Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Tài liệu Giao tiếp trong quản lý docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.38 KB, 4 trang )

GIAO TIẾP TRONG QUẢN LÝ TRƯỜNG HỌC
Phạm Phúc Tuy
Khoa Sư phạm - Trường ĐH Thủ Dầu Một
Giao tiếp là quá trình tác động qua lại giữa con người với con người
nhằm mục tiêu trao đổi tư tưởng, tình cảm, vốn kinh nghiệm, kỹ năng và kỹ xảo
nghề nghiệp.
Giao tiếp có một số đặc trưng cơ bản: Đó là một quá trình trao đổi thông
tin, tư tưởng, tình cảm của những người tham gia giao tiếp;Trong quá trình
đó,con người ý thức được phương tiện, mục đích, nội dung cần đạt được khi
tiếp xúc với người khác;Giao tiếp giúp đôi bên hiểu nhau, đó là một quan hệ xã
hội có nội dung xã hội.
Giao tiếp có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân
cách.Nếu tách khỏi sự giao tiếp xã hội, con người không thể hình thành và phát
triển nhân cách được.Mặt khác, giao tiếp có chức năng định hướng hoạt
động,điều khiển, điều chỉnh hành vi của con người.
Trong giao tiếp, mỗi người vừa là chủ thể, vừa là đối tượng.Mỗi chủ thể
giao tiếp là một thực thể tâm lý-xã hội, là một nhân cách với những thuộc tính
tâm lý, trí tuệ, tình cảm … khác nhau và đều có vai trò vị trí nào đó trong xã hội.
Giao tiếp tích cực có tác dụng tạo sự tương giao tốt đẹp,tác động tốt đến
tư tưởng, tình cảm của con người.Ngược lại, giao tiếp tiêu cực tạo cho con
người sự đau khổ, căng thẳng, xa sút bản chất người ở những mức độ khác
nhau.Theo các nhà tâm lý học, dựa vào đặc điểm giao tiếp của một người chúng
ta có thể biết được tính cách của người đó.
Giao tiếp quản lý là sự tương tác giữa các chủ thể quản lý và đối tượng
quản lý.
Giao tiếp trong quản lý và giáo dục cần chú ý một số nguyên tắc:
+ Phải tôn trọng nhân cách người giao tiếp. Khi tiếp xúc với người khác,
cần có sự thiện cảm,nhìn nhận cái tốt là cơ bản. Ở mỗi người đều có lòng tự
trọng,nhân cách, nhu cầu được tôn trọng cho nên không được xúc phạm đến
nhân cách của họ. Sự sai lầm ở đời thường là xuất phát từ sự xem thường
người khác.


