Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Một số vấn đề về thực trạng và giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý bạo lực học đường hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.24 KB, 29 trang )

KHOA LUẬT
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


BỘ MÔN XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT
GS. TS. Hoàng Thị Kim Quế
Đề tài.
“ Xã hội học pháp luật về các loại hình bạo lực: Bạo lực học đường (BLHĐ), bạo
lực gia đình (BLGĐ), bạo lực nơi công cộng (BLNCC) – Một số vấn đề về thực trạng
và giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý (phòng, chống ) hiện nay, tại địa bàn tỉnh
X“

1


1. Hai dẫn chứng minh hoạ cho mỗi dạng thức bạo lực
a. Bạo lực học đường
a.1. 6 nam sinh bị giáo viên đánh chỉ vì một cái ghế gãy
- Ngày 22/10, mạng xã hội một lần nữa xôn xao khi một số phụ huynh phản ánh
việc con mình bị thầy giáo dạy chủ nhiệm ở trường Tiểu học - THCS bến Ván (xã
Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế) dùng thước đánh vào đùi và
mơng bầm tím
- Theo đó, 6 nam sinh đều học lớp 7/1 đều bị thầy Lâm Minh H. đánh. Nguyên
nhân, do trùng lịch nên khơng có ai dạy lớp 7/1. Giáo viên chủ nhiệm lớp là thầy
Lâm Minh H. nghe ồn ào trong lớp mình chủ nhiệm đã chạy qua.

- Thấy lớp lộn xộn khi các em học sinh chơi đùa với nhau làm gãy ghế nên thầy
H.đã gọi 6 em học sinh liên quan đứng thành hàng ở trước bảng đen, đánh các
cháu và đùi, mông bằng thước gỗ.
a.2. Cô giáo đánh tím mặt học sinh vì viết sai chính tả
- Tháng 3/2016, cháu P.C.T. - học sinh lớp 1, điểm lẻ trường tiểu học xã Phìn Ngan


(Bát Xát, Lào Cai) bị cơ giáo T.T.T.Tr. đánh tím mặt mũi trong giờ học do em này
viết sai chính tả và viết chậm khiến dư luận rất bức xúc.

2


- Theo gia đình cháu bé, trước đó 1 tuần, cháu T. đã bị cô giáo Tr. đánh. Tuy nhiên,
cô Tr. có đến xin lỗi gia đình. Khơng ngờ một tuần sau, cô giáo Tr. lại đánh cháu
lần nữa.

- Một số em học sinh cùng lớp kể, trong giờ tập viết, T. viết bài chậm đã khiến cô
giáo Tr. bực tức, nổi nóng và tát cháu T. nhiều cái vào mặt. Tại buổi họp Hội
đồng kỷ luật, cô giáo Tr. cho biết, mình đánh học sinh T. vào đầu, thái dương...
Vật dụng cô giáo dùng để đánh, được xác định là thước kẻ, gậy tre và điện thoại.
Cũng trong buổi họp này, cơ Tr. đã khóc và hối hận nhận ra hành động của mình
với học sinh T. là quá tàn nhẫn.
- Theo Phó trưởng Phịng GD&ĐT huyện Bát Xát, cô giáo Tr. đánh em T. vào
vùng đầu và bị sưng. Sau khi đánh, do lo sợ, cô đã dùng mật gấu bôi cho học sinh
khiến tác dụng phụ gây ra làm tím mặt. Mặc dù vậy, Hội đồng kỉ luật đã áp dụng
mức xử lý cao nhất là kỉ luật và buộc thôi việc với cô giáo Tr.
b. Bạo lực gia đình
b.1. Võ sư đánh vợ
- Sự việc mới nhất đang gây xôn xao dư luận là một vụ bạo hành diễn ra ở Long
Biên, Hà Nội.Clip ghi lại cảnh người chồng ra tay hành hung vợ (đang bế con 2
tháng tuổi) được anh trai của người vợ chia sẻ lên mạng xã hội. Được biết, chỉ vì
lý do vợ chuyển tivi vào phịng con trai lớn mà khơng hỏi ý kiến chồng, anh này
3


đã gây gổ và đấm đá liên tiếp vào người vợ đang bế con nhỏ khiến chị ngã xuống

sàn nhà.
- Sự việc xảy ra khi trong nhà đang có mặt cậu con trai 6 tuổi và một người phụ nữ
lớn tuổi khác.
- Theo lời chia sẻ của anh trai người vợ, sự việc xảy ra vào lúc chiều tối ngày 26/8
ở phịng khách của gia đình. Trước đó, trong 9 năm chung sống, người vợ này đã
nhiều lần bị chồng bạo hành, gây ảnh hưởng tâm lý nặng nề.
- Hành động của người chồng bị dân mạng chỉ trích mạnh mẽ hơn khi biết anh ta
hiện là một võ sư.Sau khi sự việc xảy ra, người phụ nữ đã được nhà ngoại đưa cả
2 mẹ con về nhà, tuy nhiên tinh thần của chị vẫn khá hoảng loạn. Không những
thế, người chồng sau đó cịn liên tục nhắn tin đe doạ sẽ giết cả nhà chị.
b.2. Chồng đánh vợ trước mặt con trai
- Một vụ việc tương tự khác cũng xảy ra vào cuối tháng 8 khi người chồng ra tay
với vợ ngay trước mặt con trai lớn và trên tay chị cũng đang bế đứa nhỏ.
- Anh ta thẳng tay đấm đá, tát vợ trước sự chứng kiến của cậu con trai đang ngồi
cạnh.
- Được biết, 2 vợ chồng này hiện đang sống ở TP. Bắc Kạn. Mặc dù thừa nhận
đánh vợ là không đúng nhưng để bao biện cho hành động của mình, anh này nói:
‘Tơi đánh vợ nhưng gia đình nào cũng có những lúc mâu thuẫn, xảy ra xô xát’.
- Người chồng cũng cho biết, hiện quan hệ 2 vợ chồng đã trở lại bình thường, vui
vẻ.
- Xung quanh sự việc này cũng có những tranh cãi khi có người tự nhận là hàng
xóm của đơi vợ chồng cho biết, chị vợ là người ‘đanh đá, chua ngoa’ và thường
xuyên ‘đổ tội cho mẹ chồng lấy cắp tiền’.
- Nhiều người đặt nghi ngờ ‘chắc chị vợ phải làm gì’, hay ‘láo thì phải đánh’.
Ngược lại, một luồng ý kiến khác cho rằng ‘dù có chuyện gì xảy ra thì cũng
khơng có quyền đánh đập người khác, huống chi là người vợ chung nhà với
mình’.
c. Bạo lực nơi công cộng
c.1. Hành hung nữ nhân viên
- sự việc xảy ra khoảng hơn 14 giờ ngày 23.11, tại khu vực phía ngồi điểm kiểm

