Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Thuyết minh về con trâu mẫu 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.77 KB, 3 trang )

Thuyết minh về con trâu Việt Nam
“Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà kể cơng
Bao giờ cây lúa cịn bơng
Thì cịn ngọn cỏ ngồi đồng trâu ăn”
Từ xa xưa, trâu đã là người bạn thân thiết, gắn bó với người nơng dân. Ơng cha ta
thường nói: “Con trâu là đầu cơ nghiệp”, đủ hiểu trâu có vị trí như thế nào trong
cuộc sống của con người.
Trâu Việt Nam là trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy, phân bố rộng rãi
khắp Việt Nam. Từ hàng ngàn năm trước, trâu đã gắn bó với con người cùng với sự
ra đời của nền văn minh lúa nước. Người Việt cổ không những biết săn trâu mà cịn
thuần hóa trâu, lợi dụng sức khỏe của trâu để phụ giúp trong việc đồng áng.
Trâu là động vật thuộc lớp thú có vú. Thân hình của trâu trơng vơ cùng vạm vỡ.
Lơng trâu là lơng mao, thường có màu đen. Da trâu rất dày và bóng lống. Hai cái
tai như hai cái lá đa, lúc nào cũng ve vẩy để đuổi ruồi, ngồi ra, tai trâu cũng rất
thính, giúp trâu nghe ngóng được những tiếng động xung quanh. Mũi trâu ươn ướt,
người ta thường luồn sợi dây vào mũi trâu để kéo đi cho dễ. Mắt trâu to tròn như hai
hòn bi ve. Trâu cũng giống như bò, thuộc nhóm động vật nhai lại và chỉ có một hàm
răng. Việc trâu chỉ có một hàm răng được người xưa lí giải qua câu chuyện “Trí
khơn của ta đây”: vì trâu mải cười con hổ bị người nơng dân lừa buộc vào gốc cây
nên ngã lăn xuống đất, răng đập vào đã, gãy mất một hàm. Đuôi trâu ngắn, có một
túm lơng ở cuối. Hai cái sừng trên đầu uốn cong hình lưỡi liềm, giúp trâu tự vệ
chống lại sự tấn công của kẻ thù. Trâu mỗi năm chỉ đẻ từ 1-2 lứa, mỗi lứa một con.
Trâu con mới sinh ra gọi là nghé.


Trâu có vị trí quan trọng trong cuộc sống của con người. Ngày trước chưa có máy
cày, trâu thường phải làm việc nặng nhọc: “Con trâu đi trước, cái cày theo sau”. Trâu
thức dậy từ sáng sớm tinh mơ khi chú gà trống báo thức, cùng người nông dân ra


đồng làm việc. Trâu chăm chỉ, cần mẫn cày hết thửa ruộng này đến thửa ruộng
khác, bất kể là sáng hay tối, nóng nực hay giá rét. Nhờ có trâu, người nơng dân mới
có thể thu được một mùa màng bội thu. Đến ngày gặt, trâu lại chở lúa từ ruộng về
nhà. Tuy công việc vất cả là vậy nhưng thức ăn của trâu rất giản dị, chỉ là cỏ hoặc
rơm. Trâu thường được nuôi để lấy sức kéo, ở miền núi, ngồi cơng việc đồng
ruộng, trâu cịn chở hàng hoặc kéo xe, giúp con người vượt qua những con đường
trắc trở, những ngọn núi xa xơi. Vì thế, trâu chở thành một gia sản quan trọng của
người nông dân. Chẳng phải ca dao đã từng nói: “ Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà/ Trong
ba việc ấy, thật khó lắm thay”. Thịt trâu cũng là một loại thức ăn giàu dinh dưỡng vì
có hàm lượng đạm khá cao, chất béo thấp. Sừng trâu dùng làm đồ mĩ nghệ, da trâu
làm mặt trống, giày. Không chỉ trong đời sống vật chất, trâu cịn gắn bó trong đời
sống tinh thần của người dân Việt Nam. Trâu trở thành hình ảnh tượng trưng cho
người nơng dân hiền lành, chăm chỉ, chịu khó. Ở nước ta hàng năm thường tổ chức
lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn. Những chú trâu tham dự cuộc thi thường là những chú
trâu to nhất, khỏe nhất, được chủ chăm sóc hết sức kĩ càng. Mỗi chú trâu phải chiến
đấu với biết bao với đối thủ khác để đem lại vinh quang cho bản thân cũng như vinh
dự cho chủ trâu. Ngồi chọi trâu ở Đồ Sơn, chúng ta cịn có lễ hội đâm trâu ở Tây
Nguyên. Tuổi thơ của mỗi người cũng đâu thể thiếu hình ảnh con trâu dưới lũy tre
làng - những chú trâu góp phần làm nên nét bình yên của làng quê. Nhà thơ Giang
Nam từng viết trong bài thơ “Quê hương”:
Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường,
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ.


Ai bảo chăn trâu là khổ
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao.”
Nhớ làm sao những buổi chăn trâu trên cánh đồng, cánh diều no gió vút cao trên
trời xanh. Nhớ những ngày hè nóng nực, người và trâu cùng hịa mình trong dịng
nước mát. Nhớ tiếng thổi sáo của cậu bé mục đồng khi dắt trâu về nhà lúc chiều tối.
Trâu không chỉ đi vào ca dao, văn thơ mà còn là biểu tượng của SEAGAMES 22

được tổ chức tại Việt Nam, là hình ảnh tượng trưng cho con người Việt Nam chất
phác, hiền lành, đôn hậu.
Để chú trâu được khỏe mạnh, người nông dân cần chú ý làm chuồng cho trâu, ấm
vào mùa đông, mát về mùa hè, thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tiêm vắcxin phòng ngừa các loại bệnh cho trâu.
Ngày nay, cuộc sống đổi mới, nhiều máy móc hiện đại thay thế cho sức kéo của
trâu. Tuy vậy, trâu vẫn là một báu vật q giá với người nơng dân. Mỗi khi nhìn thấy
hình ảnh chú trâu trên cánh đồng bao la bát ngát, chúng ta sẽ bất giác nghĩ tới quê
hương đầy thanh bình, yêu dấu.



×