+ Phải tự tin và tin tưởng vào đối tựợng giao tiếp.Trong giao tiếp phải tự
tin, làm chủ được mình.Đó là một điều kiện để thành công trong giao tiếp. Phải
biết tự khẳng định, tự tin vào chính mình và tin vào khả năng của người khác.
Niềm tin chính là động lực tạo ra sự chân thành, hợp tác, khuyến khích sự tự tin
và ý chi vươn lên đối với mỗi người.
TS. Randy Pausch trường ĐH Carneigie Mellon đã cho rằng:” Hãy tìm
ra điều tốt nhất trong mỗi con người.Không ai hoàn toàn xấu xa.Mỗi người đều
có mặt tốt, hãy chờ đợi, nó sẽ xuất hiện”
+ Vô tư, không vụ lợi.Phải thật thà vì mục đích giáo dục. Không thành
kiến, định kiến; không vì lợi ích cá nhân mà làm lệch mục tiêu chung.
+ Nhạy bén, đồng cảm trong giao tiếp. Phát hiện kịp thời những chuyển
biến tâm lý của đối tượng giao tiếp để có tác động, điều chỉnh phù hợp. Biết đặt
1
địa vị của mình vào địa vị của người giao tiếp để có sự cảm thông, đồng cảm.
Hiểu được những nguyên nhân sâu kín dẫn đến suy nghĩ và hành động của đối
tượng.
Sự khéo léo ứng xử của nhà quản lý trong giao tiếp là điều cần thiết để
xây dựng các mối quan hệ quản lý tốt đẹp.Điều đó có ý nghĩa rất lớn trong việc
tạo dựng môi trường sư phạm lành mạnh có tác động tích cực tới việc hoàn
thành sứ mệnh giáo dục của nhà trường.Để tạo được mối quan hệ quản lý tốt
đẹp đòi hỏi cả từ phía nhà quản lý và từ phía đối tượng quản lý.
Về phía nhà quản lý cần thực hiện một số nguyên tắc ứng xử được đánh
giá là có ích trong việc xây dựng mối quan hệ quản lý tốt đẹp:
+ Hãy niềm nở và lịch thiệp
+ Hãy tươi cười với mọi người
+ Hãy cố gắng duy trì tinh thần phấn khởi của mình và của những người
xung quanh
+ Hãy chào hỏi đồng nghiệp khi đến nơi làm việc, có cách xưng hô phù
hợp để duy trì quan hệ công tác bình thường và kỷ luật lao động tốt.
+ Hãy biểu hiện lòng chân thành với mọi người.Hãy đến với nhân viên

bằng tấm lòng, chú trọng tính văn hóa, nhân văn trong quản lý
+ Nhà quản lý cần quan tâm đến đời sống, sức khỏe của bản thân và gia
đình nhân viên
+ Hãy biết hài hước đúng lúc
+ Hãy lắng nghe ý kiến của mọi người. Việc lắng nghe ý kiến của cấp
dưới có nhiều tác dụng.Nhờ đó, nhà quản lý biết được tình hình hoạt động của
đơn vị; Biết được tâm tư, nguyện vọng của quần chúng để kịp thời điều chỉnh
hoạt động quản lý; Biết được mức độ chính xác và hợp lý của những quyết
định.Từ đó nhà quản lý có thể khai thác, phát huy sức mạnh trí tuệ của tập thể,
khuyến khích tính tích cực sáng tạo của cấp dưới.
+ Biết giao nhiệm vụ cho cấp dưới một cách lịch thiệp
+ Hãy chú ý đến công việc của cấp dưới. Cần thấy được thành tích của
từng người trong công tác và khen ngợi họ. Điều được khen phải đúng là điều
người đó đã làm.Nên đa dạng hóa phần thưởng: bằng tiền, hiện vật, kỳ nghỉ, đề
bạt bổ nhiệm…tùy theo điều kiện của cơ quan, đơn vị.
+ Đừng bao giờ quên lời hứa
+ Hãy nghiêm túc và đòi hỏi sự cố gắng của cấp dưới.Nếu không có sự
đòi hỏi và cũng không có yêu cầu cao đặt ra với những người dưới quyền thì họ
dễ chán nản, không thích làm việc.
+ Hãy biết phê bình và tự phê bình.Khi phê bình nhắc nhở ai cần tế nhị,
điều chủ yếu là để cho họ có cảm xúc ân hận và có ý thức khắc phục khuyết
điểm. Một số điều cần chú ý trong việc phê bình người khác:
- Cần nói ưu điểm của họ trước, sau đó mới nêu khuyết điểm.
- Không phê bình người cấp dưới khi có mặt người thứ ba
- Chỉ cảnh cáo phê bình trước tập thể sau khi góp ý nhiều lần mà người
đó vẫn không tiến bộ.
- Khi nhân viên mắc lỗi đến mức bị thi hành kỷ luật thì nhà quản lý cần
tìm hiểu nguyên nhân khách quan và chủ quan, xem xét quá trình công tác, xem
xét lỗi lầm đó là hiện tượng hay bản chất. Cần thận trọng khi quyết định hình
2