tra giấy tờ tùy thân của hành khách.
4


- Các đối tượng chửi bới, hành hung nữ nhân viên hàng không là Phạm Hữu An
(thường trú phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa), Lê Văn Nhị (thường trú xã
Xuân Quang, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa) và Lê Trung Dũng (thường trú thị
trấn Thọ Xuân, Thanh Hóa).
- Ba người này tiễn ông Lê Sỹ M. đi chuyến bay VN1271 chặng bay Thanh Hoá TP.HCM dự kiến cất cánh lúc 15 giờ cùng ngày.
- Sau khi ơng M., đã hồn tất thủ tục, 3 người này nhờ nhân viên sân bay là chị Lê
Thị G. chụp ảnh tại khu vực sảnh ga đi. Sau đó tiếp tục đề nghị chị G., chụp ảnh
chung nhưng chị G., từ chối vì lý do cơng việc.
- Đáng nói, sau khi bị từ chối, An, Nhị, Dũng đã to tiếng chửi bới, hành hung chị
G. Trong đó, An dùng điện thoại đánh vào đầu và tát vào mặt chị G, Nhị cũng tát
vào mặt nạn nhân.
- Một đại diện hãng hàng không Vietjet chứng kiến sự việc trên và ra can ngăn đã
bị Nhị tát vào mặt, đạp vào bụng.
- Nhân viên kiểm soát an ninh sau đó có mặt để ngăn cản thì bị Dũng giật mũ và
đấm vào mặt. Một nhân viên an ninh thực hiện nhiệm vụ tại điểm kiểm tra soi
chiếu xách tay chứng kiến sự việc, đến hỗ trợ giải quyết vụ việc thì bị Dũng tấn
cơng vào tay và cổ
c.2. Thiếu niên và một bạn nữa đánh nhau ngay giữa đường
- Mới đây, mạng xã hội xôn xao chia sẻ đoạn clip ghi lại sự việc 1 nam thiếu niên
và 1 cô gái trẻ lao vào đánh nhau tay đơi ngay giữa đường, cơ gái bị giật tóc, ngã
dúi dụi xuống đất. Theo nội dung đoạn clip, nam thiếu niên) và cô gái gặp nhau
tại 1 con đường làng được cho là để giải quyết mâu thuẫn. Sau một hồi cãi cọ, cả
2 đều bỏ dép rồi lao vào đánh nhau tới tấp. Nam thiếu niên nhanh chóng thắng
thế, đánh nhiều cái vào vùng đầu, giật tóc cơ gái quăng quật khiến cô này ngã dúi
dụi xuống đất.
- Sau khi bị đánh mà khơng thể "phản địn", cơ gái tỏ ra đau đớn, từ từ đứng lên.

Nam thiếu niên cũng không đánh đập thêm mà quay trở về vị trí cũ.
- Đáng chú ý, sự việc diễn ra trước sự chứng kiến của nhiều nam nữ thiếu niên
khác. Những cô nàng trong trang phục sành điệu được cho là bạn của cô gái bị

5


đánh ngay từ đầu đã phân bua lớn tiếng, thấy bạn mình bị đánh khơng can ngăn,
xong việc thì chỉ gào hét chửi bới đối thủ và hút thuốc lá nhả khói phì phèo.
- Đoạn clip: />
2. Điểm tương đồng giữa các loại hình bạo lực nêu trên
- Hiện nay, vấn đề bạo lực trong xã hội ngày càng trở nên nghiêm trọng và thường
xuyên hơn, đòi hỏi chúng ta phải có một cái nhìn tổng quan về nó để có thể đưa
ra các giải pháp khắc phục và hạn chế hậu quả. Bạo lực trong xã hội tồn tại ở
nhiều dạng khác nhau, trong đó Bạo lực gia đình, bạo lực học đường, bạo lực nơi
công cộng là ba dạng nổi bật hơn cả, và giữa chúng cũng có những điểm tương
đồng nhất định, cụ thể:
- Khi nhắc đến bạo lực, dù ở bất kỳ dạng nào, thì chúng đều mang nghĩa là hành vi
sử dụng sức mạnh thể chất hoặc tinh thần, với mục đích gây thương vong, tổn hại
một ai đó. Trong đó, Bạo lực về thể chất có thể là điểm tột đỉnh của các cuộc
xung đột.
- Thứ hai, cả ba loại bạo lực nêu trên đều có ngun nhân trực tiếp xuất phát từ
trình độ nhận thức của con người, coi bạo lực như là một giải pháp cần thiết và
tối ưu nhất cho mọi vấn đề trong xảy ra trong cuộc sống xã hội, là một công cụ
đắc lực để thể hiện sức mạnh và cái tơi của con người khi có sự xung đột về lợi
ích giữa các bên.
- Thứ ba, bất kỳ loại bạo lực nào cũng đều để lại các hậu quả nghiêm trọng cả về
thể chất lẫn tinh thần, không chỉ ảnh hưởng đến những người trong cuộc, bạo lực
còn ảnh hưởng đến cộng đồng xung quanh, làm mất trật tự an tồn xã hội, xâm
phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người – những

quyền được nhà nước công nhận và bảo vệ một cách triệt để.
3. Điểm khác biệt giữa các loại hình bạo lực nêu trên
a. Bạo lực học đường
- Hiểu một cách sơ khái nhất bạo lực học đường chính là những hành vi gây ảnh
hường đến thể xác, sức khỏe như đánh đập mà những hành vi xúc phạm đến tinh
thần như chửi bới, quấy rối,… đều là những hình thức bạo lực học đường đáng
phải lên án.
6


- Bạo lực học đường không chỉ là vấn đề bạo hành giữa học sinh với học sinh. Bạo
lực học đường còn bao gồm cả những hành, hành động bạo lực của giáo viên đối
với học sinh hay của học sinh dối với giáo viên. Trường hợp này diễn ra nhiều ở
mẫu giáo, tiểu học, bởi lẽ ở độ tuổi này học sinh còn quá nhỏ để ý thức được vấn
đề bạo lực học đường. Hơn nữa lại thêm tâm lý sợ cô sợ thầy, các em nhỏ không
dám lên tiếng khi bị bạo hành.
- Bạo lực học đường diễn ra dưới rất nhiều hình thức, với nhiều đối tượng học sinh
khác nhau. Chúng ta có thể liệt kê một số hình thức bạo lực:
o Bạo lực thể chất
o Bạo lực bằng lời nói
o Bạo lực xã hội
o Bạo lực điện tử
- Bạo lực học đường đang là vấn nạn gây nhức nhối không chỉ Việt Nam, các nước
Á Đông mà nó cịn là vấn nạn của thế giới.
b. Bạo lực gia đình
- Căn cứ theo quy định của Luật phòng, chống bạo lực năm 2007 quy định:
1.Các hành vi bao lực gia đình bao gồm:
a. Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính
mạng
b. Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự nhân phẩm…

