Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

bài tiểu luận vi pháp pháp luật hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.36 KB, 11 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
NỘI DUNG...............................................................................................................2
1) Xác định hành vi vi phạm và phân tích các yếu tố cấu thành vi phạm hành
chính:.........................................................................................................................2
1.1) Hành vi vi phạm.................................................................................................2
1.2) Các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính..........................................................2
a) Mặt khách quan:....................................................................................................2
b) Mặt chủ quan.........................................................................................................3
c) Chủ thể..................................................................................................................3
d) Khách thể..............................................................................................................4
2) Xác định hình thức và mức xử phạt mà người có thẩm quyền áp dụng đối với B
và nêu căn cứ pháp luật.............................................................................................4
3) Xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với Nguyễn Văn B và nêu
căn cứ pháp luật.........................................................................................................5
4) Nguyễn Văn B có thể bị xử lí kỉ luật khơng? Nêu căn cứ pháp luật.....................7
KẾT LUẬN...............................................................................................................8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................9

1


MỞ ĐẦU
Vi pháp pháp luật hành chính là hành vi có mức độ gây nguy hiểm cho xã hội thấp
hơn tội phạm nhưng lại gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà
nước và xã hội. Theo khoản 1 Điều 2 Luật xử lí vi phạm hành chính 2012, vi phạm
hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của
pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của
pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Đây là loại vi phạm pháp luật phổ
biến nhất, diễn ra trên mọi lĩnh vực nhưng nhiều nhất là vi phạm trong lĩnh vực
giao thơng đường bộ. Tình trạng vi phạm giao thông đường bộ xảy ra quá nhiều là


nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ tai nạn giao thông ở nước ta dẫn đầu so với các nước
trong khu vực. Việc xác định hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, thủ tục xử
phạt… đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng đường bộ
là vơ cùng cần thiết để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thơng, đem lại sự an tồn
cho người dân khi lưu thông trên đường.

2


NỘI DUNG
Tình huống: Ngày 20/1/2019 người có thẩm quyền phát hiện Nguyễn Văn B, công
chức bộ T, trên đường đi làm về đã điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định
9km/h.
1) Xác định hành vi vi phạm và phân tích các yếu tố cấu thành vi phạm hành
chính:
1.1) Hành vi vi phạm.
Hành vi vi phạm hành chính là hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước và
đã bị pháp luật hành chính ngăn cấm, được pháp luật quy định rằng những hành vi
này sẽ bị xử phạt bằng các hình thức, biện pháp xử phạt hành chính. Trong tình
huống nêu trên, Nguyễn Văn B đã điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định
9km/h, vì vậy hành vi vi phạm hành chính được xác định ở đây là: “Điều khiển xe
chạy quá tốc độ quy định” theo điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP
về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng đường bộ và
đường sắt. Cụ thể, điểm a khoản 3 Điều 5 quy định xử phạt đối với hành vi điều
khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h. Bên cạnh đó,
theo khoản 11 Điều 8 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về các hành vi bị
nghiêm cấm, hành vi vi phạm của B có thể được xác định là: “điều khiển xe cơ
giới chạy quá tốc độ quy định”, cụ thể ở đây là “Điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc
độ quy định, giành đường, vượt ẩu”.
1.2) Các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính.

Vi phạm hành chính được cấu thành bởi bốn yếu tố bao gồm mặt khách quan, mặt
chủ quan, chủ thể và khách thể.
a) Mặt khách quan:
Dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của vi phạm hành chính là hành vi vi
phạm hành chính. Tuy nhiên, trên thực tế, dấu hiệu trong mặt khách quan có tính
3