thức kỷ luật đối với một người bởi vì điều đó sẽ có ảnh hưởng lớn đến đời sống
tinh thần, danh dự của họ.
+ Hãy tin tưởng vào nhân viên, giáo viên. Sử dụng con người trước tiên
phải tin tưởng, tôn trọng và trao quyền đầy đủ cho họ
+ Đối xử với mọi người một cách công bằng
+ Sử dụng người đúng năng lực,trình độ chuyên môn của họ
+ Hết sức quan tâm tới việc đào tạo, bồi dưỡng người tài, tạo điều kiện
cho cấp dưới được học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Tạo điều
kiện cho họ hòan thành tốt nhiệm vụ cũng chính là hòan thành tốt vai trò, chức
trách của nhà quản lý.
Về phía những người cấp dưới, khi giao tiếp với cấp trên cũng cần lưu
ý một số điểm sau đây:
+ Hãy tuân thủ trật tự trong hệ thống quản lý, tôn trọng người lãnh đạo.
+ Không được vượt cấp trong hệ thống quản lý.
+ Giữ những quan hệ tốt đẹp với mọi người, thủ trưởng cũng như đồng
nghiệp của mình.
+ Hãy làm tốt công tác của mình.Tinh thông trong công việc của mình
nhưng đừng tỏ ra kiêu ngạo.Trong công việc cần chăm chỉ, thực thà.Cần có
năng lực phối hợp với các đồng nghiệp khác để hoàn thành nhiệm vụ.Cần phản
hồi thường xuyên với lãnh đạo về việc thực hiện công việc của mình bằng cách
thực hiện nghiêm chế độ báo cáo thỉnh thị theo yêu cầu của thủ trưởng.
+ Tích cực tham gia vào việc xây dựng các kế hoạch hoạt động của nhà
trường.Thẳng thắn trình bày những ý kiến cá nhân đóng góp cho công việc
chung.Sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ trong phạm vi khả năng và chức
trách của mình.
+ Tiếp nhận những lời phê bình của cấp trên một cách vô tư, cầu thị
+ Qúy trọng thời gian của người quản lý, khi báo cáo công việc nên trình
bày ngắn gọn, rõ ràng, cụ thể.
+ Hãy cư xử khéo léo, không nói xấu hoặc chê bai họ sau lưng
+ Hãy học hỏi những phong cách và những kinh nghiệm tốt của người

lãnh đạo
Tóm lại, các mối quan hệ cá nhân lành mạnh tạo có tác dụng nên mối
quan hệ lành mạnh trong tập thể. Các mối quan hệ cá nhân được xây dựng dựa
trên sự hiểu biết, sự thông cảm lẫn nhau và dựa trên những mục tiêu chung của
tập thể.Thiết nghĩ đây cũng chính là một phần quan trọng trong việc thực hiện
cuộc vận động “ Dân chủ-Kỷ cương-Tình thương-Trách nhiệm”. Có thể nói để
xây dựng được các mối quan hệ cá nhân tốt đẹp giữa Hiệu trưởng với các giáo
viên, nhân viên và giữa các cán bộ giáo viên với nhau cần phải dựa trên những
nguyên tắc cơ bản: cởi mở,tôn trọng, chân thành, tin tưởng nhau, đối xử công
bằng, biết đánh giá, biết sử dụng đúng người đúng việc, biết động viên khuyến
khích và khen ngợi người khác đúng lúc và kịp thời.
Tuy nhiên cũng cần phải nhận thức được là việc có được các mối quan
hệ cá nhân tốt vẫn chưa đủ để tạo ra bầu không khí làm việc tích cực trong nhà
trường. Để có được bầu không khí sư phạm lành mạnh,người Hiệu trưởng còn
phải xây dựng được các mối quan hệ giữa các tổ chức trong nhà trường, giữa
các tổ chức với các cá nhân một cách lành mạnh.
3

4

×