Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Thách thức của việt nam khi gia nhập công ước nhân quyền quốc tế thông qua một số công ước nhân quyền quốc tế mà việt nam đã gia nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.78 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

Tiểu luận cuối kỳ
Thách thức của Việt Nam khi gia nhập công ước nhân
quyền quốc tế thông qua một số công ước nhân quyền quốc
tế mà Việt Nam đã gia nhập

Giảng viên
Sinh viên
MSSV
Ngày sinh
Lớp
Học phần

: TS. Ngô Thị Minh Hương
:
:
:
: Luật học
: CAL3012 - Lý luận và pháp luật về
Quyền con người

Hà Nội – 11/2021

Mục lục
1


Chương 1. Những vấn đề lý luận về Quyền con người.............................................3
1.1.



Khái niệm về quyền con người..................................................................3

1.2.

Đảm bảo quyền con người.........................................................................4

Chương 2. Nhà nước Việt Nam đối với đảm bảo quyền con người..........................5
2.1. Thực trạng pháp luật về đảm bảo quyền con người.......................................5
2.2. Thách thức của Việt Nam khi tham gia các công ước quốc tế về quyền con
người......................................................................................................................7
Chương 3. Kết luận.................................................................................................10
Tài liệu tham khảo...................................................................................................12

2


Chương 1. Những vấn đề lý luận về Quyền con người
1.1.

Khái niệm về quyền con người

Từ phương diện “Pháp quyền tự nhiên” (Natural rights), “nhân quyền là những quyền
bẩm sinh, vốn có của con người”1. Đó là “quyền tự nhiên và cố hữu của con người” 2, là
những đặc quyền được các quy tắc điều khiển mà con người giữ riêng lấy trong các quan
hệ của mình với những cá nhân và chính quyền” 3.Theo quan điểm này, con người có các
quyền tự do, bình đẳng và tư hữu. Đó là các quyền bẩm sinh, vốn có được bắt nguồn từ
“bản chất muôn đời và bất biến của con người” 4. Trách nhiệm của nhà nước là phải bảo
đảm các quyền tự nhiên cho các công dân của họ.
Từ phương diện pháp lý, Văn phòng Cao ủy LHQ định nghĩa: “Quyền con người là

những đảm bảo pháp lý toàn cầu (universal legal guarantees) có tác dụng bảo vệ các cá
nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc làm tổn hại đến nhân
phẩm, sự được phép và tự do cơ bản của con người” 5. Theo đó, quyền con người là tất cả
những gì mà nhà nước thông qua pháp luật để quy định cho cá nhân, chỉ những gì pháp
luật cho phép tự do làm hay khơng làm thì mới là quyền con người.
Hai luồng tư tưởng này về quyền con người cho tới hiện nay vẫn cịn gây tranh cãi bởi
việc phân định tính đúng sai là vấn đề khó khăn khi quyền con người là phạm trù phúc
tạp, nó liên quan đến nhiều ngành khoa học: Luật học, xã hội học, triết học,...Mặc dù
quyền con nguời có nguồn gốc tự nhiên hay pháp lí thì thực tế vẫn cho thấy rằng quyền
này vẫn phải được ghi nhận và đảm bảo thực hiện dưới những hình thức pháp lý cụ thể
của từng quốc gia. Từ đó, pháp luật là cơng cụ quan trọng để pháp điển hóa các quyền tự
nhiên của con người, đồng thời là phương tiện quan trọng để đảm bảo thực hiện các
quyền đó.
1 Viện Ngơn ngữ học (1999), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa thơng tin, Hà Nội, trang 1239
2 United Nations (1994), Humand Rights – Question and answer, Geneva, trang 6
3 Jacques Mourgon (1995), Quyền con người ,trang 12
4 Đinh Văn Mậu, Phạm Hồng Thái (1997), Lịch sử các học thuyết chính trị - pháp lý, NXB Thành phố Hồ Chí
Minh, trang 80
5 United Nations, UNHCHR, Freequently Asked Question on a Human Rights – based Approach to Development
Cooperation, New York and Geneva, 2006, trang 8

3


1.2.