chất phức tạp, khơng đơn thuần chỉ có một dấu hiệu nội dung trái pháp luật trong
hành vi mà còn có thể có sự kết hợp với những yếu tố khác, như: thời gian thực
hiện hành vi vi phạm, địa điểm thực hiện hành vi vi phạm, công cụ và phương tiện
vi phạm, hậu quả và mối quan hệ nhân quả. Xét tình huống trên, mặt khách quan
của vi phạm hành chính là hành vi điều khiển xe ơ tơ chạy quá tốc độ quy định của
B. Thời gian thực hiện hành vi là sau giờ tan làm; địa điểm thực hiện hành vi là
trên đường đi làm về; công cụ, phương tiện vi phạm là ô tô; hậu quả là đã làm mất
trật tự giao thông đường bộ. Đây là hành vi đã bị pháp luật hành chính ngăn cấm
và có quy định xử phạt, cụ thể được quy định trong Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng đường bộ và đường sắt.
b) Mặt chủ quan.
Dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của vi phạm hành chính là dấu hiệu lỗi của
chủ thể vi phạm. Vi phạm hành chính phải là hành vi có lỗi thể hiện dưới hình thức
cố ý hoặc vơ ý. Ngồi dấu hiệu lỗi, pháp luật cịn xác định dấu hiệu mục đích là
dấu hiệu bắt buộc của một số loại vi phạm hành chính. Xét tình huống trên, ơng
Nguyễn Văn B là người đang trong trạng thái có đầy đủ khả năng nhận thức và
điều khiển hành vi của mình, có thể nhận thức hành vi điều khiển xe chạy quá tốc
độ của mình là hành vi vi phạm quy định của pháp luật hành chính nhưng vẫn thực
hiện. Do vậy, có thể xác định lỗi của B là lỗi cố ý trong mặt chủ quan của vi phạm
hành chính.
c) Chủ thể.
Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính là các tổ chức, cá nhân có năng lực

chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật hành chính. Theo như
pháp luật hiện hành quy định, cá nhân là chủ thể của vi phạm hành chính phải là
người khơng mắc các bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác làm mất khả năng
nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi và đủ độ tuổi do pháp luật quy định.
Cụ thể là: “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về
4


vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành
chính về mọi vi phạm hành chính.” (theo điểm a khoản 1 Điều 5 Luật xử lí vi phạm
hành chính 2012 quy định về “Các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính”). Xét
thấy tại trường hợp này, B đã là cơng chức bộ T và có khả năng điều khiển phương
tiện giao thơng là xe ơ tơ nên có thể kết luận rằng ơng B là người có năng lực chịu
trách nhiệm hành chính và có thể trở thành chủ thể của vi phạm hành chính.
d) Khách thể.
Dấu hiệu khách thể để nhận biết về vi phạm hành chính là hành vi vi phạm này đã
xâm hại đến trật tự quản lí hành chính nhà nước được pháp luật hành chính quy
định và bảo vệ. Hành vi điều khiển xe vượt quá tốc độ quy định của Nguyễn Văn B
là hành vi xâm phạm trật tự quản lí nhà nước, cụ thể là trật tự quản lí nhà nước
trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đã được pháp luật hành chính ngăn cấm và
quy định hình thức xử phạt.
2) Xác định hình thức và mức xử phạt mà người có thẩm quyền áp dụng đối
với B và nêu căn cứ pháp luật.
Dựa theo Điều 21 Luật Xử lí vi phạm hành chính 2012 quy định về “Các hình thức
xử phạt và nguyên tắc áp dụng”, có thể thấy các hình thức xử phạt vi phạm hành
chính bao gồm: các hình thức xử phạt chính (phạt cảnh cáo, phạt tiền) và các hình
thức xử phạt bổ sung (tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời
hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật vi phạm hành chính,
phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; trục xuất). Trong đó mỗi vi
phạm hành chính chỉ được áp dụng một hình thức xử phạt chính và một hoặc nhiều

hình thức xử phạt bổ sung, hình thức xử phạt bổ sung phải đi kèm với hình thức xử
phạt chính.
Trong tình huống trên, Nguyễn Văn B là người có năng lực trách nhiệm hành
chính đầy đủ và hành vi vi phạm của B khơng có tình tiết giảm nhẹ nên khơng thể
5


áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo. Vì vậy, hình thức xử phạt chính được áp dụng
với hành vi vi phạm của B là phạt tiền. Ở đây, phương tiện giao thông mà B điều
khiển là ô tô nên trường hợp này rơi vào Điều 5 của Nghị định 46/2016/NĐ-CP
quy định về việc xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại
xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ. Bên cạnh đó, B điều
khiển xe chạy quá tốc độ quy định 9km/h nên căn cứ vào điểm a khoản 3 Điều 5
Nghị định 46/2016/NĐ-CP: “Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với
người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Điều khiển
xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h...”, có thể xác định
khung tiền phạt cho B là từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng. Căn cứ khoản 4 Điều
23 Luật xử lí vi phạm hành chính 2012 quy định: “Mức tiền phạt cụ thể đối với
một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy
định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm
xuống nhưng khơng được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình
tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức
tiền phạt tối đa của khung tiền phạt”, có thể xác định mức tiền phạt cụ thể đối với
hành vi vi phạm hành chính trong trường hợp này là 700.000 đồng do khơng có
tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ theo Điều 9 và Điều 10 Luật xử lí vi phạm hành
chính 2012.
3) Xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với Nguyễn Văn B
và nêu căn cứ pháp luật.
Việc xử phạt vi phạm hành chính được giao cho nhiều cơ quan, cán bộ có thẩm
quyền khác nhau thực hiện. Theo quy định của pháp luật, thẩm quyền xử phạt vi

phạm hành chính thuộc về các cơ quan sau đây: Ủy ban nhân dân các cấp; cơ quan
công an nhân dân; bộ đội biên phòng; cơ quan cảnh sát biển; cơ quan hải quan; cơ
quan kiểm lâm; cơ quan thuế; cơ quan quản lí thị trường; cơ quan thanh tra; cảng
6


vụ hàng hải, cảng vụ đường thủy nội địa, cảng vụ hàng khơng; Tịa án nhân dân và
cơ quan thi hành án dân sự; cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan
khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngồi; cục
quản lí lao động ngồi nước; hội đồng cạnh tranh và cơ quan quản lí cạnh tranh.
Điều 70 Nghị định 46/2016/NĐ-CP phân định thẩm quyền xử phạt hành chính
trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt bao gồm Chủ tịch Ủy ban nhân dân
các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định
này trong phạm vi quản lý của địa phương mình và cảnh sát giao thơng có thẩm
quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm được quy định trong Nghị định này cụ
thể là các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ của người và
phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ theo khoản 1 và khoản 2 Điều 70.
Xác định được mức phạt tiền cụ thể đối với B là 700.000 đồng, vì vậy trong trường
hợp này, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính sẽ thuộc về:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã (Phạt tiền
đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ),
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện (Phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với hành
vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ), Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh (Phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao
thông đường bộ) theo Điều 71 Nghị định 46/2016/NĐ-CP.
- Trạm trưởng, Đội trưởng của chiến sĩ công an nhân dân đang thi hành công vụ
theo điểm b khoản 2 Điều 72 Nghị định 46/2016/NĐ-CP có thẩm quyền xử phạt
đến 1.200.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
- Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa
khẩu, khu chế xuất theo điểm b khoản 3 điều 71 Nghị định 46/2016/NĐ-CP có

thẩm quyền xử phạt phạt tiền đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong
lĩnh vực giao thông đường bộ.
7


