Tải bản đầy đủ (.pptx) (44 trang)

Bài giảng khám hệ tiết niệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.15 MB, 44 trang )

KHÁM HỆ TIẾT NIỆU



1. Đường tiết niệu trên
2. Đường tiết niệu dưới
3. cơ quan sinh dục ngoài



Một số yếu tố cần thiết khi khám hệ thống thận tiết niệu 
− Hỏi bệnh sử và các triệu chứng cơ năng: bệnh sử có vai trị rất
quan trọng trong chẩn đốn, nhiều khi nhờ bệnh sử người khám
có các dữ kiện cần cho phát hiện bệnh. Cần nhấn mạnh các điểm
sau: 
− Yếu tố gia đình: có những bệnh lý có tính chất gia đình như thận
đa nang, sỏi niệu nhất là sỏi Cystin, Xanthin, các dị tật bẩm sinh
như tinh hoàn ẩn, bất thường lỗ tiểu.
− Yếu tố tiền sử: có những bệnh hiện tại là dạng tái phát của một
bệnh trước đó như sỏi thận, lao thận, tinh hoàn teo do quai bị. 
− Yếu tố nghề nghiệp: một số bệnh lý có liên quan với nghề
nghiệp như u độc bàng quang ở những người tiếp xúc với hóa
chất độc. 


CÁCH KHAI THÁC CƠN ĐAU
1. Thời điểm– hoàn cảnh xuất hiện đau
2. Thời gian đau
3. Vị trí đau
4. Tính chất đau
5. Cường độ đau


6. Hướng lan
7. Tư thế ( tư thế đau nhiều, tư thế giảm đau).
8. Liên quan và diễn biến (bao gồm cả triệu chứng liên quan
và dùng thuốc )
9.Tiền sử


VỊ TRÍ ĐAU








Triệu chứng cơ năng
Cơn đau quặn thận
Cơn đau xuất phát thường ở vùng thắt lưng, vùng sườn lưng,
khởi phát đột ngột từng cơn, xuất hiện sau khi bệnh nhân lao động
nặng. Mức độ có thể đau dữ dội vã mồ hơi, co chân gập người, đau
lan xuống hố chậu ra bộ phận sinh dục goài. 
Triệu chứng kèm theo: buồn tiểu, tiểu nhiều lần, nôn hay buồn
nôn, bụng trướng không trung tiện được. 
Cơn đau có thể kéo dài hàng giờ, cơn đau dịu đi khi bệnh nhân
nằm nghỉ ngơi, dùng thuốc giảm đau. Cơn đau cũng thường tái diễn.
 


Cơn đau quặn thận cần chẩn đoán phân biệt với: 

+ Cơn đau quặn gan. 
+ Viêm ruột thừa ở bên phải. 
+ Thai ngoài tử cung. 
+ Thủng tạng rỗng, tắc ruột. 
+ Viêm tụy cấp. 
Cơn đau quặn thận khơng điển hình cần chẩn đoán
phân biệt với:
+ Đau cột sống,
+ Viêm đại tràng,
+ Viêm phần phụ. 


1.2. Triệu chứng rối loạn tiểu tiện
- Tiểu buốt (tiểu đau)
+ Tiểu buốt cuối bãi: Đau buốt ngược từ niệu đạo trở lên bàng quang.
Nguyên nhân khi gần hết nước tiểu bàng quang co bóp mạnh. Sỏi cọ sát các tận
cùng thần kinh niêm mạc bàng quang.
+ Tiểu buốt toàn bãi: trong tồn bộ bãi tiểu bệnh nhân có cảm giác đau tại
niệu đạo do sỏi nằm tại niệu đạo.
Cơn đau càng tăng lên gần cuối thì đi đái hoặc chuyển động mạnh, bệnh
nhân phải bóp chặt dương vật cho đở đau. Đó là dấu hiệu bàn tay khai để chẩn
đoán sỏi bàng quang ở trẻ em.
- Tiểu tắc giữa dòng
Tiểu tắc giữa dòng là hiện tượng khi đang tiểu tự nhiên dòng nước
tiểu dừng lại, đồng thời cảm giác đau buốt từ trong bàng quang lan ra đến
đầu dương vật, đó là dấu hiệu cổ bàng quang bị kích thích do sự cọ sát, khi bệnh
nhân nằm nghĩ một lát có thể đi tiểu trở lại. Đây là triệu chứng điển hình khi bị
sỏi nhỏ trong bàng quang.



* Hội chứng kích thích bàng quang.
+ Tiểu gấp: Buồn tiểu nhưng không nhịn quá vài phút hoặc nhịn
tiểu rất khó vì BQ ức chế kém gọi là tiểu gấp và phải nhanh chóng đào
thải nước tiểu ra bên ngồi.
+ Tiểu nhiều lần: Tiểu nhiều lần là hiện tượng bệnh nhân đi tiểu
liên tục (thời gian giữa 2 lần đi tiểu < 2 giờ), khi số lần đi tiểu quá 8
lần/24h, nhưng mỗi lần đi được ít nước tiểu (dưới 150ml) trong điều
kiện bình thường
+ Tiểu đêm: Bệnh nhân phải thức dậy hơn một lần (hay ≥ 2 lần)
hay nhiều lần để tiểu.
+ Són tiểu khơng kiểm sốt: Là hiện tượng nước tiểu tự chảy qua
miệng sáo ra ngồi khơng theo ý muốn. Són tiểu khơng kiểm sốt
trong những trường hợp do bàng quang bị căng giãn quá mức.


