Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Rèn luyện học sinh làm bài tập lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-1975 trong ôn thi THPT Quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (591.03 KB, 25 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN

An Giang, ngày 25 tháng 02 năm 2019

BÁO CÁO
Kết quả thực hiện sáng kiến kinh nghiệm
ĐỀ TÀI: RÈN LUYỆN HỌC SINH LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
1954-1975 TRONG ÔN THI THPT QUỐC GIA.

I-Sơ lược lý lịch tác giả:
-Họ và tên: Trần Thị Kim Thoa

Nữ

-Ngày tháng năm sinh: 1982
-Nơi thường trú: Xã Tân Trung, huyện Phú Tân, Tỉnh An Giang
-Chức vụ hiện nay: Tổ trưởng Tổ lịch sử
-Lĩnh vực công tác: Giảng dạy lịch sử
II.Tên sáng kiến: RÈN LUYỆN HỌC SINH LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 1954-1975 TRONG ÔN THI THPT QUỐC GIA.
III. Lĩnh vực: môn lịch sử- khối 12
IV. Mục đích yêu cầu khi áp dụng sáng kiến
1. Thực trạng ban đầu
Lịch sử là một bộ môn khoa học có ưu thế hình thành nhân sinh quan cho học sinh, rèn
tư duy sáng tạo cho các em, đặc biệt giúp cho học sinh từ hiểu biết lịch sử mà rút ra kinh


nghiệm quý giá để xây dựng và bảo vệ tổ quốc Xã hội chủ nghĩa; tự hào về các anh hùng
dân tộc; về quê hương đất nước, con người Việt Nam. Đồng thời hiện nay môn lịch sử trở
thành 1 trong 3 môn thuộc tổ hợp môn Khoa học xã hội( Sử- Địa- Gíao dục cơng dân) xếp
vào môn thi THPT Quốc gia để xét tốt nghiệp và xét vào các trường Đại học hoặc Cao
đẳng tương ứng với các khối, tổ hợp môn như: khối C00( Văn- sử- địa), A03( Tốn-HóaSử), A07(Tốn- Sử-Địa), B01(Tốn- Sinh- Sử), C03( Văn- Toán- Sử); C10( Văn- SinhSử)...với đa dạng ngành nghể: ngành Cơng an, ngành Báo chí, ngành Xã hội học, ngành
quản trị nhân lực, ngành Đại học Luật, ngành Sư phạm, ngành Tài chính- ngân
hàng....Nhưng đáng buồn là kết quả học tập bộ mơn lịch sử cịn thấp. Đều này thể hiện rõ
qua kết quả thi THPT Quốc gia trong hai năm gần đây:

1


Tỉ lệ dưới trung bình
Cả nước
An giang
Năm học 2016-2017
38,10%
54,06%
Năm học 2017-2018
17%
27%
Bảng thống kê tỉ lệ dưới trung bình trong kỳ thi THPT Quốc gia

Môn
Lịch sử

Năm học

Vậy nguyên nhân là do đâu?
Về khách quan:

Thứ 1- Nhiều học sinh chọn thi môn lịch sử cho việc xét tốt nghiệp dẫn đến học sinh
có thể khơng làm các câu khó nên chỉ cần qua điểm liệt ( tức là chỉ trên 1,25 điểm là
được);
Thứ 2- Đối với tổ hợp môn khoa học xã hội không đa dạng ngành nghề để học sinh
lựa chọn như khoa học tự nhiên nên các em không quan tâm nhiều đến môn lịch sử;
Thứ 3- Dù đã thay đổi hình thức thi khơng sử dụng hình thức thi truyền thống tự
luận mà thay vào đó là thi trắc nghiệm 100% với 4 phương án có sẵn( A, B, C, D) nên học
sinh có tâm lí chỉ cần học qua loa không cần phải học kỷ;
Thứ 4- Hiện nay, tình trạng sinh viên thất nghiệp khơng có việc làm ngày càng đông
đa số các em khối C hoặc làm không đúng ngành nghề nên rút kinh nghiệm của các đàn
anh chị đi trước mà khơng sai mê để tìm hiểu nghiên cứu lịch sử;
Thứ 5- Các em chọn lịch sử là chủ yếu do yếu các môn khoa học tự nhiên( Lý- HóaSinh) và có học lực trung bình,yếu;
Thứ 6- Tuy hiện nay số lượng học sinh đăng ký thi môn Sử rất đông nhưng với khối
lượng kiến thức nhiều dàn trải( bao gồm chương trình khối 10,11 chủ yếu kiến thức 12) sẽ
tạo tâm lí ngán ngẫm, học không nổi chỉ tập trung quan tâm đến các đề thi thử, đề kiểm tra
nên cuối cùng chỉ nắm được những tri thức tản mạn rời rạc, thiếu hệ thống mà khơng nắm
được tiến trình thời gian sự kiện, khơng nắm được sự biến động của tình hình thế giới sẽ
tác động đến Việt Nam;
Thứ 7- Với hình thức thi trắc nghiệm nên bất kì nội dung nào trong sách giáo khoa
cũng là câu hỏi. Đều đó địi hỏi người dạy không bỏ hay lướt qua bất kỳ nội dung kiến
thức nào không nằm trong giới hạn giảm tải của phân phối chương trình trong khi thời
lượng khơng thay đổi. Vì thế để kịp chương trình, thời lượng, nội dung kiến thức, người
dạy phải sử dụng phương pháp truyền thống là truyền thụ kiến thức một chiều, thầy giảng
trò nghe thầy đọc trò chép để đảm bảo đầy đủ kiến thức. Chính vì thời lượng khơng cho
phép nên các em khơng có dịp để tranh luận, để bài tỏ nhận xét của mình về vấn đề hoặc
sự kiện đó nên khơng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh khi học lịch
sử, không tạo đam mê với môn học này để rồi lượng kiến thức cũ ngày càng mai mọt hoặc
nhầm lẫn các sự kiện với nhau nên kết quả thi lại không cao. Trong khi môn lịch sử là một
môn học đặc thù với những chuổi sự kiện, diễn biến đã diễn ra trong quá khứ địi hỏi
người dạy muốn khơi phục lại bức tranh quá khứ phải linh hoạt các phương pháp trong

2


giảng dạy, thu hút sự chú ý tìm tịi sáng tạo của học sinh ngay khi truyền thụ kiến thức mới
cũng như trong ôn thi THPT Quốc gia.
Về chủ quan:
- Phương pháp giảng dạy cịn cứng nhất, mang tính rập khuôn chưa thực sự thu hút
học sinh. Đồng thời, việc truyền tải một lượng kiến thức lớn tương đối phức tạp như mơn
Lịch sử, nhưng chưa có phương pháp phù hợp giúp học sinh hệ thống kiến thức là một vấn
đề còn bỏ ngõ.
Thấy được 2 nguyên nhân khách quan và chủ quan như trên, tôi nhận định rằng: Với
vai trị là giáo viên mơn Lịch sử, trước hết tơi phải có trách nhiệm giải quyết vấn đề chủ
quan trước. Vì thế, tơi ln tìm tịi, học hỏi, nghiên cứu các giải pháp giúp học sinh hệ
thống kiến thức lĩnh hội được một cách có tổ chức, và ứng dung thành công trong kỳ thi
THPT Quốc Gia. Và rồi, “Rèn luyện học sinh làm bài tập” là phương pháp tôi đã xây
dựng để khắc phục vấn đề này.
Trong quá trình dạy ôn thi THPT Quốc gia tại trường THPT Chu Văn An, tôi thường
sử sụng phương pháp “Rèn luyện học sinh làm bài tập”. Phương pháp này nhằm phát huy
tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh giúp học sinh nắm chắc các sự kiện một cách
toàn diện và thấu hiểu được bản chất của vấn đề; đối chiếu các sự kiện trong cùng một thời
điểm, tìm ra mối liên hệ giữa các sự kiện với nhau. Từ đó học sinh sẽ hiểu bài và nhớ lâu
hơn, sẽ giải được các dạng bài tập trắc nghiệm ở các mức độ khác nhau mà khơng cần phải
học thuộc lịng kiến thức. Có như vậy mới đạt hiệu quả cao trong các kì thi , đặc biệt là kì
thi THPT Quốc gia. Đồng thời các em thấy được niềm tự hào về quê hương đất nước, về
các anh hùng dân tộc, về nguồn gốc lịch sử nước nhà, tránh những luận điệu xuyên tạc của
kẻ thù; về sự biến đổi của tình hình thế giới tác động đến đất nước ta trong quá khứ cũng
như trong hiện nay. Với ưu điểm của phương pháp này, tôi quyết định chọn đề tài “ Rèn
luyện học sinh làm bài tập lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-1975 trong ôn thi THPT Quốc
gia”.
2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến

Năm học 2016-2017 được sự phân cơng của Ban Gíam Hiệu trường THPT Chu Văn An
về dạy ôn thi THPT Quốc gia, tôi dạy 1 lớp KHXH( Xã hội 1) với số lượng 43 học sinh(
ghép từ 4 lớp đại trà 12c1+ 12c2 + 12c3 + 12c4). Đến năm học 2017-2018, ngay từ đầu
nhà trường đã phân loại học sinh theo tổ hợp mơn( trong đó KHXH gồm 4 lớp, tơi được
phân cơng dạy 2 lớp( 12c8- chủ yếu khối D; 12c10 chủ yếu khối C). Năm học 2018-2019,
dạy 1 lớp xã hội( 12c10)
KHTN
(Lý- Hóa- Sinh)
Năm học 2016-2017 7 lớp
Năm học 2017-2018 7 lớp
Năm học 2018-2019 7 lớp