Hành vi bạo lực gia đình được chia là 4 nhóm: bạo lực tinh thần, bạo lực thể chất, bạo
lực kinh tế, bạo lực tình dục.
Nhóm 1: bạo lực tinh thần bao gồm các hành vi lăng mạ hoặc hành vi cố ý
khác xúc phạm danh dự nhân phẩm hay cô lập xua đuổi hoặc gây áp lực
thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng hoặc ngăn cản việc thực
hiện quyền nghĩa vụ trong quan hệ gia đình.
Nhóm 2: bạo lực về thể chất hay thể xác bao gồm hành vi hành hạ, ngược đãi,
đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe tính mạng.
Nhóm 3: bạo lực kinh tế bao gồm chiếm đoạt, hủy hoại đập phá hoặc có hành
vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của của thành viên khác trong gia đình
hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình hay cưỡng ép thành viên gia
đình lao động quá sức, đóng góp tài chính q khả năng của họ hoặc kiểm sốt
thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc tài chính.
7


Nhóm 4: bạo lực tình dục gồm có hành vi cưỡng ép quan hệ tình dục.
c. Bạo lực nơi cơng cộng
- Ứng xử nơi công cộng kông chỉ là một kỹ năng sống, mà cịn thể hiện văn hóa
của cá nhân. Từ chen lấn, xơ đẩy, khơng xếp hàng, nói tục, chửi bậy,bơi bẩn, viết
bậy lên cơng trình cơng cộng, không tuân thủ luật lệ…tới hành động bạo lực, xảy
ra khá nhiều mà trước hết đó là hành vi phạm pháp, gây tâm lý bất ổn cho người
khác, đem đến cái nhìn thiếu tích cực về xã hội, về cuộc sống. Bạo lực nơi công
cộng không chỉ do nam giới gây ra mà một số trường hợp người thực hiện hành
vi bạo lực lại là phụ nữ, nữ sinh.
4. Hậu quả, mức độ thiệt hại của các loại hình bạo lực nêu trên
a. Bạo lực học đường
- Hậu quả của bạo lực học đường không chỉ nằm ở tổn thương thân thể mà cịn ở
tâm lý và q trình phát triển của trẻ bị xâm hại lẫn trẻ bắt nạt người khác. Trong
nhiều vụ bạo lực được nói tới, khơng ít những vụ bạo lực đã gây ra những hậu

quả nghiêm trọng về mặt thể xác. Tồi tệ hơn khi khơng ít vụ bạo lực đã cướp đi
sinh mạng của những học sinh vơ tội để lại sự thiệt thịi, đau đớn không chỉ về
mặt thể xác mà cả tinh thần cho học sinh và gia đình.
- Những đứa trẻ bị bạo lực, nhất là bạo lực về tinh thần, bạo lực ngôn ngữ thường
cảm thấy bị tổn thương, chán nản, lo âu, cô đơn, suy sụp… Sự sợ hãi hoặc nỗi ám
ảnh làm thế nào để đối phó những kẻ bắt nạt có thể khiến trẻ bị stress. Thậm chí,
tình trạng này có thể kéo dài suốt cuộc đời. Những hậu quả mà bạo lực học
đường gây ra kể cả thể xác hay tinh thần cũng đều trực tiếp ảnh hưởng đến công
việc học tập cũng như tương lai của học sinh nếu không được can thiệp kịp thời.
- Với những ảnh hưởng về mặt sức khỏe cùng với tâm lý lo lắng, căng thẳng, sợ
hãi, học sinh không thể học tập với kết quả tốt nhất có thể. Thậm chí, sự căng
thẳng quá mức về mặt tâm lý có thể buộc học sinh kết thúc việc học của mình,
hoặc cũng có thể vì gây ra hành vi bạo lực mà học sinh phải nhận kỷ luật đuổi
học. Từ đó, tương lai của các em rẽ sang một bước ngoặt khác không mấy khả
quan.
- Đặc biệt, những đứa trẻ có hành vi bạo lực, lạm dụng vũ lực từ khi cịn nhỏ, khi
lớn lên có thể mắc phải những hành vi tội ác nhiều hơn những đứa trẻ khác. Trẻ
8


em liên lụy vào hành vi bạo lực dù ở vai trị nào cũng đều có nguy cơ lạm dụng
rượu, thuốc lá, và các loại ma túy.
- Bạo lực học đường còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến mối quan hệ của những
thành viên trong gia đình. Nếu những hành vi bạo lực của học sinh để lại hậu quả
nghiêm trọng về mặt thể xác thì gia đình phải mất thêm một khoản tài chính lớn
để giải quyết hậu quả. Đó là chưa kể, gần đây có những vụ bạo lực học đường đã
dẫn tới những vụ tự sát thương tâm của những em học sinh vơ tội. Nỗi đau đó đối
với bất cứ gia đình nào cũng khơng thể bù đắp được. Trước thực trạng bạo lực
học đường trở nên nghiêm trọng thì sự lo lắng của các bậc phụ huynh càng được
đẩy lên cao. Không chỉ lo lắng cho việc học, mà cịn lo lắng cho sự an tồn của

con cái, lo lắng cho tương lai và cả tính mạng của con mình.
- Bên cạnh đó bạo lực học đường gây ảnh hưởng tới sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm
nên có thể phải bồi thường thiệt hại dân sự do xâm phạm sức khoẻ. Thiệt hại do
sức khỏe bị xâm phạm bao gồm: Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng,
phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại. Chi
phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại
trong thời gian điều trị, nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải
có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc
chăm sóc người bị thiệt hại.
b. Bạo lực gia đình
- Bạo lực gia đình ln để lại những hậu quả nghiêm trọng về cả thể xác lẫn tinh
thần cho nạn nhân, đặc biệt là đối với phụ nữ và trẻ em. Các hành vi đánh đập,
dùng vũ lực, hay bạo hành tình dục khơng tránh khỏi sức khỏe bị hủy hoại,
thương tích đau đớn, có thể bị khuyết tật suốt đời, thậm chí dẫn đến tử vong.
- Ngồi ra, bạo hành gia đình gây ám ảnh về tinh thần, luôn chán nản, buồn rầu, lo
lắng, sợ hãi, mất tự tin, hoang mang, trầm cảm; cảm thấy cuộc sống nặng nề,
căng thẳng và tuyệt vọng.
- Không những thế, bạo lực gia đình cịn ảnh hưởng đến giáo dục của quốc gia, bởi
lẽ trẻ em bị bạo lực gia đình sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình phát triển thể
chất và trí tuệ. Khi chứng kiến bạo lực gia đình, các em sẽ trong tình trạng căng
9


thẳng, sợ hại, tâm lý tiêu cực, và khơng có khả năng chơi tích cực, lẩn tránh các
mối quan hệ với các bạn cùng lứa tuổi, có xu hướng kép kín với mọi người xung
quanh. Bên cạnh đó, nhiều trẻ cịn theo chiều hướng thích gây rối, bỏ học, phạm
tội, thậm chí nghiện ma túy, vướng vào các tệ nạn xã hội. Nghiêm trọng hơn trẻ
cịn có thể trở nên bạo lực như người lớn hoặc cố gắng tự tử.
- Bạo lực gia đình là nguyên nhân dẫn tới li thân, li hơn và tan vỡ bao gia đình.
Tốn tiền chữa trị và phục hồi sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần cho nạn

