Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ đơn vị thực tập CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT – THƯƠNG MẠI NHỰA CHỢ LỚN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 45 trang )

TỔNG LIÊN ĐỒN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƠN ĐỨC THẮNG
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG

BÁO CÁO THỰC TẬP

QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ CÔNG
NGHỆ
(MÃ MÔN HỌC: 602046)
Đơn vị thực tập:

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT – THƯƠNG MẠI
NHỰA CHỢ LỚN
Giảng viên hướng dẫn:
TS. Nguyễn Quang Khuyến
TS. Phan Võ Hoàng Giang
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Hải Phúc

61800825

Nguyễn Ngọc Trân Châu

61800717

Nguyễn Ngọc Bích Quyên

61800836

Lê Thị Thùy Dương


61800729

NHÓM 01


Báo cáo thực tập Q trình và thiết bị cơng nghệ

HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2020-2021

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn đến thầy cô trường đại học Tơn Đức Thắng
nói chung ban lãnh đạo khoa Khoa Học Ứng Dụng nói riêng đã truyền đạt cho chúng
em các kiến thức chuyên môn trong 3 năm theo học đến nay và là hành trang cho
chúng em học tập và làm việc sau này.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Nguyễn Quang Khuyến và
thầy Phan Vũ Hoàng Giang đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cũng như hỗ trợ kiến thức
và góp ý hết sức quý báu để chúng em hoàn thành tốt báo cáo thực tập Quá trình thiết
bị này.
Do kinh nghiệm và kiến thức của chúng em còn hạn chế trong q trình thực
hiện khơng tránh khỏi sai sót. Chúng em rất mong nhận được sự nhận xét và góp ý của
thầy cơ để chúng em có thể hồn thiện hơn.
Sau cùng chúng em xin kinh chúc thầy cô nhiều sức khỏe và thành công trong
cuộc sống.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 2


Báo cáo thực tập Q trình và thiết bị cơng nghệ


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................2
MỤC LỤC................................................................................................................ 3
MỞ ĐẦU..................................................................................................................9
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ SẢN XUẤT.......................................10
1.1 Khái quát về công ty......................................................................................10
1.1.1 Giới thiệu...........................................................................................10
1.1.2 Hồ sơ cơng ty.....................................................................................10
1.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển.........................................................11
1.2 Quy mô của Nhựa Chợ Lớn...........................................................................11
1.3 Hệ thống phân phối........................................................................................11
1.4 Sơ đồ.............................................................................................................. 12
1.4.1 Sơ đồ tổ chức Nhựa Chợ Lớn.............................................................12
1.4.2 Sơ đồ mặt bằng tổng thể.....................................................................12
1.5 Tầm nhìn và sứ mệnh....................................................................................13
1.5.1 Tầm nhìn............................................................................................13
1.5.2 Sứ mệnh.............................................................................................13
1.6 Các lĩnh vực sản phẩm...................................................................................13
1.7 Hệ thống máy móc, cơng nghệ, năng lực sản xuất.........................................15
1.8. Qui định an toàn, vệ sinh lao động...............................................................15
1.8.1. Nghĩa vụ cần thực hiện [1]................................................................15
1.8.1.1. Đối với người sử dụng lao động.....................................................15
1.8.2. Nội quy an toàn lao động..................................................................16
CHƯƠNG II: NGUYÊN LIỆU SỬ DỤNG TRONG SẢN XUẤT.....................18
2.1 Polyvinyl chloride – PVC..............................................................................18
2.1.1 Nguồn gốc..........................................................................................18
2.1.2 Tính chất vật lý..................................................................................18

Trang 3



Báo cáo thực tập Q trình và thiết bị cơng nghệ

2.1.3 Tính chất hóa học...............................................................................18
2.1.4 Phương pháp điều chế........................................................................19
2.1.5 Ứng dụng...........................................................................................20
2.2 Polystyrene - PS............................................................................................20
2.2.1 Nguồn gốc..........................................................................................20
2.2.2 Tính chất của PS................................................................................20
2.2.3 Phương pháp điều chế........................................................................21
2.2.4 Ứng dụng...........................................................................................22
2.3 Polypropylen - PP..........................................................................................22
2.3.1. Nguồn gốc.........................................................................................22
2.3.2 Tính chất hóa học và vật lý................................................................23
2.3.3 Phương pháp điều chế........................................................................25
2.3.4 Ứng dụng...........................................................................................25
2.4 Polyetylene - PE...........................................................................................26
2.4.1 Nguồn gốc..........................................................................................26
2.4.2 Tính chất vật lí...................................................................................26
2.4.3 Tính chất hố học:..............................................................................26
2.4.4 Ứng dụng...........................................................................................27
2.5 Acrylonitrin Butadien Styren - ABS..............................................................27
2.5.1 Nguồn gốc..........................................................................................27
2.5.2 Tính chất vật lí...................................................................................27
2.5.3 Tính chất hố học...............................................................................27
2.5.4 Ứng dụng...........................................................................................28
2.6 Phụ gia...........................................................................................................28
2.6.1 Phụ gia hóa dẻo..................................................................................28
2.6.2 Phụ gia tăng tính ổn định....................................................................28


Trang 4


Báo cáo thực tập Q trình và thiết bị cơng nghệ

2.6.3 Phụ gia chống cháy............................................................................29
2.6.4 Chất độn.............................................................................................29
2.6.5 Phụ gia khử mùi.................................................................................29
2.6.6 Phụ gia chống tĩnh điện......................................................................29
2.7 Chất tạo màu..................................................................................................29
CHƯƠNG III: HỆ THỐNG MÁY MĨC............................................................31
3.1 Cơng nghệ ép phun........................................................................................31
3.1.1 Các loại máy ép phun.........................................................................31
3.1.2 Máy ép phun A1700GX Guan Xin.....................................................31
3.1.3 Quy trình ép phun nhựa......................................................................34
3.2 Máy băm nhựa...............................................................................................35
3.2.1 Cấu tạo...............................................................................................35
3.2.2 Nguyên lí hoạt động...........................................................................37
3.2.3 Cách sử dụng......................................................................................37
3.2.4 Lưu ý khi vận hành máy:....................................................................37
3.3 Tháp giải nhiệt...............................................................................................37
3.3.1 Cấu tạo...............................................................................................38
3.3.2 Nguyên lý hoạt động..........................................................................39
3.3.3 Phân loại tháp giải nhiệt.....................................................................40
3.4 Phễu sấy.........................................................................................................41
3.4.1 Cấu tạo...............................................................................................42
3.4.2 Nguyên lý hoạt động..........................................................................42
3.5 Máy trộn đứng...............................................................................................43
3.5.1 Nguyên lý hoạt động..........................................................................44
CHƯƠNG IV: QUI TRÌNH CƠNG NGHỆ SẢN XUẤT...................................45

