Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG CỦA NGƯỜI DÂN XÃ QUẢNG LẠC HUYỆN NHO QUAN NĂM 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (746.27 KB, 54 trang )

SỞ Y TẾ TỈNH NINH BÌNH
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN NHO QUAN

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH
VỀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG CỦA NGƯỜI DÂN
XÃ QUẢNG LẠC HUYỆN NHO QUAN NĂM 2019

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thế Anh
Cộng sự: Bùi Thị Huyền


Nho Quan, năm 2019


VIẾT TẮT
BĐBV

Biết đọc biết viết

CS

Cộng sự

ĐTNNNTTS

Điều tra nông nghiệp nông thơn và thủy sản

HCBVTV



Hóa chất bảo vệ thực vật

HVS

Hợp vệ sinh

KAP

Knowledge Attitude Practice (Kiến thức, thái độ,
thực hành)

PTTT

Phương tiện truyền thơng

TC

Tiêu chuẩn

TĐHV

Trình độ học vấn

TH

Tiểu học

THCS


Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thơng

UNEP

United Nations Evironment Programme (Chương
trình mơi trường Liên hợp quốc)

UNICEF

United Nation Children's Fund (Quỹ nhi đồng Liên
hợp quốc)

VS

Vệ sinh

VSMT

Vệ sinh môi trường

WHO

World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................3
1.1. Một số khái niệm cơ bản.........................................................................3
1.1.1. Môi trường, sức khỏe..........................................................................3
1.1.2. Hành vi sức khỏe..................................................................................3
1.2. Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành vệ sinh môi trường của
người dân................................................................................................................
5
1.2.1. Về kiến thức, thái độ............................................................................5
1.2.2. Về thực hành vệ sinh môi trường.......................................................6
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................11
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu........................................11
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................11
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu...........................................................................11
2.1.3. Thời gian nghiên cứu..........................................................................11
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................11
2.2.1. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu...................................................11
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu............................................................................12
2.2.3. Phương pháp, công cụ thu thập số liệu..............................................12
2.2.4. Nội dung và các chỉ số nghiên cứu.....................................................13
2.3. Phân tích và xử lý số liệu........................................................................15
2.4. Khống chế sai số.....................................................................................15
2.5. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu....................................................15
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................16
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu..........................................16
3.2. Kiến thức, thái độ và thực hành vệ sinh môi trường của đối tượng.19
Chương 4 BÀN LUẬN......................................................................................26
4.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu..........................................26

4.2. Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường.....28
KẾT LUẬN........................................................................................................36
KIẾN NGHỊ.......................................................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Phân bố đối tượng theo tuổi và giới....................................................16
Bảng 3.2: Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu..............................................17
Bảng 3.3: Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu........................................17
Bảng 3.4: Điều kiện kinh tế hộ gia đình..............................................................18
Bảng 3.5: Nguồn truyền thông y tế được đối tượng tiếp cận..............................18
Bảng 3.6: Kiến thức, thái độ, thực hành về nguồn nước.....................................19
Bảng 3.7: KAP của người dân về nguồn nước....................................................20
Bảng 3.8: Thực hành xử lý rác thải hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV)..................21
Bảng 3.9: Kết quả điều tra về quản lý phân.........................................................22
Bảng 3.10: KAP của người dân về quản lý phân.................................................23
Bảng 3.11: KAP của người dân về chuồng gia súc..............................................23
Bảng 3.12: KAP của người dân về vệ sinh môi trường.......................................23
Bảng 3.13: Mối liên quan giữa một số yếu tố cá nhân, gia đình với thực hành vệ
sinh mơi trường của người dân............................................................................24
Bảng 3. 14: Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ của người dân với thực hành
về vệ sinh môi trường...........................................................................................25
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Phân bố đối tượng theo dân tộc.......................................................16
Biểu đồ 3.2: Nhận thức của người dân về bệnh do nguồn nước bị ô nhiễm.......20
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ hộ gia đình phân loại rác trước khi thu gom..........................20
Biểu đồ 3.4: Hình thức thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt................................21