nhân và người chứng kiến bạo lực gia đình. Giảm thời gian và năng suất lao động
từ đó giảm thu nhập gia đình. Khi bạo lực gia đình tác động tới nạn nhân lẫn
người gây bạo lực sẽ giảm sự đóng góp của họ tới xã hội. Tạo ra lực lượng lao
động tương lai có sức khỏe thể chất và tinh thần yếu, thiếu sáng tạo, thiếu sự chủ
động.
c. Bạo lực nơi công cộng
- Hậu quả của việc bạo lực nơi công cộng không chỉ ảnh hưởng và gây thiệt hại
nặng nề cho nạn nhân mà còn vạ lây đến những người xung quanh. Bạo lực nơi
công cộng cũng như hai loại bạo lực trên, tổn hại về thân thể, mà còn để lại tổn
thương nặng nề về tinh thần, tình cảm cho người bị xâm phạm. Hiện nay có rất
nhiều vụ xơ xát, bạo lực cơng cộng xảy ra vì những lý do rất đơn giản. Có nhiều
trường hợp chủ thể là bạn bè, người thân vì khơng thể giải quyết những mâu
thuẫn tranh chấp trong cuộc sống nên đã dùng đến bạo lực để giải quyết vấn đề.
- Hậu quả không chỉ phải trả giá bằng các hình thức xử phạt theo quy định của
pháp luật mà những hành vi hung hãn còn để lại nỗi day dứt suốt một thời gian
dài vì hậu quả mà chúng mang lại.
- Ngoài ra người xâm phạm đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác là
vi nguy hiểm, gây mất trật tự an ninh và hậu quả trực tiếp là vi phạm pháp luật,
có thể vướng vào vòng lao lý.
5. Yếu tố tác động đến các loại hình bạo lực nêu trên:
- Vấn nạn về bạo lực hiện nay còn là mối lo lắng và quan tâm lớn của pháp luật xã
hội, nó xảy ra ở tất cả các nhóm xã hội cơ bản, vượt qua ranh giới về khu vực,
văn hoá, thu nhập, mức sống, tuổi tác, địa vị,... gây ra nhiều hậu quả nghiêm
trọng cho con người và tồn xã hội. Đó không những là bạo lực học đường, bạo
10


lực gia đình mà cịn cả bạo lực nơi cơng cộng. Có thể thấy pháp luật cũng đã
điều chỉnh các mối quan hệ này bằng những văn bản quy phạm pháp luật như
Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật Hiến pháp,... Trước khi đi tìm

những biện pháp lâu dài, bền vững để ngăn chặn, xử lý các hành vi bạo lực này,
trước hết ta cần phải làm rõ nguyên nhân, yếu tố tác động đến các loại hình bạo
lực đó.
a. Bạo lực học đường
- Yếu tố tác động đến loại hình bạo lực này có thể là cá nhân, nhà trường, yếu tố
gia đình hoặc ngay cả yếu tố xã hội. Theo giác độ lý thuyết kiểm soát xã hội là sự
phạm tội bắt nguồn sâu xa từ sự yếu kém trong khả năng tự kiểm soát hành vi của
cá nhân và thiếu vắng các biện pháp kiểm sốt phù hợp từ phía xã hội. Các yếu tố
tạo sự kiềm chế bên trong chủ yếu bao gồm các yếu tố thuộc về cá nhân như: sự
kiểm soát, sự tự giác tuyệt đối trong việc tuân thủ chuẩn mực hay còn gọi là sự tự
ý thức cao độ, khả năng chịu đựng thất bại tốt, khả năng chống lại những cám dỗ,
tinh thần trách nhiệm cao. Sự kiềm chế bên ngoài bao gồm những yếu tố thuộc về
thế giới xung quanh cá nhân. Đó có thể là sự hiện diện của những giới hạn về đạo
đức có tác dụng giữ cá nhân ở bên trong các giới hạn cho phép, những tác nhân
thể chế khuyến khích sự chuẩn mực, sự giám sát của bố mẹ và nhà trưởng, sự
đồn kết trong các nhóm bạn bè,...
- Cũng có nghiên cứu cho rằng học sinh có nhận thức quy tắc của trường và tin
tưởng họ càng tốt thì càng ít có xu hướng bạo lực học đường diễn ra. Khi đó, học
sinh sẽ có mối quan hệ tích cực với giáo viên, cảm thấy thân thiện với ngôi
trường của họ, cảm thấy mơi trường tích cực và trật tự. Như vậy, càng thiếu vắng
sự kiểm soát xã hội (cả bên trong và bên ngồi) thì học sinh có hành vi bạo lực
học đường càng nhiều.
b. Bạo lực gia đình
- Bạo lực gia đình ngày càng có xu hướng gia tăng và tính chất ngày càng phức
tạp. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực gia đình vừa là nguyên nhân kinh tế,
vừa là nguyên nhân về văn hoá - xã hội, phong tục, tập quán. Sự căng thẳng
thường xuyên trong gia đình đã gây sức ép nặng nề làm nhiều cặp vợ chồng
11



khơng n tâm sản xuất, có sản xuất thì cũng khơng hiệu quả. Như vậy, nghèo đói
và bạo lực như một vịng trịn luẩn quẩn bám lấy nhau, khơng tách rời. Nghèo đói
làm tăng nguy cơ bạo lực và bạo lực làm cho gia đình khó thốt khỏi cảnh đói
nghèo.
- Về mặt xã hội, sự ảnh hưởng của nền văn hóa phong kiến với những quan niệm
mang đậm màu sắc định kiến giới thể hiện trong đời sống xã hội như tư tưởng
trọng nam khinh nữ, chồng chúa vợ tôi, tính gia trưởng của người đàn ơng xuất
phát và bị ảnh hưởng từ hệ tư tưởng Nho giáo đã thấm sâu vào tiềm thức các thế
hệ Việt Nam và hiện nay còn thể hiện ở nhiều người, trong nhiều gia đình. Chừng
nào mà xã hội cịn nhìn nhận người phụ nữ ở địa vị thấp kém, còn coi phụ nữ như
là người lệ thuộc vào chồng con, chừng đó việc sử dụng bạo lực trong gia đình
cịn chưa bị lên án mạnh mẽ, người chồng còn coi việc đánh đập vợ như một thứ
quyền bất thành luật, là điều hiển nhiên.
- Một yếu tố khác dẫn đến vấn nạn bạo lực gia đình khơng thể khơng nhắc đến đó
là cơng tác tuyên truyền phổ biến pháp luật liên quan đến bạo lực gia đình ở nước
ta hiện nay cịn chưa thực sự hiệu quả. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước
đã ban hành nhiều văn bản pháp luật và chính sách thể hiện rõ ngun tắc bình
đẳng nam nữ, không phân biệt, đối xử với phụ nữ dưới bất kỳ hình thức nào. Tuy
nhiên, những chính sách và các văn bản luật được đưa ra dù rất phù hợp thực
tiễn, rất dễ hiểu nhưng lại chưa đi sâu vào cuộc sống của nhân dân và hiệu quả
mang lại chưa cao do cơng tác tun truyền trong phịng, chống bạo lực gia đình
ở nước ta vẫn chưa phát huy hết tính tích cực. Vai trị của các cơ quan chức năng,
các tổ chức chính trị xã hội trong cơng tác phịng chống bạo lực gia đình cịn
chưa rõ rệt. Sự phối hợp giữa các ban ngành trong cơng tác phịng, chống bạo lực
gia đình hiệu quả chưa cao, đơi khi cịn mang tính hình thức, phạm vi phối hợp
cịn hạn chế, thiếu đồng bộ, chưa sâu rộng.
c. Bạo lực tại nơi cơng cộng
- Có lẽ chưa bao giờ xu hướng sử dụng bạo lực trong các ứng xử xã hội, đặc biệt là
ở nơi công cộng lại đáng báo động như hiện nay. Dường như chúng ta đang có
12