4.1. Quy trình cơng nghệ tổng qt.....................................................................45
4.2. Thuyết minh quy trình cơng nghệ.................................................................46

Trang 5


Báo cáo thực tập Q trình và thiết bị cơng nghệ

KẾT LUẬN............................................................................................................47
THAM KHẢO.......................................................................................................48

Trang 6


Báo cáo thực tập Q trình và thiết bị cơng nghệ

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Hệ thống phân phối Nhựa Chợ Lớn.....................................................10
Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức cơng ty Nhựa Chợ Lớn..................................................10
Hình 1.4 Xe bập bênh hươu con vinatoy | m1785-xbb........................................12
Hình 1.3 Xe lúc lắc xe đua storm | m1770-x3b...................................................12
Hình 1.5 Ca đá....................................................................................................12
Hình 2.1 Cơng thức cấu tạo của PVC.................................................................16
Hình 2.2 Sự sắp xếp 3 chiều của nhựa PVC........................................................17
Hình 2.3 Quy trình sản xuất đi từ Cl2 và Ethylene..............................................18
Hình 2.4 Cơng thức cấu tạo của PS.....................................................................18
Hình 2.5 Tổng hợp PS từ styren..........................................................................19
Hình 2.6 Cơng thức cấu tạo của PP.....................................................................19
Hình 2.7 Cơng thức cấu tạo của Syndiotactic polypropylene..............................20
Hình 2.8 Cơng thức cấu tạo của Atatic polypropylene........................................21

Hình 2.9 Tổng hợp PP từ propylen.....................................................................22
Hình 2.10 Cơng thức cấu tạo của PE...................................................................23
Hình 2.11 Thành phần cấu tạo của ABS.............................................................24
Hình 3.1 Máy ép phun A1700GX (Nguồn: guanxin-machinery.com)................27
Hình 3.2 Cấu tạo khn ép phun nhựa (Nguồn: cokhinamlam.com)..................28
Hình 3.3 Hệ thống phun của máy ép nhựa (Nguồn: cokhinamlam.com).)..........29
Hình 3.4 Giai đoạn kẹp và tiêm nhựa (Nguồn: cokhinamlam.com)....................30
Hình 3.5 Giai đoạn làm nguội và lấy sản phẩm (Nguồn: cokhinamlam.com).....30
Hình 3.6 Máy nghiền nhựa (nguồn: Công ty TNHH Machinery Carno Việt
Nam)............................................................................................................................ 31
Hình 3.7 Cấu tạo của máy băm nhựa..................................................................31

Trang 7


Báo cáo thực tập Q trình và thiết bị cơng nghệ

Hình 3.8 Tháp giải nhiệt vng và tháp giải nhiệt trịn (Nguồn: cơng ty Newin).
..................................................................................................................................... 32
Hình 3.9 Cấu tạo tháp giải nhiệt..........................................................................32
Hình 3.10 Tháp giải nhiệt đối lưu tự nhiên [2]....................................................34
Hình 3.11 Tháp giải nhiệt đối lưu cơ học [2]......................................................34
Hình 3.12 Phễu sấy nhựa hiệu Carno (Nguồn: Công ty TNHH Marchinery Carno
Việt Nam).................................................................................................................... 35
Hình 3.13 Thơng số kỹ thuật của phễu sấy nhựa tại Carno VN (Nguồn: Công ty
TNHH Marchinery Carno VN). ..................................................................................35
Hình 3.14 Cấu tạo của phễu................................................................................36
Hình 3.15 Cấu tạo máy trộn đứng (Nguồn: Công ty CP sản xuất Việt Nhật)......37
Hình 3.16 Máy trộn dạng đứng Việt Nhật (Nguồn:Cơng ty CP sản xuất Việt
Nhật)............................................................................................................................ 38

Hình 3.17 Các mũi tên biểu diễn nguyên lý hoạt động của máy trộn dạng đứng
(Nguồn: VINACOMM Group)....................................................................................38

Trang 8


Báo cáo thực tập Q trình và thiết bị cơng nghệ

MỞ ĐẦU
Trong thời đại hiện nay, ngành công nghiệp nhựa đang ngày càng phát triển.
Ngành nhựa đang được coi là ngành năng động trong nền kinh tế Việt Nam. Sự tặng
trưởng mạnh mẽ đó là do thị trường mở rộng, nhu cầu tăng cao. Các sản phẩm nhựa ra
đời ứng dụng trong nhiều lĩnh vực cũng như nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của con
người. Một trong số những sản phẩm có vai trị quan trọng nhất là nhựa gia dụng. Biết
được điều đó Cơng ty TNHH SX-TM Nhựa Chợ Lớn đã phát triển, sáng tạo không
ngừng cho ra những sản phẩm nhựa gia dụng bắt mắt an toàn và khơng độc hại , tạo
lịng tin cho người tiêu dùng.
Và chúng em đã có cơ hội được tìm hiểu những kiến thức cơ bản về các thiết bị
máy móc, quy trình cơng nghệ cũng như sản phẩm của Cơng ty Nhựa Chợ Lớn. Qua
đó chúng em đã nắm được thông tin và thực hiện báo cáo với những nội dung sau:
Chương 1: Tổng quan về Công ty TNHH SX-TM Nhựa Chợ Lớn
Chương 2: Nguyên liệu trong sản xuất
Chương 3: Hệ thống máy móc trong quy trình sản xuất
Chương 4: Các quy trình trong cơng nghệ sản xuất
Chúng em xin bày tỏ sự biết ơn với sự hỗ trợ tận tâm của thầy cô cũng như
những kinh nghiệm của anh chị đi trước đã giúp đỡ chúng em trong suốt thời gian qua.