KHXH
( Sử- Địa- GDCD)
4 lớp
4 lớp
4 lớp
3

GV:Trần Thị Kim Thoa
dạy các lớp:
1 lớp ( xã hội 1)
2 lớp ( 12c8+12c10)
1 lớp ( 12c10)


Một trong những nguyên nhân làm cho học sinh chọn tổ hợp mơn KHXH ít hơn
KHTN là do: kiến thức cần phải học nhiều quá,lại khô khan. Riêng đối với bài học lịch sử
thường rất dài, học sinh khó nhớ, phân phối tiết chương trình lại ít, học sinh đa phần có
học lực trung bình yếu nên việc nắm được kiến thức một cách hệ thống, khoa học là đều

rất khó đối với học sinh. Vì vậy người thầy phải sử dụng đa dạng phương pháp trong đó
trọng tâm là rèn luyện học sinh làm bài tập thường xuyên, nhuần nhuyễn. Rèn luyện học
sinh làm bài tập lịch sử giúp học sinh có suy nghỉ độc lập, nhận thức, rèn luyện kỹ năng
thực hành, hiểu sâu nhớ lâu sự kiện lịch sử, hiểu được vấn đề lịch sử, khắc phục tình trạng
học thuộc lịng, xâu chuổi được các sự kiện lại với nhau khơng cịn lúng túng khi xác định
và trả lời các phương án nhiễu. Biến lịch sử trở thành mơn học u thích, mơn thế mạnh
khơng cịn khơ khan và ngán ngẫm như đã nhận định trước đây.
Vậy thế nào là bài tập lịch sử? Bài tập lịch sử là một hệ thống thông tin xác định về tổ
chức q trình dạy học ở trường phổ thơng khi triển khai, đánh giá kết quả học tập lịch sử
của học sinh trên các khía cạnh: nhận thức, tình cảm, kỹ năng, kỹ xảo. Bài tập lịch sử gồm
các đặc điểm sau:
- Bài tập lịch sử được xem là 1 hệ thống thông tin qui định nhiệm vụ học sinh phải
thực hiện hay mục đích mà học sinh và giáo viên cần hồn thành trong q trình dạy học
lịch sử.
- Bài tập lịch sử được tiến hành ở tất cả các khâu trong quá trình dạy học: nghiên cứu
tài liệu mới, ơn tập, củng cố, hệ thống hố kiến thức, vận dụng kiểm tra đánh giá kiến
thức, cảm xúc, kỹ năng, kỹ xảo.
- Bài tập lịch sử là phương tiện thúc đẩy nổ lực tự học của học sinh, giúp các em dần
dần tiếp cận với phương pháp tư học, tự nghiên cứu.
Như vậy bài tập lịch sử là 1 khâu quan trọng của bài học và chương trình sách giáo
khoa, góp phần từng bước hồn thành mục tiêu mơn học. Làm bài tập lịch sử là điều tất
yếu và bắt buộc trong quá trình học lịch sử. Là 1 trong những biện pháp để nâng cao tính
tích cực học tập của học sinh. Thế là trong q trình ơn thi THPT, tôi đã sử dụng phương
pháp rèn luyên học sinh làm bài tập, đặc biệt bài tập lịch sử việt nam giai đoạn 1954-1975.
Đây là thời kì dân tộc Việt Nam kháng chiến chống Mĩ cứu nước gần 21 năm, là
cuộc chiến tranh cứu nước dài ngày nhất, ác liệt và phức tạp nhất trong lịch sử chống
ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Trong cuộc chiến lâu dài ấy, đế quốc Mĩ đã tiến hành 4
chiến lược chiến tranh ở miền Nam, tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc 2 lần và nhân
dân ta đã trải qua năm giai đoạn, mỗi giai đoạn có chủ trương ,khẩu hiệu khác nhau, phản
ánh từng bước phát triển, bước chuyển biến về chất của cuộc kháng chiến, cuối cùng thực

hiện bước nhảy vọt lớn nhất giành thắng lợi hoàn toàn , kết thúc oanh liệt cuộc kháng
chiến.
+ Giai đoạn 1( 1954-1960): đế quốc Mĩ thực hiện chính sách thực dân kiểu mới ở miền
Nam thông qua chế độ độc tài Ngơ Đình Diệm. Ta ra sức ổn định củng cố miền Bắc, xây
dựng miền Bắc theo hướng XHCN, làm căn cứ địa vững chắc cho cách mạng cả nước;
nhân dân miền Nam tiến hành đấu tranh chính trị địi thi hành Hiệp định Giơnevơ. Đồng
4


thời ra sức tìm phương pháp đấu tranh thích hợp để vừa đẩy mạnh cách mạng miền Nam
vừa bảo vệ được miền Bắc, bảo vệ hệ thống XHCN, bảo vệ hịa bình thế giới.
+ Giai đoạn 2( 1961-1965): Đế quốc Mĩ tiến hành chiến lược “Chiến tranh Đặc biệt”cuộc chiên tranh bằng quân đội Sài gòn là chủ yếu dưới sự chỉ huy cố vấn Mĩ cùng với
phương tiện chiến tranh hiện đại bởi những cuộc hành quân càn quyét, bình định miền
Nam. Cách mạng miền Nam từ khởi nghĩa từng phần phát triển lên chiến tranh cách mạng,
kết hợp đấu tranh quân sự và chính trị, đánh địch bằng 3 mũi giáo công trên cả 3 vùng
chiến lược, phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân ở miền Nam để đánh bại chiến lược “
Chiến tranh Đặc biệt” của đế quốc Mĩ và tay sai.
+ Giai đoạn 3( 1965-1968): Đế quốc Mĩ tiến hành chiến lược “ Chiến tranh Cục bộ” đưa
quân viễn chinh Mĩ vào miền Nam , đẩy mạnh chiến tranh phá loại bằng không quân và
hải quân đối với miền Bắc. Cả nước ta trực tiếp đánh Mĩ, đẩy mạnh chiến tranh nhân dân
phát triển đến trình độ cao trên cả 2 miền đánh thắng “ Chiến tranh Cục bộ” tạo bước
ngoặt quyết định trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
+ Giai đoạn 4( 1969-1973): Đế quốc Mĩ tiến hành chiến lược “ Việt nam hóa chiến
tranh”, xuống thang chiến tranh, rút dần quân viễn chinh Mĩ về nước nhưng kéo dài cuộc
chiến tranh và mở rộng chiến tranh sang Đông Dương. Quân và dân ta phối hợp với quân
và dân Lào, Campuchia đánh bại một bước quan trọng trong chiến lược Việt nam hóa
chiến tranh và học thuyết Nichxơn ở Đông Dương; miền Bắc đánh bại lần thứ 2 cuộc
chiến tranh phá hoại miền Bắc mà định cao là cuộc tập kích đường khơng chiến lược, bởi
trận Điện Biên Phủ trên không buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pari, rút hết quân Mĩ và quân
các nước đồng minh ra khỏi miền Nam Việt nam.

+ Giai đoạn 5( 1973-1975): Sau Hiệp định Pari, Mĩ tiếp tục chiến lược Việt Nam hóa
chiến tranh, chỉ huy ngụy quân, ngụy quyền tiến hành cuộc chiến tranh lấn chiếm và bình
định. Ta tạo lực, tạo thế , tạo thời cơ, kiên quyết tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy
Xuân 1975 kết thúc thắng lợi trọn vẹn cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Qua khái quát 5 giai đoạn, chúng ta thấy dân tộc Việt Nam trải qua 21 năm kháng chiến
chống Mĩ với rất nhiều sự kiện, hiện tượng lịch sử. Vậy làm sao để học sinh nhớ mà không
phải nhầm lẫn các sự kiện với nhau, làm sao để so sánh các sự kiện, nhận dạng từ khóa của
sự kiện, hiện tượng, làm sao để khắc sâu kiến thức cho học sinh, làm sao để kết quả thi
THPT Quốc gia đạt kết quả cao. Thế là tôi tiến hành rèn luyện cho học sinh làm bài tập
bằng nhiều cách: bài tập tạo biểu tượng lịch sử ; bài tập trả lời ngắn; bài tập so sánh và
cuối cùng là bài tập trắc nghiệm khách quan với 4 phương án. Bốn phương pháp này nhằm
giúp học sinh nắm chắc sự kiện, nhớ lâu kiến thức, hiểu được vấn đề lịch sử, khắc phục
tình trạng học thuộc lịng, nâng cao chất lượng học tập của học sinh, sẽ đạt hiệu quả cao
trong thi cử.
3. Nội dung sáng kiến
a. Tiến trình và thời gian thực hiện
5


