Tải bản đầy đủ (.docx) (170 trang)

Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (559.59 KB, 170 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

NGUYỄN THỊ KIM CHI

HỒN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SỐT NỘI BỘ
THEO HƯỚNG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ TỈNH BÌNH
ĐỊNH
Chun ngành: Kế tốn
Mã số: 83.4.03.01

Người hướng dẫn: PGS.TS Huỳnh Đức Lộng


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan luận văn: “HỒN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI
BỘ THEO HƯỚNG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN
GỖ TỈNH BÌNH ĐỊNH” là cơng trình do tơi tự nghiên cứu và hồn thành dưới sự
hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học Phó giáo sư Tiến sĩ Huỳnh Đức Lộng.
Các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng
được công bố trong các luận văn trước đây.
Bình Định, ngày tháng năm 2020
Tác giả thực hiện luận văn

Nguyễn Thị Kim Chi


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp này, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản
thân, tác giả đã nhận được nhiều sự quan tâm và hướng dẫn tận tình của giáo viên


hướng dẫn.
Trước hết, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Quý thầy cô ở trường Đại Học Quy
Nhơn đã dạy dỗ, trang bị những kiến thức cần thiết cho tác giả trong suốt thời gian
học tập, nghiên cứu đề tài. Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu
sắc nhất đến giáo viên hướng dẫn - PGS.TS. Huỳnh Đức Lộng, người đã tận tình
hướng dẫn tác giả hồn thành luận văn này.
Đồng thời, tác giả cũng xin cảm ơn Hiệp hội gỗ và lâm sản Bình Định đã tạo
điều kiện thuận lợi, cung cấp các thông tin cần thiết để hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn tới tất cả bạn bè, người thân đã luôn
luôn bên cạnh, quan tâm, ủng hộ, giúp tác giả chuyên tâm nghiên cứu và hoàn thành
luận văn một cách tốt nhất.
Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thời gian và khả năng chun mơn, do vậy luận
văn sẽ có ít nhiều sai sót. Kính mong nhận được sự cảm thơng và những nhận xét
tận tình của thầy cơ và các bạn.
Tác giả thực hiện luận văn

Nguyễn Thị Kim Chi


1

MỞ ĐẦU
1.

Lý do thực hiện đề tài
Theo COSO 2004, QTRR được định nghĩa là một quá trình chịu ảnh hưởng

bởi HĐQT, ban quản lý và các nhân viên trong tổ chức, được áp dụng từ khâu thiết
lập chiến lược và bao trùm lên mọi hoạt động của doanh nghiệp, được thiết kế để
nhận diện các sự kiện tiềm ẩn có thể tác động đến doanh nghiệp và để QTRR trong

phạm vi chấp nhận được nhằm cung cấp một sự đảm bảo hợp lý về việc đạt các mục
tiêu tổ chức đề ra.
Thông qua hệ thống QTRR, doanh nghiệp được cung cấp khả năng nhận
diện, đánh giá các rủi ro, xây dựng được các mức độ rủi ro có chấp nhận được và
khớp nối với chiến lược nhằm xác định những mục tiêu phù hợp và phát triển các cơ
chế để quản trị các rủi ro liên quan (bao gồm những rủi ro ảnh hưởng đến một hay
nhiều bộ phận), cung cấp những đối phó tích hợp cho nhiều loại rủi ro, đánh giá các
biến cố tiềm năng nhằm giảm thiểu những tổn thất và bất ngờ cũng như nắm bắt cơ
hội trong hoạt động, nhanh chóng có được thơng tin về những rủi ro giúp nhà quản
trị đánh giá hiện trạng và cải thiện việc phân bổ vốn hiệu quả. Hệ thống QTRR yêu
cầu xác định các rủi ro ảnh hưởng đến những bộ phận khác nhau trong doanh
nghiệp nhằm QTRR xuyên suốt trong toàn bộ doanh nghiệp.
Cùng với các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh, Bình Định là
1 trong 4 trung tâm chế biến đồ gỗ và lâm sản quy mô lớn hàng đầu cả nước. Đến
nay trên địa bàn tỉnh Bình Định có 171 doanh nghiệp hoạt động sản xuất chế biến
sản phẩm gỗ, số còn lại là các cơ sở nhỏ, trong đó có 110 doanh nghiệp chuyên về
xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ, với năng lực trên 22.000 container 40 feet/năm (năng lực
trung bình mỗi doanh nghiệp là 200 container/năm), thu hút một lượng lao động
trên 35.000 người, chủ yếu tập trung tại các cụm công nghiệp và các khu công
nghiệp lớn. Về nguồn vật liệu, doanh nghiệp phải nhập khẩu đến 80%, trong nước
chỉ đáp ứng 20%. Trong báo cáo tài chính các doanh nghiệp kinh doanh ngành sản
xuất chế biến và xuất khẩu gỗ, tỷ lệ vay vốn ngắn hạn và dài hạn khá lớn từ các tổ