1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước sạch và vệ sinh môi trường là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, đó là
vấn đề được quan tâm không chỉ ở phạm vi trong một quốc gia, một khu vực mà
trên phạm vi toàn cầu bởi tầm quan trọng của nó với sức khỏe con người. Sử
dụng nguồn nước ô nhiễm, không đảm bảo vệ sinh là một yếu tố nguy cơ quan
trọng gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới WHO,
hàng năm có hàng tỷ người mắc bệnh và hàng triệu người chết do sử dụng
nguồn nước ô nhiễm. Tại Việt Nam, có tới hơn 80 % các bệnh có liên quan đến
nguồn nước như tiêu chảy, thương hàn, tả, lỵ, giun sán, viêm gan. Nguyên nhân
chủ yếu do nhiễm bẩn từ các chất hữu cơ và vi sinh vật, qua đó tác động trực
tiếp đến sức khỏe con người đặc biệt là người già và trẻ em [24].
Năm 2010, có 80% hộ gia đình nơng thơn được sử dụng nguồn nước hợp
vệ sinh, tuy nhiên chỉ có 40% số dân nơng thơn được sử dụng nước sinh hoạt đạt
QCVN 02/2009:BYT; tỷ lệ hộ gia đình nơng thơn có nhà tiêu là 77% nhưng chỉ
có 55% số nhà tiêu đạt tiêu chuẩn vệ sinh [6].
Ơ nhiễm mơi trường nơng thơn đang là tình trạng chung của hầu hết các địa
phương, nhất là vùng đồng bằng đất đai chật hẹp, mật độ dân cư đông, thiếu nhà
máy xử lý rác, những khu tập kết rác và ý thức của người dân chưa cao… nên
khu vực này đang phải đối mặt với tình trạng ơ nhiễm mơi trường nặng nề. Thực
hành về sử dụng nguồn nước và nhà tiêu hợp vệ sinh cịn nhiều bất cập ở khu
vực nơng thôn. Theo báo cáo thống kê năm 2006 của Trịnh Hữu Vách và cộng
sự: Tỷ lệ người dân sử dụng nước uống chưa đun sơi cịn cao (71,1%); tỷ lệ rửa
tay bằng xà phòng trước khi ăn rất thấp (0,2%); chỉ có 29,4% hộ gia đình có đủ
khăn mặt riêng; tỷ lệ hộ có xử lý rác như chơn rác (31,1%), đốt rác (26,9%); tỷ
lệ hộ gia đình ủ phân đủ thời gian trên 6 tháng thấp (4,1%) [29]. Phần lớn người

dân chưa thấy hết mối nguy hại khi môi trường bị ơ nhiễm, suy thối, cùng với
tình trạng thiếu ý thức về vệ sinh làm cho môi trường ngày càng ô nhiễm hơn.
Giải quyết tốt vấn đề nhà ở và xử lý rác thải sinh hoạt sẽ hạn chế được tình trạng


ô nhiễm môi trường, giảm tỷ lệ mắc và dẫn tới thanh toán một số bệnh liên quan
nhằm nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Vì vậy tìm hiểu sự hiểu biết và thực hành của người dân xã Quảng Lạc để
có những tác động về bảo vệ môi trường là việc làm cần thiết và cấp bách.
Góp phần vào cơng tác bảo vệ môi trường ở xã Quảng Lạc, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành vệ sinh môi
trường của người dân xã Quảng Lạc huyện Nho Quan năm 2019” với mục
tiêu:
1. Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành vệ sinh môi trường của
người dân xã Quảng Lạc huyện Nho Quan năm 2019.
2. Xác định một số yếu tố liên quan kiến thức, thái độ, thực hành vệ sinh môi
trường của người dân xã Quảng Lạc huyện Nho Quan năm 2019


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Môi trường, sức khỏe
* Khái niệm môi trường:
Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động
đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật [22].
Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành mơi trường gồm đất,
nước, khơng khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất khác.
Ơ nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không
phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh

hưởng xấu đến con người và sinh vật.
Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phịng ngừa, hạn chế
các tác động xấu đến mơi trường; ứng phó sự cố mơi trường; khắc phục ơ
nhiễm, suy thối, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành.
* Khái niệm sức khoẻ:
Theo Tổ chức Y tế thế giới: “Sức khoẻ là trạng thái thoải mái toàn diện về
thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ đơn thuần là không có bệnh hay tật”.
Theo định nghĩa đó sức khoẻ bao gồm ba khía cạnh: Sức khoẻ về thể chất,
sức khoẻ về tinh thần, sức khoẻ về xã hội. Cả ba mặt này làm thành một thể
thống nhất tác động qua lại lẫn nhau không thể coi nhẹ một mặt nào. Một tinh
thần khoẻ mạnh chỉ có được trong một cơ thể khoẻ mạnh và trong một xã hội
lành mạnh. Trạng thái sức khoẻ con người là tiêu chuẩn tổng hợp nhất của tình
trạng mơi trường.
1.1.2. Hành vi sức khỏe
* Khái niệm hành vi
Hành vi của con người là một hành động, hay là tập hợp phức tạp của nhiều
hành động, mà những hành động này lại chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên


trong và bên ngoài, chủ quan cũng như khách quan. Chẳng hạn hành vi thực
hiện các điều lệ về vệ sinh môi trường, hành vi tôn trọng pháp luật... Mỗi hành
vi của một con người là sự biểu hiện cụ thể của các yếu tố cấu thành nên nó, đó
là các kiến thức, niềm tin, thái độ và cách thực hành của người đó trong một tình
huống hay trong một sự việc cụ thể nhất định nào đó. Các yếu tố tác động đến
hành vi của con người như: phong tục tập qn, thói quen, yếu tố di truyền, văn
hố - xã hội, kinh tế - chính trị... [27]
* Hành vi sức khoẻ:
Hành vi sức khỏe là hành vi của cá nhân, gia đình, cộng đồng tạo ra các
yếu tố tác động trực tiếp, hoặc gián tiếp đến sức khỏe của chính họ, có thể có lợi