Bắt đầu năm học 2016-2017, do đây là năm Bộ Giáo dục thay đổi hình thức thi THPT
Quốc gia dưới dạng trắc nghiệm đối với tất cả các môn thi ngoại trừ môn văn, nên nội
dung kiến thức khá nhiều, phải truyền đạt tất cả kiến thức có trong sách giáo khoa dù đó là
đoạn chữ lớn hay đoạn chữ nhỏ trong sách, đồng thời với 4 phương án khá giống nhau
nhưng chỉ chọn 1 đáp án đúng cho nên Ban giám hiệu nhà trường, ngay từ đầu năm học
tăng 2 tiết/ tuần đối với môn Sử lớp 12. Hai tiết tăng này dùng để ôn tập củng cố kiến thức,
tiếp cận với các dạng câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan. Thế là để hoc sinh nắm
chắc sự kiện, xâu chuổi các sự kiện, tôi đã sử dụng 4 phương pháp để rèn luyện cho học
sinh làm bài tập, đặc biệt khi ôn tập Lịch sử Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ
giai đoạn 1954-1975( bài tập tạo biểu tượng lịch sử; bài tập trả lời ngắn; bài tập so sánh và
cuối cùng là bài tập trắc nghiệm khách quan với 4 phương án) sau khi các em học xong lý

thuyết. Từ năm 2017-2019, tôi cũng áp dụng 4 loại bài tập này trong thời gian ôn thi sử
Việt Nam giai đoạn 1954-1975 đối với lớp 12c10.Cụ thể như sau:
* Bước 1: Ôn từng bài
+ Sau khi cung cấp xong lý thuyết từng bài trong giờ chính khóa( bài 21: Xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam 19541960, bài 22: Nhân dân 2 miền trực tiếp chiến đấu chống Mĩ 1965-1973, bài 23: Khôi
phục và phát triển kinh tế- xã hội ở miến Bắc và giải phóng hồn tồn miền Nam 19731975) thì đến giờ trái buổi tơi cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm khách quan với 4
phương án theo từng bài( 2 tiết/ bài)
+ Phương pháp bài tập tạo biểu tượng lịch sử và bài tập so sánh được thực hiện trong
khoảng thời gian 2 tiết khi giải xong bài tập trắc nghiệm của 3 bài.
+ Bài tập trả lời ngắn được thực hiện trong khoảng 15 phút đầu giờ ơn tập từng bài.
* Bước 2: Sau học kì 2, tôi ôn theo từng giai đoạn lịch sử. Đối với giai đoạn Sử Việt Nam
1954-1975 sử dụng chủ yếu 2 phương pháp( bài tập trả lời ngắn và bài tập trắc nghiệm với
4 phương án )cùng 1 lúc.
* Bước 3: giải đề thi thử: bao gồm tất cả kiến thức Sử 12( Thế giới + Việt Nam) và kèm
theo Sử 11.
b. Biện pháp tổ chức
b1. Bài tập tạo biểu tượng lịch sử bằng cụ thể hóa thời điểm xảy ra sự kiện lịch sử.
Tạo biểu tượng lịch sử là cơ sở để học sinh hiểu sâu sắc các sự kiện, sự nhập thân vào
lịch sử , giúp các em hình thành những khái niệm lịch sử, giúp học sinh tránh được những
sai lầm về hiện đại hóa lịch sử, những nhận thức thiếu chủ quan, nhận định tình hình thiếu
cơ sở khoa học.Có nhiều biện pháp để tạo biểu tương lịch sử cụ thể như sau:
* Tạo biểu tượng lịch sử bằng cách nhớ niên đại rõ ràng. Ví dụ để học sinh ghi nhớ
những thắng lợi quân sự quan trọng như sự kiện Đông xuân 1964-1965, Tổng tiến công và
nổi dậy xuân Mậu thân 1968, Tiến công chiến lược 1972, Tổng tiến công và nổi dậy Xuân
6


1975 thì giáo viên tạo biểu tượng như sau: Những thắng lợi quân sự tiêu biểu diễn ra vào
thời điểm màu Xuân trong lịch sử dân tộc Việt Nam giai đoạn 1954-1975.
Tương tự như vậy giáo viên có thể yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức cũ: trong thời kì

kháng chiến chống Pháp giao đoạn 1954-1954 có những thắng lợi quân sự nào tiêu biểu
diễn ra vào thời điểm mùa Xuân dưới sự lãnh đạo của Đảng( Tiến công chiến lược Đông
xuân 1953-1954, đỉnh cao Điện Biên Phủ 1954).
* Tạo biểu tượng lịch sử bằng nêu đặc trưng của thời điểm diễn ra sự kiện đó.
Ví dụ 1: Trong kháng chiến chống Mĩ của dân tộc ta từ 1954-1975 có 2 sự kiện mở ra 2
bước ngoặt của cc kháng chiến, học sinh ghi nhớ đó là Tổng tiến công và nổi dậy xuân
1968- đánh dấu bước ngoặt ( bước ngoặt đầu tiên) buộc Mĩ tuyên bố “ phi mĩ hóa chiến
tranh” thừa nhận sự thất bại chiến lược chiến tranh Cục bộ, buộc Mĩ phải ngừng các hoạt
động chống phá miền Bắc, phải đến đàm phán với ta tại Hội nghị Pari; Hiệp định Pari
1973- đánh dấu bước ngoặt mới( bước ngoặt thứ hai) của cuộc kháng chiến, Mĩ phải tôn
trọng các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, phải rút quân về nước. như vậy với Hiệp
định Pari 1973 Mĩ đã cút khỏi Việt Nam tạo điền kiện để ta đánh cho “Ngụy nhào” giải
phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Ví dụ 2: Thắng lợi mở đầu của quân dân Việt Nam có khả năng đánh bại chiến lược chiến
tranh Đặc biệt( trận Ấp Bắc 1963); có khả năng đánh bại chiến tranh cục bộ( trận Vạn
Tường 1965), Vạn Tường được coi là Ấp Bắc -mở đầu cao trào tìm mĩ mà đánh lùng ngụy
mà diệt.
* Tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh nắm thời điểm lịch sử quan trọng:
Vào lúc 11giờ 30 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975, khi thấy lá cờ cách mạng tung bay
trên nóc Dinh Độc lập, các chiến sĩ, xe tăng vô cùng vui sướng với những tiếng súng nổ
làm rung chuyển bầu trời- “11giờ 30 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975”- mãi mãi đi vào lịch
sử dân tộc như móc vàng chói lọi. Bởi vì để có giờ phút lịch sử đó, cả dân tộc Việt Nam
phải mất 21 năm chịu nổi đau chia cắt, 21 năm hàng triệu nhân dân 2 miền đánh đổ xương
máu để đổi lấy hịa bình, độc lập và thống nhất.
b2.Bài tập trả lời ngắn.
Trả lời ngắn hay còn gọi là trắc nghiệm điền khuyết là dạng trắc nghiệm khách quan có
câu trả lời tương đối tự do khi nêu ra một mệnh đề có khuyết một bộ phận, học sinh nghĩ
ra nội dung trả lời thích hợp để điền vào chổ trống . Thường là những câu trả lời có nội
dung ngắn gọn hoặc vài từ. Phương pháp này sẽ làm cho học sinh khơng có cơ hội đốn
mị mà phải nhớ ra nghĩ ra, tự tìm câu trả lời, qua đó sẽ đánh giá mức độ hiểu biết của học

sinh khi giải thích các dữ kiện giúp học sinh luyện trí nhớ khi học hay khi suy luận. Chẳng
hạn như:
- Năm 1955, Pháp rút khỏi đảo Cát Bà( Hải Phòng) đánh dấu......................( miền Bắc giải
phóng)
7


- Năm 1959, Ngơ Đình Diệm đề ra Luật 10/59 nhằm mục đích chính...........................( đặt
Đảng cộng sản ngồi vịng pháp luật).
- 1960, Phong trào Đồng khởi thắng lợi, đánh dấu bước phát triển cách mạng miền
Nam.........................................(từ thế giữ gìn lực lượng sang tiến công).
- Kết quả phong trào Đồng khởi dẫn đến thành lập Mặt trận đoàn kết dân tộc mang
tên....................(Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam việt nam 20/12/1960).
- Đại hội đại biểu lần thứ 3 của Đảng( 1960) họp tại nơi nào..................( Hà Nội).
- Nội dung chủ yếu của Đại hội 3 (1960) là...............( nêu ra nhiệm vụ chiến lược cả
nước và nhiệm vụ từng miền).
- Thắng lợi quân sự mở đầu chống chiến tranh Đặc biệt.............( trận Ấp Bắc 1963)
- Chiến thắng làm phá sản cơ bản chiến tranh Đặc biệt.......( trận Bình Gĩa 1964- (đánh
bại trực thăng vận, thiết xa vận)).
- Chiến thắng làm phá sản hoàn toàn chiến tranh Đặc biệt.......( trận Đồng Xoài 1965).
- Vai trị miền bắc trong thời kì chống Mĩ....( quyết định nhất cả nước)
-Vai trò miền Nam trong thời kì chống Mĩ.......( Quyết định trực tiếp miền nam)
- Thắng lợi làm phá sản hoàn toàn chiến tranh Cục bộ là..................( Tổng tiến công
1968)
- Thắng lợi buộc Mĩ tuyên bố “ phi Mĩ hóa chiến tranh”...............(Tổng tiến cơng 1968)
- Thắng lợi buộc Mĩ phải tuyên bố “mĩ hóa trở lại” chiến tranh......( Tiến cộng chiến lược
1972).
- Mĩ kí hiệp định Pari 1973 sau khi bị thất bại tại trận..........( Trận Điên Biên phủ trên
khơng 1972( đánh bại cuộc tập kích chiến lược B52)).
- Sự kiện đánh dấu bước ngoạt mới trong cuộc kháng chiến chống Mĩ .....( Hiệp định Pari

