Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Phân tích chức năng hệ thống tiền lương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.36 KB, 6 trang )

Mơn học: Quản trị nhân sự văn phịng

BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ CÁ NHÂN
 Đề bài: Phân tích chức năng của hệ thống tiền lương:
-

Thước đo giá trị sức lao động

-

Tái sản xuất lao động

-

Kích thích

Đối chiếu với thực tiễn và lấy ví dụ minh họa.
Bài làm
Mở đầu
Quyền lợi là vấn đề quan trọng nhất trong quản lý nói chung và quản lý
nguồn nhân lực nói riêng. Bởi nó có ảnh hưởng quyết định đến thái độ và hiệu
quả lao động. Đồng thời, việc thực hiện quyền lợi đối với người lao động
phản ánh trách nhiệm xã hội của người quản lý và chuyên gia quản lý nguồn
nhân lực đối với nguồn nhân lực quốc gia. Đứng trên phạm vi toàn xã hội,
tiền lương được xem xét và đặt trong quan hệ về phân phối thu nhập. Do đó,
các chính sách về tiền lương, thu nhập luôn luôn là các chính sách trọng tâm
của mọi quốc gia.
Sự phức tạp về tiền lương đã thể hiện ngay trong quan điểm triết lý về
tiền lương. Trên thực tế, khái niệm và cơ cấu tiền lương rất đa dạng ở các
nước trên thế giới. Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) thì “ Tiền lương là
sự trả công hoặc thu nhập, bất luận tên gọi hay cách tính thế nào, mà có thể


biểu hiện bằng tiền và được ấn định bằng thỏa thuận giữa người sử dụng lao
động và người lao động, hoặc theo quy định của pháp luật, do người sử dụng
lao động phải trả cho người lao động theo một hợp đồng lao động được viết


tay hay bằng miệng, cho một công việc đã thực hiện hay sẽ phải thực hiện
hoặc cho những dịch vụ đã làm hay sẽ phải làm”. Lương hay thù lao lao động
tính bằng hiệu quả cơng việc và được trả theo một chu kì thời gian cụ thể
(ngày, tuần, tháng, năm).
Quyền lợi của người lao động bao gồm quyền lợi vật chất (lương,
thưởng, điều kiện lao động, bảo hộ lao động, phúc lợi, dịch vụ) và quyền lợi
tinh thần (quyền tham gia cơng đồn, hoạt động xã hội, được đối xử bình
đẳng và các quyền khác theo luật định). Tiền lương vừa là quan hệ kinh tế (số
tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động) vừa là quan hệ xã hội
(đời sống, mức sống dân cư và trật tự, an tồn xã hội).
Phân tích chức năng
Tiền lương là một phạm trù kinh tế, nó gắn liền với lao động và nền sản
xuất hàng hoá. Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động và
có các chức năng sau:
Trong nền kinh tế thị trường, sức lao động là hàng hoá. Do vậy, tiền
lương được hiểu là giá cả của sức lao động trên thị trường lao động; hay nói
cách khác tiền lương là thước đo giá trị sức lao động.  Nghĩa là nó là thước
đo để xác định mức tiền công các loại lao động, là căn cứ để thuê mướn lao
động, là cơ sở để xác định đơn giá sản phẩm.
Ví dụ, những hình thức trả lương theo sản phẩm (trả lương theo sản
phẩm trực tiếp cá nhân, theo sản phẩm có thưởng,...) là những hình thức trả
lương căn cứ theo thước đo giá trị lao động (hay nói cách khác là phần sức
hao phí lao động của người lao động). Và những sản phẩm đó cũng sẽ được
xác định đơn giá theo thước đo giá trị lao động đó.
Như vậy, về bản chất, tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành

trên cơ sở giá trị sức lao động thơng qua sự thoả thuận giữa người có sức lao


động và người sử dụng người lao động để bù đắp phần hao phí lao động. Do
đó, tiền lương phụ thuộc vào sự biến động cung cầu và chất lượng hàng hoá
sức lao động trên thị trường.
Tiền lương phải đảm bảo đủ tái sản xuất mở rộng sức lao động. Theo
C. Mác, tiền lương không chỉ nuôi sống bản thân người cơng nhân mà cịn
phải đủ để ni sống gia đình người đó. Thu nhập của người lao động dưới
hình thức tiền lương được sử dụng một phần đáng kể vào việc tái sản xuất
giản đơn sức lao động mà họ đã bỏ ra trong quá trình lao động nhằm mục đích
duy trì năng lực làm việc lâu dài và có hiệu quả cho q trình sau. Tiền lương
của người lao động là nguồn sống chủ yếu không chỉ của người lao động mà
còn phải đảm bảo cuộc sống của các thành viên trong gia đình họ. Như vậy
tiền lương cần phải bảo đảm cho nhu cầu tái sản xuất mở rộng cả về chiều sâu
lẫn chiều rộng sức lao động.
Cùng với quá trình tái sản xuất của cải vật chất, sức lao động cũng cần
phải được tái tạo. Trong các hình thái kinh tế xã hội khác nhau việc tái sản
xuất sức lao động có sự khác nhau. Sự khác nhau này thể hiện bởi quan hệ sản
xuất thống trị. Song nhìn chung quá trình tái sản xuất sức lao động diễn ra
trong lịch sử thể hiện rõ sự tiến bộ của xã hội. Sự tiến bộ này gắn liền với sự
tác động mạnh mẽ và sâu sắc của những thành tựu khoa học - kỹ thuật mà
nhân loại sáng tạo ra. Chính nó đã làm cho sức lao động được tái sản xuất
ngày càng tăng cả về số lượng và cả về chất lượng.
Quá trình tái sản xuất sức lao động được thực hiện bởi việc trả công cho
người lao động thông qua tiền lương.
Sức lao động là sản phẩm chủ yếu của xã hội, nó ln ln được hoàn
thiện và phát triển nhờ thường xuyên được duy trì và khơi phục. Như vậy bản