hoặc có hại cho sức khỏe [27].
Theo ảnh hưởng của hành vi, chúng ta có thể phân ra 3 loại hành vi sức
khoẻ như sau:
- Hành vi lành mạnh, có lợi cho sức khoẻ: Đó là những hành vi giúp bảo vệ
và nâng cao tình trạng sức khoẻ của con người. Ví dụ: Làm chuồng nuôi gia súc,
gia cầm cách xa nguồn nước sinh hoạt, thực hiện ăn chín uống chín, giữ gìn vệ
sinh cá nhân và vệ sinh nơi công cộng...
- Hành vi khơng lành mạnh:
Đó là những hành vi gây hại cho sức khoẻ. Ví dụ như: Ăn sống, uống sống,
phóng uế bừa bãi, không rửa tay trước khi ăn...
- Hành vi trung gian:
Là những hành vi khơng có lợi cũng khơng có hại cho sức khoẻ hoặc chưa
xác định rõ. Ví dụ như đeo vòng bạc cho trẻ vào cổ hay cổ tay, cổ chân cho trẻ
em để kỵ gió. Với các loại hành vi này thì tốt nhất là khơng nên tác động, trái lại
có thể lợi dụng việc đeo vịng đó để hướng dẫn các bà mẹ theo dõi sự tăng
trưởng của con mình.
Giáo dục sức khoẻ nhằm tạo ra các hành vi sức khoẻ có lợi cho sức khoẻ
mà điều quan trọng nhất là tạo ra được các thói quen tốt, các hành vi lành mạnh.
* Hành vi môi trường:


Là những hành vi ảnh hưởng đến môi trường như phóng uế bừa bãi; dùng
phân tươi để bón rau; sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, khơng giữ gìn nhà cửa sạch
sẽ...
* Thành phần chủ yếu của hành vi.
Hành vi sức khoẻ của con người chủ yếu thể hiện ở các thành phần như
kiến thức, thái độ, niềm tin và thực hành. Muốn làm thay đổi hành vi sức khoẻ
của đối tượng giáo dục sức khoẻ thì truyền thơng - giáo dục sức khoẻ phải tác
động vào các thành phần trên nhưng tuỳ từng mục tiêu cụ thể mà cần tác động
vào thành phần nào là chủ yếu. Trong các thành phần của truyền thơng giáo dục

sức khỏe thì q trình tác động làm thay đổi được thái độ của con người đối với
sức khoẻ là việc làm khó nhất.
* Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi: Trình độ dân trí, suy nghĩ và tình
cảm; kiến thức; niềm tin; thái độ; giá trị; những người có ảnh hưởng quan trọng;
nguồn lực (thời gian, nhân lực, tiền, cơ sở vật chất, trang thiết bị..); yếu tố văn
hóa v.v… Như vậy nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và vệ sinh
mơi trường nói riêng chứ khơng phải chỉ có thuốc men và các dịch vụ kỹ thuật y
tế. Nghiên cứu đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe của con người
là cần thiết để tránh những thất bại khi thực hiện giáo dục sức khỏe [12], [23],
[27].
1.2. Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành vệ sinh môi trường của
người dân
1.2.1. Về kiến thức, thái độ
Theo kết quả điều tra quốc gia năm 2001-2002 thì có 30,4% người được
hỏi khơng biết tên bất kỳ một bệnh nào do nguyên nhân từ chất thải của con
người gây ra. Chỉ có 18,3% trong số họ biết rằng sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh
có thể phịng chống được bệnh tiêu chảy và bệnh ký sinh trùng. Tỷ lệ người kể
tên được các bệnh do nguồn nước gây ra thấp như tiêu chảy (62%), ký sinh
trùng (18,6%), bệnh về da (17,6%), bệnh về mắt (11%) và bệnh phụ khoa
(3,8%); 2,3% số người được hỏi biết rằng rửa tay bằng xà phịng có thể phịng
chống được bệnh tiêu chảy và bệnh ký sinh trùng. Về nguồn nước sạch: 44,7%


cho rằng đó là nước giếng đào; 33,9% cho rằng đó là nước giếng khoan; 24,4%
cho rằng đó là máng lần; 16% là nước mưa và 14% là nước ao hồ. Cũng theo
nghiên cứu này, khoảng 1/4 số người trong diện điều tra không biết tên của 5
loại nhà tiêu hợp vệ sinh, hầu hết chỉ cho rằng đó là nhà tiêu tự hoại (54,9%),
nhà tiêu dội nước (20,7%) và nhà tiêu hai ngăn (13,6%). Đồng thời chỉ có 43,8%
hộ gia đình ở miền núi chưa có nhà tiêu có kế hoạch xây dựng nhà tiêu trong
tương lai. Tuy nhiên 57,2% hộ gia đình ở miền núi mong muốn có các khoản hỗ