2
chức tài chính và ngân hàng. Chi phí đầu vào tăng (nguyên vật liệu, chi phí xăng
dầu), đẩy giá thành sản phẩm lên cao, trong khi giá đầu ra không tăng, ảnh hưởng
đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do vậy những rủi ro, tổn thất của khu vực doanh
nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ nếu diễn ra trên diện rộng, sẽ gây tổn thất
lớn cho tỉnh cả về kinh tế và xã hội. Việc nhận diện, phân tích các yếu tố rủi ro và

hồn thiện hệ thống quản trị rủi ro cho các doanh nghiệp chế biến gỗ hiện nay hết
sức có ý nghĩa. Chính vì vậy mà tác giả chọn đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm
soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh
Bình Định” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kế toán trường Đại học Quy Nhơn.
2.

Các đề tài nghiên cứu có liên quan đã được cơng bố
Đã có nhiều đề tài liên quan đến hệ thống KSNB được thực hiện nhằm tìm

hiểu và phân tích các nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong tổ chức, từ đó xây dựng giải
pháp QTRR phát sinh trong tổ chức.
Các cơng trình nghiên cứu trong nước:
-

Nguyễn Thị Hồng Phúc (2012), Hoàn thiện hệ thống KSNB hướng đến

QTRR tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Fujikura Việt Nam, Luận văn thạc
sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài đã khảo sát thực
trạng hệ thống KSNB, quan điểm về rủi ro, cách thức nhận dạng, đối phó và quản lý
rủi ro tại doanh nghiệp Fujikura Việt Nam. Từ đó, tác giả thực hiện đối chiếu, so
sánh thực trạng với lý thuyết báo cáo COSO 1992 và COSO 2004 để đưa ra nhận
xét, đánh giá, phân tích các nhược điểm tồn tại của hệ thống KSNB. Kết quả đạt
được, tác giả đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của các quy trình xử lý nghiệp
vụ mà đang áp dụng tại doanh nghiệp.
Lê Thị Hậu (2013), Hoàn thiện hệ thống KSNB tại Ngân hàng
Thương
Mại Cổ Phần Bản Việt theo hướng kiểm soát rủi ro, Luận văn thạc sĩ kinh tế,
Trường Đại học Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài đã thực hiện đánh giá thực
trạng hoạt động KSNB nhằm kiểm soát rủi ro, đưa ra được những hạn chế và
nguyên nhân những hạn chế tồn tại trong hệ thống KSNB tại ngân hàng Thương

mại Cổ phần Bản Việt. Kết quả đạt được,tác giả đưa ra giải pháp hồn thiện cơng


3
tác tổ chức hệ thống KSNB và hoàn thiện các thành phần cấu thành hệ thống KSNB
theo khuôn mẫu lý thuyết Báo cáo COSO 2004 tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Bản Việt.
Nguyễn Thị Hà (2013), Hoàn thiện hệ thống KSNB tại Trung tâm
bán lẻ
thuộc Công ty Thương Mại và Xuất Nhập Khẩu Viettel. Luận văn thạc sĩ kinh tế,
Trường Đại học Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài nghiên cứu về thực trạng
hệ thống KSNB tại Trung tâm bán lẻ thuộc Công ty Thương Mại và Xuất Nhập
Khẩu Viettel, nêu lên các ưu điểm và những tồn tại của hệ thống KSNB tại trung
tâm này. Kết quả đạt được, từ thực trạng đã được nghiên cứu kết hợp với khuôn mẫu
lý thuyết COSO 2004, tác giả đề xuất các giải pháp hoàn thiệnđối với các thành
phần cấu thành hệ thống KSNB nhằm nâng cao tính hiệu quả của hệ thống KSNB
theo hướng QTRR Trung tâm bán lẻ thuộc Công ty Thương Mại và Xuất Nhập
Khẩu Viettel.
-

Lê Vũ Tường Vy (2014), Hoàn thiện hệ thống KSNB theo hướng QTRR

tại Công Ty Cổ Phần Cảng Quy Nhơn, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học
Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài thực hiện khảo sát và đánh giá thực trạng
về hệ thống KSNB tại Công Ty Cổ Phần Cảng Quy Nhơn dựa theo khuôn mẫu lý
thuyết báo cáo COSO 2004. Kết quả đạt được,tác giả đưa ra các giải pháp khắt phục
những yếu kém của hệ thống KSNB hiện tại của công ty Cổ phần Cảng Quy Nhơn.
-

Tiếp cận khuôn mẫu lý thuyết theo Báo cáo COSO 2004 về QTRR.