một cái nhìn lệch lạc rằng, cách giải quyết khúc mắc bằng thỏa hiệp hay thương
lượng là kém cỏi hoặc không hiệu quả.
- Hành vi ứng xử giữa con người với con người ở nơi công cộng thể hiện văn hóa
và hiểu biết của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, người ta thường lấy nhiều lý do để biện
minh cho những ứng xử phản văn hóa vốn vẫn gặp nhan nhản ngồi đường như
chen lấn, xơ đẩy, dọa nạt hay bất tuân thủ quy định, luật lệ… Đây chính là tiền đề
tạo ra sự bất ổn cho xã hội và gieo mầm cho những quan niệm tiêu cực trong đời
sống.
- Theo một nghiên cứu của Đại học Quốc gia Hà Nội, đánh giá về các nguyên nhân
đưa tới hành vi ứng xử không phù hợp của người dân nơi công cộng trên địa bàn
thành phố Hà Nội, phần lớn nhận định tập trung vào các lý giải, như: Nhận thức,
ý thức của người dân khi tham gia dịch vụ nơi công cộng cịn yếu (chiếm 76,4%);
cơng tác giáo dục, định hướng hành vi ứng xử nơi công cộng chưa được quan tâm
(64,9%); do thói quen lối sống (61,8%); các chế tài, quy định xử phạt cịn thiếu
(61,3%); chưa có bộ quy tắc ứng xử cho người dân ở nơi công cộng (60,2%); các
giá trị đạo đức truyền thống bị xem nhẹ (59,2%); việc xử lý, xử phạt người dân vi
phạm còn chưa nghiêm (58,1%)… Thiết nghĩ đây là các nguyên nhân có thực,
làm cho xu hướng bạo lực có phần nghiêm trọng hơn, dễ khởi phát hơn, hậu quả
để lại nặng nề hơn. Trong các nguyên nhân đó, nguyên nhân từ nhận thức, tâm lý,
lối sống của cá nhân là quan trọng hơn cả, bởi cách hành xử của mỗi người trước
hết chịu sự chi phối của nhận thức, tư duy, trình độ, tình cảm của riêng bản thân
họ.
- Về vấn đề gia tăng hành vi bạo lực, nghiên cứu chỉ ra rằng những cảm xúc tiêu
cực khiến con người khó chịu, có thể sử dụng bạo lực để giải phóng sự giận dữ,
thất vọng hay bất lực của bản thân ra bên ngoài. Nhiều khi hành vi bạo lực được
thực hiện để người khác thấy sức mạnh, uy lực của cá nhân. Nhưng ẩn sau đó là
sự thiếu tự tin, sự yếu đuối, thiếu hụt nội tâm mà cá nhân khơng chấp nhận điều
đó, giống như phản ánh ngược che đậy sự thật của bản thân.

- Ngoài ra, xu hướng ứng xử theo lối ăn thua, được mất cũng là phản ứng của một
số người, khi có bất đồng là họ nghĩ phải có người được, kẻ mất, người thắng, kẻ
13


thua, và phải sử dụng bạo lực khiến người khác phải thua, mình phải thắng. Cùng
với nguyên nhân tâm lý, thì lối sống thiếu lành mạnh, khơng hướng theo các
chuẩn mực xã hội cũng là nguyên nhân gây ra hành vi bạo lực. Khi hành xử trước
cộng đồng, nếu mỗi cá nhân khơng tự giác đặt mình trong sự chi phối của các
chuẩn mực xã hội, nền tảng đạo đức, văn hóa, truyền thống,… họ rất dễ có hành
vi lệch chuẩn, điển hình là bạo lực, hoặc nhẹ hơn là nói tục, chửi bậy, sống bừa
bãi…
6. Các điều kiện ( Biện pháp, giải pháp cấp bách và lâu dài, bền vững ) đảm bảo
hiệu lực, hiệu quả phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý các loại hành vi bạo lực nêu
trên:
a. Các điều kiện đảm bảo phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý các loại hành vi bạo
lực học đường
- Từ chính bản thân học sinh. Giai đoạn này hình thành nhân cách ở con người,
cùng với đó là tâm lý khơng ổn định và với một cái tôi cá nhân quá cao (mà
không biết sử dụng đúng cách). Trong giai đoạn này chỉ cần những tác động kích
thích xấu từ thế giới bên ngoài cũng khiến các em học theo, dẫn đến nhiều vụ
đánh nhau tại trường học hay cũng chính là nguyên nhân dẫn đến bạo lực học
đường. Học sinh, sinh viên, cần có ý thức tự rèn luyện và tìm hiểu, nâng cao ý
thức về hành động cũng như hậu quả của những hành động bạo lực đó. Đối với
một số học sinh cá biệt, cần có sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường để uốn
nắn, điều hướng các em vào phong trào của lớp, tránh sự phân biệt đối xử.
- Từ gia đình. Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội, truyền thống gia đình, đạo
đức gia đình và tấm gương của bố, mẹ ảnh hưởng rất lớn tới nhận thức, suy nghĩ
của những học sinh (thường là những người chưa thành niên). Vì thế bố, mẹ phải
gương mẫu cả về đạo đức và lối sống, cách hành xử phải có chuẩn mực, và cần

có thời gian hợp lý để chăm sóc, giáo dục con em mình, phải là chỗ dựa tinh thần
cho con em mình đặc biệt là người chưa thành niên và phải thường xuyên kết hợp
chặt chẽ với nhà trường, đoàn thể, chính quyền, cơ quan pháp luật để kịp thời uốn
nắn, giáo dục khi có hành vi vi phạm pháp luật do con em mình gây ra.
14