1973)
- Chiến thắng phước Long đầu 1975 có ý nghịa như.....( trận trinh sát chiến lược)
-3/1975 Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi đánh dấu cách mạng miền nam từ.........( tiến
công chiến lược sang tổng tiến công chiến lược)
- 4/1917 Chiến dịch Huế- Đà Nẵng giành thắng lợi đánh dấu cách mạng miền nam......(
đưa cuộc tổng tiến công phát triên lên bước mới)
- Chiến dịch Hồ Chí Minh thắng lợi (30/4/1975)đánh dấu...... (Miền Nam giải phóng).
-Tỉnh cuối cùng ở miền Nam giải phóng .................( Châu Đốc).
- Sự kiện có tầm quan trọng quốc tế, có tính thời đại sâu sắc đó là.........( kháng chiến
chống Mĩ)
8


-Xương sống của Mĩ trong chiến tranh Đặc biệt.......( Ấp chiến lược)
-Âm mưu cơ bản của mĩ trong chiến tranh Đặc biệt.....(dùng người việt đánh người việt)
-1/1960 diễn ra sự kiện gì ở miền Nam......( Trung ương cục miền Nam ra đời)
-Quân giải phóng miền Nam thành lập 1961 trên cơ sở hợp nhất.............( lực lượng vũ
trang)
- Phong trào thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công được phát động sau sự kiện......( chiến
thắng Ấp Bắc)
- Mĩ phát động chiến lược chiến tranh Cục bộ nhằm mục đích.....( giành thế chủ động)
-Nhân dân miền Nam Việt Nam hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong
thời kì.................( thời kì 1954-1975).
-Đặc điểm độc đáo nhất( sáng tạo nhất) của Đảng ta trong thời kì 1954-1975 là tiến hành
đồng thời ...................( hai nhiệm vụ chiến lược ở 2 miền)
b3. Bài tập so sánh sự kiện lịch sử bằng hình thức tự luận.
Bài tập so sánh là hình thức so sánh 2 vấn đề lịch sử có nội dung tương đương nhau
diễn ra trong những thời điểm khác nhau nhằm rút ra những điểm giống và khác nhau giữa
2 vấn đề từ đó tìm hiểu hồn cảnh lịch sử, vì sao có sự khác nhau đó, sự khác nhau đó có ý
nghĩa như thế nào? Sự khác nhau đó có thể là tiến bộ đồng thời củng có thể là tiêu cực. Ví

dụ 1: So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa “Chiến tranh Đặc biệt”, “Chiến tranh Cục
bộ”, “Việt Nam hóa chiến tranh”.
Chiến
tranh Chiến
tranh VN hóa chiến
Nội dung
đặc biệt
cục bộ
tranh
- Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới
của Mĩ, nhằm biến MN thành thuộc địa kiểu mới của

- Đều thực hiện âm mưu đàn áp và chống lại CM và
Âm mưu, bản
nhân dân MN( chiếm đất, giành dân)
Giống nhau
chất
- Đều đẩy mạnh các hoạt động chống phá miền Bắc.
- Đều sử dụng vũ khí và phương tiện chiến tranh của

-Dựa vào lực lượng quân sự Mĩ.
Quân đội SG
Tiến hành bằng
giữ vai trò chủ
quân đội Mĩ,
Tiến hành bằng
yếu dưới sự chỉ
quân đồng minh
quân đội SG
huy của cố vấn

Lực lượng
của Mĩ và quân
dưới sự chỉ huy
Mĩ, quân Mĩ giữ
SG. Trong đó,
Khác nhau
của cố vấn Mĩ,
vai trị phối hợp
qn Mĩ giữ vai
chiến đấu và
trị chủ yếu
yểm trợ.
Quy mơ chiến
Mở rộng cả hai Không chỉ ở
Diễn ra mở MN
tranh
miền Nam và MN, phá hoại ra
9


Bắc

Biện pháp

Hành quân càn
quyét, coi “ấp
chiến lược” là
quốc sách

Mở những cuộc

hành qn “tìm
diệt” và “bình
định”

Ác liệt
CTĐB

Tính chất

Ví dụ 2: So

sánh 2 lần Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc

Nội dung
Mục đích

hơn

MB, cả Lào và
CPC.
Đẩy mạnh hoạt
động
“bình
định”, lợi dụng
mâu thuẫn của
LX và TQ để
hạn chế sự giúp
đỡ
Ác liệt hơn
CTĐB


CTCB.

giống nhau

Khác nhau

Chiến tranh phá hoại lần Chiến tranh phá hoại lần 2(
1( 1964-1968
1972)
- Phá tiềm lực kinh tế quốc phòng, phá công cuộc xây dựng
CHXH.
- Ngăn chặn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc, từ miền
Mắc vào Nam.
- Uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí của ta
- Bối cảnh: Mĩ chính thức - Bối cảnh: Mĩ phá hoại miền
phá hoại miền Bắc lần 1( Bắc lần 2 sau khi Mĩ thất bại
2/1965) trong khi Mĩ chiến lược VN hóa chiến tranh)
đang thực hiện chiến
tranh Đặc biệt ở miền
Nam.
- Cứu nguy cho chiến lược Việt
nam hóa chiến tranh.
-Tạo thế mạnh trên bàn đàm
phán( thơng qua cuộc tập kích
chiến lược B52 cuối 1972)mưu đồ chính trị ngoại giao
mới.

Ví dụ 3: So sánh cuộc Tổng tiến công và nổi dậy 1968 với tiến công 1972.
Tổng tiến công và nổi dậy Tiến công

1968
1972
Bối cảnh

Mĩ tiến hành CT Cục bộ

10

Mĩ tiến hành VN hóa chiến
tranh


Địa bàn tiến công chủ yếu

Các đô thị miền Nam

Quảng Trị

Kết quả

thắng lợi

chọc thủng 3 phịng tuyến:
Quảng Trị, Tây Ngun,
Đơng Nam Bộ.

Ý nghĩa

- Làm lunh lay ý chí xâm - Buộc Mĩ tuyên bố Mĩ hóa
lược của Mĩ.

trở lại CT
- Buộc Mĩ tun bố "phi mĩ
hóa" CT.
- Chấm dứt khơng điều kiện
phá miền Bắc.
-Chấp nhận đàm phán với ta
tại Hội nghị Pari.
-Mở ra bước ngoặt trong
cuộc kháng chiến chống Mĩ.

Ví dụ 4: So sánh chiến dịch Hồ Chí Minh 1975 với chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
Chiến dịch Điện Biên Phủ
13/3-7/5/1954

giống nhau

Khác nhau

Chiến dịch Hồ Chí
Minh
26-30/4/ 1975
- Đều là trận quyết chiến chiến lược.
- Đỉnh cao của 2 cuộc tiến công( đông xuân 19531954 và Xuân 1975)
- Tập trung lực lượng đến mức cao nhất.
-Bao vây, tổ chức tiến công.
Địa bàn
rừng núi
Đô thị
Phương
Đánh chắc tiến chắc

thần tốc, táo bạo , bất
châm
ngờ, chắc thắng( đánh
nhanh thắng nhanh)
thời gian
Dài hơn( 56 ngày )
ngắn hơn(5 ngày)
Hình thức
tiến cơng qn sự( lực kết hợp tiến công( lực
lượng vũ trang)
lượng vũ trang) và nổi
dậy( quần chúng)
Đối tượng Quân Pháp
chủ yếu quân Sài Gòn
cách mạng

b4. Bài tập trắc nghiệm khách quan với 4 phương án.
Phương pháp này nhẳm giúp học sinh hiểu được bản chất của sự kiện, mối liên hệ giữa
các sự kiện. Ví dụ:
11


Câu 1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960) diễn ra trong bối cảnh
lịch sử
A. Cách mạng hai miền Nam-Bắc có những bước tiến quan trong.
B. Cách mạng miền Nam Việt Nam đang đứng trước những khó khăn.
C.Cách mạng ở Miền Bắc đang chống lại sự phá hoại nặng nề của Mĩ.
D. Cách mạng miền Nam gặp khó, cách mạng miền Bắc thành cơng
Câu 2. Nội dung “bình định miền Nam trong 2 năm” , là kế hoạch quân sự nào sau đây
của Mĩ?

A. Kế hoạch Xtalây Taylo.
B. Kế hoạch Giônxơn Mac-namara.
C. Kế hoạch định mới của Mĩ.
D. Kế hoạch Đờ-Lát Đờ-tát-Xi-nhi.
Câu 3. Ngày 17-1-1960 tại Bến Tre nổ ra phong trào đấu tranh nào ?
A. Chống bình định. B. Phá ấp chiến lược.
C. Đồng khởi. D. Trừ gian diệt ác.
Câu 4. Nhiệm vụ của Cách mạng miền Nam Việt Nam sau 1954 là
A. chống lại sự bắn phá và ném bom ác liệt của chính quyền Mĩ-Diệm
B. hàn gắn vết thương chiến tranh, khơi phục và phát triển kinh tế.
C. tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện thống nhất nước nhà.
D. tiến hành đấu tranh vũ trang để đánh bại chiến tranh xâm lược của Mỹ, Diệm.
Câu 5. Quyết định cơ bản của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 15 (1-1959) là
gì?
A.Dùng đấu tranh ngoại giao để đánh đổ ách thông trị Mĩ - Diệm.
B.Nhờ sự giúp đỡ của các nước ngoài để đánh Mĩ - Diệm.
C.Giành chính quyền bằng con đường đấu tranh hịa bình.
D.Nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ quyền Mĩ - Diệm.
Câu 6 . Chiến thắng Bình Giã (2-12-1964) là thắng lợi của quân dân miền Nam chống
chiến lược chiến tranh nào của Mĩ ?
A. Chiến lược “chiến tranh đặc biệt”.
B. Chiến lược “chiến tranh cục bộ”.
C. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.
D. Chiến lược “chiến tranh đơn phương”.
Câu7. Âm mưu cơ bản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ tiến hành ở miền
Nam Việt Nam là gì?
A. Dùng người Việt đánh người Việt. B.Tiêu diệt lực lượng của ta.
C.Kết thúc chiến tranh.
D.Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh.
Câu 8. Ngày 16-05-1955 lực lượng nào rút khỏi miền Bắc nước ta?