Trang 9



Báo cáo thực tập Q trình và thiết bị cơng nghệ

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ SẢN XUẤT
1.1 Khái quát về công ty
1.1.1 Giới thiệu
Hoạt động từ năm 1990 đến nay, Công Ty TNHH Sản Xuất – Thương Mại Nhựa
Chợ Lớn là công ty với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất đồ
chơi, đồ dùng cho trẻ em và nhựa gia dụng.
Các sản phẩm mà công ty cung cấp: xe đạp, xe 4 bánh, xe đứng trượt , xe lúc lắc,
xe tập đi, xe bập bênh, xe đẩy, đồ chơi điện tử, bình thủy, bình đá,…
Toàn bộ sản phẩm của Nhựa Chợ Lớn đều được làm từ ngun liệu nhập khẩu
chính phẩm, cam kết hồn tồn khơng có độc tố nên rất an tồn khi trẻ em và người
lớn sử dụng. Với năng lực sản xuất vượt trội và hệ thống nhà máy sản xuất quy mô
lớn, hiện đại, các sản phẩm của Nhựa Chợ Lớn đều được thiết kế, chế tạo, lắp ráp và
đóng gói tại Việt Nam 100%. Sản phẩm Nhựa Chợ Lớn đã có mặt ở khắp các tỉnh
thành trên cả nước và được xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới.

1.1.2 Hồ sơ cơng ty
Tên cơng ty: CƠNG TY TNHH SẢN XUẤT – THƯƠNG MẠI NHỰA CHỢ
LỚN
Tên quốc tế: CHO LON PLASTIC PRODUCING TRADING COMPANY LIMITED
Tên viết tắt: CHOLON PLASTIC CO., LTD
Mã số thuế: 031351749
Văn phòng / Nhà máy 1: 8H An Dương Vương, phường 16, quận 8.
 Số điện thoại: (028) 3980 5394 – 3980 5851
 Số fax

: (028) 3875 0946

Nhà máy 2: 36A, tổ 9, xã Phước Lý, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An.

 Số điện thoại : (028) 3980 5394 – 39805851
 Số fax

: (028) 3975 0946

Trung tâm trưng bày và giới thiệu sản phẩm: 1044 - 1046 - 1048 đường 3/2,
Phường 12, Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh.
 Số điện thoại: (028) 3962 9159
 Số fax

: (028) 3962 9158

 Email:
 Website: nhuacholon.com.vn
Trang 10


Báo cáo thực tập Q trình và thiết bị cơng nghệ

1.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển
Năm 1990, cơng ty được thành lập với tên cơ sở Nhựa Chợ Lớn. Công ty được
đặt tại địa chỉ: 08 lý chiêu hồng, quận 6, tp hồ chí minh với diện tích nhà xưởng
khoảng 2000m2, sản xuất chủ yếu với các mặt hàng nhựa gia dụng như xô, chậu,… để
phục vụ thị trường tp hồ chí minh là chính.
Năm 1997, cơ sở Nhựa Chợ Lớn được đổi tên thành doanh nghiệp tư nhân
Nhựa Chợ Lớn và được chuyển về địa chỉ số: 8h An Dương Vương, phường 16, quận
8, tp Hồ Chí Minh. Do nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng cao nên diện tích sản xuất
được mở rộng lên đến 15000m2 và phát triển thị trường ra toàn quốc.
Năm 2000, Nhựa Chợ Lớn áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn iso 9001
và được công nhận năm 2001.

Năm 2001, Nhựa Chợ Lớn bắt đầu đưa sản phẩm ra các thị trường quốc tế như
Mỹ, Úc, Hàn Quốc,…
Năm 2010, Nhựa Chợ Lớn cho xây dựng thêm một xưởng sản xuất được đặt tại
36A, tổ 9, xã phước lý, huyện cần giuộc, tỉnh long an với diện tích nhà xưởng là
100.000m2 để phục vụ cho nhu cầu thị trường ngày càng tăng cao.
Năm 2017, dntn Nhựa Chợ Lớn đã đổi tên thành công ty tnhh sản xuất –
thương mại Nhựa Chợ Lớn.
Đến nay, Nhựa Chợ Lớn đã cho ra hơn 1500 sản phẩm được bày bán rộng rãi
trên thị trường với đầy đủ các chủng loại, kiểu dáng và màu sắc. Bên cạnh các sản
phẩm truyền như đồ chơi hay nhựa gia dụng, thì Nhựa Chợ Lớn đã cho ra đời các
dịng sản phẩm điện tử cao cấp. Trong tương lai, Nhựa Chợ Lớn sẽ tiếp tục đổi mới,
cải tiến, nâng cấp chất lượng sản phẩm và quan tâm nhiều hơn đến khách hàng để đáp
ứng tối đa nhu cầu thị trường.

1.2 Quy mơ của Nhựa Chợ Lớn
Nhựa Chợ Lớn có hai nhà máy sản xuất và hệ thống kho bãi với quy mô lớn,
luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thị trường của cả nước.
Nhựa Chợ Lớn ln có đầy đủ các phân xưởng khép kín như: ép nhựa, lắp ráp,
ép nhựa, in lụa,….với các máy móc, các dây chuyền hiện đại tự động,…
Các hệ thống bán lẻ của công ty Nhựa Chợ lớn có mặt khắp cả nước như: Satra,
Aeon Mall, Vinmart, Emart,….và quan hệ hợp tác với nhiều công ty lớn, thương hiệu
hàng đầu như: Nutifood, Physiolac, Monte, Morinaga, Thai Binh Group,…..
Các mặt hàng của nhựa chợ lớn cũng có mặt ở nhiều nước trên thế giới như: Úc,
Hàn Quốc, Mỹ....

1.3 Hệ thống phân phối
Trang 11


Báo cáo thực tập Q trình và thiết bị cơng nghệ


Nhựa Chợ Lớn có hệ thống phân phối tại hầu hết các tỉnh thành trên cả nước

-

Miền Bắc

: 70 đại lý

-

Miền Trung

: 60 đại lý

-

Tây Nguyên

: 40 đại lý

-

Miền Đông Nam Bộ

: 40 đại lý

-

Miền Tây Nam Bộ


: 50 đại lý

-

Thành phố Hồ Chí Minh: >100 đại lý

Hình 1.1 Hệ thống phân phối Nhựa Chợ Lớn

1.4 Sơ đồ
1.4.1 Sơ đồ tổ chức Nhựa Chợ Lớn

Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức công ty Nhựa Chợ Lớn

1.4.2 Sơ đồ mặt bằng tổng thể
Nhìn chung cơng ty thiết kế phân chia nhà xưởng sản xuất và phịng kinh doanh
riêng biệt, có chế độ trách nhiệm công việc rõ ràng.