- Từ phía xã hội. chúng ta cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục
pháp luật cho nhóm đối tượng là học sinh. Giáo dục pháp luật chính là q trình
cung cấp tri thức, tình cảm niềm tin pháp luật, từ đó tạo cho học sinh có thói quen
sống và hành xử theo pháp luật. Đó là biện pháp cơ bản, thường xuyên có ý nghĩa
quyết định trong các biện pháp bảo đảm quyền của người học sinh (người chưa
thành niên). Đồng thời đây cũng là biện pháp cơ bản phịng ngừa hành vi có thể
dẫn đến phạm tội trong các vụ bạo lực học đường hiện nay.
o Xây dựng cộng đồng văn hố tạo mơi trường lành mạnh, vững chắc, cơ hội
sống tích cực: Chúng ta tạo các mối quan hệ xã hội tích cực cho người
chưa thành niên nói chung và học sinh nói riêng bằng cách mở rộng các
chương trình đào tạo kỹ năng sống, tăng cường các hoạt động ngoài giờ,
các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao, tạo các sân chơi lành mạnh để
thanh thiếu niên sống tích cực, khơng tham gia vào các hoạt động tiêu cực.
Đồng thời cần chủ động đưa người chưa thành niên tham gia vào các hoạt
động cộng đồng có ích, tránh để người chưa thành niên rơi vào tình trạng
“nhàn cư vi bất thiện” hoặc trầm cảm, suy nghĩ lệch lạc và có hành vi tiêu
cực.
- Vai trị của Nhà trường. Ngồi việc dạy chữ, truyền đạt những kiến thức cơ bản
cần hết sức quan tâm và giành nhiều thời lượng dạy về kỹ năng sống, kỹ năng
làm người thông qua việc giáo dục về đạo đức truyền thống, lịch sử, pháp luật,
giao tiếp trong gia đình và xã hội. Cần có sự liên hệ chặt chẽ giữa nhà trường và
gia đình, thơng báo thường xuyên, kịp thời về kết quả học tập, thời gian học tập
những thay đổi về tư cách đạo đức, những biểu hiện lệch lạc trong lối sống của

các em với gia đình để có biện pháp kết hợp cùng giáo dục giữa nhà trường và
gia đình.
b. Bạo lực gia đình
- Hạ nhiệt hành vi bạo lực. Hạ nhiệt có nghĩa là khi chồng nóng thì vợ bớt lời,
làm cho chồng ngi ngoai, sau đó tìm cơ hội thích hợp khun lơn để người
chồng thấy rằng hành vi bạo hành vừa qua là một sai lầm cần thay đổi. Ngược lại
nếu người vợ cũng nóng tính vì muốn chứng minh mình chính là nạn nhân oan ức
15


của sự sai lầm do chồng gây ra, đứng trên cương vị người vợ, chúng ta cũng hành
động nói năng như người chồng thì chỉ “đổ dầu vào lửa”. Sau khi đã hạ nhiệt
được cơn nóng giận người cịn lại phải biết tư vấn, bao gồm lắng nghe lý do tại
sao chồng/vợ, bố/mẹ lại hành động như vậy, sau đó tâm sự giải bày. Tuy nhiên,
thực tế nhiều người lại không hiểu và cư xử khéo léo để tháo gỡ tình huống đổ
nát trở thành lành lặn.
- Nhu cầu trợ giúp. Nếu hai nỗ lực nhường nhịn và tư vấn hỗ trợ khơng thành
cơng thì khơng cịn cách nào khác, nạn nhân cần sáng suốt để có thái độ cầu viện
trợ. Rất nhiều người hiểu sai rằng bạo hành gia đình chỉ là vấn đề nội bộ, do đó
nên đóng cửa nhà mà dạy nhau. Đóng cửa nhà thì làm sao dạy?! Cần phải có tác
động của xã hội thì bạo hành mới có thể chấm dứt. Tuy nhiên, nỗ lực của chính
tác nhân gây bạo hành gia đình mới được xem là yếu tố quan trọng nhất. Chúng
ta cần phát triển những trung tâm dành cho người có thói quen bạo lực có cơ hội
quay đầu.
o Sau những nỗ lực cá nhân thì nỗ lực xã hội cũng cần lưu tâm. Chúng ta cần
phát triển những trung tâm lánh nạn để nạn nhân của bạo hành gia đình
cảm thấy bình an khi tạm trú. Dĩ nhiên cơng việc phục hồi bệnh trầm cảm
của nạn nhân trong thời gian ở trung tâm rất quan trọng, nhưng sau khi
phục hồi thì cơng tác hịa giải lại hiếm khi được để ý. Sau đó nếu cần thiết
mới tính đến chuyện ly hơn. “Giang sơn dễ đổi, bản tánh khó dời”, phần

lớn trách nhiệm của các trung tâm giúp đỡ nạn nhân chỉ chú trọng đến
công tác phục hồi sức khỏe tâm sinh lý chứ không màng nhiều về việc tư
vấn phục hồi hạnh phúc gia đình và hàn gắn tình cảm vì nghĩ rằng hàn gắn
và nối kết chưa chắc đảm bảo hạnh phúc. Các nỗ lực hòa giải của các hội
cứu trợ và cơ quan thẩm quyền phải biết phối hợp chặt chẽ bao gồm những
lời khuyên, phân tích đúng sai kể cả các hình phạt thì nhiều người nam mới
có thể hồi đầu.
- Trong việc củng cố, kiện toàn tổ hịa giải bảo đảm tổ hịa giải có hịa giải viên
nữ. Thực hiện khoản 1 Điều 12 của Luật hòa giải ở cơ sở quy định: “… Mỗi tổ
16


hịa giải có từ 03 hịa giải viên trở lên, trong đó có hịa giải viên nữ”, trong các
năm qua, cơng tác xây dựng, củng cố, kiện tồn tổ hịa giải đã bảo đảm các tổ hịa
giải đều có ít nhất 01 hòa giải viên nữ được các địa phương triển khai nghiêm
túc. Việc xây dựng, củng cố, kiện toàn bảo đảm mỗi tổ hịa giải phải có ít nhất 01
hịa giải viên là nữ khơng chỉ góp phần thực hiện pháp luật về bình đẳng giới mà
cịn góp phần tạo điều kiện thuận lợi trong việc hòa giải các vụ việc bạo lực gia
đình, nhất là đối với phụ nữ.
- Trừng phạt bạo hành gia đình.
o Thứ nhất, ta có quy định của Luật hơn nhân gia đình của Việt Nam năm
2014
o Thứ hai, về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của
người khác theo Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 nếu
có hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một
trong các trường hợp luật định, thì bị phạt cải tạo khơng giam giữ đến ba
năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
o Về Tội hành hạ người khác theo Điều 140 Bộ luật hình sự nếu chồng/vợ
đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu khơng thuộc các

trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không
giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
o Hay là Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu,
người có cơng ni dưỡng mình theo Điều 185 Bộ luật hình sự: Người nào
đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ,
vợ chồng, con, cháu hoặc người có cơng ni dưỡng mình thuộc một trong
những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam
giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
▪ Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;
▪ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà cịn vi phạm.
o Ngồi ra, những nghị định liên quan: Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã
17


hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phịng, chống,
chống bạo lực gia đình
- Để góp phần ngăn chặn bạo lực gia đình, cần phải tuyên truyền sâu rộng về luật
pháp, xây dựng mơ hình phịng chống bạo lực gia đình ở địa phương, làm cho
mỗi gia đình hiểu rõ vai trị, trách nhiệm của mình để xây dựng gia đình ấm no,
hạnh phúc, bền vững. Cần xem đây là trách nhiệm của toàn xã hội chứ không của
riêng ai.
c. Các biện pháp, giải pháp đối với hành vi bạo lực nơi công cộng
- Để giải quyết tận gốc những hành vi bạo lực và lệch chuẩn, mỗi người cần có sự
tự định hướng từ chính bản thân mình, bởi mỗi cá nhân ứng xử văn hóa chính là
xây dựng xã hội văn minh. Việc tự kiềm chế bản thân và tiếp thu, tôn trọng ý kiến
trái chiều chính là cách tự giải quyết vấn đề. Xung đột và bạo lực hồn tồn có
thể được kiểm soát một cách chủ động nếu mỗi người tự ý thức. Ngồi ra, cần có
chế tài xử phạt đủ sức răn đe và nghiêm minh để hành vi bạo lực khơng cịn là
nỗi lo của xã hội.