Dựa trên lý thuyết Báo cáo COSO 2004 để đánh giá và phân tích thực trạng

hệ thống KSNB tại các tổ chức. Từ đó, nhận diện được những hạn chế đang tồn tại
trong hệ thống KSNB.
theo

Đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB

hướng QTRR phù hợp với từng doanh nghiệp cụ thể.
- Hạn chế của những đề tài nêu trên: Phạm vi nghiên cứu đề tài hẹp, tập trung
đưa ra giải pháp tại 1 doanh nghiệp cụ thể nên thiếu sự khái qt hóa.
Các cơng trình nghiên cứu nước ngồi:


4
-

Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB:

Các tác giả Amudo & Inanga (2009), Evaluation of Internal Control Systems: A
Case Study from Uganda, International Research Journal of Finance and
Economics,27:125-144. Các yếu tố được nghiên cứu gồm (1) mơi trường kiểm sốt,
(2) đánh giá rủi ro, (3) hệ thống thông tin truyền thông, (4) các hoạt động kiểm
sốt,
(5) giám sát, (6) cơng nghệ thơng tin. Nghiên cứu đã phát triển một mơ hình chuẩn
nhằm đánh giá hệ thống KSNB trong những dự án khu vực công tài trợ bởi Ngân
hàng Phát triển Châu Phi. Kết quả của nghiên cứu cho thấy sự thiếu hụt một số
thành phần của KSNB dẫn đến hệ thống KSNB chưa đạt được sự hữu hiệu.
Nghiên cứu về môi trường kiểm soát: Tác giả Ramos

(2004),Evaluate the
Control Environment: Documentation Is Only a Start; Now it's All about
Asking Questions, Journal of Accounting, 197, 75-78. Mơi trường kiểm sốt được
đánh giá là một một thành phần quan trọng trong hệ thống KSNB, tác động đến việc
hình thành văn hóa doanh nghiệp cũng như ý thức kiểm soát của mọi thành viên
trong doanh nghiệp, được xem là yếu tố hạt nhân cho các thành phầncòn lại. Tác giả
chỉ ra các nhân tố cấu thành mơi trường kiểm sốt gồm: văn hóa doanh nghiệp, phân
cấp quyền lực, chất lượng của các ủy ban kiểm tốn, tính liêm chính và đạo đức.
-

Nghiên cứu về thơng tin và truyền thông: Tác giả Hevesi (2005),Internal

Control Standards in New York States Government. Tất cả các thông tin từ bên
trong các bên ngoài doanh nghiệp phải được kiểm định tính tin cậy, được thơng báo
đến các bộ phận và cá nhân một cách kịp thời để thực hiện chức năng của mình.
Việc chuẩn bị các báo cáo chính xác để cung cấp thông tin kịp thời cho việc ra
quyết định của nhà quản lý. Ngoài ra, đây là thành phần giúp các nhân viên nhận
thấy được chức năng và vai trò của mình trong hệ thống KSNB thơng quacác bản
mơ tả cơng việc.Từ đó, nghiên cứu chỉ ra rằng thơng tin và truyền thơng là yếu tố
quan trọng có tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB.
- Nghiên cứu các hoạt động kiểm soát: Tác giả Jenkinson (2008),
Strengthening Regimes for Controlling Liquidity Risks: Some Lessons from


5
the Recent Turmoil,London: the Euromoney Conference on Liquidity and Funding
Risk Management,chỉ ra rằng để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp một cách
hiệu quả thì phải thiết lập và thực thi các hoạt động kiểm soát, bao gồm các hoạt
động như: phê duyệt, ủy quyền, xác minh, đối chiếu, đánh giá hiệu suất hoạt động,
phân công nhiệm vụ...