Đảm bảo quyền con người

Ở Việt Nam, bảo đảm Quyền con người được khẳng định trong Chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội 2011 – 2020 của Đảng, đó là: “phải đảm bảo quyền con người, quyền

công dân và các điều kiện để mọi người được phát triển toàn diện”; “Nhà nước tôn trọng
và bảo đảm quyền con người, quyền công dân” 6. Thuật ngữ quyền con người tiếp tục
được ghi nhận trong Hiến pháp 2013, “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của
nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và đảm bảo quyền con người, quyền cơng dân”
(Điều 3). Qua đó có thể nhận thấy rằng, vai trò và tầm quan trọng của việc đảm bảo
quyền con người là rất lớn đồng thời chỉ ra nghĩa vụ của nhà nước là phải tôn trọng và
bảo đảm quyền con người.
Nhà nước thực hiện nghĩa vụ đảm bảo quyền con người thông qua việc ban hành chính
sách, pháp luật về quyền con người, xây dựng và củng cố các thiết chế bảo vệ quyền con
người, huy động sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội trong đảm bảo quyền con
người, tuyên truyền giáo dục và nâng cao nhận thức và hợp tác quốc tế về quyền con
người. Vươn xa hơn ra khỏi phạm vi quốc gia, để nhằm đảm bảo quyền con người, các
quốc gia đã và đang nỗ lực hợp tác nhằm đẩm bảo quyền con người toàn cầu. Các hội
nghị quốc tế được tổ chức, các tổ chức quốc tế dần được hình thành, các điều ước quốc tế
về quyền con người ngày càng có thêm nhiều quốc gia tham gia ký kết và nổ lực thực
hiện...

6 Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện ĐẠi hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, trang 85

4


Chương 2. Nhà nước Việt Nam đối với đảm bảo quyền con người
2.1. Thực trạng pháp luật về đảm bảo quyền con người
Những năm đầu 80 của thế kỷ thứ XX, khi đất nước vừa thốt khỏi chiến tranh, gặp
mn vàn khó khăn trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế khi bị cấm vận thương
mại, Việt Nam đã chủ động gia nhập các điều ước quốc tế quan trọng về quyền con
người. Ngay trong năm 1982, Việt Nam đăng ký trở thành thành viên của 4 công ước
quốc tế quan trọng của Liên hiệp quốc về quyền con người bao gồm: Công ước về các
quyền dân sự và chính trị (1966); Cơng ước về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa

(1966); Cơng ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (1979); Cơng ước
về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (1969).
Ngay sau đó, đến nay Việt Nam đã trở thành thành viên của hầu hết các công ước quốc
tế quan trọng khác liên quan đến nhân quyền như: Công ước về quyền trẻ em (1989) và
hai nghị định thư bổ sung về trẻ em trong xung đột vũ trang và chống sử dụng trẻ em
trong các hoạt động mại dâm và tranh ảnh khiêu dâm; Công ước về quyền của người
khuyết tật (2006); Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn
bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người...
Liên quan đến việc bảo vệ quyền con người và luật nhân đạo quốc tế, Việt Nam cũng
tích cực tham gia vào hầu hết các công ước như Nghị định thư bổ sung Công ước Giơ-nevơ về bảo hộ nạn nhân trong các cuộc xung đột quốc tế; Công ước quốc tế về ngăn ngừa
và trừng trị tội ác diệt chủng (1948); Công ước quốc tế về ngăn chặn và trừng trị tội ác Apác-thai (1973); Công ước quốc tế về không áp dụng những hạn chế luật pháp đối với các
tội phạm chiến tranh và tội ác chống nhân loại (1968); Cơng ước về chống tội phạm có tổ
chức xun quốc gia (2000)…
Sau khi trở thành thành viên Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) năm 1994, Việt Nam đã
tham gia 20 công ước về quyền lao động như Công ước về tuổi tối thiểu của trẻ em được
tham gia vào lao động công nghiệp; Công ước về trả công bình đẳng giữa lao động nam
và nữ; Cơng ước về không phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp; Công ước về

