Tải bản đầy đủ (.docx) (1 trang)

Khái niệm nguồn lực thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.13 KB, 1 trang )

Khái niệm nguồn lực thương mại

Thương mại, giống như các lĩnh vực khác trong nền kinh tế, cũng cần phải có nguồn lực
để tồn tại và phát triển.
Nguồn lực thương mại được hiểu là tất cả các yếu tố tài nguyên thiên nhiên, vốn, công
nghệ và nhân lực là những yếu tố và điều kiện khách quan để tạo ra các yếu tố và những
điều kiện cần thiết đảm bảo hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ ở phạm vi
vi mơ cũng như q trình tổ chức và quản lí hoạt động thương mại trong nền kinh tế
diễn ra trên thị trường một cách liên tục, thông suốt và ngày càng phát triển.
Các yếu tố trên do nhiều nguồn hình thành, nhưng suy cho cùng là do thiên nhiên “ban
tặng” và con người tạo ra, do nội lực và các nguồn lực từ bên ngoài tạo nên. Các quốc
gia trên thế giới đều coi đó là tài sản, nguồn lực của nền kinh tế và cần phải, khai thác sử
dụng hợp lý để đáp ứng yêu cầu của đời sống kinh tế-xã hội và phát triển bền vững.
Nguồn lực thương mại là một bộ phận hợp thành nguồn lực của toàn bộ nền kinh tế, bao
gồm: (1) các nguồn tài ngun rừng, biển, sơng ngịi, đất đai, nước, khí hậu, khoảng
khơng, vị trí địa lý được khai thác vào mục đích thương mại; (2) các nguồn vốn và nguồn
lực khoa học - công nghệ phục vụ cho quá trình tái sản xuất các hoạt động trao đổi (bao
gồm ở các khâu mua, bán, vận chuyển, dự trữ kho hàng,…); (3) nguồn nhân lực sử dụng
trong các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh thương mại, dịch vụ.
Theo nghĩa rộng, nguồn lực thương mại còn bao gồm các nguồn lực của nền kinh tế
được khai thác, sử dụng nhằm phục vụ cho công tác tổ chức và quản lý nhà nước trên
tầm vĩ mô đối với lĩnh vực thương mại. Như vậy, nguồn lực thương mại cũng chính là
những bộ phận của sức sản xuất xã hội được đưa vào sử dụng trong lĩnh vực lưu thông
và cung ứng dịch vụ trên thị trường.



×