PHÒNG GDĐT TP BIÊN HÒA
BÀI KIỂM TRA
GIỮA HỌC PHẦN
Sinh viên: PHẠM THỊ VÂN ANH
Khóa: 5
Lớp: ĐH Tiểu Học C
YÊU CẦU 1: Xem xét và đánh giá thực hiện 3 nguyên tắc dạy học Tiếng Việt ở
tiểu học:
Trong quá trình thực tập ở tiểu học Lê Văn Tám, em được dự giờ một vài
tiết Tập đọc, Luyện từ và câu, Học vần thì em thây được cách giảng dạy, phương
pháp cũng như nội dung giảng dạy của các thầy cô. Qua đó em nhận ra rằng giáo
viên đa số đã dạy học Tiếng Việt theo đúng các nguyên tắc dạy học Tiếng Việt ở
tiểu học.
1. Nguyên tắc tư duy: GV có các phương pháp rèn luyện tư duy thích hợp như
đặt câu hỏi, tình huống,chơi trị chơi… giúp HS suy nghĩ trao đổi và giao tiếp
với nhau để nêu lên được các nội dung, kiến thức của bài, đồng thời giúp HS
nhận biết và sử dụng các kiến thức đã học trong việc đặt câu, hay phân tích
được việc sử dụng trong từng ngữ cảnh.
Ví dụ: Trong tiết dạy Tập đọc bài Sự tích cây vú sữa ở lớp 2 GV đã cho
chơi trị chơi để ơn kiến thức cũ (trò chơi có từ 3 – 4 câu hỏi về bài cũ trong
đó có bài cá nhân và bài tập thể để HS đều suy nghĩ, tư duy ôn lại bài) , vào
bài mới GV chiếu hoặc treo hình ảnh và đặt câu hỏi HS trả lời để dẫn dắt
vào bài, tìm hiểu bài GV cho HS tự tìm ra các đoạn trong bài, phân tích suy
nghĩ để nêu lên cách đọc bài, ngắt nghỉ các câu trong bài.
Trong tiết dạy Học Vần bài an –on ở lớp 1 trong hoạt động ôn lại bài
GV cho HS tự nghĩ ra các từ chứa vần bài trước được học, HS tự trao đổi
sửa cho nhau, vào bài mới GV cho HS phân tích vần, so sánh vần, tự gài
bảng cài và đánh vần đọc trơn các vần đó, GV đặt câu hỏi để HS tự tìm ra
tiếng mới, GV cho HS xem hình ảnh để HS tìm ra các tiếng khóa…., phần
rút từ ứng dụng GV cho HS thi đua giữa các nhóm.
Trong tiết dạy học Luyện từ và câu bài Từ ngữ về tình cảm, dấu phẩy
ở lớp 2 GV cho HS làm các bài tập bằng cách làm nhóm, làm cá nhân và thi
đua bằng trò chơi . Qua các bài tập HS đã nhận biết và sử dụng các từ ngữ
thể hiện tình cảm gia đình và ứng dụng vào câu thích hợp như: câu em kính
yêu ông bà hợp hơn là câu em yêu mến ông bà vì kính u thể hiện sự kính
trọng.
2. Ngun tắc giao tiếp: GV tạo môi trường, điều kiện cho HS nêu ý kiến cá
nhân, vấn đáp với nhau và tham gia các tiết học sơi nổi, tích cực. GV chú
trọng vào việc đặt câu, luyện đọc, luyện phát âm và cho HS tự nêu lên nhận
xét, đánh giá của mình qua các câu trả lời, bài làm của các bạn để hình thành
cho các em khả năng nêu quan điểm, ý kiến, nhận xét và hình thành các kĩ
năng nghe, nói, đọc, viết cho HS.
Ví dụ: Trong tiết Tập đọc, GV cho HS luyện đọc theo nhóm 3 hoặc nhóm 4,
HS trong nhóm lắng nghe và nhận xét lẫn nhau sau đó lên thi đua đọc trước
lớp và cả lớp sẽ nhận xét; tìm hiểu bài giải nghĩa từ khó GV yêu cầu HS tìm
và nêu lên các từ khó cho HS giải nghĩa từ bằng cách cho HS hỏi đáp lẫn
nhau và sau đó HS tự đặt câu với một số từ khó vừa được biết; Củng cố GV
cho HS chơi trò chơi Phóng viên 1 HS giới thiệu bản thân mình là phóng
viên ở báo nào và đặt câu hỏi về bài vừa học cho bất kì HS nào trả lời.
3. Nguyên tắc chú ý đến tâm lý và trình độ Tiếng Việt vốn có của học sinh
tiểu học:
Trong quá trình giảng dạy GV chú ý đến tâm lý HS tiểu học bằng các hình
thức tổ chức trị chơi, cho các ví dụ gần gũi với cuộc sống, khởi động giải
lao bằng các bài hát hoặc câu chuyện thú vị, dễ thương; GV sử dụng những
lời nhận xét, đánh giá cơng bằng , động viên, khích lệ HS. GV phát huy tính
tích cực chủ động của HS trong giờ học ví dụ trong tiết tập đọc HS lắng
nghe GV đọc và tự ngắt nghỉ vào SGK, HS tự đọc bài và nêu lên các từ khó,
tiết Tập làm văn, HS tự đặt câu theo hiểu biết của mình.
Tuy nhiên, GV cịn chưa quan tâm lắm đến các HS học lực trung bình trong
lớp mà chú ý vào các HS khá giỏi nhiều hơn
Ví dụ trong tiết Tập đọc bài Mùa thảo quả những câu hỏi GV chỉ để cho các
HS khá giỏi trả lời, tiết Luyện từ và câu các bài tập GV yêu cầu HS sửa lên
bảng cũng chủ yếu là HS khá giỏi làm.
YÊU CẦU 2:
Những băn khoăn, thắc mắc:
- Tại sao khi luyện đọc từng câu theo hàng ngang khi GV lắng nghe và sửa
cho HS nửa lớp GV đã chốt các từ khó lên bảng vì cịn nửa lớp chưa được
đọc.
- Tại sao khi dạy bài tập đọc Mẹ GV lại thêm hoạt động hỏi HS bài thơ này
thuộc thể loại gì? Và giải thích tại sao?
- Tại sao trong tiết Học Vần bài ân ăn GV lại cho HS gài bảng cài trước mới
phân tích vần
- Tại sao trong bài tập đọc Mùa thảo quả lớp 5, GV cho HS đọc từng đoạn và
trả lời câu hỏi nêu ra sau đó GV lại chốt nội dung của mỗi đoạn mà không
cho HS tự nêu ý kiến.
- Tại sao tiết Kể chuyện GV lại bỏ qua mà khơng dạy
Giải pháp – Khắc phục, lí giải:
- GV nên chú ý sắp xếp thời gian phù hợp để giảng dạy đúng các bước trong
quy trình dạy học.
- GV nên tập trung hơn để không bị lẫn lộn các hoạt động dạy.