Trang 12


Báo cáo thực tập Q trình và thiết bị cơng nghệ

Nhà xưởng sắp xếp các công đoạn sản xuất liên tiếp nhau khá thuận tiện trong
quá trình sản xuất sản phẩm.
Nhà xưởng trang bị đầy đủ các hệ thống quạt, thiết bị vận hành,…đáp ứng nhu
cầu sản xuất và tạo khơng gian thống mát cho nhân viên làm việc.
Khoảng cách giữa các xưởng và các khu vực hành chính hợp lý vừa phải, giảm
khả năng ồn ào và lây nhiễm chéo.


1.5 Tầm nhìn và sứ mệnh
1.5.1 Tầm nhìn
Nhựa Chợ Lớn mong muốn trở thành doanh nghiệp xe và đồ chơi trẻ em hàng
đầu Việt Nam - những sản phẩm không những làm cho đời sống tinh thần trẻ thêm
phong phú hơn mà cịn hỗ trợ phát triển trí tuệ, thể chất cho trẻ. Nhựa Chợ Lớn mong
muốn tạo ra những thương hiệu thể hiện tầm vóc, trí tuệ sức mạnh và niềm tự hào Việt
Nam trên thị trường trong nước và quốc tế.

1.5.2 Sứ mệnh
Sứ mệnh của Nhựa Chợ Lớn là mang đến cho trẻ em Việt Nam thuộc mọi tầng
lớp, mọi vùng miền những sản phẩm có mẫu mã phong phú, đa dạng chủng loại, với
chất lượng tốt nhất và giá thành cạnh tranh nhất, đảm bảo an toàn cho trẻ khi sử dụng.

1.6 Các lĩnh vực sản phẩm
Tình hình phát triển các loại sản phẩm của cơng ty hiện nay:
1.
2.
3.
4.

Sản xuất các loại xe trẻ em với thương hiệu Nhựa Chợ Lớn.
Sản xuất các loại đồ chơi trẻ em với thương hiệu CHOLO BLÓC.
Sản xuất các loại đồ dùng trẻ em.
Sản xuất các loại đồ gia dụng nhựa cao cấp.

Cập nhật mới nhất trên website chính thức của cơng ty, có thể thấy cơng ty Nhựa
Chợ Lớn đang chủ yếu sản xuất và kinh doanh 2 lĩnh vực sản phẩm chính đó là đồ
chơi, quần áo trẻ em và một số loại nhựa gia dụng như sau:
Đồ chơi:










Đồ chơi xếp hình sáng tạo
Đồ chơi điện tử
Đồ chơi trẻ em cao cấp
Đồ chơi và đồ dùng baby
Quần áo trẻ em Lovely
Xe đạp
Xe 4 bánh
Xe chòi






Xe bập bênh
Xe lúc lắc
Xe đứng trượt
Xe tập đ

Trang 13



Báo cáo thực tập Q trình và thiết bị cơng nghệ

Hình 1.3 Xe lúc lắc xe đua storm | m1770-x3b

Hình 1.4 Xe bập bênh hươu con vinatoy | m1785-xbb.

Nhựa gia dụng:





Bình thuỷ
Thùng rác
Ca đá
Bình đá thường

 Bình đá vịi nhấn
 Bình đá vịi gạt
 Sản phẩm theo đơn đặt
hàng

Trang 14


Báo cáo thực tập Q trình và thiết bị cơng nghệ

1.7 Hệ thống máy móc, cơng nghệ, năng lực sản xuất
Hệ thống máy móc, cơng nghệ phục vụ cho việc sản xuất ở công ty Nhựa Chợ
Lớn rất đa dạng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu phục vụ sản xuất như: Máy trộn, máy ép

phun, máy nghiền nhựa phế phẩm, máy đùn, máy cắt sợi tạo hạt...
Hình 1.5 Ca đá

Năng lực sản xuất: Với năng suất khoảng 5.000 sản phẩm các loại trên một ngày
và mỗi tháng, cơng ty có khả năng cho ra thị trường từ 5 đến 10 sản phẩm mới. Nhựa
Chợ Lớn có hai nhà máy sản xuất, một tại thành phố Hồ Chí Minh và một tại Long An
với tổng diện tích trên 115.000 m2 và quy mơ hệ thống kho bãi lớn. Tồn bộ sản phẩm
Nhựa Chợ Lớn đều được thiết kế, chế tạo, lắp ráp và đóng gói tại Việt Nam 100%.
Nhựa Chợ Lớn có các phân xưởng sản xuất khép kín, hiện đại như: phân xưởng
ép nhựa, sắt, lắp ráp, màu keo, in lụa, in simili, may công nghiệp, khu vực CNC,
khuôn mẫu, KCS, sơn tĩnh điện, sơn nước,…cịn có các máy móc, công nghệ hiện đại
như robot hàn tự động, máy CNC,...

1.8. Qui định an toàn, vệ sinh lao động
1.8.1. Nghĩa vụ cần thực hiện [1]
1.8.1.1. Đối với người sử dụng lao động
Các điều kiện môi trường về nơi làm việc phải đảm bảo: khơng gian, thơng gió,
ánh sáng, bụi, nhiệt độ, khí độc,.. các yếu tố khác được quy định theo các quy chuẩn
kỹ thuật liên quan và phải được kiểm tra định kỳ.
Đảm bảo các điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với máy móc, thiết
bị, nhà xưởng đạt các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao
động hoặc đạt các tiêu chuẩn về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc đã
được công bố, áp dụng.
Phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm tồn tại trong nhà máy
và phải có những biện pháp loại bỏ, giảm thiếu tối đa các mối nguy hại đó nhằm đảm
bảo an tồn sức khỏe của người lao động.
Kiểm tra, bảo dưỡng, bảo trì máy móc, thiết bị, nhà xưởng định kỳ theo quy
chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật.
Tại các máy móc, thiết bị, khu vực từng xưởng phải có bảng chỉ dẫn về thơng tin
an tồn lao động, vệ sinh lao động và phải được đặt ở nơi dễ nhìn thấy.