trợ tài chính cho xây dựng các cơng trình vệ sinh. Vấn đề xử lý phân: 30% số hộ
gia đình sử dụng phân tươi để bón ruộng, 20% số hộ gia đình xử lý phân đúng
cách, cịn lại 80% xử lý không đúng kỹ thuật làm tăng nguy cơ ô nhiễm nguồn
nước và thực phẩm. Điều tra cũng cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa tỷ
lệ nhà tiêu hợp vệ sinh với trình độ học vấn, giới, dân tộc, khu vực sống và thu
nhập của người dân [4]
Riêng về khía cạnh dân tộc thì thực hành về vệ sinh môi trường của người
dân tộc thiểu số thấp hơn so với người Kinh. Bốn nhóm có thực hành vệ sinh
mơi trường thấp nhất là: người có trình độ học vấn thấp, đàn ông, người dân tộc
thiểu số và nhóm người ở các khu vực cịn có các phong tục tập quán lạc hậu
Bên cạnh đó, nhiều vấn đề về vệ sinh môi trường ở Việt Nam được đặt ra
khơng chỉ ở các hộ gia đình mà ngay cả nơi cơng cộng: chỉ có 18% hộ gia đình;
11,7% trường học; 36,6% trung tâm y tế công, 21% cơ sở dịch vụ cơng có các
cơng trình vệ sinh đảm bảo theo tiêu chuẩn hiện nay của Bộ Y tế Việt Nam .
Nhận thức và thói quen rửa tay của người dân rất thấp: chỉ có 2,3% người dân
khu vực nơng thơn hiểu rằng rửa tay bằng xà phịng sẽ giúp cho việc phòng
chống một số bệnh nhiễm trùng [20]. Có một khoảng cách lớn giữa nhận thức và
thực hành cá nhân của người dân, tuy có hiểu biết về vệ sinh môi trường nhưng
không phải người dân nào cũng có thực hành đúng [11], [14], [15], [21], [30].
1.2.2. Về thực hành vệ sinh môi trường
Theo báo cáo của Bộ Y tế vào năm 2005, nước và hố xí khơng hợp vệ sinh
đứng thứ 10 về các yếu tố đóng góp vào gánh nặng bệnh tật trong các nước đang
phát triển như Việt Nam [4].


* Về sử dụng nguồn nước
Nước phục vụ cho ăn uống, sinh hoạt của con người là nhu cầu không thể
thiếu được. Đồng thời nước cũng là môi trường trung gian truyền bệnh cho
người đặc biệt là bệnh đường tiêu hố. Theo WHO và UNICEF: có thể hiểu
nước sạch là nước máy, giếng khoan, giếng khơi được bảo vệ, nước mưa, nước

suối được bảo vệ [5].
Theo quy định hiện nay, nước máy, nước mưa, nước giếng khoan khơng có
nguồn ơ nhiễm trong vòng 7 m từ nguồn nước được coi là nước sinh hoạt hợp
vệ sinh. Theo quy định này thì hiện nay 80% dân số Việt Nam đang ăn, uống
bằng nguồn nước hợp vệ sinh. Tuy nhiên ở Việt Nam, nước giếng khoan, nước
giếng khơi nếu sử dụng để ăn uống ngay mà không qua xử lý sẽ không đảm bảo
vệ sinh và không coi là nguồn nước sạch [2]
Số liệu tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2011 cho biết
cả nước có 4.216 xã (chiếm 46,5% so với tổng số xã) có hệ thống cấp nước sinh
hoạt tập trung, tăng 10% so với năm 2006, góp phần quan trọng trong nâng cao
chất lượng cuộc sống và bảo vệ sức khỏe của dân cư nông thơn. Tính đến
01/7/2011 cả nước có 1.674 xã và 6.891 thơn đã xây dựng hệ thống thốt nước
thải chung, chiếm tỷ lệ 18,5% số xã và 8,5% số thôn (năm 2006 các tỷ lệ tương
ứng là 12,2% và 5,6%). Đồng bằng sông Hồng là vùng đạt tỷ lệ cao nhất với
37,6% số xã và 26,6% số thôn đã xây hệ thống thoát nước thải chung, trong khi
TN đạt tỷ lệ thấp nhất (các tỷ lệ tương ứng là 3,9% và 1,3%). Tuy tỷ lệ xã đã xây
dựng được hệ thống thốt nước thải chung cịn thấp ở hầu hết các vùng, nhưng
đó là một tiến bộ bước đầu trong chuyển biến nhận thức và hành động của các
cấp, các ngành cũng như các hộ gia đình nơng thơn về bảo vệ môi trường qua xử
lý nước thải, nhất là các vùng có các làng nghề, khu cơng nghiệp, cụm cơng
nghiệp tập trung, trang trại chăn nuôi [26].
Theo kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016
của Tổng cục thống kê Tính đến thời điểm 01/7/2016 cả nước có 34,8% số xã và
22,7% số thơn đã xây dựng hệ thống thoát nước thải sinh hoạt chung, tương ứng
năm 2011 chỉ đạt 18,5% số xã và trên 8,5% số thôn [1].