chất của tái sản xuất sức lao động nghĩa là đảm bảo cho người lao động có
một số lượng tiền lương sinh hoạt nhất định để họ có thể:
- Duy trì và phát triển sức lao động của chính mình
- Sản xuất ra sức lao động mới
- Tích lũy kinh nghiệm, nâng cao trình độ để hình thành kỹ năng lao
động, tăng cường chất lượng lao động
Ví dụ, khi một người công nhân lao động, họ là con người không phải
là cái máy, họ không thể làm việc 24/24h mà khơng nghỉ ngơi. Do đó họ phải
có tiền lương để chi trả cho các khoản thiết yếu như: ăn uống, may mặc, nơi
nghỉ ngơi,…Đó là khoản tiền chi trả nhằm giúp họ tái tạo sức lao động của
mình. Hay đối với một nhân viên văn phịng, họ cần có tiền lương để có thể đi
du lịch, tập gym, đi mua sắm,…nhằm nghỉ ngơi, thư giãn, nâng cao sức khỏe
sau những buổi làm việc căng thẳng chỉ ngồi trước máy tính, đó cũng sẽ là
những khoảng thời gian giúp họ tái tạo lại sức lao động của mình.
Tiền lương phải được phân phối theo hiệu quả lao động. Khi được phân
phối theo hiệu quả lao động, tiền lương tạo ra tinh thần trách nhiệm đối với
công việc, tạo được sự say mê cơng việc. Đồng thời, tiền lương kích thích
người lao động không ngừng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức chuyên mơn, kỹ
năng…
Tiền lương ln đi cùng với lợi ích của người lao động. Nó là động lực
kích thích khả năng lực sáng tạo và ý thức lao động để từ đó thúc đẩy tăng
năng suất lao động. Do đó, tiền lương một mặt gắn liền với lợi ích thực tế của
người lao động và mặt khác nó đề cao vị trí của người lao động trong doanh
nghiệp, tổ chức. Bởi vậy, khi được hưởng mức lương thoả đáng với công sức
người lao động bỏ ra, công tác trả lương của doanh nghiệp/tổ chức công bằng,
hợp lý sẽ tạo động lực thúc đẩy q trình sản xuất và từ đó tăng năng suất lao


động sẽ tăng, chất lượng sản phẩm cũng sẽ được nâng cao, kéo theo doanh thu
và lợi nhuận của doanh nghiệp/tổ chức khơng ngừng tăng lên góp phần phát

triển doanh nghiệp/tổ chức. Ngược lại, nếu người lao động không được trả
lương xứng đáng với công sức của họ bỏ ra thì sẽ có những biểu hiện tiêu cực
khơng thuận lợi cho lợi ích của doanh nghiệp. Thậm chí nó sẽ có những cuộc
đình cơng xảy ra, bạo loạn gây nên xáo trộn về chính trị, mất ổn định xã hội.
Ở một mức độ nhất định thì tiền lương là một bằng chứng thể hiện giá
trị, địa vị và uy tín của người lao động trong gia đình, tại doanh nghiệp cũng
như ngồi xã hội. Do đó cần thực hiện đánh giá đúng năng lực và công lao
động của người lao động đối với sự phát triển của doanh nghiệp, để tính tiền
lương trở thành cơng cụ quản lý khuyến khích vật chất và là động lực kích
thích, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Ngồi ra, tiền lương cịn có một số các chức năng khác như: là đòn bẩy
kinh tế, điều tiết lao động và là công cụ để quản lý nhà nước,…
Liên hệ
Trong điều kiện của một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần như Việt
Nam, tiền lương được thể hiện cụ thể trong từng thành phần và khu vực kinh tế.
Trong thành phần kinh tế nhà nước và khu vực hành chính, sự nghiệp, tiền lương
là số tiền mà các doanh nghiệp quốc doanh, các cơ quan, tổ chức của Nhà nước trả
cho người lao động theo cơ chế và chính sách của Nhà nước và được thể hiện
trong hệ thống thang lương, bảng lương do Nhà nước qui định. Trong các thành
phần và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, tiền lương chịu sự tác động chi phối
rất lớn của thị trường lao động. Tiền lương trong khu vực này dù vẫn nằm trong
khuôn khổ luật pháp và theo những chính sách của chính phủ, nhưng là những
giao dịch trực tiếp giữa chủ và thợ, những thoả thuận cụ thể giữa người sử dụng
lao động và người lao động biểu hiện ở dạng hợp đồng lao động.


Kết luận
Tóm lại, Tiền lương và các khoản trích theo lương sẽ là nguồn thu nhập
chính, thường xuyên của người lao động, đảm bảo tái sản xuất và mở rộng sức
lao động, kích thích lao động làm việc hiệu quả; tiền lương là yếu tố cơ bản

để quyết định thu nhập tăng hay giảm của người lao động, quyết định mức
sống vật chất của người lao động làm công ăn lương trong doanh nghiệp/tổ
chức. Vì vậy để có thể trả lương một cách cơng bằng chính xác, đảm bảo
quyền lợi cho người lao động thì mới tạo ra sự kích thích, sự quan tâm đúng
đắn của người lao động đến kết quả cuối cùng của doanh nghiệp/tổ chức.
Ngoài ra, tiền lương là một đòn bẩy kinh tế quan trọng để kích thích các nhân
tố tích cực trong mỗi con người, phát huy tài năng, sáng kiến, tinh thần trách
nhiệm và nhiệt tình của người lao động tạo thành động lực quan trọng của sự
phát triển kinh tế.



×