Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Thước đo lợi nhuận là rủi ro ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.13 KB, 3 trang )

Thước đo lợi nhuận là rủi ro
Trong giới đầu tư chứng khoán, không ai không biết đến cái tên George Soros,
một nhà đầu tư cổ phiếu mà sự sắc sảo và tài dự đoán khuynh hướng thị trường tiền tệ
đã làm ông trở nên nổi tiếng không chỉ trên thị trường chứng khoán mà còn trong
những lĩnh vực đầu tư khác.
Vậy đâu là bí quyết thành công của những người như Soros?
Tỷ suất lợi nhuận dài hạn của Soros lên tới gần 30% /năm trong vài thập kỷ liên
tiếp. Nhưng rất nhiều lần, Soros đã thua lỗ hàng trăm triệu USD chỉ trong vòng chưa
đầy một tuần lễ. Những thất bại như vậy có thể làm cho nhiều nhà đầu tư nản chí và bỏ
cuộc, nhưng Soros vẫn vững vàng, chấp nhận rủi ro hiện tại và chờ đợi những cơ hội
trong tương lai. Bản lĩnh của nhà đầu tư chứng khoán huyền thoại là ở chỗ đó.
Đầu tư chứng khoán là một hình thức kinh doanh dài hạn với lãi suất vượt xa tất
cả các dạng đầu tư khác, cụ thể là từ năm 1926 đến năm 1999, thị trường chứng khoán
Mỹ có lãi suất trung bình 11,4%/năm. Loại hình đầu tư hấp dẫn tiếp theo là trái phiếu
với lãi suất vào khoảng 5,1%/năm. Nếu năm 1926 bạn đầu tư 100 USD vào cổ phiếu,
bạn sẽ thu về được 264.600 USD vào năm 1999, trong khi đó, 100 USD đầu tư vào trái
phiếu chỉ mang lại cho bạn 3.800 USD.
Lợi nhuận của “trò chơi chứng khoán” rất lớn nhưng đi kèm theo đó lại là rủi ro
khôn lường. Trong giới đầu tư chứng khoán, nhiều nhà đầu tư có thể thu lời hàng triệu
USD sau mỗi năm quyết toán, thế nhưng cũng không ít người đã phải ngậm ngùi nhìn
vốn liếng “đội nón ra đi”.
Chấp nhận rủi ro
Các khoản đầu tư có xác xuất rủi ro cao lại thường mang đến lợi nhuận nhiều
hơn các khoản đầu tư an toàn. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư thường chấp nhận rủi ro
để đổi lấy tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Có nhiều ý kiến cho rằng đầu tư cổ phiếu chẳng
khác nào tham gia vào “canh bạc đỏ đen”, song vẫn có rất nhiều người lao vào như
“con thiêu thân”. Sự thật không hoàn toàn như vậy. Mấu chốt vấn đề ở đây là các nhà
đầu tư cần tỉnh táo, bình tĩnh trước những rủi ro và phải biết chấp nhận rủi ro để hướng
tới lợi nhuận lớn hơn.
Lợi nhuận và rủi ro là bạn song hành. Các nhà đầu tư hiểu rất rõ điều này và họ
chấp nhận gắn mình với thị trường chứng khoán, bởi lẽ, như Warren Buffet, nhà đầu tư