Năm 2006, cả nước có 8,28% số hộ dùng nước máy để sinh hoạt, tỷ lệ hộ
dân dùng nước giếng khoan là 27,9%, giếng xây là 26,79%. Tuy nhiên tỷ lệ hộ
dùng các loại nước giếng này đã qua xử lý tương ứng là 6,87% và 1,08%. Tỷ lệ

hộ dân dùng nước sông, hồ, ao, nước suối để nấu ăn trong cả nước là 13,24%
trong đó miền núi, vùng cao có tỷ lệ là 11,96% [25]..
Một số nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nguồn nước sạch ở
nước ta còn thấp, tỷ lệ chung vào năm 2002 khoảng 50%. Tỷ lệ hộ gia đình dùng
nước sạch còn rất thấp (6,8% và 6,6%). Hơn một nửa số hộ gia đình điều tra
(53,2%) sử dụng nước giếng đào. Ở vùng duyên hải miền Trung, hầu hết
(99,5%) số hộ cũng dùng nguồn nước giếng đào cho ăn uống. Đa số các hộ gia
đình ở đồng bằng sơng Cửu Long (66,0%) dùng nguồn nước từ sông kênh rạch,
tỷ lệ chung ở 7 vùng sinh thái được điều tra dùng nguồn nước sạch là 15,5%.
Nước từ các nguồn trên đều là nước ngầm nông bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ
và vi sinh vật, có nhiều nguy cơ phát triển các bệnh dịch đường tiêu hoá khi sử
dụng nguồn nước này [3], [4].
* Về sử dụng nhà tiêu
Phân người và gia súc là yếu tố truyền nhiễm chủ yếu của nhiều bệnh
nhiễm trùng, ký sinh trùng, đặc biệt là các bệnh đường ruột. Sử dụng các nhà
tiêu không hợp vệ sinh hoặc khơng có nhà tiêu gây ơ nhiễm mơi trường tạo nguy
cơ mắc bệnh hệ tiêu hóa khác như lỵ trực khuẩn, thương hàn, viêm gan A, giun
sán,... các bệnh này góp phần gây suy dinh dưỡng và thiếu máu do thiếu sắt, làm
kém sự phát triển và tử vong ở trẻ em và làm giảm sức khỏe cho người lớn cũng
như cộng đồng dân cư. Người chết bởi những bệnh liên quan đến tiêu chảy chủ
yếu là trẻ em [7].
Nhà tiêu hợp vệ sinh theo quy định hiện nay bao gồm: Nhà tiêu khơ chìm,
nhà tiêu khơ nổi, nhà tiêu tự hoại, nhà tiêu thấm dội nước với điều kiện đảm bảo
yêu cầu về vệ sinh trong xây dựng, trong sử dụng và bảo quản của từng loại nhà
tiêu. Theo kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006
của Tổng cục thống kê thì cả nước có 16,91% số hộ dùng nhà tiêu tự hoại,
5,77% dùng nhà tiêu thấm dội nước, 22,6% sử dụng nhà tiêu 2 ngăn, 1,68%


dùng nhà tiêu chìm có ống thơng hơi, 41,81% dùng nhà tiêu khác và 11,18% số

hộ khơng có nhà tiêu. Trong đó khu vực các khu vực đồng bằng sơng Cửu Long
có số nhà tiêu khơng hợp vệ sinh và khơng có nhà tiêu cao nhất (81,58%), Khu
vực Tây Bắc có tới 58,65 số hộ có nhà tiêu khơng hợp vệ sinh và 27,18 số hộ
khơng có nhà tiêu, tiếp đến là khu vực Tây Nguyên tương ứng là 45,58 và 30%,
khu vực Đông Bắc: 40,28 và 14,56% [25].
Tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh thấp cùng với quá trình sử dụng không đạt tiêu
chuẩn vệ sinh là nguy cơ tiềm tàng lây lan thành dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm
trong cộng đồng [13], [28].
* Về xử lý chất thải sinh hoạt
Các hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn nông thôn những
năm gần đây cũng được nhiều địa phương quan tâm. Đến năm 2011, cả nước có
3.996 xã có tổ chức (hoặc thuê) thu gom rác thải, chiếm tỷ lệ 44% (năm 2006 có
28,4%) và 25,8% số thơn có tổ chức (hoặc th) thu gom rác thải. Tuy kết quả
đạt được còn thấp và chưa đều giữa các vùng, các địa phương nhưng xu hướng
chung là tăng dần so với các năm trước. Xử lý rác sinh hoạt khu vực nơng thơn
tuy có nhiều khó khăn nhưng tỷ lệ hộ có người đến thu gom rác đạt gần 25%
vào năm 2011. Dù có những bước tiến bộ so với 5 năm trước đó song mơi
trường ở nơng thơn vẫn là một trong ít những lĩnh vực có nhiều hạn chế, yếu
kém nhất trong bức tranh tồn cảnh có nhiều khởi sắc về KT-XH ở nơng thơn
nước ta. Những con số dưới 1/5 số xã và dưới 1/10 số thơn có hệ thống thốt
nước thải chung; dưới 45% số xã và dưới 1/3 số thơn có tổ chức (hoặc thuê) thu
gom rác thải và gần 1/4 hộ có người đến thu gom rác từ kết quả tổng điều tra
năm 2011 đã thể hiện điều đó [26].
Đến năm 2016, cả nước có 62,4% số xã có tổ chức thu gom rác thải và
45,3% số thơn có tổ chức thu gom rác thải (tăng gấp 1,7 lần số thôn có tổ chức
thu gom của năm 2011). Tuy kết quả đạt được còn thấp và chưa đều giữa các
vùng, các địa phương nhưng xu hướng chung là tăng dần so với các kỳ Tổng
điều tra trước. Vùng Đồng bằng sông Hồng đạt tỷ lệ cao nhất về hai chỉ tiêu trên