Nhận xét các nghiên cứu nước ngồi:
Việc tìm hiểu và thực hiện các nghiên cứu được tiến hành tại các quốc gia
như Mỹ, các nước châu Âu, Uganda,… Các quốc gia này khơng tương đồng về đặc
điểm kinh tế, chính trị và xã hội với Việt Nam. Vì vậy, kết quả các nghiên cứu trên
có thể thay đổi khi áp dụng tại Việt Nam.
- Các nghiên cứu nước ngoài nêu trên tập trung vào các hướng: nghiên cứu
tác động của hệ thống KSNB đến giá trị của doanh nghiệp, nghiên cứu về các yếu tố
ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ và nghiên cứu tác động
của từng thành phần trong hệ thống KSNB mà chưa thực hiện nghiên cứu về hệ
thống KSNB theo hướng QTRR.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Tác giả chọn đề tài này để nghiên cứu nhằm đạt tới những mục tiêu sau:
Mục tiêu tổng quát: Hoàn thiện hệ thống KSNB theo hướng QTRR
tại các
doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Định.
- Mục tiêu cụ thể:
Hệ thống hóa lý luận về hệ thống KSNB theo hướng QTRR.
Phân tích thực trạng hệ thống KSNB và đánh giá ưu điểm, nhược điểm của
hoạt động KSNB tại các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Định.
Trên cơ sở thực trạng đã nghiên cứu, tác giả đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ
thống KSNB theo hướng QTRR tại các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Định.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng
quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Định.


6
4.2. Phạm vi nghiên cứu
-


Phạm vị về không gian: Nghiên cứu này thực hiện tại các doanh nghiệp chế

biến gỗ tỉnh Bình Định.
-

Phạm vị về thời gian: Nghiên cứu này thực hiện từ tháng 06/2019 -

tháng12/2019.
5.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu của luận văn là phương pháp định tính cụ thể như sau:
-

Tác giả sử dụng phương pháp thu thập, phân tích, so sánh để hệ thống hóa lý

luận về hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro trong doanh nghiệp.
- Tác giả sử dụng phương pháp khảo sát phỏng vấn trực tiếp tại các doanh
nghiệp để phân tích và đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ theo
hướng quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Định.
- Tác giả sử dụng phương pháp so sánh phân tích tổng hợp và suy luận để đưa
ra những giải pháp hồn thiện về hệ thống kiểm sốt nội bộ theo hướng quản trị
rủi ro tại các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Định.
6. Kết cấu của đề tài
Ngồi phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương1: Cơ sở lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro
Chương 2: Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro tại
các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Định

Chương 3: Hồn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro tại
các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Định
7.

Ý nghĩa khoa học của đề tài

- Ý nghĩa khoa học: Hệ thống hóa lý luận về hệ thống kiểm sốt nội bộ theo
hướng quản trị rủi ro trong doanh nghiệp.
-

Ý nghĩa thực tiễn:

+ Phân tích đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị
rủi ro tại các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Định.
+ Đưa ra một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng
quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Định


8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SỐT NỘI
BỘ THEO HƯỚNG QUẢN TRỊ RỦI RO
1.1. Sự hình thành và phát triển của hệ thống KSNB
Trong mọi quy trình quản trị, kiểm sốt ln là một khâu quan trọng được
các nhà quản lý chú trọng xây dựng và duy trì nhằm hướng đến việc đạt được các
mục tiêu tổ chức đề ra. Cùng với sự phát triển của thực tiễn quản lý, khái niệm
KSNB đã xuất hiện từ những năm đầu thế kỷ 20 và dần phát triển qua các thời kỳ
thành một hệ thống lý luận về vấn đề kiểm soát trong tổ chức, áp dụng cho cơng tác
kiểm tốn lẫn vấn đề quản trị doanh nghiệp.
1.1.1. Giai đoạn sơ khai

Những năm cuối thế kỉ 19, các hoạt động kinh tế cần tăng thêm nguồn vốn
phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến sự hình thành và phát triển mạnh
mẽ của các kênh cung cấp vốn (chủ yếu là các ngân hàng), đồng thời phát sinh nhu
cầu tăng cường quản lý vốn và kiểm tra thơng tin sử dụng vốn. Thuật ngữ KSNB ra
đời, hình thức ban đầu là Kiểm soát tiền (năm 1900).
Đến năm 1929, thuật ngữ KSNB được đề cập chính thức trong một Công bố của Cục
Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Federal Reserve Bulletin) và được định nghĩa là một công
cụ bảo vệ tiền và các tài sản khác đồng thời thúc đẩy nâng cao hiệu quả họat động.