huyền thoại tại phố Wall và là người giàu thứ hai trên thế giới, đã nói: "Không thể chỉ
đơn giản đem tiền đi gửi ngân hàng, vì như vậy là quá thụ động trong đầu tư. Hơn nữa,
khả năng sinh lợi trong đầu tư chứng khoán đủ hấp dẫn để các nhà đầu tư chấp nhận
rủi ro”.
Một chuyên gia tài chính đã phân tích: Với mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm của các
ngân hàng hiện nay, nếu muốn có 1 USD tiền lời thì nhà đầu tư phải bỏ ra 14,5 USD
vốn. Nhưng nếu đầu tư vào cổ phiếu, dựa trên các chỉ số đánh giá khả năng sinh lợi
của cổ phiếu, triển vọng phát triển của các công ty niêm yết, trị giá cổ phiếu hiện tại…
thì trung bình các nhà đầu tư chỉ cần bỏ ra 8 - 9 USD đã có thể thu được 1 USD tiền
lời. Ngoài ra, vốn đầu tư còn tăng lên theo giá trị tích lũy hằng năm của công ty. Sự bất
ổn về giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán trong những khoảng thời gian cực ngắn
khiến các nhà đầu tư trung bình phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn. Họ không thể dự
đoán được lúc nào cổ phiếu sẽ xuống giá hay lên giá, cũng như không biết thông tin
nào sẽ tác động trực tiếp tới giá cổ phiếu. Ngược lại, những nhà đầu tư xuất sắc sẽ biết
lợi dụng tính bất ổn này để thu lợi cho riêng mình, chẳng hạn như tìm mua những cố
phiểu giá thấp, sau đó bán ngay khi giá lên mà không “ngâm” chờ đợi giá tiếp tục cao
nữa để rồi một ngày nào đó phải gánh chịu thua lỗ khi cổ phiếu xuống giá.
Hạn chế rủi ro
Theo Warren Buffet, một danh mục đầu tư đa dạng sẽ chứa đựng ít rủi ro hơn
một danh mục đầu tư chỉ tập trung vào một hay một ít loại đầu tư. Đa dạng hoá đầu tư
nghĩa là dàn trải tiền của bạn ra các loại đầu tư khác nhau, làm giảm nguy cơ rủi ro, bởi
vì nếu giá một số cổ phiếu bạn đang sở hữu đi xuống thì bạn cũng phải không chịu thiệt
hại nhiều, bởi luôn có một số cổ phiếu khác tăng giá trong danh mục đầu tư của bạn.
Mark Hasek, một nhà đầu tư khá nổi tiếng tại Wall Street cho biết: “Để hạn chế
rủi ro, điều quan trọng đối với một nhà đầu tư chứng khoán là phải xác định được chi
phí cơ hội. Nói cách khác, nhà đầu tư phải xác định được đỉnh điểm của từng loại cổ
phiếu, từ đó đưa ra quyết định mua hay không mua, giá nào thì mua được, giá nào thì
bán ra có lời và giá nào thì nên "án binh bất động".
Để làm được điều này, nhà đầu tư phải có khả năng phân tích cần thiết và sự
hiểu biết nhất định về loại cổ phiếu đó, phải thường xuyên cập nhật tất cả các thông tin,

các báo cáo tài chính liên quan đến tình hình hoạt động của công ty đó.
Ngoài ra, việc xác định các tiêu chí để tìm ra các cổ phiếu có khả năng tăng
trưởng tốt cũng rất quan trọng trong việc hạn chế rủi ro. Goerge Soros tiết lộ kinh
nghiệm của mình: “Có nhiều yếu tố để xác định đâu là loại cổ phiếu tăng trưởng, ví dụ
như thu nhập trên mỗi cổ phần, hay tỷ lệ lợi tức trên vốn cổ phần gia tăng liên tiếp trong
3- 5 năm Các công ty tăng trưởng nói chung đều có bảng cân đối tài sản rõ ràng,
minh bạch, với mức vốn cổ phần ít nhất phải gấp đôi tổng số nợ”. Ngoài những số liệu
về thu nhập và doanh số của công ty, nhà đầu tư cần phải đánh giá xem liệu công ty đó
có thể duy trì được nhịp độ tăng trưởng cao hay không, hoặc trong tương lai có thể tự
chủ về tài chính hay cần phải vay mượn từ bên ngoài
Việc đánh giá mức độ tăng trưởng của cổ phiếu còn phụ thuộc vào các tiêu chí
và quan điểm cá nhân của mỗi nhà đầu tư. Tuy nhiên, có một điều không thể phủ nhận
là nếu nắm giữ được cổ phiếu tăng trưởng thì nhà đầu tư sẽ có nhiều cơ hội thu lời từ
cổ tức và hưởng lợi do chênh lệch giá cổ phiếu trong tương lai. Khi rủi ro ít đi, các nhà
đầu tư có thể yên tâm hơn phần nào.
Trong các lý thuyết tài chính và kinh tế, giả thuyết nổi tiếng nhất có lẽ là Bước đi
ngẫu nhiên (Random Walk). Giả thuyết này coi thị trường chứng khoán là một quy
trình ngẫu nhiên. Theo đó, tiền bạc không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất
đi trên thị trường chứng khoán mà nó chỉ chuyển giao từ nhà đầu tư này sang nhà đầu
tư khác mà thôi, hay nói cách khác thị trường chứng khoán là kẻ chiết khấu một cách
rất hiệu quả tiền bạc của các nhà đầu tư để chuyển cho nhà đầu tư khác. Vì vậy, giá
chứng khoán hiện tại phản ánh lợi nhuận của một số người và cũng cho thấy những rủi
ro thiệt hại của một số người khác.
Dường như, không ai có thể kiếm lời bằng một lãi suất quá cao trong suốt thời
gian dài mà không phải chịu một rủi ro nào, cũng như không ai có thể phủ nhận thực tế
rằng, thị trường chứng khoán là một kẻ chiết khấu tiền bạc của bạn trong tương lai để
chuyển cho người khác. Chỉ có điều là bạn chấp nhận mức chiết khấu đó bao nhiêu để
vẫn thu được lợi nhuận phù hợp với mục tiêu của bạn.


×