(94,8% và 90,4%), thấp nhất là Trung du miền núi phía Bắc (chỉ đạt 26,7% và
16%) [1].
Tình hình vệ sinh môi trường chịu ảnh hưởng rất lớn bởi điều kiện kinh tế văn hoá - xã hội phát triển thiếu đồng bộ giữa các khu vực, môi trường bị ô
nhiễm nặng chủ yếu do chất thải của người và gia súc không được xử lý hợp vệ
sinh, hậu quả của những phong tục tập quán lạc hậu. Điều tra 214 hộ gia đình ở
huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên cho thấy tỉ lệ hộ gia đình khơng có nhà tiêu là
25,52%, tỷ lệ nhà tiêu không vệ sinh là 72,28%. Một số nơi, người dân vẫn cịn
tập qn phóng uế bừa bãi như người H'Mông ở một số bản vùng sâu huyện
Đồng Hỷ (Thái Nguyên) [9], [11].


Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Người dân ở độ tuổi từ 18 đến 60 đang sinh sống tại xã Quảng Lạc huyện
Nho Quan, năm 2019.
* Tiêu chí chọn mẫu: Chọn chủ hộ gia đình, hoặc người (tuổi từ 18 đến 60)
có khả năng trả lời những câu hỏi phỏng vấn.
* Tiêu chí loại trừ: Loại trừ những người có khó khăn về nghe, nói hoặc
khơng có khả năng trả lời câu hỏi.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được triển khai tại xã Quảng Lạc huyện Nho Quan, tỉnh Ninh
Bình
Xã Quảng Lạc bao gồm: 08 thơn
Diện tích tự nhiên là :

14,6 km2

Dân số là:


6574 người

Mật độ dân số là:

450người/km2

2.1.3. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trong 09 tháng (từ tháng 03 năm 2019 đến
tháng 11 năm 2019)
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
* Cỡ mẫu:
Áp dụng cơng thức tính cỡ mẫu cho một tỷ lệ trong quần thể:

Trong đó: Chọn p = 0,5 (tỷ lệ ước tính cho cỡ mẫu lớn nhất); với độ tin cậy
95% thì giá trị Z1-α/2 = 1,96; sai số = 0,05.
Thay các giá trị vào cơng thức ta được n = 384, dự phịng 10% bỏ cuộc được


cỡ mẫu 422. Thực tế nghiên cứu của chúng tôi điều tra được 415 đối tượng.
* Phương pháp chọn mẫu:
Bước 1. Xã có 08 thơn: khảo sát cả 08 thơn, với cỡ mẫu là 415 hộ (người)
Bước 2. Chia chia cỡ mẫu cho 8 bằng ≈ 52. Vậy điều tra mỗi thơn 52 hộ
(người)
Hộ gia đình được chọn trong thơn này sẽ lựa chọn ngẫu nhiên từ danh sách
các hộ gia đình.
- Chọn hộ gia đình đầu tiên

+ Lập danh sách hộ gia đình theo từng thơn, theo thứ tự.

+ Chọn ngẫu nhiên 1 số, sao cho số đó nhỏ hơn hoặc bằng tổng số hộ trong
thơn đó, theo số thứ tự danh sách có sẵn và đây là hộ đầu tiên được chọn.
- Chọn hộ gia đình tiếp theo
+ Theo nguyên tắc nhà liền nhà, cổng liền cổng trên mặt đường, và theo
qui ước rẽ tay phải.
+ Trường hợp nhiều hộ trong 1 nhà (khu tập thể, nhà đồng bào dân tộc),
chỉ chọn ngẫu nhiên 1 hộ.
+ Trường hợp hộ vắng nhà, sẽ bỏ qua và điều tra tiếp nhà bên cạnh để tìm
đủ cỡ mẫu cần điều tra cho mỗi Thơn.
Mỗi hộ gia đình chọn 1 người theo tiêu chí chọn mẫu, để phỏng vấn theo
bộ câu hỏi.
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.2.3. Phương pháp, công cụ thu thập số liệu
- Phương pháp, kỹ thuật thu thập số liệu: Phỏng vấn trực tiếp chủ hộ gia đình
hoặc người từ 18 tuổi trở lên bằng bộ câu hỏi để xác định kiến thức, thái độ và thực
hành của người dân về vệ sinh môi trường hộ gia đình.
- Cơng cụ thu thập số liệu: Phiếu điều tra kiến thức, thái độ, thực hành về vệ
sinh môi trường của người dân.