Lấy ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở khi xây dựng kế hoạch, nội
quy, quy trình, biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động.

Trang 15


Báo cáo thực tập Q trình và thiết bị cơng nghệ

1.8.1.2. Đối với người lao động:
Tuân thủ các quy định, quy trình, nội quy về an tồn lao động, vệ sinh lao động
có liên quan đến cơng việc, nhiệm vụ được giao.
Sử dụng, bảo quản và giữ gìn đồng phục hay trang bị bảo vệ cá nhân do công ty
cấp, các thiết bị lao động, vệ sinh lao động nơi làm việc.
Có nhiệm vụ báo cáo cho cấp trên khi phát hiện những nguy cơ tiềm tàng, những
rủi ro, sự cố nguy hiểm, những vấn đề về trang thiết bị, máy móc để có thể xử lý kịp
thời, giảm thiểu tổn thất mà những sự cố mang lại.

1.8.2. Nội quy an toàn lao động
1. Phải được tập huấn an toàn lao động trước khi làm việc.
2. Khi làm việc phải mang đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động bao gồm: Mũ nón,
giày bảo hộ, găng tay, dây an tồn,..
3. Tất cả các thiết bị máy móc phải được đăng kiểm, kiểm định theo quy định.
4. Hệ thống điện phải được thi công, thiết kế theo đúng quy định an tồn điện:
 Chỉ những cán bộ cơng nhân viên đã được huấn luyện về kỹ thuật và kỹ thuật
an tồn điện mới được sửa chữa, lắp đặt, đóng mở thiết bị điện.
 Khi làm việc và sữa chửa, phải sử dụng đúng dụng cụ và mang đủ trang thiết bị
bảo hộ.
 Không được cắt điện ở cầu dao tổng, bố trí điện nếu chưa được sự cho phép.
 Khơng được dùng các vật liệu có tham số kỹ thuật khác thiết kế để thay thế khi
sửa chữa.

 Khi sửa điện cần ngắt điện ở cầu dao tổng, phải có biển báo (cấm móc điện,
đang sửa chữa) hoặc có người trực ở cầu dao tổng.
5. Không được sử dụng, vận hành máy móc nếu khơng có chứng chỉ bằng lái vận
hành và khơng thuộc nhiệm vụ của mình.
6. Ln ln kiểm tra an tồn máy móc trước khi vận hành.
7. Đối với công việc hàn cắt bắt buộc phải đeo kính hàn chuyên dụng.
8. Ngay khi kết thúc làm việc phải sắp xếp vật tư thiết bị và dụng cụ làm việc đúng
nơi quy định.
9. Khơng uống đồ có cồn trước và trong khi làm việc.
10. Người lao động cam kết nghiêm túc chấp hành các quy định trên nếu xảy ra tai
nạn lao động do vi phạm các quy định về an toàn, người lao động phải chịu hoàn
toàn trách nhiệm trước pháp luật.

Trang 16


Báo cáo thực tập Q trình và thiết bị cơng nghệ

CHƯƠNG II: NGUYÊN LIỆU SỬ DỤNG TRONG SẢN
XUẤT
2.1 Polyvinyl chloride – PVC
2.1.1 Nguồn gốc
Nhựa Polyvinyl Chloride hay còn được viết tắt là nhựa PVC, có cơng thức phân
tử là (C2H3Cl)n , là một trong những loại nhựa hóa dẻo được sử dụng phổ biến trên thế
giới. Nhựa PVC có màu trắng tự nhiên và và giòn (trước khi thêm chất hóa dẻo vào).
Năm 1832, nhà hóa học người Pháp Henri Victor Regnault tổng hợp được hợp chất
VinylChloride, thành phần chính để tạo nên PVC và sau đó được phát hiện lại vào
năm 1872 bởi một người Đức tên là Eugene Baumann. Năm 1872, nhựa PVC được
tổng hợp lần đầu tiên và được đưa vào sản xuất thương mại từ năm 1920 bởi cơng ty
B.F. Goodrich.


2.1.2 Tính chất vật lý
PVC có cấu trúc vơ định hình với các ngun tử clo cực trong cấu trúc phân tử.
PVC là dạng bột có màu trắng hoặc vàng nhạt và tồn tại dưới 2 dạng là huyền phù
(PVC.S – PVC Suspension) và nhũ tương (PVC.E – PVC Emulsion). Trong đó,
PVC.S có kích thước hạt lớn từ 20-150 micron và PVC.E có độ mịn cao.
Bản chất của PVC không độc, chỉ độc khi được thêm các phụ gia hay là còn các
monome VinylChloride còn dư. Để tăng cường tính va đập cho PVC thường dùng các
chất sau: MBS, ABS, CPE, EVA với tỉ lệ từ 5 – 15%. Tỉ trọng rơi vào khoảng: 1,25 –
1,46 g/cm3, chịu được nhiệt từ 80 - 160 oC. Trọng lượng phân tử không đồng đều, độ
trùng hợp từ 100-2000. Ngồi ra PVC là loại vật liệu có tính cách điện tốt, khi sản
xuất thường sử dụng thêm các chất hóa dẻo tạo cho PVC có tính mềm dẻo hơn, dai và
dễ gia cơng.

2.1.3 Tính chất hóa học
Cơng thức hóa học: (CH2CH3Cl)n
Danh pháp IUPAC:
Tên khác

Poly(1-chloroethene)

: Polychloroethylene

Hình 2.1 Cơng thức cấu tạo của PVC

Trang 17


Báo cáo thực tập Q trình và thiết bị cơng nghệ


PVC có tính ổn định hóa học ở nhiệt độ thường, phản ứng được chú ý nhất của
PVC là sự Clo hóa có thể thực hiện trong mơi trường hữu cơ như CCl4 tại nhiệt độ
vừa phải dưới tác dụng của sự chiếu xạ tử ngoại. Phản ứng cũng có thể thực hiện trong
huyền phù dạng nước với sự cộng hợp của tác nhân gây trương như CHCl3 hay CCl4.
Các phản ứng chính: phản ứng phân hủy, phản ứng thế nguyên tử Clo, khử HCl,


2.1.4 Phương pháp điều chế
Cấu trúc hóa học của PVC:

Hình 2.2 Sự sắp xếp 3 chiều của nhựa PVC

Điều chế, sản xuất PVClà một công đonạ khá phức tạp và cần một dây chuyền
đạt chuẩn chất lượng cũng như tiêu chuẩn, nguyên liệu điều chế cần đáp ứng những
yêu cầu cụ thể và khắt khe. Nhựa PVC là sản phẩm cuối cùng của quy trình hóa học
sau:
Methane  Ethyne  VinylChloride  PolyVinylChloride
trong điều kiện hiệu suất đạt chuẩn. Ban đầu, PVC ở dạng bột sau đó sẽ được
pha trộn với các chất phụ gia để tạo thành một hỗn hợp. Trong quá trình bột
biến thành nhựa, PVC được nung nóng ở 180 oC và trở nên độc hại hơn so với
bột PVC ban đầu.