5


lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc; Công ước về chính sách việc làm; Cơng ước về lao
động hàng hải v.v.
Đặc biệt, năm 2019, Quốc hội đã thông qua Bộ luật Lao động (sửa đổi) với nhiều quy
định mới bảo đảm tốt hơn quyền của người lao động và gia nhập Công ước 98 của Tổ
chức Lao động quốc tế (ILO) về quyền thương lượng tập thể. Công ước 98 là 1 trong 8
công ước cốt lõi của ILO trong khuôn khổ các nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao
động. Đây là cơng ước mang tính bản lề, trở thành một cấu phần quan trọng của các hiệp
định thương mại tự do thế hệ mới, như CPTPP (Hiệp định Đối tác tồn diện và tiến bộ
xun Thái Bình Dương) hay FTA giữa Việt Nam và EU, cũng như trong phần lớn chính

sách về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của các công ty đa quốc gia.
Với tất cả tinh thần trách nhiệm của mình, Việt Nam đã và đang thực hiện nghiêm túc
các nghĩa vụ đối với các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã tham gia,
trong đó có nghĩa vụ nội luật hóa, xây dựng cơ chế pháp luật quốc gia phù hợp với các
quy định của Cơng ước. Trong vịng 10 năm, từ năm 2010, Việt Nam đặt nhiều trọng tâm
trong việc hồn thiện thể chế, chính sách pháp luật quốc gia đặc biệt về quyền dân sự và
chính trị trên cơ sở tơn trọng ngun tắc bình đẳng, khơng phân biệt đối xử, tạo tiền đề
cho việc bảo đảm và phát huy các quyền của người dân trên từng lĩnh vực cụ thể như
Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24-5-2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và
hồn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Nghị
quyết số 49-NQ/TW ngày 2-6-2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến
năm 2020… Hiến pháp năm 2013 đánh dấu bước tiến quan trọng của Việt Nam trong
nhận thức về quyền con người cũng như trách nhiệm của Nhà nước, các tổ chức, cá nhân
trong việc công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân
trên tất cả các lĩnh vực. Trên cơ sở các quy định của Hiến pháp năm 2013, nhiều văn bản
quy phạm pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau đã được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ
hoặc ban hành mới, trong đó bao gồm các nội dung về quyền con người, quyền công dân.
Chỉ tính từ tháng 1-2014 đến nay, đã có khoảng hơn 100 luật, pháp lệnh được Quốc hội,
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thơng qua, trong đó có nhiều luật quan trọng về quyền con

6


người, chẳng hạn như: Bộ luật Hình sự năm 2015; Bộ luật Dân sự năm 2015; Bộ luật Tố
tụng hình sự năm 2015; Bộ luật Dân sự năm 2015; Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm
2015; Luật Tiếp cận thơng tin năm 2016; Luật Tín ngưỡng, tơn giáo năm 2016; Luật Báo
chí năm 2016; Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017; Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà
nước năm 2017; Luật An ninh mạng năm 2018; Luật Tố cáo năm 2018; Luật Đặc xá năm
2018... Các đạo luật này quy định đầy đủ, rõ ràng hầu hết các quyền dân sự và chính trị;
các cơ chế bảo đảm và phát huy các quyền này tại Việt Nam...


2.2. Thách thức của Việt Nam khi tham gia các công ước quốc tế về quyền con
người
Không thế phủ nhận những nỗ lực và thành quả mà Việt Nam đã đạt được trong lĩnh
vực về đảm bảo quyền con người. Tuy có tham gia những công ước quốc tế về quyền con
người nhưng trên thực tế vẫn tồn tại vấn đề Việt Nam vi phạm quyền con người khi đứng
trước Ủy ban Nhân quyền.
Những vấn đề quyền con người nổi bật nhất trong nước vẫn là: sự hạn chế nghiêm
ngặt của chính quyền đối với quyền chính trị của cơng dân, đặc biệt là quyền của cơng
dân trong việc thay đổi chính quyền của mình; tăng cường các biện pháp hạn chế quyền
tự do dân sự của công dân; và sự tham nhũng trong hệ thống tịa án và cảnh sát.
Do hồn cảnh lịch sử, trong một thời gian dài, Việt Nam là quốc gia kém phát triển,
phải đương đầu với nhiều cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước mà hậu quả là nền kinh tế
kiệt quệ, môi trường bị tàn phá, nguồn lực bị hạn chế, ảnh hưởng tới việc thực hiện nhiều
mục tiêu tốt đẹp trong chính sách xã hội liên quan đến quyền con người. Với những kết
quả phát triển kinh tế - xã hội tích cực trong thời gian gần đây, Việt Nam đã nổ lực từng
bước đẩy mạnh việc tôn trọng, bảo vệ và bản đảm quyền con người. Do mới thốt khỏi
nhóm quốc gia nghèo và lạc hậu, trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp nên
Việt Nam vẫn cịn gặp nhiều khó khăn. Nguồn lực của đất nước còn hạn chế trong khi đó
lại phải phân bổ sử dụng cho việc thực hiện rất nhiều nhu cầu khác về kinh tế - xã hội
trong đó có việc bảo đảm quyền con người.

