Trường Đại học Đồng Nai
Khoa sư phạm Tiểu học – Mầm non
BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN
MÔN PPDH TIẾNG VIỆT
Tên SV: Đậu Thị Lan Nhi
Lớp: ĐH Tiểu học A- K5
Năm học : 2017 - 2018
BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN
MÔN: PPDH Tiếng Việt 1
Yêu cầu 1: Xem xét – đánh giá việc thực hiện 3 nguyên tắc dạy
học Tiếng Việt ở trường Tiểu học:
Trong thời gian kiến tập 4 tuần ở trường Tiểu học Nguyễn Du em đã
học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm. Qua đây em xin trình bày về
việc thực hiện 3 nguyên tắc dạy học Tiếng Việt ở trường Tiểu học
Nguyên tắc phát triển tư duy:
- GV đã chú ý rèn luyện thao tác tư duy cho HS qua hệ thống câu
hỏi mà GV đưa ra và HS phải suy nghĩ, phân tích, khái qt… thì
các em mới có thể trả lời được câu hỏi từ đó nắm nội dung bài học
Tiết dạy tập đọc “ Câu chuyện bó đũa”:
GV dẫn vào bài bằng cách cho HS quan sát tranh, đặt câu hỏi
bức tranh vẽ gì? HS suy nghĩ rồi nói lên ý kiến của mình.
GV u cầu HS đọc bài kết hợp chia đoạn và tìm nội dung
chính trong từng đoạn
HS suy nghĩ dơ tay trả lời các câu hỏi của bài học
GV đã giải đáp, hướng dẫn HS hiểu được các từ ngữ
( từ mới, từ khó)
Với các câu hỏi GV mở rộng thì HS được tự do trả lời theo ý
kiến riêng của mình, như vậy giúp HS biết thể hiện nội dung
bằng các phương tiện ngôn ngữ.
Nguyên tắc này được đảm bảo
Nguyên tắc giao tiếp: Hướng vào hoạt động giao tiếp là nguyên
tắc đặc trưng của việc dạy học Tiếng Việt. Để hình thành ngơn ngữ
thì HS phải hoạt động trong môi trường giao tiếp cụ thể
Trong tiết Tập làm văn lớp 2 bài “ Kể về gia đình em’’.
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn kể về gia đình em gồm
mấy người? Đó là những ai? Nói về từng người trong gia đình
em….
Từ những điều vừa kể trên HS sẽ viết đoạn văn nói về gia đình
mình
Sau đó sẽ trình bày đoạn văn mình viết trước lớp và trả lời các
câu hỏi các bạn dưới lớp đặt ra
Thơng qua hoạt động thảo luận nhóm hay hoạt động hỏi đáp
trước lớp giúp HS phát triển lời nói, hình thành kĩ năng, kĩ xảo ngơn
ngữ, HS hiểu được lời nói của người khác đồng thời để người khác
hiểu được ý kiến của mình. Nguyên tắc này được đảm bảo.
Nguyên tắc chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có
của HSTH:
- Dạy Tiếng Việt rất khó để chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt
động học tập nhưng GV lại chuyển hoạt động rất nhẹ nhàng, gây được
hứng thú cho HS bằng các bài hát, các câu hỏi gợi nội dung bài hay
các trị chơi
- Trong giờ học, GV ln có các hoạt động thảo luận nhóm đơi, nhóm
bàn giúp HS hình thành lời nói hồn chỉnh trong các cuộc hội thoại
VD: Trong tiết tập đọc: Sự tích câu vú sữa
Vì tâm lí của HS tiểu học rất mất tập trung nên trong tiết tập
đọc GV cho HS đọc nối tiếp câu, đoạn vừa giúp HS chú ý bài
vừa có thể kiểm tra trình độ đọc của HS.
GV tổ chức cho HS hoạt động thảo luận nhóm để trả lời các câu
hỏi bài học mà GV mở rộng để HS hoàn chỉnh lời nói của mình
hơn khi giao tiếp với các bạn.
