp khác nhau từ đó rút ra cho mình nhiều kinh nghiệm về phương
pháp dạy học Tiếng Việt.
*Yêu cầu 1: Xem xét đánh giá việc thực hiện 03 nguyên tắc dạy học Tiếng Việt
ở trường tiểu học (Nguyên tắc phát triển tư duy ;Nguyên tắc giao tiếp;Nguyên tắc
chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của HSTH).
- Nguyên tắc phát triển tư duy:
+ Phân môn tập đọc: bài Ông trạng thả diều (lớp 4).
GV thực hiện khá tốt nguyên tắc này. Giáo viên đặt nhiều câu hỏi để kích
thích tư duy của học sinh.
-GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm để luyện đọc và HS nhận


xét, giúp bạn trong nhóm đọc tốt hơn.
-GV cho HS tự chia đoạn, HS tự rút từ khó và giải nghĩa từ.
-Phần tìm hiểu bài, những câu hỏi dễ GV cho HS đọc thầm
đoạn và trả lời câu hỏi, câu hỏi khó GV cho HS thảo luận nhóm đôi
trả lời câu hỏi.
Tuy nhiên, GV vẫn còn lỗi vi phạm nguyên tắc này. Khi đến phần rút
nội dung bài tập đọc, GV tự đưa ra sau đó HS đọc lại. GV không cho HS suy
nghĩ để rút ra nội dung.
+

Phân môn tập đọc: bài Cảnh đẹp non sông (lớp 3).

GV tuân thủ tốt nguyên tắc này. Giáo viên đặt nhiều câu hỏi để kích thích
tư duy của học sinh trong tiết học. Giáo viên sẽ cho học sinh thời gian suy
nghĩ và khuyến khích học sinh trả lời theo ý của mình đã nghĩ.
-GV cho HS tự ngắt, nghỉ nhịp, so sánh sự khác nhau giữa một
vài câu thơ.
-GV tổ chức cho HS luyện đọc theo nhóm, các HS nhận xét và
chỉ lỗi đọc chưa chính xác của bạn trong nhóm.
-GV cho các HS hỏi đáp nhau về từ khó và giải nghĩa.
-Phần tìm hiểu bài, GV cho HS làm việc theo nhóm để trả lời
các câu hỏi.


-GV còn cho HS trả lời các câu hỏi để giáo dục yêu quý cảnh
đẹp thiên nhiên và có ý thức bảo vệ môi trường.
-GV tự cho HS rút ra nội dung bài học.
+ Phân mơn chính tả: bài Chiều trên sơng Hương (nghe-viết).
GV vẫn cịn vi phạm ngun tắc này:
-Đây là bài chính tả chưa đọc mà GV cho HS đọc rất ít nên HS

chưa nắm được nội dung.
-GV khơng cho HS tìm hiểu nội dung.
-Phần chính tả đoạn bài, HS vẫn còn rất thụ động trong việc trả
lời câu hỏi làm bài tập.
- Nguyên tắc giao tiếp: Trong tiết học, giáo viên sẽ cho học sinh đứng lên
phát biểu hay nhận xét bài làm của bạn hoặc có thể cho học sinh đối đáp với
nhau tại lớp hay đối đáp với giáo viên. Việc giao tiếp có thể nói là luôn có
mặt trong tiết học
+ Phân môn tập đọc: bài Ông trạng thả diều (lớp 4).
GV thực hiện khá tốt nguyên tắc này.
-Cả tiết học GV luôn lấy hoạt động giao tiếp làm mục đích, GV
chú ý gọi các học sinh thụ động đứng lên đọc bài.
-GV cho HS đọc nối tiếp từng câu nên gần như cả lớp đều được
đứng lên đọc.
-GV cho các cặp HS hỏi và trả lời các câu hỏi trong sgk hoặc
câu hỏi liên quan đến nội dung bài tập đọc với nhau bằng cách HS
nêu câu hỏi rồi mời bạn khác trả lời, các HS khác nhận xét và sau
đó GV mới chốt lại đáp án nên về cơ bản giúp HS rèn luyện được kĩ
năng nghe- nói.
- GV tổ chức cho HS luyện đọc theo nhóm, các HS nhận xét và
chỉ lỗi đọc chưa chính xác của bạn trong nhóm, hoạt động này giúp
HS rèn kĩ năng nghe – nói và cả kĩ năng nhận xét, đánh giá.
+ Phân môn Luyện từ và câu: bài Từ ngữ về đồ dùng và cơng việc trong gia
đình.
- GV cho các học sinh thảo luận nhóm đôi hoặc nhóm 4 để làm
bài tập, nếu bài tập khá dễ GV cho HS làm cá nhân.
- Khi giơ tay phát biểu GV chú ý để gọi các học sinh học yếu và
thụ động trong lớp.