7


Mặc khác, khuôn khổ pháp luật về quyền con người ở Việt Nam vẫn đang trong q
trình hồn thiện. Năng lực tổ chức thực hiện pháp luật còn hạn chế do đây là vấn đề cần
có sự đầu tư lớn và nhiều thời gian. Trong bối cảnh đó, các điều kiện cần và đủ để đảm
bảo pháp luật đi vào cuộc sống một cách hiệu quả không phải lúc nào cũng được đảm bảo
đầy đủ đã ảnh hưởng tới việc đạt được những mục tiêu đề ra. Hiểu biết và ý thức chấp

hành pháp luật của người dân chưa cao đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc thực hiện hiệu
quả pháp luật và Công ước.
Do mức độ phát triển kinh tế - xã hội chưa đồng đều giữa các vùng và các nhóm dân
cư, Việt Nam đang phải đối mặt với vấn đề thiếu hụt các nguồn lực dành cho phát triển,
đặc biệt trong việc triển khai các chính sách hỗ trợ và bảo đảm các quyền của các nhóm
yếu thế, dễ bị tổn thương trong xã hội. Những rủi ro về biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch
bệnh và các vấn đề an ninh phi truyền thống khác, mà đối tượng chịu tác động nặng nề
nhất chính là các nhóm yếu thế, vẫn là một thách thức khơng nhỏ đối với Việt Nam. Do
thiếu hụt nguồn lực, nên mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng tầm bao phủ của hệ thống an
sinh xã hội hiện nay còn khiêm tốn đã gây ảnh hưởng đến việc hưởng thụ đầy đủ các
quyền của người dân.
Giáo dục về quyền con người, quyền công dân trong các cấp học, mặc dù đã được
quan tâm và đẩy mạnh nhưng so với yêu cầu vẫn còn khoản cách nhất định. Nội dung
giảng dạy về quyền con người nói chung và các quyền cụ thể còn đơn giản và chưa phù
hợp với cấp học và độ tuổi, phần lớn mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin, nội dung
các quy định pháp luật.
Một số phong tục, tập quán lạc hậu đang tồn tại đã cản trở phụ nữ và một số đối tượng
dễ bị tổn thương như trẻ em, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số trong việc chủ động
bảo vệ các quyền của chính mình. Tư tưởng trọng nam khinh nữ, bạo lực trong gia đình
vẫn tồn tại, nhất là ở những nơi có trình độ dân trí thấp. Những vấn nạn này không chỉ
ảnh hưởng đến từng người dân trong việc hưởng thụ các quyền mà còn là thách thức đối
với các cơ quan nhà nước trong việc xây dựng và triển khai các chính sách nhằm cải thiện
đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

8


Những biến động của tình hình khu vực và quốc tế như các cuộc chiến tranh, xung đột
vũ trang tại một số khu vực, chủ nghĩa cực đoan, khủng bố diễn ra nhiều nơi trên thế giới,
suy thoái kinh tế, công nghệ thông tin phát triển với tốc độ cao…đang có những tiêu cực

tới Việt Nam. Những thách thức này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới mỗi người dân mà
còn làm phân tán nguồn lực của đất nước, làm giảm hiệu quả các chính sách khuyến
khích và thúc đẩy phát triển quyền dân sự, chính trị.