Năm 1936, Hiệp hội Kế tốn viên cơng chứng Hoa Kỳ (AICPA) mở rộng
khái niệm về KSNB trong một cơng bố là ngồi mục tiêu bảo về tiền và các tài sản
khác hệ thống này còn góp phần kiểm tra sự chính xác của số liệu kế toán.
KSNB trong giai đoạn sơ khai dùng để phục vụ chủ yếu cho cơng tác kiểm
tốn, nhu cầu về quản lý vốn và kiểm tra thông tin sử dụng vốn.
Đến năm 1949, AICPA đã công bố một cơng trình nghiên cứu chun sâu đầu
tiên về KSNB: “KSNB, các nhân tố cấu thành và tầm quan trọng đối với việc quản
trị doanh nghiệp và đối với kiểm toán viên độc lập”, hướng sự chú ý của kiểm toán
viên độc lập và các nhà quản trị doanh nghiệp đến tầm quan trọng của hệ thống
KSNB.


9
1.1.2. Giai đoạn hình thành
Ủy ban thủ tục kiểm tốn (CAP) trực thuộc AICPA đã ban hành các Báo cáo
về Thủ tục Kiểm toán (SAP) nhằm nỗ lực đưa ra các hướng dẫn bao quát về KSNB
phục vụ cho công tác kiểm toán.
Năm 1958, ban hành SAP 29 - Phạm vi xem xét KSNB của kiểm toán viên
độc lập. Trong thủ tục này, lần đầu tiên KSNB được phân thành KSNB về kế toán
và KSNB về quản lý. Cụ thể:
KSNB về kế toán: gồm kế hoạch tổ chức, các phương pháp và thủ

tục liên
quan đến việc bảo vệ tài sản và tính đáng tin cậy của số liệu kế tốn.
KSNB về quản lý: gồm kế hoạch tổ chức, các phương pháp và thủ
tục liên
quan đến tính hữu hiệu trong hoạt động và sự tuân thủ chính sách quản trị ảnh
hưởng gián tiếp đến thơng tin tài chính.
Đến năm 1962, SAP 33 được ban hành, nhấn mạnh kiểm toán viên chỉ cần
chú trọng đến KSNB về kế tốn vì ảnh hưởng trực tiếp đến thơng tin tài chính.
Năm 1973, AICPA đã ban hành chuẩn mực SAS 1, mở rộng định nghĩa về
KSNB về quản lý và kế toán, đồng thời phát triển bốn thủ tục được đề cập trong
SAP 54 thành một khuôn khổ đầy đủ hơn về KSNB về kế tốn. Cụ thể:
-

KSNB về quản lý: khơng chỉ giới hạn ở kế hoạch tổ chức và các thủ tục mà

còn bao gồm cả quá trình ra quyết định cho phép thực hiện nghiệp vụ của nhà quản
lý.
KSNB về kế toán: gồm các thủ tục và cách thức ghi nhận vào sổ
sách để
bảo vệ tài sản, tính đáng tin cậy của số liệu nhằm đảm bảo sự hợp lý trên bốn
phương diện:
 Các nghiệp vụ thực hiện phù hợp với sự ủy quyền và xét duyệt của
các
nhà quản lý;




Ghi nhận các nghiệp vụ phát sinh nhằm mục đích: lập BCTC phù hợp


với chuẩn mực kế toán và các quy định liên quan. Đồng thời, thực hiện trách nhiệm
báo cáo về tình hình tài sản;
 Việc tiếp cận tài sản chỉ được thực hiện khi có được sự phê duyệt
của


10
nhà quản lý;


Định kỳ, thực hiện đối chiếu tài sản được báo cáo với tài sản hiện hữu

thực tế cũng như có biện pháp thích hợp để xử lý các khoản chênh lệch phát sinh từ
việc đối chiếu trên.
Như vậy, trong giai đoạn hình thành, khái niệm KSNB được mở rộng ra khỏi
các thủ tục bảo vệ tài sản và ghi chép sổ sách kế toán. Tuy nhiên, KSNB vẫn chỉ được
xem là một phương tiện của kiểm toán viên độc lập trong cơng tác kiểm tốn BCTC.

1.1.3 Giai đoạn phát triển
Vào những năm 1970 – 1980, bên cạnh việc kinh tế phát triển mạnh mẽ, các vụ
gian lận cũng gia tăng về số lượng và quy mô gây tổn thất đáng kể cho nền kinh tế.