- Trưởng Cơng an cấp huyện; Trưởng phịng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao
thơng; Trưởng phịng Cơng an cấp tỉnh gồm Trưởng phịng Cảnh sát quản lý hành
chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát
phản ứng nhanh, Trưởng phòng Cảnh sát giao thơng, Trưởng phịng Cảnh sát giao
thơng đường bộ - đường sắt; Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở
lên theo điểm b khoản 4 Điều 72 có thẩm quyền phạt tiền đến 8.000.000 đồng đối
với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
- Giám đốc Công an cấp tỉnh theo điểm b khoản 5 Điều 72 có thẩm quyền phạt tiền
đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
- Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thơng, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành
chính về trật tự xã hội theo điểm b khoản 6 Điều 72 có thẩm quyền xử phạt đến
40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
4) Nguyễn Văn B có thể bị xử lí kỉ luật không? Nêu căn cứ pháp luật.
Điều 3 Nghị định 34/2011/NĐ-CP Quy định về xử lí kỉ luật cơng chức quy định:
“Các hành vi bị xử lý kỷ luật:
1. Vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ, đạo đức và văn hóa giao tiếp của cơng chức
trong thi hành cơng vụ; những việc công chức không được làm quy định tại Luật
Cán bộ, công chức.
2. Vi phạm pháp luật bị Tịa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật.
3. Vi phạm quy định của pháp luật về phịng, chống tham nhũng; thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phịng, chống tệ nạn mại dâm và các quy
định khác. của pháp luật liên quan đến công chức nhưng chưa đến mức bị truy cứu
trách nhiệm hình sự”.

8



Điều 18 Luật cán bộ công chức 2008 quy định những việc cán bộ, công chức
không được làm liên quan đến đạo đức cơng vụ:
“1. Trốn tránh trách nhiệm, thối thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn
kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình cơng.
2. Sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật.
3. Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công
vụ để vụ lợi.
4. Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tơn giáo dưới
mọi hình thức.”
Điều 20 Luật cán bộ, công chức 2008 quy định những việc khác cán bộ, cơng chức
khơng được làm: “Ngồi những việc không được làm quy định tại Điều 18 và Điều
19 của Luật này, cán bộ, cơng chức cịn không được làm những việc liên quan đến
sản xuất, kinh doanh, cơng tác nhân sự quy định tại Luật phịng, chống tham
nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định
của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền”.
Trong tình huống trên, ơng Nguyễn Văn B được xác định là đang “trên đường đi
làm về”, tức là đang khơng trong tình trạng thực hiện, thi hành công vụ. Xác định
được hành vi vi phạm của B là điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định nên
không rơi vào trường hợp nào bị xử lí kỉ luật theo Điều 3 Nghị định 34/2011/NĐCP, đồng thời cũng không vi phạm những điều công chức không được làm theo
Luật cán bộ, công chức 2008. Như vậy, B sẽ không bị áp dụng các hình thức kỉ luật
theo Điều 3 Nghị định 34/2011/NĐ-CP quy định về xử lí kỉ luật cơng chức.

9


KẾT LUẬN
Tình trạng nảy sinh vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ngày
nay là vô cùng phổ biến. Trên thực tế, nhiều người dân chưa nắm rõ luật, hoặc nắm

rõ luật nhưng vẫn vô ý hay cố ý để xảy ra vi phạm càng khiến cho các hành vi vi
phạm trong lĩnh vực này tăng mạnh. Đối với các tình huống cụ thể, cần xác định rõ
hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, thẩm quyền xử phạt và thủ tục
xử phạt theo đúng quy định của pháp luật nhằm xử lí đúng người, đúng vi phạm,
tăng hậu quả răn đe. Đồng thời cần có những biện pháp cụ thể hơn để nâng cao
hiểu biết của người dân về pháp luật, tạo cho người dân thái độ tôn trọng, chấp
hành đúng quy định của pháp luật, chỉ có như vậy mới có thể giảm thiểu tình trạng
vi phạm quy định trong lĩnh vực giao thơng, nâng cao trật tự, an tồn xã hội.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
10


Luật xử lí vi phạm hành chính 2012.
Luật giao thơng đường bộ 2008.
Nghị định 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Nghị định 34/2011/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về việc xử lí kỷ luật đối với
công chức.
Luật cán bộ, công chức 2008.
Hướng dẫn học mơn luật Hành Chính. – Tác giả: TS. Nguyễn Thị Thủy, TS.
Hoàng Quốc Hồng – Nhà xuất bản Lao Động.

11



×