A. Quân Anh. B. Quân Pháp. C. Quân Trung hoa dân quốc. D. Quân Nhật Bản.
Câu 9. Thắng lợi nào dưới đây khơng góp phần làm phá sản hoàn toàn chiến lược
“Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam?
A. Vạn Tường. B. An Lão.
C. Đồng Xoài.
D. Ba Gia.
Câu 10. Thắng lợi nào dưới đây chứng tỏ quân dân miền Nam có khả năng đánh bại chiến
lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ?
A.Chiến thắng Bình Giã. B.Chiến thắng Ấp Bắc. C.Chiến thắng Vạn Tường. D.
Chiến thắng Đồng Xoài.
Câu 11. Chiến thắng nào của quân và dân ta đánh dấu sự phá sản cơ bản của “Chiến tranh
đặc biệt” (1961-1965) của Mĩ?
A.Ba Gia. B. An Lão.
C. Ấp Bắc.
D. Bình Giã.
Câu 12. Âm mưu của Mĩ đối với miền Nam Việt Nam sau hiệp định Giơnevơ 1954 là
12


A. biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới. B. biến nước ta thành thị trường tiêu thụ
hàng hoá của Mĩ.
C. bưa quân đội Mĩ vào miền Nam. D. phá hoại các cơ sở kinh tế của ta.
Câu 13. Nhân dân miền Nam Việt Nam sử dụng bạo lực cách mạng trong phong trào
Đồng khởi
(1959 - 1960) vì
A. lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam đã phát triển.
B. không thể tiếp tục đấu tranh bằng con đường hịa bình.
C. cách mạng miền Nam đã chuyển hẳn sang thế tiến cơng.
D. mọi xung đột chỉ có thể được giải quyết bằng vũ lực.
Câu 14. Chiến thắng nào của ta mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt”

trên khắp miền Nam?
A. Ấp Bắc.

B. Vạn Tường.

C. Bình giã.

D. Đồng Xoài.

Câu 15. Phạm vi thực hiện chiến lược chiến tranh cục bộ của Mĩ là:
A. Miền Nam B. Cả nước.
C. Miền Bắc
D. Đông Dương.
Câu 13. Trong chiến lược chiến tranh cục bộ Mĩ đề ra chiến lược quân sự mới “Tìm diệt”
nhằm mục đích gì?
A. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
B. Tạo thuận lợi trên bàn ngoại giao.
C. Giành lại thế chủ động trên chiến trường. D. Ngăn chặn tiếp viện từ Bắc vào Nam.
Câu 16. Điểm giống nhau cơ bản nhất giữa chiến tranh cục bộ và Việt Nam hóa chiến
tranh là hình thức
A. chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, nằm trong chiến lược toàn cầu của Mĩ.
B. chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, sử dụng quân đội Sài Gòn là chủ yếu.
C. chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, sử dụng quân đội Mỹ là chủ yếu.
D. chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, mở rộng chiến tranh ra tồn Đơng Dương.
Câu 17. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước ( 1954-1975) , thắng lợi nào của ta
buộc Mĩ phải tuyên bố “Phi Mĩ hóa“ tranh (thừa nhận sự thất bại của chiến tranh cục bộ)?
A. Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi).
B. Chiến thắng Ấp Bắc (Mĩ Tho).
C. Cuộc tổng tiến công và nổi dây xuân Mậu Thân (1968). D. Cuộc tiến công chiến
lược 1972.

Câu 18. Điểm khác biệt lớn nhất về âm mưu, thủ đoạn của Mỹ trong chiến lược “Chiến
tranh cục bộ” so với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là gì?
A. Sử dụng các loại vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại.
B. Sử dụng quân đội Mỹ, quân Đồng minh và đánh phá miền Bắc.
C. Huy động lực lượng lớn quân Đồng minh của Mỹ tham gia.
D. Mở rộng chiến tranh ra tồn Đơng Dương.
Câu 19. Ý nào dưới đây thể hiện sự khác nhau trong âm mưu của Mĩ giữa cuộc Chiến
tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất và lần thứ hai:
A. Ngăn chặn sự chi viện từ ngoài vào miền Bắc, miền Bắc vào miền Nam.
B. Giành thắng lợi quyết định, buộc ta ký hiệp định có lợi cho Mĩ.
C. Uy hiếp tinh thần của nhân dân ta ở hai miền Nam – Bắc.
D. Phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng của nhân dân miền Bắc.
13


Câu 20. Mĩ dựng lên “sự kiện Vịnh Bắc Bộ” để đánh phá miền Bắc (1964). Đây là sự
kiện được đánh giá
A. là chiến lược toàn cầu của Mĩ ngăn chặn chủ nghĩa xã hội.
B. lấy cớ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc.
C. thể hiện tính ác liệt và quy mô phá hoại của Mĩ.
D. biểu hiện sức mạnh của Mĩ về quân sự.
Câu 21. Thắng lợi nào buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pari?
A. Trận “ Điện Biên Phủ trên không”.
B. Cuộc tiến công chiến lược 1972.
C. Đập tan cuộc hành quân “Lam Sơn – 719” của Mĩ, Ngụy.
D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968.
Câu 22. Tại sao Mĩ phải chuyển sang chiến lược “ Việt Nam hóa chiến tranh”?
A. Chiến tranh cục bộ bị phá sản.
B. Chiến tranh đặc biệt bị phá sản.
C. Chính quyền Ngơ Đình Diệm bị sụp đổ. D. Chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai

bị đánh bại.
Câu 23. Mĩ dùng thủ đoạn ngoại giao nào dưới đây để hạn chế sự giúp đỡ của các nước
đối với cuộc kháng chiến của ta?
A. Thỏa hiệp với Trung Quốc, hịa hỗn với Liên Xơ.
B. Liên kết chặt chẽ với các nước Tây Âu.
C. Kêu gọi Liên Hợp Quốc ủng hộ Mĩ.
D. Thành lập khối SEATO.
Câu 24. Biện pháp cơ bản được Mỹ thực hiện xuyên suốt trong các chiến lược chiến tranh
ở miền Nam Việt Nam (1961 - 1973) là
A. tiến hành chiến tranh tổng lực.
B. ra sức chiếm đất, giành dân.
C. sử dụng quân đội đồng minh.
D. sử dụng quân đội Mỹ làm nòng cốt.
Câu 25. Cuối 1974 đầu 1975 ta mở hoạt động quân sự ở Nam Bộ với trọng tâm là ở
A. Xuân Lộc và Long Khánh.

B. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.

C. Tây Ninh và Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Phan Rang và Ninh Thuận.

Câu 26. Thắng lợi đó “mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta một trong những trang chói
lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và
trí tuệ con người, đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại ở thế kỷ XX, một sự
kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”. Đó là thắng lợi nào của
nhân dân Việt Nam ?
A. Thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945 và khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa.
B. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954).

C. Thắng lợi trong Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954.
D. Thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975).
Câu 27. Nội dung nào sau đây không phải ý nghĩa của chiến thắng Phước Long (06 – 01 –
1975)
14


A. Chứng minh sự lớn mạnh và khả năng thắng lớn của quân ta.
B. Chứng tỏ sụ suy yếu và bất lực của quân đội Sài Gòn.
C. Làm thất bại hồn tồn chiến lược “ Việt Nam hóa chiến tranh”.
D. Củng cố quyết tâm của Đảng ta trong việc đề ra kế hoạch giải phóng hồn tồn MN.
Câu 28. Nội dung nào sau đây khơng phải là lí do để Hội nghị ban chấp hành Trung ương
Đảng lần thứ 21 (7 – 1973) khẳng định phải tiếp tục con đường bạo lực cách mạng?
A. Chính quyền và quân đội Sài Gòn mở chiến dịch “ tràn ngập lãnh thổ”.
B. Mĩ và chính quyền Sài Gịn phá hoại Hiệp định Pari.
C. Mĩ tuyên bố “ Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược.
D. Ta q nhấn mạnh đến hịa bình, hịa hợp dân tộc.
Câu 29. Cho các sự kiện sau:
1. Chiến dịch Tây Nguyên.
2. Hội nghị BCHTW Đảng Lao động Việt Nam lần thứ 21.
3. Chiến thắng Phước Long.
4. Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Hãy sắp xếp các sự kiện trên đúng trình tự thời gian.
A. 2,3,1,4.

B. 2,1,3,4.

C. 1,2,3,4. D. 3,2,1,4.

Câu 30. Phương châm tác chiến của quân dân ta trong chiến dịch Hồ Chí Minh (4/1975) là

A. “tiến ăn chắc, đánh ăn chắc”.

B. “đánh nhanh, giải quyết nhanh”.

C. “cơ động, linh hoạt, chắc thắng”.

D. “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”.

Câu 31. “Thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện hồn thành sớm quyết tâm giải phóng
miền Nam” là nhận định của Đảng ta sau thắng lợi của chiến dịch nào ?
A. Chiến dịch Đường 14 – Phước Long.