9


Chương 3. Kết luận
Những kết quả Việt Nam đạt được đã làm cho nhân quyền ở Việt Nam trở thành tài sản
chung của xã hội, được LHQ và nhiều chính phủ, tổ chức quốc tế, chuyên gia trên các
lĩnh vực đánh giá rất cao. Đặc biệt, từ năm 2020 đến nay, việc Đảng, Nhà nước, Quốc
hội, Chính phủ Việt Nam bằng mọi biện pháp bảo vệ tính mạng con người trước đại dịch
Covid-19 đã khẳng định rõ ràng về thành tựu, chủ trương nhất quán, toàn diện này. David
Hutt - nhà báo phụ trách chuyên mục Ðông Nam Á, vốn thiếu thiện chí với Việt Nam
cũng đã phải thừa nhận trên BBC: “Trong khủng hoảng vừa qua do đại dịch virus corona,
Đảng Cộng sản Việt Nam đã hành động có trách nhiệm, đặt người dân làm mối quan tâm
hàng đầu… Phản ứng của Chính phủ Việt Nam với đại dịch Covid-19 gần giống như
những cái mà chính trị thật sự nên làm”.
Với vai trò kép là Chủ tịch ASEAN và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an
Liên hiệp quốc, Việt Nam sẽ đứng trước nhiều cơ hội rộng mở nhưng đồng thời cũng là
thách thức cần phải thể hiện mình hơn nữa trong việc bảo đảm và thực thi những quyền
liên quan đến yếu tố con người. Điều này cần sự chung tay, vào cuộc của các cơ quan từ
trung ương đến địa phương, cũng như sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp, hiệp
hội và mỗi người dân.
Tiếp tục xây dựng và hồn thiện các chính sách, văn bản pháp luật nhằm đảm bảo ngày
càng tốt hơn quyền con người đi đơi với việc kiện tồn các cơ quan bảo vệ pháp luật.
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, phát
huy quyền dân chủ của Nhân dân trên cơ sở pháp luật. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động
Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các
phong trào thi đua yêu nước. Xây dựng và củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở đảm bảo

thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về dân tộc, tôn giáo. Tăng
cường công tác quản lý báo chí, xuất bản; kiểm sốt chặt chẽ an ninh thơng tin, quản lý
internet, tích cực đấu tranh ngăn chặn việc tán phát tài liệu, tin tức xuyên tạc, thù địch về
dân chủ, nhân quyền ở nước ta.

10


Cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xóa đói, giảm nghèo…kết
hợp với thực hiện cơng bằng xã hội, nâng cao trình độ dân trí, đặc biệt là đối với đồng
bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhằm góp
phần đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền và lợi ích của người dân trên cơ sở pháp luật;
tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh bảo đảm ổn định ANCT-TTATXH. Tiếp tục thực
hiện hiệu quả các cam kết quốc tế và các khuyến nghị về nhân quyền mà Việt Nam đã
chấp thuận. Tăng cường hợp tác trên lĩnh vực nhân quyền.

11


Tài liệu tham khảo
1. Viện Ngôn ngữ học (1999), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa thơng tin, Hà Nội,
trang 1239.
2. United Nations (1994), Humand Rights – Question and answer, Geneva, trang 6
3. Jacques Mourgon (1995), Quyền con người ,trang 12.
4. Đinh Văn Mậu, Phạm Hồng Thái (1997), Lịch sử các học thuyết chính trị - pháp
lý, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, trang 80.
5. United Nations, UNHCHR, Freequently Asked Question on a Human Rights –
based Approach to Development Cooperation, New York and Geneva, 2006, trang
8.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện ĐẠi hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI,

trang 85.
7. Ly Anh (2020), Việt Nam trong tiến trình nỗ lực tham gia các cơng ước quốc tế về
quyền con người
/>8. Đình Quang (2020), Việt Nam tích cực tham gia và thực hiện nội địa hóa Tuyên
ngôn thế giới về Nhân quyền và các công ước quốc tế về Nhân quyền
/>9. Thạch Tâm (2021), Việt Nam với vấn đề Nhân quyền
/>10. Thành Trung (2020), Đảm bảo nhân quyền trong giai đoạn hiện nay

12


/>11. Hoàng Lan Anh (2014), Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam,
Luận văn thạc sĩ Luật học.
12. Trần Thị Hòe (2015), Nhà nước Việt Nam với việc bảo đảm quyền con người
trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay, Luận án tiến sĩ triết học.

13



×