Năm 1977, sau vụ bê bối chính trị Watergate, Quốc hội Hoa kỳ đã thơng qua
Đạo luật về chống hối lộ ở nước ngồi. Trong đó, đề cập chính thức hệ thống KSNB
là một cơng cụ để ngăn ngừa các khoản thanh tốn bất hợp pháp cũng như yêu cầu
ghi chép đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Năm 1979, SEC bắt buộc các công ty phải báo cáo về hệ thống KSNB đối
với cơng tác kế tốn tại doanh nghiệp. u cầu gây ra nhiều tranh luận do chưa có
những tiêu chuẩn cụ thể nào để đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. Trước
thực trạng nêu trên, năm 1985, Ủy ban COSO được thành lập dưới sự bảo trợ của

năm tổ chức nghề nghiệp:


Hiệp hội Kế tốn viên cơng chứng Hoa Kỳ (AICPA);



Hiệp hội Kế toán Hoa Kỳ (AAA);



Hiệp hội Quản trị viên tài chính (FEI);



Hiệp hội Kế tốn viên quản trị (IMA);



Hiệp hội Kiểm toán viên nội bộ (IIA).

Ủy ban COSO (Treadway) thuộc Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về việc chống
gian lận trên BCTC, được thành lập với mục tiêu thống nhất các quan điểm liên
quan đến hệ thống KSNB như:
 Thống nhất định nghĩa: thuật ngữ “KSNB” chính thức được sử dụng
để
thay thế cho “KSNB về kế tốn”, khơng tiếp tục sử dụng thuật ngữ “Kiểm sốt kế


11

tốn” và “Kiểm sốt quản lý”.
 Cơng bố Báo cáo COSO (năm 1992) với tiêu đề “KSNB - Khuôn
khổ
hợp nhất”, trở thành tài liệu đầu tiên trên thế giới đưa ra Khuôn mẫu lý thuyết về
KSNB một cách đầy đủ và có hệ thống, nêu được năm bộ phận của KSNB bao gồm:
 Mơi trường kiểm sốt;
 Đánh giá rủi ro;
 Các hoạt động kiểm sốt;
 Thơng tin và truyền thông;
 Giám sát.
Báo cáo COSO 1992 cung cấp một tầm nhìn rộng và mang tính quản trị,
trong đó KSNB khơng chỉ còn là vấn đề liên quan đến BCTC mà được mở rộng ra
cho cả các phương diện hoạt động và tuân thủ.
1.1.4. Giai đoạn hiện nay
Báo cáo COSO 1992 tuy chưa thật sự hoàn chỉnh nhưng đã xây dựng được
cở sở lý thuyết rất cơ bản về KSNB. Trong thời kỳ hậu COSO (từ năm 1992 đến
nay), rất nhiều nghiên cứu phát triển về KSNB trong các lĩnh vực khác nhau đã ra
đời dựa trên nền tảng là Báo cáo COSO 1992. Cụ thể:


Phát triển theo hướng công nghệ thơng tin: năm 1996, Hiệp hội về kiểm

sốt và kiểm tốn hệ thống thơng tin (ISACA) ban hành “Các mục tiêu kiểm sốt
trong cơng nghệ thơng tin và các lĩnh vực liên quan” (CoBIT) nhằm nhấn mạnh
đến kiểm soát trong mơi trường tin học.


Phát triển về phía quản trị: Khn khổ hợp nhất về QTRR doanh nghiệp

(ERM – Enterprise Risk Management Framework – Intergrated Framework) được

ban hành vào năm 2004, là “Cánh tay nối dài” của Báo cáo COSO 1992, với mục
đích giúp các nhà quản lý ra quyết định tốt hơn trên cơ sở hiểu biết đầy đủ hơn về
các rủi ro có liên quan.
 Phát triển cho doanh nghiệp nhỏ: năm 2006, Ủy ban COSO nghiên
cứu


và ban hành hướng dẫn “KSNB đối với Báo cáo tài chính - Hướng dẫn cho các cơng
ty đại chúng quy mô nhỏ” (COSO Guidance 2006).


12


Phát triển theo hướng kiểm toán độc lập: Hệ thống chuẩn mực kiểm toán

quốc tế (ISA) sử dụng Báo cáo COSO 1992 khi yêu cầu xem xét hệ thống KSNB
trong kiểm toán BCTC.
 Phát triển theo hướng kiểm toán nội bộ: Hiệp hội kiểm tốn viên nội
bộ
sử dụng khn mẫu Báo cáo COSO 1992 làm nền tảng khi ban hành chuẩn mực.
 Phát triển theo hướng chuyên sâu vào những ngành nghề cụ thể:
năm
1998, Ủy ban Basel công bố Khuôn khổ KSNB trong ngân hàng – Báo cáo Basel,
vận dụng các lý luận cơ bản của Báo cáo COSO 1992vào lĩnh vực ngân hàng.