- Hiện nay, chế tài đối với các hành vi, lời nói, cử chỉ xúc phạm đến người khác,
gây rối nơi công cộng đã được quy định tại Điều 5, Nghị định số 167/2013/NĐCP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh,
trật tự, an tồn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình.
Cụ thể phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100 ngàn đồng đến 5 triệu đồng (tùy mức
độ vi phạm) đối với những hành vi, lời nói, cử chỉ xúc phạm đến người khác, gây
rối nơi công cộng...
- Trong bối cảnh xã hội hiện nay dù đã có quy định nhưng mức xử phạt cịn q
thấp, khơng đủ sức răn đe. Vậy nên cần chế tài đủ mạnh để xử phạt những hành
vi bạo lực nơi công cộng.
- Đối với hành vi thiếu văn hóa nơi cơng cộng, bên cạnh tăng các mức xử phạt, chế
tài để xử lý thì điều quan trọng nhất vẫn là ý thức tự giác của mỗi người

18


7. Thiết lập danh mục các đối tượng được phỏng vấn và một số câu hỏi về nội
dung phỏng vấn:
a. Đối với bạo lực học đường: học sinh, giáo viên, phụ huynh, bảo vệ
- Một lần bạn chứng kiến vụ bạo lực học đường là lúc nào?
- Vụ bạo lực đó xảy ra ở đâu? Trong lớp học hay bên ngồi nhà trường?
- Vụ bạo lực đó bạn có quen biết những người liên quan khơng? Có tính cách như
-

thế nào?
Trước vụ bạo lực đó, thái độ của bạn thế nào?
Bạn đã bao giờ là nạn nhân của sự bắt nạt trong trường học chưa?
Bạn đã vượt qua như thế nào?
Lí do xảy ra các vụ bạo lực?
Giải pháp nào cho vấn đề?


b. Đối với bạo lực gia đình: cơng dân ( thành viên trong gia đình )
- Một lần bạn chứng kiến vụ bạo lực gia đình là lúc nào?
- Vụ bạo lực đó bạn có quen biết những người liên quan khơng? Có tính cách như
c.
-

thế nào?
Trước vụ bạo lực gia đình đó, thái độ của bạn thế nào?
Bạn đã bao giờ trải qua bạo lực gia đình trong chính gia đình mình chưa?
Bạn đã giải quyết như thế nào?
Lí do xảy ra các vụ bạo lực?
Giải pháp nào cho vấn đề?
Đối với bạo lực nơi công cộng: tất cả mọi người
Lần gần đây nhất bạn chứng kiến vụ bạo nơi công cộng là lúc nào?
Vụ bạo lực đó bạn có quen biết những người liên quan khơng? Có tính cách như

-

thế nào?
Trước vụ bạo lực nơi cơng cộng đó, thái độ của bạn thế nào?
Bạn đã bao giờ thực hiện hành vi thực hiện bạo lực nơi cơng cộng chưa?
Tại sao lại làm vậy?
Lí do xảy ra các vụ bạo lực?
Giải pháp nào cho vấn đề?

8. Soạn thảo các bảng câu hỏi về nguyên nhân/ yêu tố tác động đến các loại bạo
lực nên trên:
a. Đối với bạo lực học đường (Khảo sát học sinh cấp 2 khu vực Hà Đông)
- Em sinh năm bao nhiêu? 20___
- Giới tính của em là gì?


a. Nam

b. Nữ

- Em học lớp mấy? Lớp___
- Em cảm thấy trường học có an tồn với em khơng?
19


a. Có
b. Khơng
- Khi có mâu thuẫn với bạn, em thường:
a. Chia sẻ với thầy cơ, người thân
b. Tự mình giải quyết
c. Nhờ bạn bè giúp đỡ
- Bố mẹ có cho phép em dùng bạo lực để tự vệ không?
a. Có

b. Khơng

- Trong 6 tháng gần đây em đã chứng kiến các hành vi bạo lực nào sau đây tại
trường?(có thể chọn nhiều đáp án)
a. Tát, xô đẩy, đánh đá, dùng vũ khí,
b. Đụng chạm cơ thể
c. Trấn lột tiền
d. Chế nhạo, coi thường và gia đình
e. Dọa nạt, mắng chửi bạn bè
f. Khóa nhốt bạn khác trong nhà hay trong nhà vệ sinh…
g. Nói xấu, tung tin đồn, xúi giục mọi người tẩy chay

h. Chụp ảnh, quay phim rồi phát tán lên internet
i. Cô lập bạn học
- Em đã làm gì khi chứng kiến bạo lực ở các bạn? (Trả lời đoạn ngắn):
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
- Thường các vụ bạo lực em nhìn thấy xảy ra ở đâu? (có thể chọn nhiều đáp án)
a. Trong lớp học
b. Hành lang
c. Sân trường
d. Cổng trường
e. Nhà vệ sinh
f. Ngoài trường học, trên đường đi học, các hoạt động ngoại khóa…
- Theo em, những lí do nào dẫn đến các bạn có các hành vi như vậy? tại sao?
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
20


……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………...
- Vậy với bản thân em, em đã từng bao giờ thực hiện các hành vi đó chưa?
a. Chưa

b. Đã từng

- Lí do em làm vậy là gì? (nếu chọn đáp án là có) (có thể chọn nhiều đáp án)
a. Khơng cần lý do
b. Do bạn nhìn đểu, trêu chọc em

c. Bênh vực bạn thân của em
d. Do ghen tuông, xích mích từ trước
e. Do vơ lễ, chửi bới với em
f. Do bịa chuyện nói xấu gia đình em
g. Lý do khác (ghi rõ)……………………
- Phản ứng của bố mẹ, người thân khi em đánh nhau với bạn?
a. Đánh mắng
b. Khuyên giải
c. Khơng có ý kiến
- Phản ứng của thầy cơ khi em đánh nhau với bạn?
a. Đánh mắng
b. Xử phạt
c. Khun giải
d. Khơng có ý kiến
b. Bạo lực gia đình (Phụ nữ đã có gia đình tại địa bàn quận Cầu Giấy)
- Chị sinh năm bao nhiêu? ____
- Công việc hiên tại của chị là gì?
a. Nội trợ
b. Cơng nhân, nông dân
c. Buôn bán tự do
d. Nhân viên, công chức
e. Khác
- Thu nhập bình quân của chị?
a. Từ 3-5 triệu
b. Từ 5-10 Triệu
c. Từ 10-15 triệu
d. Trên 15 triệu
- Chị kết hôn được bao nhiêu năm? ______
- Miêu tả một chút về người chồng của chị:
……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………
- Cảm nhận của chị với cuộc hơn nhân hiên tại?
a. Hài lịng
b. Tương đối hài lòng
21


c. Rất hài lịng
d. Khơng hài lịng
e. Khác
- Từ khi kết hôn, chị đã bị chồng đánh bao nhiêu lần?
a. Chưa lần nào
b. Một lần
c. Trên 2 lần
d. Thường xuyên
e. Khơng nhớ rõ
f. Từ chối trả lời
- Nếu có, việc chị bị chồng đánh đã diễn ra trong bao lâu?
a. Mới diễn ra gần đây
b. Khoảng 1 năm
c. Trên 3 năm
d. Từ khi mới kết hôn
e. Không nhớ rõ
- Theo chị, những nguyên nhân nào thường dẫn tới việc chị và nhiều người khác bị
bạo hành?
Tiêu chí