Hình 2.3 Quy trình sản xuất đi từ Cl2 và Ethylene.

2.1.5 Ứng dụng
PVC được sử dụng trong kĩ thuật điện tử, lĩnh vực xây dựng, sản xuất ô tô xe
máy và sức khỏe con người:

Trang 18



Báo cáo thực tập Q trình và thiết bị cơng nghệ

 Màng PVC được dùng sản xuất ra rất nhiều loại sản phẩm mà tiêu biểu
như áo mưa, mái hiên, màng phủ ruộng muối, nhãn chai nước khống,
đóng gói sản phẩm...
 Ống PVC được sử dụng rất đa dạng trong cuộc sống từ ống dẫn nước từ
nhà máy nước đến các trạm phân phối nước, ống cấp từ nhà máy cấp nước
đến hộ gia đình, ống nước thải trong các tòa nhà...
 Nhựa PVC được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất dây và cáp điện.

2.2 Polystyrene - PS
2.2.1 Nguồn gốc
Nhựa PS (tên tiếng anh là Polystyrene) là một loại nhựa nhiệt dẻo. Vào năm
1831 Bonastre đã chiết tách ra Styren lần đầu tiên. Năm 1839 Eduard Simon, một nhà
bào chế từ Berlin đã xác định được tính chất styren và đặt tên là monome. Năm 1845
hai nhà hoá là Hoffman và Btyth đã nhiệt phân monome Styren trong một cái ống
thuỷ tinh được bịt kín đầu ở 200oC và thu được một sản phẩm cứng gọi là metastyren.
Năm 1866, Marcellin Berthelot đã xác định chính xác sự hình thành meta styren /
từ styren như một quá trình trùng hợp.Sau 80 năm khoảng cách thời gian, trên cơ sở
luận án của nhà hóa học hữu cơ Đức “Hermann Staudinger (1881-1965)”, phát hiện ra
rằng sự nung nóng của styren dẫn đến phản ứng dây chuyền tạo ra một số đại phân tử
có tên là nhựa PS. Đến năm 1931 chúng được đưa vào sản xuất thương mại.

2.2.2 Tính chất của PS
Cơng thức hóa học: (CH[C6H5]-CH2)n.
Danh pháp IUPAC: poly(1-phenylethene-1,2-diyl)
Polystyren (PS) thuộc nhóm nhựa nhiệt dẻo trong suốt, khơng mùi, khơng vị,

Hình 2.4 Cơng thức cấu tạo của PS.


khi cháy có nhiều khói và dễ tạo màu, dễ gia công bằng phương pháp ép và ép phun
(khoảng 1800-2000C).
PS có trọng lượng phân tử thấp cứng, giịn, có khả năng chịu va đập thấp, dễ bị
gãy, không chịu được nhiệt độ thay đổi của thời tiết. PS có Khối lượng riêng d=1,051,1 g/cm3, chỉ số chảy MI: 1-8g/10phút, độ bền kéo đứt: 400-450 kg/cm2.

Trang 19


Báo cáo thực tập Q trình và thiết bị cơng nghệ

PS là một chuỗi hydrocacbon mạch thẳng, liên kết với các nhóm phenyl với 2
ngun tử cacbon. PS khơng phân cực do đó bền với các hóa chất phân cực và phân
cực mạnh, PS hòa tan trong hydrocacbon thơm, dẫn xuất halogen, este, xeton và
khơng hịa tan trong hydrocacbon mạch thẳng, ete, rượu thấp, acid acetic và nước .Vì
có ngun tử H ở C bậc 3 linh động nên H này dễ tham gia phản ứng oxi hóa vì thế PS
nhanh bị lão hóa trong khơng khí khi có ánh sáng trực tiếp.
Trong điều kiện nhiệt độ trên 2800C và khơng có khơng khí , PS dễ bị
depolymer hóa tạo ra các thành phần monomer ban đầu. Vịng benzen có thể tham gia
phản ứng sunfo hóa, nitro hóa... dùng để sản xuất nhựa trao đổi ion như cationit axit
mạnh.

2.2.3 Phương pháp điều chế

Hình 2.5 Tổng hợp PS từ styren.

Nguyên liệu để sản xuất Polystyren là styren có cơng thức là C6H5CH=CH2, còn
gọi là Vinylbenzen. Để tổng hợp được nhựa PS phải qua một dây chuyền khá phức
tạp đủ tiêu chuẩn và trong điều kiện hiệu suất đạt chuẩn. Nhựa PS là sản phẩm trùng
hợp từ monome styren. Styren dễ trùng hợp khối, trùng hợp dung dịch, trùng hợp nhũ

tương và trùng hợp huyền phù, mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm của
nó.

2.2.4 Ứng dụng
Nhựa PS được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau:
 Ngành công nghiệp gia dụng: thiết bị nhà bếp, đồ chơi trẻ em, vỏ nhựa CD, hộp
xốp đựng thực phẩm,…
 Trong ngành thiết bị điện tử: ổ cắm, cơng tắc,…
 Ngồi ra trong lĩnh vực nhựa định hình PS thường được dùng sản xuất hộp
nhựa, ly nhựa, tô chén nhựa, khay nhựa bánh kẹo nhờ vào đặc tính cứng và
giịn, rất nhẹ, dễ tạo hình, sản phẩm cho ra đẹp.

2.3 Polypropylen - PP

Trang 20


Báo cáo thực tập Q trình và thiết bị cơng nghệ

Polypropylene (PP) là nhựa polyme (nhựa) nhiệt dẻo được sản xuất từ quá trình
trùng hợp của các monome propylene.