Hướng dẫn về giám sát hệ thống KSNB: năm 2009, COSO chính thức

cơng bố Hướng dẫn về giám sát hệ thống KSNB (COSO Guidance 2008) nhằm bổ

sung thêm và tập trung cho việc nâng cao hiệu quả giám sát đối với KSNB trong
doanh nghiệp.
 Hướng dẫn về thực hiện đánh giá rủi ro gian lận: Năm 2016, COSO
công
bố Hướng dẫn quản lý rủi ro gian lận, Hướng dẫn này đóng vai trò làm rõ nguyên
tắc thứ 8 của COSO 2013, nhằm hỗ trợ, phù hợp với COSO 2013 và có thể đóng vai
trò là hướng dẫn thực hiện đối với các tổ chức mong muốn thiết lập cách tiếp cận
toàn diện hơn để quản lý rủi ro gian lận.
1.2. Khái niệm về kiểm soát nội bộ.
1.1.2 Theo COSO 1992.
KSNB là một quá trình chịu sự chi phối của các nhà quản lý, HĐQT và các
nhân viên của một tổ chức, được thiết kế để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm
thực hiện các mục tiêu sau:


Sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động;



Sự tin cậy của BCTC;



Sự tuân thủ các luật lệ và quy định.

1.2.2. Theo COSO 2004.
Trên nền tảng Báo cáo COSO 1992, Báo cáo COSO 2004 kế thừa khái niệm


KSNB, mở rộng các tiêu chí như mục tiêu và các thành phần nhằm hướng đến

QTRR trong doanh nghiệp. COSO 2004nghiên cứu và xây dựng hệ thống tập trung


13
và đầy đủ hơn về QTRR, trong đó KSNB trở thành một phần không thể thiếu trong
hệ thống QTRR doanh nghiệp.
1.2.3. Theo COSO 2013.
COSO 2013 được công bố như một phiên bản mới nhằm thay thế COSO
1992. Ngoài định nghĩa, ba nhóm mục tiêu và năm thành phần của KSNB của
COSO 1992 được duy trì, COSO 2013 đã có những bước tiến quan trọng nhằm đáp
ứng cho yêu cầu của các đối tượng liên quan, như: sử dụng cách tiếp cận dựa trên
nguyên tắc (principle based) để xây dựng lý thuyết, hệ thống được mười bảy nguyên
tắc liên quan đến năm bộ phận của hệ thống KSNB, mở rộng mục tiêu báo cáo, đề
cập nhiều hơn về quản trị doanh nghiệp và ứng dụng công nghệ thông tin vào
KSNB.
1.2.4. Theo COSO 2016.
Báo cáo COSO 2016 kế thừa khái niệm về KSNB cùng với các tiêu chí như
mục tiêu và các thành phần nhằm hướng đến QTRR gian lận trong doanh nghiệp từ
Báo cáo COSO 2013. COSO 2016 được xây dựng trên cơ sở phát triền từ nguyên
tắc thứ tám của Báo cáo COSO 2013, nghiên cứu chuyên sâu về QTRR gian lận.
1.2.5. So sánh kiểm soát nội bộ theo COSO 1992, COSO 2004, COSO 2013 và
COSO 2016.
Báo cáo COSO 1992 là nền tảng của các Báo cáo COSO 2004, 2013 và
2016. Vì vậy, định nghĩa về KSNB trong COSO 1992 vẫn được các báo sử dụng
đồng thời phát triển thêm nhằm đáp ứng cho xu hướng phát triển qua các thời kì.
Những khác biệt cơ bản về KSNB của bốn Báo cáo trên bao gồm các nội dung sau:
Nội
dung
Các
yếu tố

cầu
thành

COSO 1992
1. Môi trường
nội bộ;
2. Đánh giá rủi
ro;
3. Hoạt động


14
Nội
dung

COSO 1992
kiểm sốt;
4.

thơng;
5. Giám sát.

Thành
phần
mơi
trường
kiểm
soát

Triết

quản
nhà

thành của mơi
trường
sốt.
Việc
mục

Thành
phần
thiết
lập
mục
tiêu

thực
trước
hệ
KSNB sẽ được
xây
doanh
đạt
tiêu đề ra.


Thành

Nhận



15
Nội
dung

COSO 1992

phần

những sự kiện

nhận

đe

dạng

việc

sự kiện

tiêu

tiềm

chức.

tàng

Ba nhóm mục

tiêu:
(1)
về hoạt động;
(2)
Nhóm

về BCTC;

mục

(3)

tiêu

về sự tuân thủ.

Nguyên
vận hành nằm
Nguyên

lẫn

tắc

cáo,

KSNB

được nêu
một

thể.