2.2.4. Nội dung và các chỉ số nghiên cứu
*Chỉ số về tình hình kinh tế văn hố xã hội của các hộ gia đình điều tra:
Hộ nghèo/hộ cận nghèo: Là hộ được cấp sổ hộ nghèo hoặc cận nghèo bởi cơ
quan có thẩm quyền theo tiêu chuẩn quy định. (Theo Quyết định số 59/2015/QĐTTg ngày 19/11/2015 về vệc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho
giai đoạn 2016-2020; chuẩn này được tính theo mức thu nhập bình quân đầu người
trong hộ cho từng vùng cụ thể).
- Hộ có phương tiện truyền thơng (PTTT): Là những hộ gia đình có đài, tivi
cịn hoạt động, đang sử dụng được.
- Chỉ số về trình độ học vấn:

+ Mù chữ là những người không biết đọc, không biết viết.
+ Biết đọc, biết viết (BĐBV) là những người học chưa hết 4/10 hoặc 5/12.
+ Tiểu học là những người đã học hết lớp 4/10 hoặc 5/12.
+ Trung học cơ sở (THCS) là những người đã học hết lớp 7/10 hoặc lớp 9/12.
+ Trung học phổ thông (THPT) trở lên là những người học hết lớp 10/10 hoặc
12/12 trở lên.
*Nhóm các chỉ số về vệ sinh mơi trường, các cơng trình vệ sinh:
- Nhà tiêu hợp vệ sinh: Quy định theo Thông tư 27/2011/TT-BYT ngày
24/6/2011 của Bộ Y tế về Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu - Điều
kiện bảo đảm hợp vệ sinh (QCVN 01:2011/BYT) quy định chi tiết yêu cầu về vệ
sinh trong xây dựng, trong sử dụng và bảo quản của từng loại nhà tiêu:
+ Nhà tiêu khơ chìm là loại nhà tiêu khơ, hố chứa phân chìm dưới đất.
+ Nhà tiêu khơ nổi là loại nhà tiêu khơ, có xây bể chứa phân nổi trên mặt đất.
+ Nhà tiêu tự hoại là nhà tiêu dội nước, bể chứa và xử lý phân kín, nước thải
khơng thấm ra bên ngoài, phân và nước tiểu được lưu giữ trong bể chứa và được xử
lý trong môi trường nước.
+ Nhà tiêu thấm dội nước là nhà tiêu dội nước, phân và nước trong bể, hố
chứa được thấm dần vào đất.


- Nước sinh hoạt hợp vệ sinh (HVS): là nước được sử dụng trực tiếp hoặc sau
khi xử lý thỏa mãn các điều kiện: trong, không màu, không mùi, không vị, kết hợp
với những quan sát:
+ Nước máy HVS: Là nước từ các cơng trình cấp nước tập trung (tự chảy,
bơm dẫn) có hệ thống đường ống cung cấp nước cho nhiều hộ gia đình) thỏa mãn
các điều kiện: trong, không màu, không mùi, không vị.
+ Giếng đào HVS: Giếng đào nằm cách nhà tiêu, chuồng gia súc hoặc nguồn
gây ô nhiễm khác ít nhất 10m; thành giếng cao tối thiểu 0,6m được xây bằng gạch,
đá và thả ống bi sâu ít nhất 3m kể từ mặt đất và sân giếng phải làm bằng bê tông
hoặc gạch, đá, không nứt nẻ.

+ Giếng khoan hợp vệ sinh: Phải nằm cách nhà tiêu, chuồng gia súc hoặc
nguồn gây ô nhiễm khác; sân giếng làm bằng bê tông hoặc lát gạch, đá, không bị
nứt nẻ.
+ Nước mưa HVS: được thu hứng từ mái ngói, mái tơn, trần nhà bằng bê tơng
(xả hết bụi bẩn trước khi thu hứng), chứa trong bể chứa, lu chứa được rửa sạch
trước khi thu hứng.
+ Nguồn nước hợp vệ sinh khác: Nước suối hoặc nước bề mặt không (sông
hồ) bị ô nhiễm bởi chất thải người hoặc động vật, hóa chất, thuốc trừ sâu, chất thải
cơng nghiệp hoặc làng nghề…
- Chuồng gia súc hợp vệ sinh: Chuồng trại nằm cách biệt với nhà ở; chất thải
chăn nuôi được quản lý và xử lý HVS (ví dụ hầm ủ Biogas…).
* Cách phân mức độ kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) trong nghiên cứu
dựa vào kết quả cho điểm KAP. Để việc cho điểm được chính xác, chúng tơi phân
ra làm 3 loại biến đó là biến kiến thức (K), biến thái độ (A) và biến thực hành (P)
cho mỗi vấn đề cần nghiên cứu. Mỗi biến được tính tổng là 10 điểm, số điểm này
sẽ được chia ra trong các câu một cách phù hợp. Phân mức độ như sau:
Số điểm đạt được từ 7 - 10 điểm: Xếp loại tốt
Số điểm đạt được từ 5 đến 6 điểm: Xếp loại trung bình.
Số điểm đạt được < 5 điểm: Xếp loại kém.