B. Chiến dịch Tây Nguyên.

C. Chiến dịch Tây Nguyên và Huế - Đà Nẵng.

D. Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Câu 32. Vì sao Đảng chọn Tây Ngun làm hướng tiến cơng chủ yếu trong cuộc Tổng
tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975 ?
A. Tây Nguyên là địa bàn quan trọng, lực lượng địch quá mỏng, lực lượng ta mạnh.
B. Tây Nguyên là địa bàn xa chiến trường chính, lực lượng địch ở đây mỏng và bố phòng
sơ hở.
C. Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng, địch chốt giữ ở đây một lực lượng
mạnh nhưng bố phòng sơ hở.
D. Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng, địch chốt giữ ở đây một lực lượng mỏng
nhưng bố phòng kiên cố.
Câu 33. Vì sao trong chiến dịch Tây Nguyên (3-1975) ta chọn Buôn Ma Thuật đánh trận
mở màn ?
15



A. Lực lượng địch ở đây quá mỏng.

B. Địch bố phịng có nhiều sơ hở.

C. Có vị trí chiến lược, then chốt ở Tây Nguyên. D. Lực lượng của ta ở đây rất mạnh.
Câu 34. Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến dịch Huế - Đà Nẵng là
A. đẩy quân đội Sài Gòn vào thế tuyệt vọng. B. phá tan âm mưu co cụm chiến lược của
quân đội Sài Gòn.
C. làm sụp đổ hệ thống phòng ngự chiến lược của chính quyền Sài Gịn ở miền Trung.
D. tạo thời cơ chiến lược cho ta mở chiến dịch giải phóng Sài Gòn trước mùa mưa.
Câu 35. Điểm giống nhau giữa chiến dịch Điên Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí
Minh (1975) là
A. cuộc tiến công của lực lượng vũ trang.
cùng của địch.

B. Đập ta hoàn toàn đầu não và sào huyệt cuối

C. cuộc tiến công của lực lượng vũ trang và nổi dậy của quần chúng .
D. những thắng lợi có ý nghĩa quyết định kết thúc cuộc kháng chiến.
Câu 36. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước có ý nghĩa lớn nhất đối với
dân tộc ta là
A. chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, đế quốc.
B. hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.
C. mở ra kỉ nguyên đất nước độc lập thống nhất, đi lên CNXH.
D. kết thúc 30 năm chiến tranh GPDT, bảo vệ tổ quốc.
Câu 37. Chiến dịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của cuộc Tổng
tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975 vì ?
A. Đánh bại hoàn toàn chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ” của quân đội Sài Gòn.

B. Đập tan đầu não và sào huyệt cuối cùng của chính quyền và qn đội Sài Gịn.
C. Mở ra q trình sụp đổ hồn tồn của chính quyền và qn đội Sài Gịn.
D. Làm cho chính quyền Sài Gịn đứng trước nguy cơ sụp đổ hồn tồn.
Câu 38. So với chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) có gì
khác về cách đánh ?
A. Bao vây, chia cắt, tổng cơng kích đánh chiến các cơ quan đầu não của địch.
B. Đánh từng bước, tiêu diệt từng cứ điểm của địch.
C.Thọc sâu vào trung tâm thành phố đánh chiếm các cơ quan đầu não của địch.
D. Chia cắt địch, từng bước đánh chiếm các cơ quan đầu não của chúng.
Câu 39. Hai cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp và đế quốc
Mỹ xâm lược(1945 - 1975) đều được phát động trong điều kiện quốc tế như thế nào?
A. Có sự đồng thuận của phe xã hội chủ nghĩa.
B. Có những cuộc chiến tranh nóng ở châu Á.
C. Được sự nhất trí của Liên Xơ và Trung Quốc.
16


D. Đang có sự hịa hỗn giữa các cường quốc.
Câu 40. Trong thời kì 1954-1975, thắng lợi nào của quân dân ta ở miền Nam đã làm lung
lay ý chí xâm lược của đế quốc Mĩ?
A. Phong trào “Đồng khởi” 1959-1960.
B. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
C. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
V. Hiệu quả đạt được:
- Đối với giáo viên:
+ Thông qua việc rèn luyện học sinh làm bài tập với 4 phương pháp bài tập trong q trình
ơn thi, tơi đã từng bước tự hoàn thiện, nâng cao khả năng nghiệp vụ chuyên môn, biết lựa
chọn những phương pháp đặc trưng để áp dụng vào chương trình giảng dạy một cách có
hiệu quả.

+ Đúc kết thêm kinh nghiệm dạy học cho bản thân, tạo tâm lí tự tin khi lên lớp.
+ Lớp học trở nên sôi động, đáp ứng được nhu cầu của Bộ giáo dục: lấy học sinh làm
trung tâm, người dạy giữ vai trò là người hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức nhằm phát huy tính
tích cực sáng tạo của học sinh trong quá trình học lịch sử.
+ Giúp giáo viên chủ động được về mặt thời gian, vẫn đảm bảo truyền tải các nội dung
kiến thức của chương trình.
- Đối với học sinh:
+ Tích cực chủ động tìm tịi và lĩnh hội tri thức khi học bài, làm bài tập.
+ Các em nắm kiến thức một cách có hệ thống, khơng cịn nhằm lẫn các sự kiện, nhân vật
lịch sử, tìm ra được bản chất, mối liên hệ giữa các sự kiện với nhau làm cho học sinh hiểu
bài và nhớ lâu hơn. Kết quả học tập được nâng cao, học sinh hứng thú học tập hơn, u
thích mơn lịch sử hơn.
+ Việc đa dạng các hình thức làm bài tập giúp học sinh không nhàn chán, mà giúp lớp học
trở nên sinh động hơn, kích thích học sinh tham gia trả lời, phát huy tính tự học, tự tìm
hiểu và ghi nhớ kiến thức của các em.
+ So với phương pháp đánh giá khác, phương pháp này được xem là khá gọn và dễ dàng
đo lường được lượng kiến thức của học sinh. Học sinh cũng phấn khích hơn, vì trả lời
nhanh chóng, gọn nhẹ. Từ đó, học sinh khơng cịn tâm lý ngại học các mơn có nhiều kiến
thức như Lịch Sử.
+ Phương pháp này còn giúp học sinh biết được ngay khả năng tiếp nhận kiến thức của
mình so với bạn bè và so với yêu cầu của thầy/cô để điều chỉnh cách học kịp thời.
+ Thực hành rèn luyện làm bài tập thường xuyên giúp học sinh không bỡ ngỡ với nội dung
thi và cách thức thi trắc nghiệm.
+ Có một sự thật rằng, khi cho học sinh làm nhiều bài tập thì kết quả càng được cải thiện,
đây như một động lực thúc đẩy các em hứng thú hơn trong học tập và dành thờ gian cho
môn học này nhiều hơn.
17


- Phương pháp rèn luyện này giúp giải quyết vấn đề: làm sao truyền tải một khối lượng

kiến thức lớn và dàn trải như môn Lịch Sử? Phương pháp này là một hệ thống nhiều câu
hỏi, bao quát được kiến thức của chương trình, học sinh trả lời nhanh, ngắn gọn. Trắc
nghiệm 4 phương án là một minh chứng, với một câu trắc nghiệm thì hàm lượng tri thức
chứa trong đó gấp 4 lần. Để chọn đúng được một phương án, học sinh phải hiểu biết ít
nhất nội dung của phương án đó, hơn nữa là nội dung của của 3 phương án còn lại để xác
định chắc rằng phương án đã chọn là chính xác, khơng nhầm lẫn. Như vậy, với một câu
trắc nghiệm, học sinh có thể học tối đa được 4 nội dung lịch sử.
- Với hiệu quả của bài tập tạo biểu tượng lịch sử; bài tập trả lời ngắn; bài tập so sánh
và cuối cùng là bài tập trắc nghiệm khách quan với 4 phương án) như đã nêu trên, tỉ lệ bộ
môn sử qua lớp tôi được phân công dạy được nâng cao rõ rệt qua các lần kiểm tra và thi
THPT QG.
+ Năm học 2016-2017: Kết quả thi THPTQG đối với lớp Xã hội 1( ghép 4 lớp
12c1,12c2,12c3,12c4) như sau:
Thống kê tỉ lệ điễm thi môn Sử- LỚP XÃ HỘI 1
SỈ SỐ
43

DƯỚI 5 ĐIỂM

TRÊN 5 ĐIỂM

0 - 4.75

TỈ LỆ

5 - 7.75

8-10

TỔNG


TỈ LỆ

5

11.6%

26

12

38

88.4%

Thống kê tỉ lệ HS trường THPT Chu Văn An thi môn Sử từ 5 điểm trở lên
Môn thi

Lớp
hội 1

Môn lịch sử

88.4%

xã Trường THPT Chu Tỉnh An giang
Văn An
82.46%

54.06%


Cả nước
38.10%

+ Năm học 2017-2018: kết quả điểm thi THPT Quốc gia môn Sử- lớp 12c10

- Kết quả điểm thi THPT Quốc gia môn Sử lớp 12c10
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

HỌ VÀ TÊN
Đặng Thị Loan Anh
Huỳnh Thị Quỳnh Anh
Nguyễn Ngọc Quỳnh Anh
Trần Thị Vân Anh
Trần Thị Mọng Cầm
Trần Thị Mộng Cầm
Huỳnh Nguyễn Vủ Duy
Nguyễn Thị Huỳnh Dư
Võ Thanh Phước Dư