Hình 2.6 Công thức cấu tạo của PP.

2.3.1. Nguồn gốc
Vào năm 1951, một cặp nhà khoa học dầu mỏ Phillips tên là Paul Hogan và
Robert Banks là những người đầu tiên polyme hóa được PP bằng một sự vơ tình. Mặc
dù mục đích ban đầu của thí nghiệm này được coi là thất bại, nhưng người ta đã nhanh
chóng nhận ra rằng hợp chất mới này (PP) có tiềm năng ngang bằng với PE (loại nhựa
được sử dụng nhiều nhất thế giới) trong nhiều ứng dụng.

PP dần được ưa chuộng và được sản xuất thương mại chỉ sau khi nhà hóa học
người Ý, Giáo sư Giulio Natta và đồng nghiệp của ông đã thành cơng trong việc hình
thành chất này như trong kỹ thuật polyme. Natta đã hoàn thiện và tổng hợp nhựa PP
đầu tiên ở Tây Ban Nha vào năm 1954. Đến năm 1957, chất lượng của PP ngày càng
được cải thiện theo thời gian và được sản xuất thương mại khắp châu Âu bởi cơng ty
Montecatini, Ý. Ngày nay nó là một trong những loại nhựa được sản xuất phổ biến
nhất trên thế giới.

2.3.2 Tính chất hóa học và vật lý
PP có những tính chất nhiệt, cơ, lý tuyệt vời, khơng độc, khơng màu, khơng mùi,
khơng vị và có độ trong suốt, độ bóng về mặt cao khi ở nhiệt độ phịng. Nó tương đối
cứng, có độ bền cơ học cao hơn so với PE, có điểm nóng chảy cao, khối lượng riêng
thấp và khả năng chống va đập tương đối tốt.
Khi các monomer được sản xuất bằng cách cracking các sản phẩm dầu mỏ như
khí tự nhiên và dầu nhẹ, thì sản phẩm của quá trình trùng hợp thu được là các PP có 3
cấu hình khơng gian khác nhau: Polyme isotactic, Polyme atactic, Polyme
syndiotactic. Mỗi cấu hình khơng gian khác nhau của PP có những tính chất riêng biệt

Hình 0.6 Cơng thức cấu tạo của Isotactic
Hình polypropylen
2.7 Cơng thức cấu tạo của Syndiotactic polypropylene.

Trang 21


Báo cáo thực tập Q trình và thiết bị cơng nghệ

Isotactic polypropylene có các nhóm - CH 3 cùng nằm về một phía mặt phẳng
trong cấu hình đồng phân quang học, dạng tinh thể. Có tính chất là khơng tan được
trong heptan sơi và có điểm nóng chảy khoảng 160℃ - 166℃ đối với isotactic

polypropylene thương mại có độ kết tinh từ 40 – 60%.

Hình 2.8 Cơng thức cấu tạo của Atatic polypropylene.

Syndiotactic polypropylene có các nhóm –CH3 sắp xếp xen kẽ, trật tự giữa 2 mặt
phẳng. Nó có cùng tỷ trọng, có modul đàn hồi và độ bền va đập cao hơn, độ đục và
phần trăm vùng kết tinh thấp hơn cấu trúc isotactic. Có điểm nóng chảy tại 130℃ với
độ kết tinh là 30%.
Atatic polypropylene có các nhóm –CH3 sắp xếp 1 cách ngẫu nhiên, khơng có
quy luật và khơng có độ cứng bằng PP isotactic với PP syndiotactic, vơ định hình và
kết dính tốt.
PP thương mại thường chứa khoảng 90 – 95% isotactic, còn lại là syndiotactic và
atactic. PP isotactic cứng và chắc hơn so với PP syndiotactic và PP atactic có bản chất
tựa cao su. Chỉ có PP isotactic có độ kết tinh cao mới có giá trị thương mại quan trọng.
PP là loại nhựa có tỷ trọng nhẹ với mật độ phân tử là từ 0,895 đến 0,92 g/cm³. PP
có tính bền cơ học cao, thường cứng và linh hoạt, đặc biệt là khi copolymerized với
ethylene. Điều này cho phép PP được ưa dùng kỹ thuật nhựa, cạnh tranh với các vật
liệu như nhựa ABS. Điểm nóng chảy của của nhựa PP xảy ra trong một phạm vi nhiệt
từ 160 °C -180 °C tuỳ thuộc vào vật liệu độn và độ kết tinh, có thể giữ ổn định trạng
thái 3 chiều ở nhiệt độ 150℃ nếu khơng có ngoại lực tác động. Càng gần đến nhiệt độ
nóng chảy thì PP chuyển thì trạng thái rắn sang trạng thái mềm (như cao su). Khi giảm
từ nhiệt độ nóng chảy đến 120℃, PP bắt đầu kết tinh (nhiệt độ kết tinh cao).

Trang 22


Báo cáo thực tập Q trình và thiết bị cơng nghệ

Ở nhiệt độ thường, PP không tan trong các dung môi hữu cơ, ngay cả khi tiếp
xúc lâu, mà chỉ trương trong các cacbuahydro thơm và clo hoá. Nhưng ở nhiệt độ trên

80℃ thì PP bắt đầu tan trong hai loại dung mơi trên. Polymer có độ kết tinh lớn bền
hố chất hơn polymer có độ kết tinh bé. PP thực tế xem như không hút nước, mức hút
ẩm <0,01%.

2.3.3 Phương pháp điều chế
Phương pháp Naphta

Hình 2.9 Tổng hợp PP từ propylen.

Đầu vào gồm hỗn hợp propan (C3H8) – propylen (C3H6) với tỷ lệ theo khối lượng
30/70. Hệ xúc tác là TiCl 3 + Al(C2H5)3 áp suất phản ứng 6 - 8atm và nhiệt độ phản ứng
50 – 55oC.
Đầu tiên, propylen đóng vai trị như là dung mơi của phản ứng hòa tan propan.
Khi trùng hợp xong đưa về áp suất thường hoặc thấp, propan khơng hồ tan được, PP
được hoá hơi để thu hồi. Sau phản ứng thu được PP nhưng lẫn 1 ít propan, ta dùng hơi
nước quá nhiệt để tách ra. Sau đó rửa tách xúc tác bằng CH 3OH trong dung dịch HCl,
rửa lại bằng nước, sấy chân không và tạo hạt.