16
1.3. Các yếu tố cấu thành của hệ thống kiểm soát nội bộ theo COSO 2004.
QTRR gồm tám yếu tố cấu thành, được phát triển trên cơ sở các thành phần
của KSNB, bao gồm các nội dung sau:


Môi trường nội bộ;



Xác định các mục tiêu;



Nhận dạng biến cố;



Đánh giá rủi ro;



Đối phó với rủi ro;




Các hoạt động kiểm sốt;



Thơng tin và truyền thông;



Giám sát.

1.3.1 Môi trường nội bộ.
Môi trường nội bộchịu ảnh hưởng bởi văn hóa và lịch sử phát triển của doanh
nghiệp, tác động đến ý thức của các thành viên trong doanh nghiệp về rủi ro, đảm
bảo sự duy trì kỷ luật và cơ cấu tổ chức. Yếu tố môi trường nội bộ là cơ sở của tất cả
các yếu tố còn lại của QTRR, ảnh hưởng từ việc xây dựng chiến lược, xác định mục
tiêu, cách thức tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp, các hoạt động QTRR, đến
việc thiết kế, vận hành chức năng của các hoạt động như kiểm sốt, hệ thống thơng
tin và truyền thơng, giám sát. Mơi trường kiểm sốt gồm các nhân tố:


Triết lý QTRR: Là các giá trị, niềm tin và thái độ được chia sẻvề những

rủi ro liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp như: quan niệm về nguồn gốc, bản
chất của rủi ro; niềm tin về vai trò của năng lực QTRR; thái độ ứng xử rủi ro; các
quan điểm vềlĩnh vực cần QTRR, những thành tố QTRR được lựa chọn, cách thức
QTRR và sự khớp nối giữa QTRR với hoạch định chiến lược.
 Rủi ro có thể chấp nhậnđược: Khi đề cập đến nhân tố này cần làm rõ
các
khái niệm:



Tổng thể rủi ro: tất cả những rủi ro có thể ảnh hưởng (tích cực hoặc

tiêu cực) đến việc đạt mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp.


 Sức chịu đựng rủi ro: là những ranh giới của rủi ro phải gánh chịu
nếu


17
vượt ra mức đó thì doanh nghiệp sẽ khơng sẵn sàng mạo hiểm theo đuổi những mục
tiêu dài hạn của mình.


Mức độ rủi rocó thể chấp nhậnđược: Là tổng số tiền chịu rủi ro mà

một tổ chức muốn tìm kiếm hay sẵn lòng chấp nhận rủi rokhi theo đuổi những mục
tiêu dài hạn của mình.


HĐQT: Đây là một nhân tố quan trọng và ảnh hưởng đến những nhân tố

khác. HĐQT cần phải độc lập với ban điều hành, có kinh nghiệm, uy tín, tham gia
vào cơng tác điều hành hoặc chuyên môn ở mức độ hợp lý và xem xét kỹ lưỡng đối
với các hoạt động của doanh nghiệp. Một HĐQT hiệu quả cần đảm bảo rằng ban
điều hành duy trì việc QTRR có hiệu quả.


Giá trị đạo đức và liêm chính: đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến


hiệu quả của cơng tác QTRR. Tính liêm chính của đội ngũ quản trị, điều hành là
điều kiện tiên quyết cho các hành vi đạo đức trong doanh nghiệp. doanh nghiệp cần
phải xây dựng những chuẩn mực đạo đức để ngăn ngừa những rủi ro do các hành vi
thiếu đạo đức hoặc phạm pháp gây ra.
 Sự cam kết về năng lực: đảm bảo cho nhân viên có được những kỹ
năng
và kiến thức cần thiết nhằm đạt hiệu quả trong cơng việc.
 Văn hóa về rủi ro: là những giá trị, niềm tin, kiến thức và sự hiểu
biết về
rủi ro được chia sẻ trong nội bộ doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp, thái độ đối với
rủi ro tạo nên hành vi ứng xử về rủi ro, từ đó tạo thành văn hóa rủi ro và ngược lại,
văn hóa rủi ro cũng ảnh hưởng đến hai yếu tố trên.
 Cơ cấu tổ chức: là sự phân chia quyền hạn và trách nhiệm của các
bộ
phận cũng như thiết lập các tuyến báo cáo phù hợp, cung cấp khuôn khổ để hoạch
định, thực hiện, kiểm soát và giám sát các hoạt động của doanh nghiệp. Cơ cấu tổ
chức khác nhau u cầu mơ hình quản lý cũng khác nhau vì vậy cũng ảnh hưởng
đến việc QTRR của doanh nghiệp.


×