Rất ít


ít

Thường

Rất

xun

nhiều

Do ghen tng
Khơng đáp ứng nhu cầu sinh lý
Do mâu thuẫn cách dạy con
Do say rượu
Do nghiện ngập, cờ bạc
Trọng nam khinh nữ
Tính gia trưởng
Tâm lý bất ổn
Áp lực công việc
- Phản kháng của chị ra sao (nếu) khi bị chồng đánh?
a. Chống trả
b. Nói chuyện phải trái với chồng
c. Nhờ người khác giúp đỡ
d. Chạy trốn
e. Chấp nhận
- Chị có chia sẻ với người khác khơng?
a. Có
b. khơng
- Chị thường chia sẻ với ai? (có thể chọn nhiều đáp án)
a. Với bố mẹ bên chồng

b. Với bố mẹ ruột
22


c. Với anh chị em, họ hàng
d. Với bạn bè
e. Với Hội phụ nữ
f. Không ai cả
- Tại sao khi bị bạo hành, thường người phụ nữ vẫn có xu hướng duy trì cuộc hơn
nhân?
a. Vì các con
b. Vì vẫn cịn u chồng
c. Vì danh dự gia đình
d. Vì được mọi người can ngăn
- Con cái, những người thân của chị có bị bạo hành khơng? Nếu có hãy chia sẻ lý
do.
c. Bạo lực công cộng (Người dân khu vực Cầu Giấy)
- Bạn bao nhiêu tuổi?_____
- Bạn hiện đang làm nghề gì? ___________________
- Bạn nghĩ sao về bạo lực nơi công cộng?
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………
- Bạn đã từng tham gia hoặc là nạn nhân của bạo lực nơi cơng cộng chưa?
a. Có
b. Khơng
- Bạn đã từng gặp những tình huống bạo lực nào?
a. Đánh nhau, giằng co nơi công cộng
b. Chửi bới, lăng mạ
c. Sử dụng các loại vũ khí cấm

d. Khác
- Theo bạn, đối tượng nào thường bị bạo lực nơi công cộng?
Tiêu chí

Rất ít

Thỉnh

Thường

thoảng

xuyên

Rất nhiều

Trẻ em
Trẻ vị thành niên
Thanh niên, sinh viên
Người trung niên
Người cao tuổi
- Các vụ bạo lực bạn gặp thường diễn ra ở đâu? (có thể chọn nhiều đáp án)
a. Các công viên, quảng trường
b. Các cổng trường học
c. Những nơi ít người qua lại
23


d. Nhà hàng, khách sạn, quán bar
e. Khác …………….

- Phản ứng của mọi người xung quanh về các hành vi bạo lực nơi công cộng là
nhiều nhất? tại sao?
a. Chạy vào can ngăn
b. Đứng xem, quay phim
c. Né tránh, không quan sát
d. Khơng có phản ứng gì
e. Khác
- Theo bạn, những lí do gì dẫn đến những vụ bạo lực nơi công cộng và tại sao?
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………
9. Soạn thảo các bảng câu hỏi về các điều kiện/ giải pháp đảm bảo hiệu lực, hiệu
quả phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý các loại hành vi bạo lực nêu trên: Trong bảng hỏi cần ghi rõ những thông tin cơ bản như: Đối tượng được hỏi, câu hỏi:
câu hỏi đóng, mở, kết hợp, và ô ghi định lượng, tỷ lệ % vv…trên các mẫu điều tra xã
hội học đã được thực hiện. * Do đang thời kỳ PC Dịch Covid – 19 nên các mẫu điều tra
khảo sát có thể linh hoạt, tương đối, phạm vi quy mô nhỏ, qua online vv….
a. Bạo lực học đường (Khảo sát học sinh cấp 2 khu vực Hà Đông)
- Em sinh năm bao nhiêu? 20___
- Giới tính của em là gì?

a. Nam

b. Nữ

- Em học lớp mấy? Lớp___
- Em cảm thấy trường học có an tồn với em khơng?
a. Có
b. Khơng
- Khi có mâu thuẫn với bạn, em thường:
a. Chia sẻ với thầy cô, người thân

b. Tự mình giải quyết
c. Nhờ bạn bè giúp đỡ
- Bố mẹ có cho phép em dùng bạo lực để tự vệ khơng?
a. Có

b. Khơng

24


- Trong 6 tháng gần đây em đã chứng kiến các hành vi bạo lực nào sau đây tại
trường?(có thể chọn nhiều đáp án)
a. Tát, xô đẩy, đánh đá, dùng vũ khí,
b. Đụng chạm cơ thể
c. Trấn lột tiền
d. Chế nhạo, coi thường và gia đình
e. Dọa nạt, mắng chửi bạn bè
f. Khóa nhốt bạn khác trong nhà hay trong nhà vệ sinh…
g. Nói xấu, tung tin đồn, xúi giục mọi người tẩy chay
h. Chụp ảnh, quay phim rồi phát tán lên internet
i. Cô lập bạn học
- Em đã làm gì khi chứng kiến bạo lực ở các bạn? (Trả lời đoạn ngắn):
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
- Thường các vụ bạo lực em nhìn thấy xảy ra ở đâu? (có thể chọn nhiều đáp án)
a. Trong lớp học
b. Hành lang
c. Sân trường
d. Cổng trường

e. Nhà vệ sinh
f. Ngoài trường học, trên đường đi học, các hoạt động ngoại khóa…
- Vậy với bản thân em, em đã từng bao giờ thực hiện các hành vi đó chưa?
a. Chưa

b. Đã từng

- Lí do em làm vậy là gì? (nếu chọn đáp án là có) (có thể chọn nhiều đáp án)
a. Không cần lý do
b. Do bạn nhìn đểu, trêu chọc em
c. Bênh vực bạn thân của em
d. Do ghen tng, xích mích từ trước
e. Do vơ lễ, chửi bới với em
f. Do bịa chuyện nói xấu gia đình em
g. Lý do khác (ghi rõ)……………………
- Phản ứng của bố mẹ, người thân khi em đánh nhau với bạn?
a. Đánh mắng
b. Khun giải
c. Khơng có ý kiến
- Phản ứng của thầy cô khi em đánh nhau với bạn?
25


×