2.3.4 Ứng dụng
Nhựa PP được ứng dụng nhiều trong sản xuất vật dụng, trong y tế, trong xây
dựng và cả kỹ thuật. Một số ứng dụng như sau:
- Dùng làm hộp bảo quản thực phẩm, ly nhựa, bình sữa trẻ em và đồ chơi trẻ em.
- Nhựa PP được làm ống nhựa kim tiêm.
- Tạo thành sợi và được dệt thành bao bì lương thực như gạo, ngũ cốc.
- Tấm PP có thể dùng làm thớt, khn đập.
- Tấm nhựa PP ốp kèm bên ngồi cơng trình, nhà ở để có thể gia cố, đồng thời
tăng khả năng chịu nhiệt và hạn chế sức nóng lưu thông trong nhà

2.4


Polyetylene - PE

2.4.1 Nguồn gốc
Polyethylen được tổng hợp lần đầu tiên bởi nhà hoá học người Đức Hans von
Pechman vào năm 1898, một cách tình cờ trong q trình ơng nghiên cứu
diazomethane. Khi các đồng nghiệp của ông khảo sát hợp chất màu trắng, nhờn như
mỡ sáp mà ơng đã tổng hợp được, họ nhận thấy nó chứa mạch dài -CH2- và đặt tên nó
Trang 23


Báo cáo thực tập Q trình và thiết bị cơng nghệ

là polymethylene. Trong thời gian đầu Polyethene chưa thể sản xuất ở dạng rắn, cịn ở
dạng mỡ sáp thì khơng có ứng dụng.
Reginald Gibson và Eric Fawcett đã phát hiện ra cách tổng hợp Polyetylene ở
dạng rắn trong phịng thí nghiệm vào năm 1933 tại công ty Imperial Chemical
Industries (ICI), Anh quốc. Từ đó, màng PE ra đời.

Hình 2.10 Cơng thức cấu tạo của PE.

2.4.2 Tính chất vật lí
Tùy thuộc vào loại PE mà chúng có nhiệt độ hóa thủy tinh Tg ≈ -100 °C và nhiệt
độ nóng chảy Tm ≈ 120 °C.
Polyethylen màu trắng, hơi trong, không dẫn điện và khơng dẫn nhiệt, khơng cho
nước và khí thấm qua.
Polyethylene cũng có những ưu điểm về chống ẩm, chống điện và kháng
hố chất vượt trội.
Do các tính chất trên, polyetylen được dùng bọc dây điện, bọc hàng, làm màng
mỏng che mưa, chai lọ, chế tạo thiết bị trong ngành sản xuất hóa học.


2.4.3 Tính chất hố học:
Polyethylen được điều chế bằng phản ứng trùng hợp các monomer ethylen
(C2H4).
Polyethylen là một hợp chất hữu cơ (poly) gồm nhiều nhóm ethylen CH2CH2 liên kết với nhau bằng các liên kết hydro nội phân tử
PE có thể được đề cập dưới 2 dạng khác là: Polyethylene tỷ trọng thấp
(LDPE), và Polyethylene tỷ trọng cao (HDPE). Nhựa PE là loại nhựa rẻ, bền bỉ
và có khả năng kháng hóa chất. PE, tên gọi đầy đủ là polyeltylene, hiện diện
nhiều trong đời sống hằng ngày, từ các lĩnh vực như đồ gia dụng, xây dựng, bao
bì... Nó là một loại nhựa nhiệt dẻo, bề mặt bóng láng, có ánh mờ và có khả
năng tạo màu trong suốt.

2.4.4 Ứng dụng
Làm bọc dây điện, bọc gói hàng hoá, làm màng bạt che mưa, chai lọ,
Chế tạo thiết bị chứa, đựng trong ngành sản xuất hóa học.
Nhựa HDPE với đặc tính độ bền vật liệu vượt trội dần được ứng dụng nhiều
trong cấp thoát nước, ống chịu nhiệt & hóa chất.

Trang 24


Báo cáo thực tập Q trình và thiết bị cơng nghệ

2.5 Acrylonitrin Butadien Styren - ABS
2.5.1 Nguồn gốc
ABS là loại nhựa tổng hợp, nó xuất hiện đầu tiên vào năm 1948 (xuất hiện
muộn hơn so với acrylic) và phát triển mạnh vào năm 1954 bởi công ty BorgWarner.
Ngày nay với các phương pháp hiện đại, đã có thể điều chế ra loại nhựa
ABS có độ tinh khiết cao. Mặc dù thành cơng trong việc nâng cao độ tinh khiết
nhưng nó lại có một nhược điểm là khơng dẻo dai.


2.5.2 Tính chất vật lí
Nhựa ABS có màu vàng nhạt cố thể hoặc màu ngà, độ dẻo dai nhất định.
Là một loại nhựa nhiệt dẻo thông dụng dùng để làm các sản phẩm nhẹ, cứng, dễ
uốn, có khả năng chịu va đập tốt, các bộ phận tự động, vỏ bánh răng, lớp bảo vệ
đầu hộp số, đồ chơi...

Hình 2.11 Thành phần cấu tạo của ABS.

2.5.3 Tính chất hố học
Hạt nhựa ABS có tên tiếng anh Acrylonitrin butadien styren (viết tắt và thường
gọi là ABS), có cơng thức hóa học (C8H8· C4H6·C3H3N)n , có nguồn gốc điều chế
từ dầu mỏ ,được trùng hợp từ 3 loại monomer: acrylonitrile, butadiene và Styrene.
Nhựa ABS có màu vàng nhạt hoặc màu ngà , độ dẻo dai ở một mức độ nhất định, có
khả năng kháng axit và kiềm, chống lại sự ăn mịn của muối mạnh.Vì vậy mà nó được
sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp nhựa kỹ thuật .

2.5.4 Ứng dụng
Thiết bị văn phòng như máy photocopy, máy in …
Đồ điện gia dụng như tivi, điện thoại, tủ lạnh, máy giặt …
Vỏ thùng loa, vỏ hộp DVD, thùng máy tính, máy học tập, máy ghi âm, tủ kỹ
thuật số, bàn phím điện thoại, đồ chơi trẻ em…

Trang 25


×