* Hội chứng tắc nghẽn (T/c tống xuất).
+ Tiểu khó: Tiểu khó là hiện tượng khó đẩy nước tiểu trong bàng
quang ra ngoài, biểu hiện là bệnh nhân phải rặn lâu mới ra được giọt
nước tiểu đầu tiên, mỗi bãi tiểukéo dài 5-10 phút hoặc hơn. Bệnh nhân
phải rặn, huy động thêm các cơ thành bụng làm tàng áp lực ồ bụng hỗ
trợ cho sức co bóp của bàng quang.
+ Ngồi ra, tiểu khó cịn biêu hiện:
Tia tiểu yếu, nhỏ. nhiều khi không thành tia mà nước tiểu thành
từng giọt nhỏ ngay dưới mũi chân.
Bệnh nhân có cảm giác muốn đi tiểu nhưng không đi tiểu ngay
được, phải đợi. thời gian tiểu kéo dài, tiểu khơng hết bãi (sót nước
tiểu).
Tiểu không hết: Người bệnh tiểu rất lâu nhưng tiểu không hết được
nước tiểu, tiểu xong khơng có cảm giác thoải mái, vẫn cịn cảm giác
buồn tiểu.

+ Bí tiểu: Là tình trạng bệnh nhân có bàng quang càng đầy nước
tiểu (có cầu bàng quang), người bệnh mót đi tiểu dữ dội liên tục ngày
một tăng, nhưng không thể tiểu được dù trong điều kiện xung quanh
bình thường. Bí tiểu có thể xảy ra đột ngột cấp tính (bí tiểu cấp tính), bí
tiểu cũng có thể xuất hiện từ từ (bí tiểu mạn tính) sau một thời gian
khó đái.


1.3. Thay đổi thành phần nước tiểu
- Đái máu
Đặc điểm đái máu trong bệnh sỏi tiết niệu: bình thường đái máu vi thể (mắt
thường không thấy màu đỏ) nhưng sau vận động xuất hiện đái máu đại thể, màu
nước tiểu hồng nhạt như nước rửa thịt.
Nghiệm pháp 3 cốc có thể nhận định được vị trí các thương tổn. 
+ Ba cốc đỏ như nhau: tiểu ra máu toàn bãi, thương tổn ở niệu
quản, thận.
+ Cốc thứ nhất đỏ: tiểu ra máu đầu bãi, thương tổn ở niệu đạo,
bàng quang.
+ Cốc thứ ba đỏ: tiểu ra máu cuối bãi, tổn thương ở bàng quang 
- Đái mủ
Khi số lượng bạch cầu niệu tăng > 5 hạt/vi trường nhất là khi thấy nhiều
bạch cầu hóa giáng: đái ra mủ. Để nước tiểu lắng cặn ta thấy nước tiểu thành 3
lớp: lớp đáy đục rõ là xác bạch cầu, lớp giữa lò lờ, lớp trên trong là nước tiểu.
- Đái ra sỏi: đây là triệu chứng ít gặp, nhưng rất có giá trị chẩn
đốn.




THẦY THUỐC

Ở giảng đường:

Bệnh

Triệu

Triệu chứng

Bệnh

chứng
Ở bệnh viện

Thầy thuốc cần phải
Khai thác phải đầy đủ, khơng bỏ sót triệu
chứng
Muốn vậy phải thăm khám tỉ mỉ
Nhận định, đánh giá phải chính xác
Muốn vậy phải hết sức khách quan,
trung thực


2.3. Triệu chứng thực thể
 
Khám hệ tiết niệu: nguyên tắc khám toàn diện, khám cả hệ tiết
niệu và sinh dục.
Tư thế bệnh nhân: bệnh nhân nằm ngửa đùi hơi thấp.
Nhìn nhịp thở bụng, hình dạng bụng, hố chậu, dưới rốn, so
sánh cả hai bên, nhận xét sự thay đổi. 
Sờ nắn là chủ yếu, đánh giá thành bụng, phát hiện điểm đau,

phát hiện khối u vùng thắt lưng với các tính chất: kích thước,
hình dáng, mật độ, bề mặt, bờ, di động theo nhịp thở và các bộ
phận xung quanh. 



Cách khám thận
Bệnh nhân nằm ngửa, đầu hơi cao, chân co lại.
Nhìn
· Tìm các đường mổ cũ vùng hơng lưng (do phẫu thuật lấy sỏi, bướu
thận)
· Hố thắt lưng đầy, phù nề hoặc sưng tấy: gặp trong viêm tấy quanh
thận, chấn thương thận, viêm tấy quanh thận, áp xe thận.
· Có khối u vùng mạn sườn khơng, một bên hay hai bên (gặp trong thận
đa nang, bướu thận, khối máu tụ).
· Da nổi nhiều tĩnh mạch phụ và đỏ ửng gặp trong khối u thận.


×