- GV cho các cặp HS hỏi và trả lời các câu hỏi liên quan đến
nội dung.
- Nguyên tắc chú ý đến tâm lý và trình độ tiếng việt vốn có của HS:
GV thực hiện tốt nguyên tắc này. GV đã chú ý đến đặc điểm tâm lí HS,
đặc biệt là bước chuyển khó khăn từ hoạt động chủ đạo là hoạt động vui
chơi sang hoạt động học tập. GV cũng đã chú ý đến trình độ tiếng việt vốn
có của HS.
+ Phân mơn tập đọc: bài Ơng trạng thả diều (lớp 4).
GV đã tạo được điều kiện để HS hồn chỉnh lời nói của mình thơng qua
việc đọc nối tiếp câu, các lần hỏi-đáp trả lời giữa các HS, thông qua luyện
đọc đoạn theo nhóm, thảo luận trả lợi câu hỏi.
+ Phân môn học vần: bài on – an.
-GV cho HS tự đánh vần, đọc trơn mà không cần đọc mẫu vì
trình độ Tiếng việt của lớp tốt.
-GV cũng thay đổi từ khóa của vần an, thay đổi một số từ ứng
dụng vì đa số các em đã học trước nên khi học sẽ không bị nhàm
chán.
-Trong tiết dạy GV cũng đã cho nhiều hoạt động múa hát, vui
chơi để học sinh vừa học vừa chơi như GV cho học sinh múa hát bài
“Đàn gà con” để rút ra từ khóa “Đàn gà”; GV tổ chức cho HS chơi trò
chơi để rút ra các từ ứng dụng.

*Yêu cầu2: Các băn khoăn, thắc mắc của bản thân.
-Qui trình dạy học phân môn tập đọc mà em được dự giờ là GV đọc mẫu,
nêu giọng đọc → HS đọc nối tiếp từng câu.... Cịn qui trình dạy học ở phân mơn
này ở một số trường khác lại là GV cho HS đứng lên tự đọc bài, sau đó HS tự nêu
giọng đọc và không cho HS đọc nối tiếp. Em thắc mắc trong hai cách dạy trên thì
cách dạy nào đúng hay cả hai đều đúng?



-Khi cho đọc bài tập đọc thì GV thường hay gọi các HS đọc tốt đứng dậy
đọc diễm cảm còn các HS đọc diễn cảm chưa tốt thì lại ít và hầu như không được
gọi. Tại sao GV lại không gọi HS đọc diễn cảm chưa tốt?
-Trong quá trình thực tập, em không thấy GVHD dạy phân môn kể chuyện
trên lớp. Em thắc mắc tại sao GV lại bỏ qua không dạy.
-Em băn khoăn trong các tiết dạy học phân mơn chính tả mà em được dự
giờ, GV thường bỏ qua bước tìm hiểu nội dung bài chính tả, khi rút từ khó GV rất
ít khi cho HS giải nghĩa.
-Về phân môn tập làm văn, GV thường cho HS làm trước trong vở dặn dò
rồi lên lớp, GV hướng dẫn cách làm bài văn sau đó HS lấy vở dặn dị ra nhìn chép.
Làm như thế học sinh có tự sản sinh kiến thức, tự mình làm văn? HS sẽ cảm thấy
chán khi học tập lam văn?
-Về phân môn tập viết, GV chỉ cho HS lấy vở tập viết ra viết giống mẫu mà
khơng hề dạy theo quy trình. Tại sao phân môn Tập viết không được chú trọng?



×