2.3. Phân tích và xử lý số liệu
Số liệu được nhập bằng phần mềm Excel 2007 và được phân tích bằng phần
mềm SPSS 18.0.
2.4. Khống chế sai số
- Thiết kế các bảng kiểm, biểu mẫu rõ ràng, dễ hiểu.
- Thử nghiệm và chỉnh sửa bộ câu hỏi trước khi chính thức thu thập số liệu.
- Điều tra viên giải thích rõ với đối tượng rằng nghiên cứu này sẽ không gây
ảnh hưởng đến công việc, địa phương, đơn vị của họ.
- Làm sạch số liệu trước khi phân tích.

2.5. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu
- Điều tra kiến thức, thái độ, thực hành không can thiệp đến thân thể và không
gây tổn hại sức khỏe cho đối tượng tham gia nghiên cứu.
- Các thông tin cá nhân của đối tượng sẽ được giữ bí mật.
- Mục đích nghiên cứu và phỏng vấn được giải thích để đối tượng hiểu rõ và
chủ động cung cấp thơng tin, họ có quyền từ chối hoặc dừng cuộc phỏng vấn bất
cứ khi nào họ muốn.
- Kết quả nghiên cứu phục vụ công tác phịng bệnh và nghiên cứu khoa học
khơng có mục đích thương mại nào khác.


Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1: Phân bố đối tượng theo tuổi và giới
Nam

Giới
Nhóm tuổi

Nữ

Tổng

SL

TL(%)

SL


TL(%)

SL

TL(%)

≤ 29

13

65

7

35

20

4,8

30 - 39

99

79,2

26

20,8


125

30,1

40 - 49

115

79,9

29

20,1

144

34,7

50 - 59

65

78,3

18

21,7

83


20,0

> 60

33

76,7

10

23,3

43

10,4

Tổng cộng

325

78,3

90

21,7

415

100


Đối tượng điều tra chủ yếu ở nhóm tuổi từ 30 đến 50 (chiếm 64,8%), trong
đó tỷ lệ nam chiếm đa số (78,3%).

Biểu đồ 3.1: Phân bố đối tượng theo dân tộc
Đối tượng tham gia nghiên cứu chiếm đa số là người dân tộc Mường
(71%), dân tộc Kinh 29%.


Bảng 3.2: Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu (n=415)
Số lượng

Tỷ lệ %

Nơng dân

331

79,8

CBCNV

29

7,0

Hưu trí

14

3,4


Bn bán

2

0,5

Nội trợ

3

0,7

Khác

36

8,6

Kết quả
Nghề nghiệp

Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu làm nông nghiệp trong nghiên cứu của chúng
tôi là 79,8%, chiếm đa số so với các thành phần khác.
Bảng 3.3: Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu (n=415)
Kết quả
Số lượng

Tỷ lệ %


Mù chữ

2

0,5

Biết đọc, biết viết

6

1,4

Tiểu học

98

23,6

THCS

253

61,0

THPT trở lên

56

13,5


TĐHV

Số đối tượng có trình độ học vấn từ trung học cơ sở trở lên chiếm đa số
trong nghiên cứu của chúng tơi (74,5%), cịn 0,5% số đối tượng mù chữ.


Bảng 3.4: Điều kiện kinh tế hộ gia đình (n=415)
Kết quả

Số lượng

Tỷ lệ %

Hộ nghèo, cận nghèo

49

11,8

Trung Bình

231

55,7

Khá, giàu

135

32,5


Điều kiện kinh tế

Qua điều tra chúng tôi nhận thấy số hộ nghèo và cận nghèo trong nghiên
cứu chiếm 11,8%.
Bảng 3.5: Nguồn truyền thông y tế được đối tượng tiếp cận (n=415)
Kết quả
Nguồn

Số lượng

Tỷ lệ %

Đài

137

33,0

Tivi

349

84,0

Báo

104

25,0


Loa truyền thanh

366

88,1

CBYT

347

83,6

Phương tiện khác

6

0,01

truyền thông

Qua bảng trên, chúng tơi nhận thấy các hộ gia đình đều tiếp cận với ít nhất
một phương tiện truyền thơng, hầu hết các hộ dân được điều tra đều có ti vi
(84%) và một phần ba (33,0%) hộ có đài, 83,6% người được phỏng vấn tiếp cận
với thông tin từ cán bộ y tế, qua hệ thống loa truyền thanh xã 88,1%, tỷ lệ người
dân được biết thông tin về y tế qua báo chí là thấp (25%).
3.2. Kiến thức, thái độ và thực hành vệ sinh môi trường của đối tượng



×