Nguyễn Thái Dương
Phạm Thị Thùy Giao

LỚP
12C10
12C10
12C10
12C10
12C10
12C10
12C10
12C10
12C10
12C10
12C10
18

ĐIỂM THI
6,25
4,50
5,50
5
5
4,75
5
6
8,25
5,50
5



Dương Vĩ Hào
Đinh Trung Hiếu
Nguyễn Trung Hiếu
Nguyễn Trung Hiếu
Bùi Thái Học
Phạm Thị Mỹ Huyền
Cao Anh Kiệt
Nguyễn Thị Kiều
Phạm Thị Anh Kỳ
Nguyễn Cơng Lực
Phạm Thị Hồi Mỹ
Đào Nhựt Nam
Đào Lê Duy Ngân
Lê Thị Thanh Ngân
Trương Thanh Nghiêm
Ngô Thị Mỹ Ngọc
Nguyễn Thị Bích Ngọc
Đỗ Văn Nhã
Lê Thị Yến Nhi
Lê Thị Yến Nhi
Nguyễn Thị Ý Nhi
Dương Thành Ni
Trần Thị Thúy Quyên
Huỳnh Thi
Đinh Thành Thoại
Đinh Thị Kiều Tiên
Nguyễn Văn Tính
Huỳnh Thị Quế Trâm
Phạm Thị Thanh Tuyền

Hà Ngọc Tuyết
Dương Chí Tường
Trần Khánh Vinh
Nguyễn Thị Yến Vy

12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36

37
38
39
40
41
42
43
44

12C10
12C10
12C10
12C10
12C10
12C10
12C10
12C10
12C10
12C10
12C10
12C10
12C10
12C10
12C10
12C10
12C10
12C10
12C10
12C10
12C10

12C10
12C10
12C10
12C10
12C10
12C10
12C10
12C10
12C10
12C10
12C10
12C10

6,25
5,25
4,75
9,25
7,25
4,25
3
5,50
2,50
7,75
6,75
6,25
2,25
5,25
6,50
6,25
6,50

5
5,50
4,75
5,50
7,25
7,75
4,75
3
4,25
6
4.50
4,75
5,25
7,25
5,25
4,25

- Thống kê tỉ lệ HS trường THPT Chu Văn An thi môn Sử từ 5 điểm trở lên lớp 12c10.
Môn thi

Lớp 12C10

Tỉnh An giang

Cả nước

Môn lịch sử

68%


17%

27%

- Thống kê tỉ lệ điểm thi môn Sử- Lớp 12c10
SỈ SỐ

DƯỚI 5 ĐIỂM

TRÊN 5 ĐIỂM
19


43

0 - 4.75

TỈ LỆ

5 - 7.75

8-10

TỔNG

TỈ LỆ

14

32%


28

2

30

68%

+ Năm học 2018-2019:
* ĐỀ KIỂM TRA SỬ VIỆT NAM 1954-1975- LỚP 12C10
Câu 1. Sau cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân năm 1968 của ta, Mĩ tuyên bố “ phi
Mĩ hóa” chiến tranh tức thừa nhận sự thất bại của chiến lược
A. Chiến tranh một phía.
B. Chiến tranh đặc biệt.
C. Chiến tranh cục bộ.
D. Việt Nam hóa chiến tranh.
Câu 2. Chiến dịch nào có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy
Xuân 1975 ?
A. Chiến dịch Đường 14 – Phước Long.
C. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng.

B. Chiến dịch Tây Nguyên.

D. Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Câu 3. Thái độ của quân đội Sài Gòn sau khi mất Phước Long (6/1/1975) là
A. phản ứng yếu ớt.
B. khơng phản ứng gì.
C. phản ứng mạnh, chiếm lại nhưng thất bại.

D. phản ứng mang tính chất thăm dị đối phương.
Câu 4. Chiến thắng có ý nghĩa khẳng định quân dân ta đủ sức đánh bại “Chiến tranh đặc
biệt” là
A. Ấp Bắc (1-1963).
B. Bình Giã (12-1964).
C. Vạn Tường (8-1965).
D. Ba Gia (5-1965), Đồng Xoài (6-1965).
Câu 5. Điểm giống nhau cơ bản giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và chiến lược
“Chiến tranh cục bộ” là
A. đều được tiến hành bằng quân đội Mỹ.
B. đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ.
C. đều tiến hành các cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định”.
D. đều mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.
Câu 6. Chiến thắng nào của quân dân miền Nam được coi là “Ấp Bắc” đối với quân Mĩ,
mở đầu cao trào “tìm mĩ mà đánh, lùng nguỵ mà diệt” trên khắp miền Nam ?
A. Chiến thắng Ấp Bắc.
B. Chiến thắng An Lão.
C. Chiến thắng Bình Giã.
D. Chiến thắng Vạn Tường.
Câu 7. Ý nghĩa lớn nhất của chiến dịch Tây Nguyên là
C. tạo điều kiện để ta mở chiến dịch Hồ Chí Minh.
B. làm mất tinh thần và khả năng chiến đấu của quân địch.
A. thắng lợi oanh liệt nhất trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
D. chuyển cuộc kháng chiến từ tiến công chiến lược sang tổng tiến công chiến lược.
Câu 8. Ý nghĩa lớn nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta là
A. kết thúc cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
B. cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
C. chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị của chủ nghĩa thực dân – đế quốc.
D. mở ra kỷ nguyên độc lập, thống nhất, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
20



Câu 9. Điểm khác nhau giữa “chiến lược chiến tranh đặc biệt” và “chiến lược Việt Nam
hoá chiến tranh” là gì?
A. Hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ
B. Có sự phối hợp đáng kể của lực lượng chiến đấu Mĩ
C. Sử dụng lực lượng chủ yếu là nguỵ quân
D. Dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn quân sự Mĩ.
Câu 10. Hiệp định Pa ri bàn về vấn đề độc lập chủ quyền của
A. Đông Dương. B. Campuchia.
C. Việt Nam. D. Lào, Campuchia
Câu 11. Hiệp định Pa ri ngày 27/1/1973 có nội dung quan trọng nhất là
A. ngừng ném bom ở miền Nam.
B. công nhận miền Nam có hai chính quyền.
C. cơng nhận miền Nam có ba lực lượng chính trị.
D. tơn trọng độc lập chủ quyền của Việt Nam.
Câu 12. Ngun nhân có tính chất quyết định đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
của nhân dân Việt Nam đi đến thắng lợi là
A. sự đồn kết của nhân dân ba nước Đơng Dương.
B. nhân dân ta giàu lịng u nước, đồn kết, sáng tạo.
C. sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh.
D. phương pháp đấu tranh linh hoạt, kết hợp đấu tranh quân sự - chính trị - ngoại giao.
Câu 13. Ý nghĩa nào dưới đây không phản ánh đúng thắng lợi của cuộc Tổng tiến công
chiến lược 1972?
A. Mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ.
B. Giáng một đòn nặng nề vào nguỵ quân của “Việt Nam hoá chiến tranh”
C. Buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hoá” trở lại chiến tranh Việt Nam.
D. Buộc Mĩ ngừng ném bom bắn phá miền Bắc 12 ngày đêm
Câu 14. Thực hiện “chiến lược chiến tranh cục bộ”, Mĩ đẩy mạnh chiến tranh xâm lược ở
Miền Nam và

A. mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc.
B. mở rộng chiến tranh xâm lược Lào và Campuchia.
C. đưa quân Mĩ và quân các nước đồng minh vào miền Nam.
D. đưa vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại vào Miền Nam.
Câu 15. Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng những lực lượng chủ yếu nào?
A. Không quân và lục quân.
B. Không quân và bộ binh.
C. Không quan và hải quân.
D. Không quân và pháo binh.
Câu 16. Sau năm 1954, âm mưu của Mỹ đối với miền Nam Việt Nam là
A. biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ.
B. biến miền Nam Việt Nam thành thị trường của Mỹ.
C. biến miền Nam Việt Nam thành “ sân sau" của Mỹ.
D. biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu cũ của Mỹ
Câu 17. Hình thức đấu tranh của phong trào “Đồng khởi” (1959-1960) là
A. đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang( chủ yếu).
B. kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa giành chính quyền.
C. khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.
D. đấu tranh chính trị là chủ yếu kết hợp với đấu tranh vũ trang.
Câu 18. Từ năm 19961 -1965, ở miền Nam, đế quốc Mỹ đã thực hiện chiến lược
21


A. “Chiến tranh một phía”.
B. “Chiến tranh đặc biệt”.
C. “Chiến tranh cục bộ”.
D. “Việt Nam hoá chiến tranh”.
Câu 19. Âm mưu cơ bản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là
A. “dùng người Việt đánh người Việt”.
B. “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.