Các tiết dạy Tiếng Việt ở trường tiểu học đều là một tiết dạy tích
cực:
- Mọi học sinh đều được hoạt động: cả lớp rất sôi nổi giơ tay, thảo luận
nhóm đơi, nhóm bàn đóng góp ý kiến. Khi chỉ có một vài bạn được tham gia
trị chơi thì các HS còn lại sẽ theo dõi và nhận xét
- GV chỉ là người điều hành, tổ chức, hướng dẫn, HS tự phát hiện ra tri
thức: GV chỉ nêu yêu cầu và HS sẽ tự điều hành nhóm thảo luận tìm ra kết
quả, trình bày kết quả và GV nhận xét, góp ý.
- Tạo bầu khơng khí lớp học thoải mái, vui vẻ: thơng qua các bài hát, trị
chơi giúp HS tiếp thu được kiến thức mà vẫn vui vẻ, không gượng ép.
VD tiết dạy luyện từ và câu bài: Mở rộng vốn từ về cơng việc gia
đình. Câu kiểu Ai làm gì?
- GV tổ chức các hoạt động trị chơi “ Chọn hoa” mà trong đó là các câu hỏi
bài cũ, để kiểm tra bài cũ cũng như sửa đáp án bài tập, vừa tạo khơng khí
thoải mái, vui vẻ chơi mà học cho HS.
- Với bài tập thì GV u cầu HS thảo luận nhóm để tìm đáp án và đại diện
các nhóm thi đua điền kết quả lên bảng. Như vậy mọi HS trong lớp đều hoạt
động, tham gia đóng góp ý kiến trong nhóm và sau khi các nhóm làm bài
xong thì sửa bài, đóng góp ý kiến.
- Với bài tập “ Gạch chân dưới bộ phận Ai? Làm gì?” thì HS quan sát mẫu
của GV và tự gạch chân vào SGK. Như vậy GV chỉ đóng vai trị là người
hướng dẫn, cịn HS tự tìm đáp án và tự sản sinh ra tri thức.
Yêu cầu 2: Liệt kê các băn khoăn, thắc mắc của bản thân khi
tiếp xúc thực tế các tiết dạy học Tiếng Việt ở trường Tiểu học:
- Thực sự chỉ có các tiết hội giảng thì GV mới dạy đúng quy trình của một
tiết học, cịn các tiết lên lớp khác thì GV dạy rất sơ sài, chỉ cho HS ghi nội
dung và dạy sơ sài -> GV cần tuân thủ đúng quy trình của một tiết dạy để
đảm bảo đủ kiến thức và phát triển các kĩ năng cần thiết cho HS.
- Tiết tập viết, GV không hướng dẫn cách viết mà chỉ kêu HS lấy vở ra ghi
-> Lí giải: GV chỉ để ý đến việc HS ghi có đủ bài hay không chứ chưa thực
sự quan tâm đến HS viết đẹp, viết đúng, đủ nét -> Giải pháp: GV cần lên
lớp tiết tập viết đúng quy trình, hướng dẫn chi tiết cách viết các con chữ và
luyện cho HS viết chữ đúng, đẹp.
- GV bỏ qua các tiết dạy kể chuyện, hầu như khơng lên lớp tiết kể chuyện.
Lí giải: GV nghĩ tiết kể chuyện không cần thiết, trong một buổi dạy không
kịp thời gian để dạy tiết kể chuyện -> Giải pháp: GV cần dạy tiết kể chuyện
để giúp HS phát triển năng khiếu, ngơn ngữ nói, tiết kể chuyện là tiết dạy
thoải mái giúp HS hứng thú, đỡ căng thẳng trong một buổi học.
- Trong một tiết dạy GV chỉ gọi các hs khá giỏi trả lời câu hỏi và chưa thực
sự quan tâm đến các đối tượng HS trung bình, yếu -> lí giải: Vì để hoạt động
của tiết dạy diễn ra nhanh chóng, kịp thời gian thì GV chỉ gọi HS khá giỏi
trả lời cho nhanh. Giải pháp: Cần quan tâm đến tất cả đối tượng HS trong
lớp, bao quát lớp hơn.
- Tiết chính tả, hoạt động tìm từ khó GV khơng để hs tự tìm mà GV nêu ra
ln và cho HS ghi bảng con. Có những HS chép bài chính tả khơng kịp thì
GV cho mở sách ra chép. Lí giải: Làm như vậy GV sẽ tiết kiệm thời gian
của tiết dạy. Giải pháp: Cho HS thảo luận nhóm đơi để tìm từ khó và
khuyến khích HS khơng mở sách chép bài chính tả.