C.dùng người Mỹ để tiến hành chiến tranh.
D. mở rộng chiến tranh ra tồn Đơng Dương.
Câu 20. Âm mưu của Mỹ trong xây dựng “ấp chiến lược” là
A. để dễ quản lý nhân dân.
B. cô lập lực lượng cách mạng, để dễ tiêu diệt.
C. tạo điều kiện, ổn định đời sống nhân dân.
D. khi tiến hành chiến tranh, đỡ thiệt hại cho nhân dân.
Câu 21 Mĩ quyết định tiến hành chiến lược “Chiến tranh cục bộ” trong hoàn cảnh
A. sau khi thất bại trong “Chiến tranh một phía”.
B. sau khi thất bại trong “Chiến tranh đặc biệt”.
C. sau khi thất bại từ phong trào “Đồng khởi”.
D. sau khi thất bại trong chiến tranh phá hoại miền Bắc.
Câu 22. Sau Hiệp định Pa ri 1973 về Việt Nam, so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi
có lợi cho cách mạng vì
A. ở miền Nam có hai chính quyền, hai qn đội, hai vùng kiểm sốt…
B. qn Mĩ và đồng minh của Mĩ rút khỏi miền Nam.
C. vùng giải phóng được mở rộng và phát triển về mọi mặt.
D. miền Bắc đã chi viện cho miền Nam một khối lượng lớn về nhân lực và vật lực.
Câu 23. Nhân dân miền Nam Việt Nam sử dụng bạo lực cách mạng trong phong trào
Đồng khởi(1959 - 1960) vì
A. lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam đã phát triển.
B. không thể tiếp tục đấu tranh bằng con đường hịa bình.
C. cách mạng miền Nam đã chuyển hẳn sang thế tiến cơng.
D. mọi xung đột chỉ có thể được giải quyết bằng vũ lực.
Câu 24. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9-1960) xác
định cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trị như thế nào đối với sự phát triển
của cách mạng cả nước?
A. Quyết định nhất.

B. Quyết định trực tiếp.


C. Căn cứ địa cách mạng

D. Hậu phương kháng chiến.

Câu 25. Năm 1963, quân dân miền Nam Việt Nam giành thắng lợi trong trận
A. Bình Giã (Bà Rịa).
B. Đồng Xồi (Bình Phuớc).
C. Ấp Bắc (Mĩ Tho).
D. Ba Gia (Quảng Ngãi).
Câu 26. Một trong những chiến thắng của quân dân miền Nam Việt chiến lược “Chiến
tranh cục bộ” (1965-1968) của Mỹ là
A. Núi Thành (Quảng Nam).
B. An Lão (Bình Định),
C. Ba Gia (Quảng Ngãi).
B. Đồng Xồi (Bình Phước).
Câu 27. Từ năm 1965 đến năm 1968, Mỹ thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở Việt
nam?
A. Đơng Dương hóa chiến tranh.
B. Chiến tranh cục bộ
22


c. Chiến tranh đặc biệt.
D. Việt Nam hóa chiến tranh
Câu 28. Ý nào dưới đây là điểm khác biệt giữa chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và chiến
lược “Việt Nam hóa chiến tranh” là
A. đều là hình thức chiến tranh thực dân mới.
B. đều sử dụng quân đội Sài Gòn.
C. các chiến lược đều thất bại. D. đều mở rộng chiến tranh ra tồn cõi Đơng Dương.

Câu 29. Điểm khác biệt lớn nhất về âm mưu, thủ đoạn của Mỹ trong chiến lược “Chiến
tranh cục bộ” so với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là gì?
A. Sử dụng các loại vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại.
B. Sử dụng quân đội Mỹ, quân Đồng minh và đánh phá miền Bắc.
C. Huy động lực lượng lớn quân Đồng minh của Mỹ tham gia.
D. Mở rộng chiến tranh ra tồn Đơng Dương.
Câu 30. Trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ nhất (1965 - 1968),
Mỹ không nhằm thực hiện âm mưu
A. Cứu nguy cho chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” đang thất bại ở miền Nam.
B. Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam.
C. Uy hiếp tinh thần và làm lung lay ý chí chống Mỹ của nhân dân hai miền Bắc, Nam.
D. Phá tiềm lực kinh tế, quốc phịng và cơng cuộc xây dụng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
Câu 31. “Thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện hồn thành sớm quyết tâm giải phóng
miền Nam” là nhận định của Đảng ta sau thắng lợi của chiến dịch nào ?
A. Chiến dịch Đường 14 – Phước Long.

B. Chiến dịch Tây Nguyên.

C. Chiến dịch Tây Nguyên và Huế - Đà Nẵng. D. Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Câu 32. Cuộc tiến cơng chiến lược 1972 có hướng tiến cơng chủ yếu vào
A. Quảng Trị, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên
B. Đông Nam Bộ, Quảng Nam
C. Quảng Bình, Huế
D. Quảng Bình, Đơng Nam Bộ và Tây Nguyên
Câu 33. Chiến tranh phá hoại miền Bắc, ngoài việc ngăn chặn nguồn chi viện từ miền Bắc
vào miền Nam, Mĩ còn muốn ngăn chặn nguồn chi viện nào khác?
A. Từ miền Bắc sang Lào.
B. Từ miền Bắc sang Lào và Campuchia.
C. Từ Trung Quốc vào miền Bắc. D. Từ bên ngoài vào miền Bắc.
Câu 34. Trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước, hậu phương miền Bắc có vai trò quan

trọng nào sau đây?
A. Đáp ứng yêu cầu của nhân dân Miền Nam.
B. Đáp ứng yêu cầu chiến đấu của nhân dân Miền Nam.
C. Đáp ứng kịp thời yêu cầu của nhân dân Miền Nam.
D. Đáp ứng kịp thời các yêu cầu cuộc kháng chiến ở cả hai miền.
Câu 35. Trong những năm 1957-1959, cách mạng miền Nam gặp nhiều khó khăn vì
A. Mỹ-Diệm ra luật 10/59, đẩy mạnh “diệt cộng”, “tố cộng”.
B. lực lượng cách mạng miền Nam chưa lớn mạnh.
C. miền Bắc chưa kịp chi viện cho miền Nam.
D. Mỹ tăng cường đưa quân Mỹ vào miền Nam.
Câu 36. Quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính
quyền Mỹ-Diệm là nội dung quan trọng của
A. kì họp thứ 4 Quốc hội khoá I (3-1955).
B. Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1-1959).
23


C. Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ III (9-1960).
D. Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9-1975).
Câu 37. Tác động to lớn của phong trào “Đồng khởi”(1959-1960) là
A. làm sụp đổ chính quyền Ngơ Đình Diệm.
B. giáng một địn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mỹ.
C. hệ thống “ấp chiến lược” sụp đổ, nhiều vùng nông thôn đươc giải phóng.
D. Mặt Trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Viêt Nam ra đời.
Câu 38. Được 23 nước công nhận, trong đó có 21 nước đặt quan hệ ngoại giao khi mới ra
đời. Đó là
A. chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hịa miền Nam Việt Nam.
B. chính phủ nước Cộng Hịa xã Hội chủ Nghĩa Việt Nam.
C. chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
D. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

Câu 39. “Việt Nam hóa chiến tranh” được tiến hành bằng lực lượng nào là chủ yếu?
A. Quân đội Mĩ.
B. Quân đội Sài Gòn.
C. Quân đội các nước đồng minh Mĩ. D. Quân đội các nước Đông Dương.
Câu 40. Điểm khác biệt trong đấu tranh ngoại giao của ta trong giai đoạn 1969 – 1973 so
với giai đoạn 1965 – 1968?
A. Từng bước đàm phán và rút hết quân về nước.
B. Từng bước đàm phán và phá bỏ các căn cứ quân sự.
C. Từng bước đàm phán và buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pari.
D. Từng bước đàm phán và buộc Mĩ ngừng ném bom phá hoại miền Bắc.
* Thống kê tỉ lệ Điểm kiểm tra phần lịch sử Việt Nam thời kì kháng chiến chống
Mĩ 1954-1975- lớp 12c10
SỈ SỐ
LỚP 12C10

DƯỚI 5 ĐIỂM

TRÊN 5 ĐIỂM

0 - 4.75

TỈ LỆ

5 - 7.75

8-10

TỔNG

TỈ LỆ


41

0

0

14

27

41

100%

VI. Mức độ ảnh hưởng
Việc rèn luyện học sinh làm bài tập lịch sử Việt Nam trong giai đoạn 1954-1975 đã
góp phần nâng cao được chất lượng dạy học, kích thích óc tìm tịi sáng tạo của học sinh,
các em khơng cịn cảm thấy ngán ngẩm khi học môn lịch sử và kết quả học tập của các em
củng được nâng cao.Với ưu điểm của phương pháp này có thể áp dụng rộng rãi trong các
bài chương trình lịch sử 12 , trong quá trình giảng dạy kiến thức mới cũng như khi ôn tập,
ở tất cả các khối lớp, giáo viên trong phạm vi cả nước đều thực hiện được. Đồng thời
phương pháp này còn giúp học sinh khắc phục tâm lý ngại học.
VII. Kết luận
Khi rèn luyện học sinh làm bài tập lịch sử 12, tôi thấy học sinh dễ nắm bắt kiến
thức, dễ hiểu, dễ nhớ; học sinh có hứng thú học tập hơn, tích cực chủ động sáng tạo để mở
rộng vốn hiểu biết, đồng thời cũng rất linh hoạt trong việc thực hiện nhiệm vụ lĩnh hội
kiến thức và phát triển kĩ năng. Khơng khí lớp học sơi nổi, nhẹ nhàng.
24



Tóm lại dạy học vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật. Để đáp ứng
được nhu cầu đào tạo hiện nay của Đảng và Nhà nước thì dạy học phải có hiệu quả cao.
Điều này địi hỏi người giaó viên phải hiểu và nắm vững các tri thức khoa học cuả bộ mơn
mình giảng dạy, vận dụng các phương pháp một cách linh hoạt để gây được hứng thú cho
học sinh, phát huy tích tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, để học sinh yêu thích mơn
lịch sử, để đạt kết quả cao trong kì thi THPT Quốc Gia năm 2019.
Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật.
Người viết sáng kiến

25


×